Như về đối tượng nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ; về thu nhập bị đánh thuế; về cách tính thuế tính đến yếu tố như doanh thu, chi phí, về ưu đãi thuế…2.
NỘI DUNG VỀ THUẾ TNDN TẠI VIỆT NAM
Tổng quan về thuế TNDN
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, còn gọi là thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế lợi tức ở nhiều quốc gia
Thuế TNDN được quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 Thuế TNDN được quy định chi tiết tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CP, Nghị định số 91/2014/NG-CP, Nghị định số 12/VBHN-BTC và được hướng dẫn tại các thông tư : Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 96/2015/TT-BTC.
Là loại thuế thu nhập nên thuế TNDN mang đầy đủ đặc điểm của thuế thu nhập thông thường.
- Thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập
Trong hệ thống thuế ở các nước, có nhiều loại thuế khác nhau, có đối tượng tính thuế, đối tượng nộp thuế khác nhau, nhưng cuối cùng thì bất kỳ loại thuế nào cũng đều lấy từ thu nhập của người dân trong xã hội để tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước Tuy nhiên, không phải loại thuế nào cũng là thuế thu nhập.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu
Ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước Vì vậy, pháp luật thuế thu nhập ở các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế để thực hiện các mục tiêu điều tiết.
- Thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không cao
Việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn hơn so với các thuế khác Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập, thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập… Trong phần xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối với đối tượng nộp thuế.
- Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc gia và văn bản quy phạm pháp luật thuế quốc tế Bởi thuế thu nhập là thuế trực thu nên nó có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng mang đặc điểm riêng của loại thu nhập doanh nghiệp dưới góc độ phân biệt với thuế thu nhập cá nhân Như về đối tượng nộp thuế là tổ chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ; về thu nhập bị đánh thuế; về cách tính thuế tính đến yếu tố như doanh thu, chi phí, về ưu đãi thuế…
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta, tất cả các thành phần kinh tế đều có quyền tự do kinh doanh và bình đằng trên cơ sở pháp luật Các doanh nghiệp với lực lượng lao động có tay nghề cao, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp đó sẽ có ưu thế và có cơ hội để nhận được thu nhập cao; ngược lại các doanh nghiệp với năng lực tài chính, lực lượng lao động bị hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp, thậm chí không có thu nhập Ðể hạn chế nhược điểm đó,
Nhà nước sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo yêu cầu đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách Nhà nước được công bằng, hợp lý.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước
Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng, gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao, các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp ngày càng dồi dào.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước
Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam, song để phát huy một cách có hiệu qủa vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.
Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế
Theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC và Thông tư 11/VBHN-BTC, đối tượng nộp thuế TNDN bao gồm:
Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư, Luật các tổ chức tính dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí, Luật thương mại và các văn bản pháp luật khác Các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập trong tất cả các lĩnh vực.
Các tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã Doanh nghiệp được thành lập theo qui định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam Tổ chức khác ngoài các tổ chức nêu trên, có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ và có thu nhập chịu thuế.
Các tổ chức kinh tế có mức thu nhập phải chịu thuế bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất, hoạt động vận chuyển hàng hóa, dịch vụ và những thu nhập khác của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Phương pháp tính thuế
Công thức tính thuế TNDN:
Phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ: doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập hằng năm nhưng không được vượt quá 10% thu nhập tính thuế (căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 218/2013/NĐ-CP).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường là 20%, trừ trường hợp:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp được hưởng ưu đãi về thuế suất với mức 10%, 17%.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất,kinh doanh hàng hóa dịch vụ và thu nhập khác.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
+ Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
+ Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua. + Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Doanh thu = Số lượng hành hóa, dịch vụ x Đơn giá tính thuế
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hành hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đơn giá tính thuế để tính thu nhập chịu thuế là giá bán của một đơn vị hàng hóa,dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng khi xác định doanh thu tính thuế TNDN.
Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Căn cứ theo Điều 5, Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu chưa bao gồm thuế GTGT.
Nếu doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp: Doanh thu tính thuế TNDN là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.
