1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích chính sách tài khóa của việt namgiai đoạn 2015 2023 và những đề xuất thay đổi trong tương lai

22 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích chính sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023 và những đề xuất thay đổi trong tương lai
Tác giả Đặng Quỳnh Anh, Trần Thị Thúy An, Châu Thị Thanh Nhan, Đặng Hải Kiều, Lý Hoàng Anh Thư, Trần Thị Thanh Nhã
Người hướng dẫn Thầy Đỗ Phú Trần Tình
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Kinh tế Vĩ mô
Thể loại Đồ án nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 3,19 MB

Nội dung

MỞ ĐẦUChính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tác động trực tiế

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA TOÁN KINH TẾ

~~~~~~*~~~~~~

PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2015 - 2023

VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT THAY ĐỔI TRONG TƯƠNG LAI

TP Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 11 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Đỗ Phú Trần Tình

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 07

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM

Họ và tên MSSV Chức vụ Đánh giá

Đặng Quỳnh Anh K194010001 Thành viên 5*Trần Thị Thúy An K194131643 Thành viên 5*Châu Thị Thanh K204131847 Nhóm trưởng 5*Nhan Đặng Hải Kiều K204131829 Thành viên 5*

Lý Hoàng Anh Thư K204130631 Thành viên 5*Trần Thị Thanh Nhã K214130897 Thành viên 5*

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU -1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT -2

1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu -2

1.3 Chính sách tài khóa -2

1.3.1 Khái niệm -2

1.3.2 Các công cụ -2

1.3.3 Phân Loại -3

1.3.4 Vai trò -3

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2023 -3

2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2023 -3

2.2 Phân tích chính sách tài khóa qua từng năm (2015 - 2023) -5

2.2.1 Chính sách thu ngân sách -5

2.2.2 Chính sách chi ngân sách -6

2.2.3 Chính sách về nợ công -8

2.3 Phân tích và đánh giá thực trạng điều hành chính sách tài khóa của Việt Nam giai đoạn 2015 - 2023 -11

2.4 Đánh giá chính sách tài khóa -13

2.4.1 Thành tựu -13

2.4.2 Hạn chế -13

2.4.3 Cơ hội -13

2.4.4 Thách thức -13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ -14

KẾT LUẬN CHUNG -15

DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2 1 Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thế giới -3

Hình 2 2 Ngân sách nhà nước năm 2018 -7

Hình 2 3 Thống kê dư nợ vay của chính phủ từ 2019 - 6 tháng đầu 2022 -10

Hình 2 4 Tổng thu và chi ngân sách nhà nước năm 2015 - nửa đầu năm 2023 -11

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Thầy Đỗ Phú Trần Tình – khoa Kinh tế.Trong quá trình tìm hiểu và học tập bộ môn Kinh tế Vĩ mô 2, nhóm em đã nhận được sựgiảng dạy và hướng dẫn rất tận tình và đầy tâm huyết của Thầy Thầy đã giúp nhóm tíchluỹ thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích

Tuy nhiên, kiến thức về bộ môn Kinh tế Vĩ mô 2 của nhóm vẫn còn những hạn chếnhất định Do đó, không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành đồ ánnhóm này Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy đểbài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khoẻ để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đếnnhững bến bờ tri thức Nhóm em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

MỞ ĐẦU

Chính sách tài khoá là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh

tế của Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tácđộng trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợ thúcđẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã đóng gópkhông nhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, kinh tếtoàn cầu vẫn còn đối mặt với nhiều rủi ro, bất ổn do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch gia tăng,căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ với một số nền kinh tế lớn, nhiều quốc gia chuyểnsang áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt và điều chỉnh chính sách ưu đãi thuế, từ đó tácđộng đến tài chính toàn cầu và sự luân chuyển các dòng vốn đầu tư quốc tế… Trongnước, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét; giải ngânvốn đầu tư công chậm; tình hình thiên tai, bão lũ, dịch bệnh diễn biến phức tạp… tácđộng không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khoá hướng tới mục tiêu tăng trưởngbền vững

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, yêu cầu này càng trởnên cấp thiết hơn khi diễn biến kinh tế thế giới ngày càng phức tạp, khó lường Cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2009 chođến đại dịch COVID-19 và mới đây là diễn biến căng thẳng từ cuộc xung đột tại Ukraine

đã làm châ xm lại xu thế tăng trưởng của kinh tế toàn cầu so với giai đoạn trước, trong đó

có những đối tác kinh tế quan trọng của Viê xt Nam

Bài nghiên cứu dưới đây tổng hợp phân tích về chính sách tài khóa với tăng trưởngkinh tế qua từng năm giai đoạn 2015 - 2023 từ đó đánh giá thực trạng chính sách tài khóacủa Việt Nam và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quả của chính sách tài khóa nhằmhướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng về chính sách tài khoá, các nguyên nhân từ đó đưa ra đượcnhững phân tích, đánh giá một cách khách quan và có cơ sở về ưu nhược điểm mà chínhsách tài khóa của Việt Nam đang thực hiện Nhiệm vụ mà bài nghiên cứu cần làm là đưa

ra các quan điểm, định hướng đề xuất những giải pháp mới cho chính sách tài khoá củaViệt Nam hiệu quả hơn Chỉ ra tác động, tầm ảnh hưởng của chính sách tài khoá đến việcđiều hành chính sách kinh tế vĩ mô

1.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng mà bài nghiên cứu nhắm đến là chính sách tài khoá của Việt Nam quatừng năm và những ưu nhược điểm cũng như tầm quan trọng của chính sách tài khoá tớiđiều hành chính sách kinh tế vĩ mô

Phạm vi bài nghiên cứu: Nghiên cứu trong nước trong nước với thời gian giai đoạn

Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch

vụ và chi chuyển nhượng Cụ thể:

Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài,xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán

- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhậpcủa người dân

- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụtrong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế

Trang 7

1.3.3 Phân Loại

Chính sách tài khoá gồm 2 loại là chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tàikhoá thu hẹp Mỗi loại tác động theo 2 hướng ngược nhau tới nền kinh tế vĩ mô.Chính sách tài khoá mở rộng là: Chính sách tài khoá mở rộng còn được gọi bằngchính sách tài khoá thâm hụt Trong chính sách này, Chính phủ sẽ thực hiện tăng chi tiêuchính phủ hoặc giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai hình thức này với nhau.Chính sách tài khoá thu hẹp là: được thực hiện bằng việc giảm chi tiêu chính phủhoặc tăng nguồn thu từ thuế hoặc Chính phủ kết hợp cả hai hình thức cùng một lúc

1.3.4 Vai trò

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng

- Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá là công cụ giúp chính phủ điều tiếtnền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế:

+ Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vàotăng trưởng kinh tế

+ Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái (hay phát triển quá mứcmục tiêu), chính sách tài khoá lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế

về trạng thái cân bằng

