Sinh viên chưa biết môn học, ngành học lĩnh vực nào là thế mạnh của bản thânLàm sao để sinh viên sinh sống học tập xa nhà không xảy ra cảm giác lạc lõng trong thời gian dài o Thành viên
GIỚI THIỆU CHUNG
Giới thiệu chủ đề lớp
Sinh viên Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khác nhau trong cuộc sống Những vấn đề đó không chỉ xuất phát từ việc học tập mà còn là bạn bè, gia đình, các mối quan hệ trong cuộc sống Cuộc sống xa nhà phải tự tìm tòi học hỏi để phát triển bản thân mình thật không hề dễ dàng Với mục tiêu có thể tìm ra những giải pháp hay để giảm thiểu được các vấn đề của sinh viên thì lớp Project Design A15 chúng mình đã chọn chủ đề lớp là :”Để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn”
Bối cảnh các đề xuất về đề tài nhóm
Khi đã nhận được chủ đề lớp thì mỗi thành viên sẽ đưa ra 3 vấn đề liên quan đến chủ đề lớp, sau đó mỗi cá nhân sẽ chọn ra 1 vấn đề mà bản thân cảm thấy tâm đắc và phù hợp với chủ đề lớp ( Lưu ý: sẽ không được chọn trùng vấn đề với các thành viên còn lại ) Các đề tài đề xuất o Thành viên 1: Nguyễn Minh Anh
Học sinh các tỉnh khác đang sinh sống ở TP.HCM cảm thấy chông chênh và bỡ ngỡ vì ở một môi trường hoàn toàn khác
Học sinh tại trường UEF đang lo lắng về việc giữ học bổng
Những thủ đoạn lừa đảo sinh viên về tìm kiếm việc làm đang có xu hướng tăng ở TP.HCM o Thành viên 2: Đinh Võ Bảo Ngọc
Giới trẻ Việt Nam có nhiều nghĩ tự tử.
Sinh viên đại học dễ bị cuốn vào tệ nạn ( cờ bạc, banh bong, lô đề,…)
Sinh viên uef không chủ động trong việc đi học đều đặn và đúng giờ o Thành viên 3: Lê Nguyến Thu Hiền
Sinh viên Việt Nam chưa biết cách quản lí thời gian
Sinh viên Việt Nam thụ động trong học tập
Sinh viên Việt Nam khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp o Thành viên 4: Bùi Thu Mai
Sinh viên chưa biết cách lập kế hoạch học tập
Sinh viên rụt rè trong việc hoạt động nhóm và phát triển kĩ năng mềm
Sinh viên Việt Nam thiếu tinh thần tự học. o Thành viên 5: Nguyễn Tuấn Kiệt
Tình trạng bệnh vô cảm đang phổ biến với Sinh viên Việt Nam
Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập
Sinh viên Việt Nam còn hạn chế về cơ hội việc làm o Thành viên 6 : Kiều Quốc An
Sinh viên chi tiêu thế nào cho hợp lý khi sinh sống và học tập tại thành phố/ ngôi trường mới.
Sinh viên chưa biết môn học, ngành học lĩnh vực nào là thế mạnh của bản thân
Làm sao để sinh viên sinh sống học tập xa nhà không xảy ra cảm giác lạc lõng trong thời gian dài o Thành viên 7: Đỗ Thị Hồng Anh
Các CLB kĩ năng mềm chưa phổ biến với sinh viên UEF
UEF chưa bố trí nơi nghỉ ngơi hợp lý cho sinh viên UEF
Căn tin UEF chưa đáp ứng đủ số lượng sinh viên của trường.
- Thông qua thảo luận và phản biện, các thành viên đã đưa ra những ý kiến chính để xây dựng cho đề tài nhóm: o Thành viên 1 (Nguyễn Minh Anh): Những thủ đoạn lừa đảo sinh viên về tìm kiếm việc làm đang có xu hướng tăng ở TP.HCM o Thành viên 2 (Đinh Võ Bảo Ngọc): Sinh viên đại học dễ bị cuốn vào tệ nạn o Thành viên 3 (Lê Nguyến Thu Hiền): Sinh viên Việt Nam khó tìm việc làm sau khi tốt nghiệp o Thành viên 4 (Bùi Thu Mai): Sinh viên gặp vắn đề với tiếng Anh trong quá trình hội nhập o Thành viên 5 (Nguyễn Tuấn Kiệt): Tình trạng bệnh vô cảm đang phổ biến với sinh viên Việt Nam o Thành viên 6 (Kiều Quốc An): Giới trẻ Việt Nam có nhiều suy nghĩ tự tử. o Thành viên 7 (Đỗ Thị Hồng Anh): Sinh viên việt Nam thiếu tinh thần tự học
Phương pháp đánh giá và lí do chọn đề tài nhóm
- Để lựa chọn một trong 6 đề tài trở thành đề tài nhóm thì nhóm đánh gía các đề tài đề xuất theo những tiêu chí của phiếu [1T-2] bao gồm: Không đòi hỏi chi phí cao để thực hiện; Dễ thu thập thông tin cho vấn đề này; Có thể hoàn thành trong thời gian của khoá học; Mang lại sự hữu ích cho xã hội; Dễ dàng tiếp cận được với các bên liên quan đến vấn đề; Nhiều người muốn tham gia giải quyết vấn đề này; Dễ sử dụng kiến thức và kinh nghiệm hiện có của bạn.
- Từ các tiêu chí đánh giá trên ,cả nhóm đã bình chọn và đưa ra đề tài nhóm là “Sinh viên Việt Nam gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập” Bởi vì trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ sử dụng phổ biến nhất thế giới khi mà có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính Nó đóng một vài trò rất quan trọng trong xã hội đang hội nhập ngày nay Nếu không có một nền tảng tiếng Anh tốt thì các sinh viên sẽ khó bắt kịp được với các xu thế mới trên thế giới, sự phát triển của công nghệ và mất đi những cơ hội việc làm Chính vì thế, đây cũng là một đề tài mà rất nhiều Sinh viên ở khắp nơi đang gặp phải nên việc tìm ra giải pháp và khắc phục vấn đề này là một điều rất cấp thiết.
→ Đó cũng chính là những lý do để nhóm quyết định chọn đề tài nhóm “Sinh viên VIỆT NAM gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập” để nghiên cứu và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp một cách hiệu quả hết sức có thể.
