1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phục hồi kinh tế trong bối cảnh covid 19 quachính sách tài khoá và chính sách tiền tệ năm 2021

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phục Hồi Kinh Tế Trong Bối Cảnh Covid - 19 Qua Chính Sách Tài Khoá Và Chính Sách Tiền Tệ Năm 2021
Tác giả Nguyễn Thị Kim Anh, Ngô Nguyễn Ngọc Ân, Lâm Hồng Ngân, Nguyễn Lê Phương Ngân, Trần Thị Kim Oanh, Nguyễn Mai Phương, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Xuân Nguyệt Quế, Nguyễn Thị Thanh Quyên, Nguyễn Thiện Phương Vy
Người hướng dẫn Huỳnh Thị Ly Na
Trường học Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Vĩ Mô
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Khái niệm: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện quá trình quản lý cung tiền của cơ quan quản lý tiền tệ ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhằm hướng tới

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT

***

-TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ

Đề tài: Phục hồi kinh tế trong bối cảnh Covid - 19 qua Chính sách Tài khoá và Chính sách Tiền tệ năm 2021

Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Thị Ly Na

Mã lớp học phần: 222KT49

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 5 năm 2023

Trang 2

Danh sách thành viên

K224050636

K224050638

K224050660

K224050661

K224050664

K224050666

K224050667

K224050668

K224050669

K224050687

Nguyễn Thị Kim Anh Ngô Nguyễn Ngọc Ân Lâm Hồng Ngân

Nguyễn Lê Phương Ngân Trần Thị Kim Oanh Nguyễn Mai Phương Nguyễn Thị Thu Phương Nguyễn Xuân Nguyệt Quế Nguyễn Thị Thanh Quyên Nguyễn Thiện Phương Vy

Trang 3

I Cơ sở lý thuyết của chính sách tiền tệ

1.1 Khái niệm:

Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô thực hiện quá trình quản lý cung tiền của

cơ quan quản lý tiền tệ (ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), nhằm hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích điều tiết nền kinh tế vĩ mô như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Tùy vào tình hình hoạt động của nền kinh tế, Ngân hàng trung ương có thể thực hiện một trong hai chính sách tệ tiền sau:

1.1.1 Chính sách tiền tệ mở rộng: là chính sách mà Ngân hàng trung ương mở rộng mức cung tiền trong nền kinh tế, làm cho lãi suất giảm xuống, làm tăng tổng cầu, sẽ tạo được công

ăn việc làm cho người lao động, thúc đẩy đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh

1.1.2 Chính sách tiền tệ thu hẹp: là chính sách mà Ngân hàng trung ương tác động nhằm giảm bớt mức cung tiền trong nền kinh tế, qua đó làm cho lãi suất trên thị trường tăng lên Từ

đó thu hẹp tổng cầu, làm mức giá chung giảm xuống

1.2 Vị trí chính sách tiền tệ:

Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước thì chính sách tiền tệ là

một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khoá, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại

1.3 Các mục tiêu của chính sách tiền tệ

1.3.1 Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền

NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình CSTT hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại

1.3.2 Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp

CSTT mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng

1.3.3 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà

1.3.4 Ổn định thị trường tài chính

Tình trạng khủng hoảng tài chính có thể làm giảm khả năng của thị trường tài

chính trong việc tạo ra kênh dẫn vốn cho người có cơ hội đầu tư vào sản xuất, qua đó làm giảm quy mô hoạt động kinh tế Bởi vậy, việc tạo ra hệ thống tài chính ổn định hơn, tránh được các cuộc khủng hoảng tài chính là mục tiêu quan trọng của NHTW

1.3.5 Ổn định thị trường hối đoái

Với tầm quan trọng ngày càng tăng của tỷ giá hối đoái trong thương mại quốc tế,

Trang 4

ổn định tỷ giá trở thành mục tiêu mong muốn của CSTT Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trong nước so với nước ngoài Ngoài ra, ổn định tỷ giá giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân trao đổi hàng hoá với nước ngoài dễ dàng lập kế hoạch hơn

