Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và sau quá trình nghiên cứu tìmhiểu, nhóm em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Phân tích chính sách tài khóavà tình hình thực hiện chí
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
-TIỂU LUẬN
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Đề tài:
CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2012
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lan Anh
Nguyễn Thị Ngọc Anh Phạm Minh Anh
Đỗ Thị Ngọc Ánh Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Đỗ Thị Mai Chi Hoàng Quốc Cường Đặng Tiến Đạt Phạm Thị Kiều Diễm Nguyễn Thế Đông
GVHD: Th.S Vũ Huyền Trang
Trang 2Phần mở đầu
Trang 3Phần mở đầu
Bảng Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Công Việc
GIÁ
CHÚ
1 2021606249 Nguyễn Thị Lan Anh Tốt
2 2021605875 Nguyễn Thị Ngọc Anh Tốt
5 2021604408 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Tốt
9 2021601287 Phạm Thị Kiều Diễm Tốt
Trang 4Phần mở đầu
Mục lục
Bảng Báo Cáo Kết Quả Thực Hiện Công Việc 2
Mục lục 3
Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu 4
Danh mục hình ảnh 4
A Mở đầu 5
1 Lý do ch n đềề tài ọ 5
2 M c đích ụ 5
3 Đốối t ượ ng 5
4 Ph m vi nghiền c u ạ ứ 5
5 Ý nghĩa khoa h c ọ 5
6 Ý nghĩa th c tềễn ự 5
B Nội dung 7
I Nghiền c u lý thuyềốt lý lu n ứ ậ 7
1 C s lý thuyềốt lý lu n ở ở ậ 7
II Nghiền c u th c tềễn ứ ự 9
1 T ng quan vềề kinh tềố vĩ mố 2008-2012 ổ 9
2 Th c tr ng thu chi ngân sách nhà n ự ạ ướ c 2008 – 2012 10
3 Chính sách tài khóa c a Vi t Nam 2008-2012 ủ ệ 11
III Gi i pháp ả 15
1 S câền thiềốt c a chính sách tài khóa ự ủ 15
2 Các bi n pháp ệ 15
3 Kềốt quả 15
C Kết luận và kiến nghị 16
Tài liệu tham khảo 16
Danh mục chữ viết tắt, ký hiệu
Trang 5Phần mở đầu
Danh mục hình ảnh
Hình 1 chính sách tài khóa mở rộng 9
Hình 2 Chính sách tài khóa thu hẹp 10
Hình 3 Tỷ lệ lạm phát ở một số nước trong khu vực 14
Hình 4 Quy mô thu, chi và thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2001 – 2012 14
Hình 5 Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế (%) 15
Hình 6 Tình hình thực hiện vượt dự toán thu - chi qua các năm 2001 - 2011 (đơn vị %) 15
Trang 6Phần nội dung
A Mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đã ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu cũng như nền kinh tế Việt Nam Giai đoạn 2008 đến 2012 là dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt Nam Thêm vào đó, những vấn đề nội tại càng khiến Việt Nam khó khăn và chưa thể thoát khỏi đáy suy thoái
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu, nhóm em quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Phân tích chính sách tài khóa
và tình hình thực hiện chính sách tài khóa ở Việt Nam từ 2008 đến 2012 Cho biết nhận thức của bạn về sự cần thiết của chính sách tài khóa trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô"
2 Mục đích
Mục tiêu nghiên cứu tập trung vào ba nội dung:
+ Làm rõ cơ sở lý luận về chính sách tài khóa
+ Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của chính sách tài khóa ở Việt Nam từ 2008 đến 2012 tới nền kinh tế Việt Nam
+ Đưa ra giải pháp mới cho chính sách tài khóa Việt Nam
3 Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu về ảnh hưởng của chính sách tài khóa ở Việt Nam từ
2008 đến 2012 tới nền kinh tế Việt Nam và sự cần thiết của chính sách tài khóa trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô
4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Phân tích ảnh hướng của chính sách tài khóa của Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 đến 2012
5 Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung những khoảng trống trong lý thuyết của vấn đề về chính sách tài khoá
ở Việt Nam
+ Xây dựng cơ sở lý thuyết phù hợp với tình hình thực trạng của chính sách tài khoá ở Việt Nam
+ Đề xuất các giải pháp khác nhau trong quản lý, tổ chức hệ thống chính sách tài khoá ở Việt Nam
Trang 7Phần nội dung
6 Ý nghĩa thực tiễn
+ Xây dựng luận cứ cho các chương trình phát triển, hoàn thiện cũng như nâng cao tác dụng của chính sách tài khóa ở Việt Nam
+ Giải đáp những nhu cầu trong thực hiện về tổ chức, quản lý điều hành chính sách tài khóa