Làm rõ vấn đề
- Đối Tượng của đề tài nhóm: Sinh viên Việt Nam
- Vấn đề: “Sinh viên Việt NAM gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập”
Mục tiêu giải quyết
Đến với đề này nhóm muốn tìm kiếm và đưa ra nhiều giải pháp giúp cho các bạn sinh viên có thể thông thạo tiếng Anh, sử dụng nó một cách tự tin và trôi chảy Đặc biệt là trong thời đại xã hội ngày càng hội nhập, chúng ta nên có thêm cho mình một đến hai ngôn ngữ để có thể nâng cao được giá trị của bản thân cũng như mở rộng các mối quan hệ với các bạn nước ngoài.
Phương pháp tiếp cận vấn đề
Để tiếp cận và làm rõ vấn đề thì nhóm đã thực hiện khảo sát với sinh viên ở nhiều khu vực trên địa bàn Việt Nam và phỏng vấn trực tiếp giảng viên và giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh để thu thập thêm thông tin về vấn đề này.
PHÂN TÍCH SỰ TỒN TẠI & NHU CẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chứng minh sự tồn tại
Trong buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu sơ lược về môn học và hướng dẫn trình tự thực hiện từ bước phát hiện vấn đề từ chủ đề lớp đến bước cuối cùng là đề xuất giải pháp giải quyết nguyên nhân cụ thể của vấn đề thông qua các phiếu cá nhân và phiếu nhóm, giảng viên đã đưa ra chủ đề “ Làm sao để cuộc sống sinh viên thoải mái hơn”- một chủ đề rất sát với thực tế cuộc sông của sinh viên hiện nay Qua các tiêu chí chấm điểm và cách cho điểm nhóm đã hoàn thành phiếu [1T-2], nhóm 1 quyết định chọn đề xuất “ Sinh viên gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập” làm đề tài nhóm Để làm rõ hơn thì nhóm 1 đã phỏng vấn các bên liên quan : sinh viên và giảng viên qua 2 hình thức là khảo sát bằng bảng hỏi qua Google Form và phỏng vấn trực tiếp.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các cấp của sinh viên tham gia khảo sát
=> Giải thích chi tiết: Số lượng người tham gia khảo sát là 67 người, trong đó chiếm phần lớn là sinh viên năm nhất (97%), ngoài ra còn có sinh viên năm hai và những sinh viên đã tốt nghiệp cũng làm bản khảo sát này của nhóm.
Biểu đồ 2.2: Thời gian học tiếng Anh của sinh viên tham gia khảo sát
=> Giải thích chi tiết: Có thể thấy chiếm số đông các sinh viên dành ra 3 đến 5 tiếng một tuần cho môn học này (50,7%) Nhưng đáng chú ý là số sinh viên chọn không học lại chiếm tận 17,9%, một tỉ lệ khá cao Có thể sinh viên cảm thấy không hứng thú với việc học tiếng Anh hoặc không có thời gian cho môn này.
Biểu đồ 2.3: Những khó khăn mà sinh viên tham gia khảo sát gặp phải
=> Giải thích chi tiết: Các bạn sinh viên đa số cho rằng bản thân không tự tin sử dụng tiếng Anh (58,2%) Các bạn ngại giao tiếp với người nước ngoài hoặc nói chuyện bằng tiếng Anh trong các lớp ngoại ngữ Điều này có thể từ nhiều lý do chẳng hạn: các bạn dành quá ít thời gian học tiếng Anh (minh chứng ở hình 2), có học tiếng Anh nhưng học không hiệu quả, không thể nhớ ngữ pháp,…Bên cạnh đó nhiều bạn cũng cho rằng giáo viên không phù hợp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tiếng Anh (38,8%).
1.2 Phương pháp 2: Phỏng vấn giảng viên
Bảng câu hỏi phỏng vấn Cô Hoàng Thị Ngọc Hiền - giảng viên tiếng Anh trường đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.4: Bảng câu hỏi phỏng vấn cô Hoàng Thị Ngọc Hiền
CÂU HỎI CÂU TRẢ LỜI
1 Trong quá trình giảng dạy, thầy / cô thấy tình hình học sinh của mình như thế nào?
Tùy thuộc vào mỗi cá nhân Những bạn có niềm yêu thích với tiếng Anh thì sẽ chăm chỉ học tập, luôn hoàn thành bài tập Còn những bạn giống như bị mất căn bản tiếng Anh thì chắc chắn không dành thời gian cho môn học này
2 Thầy / cô thấy khả năng tiếp thu ngôn ngữ của sinh viên, đặc biệt là với tiếng
Cũng tùy khả năng của từng bạn Có những bạn sinh viên cực kì giỏi, luôn nghe, nói hầu như là bằng tiếng Anh với giáo viên Bên cạnh đó cũng có những lớp cô phải dạy bằng tiếng Việt là chủ yếu, phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần thì các bạn mới nhớ.
3 Thầy / cô nghĩ tiếng anh quan trọng cũng như giúp ích cho sinh viên như thế nào?
Tiếng Anh chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn sinh viên rất nhiều vì đây là ngôn ngữ quốc tế Các bạn có thể làm việc ở các công ty đa quốc gia, giao tiếp tốt với các đối tác hoặc có bạn bè là người nước ngoài Các khoản thu nhập cũng sẽ khá hơn so với môi trường làm việc mà chỉ sử dụng tiếng Việt Cô cũng nói rằng có một lý do hy hữu nữa là đôi khi mình có người yêu ngoại quốc thì biết tiếng Anh cũng dễ giao tiếp hơn
4 Trên cương vị là một người truyền lửa cho sinh viên thì thầy / cô có muốn giải quyết vấn đề “Sinh viên gặp khó khăn với ngôn ngữ trong quá trình hội nhập” không?
Cô luôn mong muốn giải quyết được vấn đề này Nên vì thế mỗi ngày cô luôn tổ chức nhiều hoạt động mới lạ, mỗi ngày đều vừa học vừa chơi một trò chơi liên quan đến chủ đề bài học để các bạn sinh viên cảm thấy hứng thú hơn với việc học tiếng Anh và nhớ bài được lâu hơn.
