1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở việt nam từ 2008 đến 2012 cho biết nhậnthức của bạn về sự cần thiết của chính sách này trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ 2008 đến 2012. Cho biết nhận thức của bạn về sự cần thiết của chính sách này trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
Tác giả Nguyễn Tiến Hùng, Khương Thu Hương, Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Khánh Huyền, Nguyễn Thu Huyền, Trần Thị Ngọc Huyền
Người hướng dẫn Đặng Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế học vĩ mô
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 408,51 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU (5)
    • 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu (5)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
    • 3. Phạm vi nghiên cứu (7)
    • 4. Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (7)
  • PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN (8)
    • I. Khái niệm, phân loại thất nghiệp (8)
      • 1. Thế nào là thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp (8)
      • 2. Phân loại thất nghiệp (8)
      • 3. Nguyên nhân của thất nghiệp (10)
      • 4. Tác động của thất nghiệp (11)
      • 5. Biện pháp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp (11)
    • II. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp (13)
      • 1. Mối quan hệ trong ngắn hạn (13)
      • 2. Mối quan hệ trong dài hạn (14)
  • PHẦN III. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam GIAI ĐOẠN 2008 - 2012 (14)
    • 1. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008 - 2009 (14)
    • 2. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010 – 2011 (16)
    • 3. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012 (18)
  • PHẦN IV. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ NHẰM GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM (19)
    • I. Chính sách của chính phủ về kinh tế trong nước (19)
      • 1. Gói kích cầu của chính phủ (19)
      • 2. Chính sách tài khóa (20)
      • 3. Chính sách thu hút vốn đầu tư (20)
      • 4. Chính sách xuất khẩu lao động (23)
      • 5. Chính sách tiền tệ (23)
    • II. Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn lao động (24)
      • 1. Hướng nghiệp hiệu quả (24)
      • 2. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động (25)
      • 3. Những biện pháp khác (25)
    • III. Các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp (26)
    • IV. Một số chính sách khác (27)
  • PHẦN V. KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Đề tài nghiên cứu “Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở ViệtNam từ 2008 đến 2012” góp phần làm sáng tỏ thực trạng tỷ lệ thất nghiệp, các giảipháp nhằm giảm tình trạng nà

PHẦN MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, thế giới đã có không ít bước tiến nhảy vọt về nhiều mặt, đưa nền văn minh nhân loại ngày càng trở nên tân tiến. Khoa học kỹ thuật được vận dụng nhiều vào đời sống, xã hội Trong công cuộc đổi mới đó, nước ta những năm gần đây với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật cũng đã tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt Đối với Việt Nam, Đảng và Chính phủ xem đây là một cơ hội và thách thức lớn đối với Việt Nam Bên cạnh những thành tựu cũng có không ít những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghệp.

Thất nghiệp là vấn đề cả thế giới cần quan tâm Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức cao Vấn đề thất nghiệp, các chính sách giải quyết việc làm, mối quan hê ̣ giữa thất nghiê ̣p với tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề “nóng bỏng và không kém phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến con người Việt Nam đầu những năm của thế kỷ 21 nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng Tỷ lệ thất nghiệp tăng, càng nhiều người phải đối mặt với khó khăn, áp lực về tài chính, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bản thân người lao động, của gia đình và ảnh hưởng đến xã hội, nền kinh tế của đất nước Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như: gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc cho nên giải quyết vấn đề thất nghiệp đang là “vấn đề cấp bách và cần thiết” đưa nền kinh tế đất nước đi lên Do đó, Đảng và Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực trong việc tìm ra các giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp

Trong những năm 2008-2012 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến chuyển tốt, Tuy vẫn còn có những hạn chế nhất định, song các giải pháp và chính sách mà Chính phủ đưa ra đã cải thiện được phần nào tình trạng thất nghiệp.

Vì vâ ̣y đề tài thảo luân của nhóm là : “Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ 2008 đến 2012”.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp của Đảng vàChính phủ ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 Qua đó có cái nhìn và hiểu biết sâu sắc thực trạng thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn này Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm tình trạng thất nghiệp và phương hướng phát triển trong tương lai.

Phạm vi nghiên cứu

Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012.