Trường hợp khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm:
+ Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.
+ Nếu doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thì số thuế được ưu đãi sẽ căn cứ theo tổng số thuế TNDN phải nộp của số năm thu tiền trước chia cho số năm thu tiền trước
Chi phí được trừ, chi phí không được trừ
- Các chi phí được trừ của doanh nghiệp là các khoản chi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Khoản chỉ có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
- Các chi phí không được trừ bao gồm :
+ Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
+ Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật
+ Các khoản chi không được trừ được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 9, Luật thuế TNDN năm 2008.
Thu nhập chịu thuế khác
Thu nhập từ chuyển nhượng vốn bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp,kể cả trường hợp bán doanh nghiệp, chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng quyền góp vốn và các hình thức chuyển nhượng vốn khác theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, thu nhập từ chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ, thu nhập từ chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), trong đó có các loại giấy tờ có giá khác.
Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ bao gồm: lãi tiền định của pháp luật bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn, thu nhập từ bán ngoại tệ, khoảng chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, khoảng chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ. Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của các khoản nợ phải thu, khoản cho vay này là khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái tại thời điểm thu hồi nợ với tỷ giá hối đoái tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu. Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lập mà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí:
-Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được
-Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ
-Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra.
Chênh lệch giữa thu về tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng trừ đi khoản bị phạt, trả bồi thường do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC,thu nhập miễn thuế bao gồm:
Ưu đãi thuế
+ Chứng khoán niêm yết và chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng thực hiện đăng ký giao dịch tại trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua của chứng khoán là giá thực mua chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua chứng khoán là mức giá ghi trên thông báo kết quả trúng đấu giá cổ phần của tổ chức thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền.
+ Với các loại chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên, thì giá mua chứng khoán là giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. + Chi phí chuyển nhượng: Là toàn bộ các khoản chi thực tế.
2.4.1.Điều kiện áp dụng thuế TNDN
Các ưu đãi về thuế TNDN chỉ áp dụng với các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế TNDN theo kê khai.
Chỉ áp dụng ưu đãi thuế TNDN cho doanh nghiệp có dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng, đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Để được hưởng ưu đãi thuế TNDN, dự án cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật.
Thuế suất 10% trong thời gian 15 năm áp dụng đối với:
+ Thu nhập của doanh nghiệp có dự án đầu tư mới tại nơi có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ.
+ Thu nhập doanh nghiệp từ các dự án đầu tư mới như: nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước,
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thu gom, xử lý nước thải, khí thải,
+ Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao
Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường,
+ Phần thu nhập của hoạt động xuất bản của Nhà xuất bản theo quy định của Luật xuất bản.
+ Phần thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Điều 53 Luật nhà ở.
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, nuôi trồng nông, lâm, thủy sản,
+ Phần thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, Ưu đãi thuế suất 15% trong suốt thời gian hoạt động:
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản ở địa bàn không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Thuế suất 17% trong thời gian hoạt động đối với Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng hợp tác xã và Tổ chức tài chính vi mô
+ Doanh nghiệp có thu nhập từ dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
+ Thu nhập doanh nghiệp từ dự án đầu tư mới: sản xuất thép cao cấp, sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông, lâm, ngư,
2.4.3 Ưu đãi về thời gian miễn thuế và giảm thuế
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với:
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư (Ví dụ: nếu là dự án ứng dụng công nghệ cao thì được tính từ năm cấp giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao sẽ được hưởng ưu đãi thuế).
+ Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầy tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế
- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.
+ Miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới và thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại Khu công nghiệp
Kê khai thuế TNDN theo năm hoặc khai quyết toán thuế đến thời điểm doanh nghiệp chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể chấm dứt hoạt động.
Hồ sơ khai thuế TNDN:
+ Hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN bao gồm: tờ khai quyết toán thuế TNDN, báo cáo tài chính năm hoặc tính đến thời điểm doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động. + Hồ sơ khai thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản là tờ khai thuế TNDN về chuyển nhượng bất động sản.