5 Vậy thầy / cô nghĩ đâu là giải pháp tốt nhất cho sinh viên về vấn đề này trong tương lai?
Chẳng hạn nếu các bạn sinh viên ngại nói tiếng Anh, cô sẽ luôn hỗ trợ các bạn về mặt ngữ pháp, từ vựng Sau đó sẽ cho các bạn luyện tập trong nhóm với nhau vì khi làm việc với bạn bè, các bạn sẽ cảm thấy thoải mái và quen cảm giác giao tiếp Trước đó cô cũng sẽ cho các bạn xem những video clip, bài mẫu để các bạn biết cách thực hiện như thế nào Cuối cùng cô sẽ mời các bạn nói chuyện với đám đông
Hình 2.5: Bạn Đinh Võ Bảo Ngọc phỏng vấn giảng viên tiếng Anh Hoàng Thị Ngọc Hiền
2 Các vấn đề tương tự xảy ra trên thế giới:
- Những du học sinh cũng gặp điều tương tự Sinh viên du học sẽ gặp vô vàn những khó khăn khác nhau, nhưng khó khăn lớn nhất chính là về rào cản ngôn ngữ vì các bạn phải học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh Không những thế các giáo trình, tài liệu hay việc ghi chép, nghe giảng,…đều sử dụng ngôn ngữ này Khi các bạn không giỏi tiếng Anh thì sẽ gặp cản trở trong việc nắm bắt kiến thức bài học, dẫn đến việc chán nản, bỏ bê việc học, ảnh hưởng đến tinh thần của các bạn sinh viên sống ở xứ lạ.không làm quen được với nền văn hóa xa lạ.
Hình 2.6: Xếp hạng mức độ thông thạo tiếng Anh của các quốc gia trên thế giới
- Các sinh viên Nga cũng gặp vấn đề về tiếng Anh Theo bảng thống kê mức độ thông thạo tiếng Anh (hình 6) thì Nga chỉ ở mức thông thạo trung bình, hạng 42, thậm chí còn ở dưới mức của Việt Nam.Việc các sinh viên Nga không thể học giỏi tiếng Anh là vì họ không thể nghe chắc chắn các từ tiếng Anh (Russians can’t hear certain English sounds), gặp khó khăn với các thì và cấu trúc tiếng Anh (Tenses and articles) và rất nhiều cụm động từ khó nhớ, đã vậy còn có nhiều biến thể (Insidious phrasal verbs).
- Những sinh viên Trung Quốc cũng gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh vì họ thiếu tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh Họ cũng cho rằng chỉ những người tài giỏi mới học được ngôn ngữ này, phương pháp học tập thì vẫn chưa sát thực tế, sinh viên không được thực hành nhiều để rèn luyện kĩ năng.
- Sinh viên Thái Lan cũng gặp những vấn đề liên quan đến tiếng Anh Nhưng những giáo viên nước ngoài tại đây lại cho rằng việc sinh viên Thái không giỏi tiếng Anh là do thái độ của người Thái Họ chỉ quan tâm đến việc giải trí và khá lười Giáo viên chỉ việc chép bài lên bảng, còn học sinh chỉ việc chép Không ai quan tâm đến sự thật là trình độ tiếng Anh của các giáo viên này cũng rất thấp
Jesse Peterson, một người từng dạy tiếng Anh ở Việt Nam đã chia sẻ rằng rất ít sinh viên trong lớp tiếng Anh của mình hoàn thành khóa học Anh cũng nói thêm hiện nay sinh viên Việt Nam chỉ chú tâm đến học ngữ pháp mà bỏ quên mất phần phát âm và giao tiếp, dẫn đến một số người ngước ngoài họ không hiểu người Việt nói tiếng Anh như thế nào Vì thế anh Jesse cũng mong muốn giúp các bạn sinh viên cải thiện được vấn đề với ngôn ngữ này vì anh cho rằng tiếng Anh rất quan trọng trong cuộc sống.
3 Nhu cầu giải quyết vấn đề của các bên liên quan:
Kết luận
1 Liệt kê và điểm mạnh, điểm yếu
- Podcast: Là một ứng dụng có sẵn trên nền tảng ios và phát những bản radio của nước ngoài của người bản xứ Podcast là ứng dụng nghe radio bằng tiếng anh từ các chương trình nước ngoài. Ưu điểm: o Ứng dụng do chính Apple sản xuất nên không lo về các vấn đề bản quyền hay chất lượng o Các bản phát/nghe trên Podcast đều được miễn phí o Các bản thu âm đều do người bản xứ nói nên có thể đảm bảo được nhu cầu của người muốn sử dụng hay muốn học tiếng anh. o Những chương trình, bản thu âm đều đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng
Nhược điểm: o Podcast chỉ có thể sử dụng cho người xài hệ điều hành ios o Chỉ có thể nghe chứ không có những ví dụ hay hình ảnh cụ thể o Khó để truyền tải thông điệp đến nhiều người, nhiều tính cách vì không phải ai cũng nghe để học được.
- Memrise: một ứng dụng học từ vựng, giúp ghi nhớ những từ và cụm từ quen thuộc bằng cách sử dụng kĩ năng ghi nhớ và sự lặp lại bằng flashcard Lộ trình học là từ ứng dụng đưa ra hoặc có thể học theo cộng đồng người học trên thế giới phát triển. Ưu điểm: o Có những kho từ vựng lớn và đa dạng o Có phương pháp học cụ thể (flashcard), có thể giúp người học nhớ trong khoảng thời gian dài o Bài học linh động, chú thích minh họa dễ hiểu. o Có thể tự lựa chọn nhiều khóa học phù hợp với bản thân o Có thể tự tạo khóa học cho riêng bản thân và phụ hợp với nhiều trình độ học riêng của từng người
Nhược điểm: o Chỉ tập trung phần lớn về từ vựng o Không phù hợp với người có trình độ cao o Phương pháp học có thể dẫn tới việc chán nản khi sử dụng trên điên thoại. o Bị giới hạn khi không thể tham gia mọi hoạt động ở phiên bản miễn phí
PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP HIỆN CÓ
Liệt kê và điểm mạnh, điểm yếu
- Podcast: Là một ứng dụng có sẵn trên nền tảng ios và phát những bản radio của nước ngoài của người bản xứ Podcast là ứng dụng nghe radio bằng tiếng anh từ các chương trình nước ngoài. Ưu điểm: o Ứng dụng do chính Apple sản xuất nên không lo về các vấn đề bản quyền hay chất lượng o Các bản phát/nghe trên Podcast đều được miễn phí o Các bản thu âm đều do người bản xứ nói nên có thể đảm bảo được nhu cầu của người muốn sử dụng hay muốn học tiếng anh. o Những chương trình, bản thu âm đều đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng
Nhược điểm: o Podcast chỉ có thể sử dụng cho người xài hệ điều hành ios o Chỉ có thể nghe chứ không có những ví dụ hay hình ảnh cụ thể o Khó để truyền tải thông điệp đến nhiều người, nhiều tính cách vì không phải ai cũng nghe để học được.
