1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích thực trạng áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn iso 90012015 tại công ty cổ phần sữa việt nam vinamilk

60 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về quản lý chấtlượng do Tổ Chức Quốc Tế về tiêu chuẩn hóa ISO ban hành, nhằm đưa ra cácchuẩn mực cho hệ thống chất lượng và có thể

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM(VINAMILK)

Giảng viên hướng dẫn: Trần Nguyễn Kim ĐanNhóm SVTH: Nhóm 2

Lớp HP: 2321101079803

TP Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 07 năm 2023

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM(VINAMILK)

Giảng viên hướng dẫn: Trần Nguyễn Kim ĐanNhóm SVTH: Nhóm 2

Lớp HP: 2321101079803

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

PHẦNTRĂMHOÀNTHÀNH (%)

1 Bùi Thị Hồng

1.2.1 ISO 9000:2015 – Hệthống quản lý chất lượng – cơsở và từ vựng

1.2.2 ISO 9001:2015 – Hệthống quản lý chất lượng – cácyêu cầu

1.2.3 ISO 9004:2018 – Quảnlý chất lượng – Chất lượngcủa một tổ chức – Hướng dẫnđể đạt được thành công bềnvững

1.2.4 ISO 19011:2018 –Hướng dẫn đánh giá hệ thốngquản lý

2.3.4 Thực trạng hoạt độngkiểm soát

2.3.5 Thực trạng hoạt độngđo lường phân tích

5 Nguyễn ThịKim Cương

21DBH2 1.1.

chuẩn ISO 9000

100%

Trang 4

ty Cổ phần Sữa Việt Nam(Vinamilk)

2.3.2 Thực trạng trong quảnlý nguồn lực

NguyễnHoàng Kim

3.2 Đề xuất một số giải phápnâng cao hiệu quả áp dụngHTQTCL ISO 9001:2015 tạiVinamilk

2.3.5 Thực trạng hoạt độngđo lường phân tích

NguyễnHuỳnh Thùy

2.3.6 Thực trạng hoạt độngcải tiến

Tổng hợp Word

100%

Trang 5

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng, phạm vị đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Bố cục bài tiểu luận 2

Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ ISO TIÊU CHUẨN 9000 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 3

1.1.1 Khái niệm 3

1.1.2 Lịch sử hình thành các phiên bản phát triển của ISO 9000 3

1.2 CẤU TRÚC BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 HIỆN HÀNH 4

1.2.1 ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từ vựng 5

Trang 6

1.2.2.4 Các bước để đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 91.2.3 ISO 9004:2018 – Quản lý chất lượng – Chất lượng của một tổ chức –

Hướng dẫn để đạt được thành công bền vững 10

1.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ÁP DỤNG ISO 9000 13

Chương 2 NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 15

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM 15

2.1.1 Sơ lược về Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam 15

2.1.2 Ý nghĩa Logo và Slogan 15

2.1.2.1 Ý nghĩa Logo của Vinamilk 15

2.1.2.2 Ý nghĩa Slogan của Vinamilk 16

Trang 7

2.2.1.1 Mục tiêu phát triển bền vững 17

2.2.1.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động 17

2.2.1.3 Cải thiện các mối quan hệ với khách hàng 17

2.2.2 Quá trình áp dụng và đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015 18

2.3 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 20

2.3.1 Thực trạng trong trách nhiệm lãnh đạo 20

2.3.1.1 Phong cách lãnh đạo của CEO 20

2.3.1.2 Hành vi lãnh đạo của tổ chức 22

2.3.2 Thực trạng trong quản lý nguồn lực 23

2.3.2.1 Chính sách tuyển dụng 23

2.3.2.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 25

2.3.2.3 Chính sách tiền lương của công ty sữa Vinamilk 26

2.3.3 Thực trạng trong quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ 28

2.3.3.1 Về quá trình sản xuất sản phẩm 28

2.3.3.2 Về quá trình cung ứng dịch vụ 30

2.3.4 Thực trạng hoạt động kiểm soát 30

2.3.5 Thực trạng hoạt động đo lường phân tích 31

2.3.5.1 Về vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm 32

2.3.5.2 Đối thủ cạnh tranh 32

2.3.5.3 Khách hàng 33

2.3.5.4 Quan hệ với nhà cung cấp 34

2.3.5.5 Môi trường kinh tế 34

Trang 8

2.3.6 Thực trạng hoạt động cải tiến 352.3.6.1 Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến 352.3.6.2 Đa dạng hóa, nghiên cứu và cải tiến sản phẩm 362.3.6.3 Sử dụng nguồn nguyên liệu thiên nhiên 38Chương 3 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 40

3.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC ÁP DỤNG HTQTCL ISO 9001:2015 TẠI VINAMILK 40