Đối tượng nghiên cứu

Giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các giải pháp về tình trạng thất nghiệp là vấn đề “cấp bách và cần thiết” của mọi quốc gia trên toàn thế giới. Thất nghiệp là một biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia và ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của người lao động Tình trạng thất nghiệp tăng có nghĩa nền kinh tế của nước đó đang suy thoái, góp phần trong sự suy thoái kinh tế toàn cầu, đây cũng là nguyên nhân đẩy nền kinh tế đến bờ vực của lạm phát Đề tài nghiên cứu “Phân tích các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam từ 2008 đến 2012” góp phần làm sáng tỏ thực trạng tỷ lệ thất nghiệp, các giải pháp nhằm giảm tình trạng này của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến 2012. Ý nghĩa thực tế: Kết quả của nghiên cứu sẽ thể hiện lên tình trạng thất nghiệp của

Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2012, và phân tích được các giải pháp của Đảng và Chính phủ nhằm giảm tình trạng thất nghiệp đã thực hiện có đúng đắn hay không, có giúp tình trạng thất nghiệp giảm hay vẫn tiếp tục tăng làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong khoảng thời gian này Từ đó giúp chúng ta hiểu hơn về các giải pháp để nhằm làm giảm tình trạng thất nghiệp có phù hợp, tương thích với nền kinh tế của nước ta không.

Việc phân tích các giải pháp nhằm làm giảm tình trạng thất nghiệp của nước ta trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012 giúp Đảng và Chính phủ ta lựa chọn được các giải pháp đúng đắn nhất và có các biện pháp để thay đổi các giải pháp còn hạn chế như:đầu tư phát triển nguồn nhân lực mở rộng thị trường, thu hút đầu tư từ nước ngoài, nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp của nước ta trong những năm tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Khái niệm, phân loại thất nghiệp

1 Thế nào là thất nghiệp và tỉ lệ thất nghiệp

Lực lượng lao động xã hội là một bộ phận của dân số bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, có nhu cầu lao động (và những người ngoài độ tuổi nhưng trên thực tế có tham gia lao động).

Thất nghiệp là những người trong lực lượng lao động xã hội không có việc làm và đang tích cực tìm kiếm việc làm.

Tỷ lệ thất nghiệp là % số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.

Trong đó: Lực lượng lao động xã hội (LLLĐXH) = Số người có việc làm + Số người thất nghiệp

Thất nghiệp là một hiện tượng phức tạp cần được phân loại để hiểu rõ về nó Có thể chia thành các loại như sau :

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp

− Thất nghiệp chia theo giới tính (nam – nữ)

− Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi – nghề)

− Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn,…)

− Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

− Thất nghiệp chia theo trình độ học vấn

2.2 Phân theo lý do thất nghiệp

− Bỏ việc: Là những người tự ý xin thôi việc vì những lí do khác nhau như lương thấp, không hợp nghề,…

− Mất việc: Là những người bị các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó

− Nhập mới: Là những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.

− Tái nhập: Là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay trở lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.

2.3 Phân theo nguồn gốc thất nghiệp

− Thất nghiệp tạm thời: Là loại thất nghiệp phát sinh do sự di chuyển không ngừng của người lao động giữa các vùng, các loại công việc hoặc giữa các giai đoạn khác nhau của cuộc sống Thậm chí trong một nền kinh tế có đủ việc làm vẫn luôn có sự chuyển động nào đó như một số người tìm việc làm sau khi tốt nghiệp hoặc di chuyển chỗ ở từ nơi này sang nơi khác; phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi sinh con…

− Thất nghiệp cơ cấu: Xảy ra do sự không ăn khớp giữa cơ cấu của cung và cầu lao động về kỹ năng, nghành nghề, địa điểm,…

− Hai loại thất nghiệp trên chỉ xảy ra ở một bộ phận thị trường lao động.

− Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do thiếu cầu): Xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm Nguyên nhân chính là do sự suy giảm tổng cầu trong nền kinh tế và gắn với thời kỳ suy thoái của chu kỳ kinh tế Thất nghiệp này xảy ra trên toàn bộ thị trường lao động.

− Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Xảy ra khi tiền lương được ấn định cao hơn mức lương cân bằng thực tế của thị trường lao động Loại thất nghiệp này do các yếu tố chính trị - xã hội tác động.

− Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động giảm xuống Nguồn gốc chính là sự suy giảm tổng cầu.

2.4 Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp

− Thất nghiệp tự nguyện: Chỉ những người “tự nguyện” không muốn làm việc do việc làm và mức lương chưa phù hợp với mong muốn.

− Thất nghiệp không tự nguyện: Chỉ những người muốn đi làm ở mức lương hiện hành nhưng không được thuê.

− Thất nghiệp tự nhiên: Là mức thất nghiệp khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng Tại đó, mức tiền lương và giá cả là hợp lý, các thị trường đều đạt cân bằng dài hạn.

− Thất nghiệp trá hình (còn gọi là hiện tượng khiếm dụng lao động):là hiện tượng xuất hiện khi người lao động được sử dụng dưới mức khả năng mà bình thường người lao động sẵn sàng làm việc Hiện tượng này xảy ra khi năng suất lao động của một ngành nào đó thấp, thất nghiệp loại này thường gắn với việc sử dụng không hết thời gian lao động.

2.5 Mô tả các loại thất nghiệp

− Tại mức lương W*/P: AB là thất nghiệp chu kỳ (không tự nguyện), CD là thất nghiệp tự nguyện (tự nguyện)

− Tại mức lượng W1/P: DE là thất nghiệp chu kỳ (không tự nguyện), EF là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, FG là thất nghiệp tự nhiên,

− EG = EF + FG là thất nghiệp tự nguyện

− Thất nghiệp tự nhiên luôn là thất nghiệp tự nguyện, nhưng thất nghiệp tự nguyện chưa chắc là thất nghiệp tự nhiên.

3 Nguyên nhân của thất nghiệp

Người lao động cần có thời gian để tìm được việc làm phù hợp nhất đối với họ.

− Do sự thay đổi nhu cầu lao động giữa các doanh nghiệp.

− Do sự thay đổi nhu cầu làm việc của người lao động

− Luôn có những người mới tham gia hoặc tái nhập vào lực lượng lao động.

Sự vượt quá của cung so với cầu lao động.

− Do Luật tiền lương tối thiểu, tác động của các tổ chức công đoàn.

− Do cơ cấu kinh tế thay đổi.

− Do tính chu kỳ của nền kinh tế.

4 Tác động của thất nghiệp

− Nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.

− Cá nhân và gia đình người thất ngiệp chịu nhiều thiệt thòi từ việc mất nguồn thu nhập, kỹ năng xói mòn, tâm lý không tốt.

− Mối quan hệ giữa thay đổi về sản lượng thất nghiệp đã được Arthur Okun phát hiện, được gọi là quy luật Okun Quy luật Okun phản ánh rằng : Khi GDP giảm 2% so với GDP tiềm năng thì mức thất nghiệp tăng 1% Như vậy nếu GDP ban đầu là 100% tiềm năng giảm xuống còn 98% tiềm năng đó, thì mức thất nghiệp sẽ tăng từ 6% lên 7%.

− Quy luật Okun thể hiện mối quan hệ giữa sản lượng tiềm năng (Y*), sản lượng thực tế (Y) với tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un) và tỉ lệ thất nghiệp thực tế (Ut).

− Dễ nảy sinh ra nhiều tệ nạn xã hội.

− Chính phủ phải chi nhiều tiền trợ cấp thất nghiệp.

− Người lao động giảm lòng tin đối với chính sách của chính phủ.

5 Biện pháp giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp Đối với thất nghiệp tự nhiên:

− Tăng cường hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm.

− Tăng cường đào tạo và đào tạo lại các nguồn lực.

− Cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.

− Tạo thuận lợi cho di cư lao động.

− Đối với thất nghiệp tự nguyện:

− Tạo ra công ăn việc làm và mức lương tốt hơn tại mọi mức tiền lương thu hút đề thu hút lao động hơn.

− Tổ chức các chương trình dạy nghề và tổ chức tốt các thị trường lao động. Đối với thất nghiệp chu kỳ:

− Áp dụng các chính sách tài khóa, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, thu hút được nhiều lao động hơn.

Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp

1 Mối quan hệ trong ngắn hạn Đường Phillips ngắn hạn và mô hình AD – AS

Sự dịch chuyển của đường Phillips trong ngắn hạn Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển khi đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển

− SRAS dịch chuyển sang trái thì SRPC dịch chuyển sang phải (sự đánh đổi ít thuận lợi hơn)

− SRAS dịch chuyển sang phải thì SRPC dịch chuyển sang trái (sự đánh đổi thuận lợi hơn)

Tại mỗi đường Phillips ngắn hạn thì đường Phillips sẽ không bị dịch chuyển (π không thay đổi – lạm phát thực tế bằng lạm phát kì vọng) nếu nền kinh tế ở mức thất nghiệp tự nhiên.Vì thế người ta còn gọi tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là NAIRU (non- accelerating inflation rate of unemployment): mức thất nghiệp không làm gia tăng lạm phát.

2 Mối quan hệ trong dài hạn Đường Phillips trong dài hạn và mô hình AD – AS

Trong đó: Y: Mức sản lượng tiềm năng, U*: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

Kết luận về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp trong mô hình đường Phillips:

 Trong ngắn hạn, nền kinh tế vận động theo các đường PC Có sự đánh tạm thời giữa lạm phát và thất nghiệp trong thời gian nền kinh tế tự điều chỉnh bởi các cơn sốt cầu, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bởi các cơn sốt cung.

 Trong dài hạn, không tồn tại mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp.

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam GIAI ĐOẠN 2008 - 2012

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008 - 2009

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2008:

Bảng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn 2008:

Tỷ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Cả nước 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10 Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23

Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34

Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65 Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69 Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm gần đây tình cho khu vực thành thị Với cách tính này,tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2008 là 4,65%, tăng 0,2% so với năm 2007

Theo thống kê của Bộ lao động thương binh xã hội, hết năm 2008, cả nước có gần 30000 lao động tại khối doanh nghiệp bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm.

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2009:

Bảng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn 2009

Tỷ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Cả nước 2,9 4,6 2,25 5,61 3,33 6,51 Đồng bằng sông Hồng 2,69 4,59 2,01 5,46 2,49 6,57

Trung du và miền núi phía

Tây Nguyên 2 3,05 1,61 5,73 4,99 6 Đông Nam Bộ 3,99 4,54 3,37 3,31 1,5 5,52 Đồng bằng sông Cửu Long 3,31 4,54 2,97 9,33 5,46 10,49

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo Báo cáo của bộ Lao động – Thương binh và Xã hộ, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế cả nước có 133,262 lao động bị mất việc làm – chiếm 18% lao động làm việc trong các doanh nghiệp có báo cáo, chưa kể 40.348 người lao dộng ở các lang nghề bị mất việc làm và khoảng 100000 người phải giảm giờ làm, nghỉ luôn phiên.

Tổng cụ thống kê năm 2009, cho biết tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị Việt nam năm 2009 là 4,6% và ở nông thôn là 2,25% Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh Xã hội năm 2009, cả nước đã tạo ra việc làm ở nông thôn là 6,1% còn khu vực thành thị là 2,3% cho 1,51 triệu lao động, đạt 88,8% kế hoạch năm, trong đó, tạo việc làm trong nước là 1,473 triệu người và xuất khẩu lao động trên

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010 – 2011

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2010:

Bảng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn 2010

Tỷ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Cả nước 2,88 4,29 2,30 3,57 1,82 4,26 Đồng bằng sông Hồng 2,64 3,72 2,22 3,49 1,58 4,24

Trung du và miền núi phía

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung 2,97 5.02 2,33 4,46 2,86 4,95

Tây Nguyên 2,16 3,35 1,69 3,70 3,38 3,83 Đông Nam Bộ 3,95 4,70 2,98 1,22 0,60 1,99 Đồng bằng sông Cửu Long 3,63 4,04 3,52 5,56 2,84 6,35

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tổng cục thống kê cho biết, lực lượng lao động trong độ tuoir nước ta năm 2010 khoảng 46,21 triệu người, tăng 2,12% so với năm 2009 Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,88%.