- Memrise: một ứng dụng học từ vựng, giúp ghi nhớ những từ và cụm từ quen thuộc bằng cách sử dụng kĩ năng ghi nhớ và sự lặp lại bằng flashcard Lộ trình học là từ ứng dụng đưa ra hoặc có thể học theo cộng đồng người học trên thế giới phát triển. Ưu điểm: o Có những kho từ vựng lớn và đa dạng o Có phương pháp học cụ thể (flashcard), có thể giúp người học nhớ trong khoảng thời gian dài o Bài học linh động, chú thích minh họa dễ hiểu. o Có thể tự lựa chọn nhiều khóa học phù hợp với bản thân o Có thể tự tạo khóa học cho riêng bản thân và phụ hợp với nhiều trình độ học riêng của từng người
Nhược điểm: o Chỉ tập trung phần lớn về từ vựng o Không phù hợp với người có trình độ cao o Phương pháp học có thể dẫn tới việc chán nản khi sử dụng trên điên thoại. o Bị giới hạn khi không thể tham gia mọi hoạt động ở phiên bản miễn phí
Hình 3.2: Ứng dụng Memrise o Tính năng tương tác còn hạn chế o Một số tính năng còn hạn chế do ứng dụng hoạt động trên cả web
- Cake: Là một ứng dụng học tiếng anh miễn phí thông qua xem video có phụ đề và luyện nói theo đoạn hội thoại trong video đó Chức năng được mọi người thích nhất đó là chức năng dịch cả 2 loại tiếng trong video và phân tích những câu hay những từ đó. Ưu điểm: o Cải thiện tốt kỹ năng nghe nói cho người học o Miễn phí nên phù hợp với sinh viên o Có mọi chức năng cần thiết đề cài thiện kỹ năng nghe nói o Đa dạng chủ đề o Nội dung học được cập nhật mỗi ngày
Nhược điểm: o Một số chức năng hoạt động chưa tốt o Nhiều quảng cáo o Ứng dụng chỉ dành cho tự học
- Elsa: ELSA Speak (English Language Speech Assistant) là ứng dụng hỗ trợ học nói và giao tiếp tiếng Anh có khả năng phát hiện và sửa lỗi phát âm tiếng Anh thông qua công nghệ nhận diện giọng nói cực kỳ chính xác ELSA tập trung vào kỹ năng nói nhờ công nghệ Ai và phải trả phí khá cao để có thể xài được những tính năng và lộ trình Ưu điểm: o Công nghệ nhận diện so sánh phát âm bằng Ai o Có trợ lý ảo hướng dẫn phát âm theo tiếng mẹ đẻ o Có lộ trình, phân chia trình độ tốt cho người học
Nhược điểm: o Phải trả phí để học những lộ trình tốt và nhiều chức năng hơn o Không thể sử dụng ứng dụng khi không có mạng o Tình huống hội thoại nhàm chán, không đa dạng với thực tế
- Duolingo: một ứng dụng học nhiều ngôn ngữ và giao tiếp phổ biết trên toàn thế giới và có lộ trình học phù hợp cho những người chưa biết tiếng anh hoặc muốn trao dồi tiếng anh Duoling dạy người học về cả 4 kỹ năng và cộng đồng người học tiếng cực kỳ lớn Ưu điểm: o Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh, văn bản, minh họa khiến học
Hình 3.4: Ứng dụng Elsa o Có cộng đồng lớn o Chủ đề học đa dạng, thực tế, vui tươi
Nhược điểm: o Tính Cá nhân hóa không cao o Phần trả lời câu hỏi chưa thực sự tối ưu
- Omegle.com: là một trang web trò chuyện video và kết bạn với nhiều người khác quốc gia trên thế giới và được phổ biến vì có thể lựa chọn trò chuyện video với người mình cảm thấy thích bằng chức năng kết thúc và trò chuyện với người khác.Ưu điểm: o Dễ sử dụng và kết nối được với nhiều người o Có thể giao tiếp được với nhiều tiếng anh của nhiều nước o Kết nối được với nhiều người có cùng sở thích và khám phá được nhiều điều về văn hóa nước khác
Nhược điểm: o Chỉ thực sự phù hợp với người đã nhận thức được việc mình làm o Không đảm bảo được sự an toàn cá nhân o Chỉ dùng để giải trí là chủ yếu
- Khánh Vy OFFICIAL: là một trong những kênh chuyên về chia sẻ mẹo, cách học tiếng Anh Được biết đến nhiều với cách nói chuyện, cách chỉ những phương pháp học tiếng anh kết hợp đi làm MC của chị Khánh Vy Ưu điểm: o Nội dung học gần gũi, phong phú o Có những mẹo hay giúp cho việc học tiếng Anh trở nên dễ dàng o Hoàn toàn miễn phí và có thể xem lại nội dung khi cần thiết o Vừa học vừa giải trí khiến việc học không nhàm chán
Nhược điểm: o Chỉ phù hợp với những người chủ động o Dễ gây nhàm chán khi video quá dài o Tính tương tác còn hạn chế
Hình 3.7: Kênh youtube Khánh Vy OFFICIAL
- Từ điển Oxford: Oxford Dictionary là một từ điển cực dễ dàng tra nghĩa của từ với giao diện trực quan, thân thiện, giải thích gần như đầy đủ các tầng nghĩa của từ Ưu điểm: o Giải thích từ và các nghĩa khác nhau kèm với phát âm cùa từ o Công cụ tìm kiếm nhanh chóng, giao diện rõ ràng, dễ sử dụng o Tính năng học từ mỗi ngày
Nhược điểm: o Có một số hạn chế đối với tiếng anh của Anh-Mỹ o Giải thích nghĩa các từ hoàn toàn bằng tiếng Anh o Một số định nghĩa có thể hơi hàn lâm và phức tạp
- Hack não 1500 từ: là sách học tiếng Anh dựa trên phương pháp chêm truyện (một đoạn tiếng việt có vài từ tiếng anh) và phương pháp âm thanh tương tự ( Nói tiếng Anh giống từ thuần việt) Bài học của sách hack não 1500 từ gồm
4 phần: Phần 1: Chuyên chêm, hack não 1500 từ sẽ đưa ra một đoạn văn bằng tiếng việt và trong đó có những từ bằng tiếng Anh (Có chú thích và từ vựng), Phần 2: Tăng tốc, sách sẽ xài những từ ở bước một và xài phương pháp flashcard kết hợp với âm thanh tương tự, Phần 3: Luyện tập, bây giờ đoạn văn ở bước một sẽ là tiếng Anh và người học sẽ điền những từ còn thiếu được viết bằng tiếng anh từ phần một vào ô trống, Phần 4: Ứng dụng, tổng hợp lại câu truyện và tự sáng tác một câu truyện khác
Phân tích chung và đề xuất hướng giải quyết cho vấn đề
Hình 3.13: Chương trình Turing Scheme
Hình 3.14: Quán cà phê dạy tiếng Anh
Phương hướng giải quyết: Nhóm em làm khảo sát và tìm hiểu những nguyên nhân chính, từ đó đưa ra những ý tưởng để cải thiện nâng cao trình độ tiếng Anh cho sinh viên để giải quyết vấn đề tại sao “Sinh viên việt nam gặp khó khăn với tiếng Anh trong quá trình hội nhập”.