1.3.6 Ổn định thị trường lãi suất

Sự biến động của lãi suất có thể tạo ra tính bất định trong nền kinh tế và khó

khăn trong lập kế hoạch cho tương lai Biến động của lãi suất ảnh hưởng tới lượng dự trữ,mức chi tiêu của người dân và đồng thời ảnh hưởng tới khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện CSTT cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác

1.4 Các công cụ của chính sách tiền tệ

1.4.1 Lãi suất chiết khấu: là lãi suất NHTW sẽ được hưởng khi cho ngân hàng vay Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế (khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng) Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển thì NHTW cần thực hiện nghiệp vụ này thông qua việc cho vay tái cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM

1.4.2 Dự trữ bắt buộc: là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi, việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước quy định

Khi NHTW tăng hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm số nhân tiền thu hẹp hoặc tăng lên

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM Khi tỉ lệ này tăng,đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiền cung ứng giảm (và ngược lại)

1.4.3 Nghiệp vụ thị trường mở

Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng Khi bán (mua) các giấy tờ có giá là sử dụng chính sách thu hẹp (mở rộng)

Ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát hành tín phiếu NHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ Tuy nhiên do thị trường loại tín phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM Hiện nay trên thị trường mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có

II Cơ sở lý thuyết của chính sách tài khóa

2.1 Khái niệm

Chính sách tài khóa là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/ hoặc thuế của chính phủ 2.1.1 Chính sách tài khóa mở rộng

Chính sách tài khóa mở rộng (chính sách tài khóa thâm hụt) là việc Chính phủ thực hiện tăng chi tiêu chính phủ, giảm nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai Điều này giúp tăng sản lượng kinh tế, tổng cầu tăng, từ đó tăng số lượng việc làm cho người dân, kích thích nền kinh tế phát triển

Too long to read on your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Chính sách này được áp dụng khi nền kinh tế suy thoái, kém phát triển, tăng trưởng chậm, tỷ

lệ thất nghiệp

2.1.2 Chính sách tài khóa thu hẹp

Chính sách tài khóa thu hẹp là việc Chính phủ giảm chi tiêu chính phủ, tăng nguồn thu từ thuế hoặc kết hợp cả hai Điều này làm giảm sản lượng của nền kinh tế, giảm tổng cầu giúp nền kinh tế không bị phát triển quá nóng

Chính sách này được sử dụng để đưa nền kinh tế đang phát triển quá nhanh, thiếu ổn định hay tỷ lệ lạm phát cao trở về trạng thái cân bằng, ổn định

2.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa

2.2.1 Mục tiêu của chính sách tài khóa mở rộng: tăng tổng cầu và đưa nền kinh tế đến trạng thái toàn dụng lao động

Khi nền kinh tế suy thoái, tổng sản lượng của nền kinh tế giảm so với sản lượng tiềm năng, tình trạng thất nghiệp diễn ra nghiêm trọng, tổng cầu và mức giá chung giảm xuống Tại thời điểm này, chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng để tăng thu nhập khả dụng, dẫn đến tăng chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình Khi đầu tư và chi tiêu công tăng, tổng cầu AD của nền kinh tế tăng dẫn đến sản lượng thực tế Y tăng, thất nghiệp giảm và nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng

2.2.2 Mục tiêu của chính sách tài khóa thắt chặt: giảm tổng cầu và kiểm soát lạm phát Khi nền kinh tế có lạm phát cao, tổng sản lượng tăng so với sản lượng tiềm năng, tổng cầu tăng, mức giá chung tăng, đồng tiền mất giá Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt dẫn đến giảm thu nhập khả dụng, khiến các cá nhân và hộ gia đình thắt chặt chi tiêu Khi đầu

tư và chi tiêu công giảm, tổng cầu giảm dẫn đến giảm sản lượng thực tế và lạm phát 2.3 Công cụ của chính sách tài khóa

