Lý do chọn đề tàiChính sách tài khóa là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tếcủa Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tácđộng
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
──────── * ────────
TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN
2012 CHO BIẾT NHẬN THỨC CỦA BẠN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH
SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Liên
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1- lớp 2022DHKIEM02
Hà Nam, 8 tháng 6 năm 2023
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chính sách tài khóa là một công cụ quan trọng trong việc điều hành chính sách kinh tếcủa Nhà nước, có ảnh hưởng rất mạnh đến sự cân bằng vĩ mô của nền kinh tế và tácđộng trực tiếp đến phương châm hoạt động của hệ thống ngân sách cũng như hỗ trợthúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Trong thời gian qua, chính sách tài khóa đã gópmột phần không nhỏ được nhận định là “điểm tựa” tốt cho tăng trưởng kinh tế TạiViệt Nam, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và đầu tư công còn chậm và chưa rõ nét:giải ngân vốn đầu tư công chậm; tình hình thiên tai, bão, dịch bệnh diễn biến phức tạp,
… tác động không nhỏ đến việc thực hiện chính sách tài khóa Bài nghiên cứu dướiđây tổng hợp các lý thuyết về chính sách tài khóa để từ đó đánh giá thực trạng chínhsách tài khóa của Việt Nam từ năm 2008-2012 và đưa ra các gợi ý tăng cường hiệu quảcủa chính sách tài khóa nhằm hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững
2 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng về chính sách tài khóa, các nguyên nhân từ đó đưa ra các quanđiểm, định hướng đề xuất những giải pháp mới cho chính sách tài khóa của Việt Namhiệu quả hơn Chỉ ra tác động, tầm ảnh hưởng của chính sách tài khóa đến việc điềuhành chính sách kinh tế vĩ mô
3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tài khóa của Việt Nam từ năm 2008-2012 tớinền kinh tế Việt Nam và tầm quan trọng của chính sách tài khóa tới điều hành chínhsách kinh tế vĩ mô
Trang 3Cho ta biết thực trạng của chính sách tài khóa ở Việt Nam trong những năm
2008-2012, việc quản lí , điều hành, thực hiện những biện pháp can thiệp đến hệ thống thuếkhóa và việc chi tiêu của chính phủ nhằm đặt được các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mônhư tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm hoặc ổn định giá cả và lạm phát Chínhsách tài khóa được coi là một trong những chính sách quan trọng và thực thi chínhsách kinh tế vĩ mô
Ý nghĩa thực tiễn
Giai đoạn từ năm 2006-2010, mục tiêu của Chính phủ đặt ra là tăng GDP từ 7,5% lên8% và có thể cao hơn nữa nhằm đạt mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng1.100 USD vào năm 2020 Như vậy, mục tiêu hàng đầu của giai đoạn này là tăngtrưởng kinh tế và có thể đạt được những mục tiêu đã đề ra, Chính phủ đã áp dụngchính sách tài khóa mở rộng, kết hợp với chính sách tiền tệ mở rộng để kích thích nềnkinh tế Chính phủ đã mở rộng đầu tư công thông qua các trương trình phát triển và hỗtrợ dưới nhiều hình thức cho khu vực doanh nghiệp nhà nước
II PHẦN NỘI DUNG
1 Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2008
Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế nước ta cũng như của nền kinh tếthế giới Cũng chính qua những biến động này mà các ưu điểm và nhược điểm của hệnthống quản lí kinh tế nhà nước được bộc lộ rõ
Giai đoạn khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu nổ ra từ đầu năm 2008 đến nay Trongthời gian đầu 2008, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức Mặc dù kinh tế vẫntăng trưởng cao, với mức tăng GDP là 6,5% trong nửa đầu 2008, lạm phát và thâm hụtthương mại đều tăng mạnh, một phần là do tác động trên toàn cầu giá lương thực vànhiên liệu tăng ( Giá tiêu dùng năm 2008 so với năm 2007 đã tăng 22,976)
Trang 4Cũng cần lưu ý rằng một phần nguyên nhân dẫn tới sự tăng này là do nguồn cung thiếuhụt bất thường do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh và dịch bệnh bệnh dịchtrên vật nuôi hồi đầu năm 2008 Đối phó với tình hình trên, Nhà nước đã nhanh chóngvận dụng chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng lại chưa phối hợp nhịp nhàng với chínhsách tài khóa Đầu năm 2008, trước khi đưa ra gói giải pháp 8 điểm, các ngân hàng đãnhanh chóng đưa ra những giải pháp rút bớt tiền lưu thông bằng cách tăng lãi suất ( lãisuất tái chiết khấu, huy động, tiền vay, lãi suất cơ bản) sát với giá thị trường Cùng với