B Nội dung
I Nghiên cứu lý thuyết lý luận
1 Cở sở lý thuyết lý luận
1.1 Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa (fiscal policy) trong kinh tế học vĩ mô là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế
“Chính sách tài khoá là những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện thành tựu kinh tế
vĩ mô thông qua việc thay đổi chi tiêu của Chính phủ và Thuế”
Thuế (T)
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho nhà nước do luật định đối với các pháp nhân và thể nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước
Thuế ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước Nếu phân loại thuế theo tính chất kinh tế thì thuế được chia làm hai loại: thuế trực thu và thuế gián thu Còn nếu phân loại theo đối tượng đánh thuế thì thuế được chia thành: thuế đánh vào hoạt động kinh doanh và dịch vụ, thuế đánh vào hàng hóa, thuế đánh vào thu nhập và thuế đánh vào tài sản
Chi tiêu của chính phủ (G)
Chi tiêu của chính phủ là khoản tài sản được chính phủ đưa ra dùng vào mục đích chi mua hàng hoá và dịch vụ nhằm sử dụng cho lợi ích công cộng và điều tiết nền kinh
tế vĩ mô
Cũng giống như thuế chi tiêu của chính phủ khi là công cụ của chính sách tài khoá thì nó có chức năng điều tiết nền kinh tế
Trang 8Phần nội dung
1.2 Phân loại chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa mở rộng (G > T) là chính sách tăng cường chi tiêu Chính phủ thông qua việc mở rộng chi tiêu hoặc giảm bớt nguồn thu thuế hoặc kết hợp cả hai Chính sách này thường được áp dụng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm
Hình 1 chính sách tài khóa mở rộng
Chính sách tài khóa thắt chặt
Chính sách tài khóa thu hẹp (G < T) là chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ thông qua việc giảm bớt chi tiêu hoặc tăng nguồn thu của Chính phủ hoặc kết hợp
cả hai Chính sách này thường được áp dụng kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế và kiềm chế lạm phát
Hình 2 Chính sách tài khóa thu hẹp
Chính sách tài khóa trung lập
Chính sách tài khóa trung lập là chính sách cân bằng ngân sách tại đó chi tiêu Chính phủ bằng với nguồn thu từ thuế (G = T) hay chi tiêu Chính phủ được tài trợ hoàn toàn từ nguồn thu của Chính phủ Chính sách này có tác động trung tính đến mức
độ các hoạt động kinh tế
Trang 9Phần nội dung
1.3 Vai trò chính sách tài khóa trong vĩ mô
Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng
– Đây là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế
– Chính sách tài khóa là một công cụ phân phối và tái phân phối tổng sản phẩm quốc dân Mục tiêu của chính sách là nhằm điều chỉnh phân phối thu nhập, cơ hội, tài sản, hay các rủi ro có nguồn gốc từ thị trường
– Chính sách tài khóa hướng tới mục tiêu tăng trưởng và định hướng phát triển Tăng trưởng (thu nhập), trực tiếp hay gián tiếp, đều là mục tiêu cuối cùng của chính sách tài khóa
Hạn chế:
– Trễ về mặt thời gian
– Khi quyết định chính sách tài khoá, chính phủ luôn gặp hai vấn đề cơ bản:
Thứ nhất, chính phủ không biết được quy mô tác động cụ thể của việc điều chỉnh chi tiêu lên các biến số kinh tế vĩ mô dự tính
Thứ hai, nếu có thể ước tính được về quy mô tác động, thì sự ước tính này cũng chỉ dựa trên cơ sở số liệu quá khứ
– Khi kinh tế suy thoái thì thâm hụt ngân sách thường lớn, tăng thêm chi tiêu của chính phủ sẽ làm cho thâm hụt ngân sách trở nên lớn hơn, dẫn đến nguy cơ gia tăng lạm phát và gia tăng thêm nợ của chính phủ Từ đó có những tác động không thuận lợi đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô
– Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư
II Nghiên cứu thực tiễn
1 Tổng quan về kinh tế vĩ mô 2008-2012
Trong 5 năm từ 2008 đến 2012, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới,
tỷ lệ tăng trưởng bình quân chỉ đạt mức 5,85% So với giai đoạn 2001 - 2007, tỷ lệ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2008 - 2012 đã sụt giảm khoảng 1,89 điểm phần trăm, song quy mô nền kinh tế Việt Nam tăng không ngừng qua các năm của giai đoạn 2008
- 2012 Giá trị GDP của năm 2012 theo giá so sánh đã tăng 2,1 lần so với năm 2001;
Trang 10Phần nội dung
