1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quảng bá hình ảnh việt nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc từ năm 2020 đến nay

32 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 110 KB

Nội dung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu...43.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...43.1 Đối tượng nghiên cứu...43.2 Phạm vi nghiên cứu...54.Kết cấu đề tài...5CHƯƠNG 1...6NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢNG BÁ

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀITHÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂN HÓA

DÂN TỘC TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY

Giảng viên hướng dẫn: TS.Lưu Trần ToànHọ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Minh NgọcMã sinh viên: 2256140031

Lớp tín chỉ: QT52008_K42.1

Hà Nội, 2023

Trang 2

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 5

4.Kết cấu đề tài 5

CHƯƠNG 1 6

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI DUKHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂNHÓA DÂN TỘC 6

1.1Các khái niệm liên quan đến đề tài 6

1.2Các yếu tố của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nướcngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc 9

1.3Yêu cầu của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nướcngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc 14

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 14

CHƯƠNG 2 15

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI DUKHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂN HÓADÂN TỘC TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY 15

2.1 Các hoạt động quảng bá hình Việt Nam tới du khách nước ngoài thông quaviệc tổ chức các lễ hội, triển lãm văn hóa 2020-nay 15

2.2 Các hoạt động quảng bá hình Việt Nam tới du khách nước ngoài thông quaviệc tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa 2020-nay 18

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 21

CHƯƠNG 3 22

GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNHẢNH VIỆT NAM TỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰKIỆN TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC 22

Trang 3

3.1Nhận xét về hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nướcngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc 223.2Giải pháp nhằm tăng cường và đổi mới hoạt động quảng bá hình ảnh ViệtNam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh tiếng và hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng lực cạnh tranh của đất nước Như một nhiệm vụ bức thiết để đáp ứng tình hình thế giới, hoạt động quảng bá, tuyên truyền hình ảnh quốc gia từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới xác định là một “mũi nhọn” trong chiến lược xây dựng và thực thi chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia, như một công cụ tạo sức mạnh mềm của đất nước Nếu hình ảnh quốc gia tốt sẽ gia tăng sức mạnh mềm cho đất nước, góp phần đưa nền kinh tế vào quỹ đạo phát triển, hội nhập quốc tế Ngược lại, nếu hình ảnh quốc gia thay đổi theo chiều hướng tiêu cực thì uy tín, vị thế của quốc gia đó sẽ bị ảnh hưởng, tác động xấu đến quan hệ đối ngoại của quốc gia đó Do đó, hình ảnh mà một quốc gia cố gắng tạo ra và xây dựng, thông qua chính sách đối ngoại đó, phải phù hợp với lợi ích quốc gia của mình và phù hợp với mong muốn của cộng đồng quốc tế.

Do vậy quảng bá hình ảnh đất nước trong các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc có ý nghĩa rất lớn Trước hết, sự kết hợp này giúp đất nước có thể quảng bá hình ảnh của mình như một tổ chức thân thiện và có trách nhiệm với cộng đồng và ngoài ra hình ảnh ấy còn được duy trì lâu dài trong tâm trí khách hàng bởi nó được đi kèm với các giá trị văn hóa có tính bền vững Đồng thời hình ảnh đất nước đứng bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống trong một sự kiện sẽ tạo ra cảm giác gần gũi và gắn bó với người tiêu dùng Bên cạnh đó lợi ích hoạt động này mang lại cho cộng đồng là không nhỏ vì nó đã góp phần duy trì và phổ biến các giá trị

Trang 5

văn hóa truyền thống trước tác động từ các nền văn hóa đang du nhập vào nước ta.

Đó là lý do em lựa chọn đề tài “Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc từ năm 2020 đến nay” làm tiểu luận hết môn môn Thông tin đối ngoại Việt Nam.

2 Mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

   - Trên cơ sở lãm rõ một số vấn đề lý luận về quảng hình ảnh Việt Nam và khảo sát thực trạng quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc từ năm 2020 đến nay.

   - Tiểu luận đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao, tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

      - Làm rõ các khái niệm, đặc điểm của quảng bá, hình ảnh Việt Nam, du khách nước ngoài, các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc, các phương thức của quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc       - Khảo sát thực trạng của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc từ năm 2020 đến nay và đưa ra nhận xét, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.

       - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài trong thời gian tới.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Trang 6

3.1 Đối tượng nghiên cứu

       Quá trình quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

        - Không gian nghiên cứu: Các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc         - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2020 đến nay.

4 Kết cấu đề tài

  Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, tiểu luận bao gồm 3 chương, 7 tiết và 11 tiểu tiết. 

         

Trang 7

CHƯƠNG 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢNG BÁ HÌNHẢNH VIỆT NAM TỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUAVIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC.