+ Hồ sơ khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh tờ khai thuế TNDN.
Kê khai, nộp thuế
PHÁP KHẮC PHỤC 3.1 Những kết quả đạt được và những hạn chế
3.1.1 Những kết quả đạt được
Những mặt tích cực của chính sách thuế TNDN được thể hiện rất rõ Chẳng hạn, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế TNDN về cơ bản khá đầy đủ, từ đó đã hoàn thiện được khung pháp lý chắc chắn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và đáp ứng được các mục tiêu đề ra Chính sách cũng ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn chính sách thuế TNDN hiện hành đã góp phần thực hiện các định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước: tiếp tục tạo môi trường đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh thuận lơi, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế; đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần tạo nguồn thu cho NSNN; giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng như góp phần hoàn thiện khung kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
Hình 3.1: Tổng hợp nguồn thu NSNN năm 2021
NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Những kết quả đạt được và những hạn chế
3.1.1 Những kết quả đạt được
Những mặt tích cực của chính sách thuế TNDN được thể hiện rất rõ Chẳng hạn, hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến chính sách thuế TNDN về cơ bản khá đầy đủ, từ đó đã hoàn thiện được khung pháp lý chắc chắn, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và đáp ứng được các mục tiêu đề ra Chính sách cũng ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn chính sách thuế TNDN hiện hành đã góp phần thực hiện các định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước: tiếp tục tạo môi trường đầu tư, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh thuận lơi, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế; đã điều tiết được hầu hết các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần tạo nguồn thu cho NSNN; giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng như góp phần hoàn thiện khung kinh tế vĩ mô, nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia
Hình 3.1: Tổng hợp nguồn thu NSNN năm 2021
Những kết quả đạt được của thuế TNDN thể hiện qua những mặt sau:
Thứ nhất, thuế TNDN là nguồn thu quan trọng của NSNN Phạm vi áp dụng của thuế TNDN là các tổ chức kinh tế, các DN thuộc các thành phần kinh tế hoạt động SXKD có phát sinh lợi nhuận Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển; các DN càng tăng lên cả về số lượng, quy mô tổ chức, năng lực quản lý, tài chính; phạm vi hoạt động SXKD, dịch vụ của DN càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho NSNN thông qua thuế TNDN ngày càng dồi dào Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2022 kết quả thu NSNN được thể hiện qua báo cáo của Bộ Tài chính như Hình 3.1. Đến nay, thuế TNDN vẫn là khoản thu quan trọng, chiếm khoảng 23 - 24% tổng số thu thuế của Việt Nam Cơ cấu thu NSNN được thể hiện qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Cơ cấu thu NSNN của Việt Nam từ năm 2013 – 2021
Thứ hai, thuế TNDN là công cụ quan trọng để góp phần khuyến khích, thúc đẩy SXKD phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước.
Xuất phát từ bản chất và chức năng của mình, nên thuế (trong đó có thuế TNDN) được sử dụng làm công cụ để phát triển kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội Đối với nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, thuế được sử dụng với những thuế suất ưu đãi hợp lý, có thời hạn nhằm khuyến khích sự phát triển của các ngành nghề cần khuyến khích phát triển như ngành công nghiệp cơ khí, công nghệ cao, chế biến nông sản hay thu hút đầu tư vào những vùng có khó khăn để đảm bảo sự phát triển đồng đều, tạo sự công bằng giữa các vùng trong quốc gia đối với các thành quả của tăng trưởng kinh tế.
Các ưu đãi đó thường được áp dụng dưới hình thức miễn giảm thuế TNDN hay một số loại thuế khác trong một thời hạn nhất định sau đầu tư, hay áp dụng thuế suất khác nhau tuỳ theo vùng hoặc ngành nghề Ví dụ: miễn thuế TNDN, áp dụng thuế suất 10% hoặc 15% TNDN đối với một số trường hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn Do đó, chính sách thuế với những ưu đãi, miễn, giảm thoả đáng (như miễn thuế cho các cơ sở đào nghề cho người lao động, nghiên cứu áp dụng thuế suất ưu đãi cho các DNNVV, đặc biệt là các DN ở vùng có khó khăn, sử dụng nhiều lao động thủ công hoặc áp dụng các công nghệ mới, sản xuất ra các sản phẩm có tính năng công nghệ cao, hay có tính xã hội lớn) có tác động rất lớn đối với việc khuyến khích, thúc đẩy phát triển SXKD của các DN này.