GDP năm 2012 theo giá thực tế đạt trên 141 tỷ USD và GDP bình quân đầu người ước đạt 1.596 USD Trong giai đoạn 2001 - 2012, cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu được chuyển dịch theo hướng tỷ trọng kinh tế quốc doanh giảm dần từ 38,4% năm 2001 xuống mức 32,57% năm 2012; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỷ trọng tăng dần
từ 13,8% lên 18,09% và kinh tế ngoài quốc doanh thì có tỷ trọng gần như không thay đổi Cơ cấu của nền kinh tế theo ngành có biến động không nhiều trong thời kỳ 2001
-2012 GDP công nghiệp tăng tỷ trọng từ 38,1% năm 2001 lên 40,65% năm 2012; GDP nông nghiệp giảm tỷ trọng từ 23,2% xuống 21,65% và GDP ngành dịch vụ giảm tỷ trọng từ 38,6% xuống 37,7% Trong giai đoạn 2001 - 2012, lạm phát của Việt Nam có
sự biến động lớn với mức tăng trung bình là 9,28%/năm (hình 3)
Hình 3 Tỷ lệ lạm phát ở một
Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và 2011 Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đều bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng
2 Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước 2008 – 2012
Quy mô thu, chi và thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2001 – 2012
Hình 4 Quy mô thu, chi và thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2001 – 2012
Trang 11Phần nội dung
Dựa vào bảng trên (hình 4) chúng ta có thể thấy thu-chi ngân sách Chính sách tài khóa của Việt Nam 33 nhà nước (NSNN) thực hiện trong giai đoạn 2001 - 2012 liên tục tăng cao hàng năm
Đặc biệt ở trong giai đoạn 2008 - 2012, trung bình tốc độ tăng chi Ngân sách Nhà nước hàng năm ở mức 20.8%/năm, trong khi đó trung bình tốc độ tăng thu Ngân sách nhà Nhà nước hàng năm đạt ở mức 21.3%
Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế (%)
Hình 5 Tốc độ tăng thu, chi và GDP theo giá thực tế (%)
Tình hình thực hiện vượt dự toán thu - chi qua các năm 2001 - 2011 (đơn vị %)
Hình 6 Tình hình thực hiện vượt dự toán thu - chi qua các năm 2001 - 2011 (đơn vị %)
Nhìn vào bảng trên (hình 6) ta có thể thấy so với dự toán thu - chi các năm thì số thực hiện thu - chi đều vượt khá cao Tổng thu thực hiện so dự toán hàng năm giai đoạn 2008 - 2011 bình quân vượt 23,81% Tổng chi vượt dự toán bình quân hàng năm
là 18,75 % Như vậy, số thu thực hiện vượt dự toán là cao hơn mức vượt chi Tuy nhiên, do số tuyệt đối về chi NSNN ở các năm đều cao hơn so với số thực hiện thu NSNN, cho nên số tuyệt đối về thâm hụt NSNN vẫn có xu hướng tăng cao
Trang 12Phần nội dung
3 Chính sách tài khóa của Việt Nam 2008-2012
3.1 Chính sách tài khóa 2008 (Giai đoạn nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô sau khủng hoảng)
Hoàn cảnh
Giai đoạn 2002-2007, Việt Nam luôn được coi một trong những điểm sáng trong bản đồ kinh tế toàn cầu Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm Thị trường tài chính không ổn định lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang Trước tình hình đó, Chính phủ đã xác định nhiệm vụ chính của thời kỳ này là ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội
Những kết quả đạt được
Thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên Số các dự án, công trình đầu tư
bị bị dừng lại hoặc giãn tiến độ khoảng hơn 3000 dự án với tổng số vốn là 37.000 tỷ đồng, tập trung phân bổ cho các dự án cấp thiết có khả năng hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2008
Chính phủ cũng đã giảm 25% kế hoạch vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, riêng trái phiếu giáo dục điều chỉnh giảm 5,6% so với mức Quốc hội quyết định Tuy nhiên, các biện pháp đề ra chưa thực sự quyết liệt
Kết quả : tổng chi tiêu Chính phủ thực hiện trong năm 2008 tăng hơn 22% so với
thực hiện năm 2007 và chiếm 31,75% GDP Chi đầu tư phát triển chiếm đến 7,9% GDP, tăng 5% so với năm 2007 Kết quả thâm hụt ngân sách nhà nước năm 2008 vẫn xấp xỉ 5% GDP, Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 7%
Những mục tiêu chưa đạt được
Tỷ lệ lạm phát còn cao 23% năm 2008, nợ công chiếm 42% GDP, dư nợ ngoài nước của quốc gia bằng 27,2% GDP
3.2 Chính sách tài khóa 2009 (Giai đoạn kích cầu)
Hoàn cảnh