2.3.1 Chi tiêu của chính phủ

Chi tiêu của chính phủ bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng

1 Chi mua hàng hóa dịch vụ: chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho cán bộ nhà nước… Chi tiêu của chính phủ tác động theo cấp số nhân lên tổng cầu

2 Chi chuyển nhượng: là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như hộ nghèo, thương binh liệt sĩ… Chi chuyển nhượng tác động gián tiếp lên tổng cầu qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân Nếu chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng và làm tăng tổng cầu

Cơ chế tác động

Một là: Nếu chi tiêu chính phủ tăng, tổng cầu tăng, dẫn đến kích thích cung tăng giúp nền kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng, hướng tới mục tiêu phát triển ổn định

Hai là: Nếu chi tiêu chính phủ giảm, tổng cầu giảm giúp ổn định lại sự phát triển quá nhanh của nền kinh tế

2.3.2 Thuế

Thuế là khoản thu bắt buộc của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vào ngân sách nhằm đáp ứng chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung Thuế gồm 2 loại: thuế trực thu và thuế gián thu

1 Thuế trực thu: là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản hoặc thu nhập của người dân Một

số ví dụ của thuế trực thu: thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản, thuế thừa kế, thuế đất…

2 Thuế gián thu: là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế Một số ví dụ của thuế gián thu: VAT, thuế nhập/ xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Thuế tác động theo 2 cách trong nền kinh tế:

Trang 6

Một là: Thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân, dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hóa

và dịch vụ của cá nhân giảm Điều này làm tổng cầu giảm

Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hóa và dịch vụ bị xê dịch, điều này gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân

III Thực trạng

3.1 Chính sách tiền tệ

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do tác động tiêu cực của đại dịch Covid -19, mọi khía cạnh trong đất nước đều bị tác động lên nặng nề theo những cách chưa từng có, chưa có tiền lệ Vậy nên các chính sách của Đảng và Nhà nước là một trong những công cụ quan trọng không thể nào thiếu để giúp vực dậy đời sống tinh thần, an sinh xã hội của người dân, và giúp ích nhiều nhất có thể cho nền kinh tế của đất nước

Tuy bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid - 19 tuy nhiên nhờ có Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với sứ mệnh điều hành chính sách tiền tệ để ổn định nền kinh tế thị trường Vĩ mô, kiểm soát thất nghiệp và lạm phát đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản như sau:

Bộ Tài chính Việt Nam đã đánh giá và đưa ra báo cáo về lạm phát của Việt Nam 2021 cơ bản được kiểm soát và ở mức lạm phát thấp Do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, tỷ lệ thất nghiệp trong năm 2021 cao hơn năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước năm

2021 ước tính là 3,22% Tại buổi họp báo công bố thông kế số liệu kinh tế - xã hội Quý 4/2021 đã đưa ra thông tin như trên

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm trước, CPI tháng 9 tăng 2,06%; CPI bình quân 9 tháng năm 2021 tăng 1,82%, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Lạm phát cơ bản 9 tháng tăng 0,88%, CPI tháng 10/2021 ước giảm 0,1%-0,15%; bình quân 10 tháng ước tăng 1,81%-1,83% so với năm trước, lạm phát cơ bản 10 tháng ước tăng 0,82%-0,86%

3.1.1 Điều chỉnh về lãi suất, tỷ giá, tín dụng của tổ chức tín dụng

3.1.1.1 Lãi suất:

Từ đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ba lần hạ lãi suất điều hành, với tổng mức giảm từ 1,5-2,0%/năm; hạ trần lãi suất tiền gửi nội tệ kỳ hạn dưới 6 tháng từ 0,6%-1,0%/năm, hạ trần lãi suất tiền gửi tới 12 tháng giảm 0,3%- 0,6%/năm; hạ trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng nội tệ đối với các ngành trọng điểm, với mức giảm lũy kế là 1,5%/năm và dao động quanh mức 4,5%/năm đến cuối tháng 10/2021 Do đó, nó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, tăng khả năng thanh khoản của các TCTD, từ đó giúp các TCTD có thể giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng Bình quân lãi suất sẽ giảm khoảng 1%/năm vào năm 2020 và tiếp tục giảm vào năm 2021