Thứ ba, chính sách thuế TNDN ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn, góp phần đảm bảo quyền lợi và tạo thuận lợi cho DN.
Chính sách thuế TNDN thời gian qua khá phù hợp với thực tiễn kinh tế - hệ thống thuế trong nền kinh tế chỉ tập trung và hình thành các loại thuế mới như thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân Cải cách thay đổi cơ cấu hệ thống thuế đã giúp giảm sự lệ thuộc vào thu từ dầu thô và thuế nhập khẩu; tỷ trọng thu chuyển từ khu vực kinh tế nhà nước sang khu vực kinh tế tư nhân Dù thuế suất thuế TNDN đã điều chỉnh giảm nhưng số thu ngân sách từ thuế TNDN có xu hướng tăng nhờ những điều chỉnh hợp lý trong quy định căn cứ tính thu nhập tính thuế, giảm thuế giúp DN gia tăng quy mô SXKD, nuôi dưỡng nguồn thu NSNN, số liệu này được thể hiện ở Hình 3.2.
Hình 3.2: Tình hình số thu thuế của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2021 Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chính sách thuế cũng được sửa đổi, bổ sung theo hướng phù hợp thông lệ quốc tế là cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt độngSXKD của DN có kèm theo các hoá đơn, chứng từ hay quy định về các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN chặt chẽ phù hợp thực tế, qua đó góp phần hạn chế tình trạng các DN lợi dụng để chuyển giá, trốn thuế Việc bỏ quy định khống chế khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị… đã đảm bảo phù hợp với thực tiễn, phản ánh đúng bản chất của khoản chi, bảo hộ hợp lý đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (chiếm gần 90% tổng số DN đăng ký thành lập trong những năm gần đây), đồng thời tạo điều kiện cho các DN hoạt động SXKD, tạo môi trường thu hút đầu tư hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
Thứ tư, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã quy định phù hợp với thông lệ quốc tế chung và tiến trình phát triển của đất nước.
Căn cứ vào Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-BTC năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật Thuế TNDN và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Đầu tư quy định những hình thức ưu đãi thuế TNDN bao gồm hai hình thức: ưu đãi về thuế suất và ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế Chính sách thuế TNDN đã áp dụng “linh hoạt” và “hiệu quả” các mức thuế suất theo từng đối tượng DN và ngành nghề cụ thể Các danh mục, các lĩnh vực ngành nghề và địa bàn khuyến khích đầu tư đang áp dụng theo hướng rút ngắn danh mục này xuống một mức độ phù hợp Phạm vi ưu đãi chung đã được thu hẹp, vì cần tạo ra nguồn thu để bù đắp không chỉ do giảm thuế nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, mà còn bù đắp sự sụt giảm về thu ngân sách có thể xảy ra do cải cách cấu trúc của các sắc thuế khác cho phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng phát triển của thế giới.
