1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

định hướng chung về phương pháp giáo dục trong chương trình môn mĩ thuật phát huy tính tích cực tự giác chủ động sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào 2

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐHĐNKHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Trang 3

Câu hỏi 1: Định hướng chung về phương pháp giáo dục trong Chương trình

môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học được thể hiện như thế nào?

*Định hướng chung:

Phương pháp giáo dục trong Chương trình môn Mĩ thuật phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, trong đó nhấn mạnh những yêu cầu sau:

a) Tích hợp, lồng ghép nội dung lí thuyết trong thực hành, thảo luận; kết hợp liên hệ kiến thức, kĩ năng của môn Mĩ thuật với kiến thức, kĩ năng của các môn học, hoạt động giáo dục khác một cách phù hợp, thiết thực.

b) Chú trọng dạy học trải nghiệm; vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học và các hình thức tổ chức, không gian hoạt động học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm, kích thích trí tưởng tượng, tư duy hình ảnh thẩm mĩ của học sinh, tạo cơ hội để học sinh được vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực hành, thể nghiệm ý tưởng sáng tạo và đưa các sản phẩm sáng tạo vào đời sống.

c) Khai thác, sử dụng hợp lí thiết bị dạy học, mạng Internet; tận dụng các chất liệu, vật liệu sẵn có ở địa phương.

Câu hỏi 2: Trình bày về cách tiến hành, ưu điểm và hạn chế của các kĩ thuật

dạy học sau đây: kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật sơ đồ tư duy Mỗi kỹ thuật dạy học hãy cho ví dụ minh họa cụ thể trong việc tổ chức một hoạt động dạy học của một chủ đề/ bài học trong môn Mĩ thuật.

*Kĩ thuật khăn trải bàn- Cách tiến hành:

+ Mỗi HS ngồi vào vị trí như hình vẽ minh hoạ

+ Mỗi HS chủ động ghi ý kiến của mình vào ô ý kiến cá nhân Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.

+ Nhóm chia sẻ và thảo luận các câu trả lời của thành viên trong nhóm.

+ Nhóm thảo luận và ghi ý kiến chung của cả nhóm vào ô ghi ý chung cả nhóm.

- Ưu điểm:

Trang 4

+ Dễ sử dụng, không tốn kém

+ Thể hiện được quan điểm/chiến lược học hợp tác và học phân hoá, cụ thể là: HS đạt được mục tiêu học tập cá nhân cũng như làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung của nhóm; Sự phối hợp theo nhóm nhỏ giúp tạo cơ hội nhiều hơn cho học tập có sự phân hóa; Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp, học cách chia sẻ kinh nghiệm và tôn

* Màu sắc trong thiên nhiên

- GV cho HS quan sát tranh trong SGK/14.

- GV nêu câu hỏi:

+ Em nhận biết được màu sắc nào trong từng bức tranh trên?

+ Em hãy kể tên những màu sắc trong thiên nhiên mà em biết?

- GV hướng dẫn thực hiện bài làm - GV cho HS thảo luận nhóm 4 và điền ý kiến cá nhân vào phiếu học tập được bố trí như khăn trải bàn trong 3P Sau khi đã làm việc cá nhân xong, các nhóm thảo luận, trao đổi và ghi ra ý kiến chung của nhóm vào ô ý kiến chung của cả nhóm (3P).

- GV mời các nhóm trình bày kết quả - GV nhận xét, kết luận:

+ Ảnh 1 “Quần đảo Nam Du”: màu xanh da trời, màu xanh lá cây, màu xám, màu xanh dương, màu nâu, màu trắng.

+ Ảnh 2 “Cá vàng”: màu cam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu đen + Ảnh 3 “Hoa cúc lá nhám”: màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu vàng, màu xanh lá cây, màu trắng.

- HS quan sát tranh và ghi câu trả lời

Trang 5

* Kĩ thuật phòng tranh- Cách tiến hành:

+ GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm Mỗi thành viên (hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh

+ GV tổ chức hoạt động nhóm qua 2 vòng:

Vòng 1: Thành lập các nhóm chuyên gia Mỗi nhóm chuyên gia thực hiện một nhiệm vụ học tập (Có thể cùng 1 chủ đề nhưng định hướng những sản phẩm khác nhau như thiết kế nhiệm vụ học tập bằng tranh vẽ, làm mô hình, nặn đất….; hoặc nhiều nhiệm vụ học tập riêng lẻ - là bộ phận của 1 chủ đề học tập).