đó các ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định nâng dự trữ bắt buộc đối với cácNgân hàng thương mại và quy định mua các ngân hàng mua trái phiếu ngân hàng Nhànước Kèm theo đó là hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng bằng việc khống chế ở mức30% Ngoài ra, còn hàng loạt các chính sách để hỗ trợ thị trường chứng khoán, hạn chếcho vay đối với bất động sản… Tháng 6/2008, nhà nước đã đưa ra gói giải pháp 8nhóm giải pháp nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bềnvững và thực thi chính sách an ninh xã hội mà Nghị quyết số 10/2008/NĐ-CP ngày17- 4-2008 đã đề ra: Trong tháng 8-2008 đã có hai lần điều chỉnh giảm giá bán xăng vàdầu hỏa, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người sử dụng; tăngcường công tác thu ngân sách để bảo đảm nhiệm vụ được giao, kết hợp với việc rà soát
nợ đọng thuế, chống thất thu; tiếp tục rà soát lại chi ngân sách, yêu cầu các bộ, ngành,địa phương cắt giảm, đình hoãn các dự án đầu tư chưa thực sự cấp bách và dự án đầu
tư không có hiệu quả; không tăng chi ngoài dự toán, dành nguồn kinh phí cho bảo đảm
an sinh xã hội; xem xét điều chỉnh giảm mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhằm bình ổnthị trường, hạn chế nhập siêu
Nhờ những chính sách tài khóa quyết liệt trên của Chính phủ mà kinh tế Việt Nam đã
có kết quả tích cực Những biện pháp điều hành của Chính phủ đã phát huy hiệu quả
Trang 5bước đầu Tuy nhiên, nền kinh tế còn đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi Chính phủphải có những điều hành quyết liệt hơn nữa bảo đảm ngăn chặn đà suy giảm, ổn địnhkinh tế vĩ mô, hướng tới mức tăng trưởng cao hơn Tốc độ tăng giá tiêu dùng từ tháng6/2008 đã giảm dần Các cân đối vĩ mô như ngân sách nhà nước, tín dụng tiền tệ, cáncân thanh toán quốc tế đề ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng và các chỉ số về nợ nước ngoàiđều trong giới hạn an toàn Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 đạt 6,23%, chỉ số tiêudùng khoảng 24% Đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tực tăng cao, theo đó, tổng vốnđầu tư cả nước khoảng 10-11 tỷ USD Thu ngân sách nhà nước đạt 399 tỷ đồng, tăng26,3% so với năm trước Tỷ lệ động viên và ngân sách nhà nước bằng 26,8% An ninh
xã hội được đảm bảo Lạm phát 2008: 24% Tuy nhiên sau khi Nhà nước áp dụng cácchính sách tiền tệ tài khóa thắt chặt, lạm phát được kiềm chế thì tình hình kinh tế lại có
sự thay đổi trái chiều: Kinh tế rơi vào tình trạng trì trệ, giảm phát xảy ra Đối phó vớitình hình này, Nhà nước đã vận dụng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nớilỏng Cụ thể, hiện nay nhà nước đã sử dụng gói kích cầu 143.000 tỷ đồng ( xấp xỉ 8 tỷUSD) và 17.000 tỷ đồng (tương đương với 1 tỷ USD) vốn vay có bảo lãnh để khuyếnkhích sản xuất trong nước, kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường suất khẩu Trong
đó, hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng 1.700 tỷ đồng, tạm hoãn thu hồi vốn đầu tư xâydựng cơ bản ứng trước 3.400 tỷ đồng, ứng trước dự đoán năm sau 37.200 tỷ đồng,chuyển nguồn vốn đầu tư năm 2008 sang năm 2009: 27.600 tỷ đồng, thực hiện chínhsách miễn, giảm thuế 28.000 tỷ đồng, phát hành bổ sung vốn trái phiếu chính phủ20.000 tỷ đồng, các khoản chi kích cầu khác và đram bảo an ninh xã hội 9.800 tỷđồng Nếu như với công cụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu hạ lãisuất cơ bản ( từ 14% xuống còn 7%), từ đó lãi suất cho vay và lãi suất huy động củacác ngân hàng thương mại cũng giảm theo thì với công cụ chính sách tài khóa, Nhànước đang chú ý hơn đến giải ngân nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu chínhphủ tốt hơn để tạo công ăn việc làm cho người dân, tiêu thụ một số mặt hàng nội địa
để kích cầu trong nước
2 Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2009
Năm 2009 là năm rất khó khăn đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung và ngành Tàichính nói riêng, khi mà nền kinh tế vừa phải trải qua một nhiệm vụ chống lạm phát
Trang 6trong năm 2008, lại phải đối mặt với những khó khăn do suy giảm từ kinh tế toàn cầuvào cuối năm 2008- đầu năm 2009, cộng với những diễn biến phức tạp của thiên tai, lũlụt, dịch bệnh, ( xuất, nhập khẩu trên 150% GDP); khu vực FDI tuy chỉ chiếm 27%tổng cầu đầu tư xã hội, nhưng luôn đạt từ 55% đến 70% tổng kim ngạch xuất, nhậpkhẩu, nên sau khi khủng hoảng nổ ra, thị trường xuất khẩu và đầu tư thế giới giảm sútđột ngột, nền kinh tế Việt Nam lập tức rơi vào suy giảm, từ mức tăng trưởng trên 7%( năm 2008) xuống còn 3,1% vào quý I-2009 Gía một số mặt hàng xuất khẩu chínhgiảm mạnh, như giá gạo trong tháng 10-2009 giảm tới 20%, cà phê giảm tới 34,5%; ca