Nền kinh tế của thế giới năm 2010 đang từng bước phục hôi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và đang có những chuyển biến khá tích cực, nhưng nhìn chung chưa ổn định và cón có nhiều yếu tố tác động đến nền kinh tế của nước ta Bên cạnh đó tình hình thiên tai liên tiếp xảy ra cũng làm ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động sản xuất và đời sống của người lao động Những tác động này đã tác động đến tỷ lệ thất nghiệp năm 2010 của nước ta vượt đến 2,88%.

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2011:

Bảng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn 2011

Tỷ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Cả nước 2,27 3,60 1,71 2,95 1,56 3,55 Đồng bằng sông Hồng 2,00 3,42 1,43 3,20 1,45 3,89

Trung du và miền núi phía

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung 2,29 3,96 1,74 3,40 2,70 3,63

Tây Nguyên 1,32 1,96 1,06 3,09 2,27 3,40 Đông Nam Bộ 3,21 4,13 1,83 0,80 0,40 1,40 Đồng bằng sông Cửu Long 2,79 3,36 2,62 4,79 2,82 5,37

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn và ngược lại tình trạng thiếu việc làm ởkhu vực nông thôn thường cao hơn khu vực thành thị Năm

2011, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị là 3,6% và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn là 3,56% Đây là một trong những nét đặc thù của thịtrường lao động nước ta trong nhiều năm gần đây.

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 giảm xuống 2,27% từ 2,88% năm 2010, là mức thấp nhất trong 4 năm gần đây Nước ta bắt đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội

5 năm 2011-2015 nên có nhiều thuận lợi như Chính trị ổn định nền kinh tế - xã hội được khôi phục sau năm 2010 đầy biến động của lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp năm 2011 so với các năm 2008, 2009, 2010

Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam năm 2012

Bảng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn 2012

Tỷ lệ thất nghiệp Tỉ lệ thiếu việc làm

Cả nước 1,99 3,25 1,42 2,74 1,54 3,26 Đồng bằng sông Hồng 1,89 3,47 1,25 2,51 1,08 3,08

Trung du và miền núi phía

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung 2,21 3,96 1,62 3,24 2,49 3,48

L c l ự ượ ng lao đ ng ộ T l thấất nghi p ỷ ệ ệ Đông Nam Bộ 2,64 3,24 1,73 0,94 0,57 1,49 Đồng bằng sông Cửu Long 2,15 2,85 1,93 4,56 2,95 5,05

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo số liệu Tổng cục thống kê 2012 cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi là 1,99% Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trong độ tuổi ở khu vực nông thôn là 1,42% và ở khu vực thành thị là 3,25% Bên cạnh đó tỷ lệ thiếu việc làm của người lao động trong độ tuổi là 2,8%, trong đó khu vực nông thôn là 3,26% và khu vực thành thị là 1,54%.

Nền kinh tế - xã hội của nước ta năm 2012 tiếp tục bất ổn vì chịu ảnh hưởng của việc khủng hoảng tài chình tại Châu Âu Nhiều bất lợi từ việc suy giảm nền kinh tế thế giới gây ra những ảnh hưởng khá xấu đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống nước ta Vì vậy mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã buộc phải thu hẹp phạm vi hoạt động, dừng các hoạt động kinh doanh hoặc giải thể Những tác động trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong năm 2012.

PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP CHÍNH PHỦ NHẰM GIẢM TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Chính sách của chính phủ về kinh tế trong nước

1 Gói kích cầu của chính phủ

Nhằm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc bơm vốn và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm.

Kích cầu bằng việc đầu tư và phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cai tạo, nâng cấp các công trình đang xuống cấp trên phạm vi rộng nhằm giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như phản nàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dư thừa do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái.

Chính phủ có thể đầu tư gói kích cầu 5-6 tỉ USD để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo nhiều công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến để mở rộng thị trường, hỗ trợ sản xuất ở nông thôn.

Khi nền kinh tế suy thoái: Biểu hiện tình trạng sản lượng quốc gia ở mức thấp hơn mức sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi ngân sách hoặc giảm thuế hoặc cả hai Kết quả làm tổng cầu tăng lên, sản lượng tăng, tạo thêm nhiều việc làm và giảm thất nghiệp.