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài

1.1.1 Khái niệm quảng bá hình ảnh Việt Nam

- Quảng bá: 

Theo từ điển Tiếng Việt: “Quảng bá (quảng cáo) là phổ biến

rộng rãi bằng các phương tiện thông tin” [1]

“Quảng bá” cũng được hiểu là: những hoạt động nhằm tạo ra hoặc thúc đẩy lợi ích, lợi nhuận cho một cá nhân, một sản phẩm, một tổ chức Quảng bá thường được sử dụng để phát triển thương hiệu, sản phẩm, văn hóa… 

Có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động truyền bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc gia tới một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng hiểu rõ hơn về cá nhân, tổ chức, quốc gia đó nhằm đạt được một mục đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn. 

- Hình ảnh quốc gia:

Về khái niệm hình ảnh quốc gia (country image), có tác giả cho rằng, hình ảnh quốc gia là tài sản vô hình, khó lấy tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá[2] Còn theo một quan điểm khác,

hình ảnh đất nước có thể được hiểu là: “Tổng hợp của niềm tin và những ấn tượng mà con người lưu giữ về một địa danh hay một quốc gia nào đó”[3] Hình ảnh của một đất nước

được phản ánh bởi nhận thức của người dân, văn hóa, trình độ

Trang 8

phát triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm mà quốc gia đó có lợi thế so sánh [4]. 

Do vậy, theo nghĩa rộng, hình ảnh đất nước là một bức tranh tổng thể của một quốc gia với tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nước đó Theo nghĩa hẹp, hình ảnh quốc gia được thể hiện ở những lĩnh vực nổi trội của đất nước mà khi nhắc đến lĩnh vực ấy, người ta dễ dàng liên tưởng đến đất nước đó.

- Quảng bá hình ảnh quốc gia:

Tạo dựng, quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người, ), đồng thời khắc phục và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó Trong đó, con người là yếu tố quan trọng, bởi mỗi người dân chính là một “sứ giả” của đất nước, có vai trò kết nối văn hóa, thể hiện hình ảnh đẹp về đất nước trong lòng  người dân nước khác Quảng bá hình ảnh quốc gia chính là kênh “đầu tư” hữu hiệu nhằm thu hút các dòng đầu tư, du lịch phát triển, nâng cao thương hiệu quốc gia Thông qua ngoại giao văn hóa, những thông tin, hình ảnh về đất nước, con người, với bề dày văn hóa, lịch sử, truyền thống sẽ được lan tỏa, phổ biến, từ đó sẽ dẫn đến những quyết định lựa chọn quốc gia đó là “điểm đến” đầu tư, hợp tác.

1.1.2 Khái niệm du khách nước ngoài

Nhà kinh tế học người Áo – Jozep Stemder – định nghĩa: “Khách

du lịch là những người đặc biệt, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư

Trang 9

trú thường xuyên, để thoả mãn những nhu cầu cao cấp mà khôngtheo đuổi mục đích kinh tế”.

Nhà kinh tế người Anh – Olgilvi khẳng định rằng: “Để trở thành

khách du lịch cần có hai điều kiện sau: thứ nhất phải xa nhà mộtthời gian dưới một năm; thứ hai là phải dùng những khoản tiềnkiếm được ở nơi khác”.

Tại Khoản 2 Điều 3 Luật du lịch 2017 quy định: “Khách du lịch

là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đihọc, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến Theo đó, khách du lịchbao gồm: khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến ViệtNam và khách du lịch ra nước ngoài”

1.1.3 Khái niệm các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc      - Sự kiện:

 Theo từ điển tiếng Việt thì “sự kiện” là sự việc xảy ra có ý nghĩa

quan trọng với đời sống xã hội và được các phương tiện truyền thông quan tâm đưa tin như SEGAMES, liên hoan tiếng hát truyền hình, thi hoa hậu hoàn vũ Việt Nam, … mới được xem là sự kiện.

Trong ngữ cảnh tổ chức, sự kiện (Event) được hiểu là một hoạt động có chủ đích diễn ra tại một thời điểm nhất định, tại một địa điểm nhất định, do một cá nhân hay tổ chức tổ chức

      - Văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc, hay bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt

Trang 10

sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng

nhân loại [5]

      - Sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

Sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc có thể được hiểu là các sự kiện được tổ chức nhằm mục đích kỷ niệm, tôn vinh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng của một dân tộc Các sự kiện này có thể bao gồm các lễ hội truyền thống, triển lãm văn hóa, biểu diễn nghệ thuật dân gian, và nhiều hoạt động khác nhằm mục đích giáo dục cộng đồng về giá trị của văn hóa dân tộc và tạo sự gắn kết trong cộng đồng

1.2Các yếu tố của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

1.2.1 Mục đích của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

-Về nhận thức: Hiểu, biết tổng thể về các đặc điểm của hình ảnh Việt Nam. 