su giảm gần 50% Một số vấn đề nữa là, với quy mô nền kinh tế còn nhỏ, xuất phátđiểm thấp nhưng đã hội nhập sâu, rộng vào khu vực và thế giới trên tất cả các cấp độ,kèm theo đó, trong năm 2008 và 2009, thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra vớicường độ và mức độ lớn Đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng,thất nghiệp cao… Nền kinh tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt.Một số doanh nghiệp bị phá sản, số còn lại liên tục gặp khó khăn
Chính phủ đã thực hiện các biện pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảmkinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững Một trong những giải phápchủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu
Gói kích cầu thứ nhất đã được triển khai nhằm hỗ trợ lãi xuất khoảng 17.000 tỉđồng
Gói kích cầu thứ hai: với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỉ USD, hỗ trợ lãi suất trongtrung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư , phát triển sản xuất
Ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô và đào tạo việc làm, đây là hai điều quan trọng nhất thểhiện khá rõ vai trò của nhà nước thông qua gói kích cầu Việc thực hiện một cách linhhoạt và đồng bộ các chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đã giúp nền kinh
tế Việt Nam vượt qua được khủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt5.3%, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% ( từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán
và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước
Năm 2009, mặc dù có nhiều khó khăn do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính vàsuy thoái kinh tế nhưng thương mại của Việt Nam với các nước khác vẫn đạt khoảng
Trang 7130 tỷ USD Việt Nam cũng có 457 dự án đầu tư đang thực hiện ở 50 quốc gia và vùnglãnh thổ, với số vốn khoảng 7,2 tỷ USD; đặc biệt hợp tác đầu tư với Lào, Campuchia,Liên Bang Nga ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực Việc thực hiện mộtcách linh hoạt đồng bộ các chính sách vĩ mô khác giúp nền kinh tế Việt Nam vượt quakhủng hoảng và tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 5,3%, là 1/12 nước có GDPtăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực ĐôngNam Á.
3 Chính sách tài khóa ở Việt Nam năm 2010
Bước vào giá đoạn hậu khủng hoảng, đòi hỏi đặt ra là xây dựng chính sách như thếnào để đảm bảo kinh tế- xã hội phát triển ổn định, vững chắc trong bối cảnh còn nhiềukhó khăn… Đổi mới hoạch định chính sách tài chính ( CSTC) thời kì hậu khủng hoảng
là vấn để thu hút được sự quan tâm của đông đảo những người làm công tác quản lí tàichính, của các nhà khoa học và nghiên cứu
Thứ nhất, tăng cường vai trò chủ động, tích cực điều tiết vĩ mô nền kinh tế của các
CSTC và công cụ tài chính CSTC phải nhằm mục tiêu trước hết là nâng cao và tăngtrưởng tiềm lực tài chính quốc gia, đảm bảo tỉ lệ tích lũy, tiết kiệm dành cho đầu tưtoàn xã hội đạt trên 40% GDP Đồng thời, phải gớp phần thiết lập và duy trì môitrường tài chính lành mạnh, giải phóng các nguồn lực tài chính và sức sản xuất của nềnkinh tế, bồi dưỡng và mở rộng nguồn thu NSNN, tạo động lực mạnh mẽ cho sự pháttriển và duy trì các cân đối lớn trong nền kinh tế CSTC phải gắn kết đồng bộ với cácchính sách kinh tế để định hướng và khuyến khích các DN và nhân dân đầu tư, kinhdoanh Tôn trọng nguyên tắc công khai, công bằng, hiệu quả trong chính sách độngviên, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân Đa dạng hóa các công cụ và hìnhthức tổ chức tài chính, tiền tệ phi ngân hàng và các quỹ đầu tư, các trung gian tài chínhnhằm động viên và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế- xã hội,thúc đẩy xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp
Thứ hai, chính sách và giải pháp về thu NSNN: Ngành thuế tiếp tục triển khia quyết
liệt các giải pháp quản lí thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu cho NSNN, trong đó tậptrung các giải pháp mang tính cải cách đột phá như sau:
Trang 8Cơ quan thuế các cấp thường xuyên tổ chức rà soát, đánh giá phân tích, dự báo nhữngyếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN trên địa bàn, làm rõ những khoản còn thấtthoát, các nguồn thu còn tiềm năng Đặc biệt, tăng cường công tác phân tích, dự báonhững tác động bất thường của giá cả, thị trường tín dụng trên thế giới và trong nướctác động đến stifnh hình thu nộp NSNN của khối DN để có những đề xuất, kiến nghịgiải pháp kinh tế vĩ mô ngăn chặn đà suy giảm nguồn thu NSNN.
Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, tiếp tục rà soát và điều chỉnh tất cảcác thủ tục hành chính thuế theo chuẩn mực quốc tế, rút ngắn đến mức thấp nhất thờigian tuân thủ thuế, tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế Ngành Thuế tiếp tục theodõi, phát hiện để có ý kiến đề nghị với các ngành, các cấp có thẩm quyền tháo gỡnhững khó khăn, vướng mắc về vốn, thị trường, giá cả, xử lý kịp thời các cơ chế chínhsách gây ảnh hưởng xấu đến tình hình SXKD của DN, tạo điều kiện cho các tổ chức,
cá nhân đẩy mạnh hoạt động đầu tư, phát triển SXKD, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Kiểm soát, xử lý triệt để các khoản nợ đọng thuế, trình cấp có thẩm quyền các biệnpháp xử lý vướng mắc về nợ thuế, tập trung lực lượng triển khai các biện pháp thu hồi
nợ thuế; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế trên cơ sở phân tích thông tin và
tờ khai hàng tháng để lựa chọn những đối tượng có dấu hiệu gian lận thuế, bổ sung vào
kế hoạch thanh tra, kiểm tra, đặc biệt tập trung vào nhóm DN lớn, các Tập đoàn, Tổngcông ty, các địa bàn trọng điểm có số thu lớn, các ngành hàng, các lĩnh vực, các loạihình tổ chức có dấu hiệu thất thu lớn Tập trung tổng hợp, rà soát các kết quả sau thanhtra để có biện pháp xử lý đôn đốc, thu hồi kịp thời các khoản mà thanh tra đã kết luậnvào NSNN
Thứ ba, về chi NSNN:
Tập trung và quản lý tốt các nguồn lợi và lợi ích quốc gia Cơ cấu lại các khoản chingân sách, cơ cấu lại nguồn vốn và vốn đầu tư, tăng tỷ lệ chi NSNN theo tốc độ tăngtrưởng kinh tế và hiệu quả quản lý kinh tế Ưu tiên tăng chi NSNN cho các mục tiêuchiến lược, mục tiêu xã hội trọng điểm, cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cho phát triểnnguồn lực, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh những mặt hàng và lĩnh vực trọng điểm Cóchính sách đầu tư thích đáng và cơ chế tài chính phù hợp của các vùng kinh tế trọng
Trang 9điểm, làm động lực phát triển của cả nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện đầu tư tốt hơn chocác vùng khó khăn, vùng sâu,vùng xa và các địa phương nghèo, chậm phát triển.