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ
Phân tích nguyên nhân vấn đề của mỗi thành viên
Mục tiêu phân tích : Tại sao sinh viên Việt Nam gặp khó khăn với ngôn ngữ trong quá trình hội nhập
Kiều Quốc An Nguyễn Minh Anh Đỗ Thị Hồng Anh
- Không có động lực học Tiếng Anh
- Không hiểu tầm quan trọng của Tiếng
- Không tự học thêm Tiếng Anh
- Thiếu điều kiện tài chính
- Sinh viên không thấy yêu thích tiếng Anh
- Một số trung tâm dạy tiếng Anh kém chất lượng
- Điều kiện tài chính không đáp ứng cho việc học tiếng Anh
- Không có phương pháp học hiệu quả
- Không có thời gian học
- Chưa có mục tiêu rõ ràng
- Môi trường xung quanh chưa sử dụng Tiếng Anh thường xuyên
- Cảm thấy Tiếng Anh quá khó không tiếp thu được
- Do bản thân lười biếng không chủ động học
- Cách dạy ở trường không phù hợp với bản thân
Lê Nguyễn Thu Hiền Đinh Võ Bảo Ngọc Bùi Thu Mai
- Không có sự kiên trì khi học
- Không tự tin giao tiếp bằng tiếng anh
- Học qua loa, không chắc chắn
- Không có hứng thú học tiếng Anh
- Thiếu môi trường sử dụng tiếng Anh
- Không có điều kiện để tiếp xúc nhiều với người nước ngoài
- Chưa có ý thức tự học Tiếng Anh
- Dề từ bỏ việc học Tiếng Anh
- Chú trọng ngữ pháp mà quên các kĩ năng khác
- Không có nhu cầu làm việc trong các công ty nước ngoài nên không cần học
- Sự không đồng đều về lực học trong lớp
- Theo học mức độ cao hơn so với kiến thức hiện tại
- Chỉ học ngữ pháp mà không thực hành
- Chưa có mục tiêu, phương pháp học rõ ràng Nguyễn Tuấn Kiệt
- Chương trình học Tiếng Anh chỉ chú trọng ngữ pháp
- Thời gian học Tiếng Anh chưa đủ
- Chưa có môi trường học Tiếng Anh
- Sự chênh lệch trình độ học Tiếng Anh giữa các sinh viên
- Chương trình học ở trường chỉ chú trọng vào tiếng Anh chuyên ngành
Bảng 4.1: Tổng hợp tất cả các nguyên nhân
Xây dựng biểu đồ xương cá và lựa chọn nguyên nhân cụ thể của vấn đề
2.1 Xây dựng biểu đồ xương cá
- Mỗi thành viên trong nhóm đã phân tích những nguyên nhân cụ thể của vấn đề bằng phương pháp Brainstorming. Sau khi tổng hợp lại các nguyên nhân hóm đã dùng phương pháp KJ để phân loại và nhóm các nguyên nhân liên quan thành một nhóm, rồi đặt tên cho từng nguyên nhân nhóm và ghi lại vào phiếu 5T-1.
Hình 4.2: Sơ đồ xương cá
- Sau khi thảo luận nhóm đã tập hợp các nguyên nhân thành năm nhóm nguyên nhân lớn: Phương pháp, Thái độ, Động lực, Môi trường, Chương trình đào tạo và Tài chính
2.2 Giải thích các nhóm nguyên nhân:
- Về phương pháp: Các bạn sinh viên gặp khó khăn trong phương pháp học tiếng Anh vì chưa tìm được phương pháp học phù hợp với bản thân Hay các phương pháp học đó có mức độ chưa phù hợp với trình độ của các bạn sinh viên. Các phương pháp học hiện tại trên trường lớp chỉ chú trọng vào lý thuyết chưa trú trọng nhiều vào việc giao tiếp hay thực hành Áp lực về điểm số khiến các bạn chỉ học vì điểm thay vì chọn phương pháp học giúp nâng cao trình độ của bản thân
- Về thái độ: Việc không thật sự thấy yêu thích Tiếng Anh cũng khiến các bạn không có tính kiên trì khi học từ đó cũng mất tinh thần tự học Tiếng Anh
- Về động lực: Không có nhu cầu làm việc trong các công ty nước ngoài bên cạnh đó là không tìm được mục tiêu, lý do của việc học Tiếng Anh khiến nhiều bạn mất đi động lực học
- Về môi trường: Môi trường học tập và làm việc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của các bạn sinh viên Số giờ học dành cho môn Tiếng Anh chưa nhiều do phải phân chia giờ học cho nhiều môn học khác Trình độ học giữa các bạn trong lớp chưa đồng đều khiến một số bạn không theo kịp Các chương trình giao lưu quốc tế còn hạn chế vì thế các bạn sinh viên thiếu môi trường để giao tiếp và sử dụng Tiếng Anh.