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khoá là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thịtrường Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chínhsách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ CỦA VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 2015-2023 2.1 Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2023

Có thể chia nền kinh tế Việt Nam từ 2015 đến 2023 thành 4 giai đoạn:

Hình 2 1 Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thế giới

(Nguồn: World Economic Outlook, 10/2019, Tổng cục Thống kê và tổng hợp các dự báo)

Trang 8

- Giai đoạn 2015-2017

Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2015 cao hơn mục tiêu 6,2% đề ra.Năm 2016 mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng tình hình kinh tế – xã hộinước ta đã chuyển biến tích cực và đạt được kết quả quan trọng Dẫn đến năm 2017 tăngtrưởng kinh tế đạt 6,81%, vượt mục tiêu đề ra

- Giai đoạn 2020-2022

Giai đoạn 2015-2019, kinh tế của Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, bình quân mỗinăm tăng 7,09% nhưng năm 2020 và năm 2021 chỉ đạt mức 2,87% và 2,56% do tác độngcủa dịch Covid-19 Mức tăng trưởng bình quân ba năm (2020-2022) chỉ đạt từ 4,28% đến4,45%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng bình quân của 5 năm trước đó

- Giai đoạn 2023 (dự kiến)

Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam tronggiai đoạn 2016-2019 diễn ra mạnh mẽ, tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hoá Tỉ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ mức17% của năm 2015 xuống 13,96% vào năm 2019, trong khi đó, tỉ trọng của khu vực dịch

vụ tăng từ mức 39,73% của năm 2015 lên 41,17% vào năm 2018 và 41,64 % trong năm2019; tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng duy trì ổn định ở mức 33-34,5% từ năm

2015 đến năm 2019

Nước ta đã thực hiện cải cách trong mô hình tăng trưởng, với tốc độ tăng trung bìnhcủa GDP trong giai đoạn 2016-2019 đạt 6.73%, cao hơn so với 5.91%/năm trong giai đoạn2011-2015 Điều này đã đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bình quân 6.5%-7% trong Kế hoạch

5 năm 2016-2020 Nền kinh tế đã mở rộng với quy mô đạt khoảng 266.5 tỷ USD, và mứcthu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 2,786 USD, so với 2,590 USD vào năm 2018

Về ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm từ 7,7% bình quân giai đoạn 2011-2015xuống 3,1% ước bình quân giai đoạn 2016-2017, năm 2018 là 3,54%, năm 2019 là 2,79%(vượt kế hoạch đặt ra) Lạm phát cơ bản bình quân được duy trì ở mức thấp, năm 2017 và

2018 lần lượt là 1,41%, 1,48%; năm 2019 là 2,01%

Tăng trưởng kinh tế đã chuyển đổi theo chiều sâu, với tỷ lệ đóng góp của năng suấttổng hợp (TFP) trong tăng trưởng GDP tăng lên 46.11% vào năm 2019, so với 44.46%trung bình trong giai đoạn 2016-2019, và cao hơn đáng kể so với giai đoạn 2011-2015.Năng suất lao động năm 2019 đạt 110.4 triệu đồng/lao động (tương đương 4791 USD/laođộng), tăng 6.2% so với năm trước theo giá so sánh

Trang 9

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tiếp tục tăng, với tăng trưởng 10.2% vào năm

2019, đưa tỷ lệ đầu tư lên 33.9% của GDP, so với 32.6% vào năm 2015 Trong đó, đầu tư

từ phía nhà nước chiếm 31% tổng vốn và tăng trưởng 2.6% so với năm trước Tuy có sựtăng trưởng, tỷ trọng của đầu tư từ phía nhà nước tiếp tục giảm từ 38% vào năm 2015xuống còn 31% vào năm 2019

Đầu tư khu vực nhà nước giảm về tỷ trọng trong thời gian qua được bù đắp còn nhiềuhơn bởi đầu tư của khu vực tư nhân nhờ chính sách ưu đãi Đầu tư khu vực FDI vẫn duy trìmức tăng trưởng khá trong thời gian qua; năm 2019, tổng vốn FDI đạt 38,02 tỷ USD, tăng7,2% so với cùng kỳ; duy trì tỉ trọng ổn định ở mức 23,3 – 23,8% trong giai đoạn 2015 –

2019

2.2 Phân tích chính sách tài khóa qua từng năm (2015 - 2023)

2.2.1 Chính sách thu ngân sách