Trong những tháng đầu năm 2021, NHNN sẽ giữ nguyên tỷ giá điều hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tiếp cận được nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp Ngoài ra, thực hiện chỉ đạo của NHNN, 16 ngân hàng thương mại đã thống nhất (thông qua Hiệp hội Ngân hàng) giảm lãi suất cho vay áp dụng từ ngày 15/7/2021 đến hết năm

2021, với tổng mức giảm lãi cho khách hàng ước tính khoảng 20.613 tỷ đồng tỷ

3.1.1.2 Tỷ giá

-Ngân hàng Trung ương quyết định duy trì mục tiêu chống đô la hóa, góp phần nâng cao giá trị đồng nội tệ, nhằm ổn định đến hoạt động xuất nhập khẩu, vay nợ giữa Chính phủ với các doanh nghiệp hay giữa Việt Nam với các nước trên thế giới

Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá tương đối ổn định, biên độ dao động trong năm 2021 không vượt quá 0,6% NHNN cũng đã duy trì dự trữ ngoại hối ở mức cao nhất từ trước đến nay

Trang 7

Ngoài ra, NHNN đã phối hợp với Bộ Tài chính, cung cấp thông tin, giải thích và chính phủ Hoa Kỳ đã xóa tan nghi vấn thao túng tiền tệ tại Việt Nam

3.1.1.3 Tín dụng của TCTD

Trong bối cảnh lạm phát thấp, mặc dù không còn nhiều dư địa để cắt giảm lãi suất điều hành nhưng NHNN cũng sẽ tăng lãi suất, hỗ trợ phục hồi kinh tế hậu Covid-19 vẫn tiếp tục nhờ các chương trình tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp Đến 9/2021, so với cuối năm 2020 tổng phương thức thanh toán tăng 4,95% (cùng kỳ 2020 tăng 7,58%); nguồn vốn huy động của các TCTD tăng 4,28% (cùng kỳ 2020 tăng 7,48%); tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 7,17% (tăng 4,99% so với cùng kỳ năm 2020)

Về quản lý tín dụng, NHNN đã đặt mục tiêu định hướng tín dụng là 12% cho cả năm trên cơ

sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát cho năm 2021

3.1.2 Chính sách hạn chế những khó khăn cho người dân chống lại dịch Covid-19 3.1.2.1 Chính sách cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ

Cùng với việc điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, NHNN định hướng các tổ chức tín dụng đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; liên tục rà soát, sửa đổi để các biện pháp, chính sách

hỗ trợ thiết thực, dễ tiếp cận và thiết thực hơn, cụ thể :

Đến 19/7/2021, đã cơ cấu lại 198.455 khách hàng, dư nợ 3.083.460 tỷ đồng; 701.346 khách hàng được miễn, giảm, giảm lãi suất vay, dư nợ gần 1,1 triệu tỷ đồng; 509.216 khách hàng mới nhận nhiều hơn trước đại dịch các khoản vay mới với lãi suất thấp hơn Cộng dồn doanh

số từ 23/1/2020 đến 30/8/2021 vượt 3,87 triệu tỷ đồng, tổng số tiền các tổ chức tín dụng đã miễn, giảm lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là khoảng 18.886 tỷ đồng Trong đó, số tiền lãi thực tế được miễn, giảm là 14.121 tỷ đồng và số tiền lãi hứa miễn giảm là 4.738 tỷ đồng

3.1.2.2 Chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán

Thống đốc NHNN ban hành văn bản, từ nay đến 30/6/2021, tiếp tục thực hiện chính sách giảm 50% phí giao dịch thanh toán trên hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiếp tục thực hiện chính sách phí dịch vụ chuyển tiền tối thiểu đối với khách hàng qua Hệ thống Thanh toán điện

tử liên NHNN Bằng số phí đã giảm đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

do NHNN điều chỉnh

3.1.3 Quan tâm đến các khoản nợ, nợ xấu

Thông tin từ NHNN thì vào cuối năm 2021 tỷ lệ nợ xấu nội bảng chiếm 1,9% (được biết là