- Về chương trình đào tạo: Vì số giờ học trên trường là chưa đủ hoặc do cách dạy không phù hợp nên các bạn sinh viên thường tìm kiếm các khóa học tại các trung tâm giảng dạy Tiếng Anh Nhưng bên cạnh những trung tâm chất lượng thì còn có những trung tâm giảng dạy tiếng Anh kém chất lượng khiến nhiều bạn gặp khó khăn với tiếng Anh
- Về tài chính: Bản thân, gia đình không đủ điều kiện tài chính cũng là một trong những mặt hạn chế ngăn cản các bạn sinh viên tìm kiếm những nơi có chất lượng tốt để trau dồi thêm vốn tiếng Anh của mình Hay một số trung tâm giảng dạy Tiếng Anh có mức học phí còn khá cao
- Khả năng ảnh hưởng quan trọng của nguyên nhân đến vấn đề đang giải quyết
- Nguyên nhân có triệt để giải quyết được vấn đề không
- Nguyên nhân có thể giải quyết được
- Không cần quá nhiều nhân lực, công nghệ, thời gian và tài chính để giải quyết vấn đề
- Nguyên nhân được chọn phải thể hiện được cơ hội thể hiện ý tưởng sáng tạo khi hình thành giải pháp
2.4 Lựa chọn nguyên nhân cụ thể của vấn đề
Thông qua việc phân tích kĩ lưỡng các nguyên nhân, nhóm quyết định lựa chọn nguyên nhân “Các bạn sinh viên chưa tìm được phương pháp học phù hợp”
2.5 Giải thích lý do chọn nguyên nhân : Đây là nguyên nhân quan trọng khiến các bạn sinh viên gặp khó khăn với tiếng Anh Vì sao các bạn sinh viên lại chưa tìm được phương pháp học phù hợp ? Vì hiện nay có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh khác nhau khiến nhiều bạn mới bắt đầu cảm thấy bối rối khi không biết lựa chọn phương pháp nào Hay các bạn đã quá bận rộn với việc học và việc làm thêm khiến nhiều bạn không còn nhiều thời gian để tìm kiếm các phương pháp học phù hợp với trình độ cũng như kĩ năng của mình Tìm kiếm được phương pháp học tiếng Anh phù hợp với bản thân sẽ giúp các bạn sinh viên cải thiện được trình độ của bản thân từ đó có thêm động lực và hứng thú với tiếng Anh.
TẠO Ý TƯỞNG GIẢI PHÁP
Điều kiện tiên quyết
Nguyên nhân cụ thể nhóm 01 đã lựa chọn đó là sinh viên Việt Nam chưa tìm được phương pháp học phù hợp Sau khi đã lựa chọn nguyên nhân cụ thể, nhóm đã đưa ra bài đánh giá các điều kiện tiên quyết gồm có: Yếu tố thúc đẩy (Enablers), yếu tố rào cản (Barriers), điều kiện ràng buộc (Constraints).
1.1 Yếu tố thúc đ ẩy ( Enablers )
Bảng 5.1: Các yếu tố thúc đẩy
Nguyễn Tuấn Kiệt Để phát triển trong công việc và cơ hội ra nước ngoài. Đỗ Thị Hồng Anh Muốn thông thạo 1 ngôn ngữ thứ 2.
Nguyễn Minh Anh Có mối quan hệ rộng rãi với các đối tác làm việc nước ngoài.
Lê Nguyễn Thu Hiền Nhu cầu sử dụng tiếng Anh để giao tiếp
Bùi Thu Mai Nhu cầu sử dụng tiếng anh để đi làm. Đinh Võ Bảo Ngọc Môi trường hội nhập quốc tế nên hầu như các công ty đều yêu cầu tiếng anh cho công việc.
Kiều Quốc An Nhiều tài liệu chuyên môn được viết bằng tiếng anh.
Trong cuộc thảo luận vừa qua, nhóm 01 đã phát hiện ra có rất nhiều yếu tố thúc đẩy để tạo ra giải pháp và sản phẩm để cải thiện tình trạng Các yếu tố đã được đề xuất ra là muốn thông thạo ngoại ngữ, để phát triển trong công việc, muốn có mối quan hệ rộng rãi, nhu cầu sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp và đi làm, các công ty hầu như đều bắt buộc sử dụng tiếng anh, nhiều tài liệu, sách hay dùng tiếng Anh Tất cả các điều nêu trên đều giúp con người cần phải sử dụng các biện pháp để có thể thông thạo tiếng Anh để đáp ứng được các yếu tố thúc đẩy của bản thân mỗi người.
1.2 Yếu tố rào cản (Barriers)
Bảng 5.2: Các yếu tố rào cản
Nguyễn Tuấn Kiệt Tâm lý còn sợ, ngại và chưa biết cách đặt mục tiêu. Đỗ Thị Hồng Anh Môi trường xung quanh chưa thực sự sử dụng tiếng anh.
Nguyễn Minh Anh Kinh phí gia đình chưa đáp ứng được việc học tiếng anh.
Lê Nguyễn Thu Hiền Không có mục tiêu học tiếng Anh.
Bùi Thu Mai Theo học những chương trình không cùng trình độ. Đinh Võ Bảo Ngọc Thời gian học trên trường và thời gian đi làm thêm chiếm khá nhiều thời gian
Kiều Quốc An Thời gian học tiếng anh ở trường còn hạn chế.
Bên cạnh các yếu tố thúc đẩy thì còn có những rào cản, cản không cho công việc, mục tiêu được hoàn thành Sau khi tham khảo ý kiến của các bạn trong nhóm, em đã tổng hợp lại được rằng có 3 điều cần nhắc đến là thời gian, môi trường học và bản thân Thời gian không có nhiều, thời gian đi học và làm chiếm nhiều thời gian là một rào cản lớn không thể không nói đến Sau thời gian là môi trường học Du học sinh giỏi tiếng Anh phần lớn là nhờ khi qua nước ngoài thì môi trường sống và học tập đều bằng tiếng Anh, vậy nên việc ngôn ngữ mới xuất hiện trong cuộc sống là bình thường và sẽ dễ sử dụng được hơn là học sinh ở trong nước Sinh viên ít được tiếp xúc nên thường vẫn sẽ sử dụng tiếng Việt nhiều, nó hạn chế khả năng học thêm ngoại ngữ của sinh viên Và cuối cùng là từ bản thân, đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến công việc cải thiện tiếng Anh Các yếu tố chủ yếu là mục đích học không có, tâm lí nhút nhát và học sai chương trình học
1.3 Điều kiện ràng buộc (Constraints)
Bảng 5.3: Các yếu tố ràng buộc
Nguyễn Tuấn Kiệt Môi trường sử dụng Tiếng Anh chưa phù hợp (Chỉ sử dụng có thể sử dụng tại những nói học tiếng anh và chỉ có thể tự sử dụng tiêng Anh). Đỗ Thị Hồng Anh Chương trình đào tạo của các trường đại học (Chỉ chú trọng đào tạo giao tiếp tiếng anh ở năm 1 và năm 2) Nguyễn Minh Anh - Số giờ học trên trường là có giới hạn (thường chỉ học 2 tiếng 15 phút trong một ngày).