-Về thái độ: Yêu mến Việt Nam 

-Về hành vi: Được tham gia, trải nghiệm các sự kiện tôn vinh văn hóa dân

tộc ở Việt Nam, qua đó giới thiệu hình ảnh Việt Nam cho bạn bè của mình, đồng thời có những nhận xét, góc nhìn và đánh giá tích cực về hình ảnh của Việt Nam. 

1.2.2 Thành phần và đặc điểm của du khách nước ngoài

Về phân loại theo phạm vi của khách du lịch bao gồm những khách du lịch nước ngoài ở ngoài lãnh thổ, khách du lịch Việt Nam ở trong lãnh thổ. 

Về đặc điểm: 

Trang 11

+ Khách du lịch ở ngoài lãnh thổ: nhóm này có đặc điểm là có thể chưa từng biết về VN, đã từng biết VN….

 + Khách du lịch ở trong lãnh thổ: đã có thông tin đến VN  Về phân loại theo cách thức tổ chức chuyến đi: 

 Khách du lịch lữ hành: Khách du lịch lữ hành thường tham gia vào các tour du lịch đã được tổ chức và lên lịch trước bởi các công ty du lịch hoặc đại lý du lịch Các tour này có thể bao gồm nhiều địa điểm và hoạt động khác nhau trong một khoảng thời gian cụ thể.

  Khách du lịch tự túc: Tự tổ chức, tự trải nghiệm, tự chi trả cho chuyến đi của mình 

       Về phân loại theo mục đích chuyến đi: 

 Khách tranh thủ đi công tác/thăm bạn bè 

 Khách du lịch đi nghỉ dưỡng

 Khách du lịch muốn trải nghiệm và trình bày các 1 vài đặc điểm của họ. 

1.2.3 Nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam

Quảng bá hình ảnh Việt Nam cũng chính là quảng bá những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc Việt Nam, điển hình có những hoạt động quảng bá như:

Quảng bá các lễ hội văn hóa dân gian: Việt Nam có rất

nhiều lễ hội dân gian đa dạng và phong phú, thể hiện sự đa dạng văn hóa của các dân tộc và vùng miền trong nước Ví dụ như Lễ hội Tết Nguyên đán, Lễ hội Huế, Lễ hội chọi trâu Do Son, Lễ hội Phủ Dầy, và Lễ hội Giong.

Quảng bá các di sản văn hóa phi vật thể: Việt Nam có

nhiều di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận, bao gồm Hạ Long Bay, Phong Nha-Kẻ Bàng, Huế,

Trang 12

Hội An và Mỹ Sơn Những di sản này thể hiện sự độc đáo và giá trị văn hóa của Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc, địa lý, và lịch sử.

Quảng bá trang phục truyền thống của dân tộc: Trang

phục truyền thống của Việt Nam phản ánh sự đa dạng văn hóa của các dân tộc và vùng miền trong nước Ví dụ như áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, nón lá, và khăn rằn Mỗi trang phục mang một ý nghĩa và phong cách riêng, thể hiện sự thanh lịch và duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.

Quảng bá nền ẩm thực nước nhà: Ẩm thực Việt Nam là

một phần quan trọng của văn hóa, với nhiều món ăn ngon và đặc biệt Các món ăn gồm phở, bánh mì, bún chả, nem rán, bánh xèo và nhiều món chay độc đáo Sự kết hợp giữa các nguyên liệu tươi ngon và cách nấu ăn tinh tế đã tạo nên danh tiếng nền ẩm thực Việt Nam trên thế giới.

1.2.4 Đặc điểm của các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

 Các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc thường bao gồm:

Các lễ hội văn hóa dân tộc: Đây là những sự kiện

lớn và trọng đại, diễn ra theo chu kỳ nhất định trong năm hoặc theo dịp đặc biệt Lễ hội dân tộc thường kéo dài trong một khoảng thời gian dài và tập trung vào việc tôn vinh và giới thiệu văn hóa, truyền thống và phong tục của dân tộc đó. 

Ví dụ: Lễ hội Tết Nguyên đán của người Việt, Lễ hội Naadam của người Mông Cổ.

Các triển lãm văn hóa dân tộc: Đây là các triển

lãm nghệ thuật và văn hóa, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, trang phục truyền thống, công cụ, đồ

Trang 13

trang sức, và các hiện vật khác liên quan đến văn hóa dân tộc Triển lãm này giúp khán giả hiểu rõ hơn về văn hóa đặc trưng của dân tộc và đồng thời tôn vinh những nghệ nhân và người làm nên những tác phẩm này.