đã tăng 0,21% so với năm 2020) Nếu tính cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và nợ xấu nội bảng và các khoản nợ có nguy cơ tiềm ẩn chuyển thành nợ xấu thì được biết từ các khoản này của các TCTD ở Việt Nam tăng 2,8% (so với năm 2020) và hiện còn số dư là 384.960 tỷ đồng,

đã chiếm hơn 3,66% so với tổng nợ cho vay và đầu tư

Theo thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 (sửa đổi, bổ sung Thông tư 01) có sự tăng mạnh 5,08% nguy cơ chuyển thành nợ xấu do chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 tận 7,21%

Khi đó thực hiện theo CSTT của Việt Nam năm 2021 thì được báo cáo của các TCTD rằng tổng nợ xấu tính đến 30/6/2021 là 425.500 tỷ đồng, giảm 3,4% (so với 2020) Đồng thời theo như báo cáo của các TCTD thì tính từ 30/6/2020 đến 30/6/2021, đã xử lý được 55 nghìn tỷ nợ xấu (theo Nghị quyết số 42)

3.1.4 Hạn chế của CSTT:

Trang 8

Tuy mục đích đề ra CSTT để khắc phục nhiều nhất có thể những ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19 nhưng khi khai triển CSTT cũng gặp phải một số vấn đề, như sau:

Tuy đã giảm lãi suất cho vay nhưng lãi suất này vẫn nằm ở mức cao (cao hơn các nước trong khu vực)

Tỷ lệ nợ xấu (kể luôn cả nợ dự phòng rủi ro hay bán cho VAMC) cao, đem đến những sự căng thẳng thử thách cho năm tiếp theo (2022) , và vẫn đang có khuynh hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới

Thời gian thay đổi và áp dụng các CSTT mới vẫn còn chậm, khó khăn, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 làm đảo lộn và gây cản trở trong các hoạch định khác của CSTT

3.2 Chính sách tài khóa

3.2.1 Chính sách tài khóa của Việt Nam

Đại dịch Covid khiến các hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế đã tạo ra tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước Trong khi đó công tác ngăn ngừa phòng chống dịch Covid-19 và việc hỗ trợ người dân, khắc phục hậu quả sau dịch là việc cần rất nhiều ngân sách Thế nên ngân hàng nhà nước quyết định đã mở rộng chính sách tài khóa, nới lỏng ngân sách cho việc phòng chống đại dịch và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp hậu Covid-19 phục hồi kinh tế Chính phủ, bộ tài chính và ngân hàng nhà nước đã triển khai nhiều sự hỗ trợ Cụ thể:

Hoãn nộp thuế và tiền thuê đất tới 115 tỷ đồng: VAT doanh nghiệp và thu nhập doanh nghiệp hoãn từ 3 đến 5 tháng với tổng giá trị lên tới 109.3 nghìn tỷ đồng (trong đó VAT doanh nghiệp là 68,8 nghìn tỷ và thu nhập cá nhân là 40.5, tổng giá trị thuế thu nhập cá nhân là 1,3 nghìn tỷ đồng).Thuế bảo vệ môi trường được giảm 30% cho đến cuối năm 2021 Một số phí

và lệ phí trong lĩnh vực vận tải và phát triển hạ tầng với một số phí khác được giảm từ 10 đến 50% đến cuối năm 2021

Tiền điện cho nhà máy, các cơ sở sản xuất từ tháng 9 đến tháng 11 thuộc các lĩnh vực chế biến, bảo quản hải sản, rau củ và các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu với giá trị lớn được giảm 10% Khoảng 4000 tỷ đồng tiền cước viễn thông được giảm