- Phương pháp giảng dạy của các giảng viên là khác nhau (Có giảng viên chỉ chú trọng dạy lý thuyết, có giảng viên kết hợp vừa dạy vừa chơi)
Lê Nguyễn Thu Hiền Học phí của các trung tâm tiếng Anh còn khá cao (2-5 triệu/ khóa)
Bùi Thu Mai Trung tâm tiếng anh phải có nhiều chi nhánh. Đinh Võ Bảo Ngọc Không được học thêm tiếng anh trùng giờ học trên trường (7h-12h10, 13h-18h10)
Kiều Quốc An - Chi phí phù hợp với khả năng của sinh viên (2 triệu/ tháng)
- Mỗi sinh viên có mục đích học khác nhau (Học để lấy chứng chỉ Quốc tế, học để giao tiếp căn bản, học để đủ điều kiện tốt nghiệp đại học,… )
- Điều kiện ràng buộc là những điều kiện không thể thay đổi được, cho nên khi đề xuất ra sản phẩm, phương pháp cải thiện trình độ tiếng Anh của sinh viên thì nhóm 01 phải chấp hành các điều kiện ràng buộc, không được phạm phải thì kế hoạch mới có thể phát triển và hợp lệ Các điều kiện về thời gian là nhiều nhất Vì còn là sinh viên nên thời gian sẽ ít hơn vì còn phải đi học, đi làm thêm và các giờ học trên trường là các giờ không thể phạm phải Và một điều đáng lưu ý đó chính là vốn tiền của sinh viên ít cho với người đi làm Vậy nên sản phảm, giải pháp chỉ có thể gói gọn từ 2-5 triệu/ người Và cuối cùng là các điều kiện về môi trường, phương pháp,…
- Sau khi xem xét các điều kiện tiên quyết thì từng thành viên đã đưa ra các ứng dụng và sản phẩm phù hợp với các điều kiện Các sản phẩm: Đinh Võ Bảo Ngọc
- Mô tả: Kiểu dáng giống điện thoại, có nhiều màu sắc, có camera sau và dùng pin sạc như điện thoại thông thường.
- Vận hành: o Nhắn các mẫu câu tiếng Việt hoặc ghi âm câu tiếng Việt máy vẫn có thể chuyển sang tiếng Anh và ngược lại. o Có thể sử dụng vừa như nhật kí để tâm sự, vừa có thể kiểm tra lỗi ngữ pháp của mình. o Có chế độ đọc tiếng Anh để sinh viên sửa lỗi đọc sai và biết cách đọc những từ khó. o Đây là một sản phẩm dùng để trò chuyện với nhân vật ảo dùng trí tuệ nhân tạo để có những câu trả lời tự động. o Máy chuyên dụng để học nên giá thành chỉ khoảng 3-5 triệu/ cái o Chụp dịch văn bản dài được mà không cần gõ tay
- Điểm mạnh: o Giải quyết được các vấn đề sai ngữ pháp o Giải quyết vấn đề thời gian và giá thành o Giúp chuyển đổi ngôn ngữ (từ tiếng Việt sang tiếng Anh và ngược lại)
- Điểm yếu: o Dễ chán vì trò chuyện với máy o Không có yếu tố thúc đẩy động lực học o Mang 2 điện thoại sẽ gây khó khăn cho người dùng.
- Cơ hội: o Nhu cầu cải thiện tiếng Anh của sinh viên Việt Nam cao o Giá thành sản phẩm phù hợp với túi tiền sinh viên
- Thách thức o Khó cạnh tranh với các sản phẩm đã có
Hình 5.4: Mô phỏng điện thoại L.E Phone
Hình 5.5: Mô phỏng gương nói Speak Mi
- Mô tả: Bề ngoài giống như một chiếc gương bình thường dùng để soi nhưng điểm đặc biệt là được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI)
- Vận hành: o Speak Mi được khởi động bằng cách đọc lệnh bằng tiếng Anh (Turn on: mở / turn off: tắt nguồn) Có thể tự tắt nguồn sau 5 phút không thấy phản hồi của người dùng. o Speak Mi chỉ giao tiếp với người dùng bằng tiếng Anh. o Nếu phát hiện người dùng nói chuyện bằng ngôn ngữ khác, Speak Mi sẽ yêu cầu nói lại đúng bằng tiếng Anh. o Có chế độ gợi ý câu trả lời trên màn hình khi người dùng không biết phản hồi lại gương như thế nào. o Ghi âm lại cuộc trò chuyện với gương.
- Điểm mạnh: o Cải thiện trình độ tiếng Anh và sự tự tin giao tiếp o Phù hợp với sở thích người dùng o Giảm căng thẳng trong việc học tiếng Anh
- Điểm yếu: o Chi phí dự án cao o Có thể xảy ra lỗi do việc tích hợp AI o Không hiểu hết những gì người dùng nói
- Cơ hội: o Nhu cầu sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng cao o Sự ưa chuộng đồ công nghệ luôn tăng o Sản phẩm gương thông minh luyện tiếng Anh độc nhất
- Thách thức: o Trở ngại trong việc kêu gọi vốn đầu tư o Đòi hỏi chuyên môn cao trong việc sản xuất o Cạnh tranh với các giải pháp khác trên thị trường Đỗ Thị Hồng Anh
(Tai nghe phiên dịch không dây thông minh C&L)
Hình 5.6: Mô phỏng tai nghe C&L
- Mô tả: là sự kết hợp giữa tai nghe không dây và máy phiên dịch truyền thống nhưng nhỏ gọn hơn.