Các cuộc thi văn hóa dân tộc: Đây là các cuộc thi

nhằm tìm kiếm và tôn vinh những tài năng và nghệ nhân của dân tộc đó trong các lĩnh vực như ca múa, nhạc cụ truyền thống, múa rối, hát văn, hát chầu văn, vẽ tranh, điêu khắc, thêu thùa và các nghệ thuật dân gian khác.

Các sự kiện giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và trên thế giới: Đây là

những sự kiện được tổ chức nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc nước nhà, xây dựng hình ảnh một đất nước Việt Nam tốt đẹp, tích cực trong mắt bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là cầu nối để các nước giao lưu, học hỏi, cùng phát triển trên mọi lĩnh

 Gắn kết cộng đồng và tạo sân chơi giao lưu.

 Mang tính trang trọng và quan trọng đối với dân tộc.

 Giáo dục và chia sẻ kiến thức về văn hóa dân tộc.

 Tạo cơ hội thể hiện và phát triển tài năng cá nhân.

 Góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc.

Trang 14

1.2.5 Chủ thể thực hiện hoạt động quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam thông qua các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

Tham gia vào hoạt động quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam thông qua các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc là các chủ thể với những đặc điểm, vai trò đặc trưng riêng, đóng góp một phần không nhỏ trong việc đảm bảo rằng các sự kiện này mang lại giá trị văn hóa sâu sắc và góp phần thúc đẩy sự phát triển và bảo tồn văn hóa dân tộc.

 Chính phủ và các cơ quan quản lý văn hóa như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc Họ có trách nhiệm xác định các sự kiện, đưa ra chính sách hỗ trợ và tài trợ, đồng thời quyết định về mục tiêu và nội dung của các hoạt động này.

 Các tổ chức xã hội và hiệp hội văn hóa, bao gồm các câu lạc bộ, hội đoàn, tổ chức phi lợi nhuận và các đoàn thể văn hóa dân tộc, thường đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tham gia các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc Họ có kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc về văn hóa dân tộc và có khả năng tổ chức các hoạt động như lễ hội, triển lãm, cuộc thi và buổi biểu diễn nghệ thuật.

 Trường học và các trung tâm văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục và tôn vinh văn hóa dân tộc Họ có thể tổ chức các buổi biểu diễn, triển lãm, cuộc thi và các hoạt động khác để giới thiệu và truyền đạt kiến thức về văn hóa dân tộc cho cộng đồng học sinh và công chúng.

 Những nghệ nhân, nghệ sĩ và những người có kiến thức sâu về văn hóa dân tộc đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động tôn vinh văn hóa dân tộc Họ có thể biểu diễn, sáng tác, dạy học và chia sẻ kiến thức của mình về văn hóa dân

Trang 15

tộc thông qua các sự kiện như buổi biểu diễn, triển lãm và cuộc thi.

 Các cộng đồng dân tộc là những người có kiến thức sâu về văn hóa, truyền thống và phong tục của dân tộc mình Họ có thể tổ chức và tham gia các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc, đồng thời đóng góp ý kiến, kinh nghiệm và nhân lực để đảm bảo thành công của các hoạt động này.

1.3 Yêu cầu của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc

Là một nội dung của thông tin đối ngoại nên hoạt động ‘Quảng bá

hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chứccác sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc’ cần đảm bảo yêu cầu của thông

tin đối ngoại như sau: 

-Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song có trọng tâm, trọng điểm. 

-Tất cả các bộ ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vị quản lý của mình. 

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Qua chương 1, em đã tìm hiểu về các khái niệm của lĩnh vực “Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc”, đồng thời nghiên cứu các yếu tố của hoạt động này Về phần yêu cầu, em đã trình bày những yêu cầu của thông tin đối ngoại và khép lại chương I. 

Trang 16

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆTNAM TỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨCCÁC SỰ KIỆN TÔN VINH VĂN HÓA DÂN TỘC TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY.

2.1 Các hoạt động quảng bá hình Việt Nam tới du khách nướcngoài thông qua việc tổ chức các lễ hội, triển lãm văn hóa 2020-nay

      2.1.1 Các hoạt động quảng bá hình Việt Nam tới du khách

nước ngoài thông qua việc tổ chức các lễ hội, triển lãm văn hóa ởViệt Nam 2020-nay

A Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam” năm2022

 Tối 8 - 7, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam”, đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng Năm Du lịch quốc gia Quảng Nam 2022.

Triển lãm nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa, và thiên nhiên độc đáo của Việt Nam đã được UNESCO vinh danh Đây cũng là dịp để quảng bá tiềm năng, sức hấp dẫn của du lịch xanh, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên đất nước của cộng đồng; tạo động lực thu hút mạnh mẽ các nguồn lực phát triển du lịch, nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Triển lãm là dịp để các tỉnh, thành phố, chuyên gia những nhà nghệ thuật trong lĩnh vực này có cơ hội trao đổi, tìm hiểu, đúc kết, chiêm

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w