Vòng 2: Thành lập nhóm ghép đi xem tranh sao cho mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm mỗi thành viên đến từ các nhóm chuyên gia.

+ GV tổ chức cho các nhóm ghép sẽ đi xem “triển lãm tranh” Đến “bức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó sẽ thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh.

+ GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập, thảo luận chung và đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức.

- Ưu điểm:

+ Giúp học sinh học hỏi lẫn nhau và ghi nhớ sâu kiến thức bài học.

+ Giúp học sinh năng động, sáng tạo, tránh những giờ học nhàm chán, hiệu quả thấp.

+ Tạo kĩ năng quan sát, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, phân tích + Tạo hứng thú trong học tập.

- Nhược điểm:

+ Khi các nhóm di chuyển xem triển lãm thì dễ gây lộn xộn, mất trật tự + Cần có đủ không gian để học sinh di chuyển xem triển lãm

+ Tốn thời gian.

+ Không phải bài học nào cũng có thể áp dụng được.

- Ví dụ minh họa: Chủ đề 6 – Biết ơn thầy cô – SGK/ 34 – Sách kết nối tri thức

Trang 6

- GV cho HS quan sát bức tranh 1, 2, 3 trong SGK/34, thảo luận nhóm 4 và trả lời các câu hỏi sau vào giấy A4 trong vòng 5P.

+ Hãy kể về những việc làm của thầy cô ở trường.

+ Em sẽ chọn hình ảnh nào về thầy cô để tạo sản phẩm mĩ thuật của mình?

- GV cho các nhóm dán kết quả bài làm của mình trên tường và sắp xếp như triển lãm tranh.

- GV tổ chức cho các nhóm đi xem “triển lãm tranh” Đến “bức tranh” của nhóm nào thì nhóm đó sẽ thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt di chuyển cho đến hết tranh

- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả học tập, thảo luận chung và đánh giá, nhận xét, chính xác hóa kiến thức - GV mời các nhóm nhận xét - GV nhận xét, tuyên dương.

- HS quan sát tranh 1, 2, 3, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- HS thực hiện

- HS xem triển lãm tranh.

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Các nhóm nhận xét - HS lắng nghe

* Kĩ thuật sơ đồ tư duy

+ Xác định chủ đề chính: Chủ đề cần tìm hiểu.

+ Từ chủ đề vẽ các nhánh chính Trên mỗi nhánh chính phản ánh nội dung lớn của chủ đề Chỉ sử dụng các thuật ngữ quan trọng để viết trên các nhánh.

+ Từ mỗi nhánh chính vẽ thêm các nhánh phụ để viết thêm nội dung thuộc nhánh chính đó.

+ Tiếp tục như vậy ở các tầng tiếp theo.

+ Hoàn thiện sơ đồ tư duy Tạo ra “bức tranh tổng thể” mô tả về chủ đề lớn một cách đầy đủ rõ ràng.

- Ưu điểm:

+ Phát triển tính thẩm mĩ cho HS.

+ Phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp + Học sinh dễ hiểu bài, nhớ lâu.

+ Dễ dàng hệ thống được các kiến thức.

Trang 7

+ Hình thành kĩ năng trình bày quan sát, phát triển tính chủ động và sáng tạo cho HS.

- Nhược điểm:

+ Mất nhiều thời gian để tìm ra những ý chính, ý phụ để trình bày + Trong quá trình vẽ sơ đồ phải vận dụng nhiều hình vẽ, kí hiệu.

+ Vì sơ đồ là do bản thân người học tự thiết kế nên sẽ dễ dàng hiểu, còn đối với những người không trực tiếp làm sơ đồ thì rất khó hiểu được những từ khóa, kí hiệu.

- Ví dụ minh họa: Chủ đề 3: Màu sắc em yêu – SGK/ 15 – Sách kết nối tri thức

với cuộc sống

*Cách tiến hành

- GV cho HS xác định chủ đề chính trong bài Màu sắc em yêu.

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, hướng dẫn HS dựa vào SGK/ 14, 15, 16 để tạo lập sơ đồ về màu sắc em yêu: phát triển ý tưởng tự do, từ một chủ đề lớn “màu sắc em yêu”, tìm ra các chủ đề nhỏ liên quan và từ mỗi chủ đề nhỏ tìm ra những nội dung nhỏ hơn.