Đối với chi đầu tư phát triển, cần chú trọng nâng cao hiệu quả của các khoản chi,không nên tăng chi nhiều vì kéo theo thâm hụt ngân sách lớn gây ra nhiều hậu quả khókhắc phục sau khi suy thoái chấm dứt (thâm hụt NSNN lớn, lạm phát cao) Khôngthiên về đầu tư vào các dự án thâm dụng vốn và thâm dụng nhập khẩu mà chuyển sangcác dự án sử dụng nhiều lao động Mục tiêu phải là tạo càng nhiều việc làm càng tốt.Đầu tư của NSNN cần được thực hiện bình đẳng, tránh đổ vốn vào các DN lớn kémhiệu quả vì làm như vậy tình trạng sẽ trầm trọng thêm Nên chỉ tập trung xem xét chiđầu tư phát triển số rất ít dự án lớn về cơ sở hạ tầng (đã gần hoàn thành, có ý nghĩathực tế) để duy trì và tạo việc làm, tiêu thụ vật liệu xây dựng đang tồn đọng
Các khoản chi, đặc biệt là chi hỗ trợ (kể cả hỗ trợ tín dụng) cho các DN cần kèm theonhiều điều kiện cụ thể Chính sách hỗ trợ cho các DN cần kèm theo điều kiện hạn chếviệc thưởng hoặc trả lương cao cho người quản lý, thời hạn hỗ trợ mang tính cứu giúpnên phải ngắn, hiệu quả phải đo lường được (số hoá), ngay khi DN không đáp ứngđược thì phải thu hồi Tạo thêm việc làm hoặc giữ nguyên số nhân công của DN cũng
là điều kiện cần thiết với các DN Với các DN đang thua lỗ, cần kiểm tra kỹ phương ánxin cứu trợ, hỗ trợ
Đối với chi thường xuyên, xem xét tăng chi thường xuyên với lượng vừa đủ để tăngcường chi cho an sinh xã hội, trợ cấp cho người có thu nhập thấp, chú trọng chi chocứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, Gia tăng hơn việc chi hỗ trợ tạo việclàm, hỗ trợ mất việc làm (hoặc hỗ trợ DN để DN duy trì nhân công) vì mức độ “ngấm”suy thoái trầm trọng hơn Tuy nhiên, xét tổng thể cũng không nên tăng chi thườngxuyên nhiều mà cố gắng co kéo với mức dự toán ngân sách chấp nhận được.- Cả chiđầu tư và chi thường xuyên cần tăng cường cơ chế giám sát đồng thời rà soát để giảmnhững thủ tục hành chính phiền hà không cần thiết, làm chậm hiệu lực đầu
Thứ tư, nâng cao năng lực, hiệu lực của hệ thống giám sát tài chính - tiền tệ, đảm bảo
an ninh tài chính quốc gia, kiểm soát chặt chẽ các luồng vốn, các dòng chuyển dịchvốn (đặc biệt là vốn ngắn hạn), các khoản vay nợ, trả nợ Tăng cường hiệu lực, hiệuquả của hệ thống giám sát bằng nghiệp vụ, bằng tổ chức có sẵn trong bản thân công tác
Trang 10tài chính, bản thân từng quy trình nghiệp vụ tài chính, kế toán Tăng cường và nângcao tính hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, bộ máy và quy trình kiểm soát nội bộ;đảm bảo mọi hoạt động tài chính, sự luân chuyển của từng dòng tiền của Nhà nước,của Ngân khố phải được kiểm tra, kiểm kê và giám sát thường xuyên, liên tục Hoạtđộng tài chính, tiền tệ của cáctổ chức, các quỹ tài chính nhà nước, các trung gian tàichính phải được giám sát từ xa, phải có hệ thống cảnh báo Cần tạo dựng thói quencông khai tài chính trong đời sống xã hội Sử dụng phương pháp quản lý chi tiêu theokết quả đầu ra Chuẩn bị tốt cho việc áp dụng chính sách chi tiêu trung hạn Coi trọngmục đích và kết quả sử dụng NSNN chứ không phải mức chi hay mức cắt giảm chiNSNN.
Tóm lại, vận hành CSTC thể hiện nghệ thuật điều hành và quản lý hoạt động tàichính.CSTC phải phục vụ cho những mục tiêu tài chính cụ thể CSTC cùng với chínhsách tiền tệ là một bộ phận cấu thành của chính sách kinh tế vĩ mô CSTC phải đượcthực tế cuộc sống chấp nhận CSTC bao hàm tất cả các chủ trương, giải pháp tài chínhnhà nước, tài chính DN, tài chính dân cư; các chủ trương, giải pháp về DNNN (thu, chi
và cân đối), về vốn, tín dụng; về vốn và đầu tư phát triển; về hoạt động kinh doanh vàhiệu quả kinh tế Triển khai tốt và tích cực các CSTC sau khủng hoảng một cách chủđộng sẽ góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia ổn định và năng động
4 Chính sách tài khóa mở rộng ở Việt Nam năm 2011
Thực trạng
Theo Báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngânsách nhà nước 6 tháng đầu năm 2011, tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầunăm 2011 ước đạt 327,8 nghìn tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán năm, tăng 22,8% sovới cùng kỳ năm 2010 Tổng chi ngân sách nhà nước ước đạt 355,6 nghìn tỷ