Chương trình cắt giảm thuế: Bộ tài chính đã nhanh chóng hướng dẫn thi hành các ưu đãi trong lĩnh vực thuế, phí và thủ tục Giảm thuế VAT cho một loạt mặt hàng, Giảm, giãn nộp thuế, hoàn thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập doanh nghiệp, Thu nhập cá nhân, điều chỉnh hàng rào thuế quan trong khuôn khổ cho phép của cam kết WTO để hỗ trợ sản xuất trong nước.

Tăng chi ngân sách: Tăng chi đầu tư xây dựng cơ bản: bổ sung vốn trái phiếu chính phủ Nỗ lực tăng chi an sinh xã hội, như chi cho các Chương trình 134, 135; chi hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số, các xã đặc biệt khó khăn; trợ cấp thường xuyên; cấp miễn phí thẻ bảo hiểm y tế và miễn giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ và tặng quà Tết; các chương trình huy động “quỹ vì người nghèo”, “ngày vì người nghèo”, cho vay vốn, ưu đãi hoặc hỗ trợ sửa chữa, xây dựng nhà ở và sản xuất kinh doanh đối với các hộ nghèo,…Tăng cường thanh tra giám sát giá cả các mặt hàng thiết yếu trong nề kinh tế, ổn định thị trường.

3 Chính sách thu hút vốn đầu tư

Cần quyết liệt đẩy nhanh quá trình cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy cổ phần hóa Cũng như phải có cơ chế cụ thể để các doanh nghiệp này minh bạch hóa hoạt động, niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Nhà nước cần thực hiện chính sách kinh tế mở cửa để hội nhập quốc tế và đặc biệt là thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn

Vấn đề mang tính quan trọng then chốt trong việc tổ chức nhằm thu hút FDI là tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn Môi trường đầu tư là tổng thể các bộ phận mà ở đó chúng tác động qua lại lẫn nhau và chi phối mạnh mẽ đến các hoạt động đầu tư Buộc các nhà đầu tư phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức và phạm vi hoạt động cho thích hợp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh và đưa đến hiệu quả cao trong kinh doanh.

Phân loại môi trường đầu tư theo nhiều tiêu thức khác nhau và mỗi tiêu thức phân loại đó lại hình thành các môi trường thành phần khác nhau:

− Căn cứ vào phạm vi không gian

− Căn cứ vào lĩnh vực

− Căn cứ vào tính hấp dẫn Đảm bảo các quyền cơ bản của nhà đầu tư gồm:

− Đảm bảo không tước đoạt: Đảm bảo này thông thường được quy định ở những điều khoản đầu tiên của Luật đầu tư nước ngoài cũng như thông qua việc ký kết tham gia vào hiệp định đảm bảo đầu tư đa phương

− Đảm bảo cho những mất mát: Sự đảm bảo diễn ra trong các trường hợp sau: + Quốc hữu hoá: Các nhà đầu tư sẽ quan tâm đến việc chính phủ một nước sẽ có thái độ như thế nào đối với vịêc quốc hữu hoá

+ Phá huỷ do chiến tranh: Thông thường những thiệt hại gây ra bởi chiến tranh từ bên ngoài không được đền bù nhưng những thiệt hại tạo ra từ các vấn đề của quốc gia đó như nổi loạn, khủng bố…thì sẽ được đền bù.

+ Tính không chuyển đổi được của tiền tệ

− Chuyển (gửi) ngoại hối: Đối với các nhà đầu tư nước ngoài khả năng tốt nhất vẫn là không có một qui định gì từ phía nước sở tại Từ đó họ có thể chuyển các khoản tiền về nước một cách tự do Những khoản sau, trong mọi trường hợp các nhà đầu tư nước ngoài phải được chuyển về nước nếu họ muốn: lợi nhuận, các khoản kiếm được khác, lợi tức đầu tư, vốn đầu tư, gốc và lãi của các khoản vay nước ngoài, lương cho nhân viên nước ngoàI, phí kỹ thuật…

Chiến lược bảo hộ và các ưu tiên dành cho các nhà đầu tư và người nước ngoài

Bao gồm các vấn đề sau:

− Việc tuyển dụng người nước ngoài: Việc tuyển dụng người nước ngoài là đảm bảo lợi ích cho các bên đầu tư Một số quy định mà các nước thường sử dụng để qui định để qui định việc tuyển dụng người nước ngoài như:

− Quyền sở hữu trí tuệ: Sự đảm bảo quyền sở hữu về sáng chế, nhãn hiệu thương mại cũng là một điều kiện kích thích các nhà đầu tư.