- GV cho HS thực hiên tạo lập sơ đồ - GV mời các nhóm trình bày sơ đồ.

- HS lắng nghe, sửa chữa bài.

Câu hỏi 3: Anh chị hãy tích hợp nội dung tranh đồ họa (tranh in) để thiết kế

một kế hoạch bài dạy cho chủ đề “Phong cảnh thiên nhiên” (2 tiết), phù hợp cho học

sinh lớp 5, theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực Tham khảo công văn 2345/ BGDĐT -GDTH của bộ GD & ĐT ban hành ngày 07 tháng 06 năm 2020 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục trường Tiểu học; Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Trang 8

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học: Mĩ thuật

Tên bài học: Chủ đề: Phong cảnh thiên nhiên ; Số tiết: 2 Thời gian thực hiện: ngày tháng năm

Người thực hiện: Nguyễn Lê Vy

I YÊU CẦU CẦN ĐẠT1 Năng lực

1.1 Năng lực chung

- Thực hiện nội dung bài học, lắng nghe, chú ý theo dõi bài

- Biết giúp đỡ, trao đổi với bạn bè trong các hoạt động học; trao đổi các hoạt động học và theo sự hướng dẫn của GV.

- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế Chủ động hoàn thành, sáng tạo và linh hoạt trong các sản phẩm tạo ra.

1.2 Năng lực mỹ thuật

- Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ

+ Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên đất nước ta qua các tranh, ảnh + Biết cách sử dụng hình vẽ, màu sắc để thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề + Biết trang trí các vật dụng, hoạt động liên quan đến chủ đề với nhiều hình

Trang 9

+ Mô tả được thiên nhiên trong tranh ảnh; trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ thuật.

2 Phẩm chất

- Chăm chỉ: HS chú ý nghe giảng, xung phong phát biểu bài Hoàn thành các hoạt động học: vẽ tranh, tô màu,

- Trách nhiệm: HS biết giữ vệ sinh chung khi thực hành vẽ tranh.

II CHUẨN BỊ1 Giáo viên

- SGK Mĩ thuật, SGV, video nhạc “Quê tôi”, tranh ảnh thiên nhiên, bút màu, slide tranh, ảnh, giới thiệu tác giả

2 Học sinh

- SGK mĩ thuật - Vở bài tập mĩ thuật.

- Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- GV tổ chức cho HS nghe bài hát: “Quê tôi” trên slide và cho HS trả lời các câu hỏi: + Bài hát này hát về những gì?

+ Trong video bài các có những bức tranh gì?

- HS lắng nghe, quan sát và trả lời

- HS lắng nghe, quan sát.

Trang 10

- GV nhận xét, giới thiệu chủ đề, dẫn dắt vào bài học.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (19P)* Mục tiêu:

- Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp quê hương đất nước ta qua các tranh, ảnh.- Biết cách sử dụng hình vẽ, màu sắc để thể hiện sản phẩm mĩ thuật về chủ đề.

- Biết trang trí các vật dụng, hoạt động liên quan đến chủ đề với nhiều hình thức khác nhau.

* PPDH: phương pháp trực quan, thảo luận nhóm.* Cách tiến hành

* Phong cảnh thiên nhiên trong cuộc sống.

- GV cho HS quan sát hình ảnh trên bảng, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời các câu hỏi gợi ý để nhận ra các màu sắc có trong thiên nhiên trong vòng 5p.

+ Màu sắc nào nổi bật trong mỗi bức ảnh hiện theo yêu cầu của GV.

Dự kiến câu trả lời của HS:

+ Ảnh 1 “Biển vàng”: màu vàng, màu trắng, màu đen, màu xanh dương.

+ Ảnh 2 “Ruộng bậc thang”: màu vàng, màu xanh lá cây.

+ Ảnh 3 “Đầm sen”: màu hồng, màu xanh lá cây, màu trắng.

Trang 11

Tranh 3: Đầm sen

- GV mời 3-4 HS trả lời câu hỏi.

- GV mời các bạn còn lại nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, tuyên dương HS.

* Phong cảnh thiên nhiên trong tranh.

- GV cho quan sát tranh trang trên bảng, yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi gợi ý trong vòng 5p.

