MỤC LỤC
-Công tác thông tin đối ngoại cần được triển khai toàn diện, rộng khắp, song có trọng tâm, trọng điểm. -Tất cả các bộ ngành, các địa phương, các cấp đều có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt công tác thông tin đối ngoại trong phạm vị quản lý của mình. Qua chương 1, em đã tìm hiểu về các khái niệm của lĩnh vực “Quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc”, đồng thời nghiên cứu các yếu tố của hoạt động này.
Về phần yêu cầu, em đã trình bày những yêu cầu của thông tin đối ngoại và khép lại chương I. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM TỚI DU KHÁCH NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC SỰ KIỆN TễN VINH VĂN HểA DÂN TỘC TỪ NĂM 2020 ĐẾN NAY.
Cùng với đó, thích ứng bảo tồn và gìn giữ để phát triển tốt hơn và hơn thế nữa để chúng ta chuyển đến bạn bè thế giới năm châu để thấy rằng Việt Nam là một đất nước giàu bản sắc văn hóa, đây là cội nguồn, là cơ sở để chúng ta vượt qua những khó khăn thách thức và tiếp tục phát triển đẩy mạnh kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội…. Lễ hội văn hoá biển đảo việt nam được tổ chức nhằm tôn vinh, giữ gìn các giá trị di sản văn hoá, dân gian miền biển, kích cầu du lịch khách nội địa và quốc tế, phát triển kinh tế và chăm lo đời sống, văn hoá tinh thần cho ngư dân, chiến sĩ chuyên trách vùng biển, hải đảo. Từ sự kiện này, cùng với các sự kiện về biển đảo được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước sẽ trở thành nguồn lực, động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh, phấn đấu đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn.
Sự hiện diện của Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai đã giới thiệu hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam năng động đến gần hơn với 192 quốc gia trên thế giới, quảng bá những nét văn hoá, nghệ thuật đặc sắc hấp dẫn, vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam, sự thân thiện cũng như lòng hiếu khách của người dân Việt Nam. Tại buổi lễ, các đại biểu và khán giả được thưởng thức chương trình nghệ thuật Việt Nam đặc sắc do các nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh, Liên đoàn xiếc Việt Nam và Dàn Trống hội Học viện Cảnh sát nhân dân trình diễn. Tại Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam đã chỉ đạo Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam và Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm thực hiện triển lãm Sắc màu văn hóa Việt Nam với chuyên đề Tranh lụa và sản phẩm thủ công truyển thống của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1973- 2023), 10 năm quan hệ đối tác chiến lực Việt Nam - Pháp (2013-2023).
Ngày 1/7/2023, tại the Ants Studio, Vũ Tông Phan, Quận 2 - TP.Hồ Chí Minh Sun Life Việt Nam tổ chức sự kiện văn hóa, nghệ thuật FUSE – ĐAN DềNG SÁNG chào mừng 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam – Canada, đồng thời là một trong những chuỗi hoạt động hướng tới 10 năm Sun Life hoạt động tại Việt Nam. Lễ hội Việt Nam tại Tokyo hàng năm mang đến rất nhiều nét đặc sắc của văn hóa, cũng ẩm thực của Việt Nam năm 2021 do dịch bệnh không có đoàn biểu diễn chuyên nghiệp trong nước sang nhưng trên sân khấu vẫn có những tiết mục đặc sắc, mong là lễ hội Việt Nam thành công với thời tiết đẹp như thế này”. Lễ hội năm 2021 có hơn 40 gian hàng của các các doanh nghiệp, đơn vị tham gia, ngay trong ngày đầu khai mạc đã thu hút đông đảo du khách tới tham quan, dự kiến sẽ có khoảng 30 nghìn lượt khách trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.
Chương trình nghệ thuật “Đêm Huyền diệu” được tổ chức nhân dịp này là cơ hội giới thiệu cũng như nhắc nhở về những giá trị sâu sắc trong kết nối văn hóa giữa hai đất nước, đồng thời là một minh chứng sinh động về giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Ấn Độ. Được tổ chức tại Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), chương trình nghệ thuật “Đêm Huyền Diệu” không chỉ giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người và những nét độc đáo của văn hóa Việt Nam tới công chúng Ấn Độ mà còn góp phần củng cố, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị truyền thống và tăng cường phát triển du lịch giữa hai quốc gia. Vừa rồi, em đã trình bày tất cả các sự kiện thể hiện quá trình hoạt động thực tiễn, phạm vi xảy ra cũng như cách thức tổ chức và chủ thể tham gia của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc.
Sự sáng tạo và đổi mới trong việc tổ chức, cùng với việc áp dụng công nghệ mới như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), đã không chỉ làm mới cách thức trải nghiệm văn hóa mà còn tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với du khách quốc tế. Việc tập trung vào chất lượng nội dung và tầm quan trọng của việc bảo tồn văn húa đó thể hiện rừ qua cỏc sự kiện, từ đú gúp phần trong việc nâng cao niềm tự hào và ý thức về bảo tồn văn hóa dân tộc. Sự mở cửa và hợp tác với các đối tác quốc tế, cùng với việc tổ chức sự kiện có tính chất quốc tế, đã không chỉ thúc đẩy giao lưu văn hóa mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng và củng cố mối quan hệ ngoại giao.
Những thành tựu này không chỉ phản ánh nỗ lực không ngừng của Việt Nam trong việc quảng bá văn hóa và hình ảnh quốc gia, mà còn là minh chứng cho sự linh hoạt và sáng tạo trong việc vượt qua những thách thức, đồng thời tận dụng cơ hội từ sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu này bao gồm sự quán triệt và triển khai mạnh mẽ chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, nhất là cụ thể hóa những nhiệm vụ mà Đại hội XIII của Đảng đã đề ra nhằm “quảng bá mạnh mẽ hình ảnh. Có nguy cơ văn hóa truyền thống bị biến tấu hoặc thương mại hóa, từ đó mất đi bản sắc đặc trưng, đặc biệt là khi cần thích ứng với sở thích và kỳ vọng của du khách quốc tế, cũng như cạnh tranh trong ngành du lịch toàn cầu.
Điều này đòi hỏi sự sáng tạo và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực có sẵn, cũng như việc tìm kiếm các nguồn tài trợ và hỗ trợ từ các đối tác trong và ngoài nước. Việc tham khảo ý kiến và sự tham gia của các chuyên gia văn hóa, nhà sử học, và nghệ sĩ truyền thống sẽ đảm bảo rằng các sự kiện văn hóa phản ánh chính xác và sâu sắc văn hóa Việt Nam. Để thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác quốc tế, Việt Nam cần mở rộng mạng lưới hợp tác với các tổ chức văn hóa quốc tế, các sứ quán và tổ chức phi chính phủ.
Việc tổ chức các sự kiện hợp tác quốc tế không chỉ thúc đẩy giao lưu văn hóa mà còn là cơ hội để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nâng cao chất lượng và độ phong phú của các sự kiện. Thông qua chương này, em đã trình bày những ưu điểm và nhược điểm của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam tới du khách nước ngoài thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc từ năm 2020 đến nay. Mong rằng qua những giải pháp này, hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam thông qua việc tổ chức các sự kiện tôn vinh văn hóa dân tộc sẽ được nâng cao hơn để hình ảnh Việt Nam sẽ tiếp cận tới đông đảo du khách nước ngoài hơn nữa.