Sử dụng các biện pháp để hỗ trợ người làm việc bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: các bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giảm Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí Giúp người sử dụng lao động được nâng cao tay nghề để giữ việc Trợ cấp người lao động ngừng việc Trợ giúp trẻ em, người đang bệnh và 1 số người lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của dịch

Để trợ giúp người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp Bộ tài chính đã trích Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 Còn người sử dụng lao động thì được giảm Quỹ bảo hiểm thất nghiệp khoảng 8000 tỷ đồng

Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh nghiệp và các tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng, miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các thuế khác trong quý III và IV cho các cá nhân, doanh nghiệp nằm trong các địa điểm chịu tác động của dịch covid Giảm thuế giá trị gia tăng cho các hàng hóa, dịch vụ trong các ngành nghề Cho nghiên cứu và sản xuất vaccine chống Covid-19 , đầu tư nhiều thiết bị y tế cho các bệnh viện Ngoài ra chính phủ cần hi 25.2 nghìn tỷ VND ứng 150 triệu liều vaccine cho 75% dân số

3.2.2 Ngân sách nhà nước

3.2.2.1 Về nguồn thu của ngân sách nhà nước

Trang 9

Đến ngày 15/09/2021 ngân sách nhà nước thu được 1.034,2 tỷ đồng đạt 77% dự toán năm và ngân sách chi 975,6 nghìn tỷ đồng đạt 57,8% dự toán năm Điều này cho ta mặc dù có những khó khăn do các hoạt động kinh tế bị trì trệ bởi đại dịch thì nước ta vẫn cân đối được ngân sách ổn định trong năm 2021

Đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh khiến cho nguồn thu ở trong nước có xu hướng giảm, thu ở các hoạt động xuất khẩu bị giảm

Tháng 9, tháng 10 dịch có xu hướng chuyển biến tốt , Bộ tài chính đã đôn thúc việc tăng cường công tác quản lý quyết thu hồi nợ đọng để giải quyết số thu bị giảm của đợt dịch thứ 4

Bổ sung vào ngân sách trung ương 14.620 tỷ đồng từ các việc cắt giảm, tiết kiệm để chi cho các công tác phòng chống dịch covid 19 và hỗ trợ hậu covid 19

3.2.2.2 Về nguồn chi của ngân sách nhà nước

Đến ngày 15/09/2021 chi đầu tư phát triển đạt 202,2 nghìn tỷ đồng đạt 42,4% kế hoạch năm Đây là điều tốt bởi trong đại dịch khi các khoản đầu tư tư nhân và nước ngoài giảm nếu giải ngân giảm sẽ có ảnh hưởng xấu tới việc phục hồi kinh tế

Hết năm 2020, nợ của Việt Nam là 55.3% GDP Thâm hụt của Việt Nam ở mức 3.45% GDP đây là 1 tín hiệu tốt cho không gian tài khóa của Việt Nam ta

3.2.3 Một số hạn chế khi thực hiện chính sách tài khóa

Các chính sách tài khóa của nước ta trong thời gian vừa qua được đánh giá là khá đầy đủ và kịp thời Tuy nhiên, việc triển khai trong thực tiễn còn một số hạn chế:

Hầu hết các chính sách được thiết kế và thực hiện theo hướng bình quân hóa giữa các vùng, ngành và quy mô mà ít tính đến tác động và khả năng phục hồi

Quy trình xin nhận hỗ trợ chính sách còn rườm rà, chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; văn bản hướng dẫn còn tương đối phức tạp Quá trình thực hiện chính sách coi trọng việc sàng lọc đối tượng hưởng chính sách ngay từ đầu nên việc thực hiện chính sách mất nhiều thời gian

Trình độ ứng dụng công nghệ trong việc thực thi chính sách còn thấp, phương pháp thực hiện còn thủ công, mất nhiều thời gian để chính sách đến được với người dân và doanh nghiệp