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế trong nước đang đối mặt với nhiều khó khăn và thiên tai, dịch bệnh lại liên tiếp xảy ra với cường độ và mức độ lớn Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng, thất nghiệp cao Nền kinh tế yếu đi, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng suy kiệt Chính phủ đã thực hiện các biện
Trang 13Phần nội dung
pháp điều hành quyết liệt nhằm chặn đà suy giảm kinh tế, ổn định vĩ mô và hướng tới tăng trưởng bền vững Một trong những giải pháp chủ yếu là Chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu
Những kết quả đạt được
Trước hết là gói kích cầu tới 160.000 chiếm 10% GDP vào năm 2009
Ngành Tài chính đã hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN đạt 100,2% dự toán,dành nguồn tăng chi cho an sinh xã hội với mức tăng trên 50% so với năm 2008
Các giải pháp mở rộng chi tiêu và đầu tư chính sách giãn thuế, giảm thuế đã được đưa ra để kích cầu đầu tư và tiêu dùng hỗ trợ phần nào mục tiêu kích thích kinh tế trong năm 2009 Nỗ lực này khiến Việt Nam duy trì được mức tăng trưởng 5,3% - mức tăng trưởng dương hiếm hoi sau khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát đã giảm còn 6,88% (từ 23% năm 2008), thị trường chứng khoán và các hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng được phục hồi từng bước Nền kinh tế đã không rơi vào tình trạng đổ vỡ hàng loạt do ảnh hưởng của khủng hoảng
Những mục tiêu chưa đạt được
Tình trạng thất thu, nợ đọng thuế vẫn còn; việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NSNN còn thấp so với tiềm năng và yêu cầu, nhất là trong các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách tài chính vẫn chưa đạt như mong muốn.1
3.3 Chính sách tài khóa 2010 (Giai đoạn thực hiện chính sách vĩ mô nhằm ổn định và duy trì mục tiêu tăng trưởng)
Hoàn cảnh
Năm 2010, kinh tế nước ta đã khắc phục được đà suy thoái nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô
Những kết quả đạt được
Thực hiện chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ
Điều hành chính sách thuế linh hoạt, phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát
Thu ngân sách tiếp tục lập kỷ lục mới
Trang 14Phần nội dung
Tổng thu cân đối NSNN tăng 19,4% so với năm 2009, số thu do ngành Thuế quản lý tăng 21,4% so với cùng kỳ, cơ cấu thu ngân sách tiếp tục thay đổi theo chiều hướng tích cực với tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách ngày càng tăng, từ 61% năm 2009 lên 62,5% năm 2010; thu từ khu vực sản xuất kinh doanh (chiếm tỷ trọng 72% trong tổng thu nội địa), tăng 28,7% so với cùng kỳ; Tỷ lệ huy động thu NSNN trên GDP đạt 27,3%, trong đó huy động từ thuế và phí đạt 25,1%
Chi ngân sách chủ động và hiệu quả
Tổng kinh phí NSNN chi cho an sinh xã hội ước khoảng trên 72.000 tỷ đồng Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2010 theo giá thực tế tăng 17,1% so với năm 2009 và bằng 41,9% GDP
Huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển cao hơn nhiều so với năm 2009 Kết quả huy động vốn cho NSNN và đầu tư phát triển năm 2010 đạt hơn 90% kế hoạch, riêng huy động trái phiếu Chính phủ tăng hơn 3,5 lần so với năm 2009
Giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản chuyển biến khả quan
Năm 2010, giá trị sản xuất xây dựng tăng 23,1% so với 2009 (năm được đầu tư mạnh bởi các gói kích cầu), vốn đầu tư khu vực nhà nước tăng 10% so với 2009 (Chú
ý rằng vốn đầu tư khu vực nhà nước năm 2009 tăng tới hơn 40% so với 2008)
Thực hiện quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm chi
Tính đến hết tháng 9/2010, 25 bộ ngành và 31 địa phương đã tiết kiệm chi NSNN được hơn 2.700 tỷ đồng; 9 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiết kiệm được 2.350 tỷ đồng
An ninh tài chính quốc gia được đảm bảo
Bội chi NSNN năm 2010 giảm xuống còn 5,8% GDP (giảm 0,4% so với dự toán
và giảm 1,1% GDP so với thực hiện năm 2009)
Những mục tiêu chưa đạt được
Bội chi ngân sách lên tới hơn 6% GDP, tỷ lệ nợ công là 56,6% (theo cách tính của Luật Nợ công Việt Nam Hiệu quả kinh tế vẫn còn thấp Nhiều dự án chậm tiến độ Giá cả tăng cao, chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm 2010 tăng 11,75% so với năm
2009, không đạt kế hoạch đề ra (7%) và cao hơn năm 2009 (6,52%)