+ Bức tranh thể hiện cảnh gì?

+ Có những hình ảnh gì trong bức tranh? Tranh 1: Làng quê

Tranh 2: Sông nước miền quê

- 3-4 HS trả lời câu hỏi - HS nhận xét, bổ sung - HS lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe, thảo luận nhóm đôi và thực hiện yêu cầu của GV.

Dự kiến câu trả lời của HS:

+ Tranh 1: Cảnh làng quê Có hình ảnh cây cổ thụ lớn, nhà, dòng sông, trâu, người đang đánh cá.

+ Tranh 2: Cảnh sông nước Có ngôi nhà, cây dừa, cây chuối, đồng cỏ, hồ nước.

+ Hình 3: Cảnh núi non hùng vĩ Cónúi, mây, rừng cây, bầu trời.

Trang 12

Tranh 3: Núi non hùng vĩ

- GV mời 3 nhóm trình bày kết quả nhóm

- GV cho HS quan sát tranh trên bảng và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau (7P).

1 Trong tranh sử dụng chất liệu gì để thể hiện sản phẩm?

2 Những hình ảnh nào được sắp xếp ở phía trước, hình ảnh nào được đặt ở phía sau?3 Bạn đã sử dụng màu sắc gì để thể hiện sảnphẩm của mình?

4 Em sẽ chọn hình ảnh nào để thể hiện sản phẩm của mình.

Tranh 1: Tranh đất nặn cảnh biển.

Tranh 2: Tranh đất nặn vườn hoa.

- 3 nhóm trình bày kết quả - Các nhóm còn lại nhận xét - HS lắng nghe

- HS quan sát, thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

Dự kiến câu trả lời của HS:

1 Tranh 1, 2: đất nặn; tranh 3: màu sáp; tranh 4: giấy màu.

2

+ Tranh 1: Hình ảnh cây dừa bãi cát được sắp xếp trước; biển, mặt trời chim, bầu trời sắp xếp sau.

+ Tranh 2: Hình ảnh bông hoa, bãi cỏ, con đường được sắp xếp trước; cây, bầu trời, cầu vồng sắp xếp sau + Tranh 3: Hình ảnh cây phượng, cỏ được sắp xếp trước; sông, nhà, cây chuối được sắp xếp sau.

3 Bạn đã sử dụng màu cam, đỏ xanh dương, đen, tím cho tranh 1; màu xanh lá cây, xanh dương, hồng, đỏ, cam, vàng cho tranh 2; màu hồng, vàng, cam, xanh dương, trắng, xanh lá cây, nâu cho tranh 3; màu vàng, đỏ, trắng, đen, xanh dương, xanh lá cây, nâu cho tranh 4.

Trang 13

Tranh 3: Tranh màu sáp cảnh làng quê.

Tranh 4: Tranh xé dán thiên nhiên

- Nêu được ý tưởng thể hiện phong cảnh thiên nhiên ở mức độ đơn giản.

*PPDH: PP thảo luận nhóm*Cách tiến hành

*Nêu ý tưởng đặt tên cho sản phẩm mĩ thuật của mình và trao đổi nhóm đôi theo một số câu hỏi gợi ý sau.

Trang 14

- GV củng cố nội dung tiết 1.

- GV nhận xét giờ học, hướng dẫn HS chuẩn

- Tạo được sản phẩm mĩ thuật về các cảnh vật thiên nhiên mà em thích - Chia sẻ được cảm nhận về đối tượng mĩ thuật ở mức độ đơn giản.

- Mô tả được thiên nhiên trong tranh ảnh; trong cuộc sống và trong sản phẩm mĩ

- Dựa vào ý tưởng sản phẩm mĩ thuật HS đã nêu ra ở tiết trước GV hướng dẫn và cho HS thực hành tạo sản phẩm trong vòng 20 phút - Sau khi hoàn thành sản phẩm, GV cho HS cho HS thực hành nhóm đôi, trao đổi và chia sẻ cảm nhận về các sản phẩm trong vòng 2P.

- HS lắng nghe và thực hành.

Trang 15

- GV tóm tắt nội dung bài học.

- GV đánh giá chung tiết học, tuyên dương cả lớp.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài tiếp theo.

- HS lắng nghe

Ngày đăng: 19/04/2024, 23:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w