Trên thực tế, việc mở rộng đối tượng được ưu đãi thuế TNDN đã góp phần khuyến khích DN thực hiện đầu tư mới, hiện đại, mở rộng sản xuất kinh doanh Từ đó có tác động tích cực trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn Chính sách ưu đãi thuế hiện nay tại Việt Nam áp dụng thống nhất cho cả DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài vừa tạo ra sự bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư, vừa tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
Thứ nhất, việc quan tâm đến chính sách của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế và vẫn còn nhiều tình trạng gian lận thuế TNDN Vẫn còn tình trạng thất thu ngân sách nhà nước, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó tập trung vào những lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, khai thác tài nguyên, khoáng sản, kinh doanh phương tiện vận tải tư nhân, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh thương mại điện tử bán hàng qua mạng Số liệu của Tổng cục Thuế cho thấy, trong giai đoạn 2013 - 2021, công tác thanh tra, kiểm tra của ngành Thuế đã phát hiện có tổng số 642.423 doanh nghiệp vi phạm thuế TNDN với tổng số thuế TNDN thu về là 35.992 tỷ đồng và giảm lỗ là 185.002 tỷ đồng. Trong suốt giai đoạn này, số doanh nghiệp vi phạm tăng mạnh, từ 31.759 doanh nghiệp năm 2013 lên 103.211 doanh nghiệp năm 2020 và 95.936 doanh nghiệp năm 2021 lượng giảm lỗ tăng mạnh, từ 10.841 tỷ đồng năm 2013 lên 40.914 tỷ đồng năm 2021, góp phần làm tăng số thuế về cho ngân sách nhà nước từ 1.783,07 tỷ đồng (0,37% tổng thu thuế) năm 2013 lên 7.144 tỷ đồng (0,77 tổng thu thuế hay 2,85% tổng số thu từ thuế TNDN) năm 2021.
Thứ hai, pháp luật chưa có quy định chi tiết rõ ràng và bất cập trong việc hướng dẫn từ cơ quan áp dụng Pháp luật quy định các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh nghiệp là điều kiện để doanh nghiệp được khấu thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật lại không quy định chi tiết rõ ràng về việc chi phí nào được coi là chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay có hướng dẫn chi tiết hoặc điều kiện chi tiết về việc xác định chi phí được khấu trừ này Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trong thực tế khi không có các hướng dẫn và điều kiện chi tiết, việc xác định đâu là khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải dựa vào các chứng từ, văn bản liên quan đến các khoản chi để xét tính hợp lý của khoản chi và xác định khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, xét tính hợp lệ và hợp lý của khoản chi liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh là xét dựa trên các tiền lệ và do cơ quan thuế xét Điều này còn mang tính chủ quan của cơ quan áp dụng pháp luật, chưa thật sự mang tính quy chuẩn và phổ thông.
Thứ ba, chứng từ hóa đơn thanh toán còn nhiều bất cập Cách hóa đơn, chứng từ vẫn đang trong quá trình được pháp luật điều chỉnh là chứng từ, sổ sách kế toán được lưu trữ và trích xuất theo thời gian quy định của Luật Kế toán. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa quy định rõ ràng về chứng từ, hóa đơn điện tử đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực trực tuyến.
Thứ tư, hoạt động tuyên truyền và phổ biến pháp luật chưa phát huy tối đa hiệu quả Đối với hoạt động thuế nói riêng và hoạt động áp dụng pháp luật hiện nay vẫn còn bị động và thiếu sót do quá trình tuyên truyền và phổ biến các quy định pháp luật từ cơ quan áp dụng pháp luật Nhà nước hiện nay đang đẩy mạnh tuyên truyền, áp dụng pháp luật để đi sâu đi sát vào đời sống và hoạt động của người dân, của doanh nghiệp Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế dẫn đến các quy định pháp luật luôn có sự thay đổi không ngừng để bắt kịp với thời đại Do đó, doanh nghiệp phải cập nhập thường xuyên, liên tục các quy định này Đồng thời, cơ quan áp dụng pháp luật cũng cần có những văn bản hướng dẫn, những buổi tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện và đào tạo được kết quả như kỳ vọng, từ đó gây ra những hạn chế đó là hoạt động của các doanh nghiệp không cập nhật kịp thời quy định của pháp luật dẫn đến việc làm sai, làm thiếu…
Những hạn chế vẫn còn tồn tại trong chính sách thuế TNDN chưa phù hợp với thực tiễn phát sinh cũng như thông lệ quốc tế về ưu đãi thuế; thu nhập được miễn thuế; tỷ lệ thu thuế đối với nhà thầu nước ngoài; khoản chi được trừ liên quan đến chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với khoản vay vượt quá nhiều lần vốn chủ sở hữu
3.1.3 Những giải pháp khắc phục