- Năm 2015: Tổng thu cân đối Ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2015 ước đạt 108,7%

dự toán, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó, thu nội địa ước đạt 115,5% dựtoán; thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 100,7% dự toán, riêng thu từ dầuthô ước đạt 73% dự toán Hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao

- Năm 2016: Tổng thu NSNN đạt khoảng 1.080 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 65,5 nghìn

tỷ đồng Cơ cấu thu NSNN đã có nhiều chuyển biến tích cực Thu nội địa tăng từ 74,2%năm 2015 lên 79,3% năm 2016, trong khi thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhậpkhẩu giảm từ 17,8% (năm 2015) xuống 16% (năm 2016), đặc biệt là sự giảm mạnh thu từdầu thô từ 6,8% (năm 2015) xuống 4% (năm 2016)

- Năm 2017: Mặc dù có nhiều biến động trong kinh tế - xã hội trong năm 2017, chính

sách tài khoá chủ động đã giúp thu NSNN đạt kết quả tích cực Thu cân đối NSNN ướcđạt 1.283,2 nghìn tỷ đồng, vượt dự toán 71 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% so với dự toán vàtương đương 25,6% so với GDP; trong đó, thuế và phí ước đạt 21% GDP Công tác quản

lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế đã đạt hiệu quả Cơ quan thuế đã kiểm tra86,55 nghìn doanh nghiệp và tăng thu thuế trên 16,3 nghìn tỷ đồng, đóng góp gần 12nghìn tỷ đồng vào NSNN Đồng thời, đôn đốc và cưỡng chế đã thu được khoảng 39,8nghìn tỷ đồng tiền nợ thuế năm 2016

- Năm 2018: Kết quả thu cân đối NSNN đến hết ngày 31/12/2018 ước đạt 1.422,7 nghìn

tỷ đồng, tăng 7,8% so với dự toán, vượt 103,5 nghìn tỷ đồng Riêng thu ngân sách trungương tăng 4,3%, thu ngân sách địa phương tăng 12,5% so với dự toán Tỷ lệ đóng gópvào GDP đạt 25,7%, trong đó, thuế và phí chiếm 21,1% GDP (đạt mục tiêu giai đoạn2016-2020 là 23,5% GDP và 21% GDP)

- Năm 2019: Đến ngày 31/12/2019, thu cân đối NSNN đạt 1.549,5 nghìn tỷ đồng, tăng

9,79% so với dự toán Thu nội địa vượt 100,2 nghìn tỷ đồng (tăng 8,5%), thu từ dầu thôvượt 11,7 nghìn tỷ đồng (tăng 26,1%), và thu cân đối ngân sách từ xuất nhập khẩu vượt25,3 nghìn tỷ đồng (tăng 13,4%) so với dự toán Tỷ lệ đóng góp vào NSNN đạt khoảng

Trang 10

25,7% GDP, trong đó, thuế và phí chiếm 21,1% GDP (mục tiêu giai đoạn 2016-2020 là23,5% GDP và 21% GDP) Thu ngân sách Trung ương vượt 32 nghìn tỷ đồng (tăng 4%)

so với dự toán Cơ cấu thu NSNN ngày càng bền vững, với tỷ trọng thu nội địa tăng lêntrên 82% và tỷ trọng thu dầu thô giảm xuống còn 3,6% Thu cân đối từ hoạt động xuấtnhập khẩu cũng giảm xuống còn 13,9% năm 2019

- Năm 2020: Quyết toán thu NSNN đạt 1.510.579 tỷ đồng, giảm 28.474 tỷ đồng (-1,9%)

so với dự toán, chủ yếu do giảm thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu Kể từ cuối QuýIII/2020, kinh tế phục hồi do kiểm soát tốt dịch bệnh và các chính sách hỗ trợ tích cực.Tuy nhiên, vì ảnh hưởng lớn của dịch bệnh, cùng với việc thực hiện giải pháp miễn,giảm, giãn thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, nên 8/12 khoản thu không đạt dựtoán, trong đó thu ngân sách từ 3 khu vực kinh tế không đạt dự toán (khu vực DNNN đạt83,3%; khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 91,4%; khu vực kinh tếngoài quốc doanh đạt 91,2% dự toán)

- Năm 2021: Thu NSNN năm 2021 vượt dự toán Dự toán thu NSNN là 1.358.084 tỷ

đồng, nhưng quyết toán là 1.591.411 tỷ đồng, tăng 233.327 tỷ đồng (17,2%) so với dựtoán Tỷ lệ đóng góp vào GDP đạt 18,7%, trong đó thuế và phí chiếm 15,1% GDP.Nguồn thu nội địa dự toán là 1.133.500 tỷ đồng, nhưng quyết toán là 1.313.281 tỷ đồng,tăng 179.781 tỷ đồng (15,9%) so với dự toán Tỷ trọng thu nội địa trên tổng thu NSNNđạt 82,5%

- Năm 2022: Tổng thu ngân sách năm 2022 đạt 1.803,6 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với

năm 2021 (ngân sách trung ương đạt 125,8% dự toán; ngân sách địa phương đạt 129,9%