Mô tả giải pháp cuối cùng
Sau khi dự án Gương nói Speak Mi được chọn làm giải pháp nhóm, WatGroup đã cùng nhau họp lại và cải thiện sản phẩm trở nên tốt hơn bằng cách phát triển điểm mạnh và hạn chế tối đa điểm yếu của gương Cuối cùng thống nhất
Hình 5.11: Mô hình gương nói Speak Mi tên giải pháp chính là “Gương nói tiếng Anh Speak Mi” WatGroup đã hoàn thiện những đặc điểm của Speak Mi cũng như thiết lập cách mà gương vận hành Tất nhiên, một sản phẩm nào cũng có ưu, nhược điểm của riêng nó và bên đây đó là những cơ hội, thách thức giúp dự án phát triển và kìm hãm sự tồn tại của giải pháp Để hiểu rõ hơn về Gương nói Speak Mi, chúng tôi xin được diễn giải kĩ về giải pháp như sau:
2.1 Đặc điểm của giải pháp:
- Thoạt nhìn ban đầu Speak Mi trông như những chiếc gương bình thường khác với chứng năng dùng để soi mặt, soi dáng,…nhưng khác biệt chính là Speak Mi được tích hợp với trí tuệ nhân tạo AI.
- Bề mặt gương được làm bằng Decal bạc thay cho kính để tiết kiệm chi phí
- Gương có thể nhận diện được giọng nói (nhờ có kết nối với thiết bị thu microphone) và khuôn mặt của người dùng (camera ở phía trên gương).
- Speak Mi sẽ phát ra âm thanh phản hồi người dùng nhờ có loa ở bên trong chiếc gương.
- Có một điểm làm nổi bật chiếc gương chính là dây đèn LED nằm ngang ở phía trên gương Đèn LED này giúp cho gương mặt người dùng sáng hơn, tạo cho người sử dụng thấy bản thân mình trở nên đẹp hơn nên muốn soi gương nhiều lần Điều này sẽ làm kích thích khả năng sử dụng gương của người tiêu dùng.
- Bên cạnh đó gương cũng có hỗ trợ kết nối Bluetooth (với ứng dụng đi kèm Speak Mi) và WiFi
Hình 5.12: Đặc điểm bên ngoài của Speak Mi Hình 5.13: Ứng dụng Speak Mi
- Speak Mi sẽ hoạt động khi người dùng bắt đầu ra hiệu lệnh (Turn on: mở và Turn off: tắt) Để làm được điều này Speak Mi được ứng dụng nguyên lý gương 2 chiều và tích hợp trí tuệ nhân tạo AI Khi màn hình hiển thị bắt đầu được kích hoạt, nó sẽ phản chiếu hình ảnh đến bề mặt gương mà khi chúng ta đứng đối diện với gương sẽ thấy được hình ảnh được chiếu đến.
- Speak Mi được lập trình như một “người bạn tâm giao” trong gia đình Gương có thể giao tiếp chỉ bằng tiếng Anh với con người Mỗi khi bắt đầu hoạt động, gương sẽ chào người dùng và hỏi thăm sức khỏe, tình hình của ngày hôm đó Nội dung của cuộc trò chuyện sẽ tùy vào sở thích của người dùng được cài đặt trên ứng dụng Speak Mi
- Nếu gương phát hiện người dùng nói chuyện bằng ngôn ngữ khác, gương sẽ yêu cầu người dùng nói lại bằng tiếng Anh.
- Khi bạn không biết cách trả lời gương như thế nào (sau 1 phút im lặng) thì gương sẽ gợi ý câu trả lời trên màn hình. Gương sẽ ngừng hoạt động sau 5 phút nếu như không có phản hồi từ người sử dụng.
- Gương sẽ thu lại hình ảnh và ghi âm cuộc đối thoại Gương sẽ đánh giá khả năng nghe – nói của người dùng trên ứng dụng Speak Mi Người dùng có thể lên ứng dụng Speak Mi xem lại cuộc trò chuyện của mình với gương.
- Về ứng dụng Speak Mi: o Quản lý thông tin người dùng bao gồm có họ tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích,… o Cho phép người dùng xem và nghe lại các cuộc trò chuyện o Xem các đánh giá về trình độ giao tiếp bằng tiếng Anh của người sử dụng
Hình 5.14: Cấu tạo bên trong của Speak Mi Điểm mạnh:
- Gương sẽ giúp người dùng quen với giao tiếp bằng tiếng Anh: vì chúng ta phải giao tiếp 100% bằng tiếng Anh thường xuyên trong thời gian dài.
- Đối với những người bận rộn thì đây là giải pháp phù hợp giúp cải thiện trình độ tiếng Anh vì khi đi học, đi làm trở về nhà, chúng ta đều có thể sử dụng chiếc gương này tại nhà Điều này cũng giúp người sử dụng học và luyện nói tiếng Anh trong môi trường thoải mái và giảm được áp lực sau một ngày dài mệt mỏi
- Giúp tăng sụ tự tin lên rất nhiều vì chúng ta luôn nhìn thấy bản thân trong gương khi luyện tập.
- Phù hợp với đa số sở thích người sử dụng vì có ứng dụng Speak Mi quản lý sở thích người dùng
- Có thể tra cứu được gần như 90% thông tin có trên Google vì có tích hợp với trợ lý ảo Google Assistant Điểm yếu:
- Chi phí dự án cao: vì có tích hợp trí tuệ nhân tạo AI cũng như tiền nguyên vật liệu làm gương,…
- Vì đây là máy móc nên sẽ dẫn đến các trường hợp:
- Xảy ra nhiều lỗi trong quá trình sử dụng, cần bảo trì thường xuyên
- Không thể hiểu hết được những gì người dùng nói nên đôi khi phản hồi không đúng ý người dùng
- Các tính năng sẽ không hoạt động nếu cúp điện
- Phù hợp với nhiều tệp khách hàng khác nhau, ai cũng có thể sử dụng được
- Nhu cầu nâng cao trình độ và sử dụng tiếng Anh ngày càng tăng cao
- Các sản phẩm công nghệ luôn thu hút được thị hiếu của mọi người
- Là một món đồ mà đa số các gia đình đếu có trong nhà
- Giá của Speak Mi sẽ rẻ hơn các sản phẩm gương thông minh khác vì mục đích chủ yếu của gương chỉ để cải thiện trình độ tiếng Anh
- Gặp trở ngại trong việc kêu gọi vốn đầu tư để có kinh phí làm sản phẩm.
- Đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao để hoàn thành sản phẩm
- Cạnh tranh với nhiều giải pháp khắc phục vốn tiếng Anh trên thị trường.
- Cần nhiều thời gian thử nghiệm sản phẩm.