− Sự ưu tiên với các nhà đầu tư chính phủ: Các khoản vay hay nguồn trợ giúp từ phía chính phủ được coi là một trong những động lực khuyến khích đầu tư

− Đảm bảo cho một môi trường cạnh tranh bình đẳng

Hướng nghiệp hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn lao động

Thứ nhất, đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về nghề nghiệp, việc làm Tổ chức các hoạt động truyền thông lồng ghép vào các hội nghị, các trang mạng xã hội và hệ thống truyền thông địa phương… để tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hướng nghiệp, lập nghiệp, vay vốn, giải quyết việc làm, thị trường xuất khẩu lao động trong và ngoài tỉnh Tổ chức các hoạt động tư vấn chọn nghề, học nghề, hướng nghiệp thông qua các hình thức như: Ngày hội việc làm, Ngày hội tư vấn, hướng nghiệp,…

Thứ hai, nâng cao năng lực tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề và việc làm cho các cán bộ làm công tác tư vấn, hướng nghiệp

Thứ ba đẩy mạnh các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho thanh thiếu niên: Mở các trang chuyên hướng nghiệp trên website, facebook nhằm tạo môi trường thuận lợi cho … trao đổi, tìm hiểu nghề nghiệp, việc làm Tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm nghề nghiệp trong cơ sở đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp, thông qua các mô hình Đồng thời, quan tâm triển khai công tác hướng nghiệp và đào tạo nghề cho các thanh niên là người dân tộc thiểu số, vùng miền khó khăn; có chính sách hỗ trợ công tác tư vấn cho các đối tượng trên, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc.

Thứ tư, tổ chức các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa kĩ thuật, đào tạo nghề ngắn hạn tại chỗ gắn với giải quyết việc làm Đồng thời, phát triển các mô hình hỗ trợ giải quyết việc làm, như: cộng đồng thanh niên khởi nghiệp, câu lạc bộ “Thanh niên làm kinh tế”… Chú trọng việc ứng dụng các thành tựu chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tư vấn, tuyển sinh đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, người lao động, đảm bảo nhanh chóng, kịp thời nhu cầu của thanh niên hiện nay.

Thứ năm, nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên tự tạo việc làm, tự lập nghiệp; cần xây dựng các chính sách dạy nghề, các chương trình giảm nghèo và các chương trình khác; cần tập trung phát triển nghề nhắn hạn và phổ cập nghề cho lao động nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số, lao động vùng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

2 Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn lao động

Một trong những nguyên nhân gây ra thất nghiệp là do chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội Do đó vấn đề phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải được đặt thành một chiến lược quốc gia Cần huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng quy mô và chất lượng cho việc tào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Thứ nhất, công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế, vì thế ngành GD&ĐT phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù hợp với thực tế Đào tao nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo các trình độ.

Thứ hai, thực hiện phương châm giáo dục và đào tạo không ngừng, suốt đời. Việc giáo dục và đào tạo không chỉ trong quá trình học tập trên ghế nhà trường mà phải học ở cả thực tế, học ở ngoài xã hội Không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến thức Lao động không chỉ hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề mà còn phải biết các kiến thức tổng hợp khác như: ngoại ngữ, tin học, ký năng mềm

Thứ ba, nghiên cứu các chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi tốt nghiệp phổ thông trung học như: quy định đối tượng được phép tham gia thi vào các trường đại học, cao đẳng thông qua điểm học tập; khuyến khích học nghề bằng các học bổng từ ngân sách nhà nước.

Ngoài ra còn phải định hướng, tư vấn nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Kéo dài thời gian học nghề và nâng cao trình độ trung bình Đào tạo và nâng cao năng lực hệ thống quản lý lao động-việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho người lao động học tập suốt đời.

3 Những biện pháp khác Đẩy mạnh thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội Đẩy là tiền đề quan trọng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh xuất khẩu, kích cầu đầu tư và tiêu dùng bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tạo việc làm.

Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp Họ cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu,… mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần sa thải nhân công.

Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.

Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền luơng để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ áp dụng được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết đượctình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

Nhà nước cần tạo điều kiện gìn giữ những ngành nghề truyền thống, cải tiến công nghệ sản xuất, khuyến khích thanh niên ở lại làm giàu ngay trên quê hương mình nơi có tiềm năng nhưng chưa được sử dụng.

Hạn chế gia tăng dân số.

Các chính sách về bảo hiểm thất nghiệp

Ngày 1/1/2009 bảo hiểm thất nghiệp chính thức được áp dụng trên toàn quốc. Nội dung chính của bảo hiểm thất nghiệp là: Đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời gian hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 – 36 tháng với người sử dụng lao động có từ 10 lao động trở lên. Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức tiền lương bình quân, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thất nghiệp Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ là 3 tháng nếu có đủ 12- dưới 36 tháng đóng BHTN; 6 tháng nếu có đủ 36- dưới 72 tháng đóng BHTN; 9 tháng nếu có đủ từ 72- dưới 144 tháng đóng BHTN; 12 tháng nếu có đủ từ 144 tháng đóng BHTN trở lên.

Trên thực tế, luật bảo hiểm xã hội và chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn nhiều kẽ hở khiến người lao động lách luật trục lợi Theo thống kê của các cơ quan bảo hiểm, hiện nước ta có hơn 7,9 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp Khó khăn nhất hiện nay là công tác kiểm tra, xác minh những lao động đăng ký thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Một số chính sách khác

Sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của hệ thống dịch vụ việc làm.

Xem xét điều chỉnh tiền lương tối thiểu, đảm bảo tính cân đối giữa các khu vực có đầu tư nước ngoài và trong nước nhằm mục đích mở rộng thu hút vốn lao động. Cần có các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng trung du, miền núi, hải đảo và nông thôn nghèo.

Tăng cường các chính sách hỗ trợ lao động: giảm tuổi về hưu, giảm giờ làm,… Hạn chế gia tăng dân số.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.

Xúc tiến xây dựng việc làm và chống thất nghiệp.

Thành lập hệ thống hội đồng tư vấn việc làn từ trung ương đến địa phương. Đưa ra các giải pháp để chống suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, giải pháp kích cầu và đầu tư tiêu dùng để thức đẩy sản xuất và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp có thể tạo điều kiện cho nhân viên sản xuất, ăn, nghỉ ngay tại công ty Hoặc cho nhân viên làm việc từ xa, online tại nhà

Cấp ủy, lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng các chính sách tốt để giữ chân người lao động, nhất là các vị trí cần kinh nghiệm dày dặn và tay nghề cao

Quan tâm, phối hợp cùng thực hiện các chương trình, chính sách thu hút lớp lao động trẻ, năng động nhất là những sinh viên mới tốt nghiệp và chưa tìm được việc làm, sẵn sàng tuyển dụng họ vào công ty để đào tạo bài bản, thay thế dần các khâu đang bị thiếu hụt nguồn lao động. Đối với những người lao động:

Chủ động liên hệ trao đổi với chủ doanh nghiệp về những khó khăn, khúc mắc đang gặp phải, nhằm đưa những giải pháp xử lý kịp thời và phù hợp nhất.

Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên.

Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Điều 42 Luật việc làm 2013).

Sự cần thiết của các chính sách Đây là vấn đề rất được quan tâm của Việt Nam cũng như trên toàn Thế giới Có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với các chính sách Thất nghiệp như ngày nay Giảm tỷ lệ thất nghiệp là điều mà Nhà nước Việt Nam luôn hướng đến , các chính sách này là sự cần thiết để có thể can thiệp và tác động vào vấn đề thất nghiệp này Các chính sách giảm thất nghiệp cần can thiệp kịp thời và đúng lúc để có thể đạt hiệu quả tốt nhất Vấn đề này luôn làm Nhà nước ta suy nghĩ vì đây là một vấn đề khó và mang tính cấp thiết trong cuộc sống nhân dân Giải quyết việc làm là một vấn đề kinh tế -xã hội tổng hợp, không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là của mọi ngành, mọi cấp và mọi người.

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w