dự toán) Tăng thu này là kết quả của sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, vớiGDP tăng 8,02%, tổng mức bán lẻ tăng 19,8%, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng7,8%, xuất khẩu tăng 10,6%, nhập khẩu tăng 8,4%, và xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD Các giádầu và hàng hoá khác cũng tăng cao, đóng góp vào tăng thu từ dầu thô và xuất nhậpkhẩu

- Dự báo 2023: Sự giảm thu từ nhà đất ước khoảng 25% (năm 2022 thu từ nhà đất đạt

251.954 tỷ đồng) được ghi nhận do khó khăn của thị trường bất động sản Mức giảm nàyvẫn còn chênh lệch so với dự toán 2023 và thực hiện năm 2022, trong khi thu từ khu vựckinh tế ngoài quốc doanh và thuế thu nhập cá nhân vẫn dự toán tăng ở mức 10-12%

2.2.2 Chính sách chi ngân sách

- Năm 2015: Nhờ công tác điều hành chi NSNN được thực hiện chủ động, tích cực nên

có những thời điểm nguồn thu ngân sách tập trung chậm, việc huy động vốn khó khănnhưng chi NSNN vẫn đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán được giao

Cơ quan tài chính các cấp và Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã tăng cường kiểm soát chithanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN, vốn TPCP, kinh phí tổ chức hội nghị, đi công tácnước ngoài đảm bảo đúng mục đích, đối tượng và hiệu quả Ước tính năm 2015, hệthống KBNN đã kiểm soát 736,5 nghìn tỷ đồng chi thường xuyên của NSNN

- Năm 2016: Chi NSNN cả năm đạt khoảng 94,6% dự toán và có xu hướng giảm do

Trang 11

chính sách tài khoá chặt chẽ Các cơ quan đã tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụngngân sách tại bộ, địa phương và các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN Kho bạc Nhà nướckiểm soát 741.386 tỷ đồng chi thường xuyên (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổsung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng), đạt 88,6% dự toán (837.050 tỷ đồng); phát hiệnkhoảng 28.762 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định và từ chối thanh toán 42 tỷ đồng.Chi NSNN đã đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như đầu tư phát triển, trả nợ,

an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, và khắc phục hậu quả sau thiên tai, môi trường

- Năm 2017: Trong bối cảnh cân đối ngân sách trung ương khó khăn, Bộ Tài chính đã

tham mưu Chính phủ xử lý ngân sách một cách tích cực để đảm bảo các nhiệm vụ quantrọng, bao gồm: tổ chức Hội nghị APEC 2017, điều chỉnh lương hưu và trợ cấp bảo hiểm

xã hội, hỗ trợ tiền lương cho các địa phương khó khăn, khắc phục hậu quả thiên tai, cứutrợ người dân, cung cấp gạo dự trữ quốc gia, và bồi thường thiệt hại do sự cố về môitrường biển từ Formosa Tính đến 31/12/2017, các nhiệm vụ chi thường xuyên đáp ứngkịp thời và hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan và đơn vị sử dụngngân sách

- Năm 2018:

Chi NSNN năm 2018 quyết toán 1.435.435.263 triệu đồng, giảm 87.764.737 triệuđồng (94,2% so với dự toán) do một số khoản chi triển khai chậm bị hủy dự toán hoặcchuyển sang năm sau theo quy định của Luật NSNN Chi phát triển sự nghiệp giáo dục,văn hóa, xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; quản lý hành chính quyết toán931.858.604 triệu đồng, chiếm 64,9% tổng chi NSNN

Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị thu hồi khoản chi sai chế độ hàng trăm tỷ đồng vàphát hiện nhiều khoản chi không đúng định mức quy định, từ chối thanh toán 96 tỷ đồng.Tổng bội chi NSNN là 153.110.403 triệu đồng, tương đương 2,8% GDP (năm 2018 GDPthực hiện là 5.542.300 tỷ đồng), giảm 50.889.597 triệu đồng

T ng thu NSNN ổ T ng chi NSNN ổ B i chi ộ Chi tr n g c ả ợ ố 0

Ngân sách nhà nướ c năm 2018 (nghìn t đ ng)ỷ ồ

Ngân sách nhà n ướ c năm 2018 (nghìn t đ ng) ỷ ồHình 2 2 Ngân sách nhà nước năm 2018

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w