Các chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay chủ yếu tập trung vào miễn, giảm, gia hạn thuế Các gói chính sách này có tác dụng hỗ trợ chi phí, giảm áp lực tài chính ngắn hạn cho doanh nghiệp Tuy nhiên, với nhu cầu kinh tế còn yếu, các doanh nghiệp cần đầu tư nhiều chi phí để đảm bảo công tác phòng chống dịch, những chính sách này có tác động không nhỏ đến sự hồi phục của nền kinh tế

Dù Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã rất nỗ lực nhưng tốc độ giải ngân vốn đầu

tư công chậm, không phải hoàn toàn do dịch bệnh Sau đợt bùng phát thứ 4, chiến lược ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam đã thay đổi từ “Không Covid” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi nhất định trong phân bổ và sử dụng nguồn ngân sách, từ phòng chống dịch sang hỗ trợ, bảo đảm hoạt động sản xuất và tiêu dùng

IV Giải pháp

Trang 10

4.1 Chính sách Tiền tệ

Đảm bảo thanh khoản trên thị trường tiền tệ, tạo thuận lợi để các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay và chuẩn bị sẵn nguồn vốn để giúp các tổ chức tín dụng đẩy mạnh tín dụng Covid-19 làm cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, dòng tiền gián đoạn Đa số các Ngân hàng Trung ương triển khai giải pháp hỗ trợ thanh khoản để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, dòng tiền được duy trì và các ngân hàng cũng như doanh nghiệp có khả năng thanh toán Tương tự, do Ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ với số lượng lớn, đưa tiền đồng ra thị trường, chào mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở hằng ngày nên hệ thống các tổ chức tín dụng đều duy trì thanh khoản dồi dào, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản và ổn định thị trường tiền tệ Có thể thấy điều này ở việc lãi suất liên ngân hàng - là mức lãi suất cho vay chéo ngắn hạn giữa các tổ chức tín dụng đã hạ xuống mức rất thấp, khoảng 0,5 - 0,9%/năm, chi phí đầu tư vốn của các cho tổ chức tín dụng giảm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi giảm lãi suất cho vay

Ổn định mặt bằng lãi suất điều hành ở mức thấp và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hạ lãi suất cho vay và huy động Xét đặc thù của một nền kinh tế đang đi lên, việc giảm lãi suất cho vay ở Việt Nam khá khó khăn do nhu cầu vốn luôn tăng nhưng lại phụ thuộc nhiều vào hệ thống ngân hàng Để nhanh chóng giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp và người dân, trong năm 2020 khi dịch bệnh truyền nhiễm mới hoành hành, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần hạ lãi suất điều hành với mức 1,5 - 2%/năm; trong năm

2021, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục không thay đổi mức lãi suất thấp này và duy trì thanh khoản trên thị trường tiền tệ

Với mục tiêu đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, xử lý nợ xấu, các giải pháp

về tái cơ cấu và xử lý nợ xấu sẽ được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, nhất là sau khi đề án tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lí nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025 được các cơ quan chức năng phê duyệt Nó nhấn mạnh việc chấn chỉnh, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, xây dựng lại một cách lành mạnh, cải thiện năng lực tài chính về chất lượng, quy mô, nâng cao hiệu quả, đảm bảo an ninh

hệ thống và đẩy nhanh xử lý nợ xấu Từ đó, tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng đảm bảo an toàn hệ thống, ổn định tình hình hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng Covid-19 có thể tiếp tục tiếp diễn và Việt Nam phải nhanh chóng thích ứng bởi chuyển đổi số và áp dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ cao sẽ là giải pháp giúp tăng trưởng kinh tế trở lại trong trạng thái “bình thường mới” Ngành ngân hàng đã có nhiều biện pháp thúc đẩy chuyển đổi số, nổi bật như hiện đại hóa các phương thức thanh toán

và dịch vụ ngân hàng, tăng cường thực hiện những hoạt động giao dịch “phi tiếp xúc” Đây cũng là xu hướng được ngành ngân hàng Việt Nam hướng tới trong năm 2022 và các năm tiếp theo

4.2 Giải pháp của CSTK

Ngày đăng: 09/04/2024, 09:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w