3.1.1 Thuận lợi 403.1.2 Khó khăn 423.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG HTQTCL ISO 9001:2015 TẠI VINAMILK 43KẾT LUẬN 46TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Cấu trúc của ISO 9001:2015 trong chu trình PDCA 8Bảng 2: Quy trình áp dụng PDCA vào ISO 9001:2015 về chất lượng sản phẩm sữa Vinamilk 20Bảng 3: Kết quả nghiên cứu sau 5 tháng can thiệp của sản phẩm DLG 37

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Logo của Vinamilk 15

Trang 11

DANH MỤC VIẾT TẮT

2 IATF Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng QMS

7 ISO International Organization for Standardization.

12 HACCP Hazard Analysis and Critical Control Points

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vớinền kinh tế thế giới, áp lực ngày càng gay gắt và đè nặng lên các doanh nghiệp trongvà ngoài nước Để có thể tồn tại và phát triển trong thời kì đổi mới này, các doanhnghiệp phải nhận thức được rằng việc thay đổi, cải tiến trong tổ chức, bộ máy là mộtđiều tất yếu Để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh mà vẫntiết kiệm được tối đa chi phí, các doanh nghiệp cần áp dụng những phương pháp tiêntiến được tạo ra và áp dụng tại những nước phát triển trên thế giới

Trong các bộ tiêu chuẩn, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là minh chứng chứng minh chocác bên liên quan rằng doanh nghiệp bạn có thể đáp ứng yêu cầu và nâng cao sự hàilòng của khách hàng Việc áp dụng tốt bộ tiêu chuẩn ISO giúp doanh nghiệp quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống và có kế hoạch; giảm thiểu vàloại trừ các chi phí phát sinh sau kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại; giúp cải tiếnliên tục hệ thống chất lượng và cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đang được quan tâm vàáp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Mặc dù vậy nhưng một số doanhnghiêp có cách tiếp cận và áp dụng vẫn chưa thực sự hiệu quả Vinamilk là một trongsố những doanh nghiệp áp dụng rất tốt tiêu chuẩn này trong quản lý hoạt động sảnxuất kinh doanh của mình nhờ đó mà đứng vững và ngày càng phát triển trên thịtrường Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này nên nhóm em chọn đề tài: “Phântích thực trạng áp dụng tiêu chuẩn 9001:2015 tại công ty cổ phần sữa Việt Nam”.

Dựa trên phân tích và tổng hợp lý thuyết bài tiểu luận này sẽ tóm tắt các nhiều cáinhìn đa chiều và làm rõ bộ tiêu chuẩn thông qua đánh giá thực trạng áp dụng tiêuchuẩn ISO 9001:2015 tại doanh nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài này là nhằm góp phần làm rõ một số vấn đềlý luận và phương pháp luận chủ yếu về bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trên cơ sở lý thuyết

Trang 13

và thông phân tích đánh giá thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 tại công tycổ phần sữa Việt Nam Qua đó, bước đầu đề xuất một số biện pháp áp dụng trongdoanh nghiệp.

3 Đối tượng, phạm vị đề tài

- Đối tượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và các bài nghiên cứu khoa

học về hệ thống quản lý chất lượng ISO.

- Phạm vi: nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin về ISO 9000 từ năm 2010 đến

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp để tổng hợp bài báo cáo.

5 Bố cục bài tiểu luận

- Chương 1: Giới thiệu chung về bộ tiêu chuẩn ISO 9000.

- Chương 2: Thực trạng áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn

ISO 9001:2015 tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Chương 3: Nhận xet và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).

Trang 14

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ ISO TIÊU CHUẨN 9000

1.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 1.1.1 Khái niệm

Tổ chức tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for ISO) được thành lập năm 1947, trụ sở chính đặt tại Geneva, Thuỵ sĩ Phạm vi hoạtđộng của ISO bao trùm nhiều lĩnh vực: Kỹ thuật, kinh tế, xã hội, lịch sử Cứ 5 năm 1lần, nguyên tắc hoạt động ISO được rà soát và xem xét, điều chỉnh để phù hợp vớiđiều kiện hoàn cảnh, những biến động của thị trường.

ISO có khoảng hơn 200 ban kỹ thuật có nhiệm vụ biên soạn và ban hành racác tiêu chuẩn Cho đến nay, các ban kỹ thuật đã ban hành hơn 13.500 tiêu chuẩn baogồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và các tiêu chuẩn về quản lý Tiêu chuẩn ISO 9000 doban kỹ thuật TC 176 ban hành lần đầu vào năm 1987, được sửa đổi 2 lần vào năm1994 và 2000 Hiện nay có hơn 140 nước tham gia vào tổ chức quốc tế này Việt namtham gia vào ISO từ năm 1987.

ISO 9000 là bộ các tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn về quản lý chấtlượng do Tổ Chức Quốc Tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, nhằm đưa ra cácchuẩn mực cho hệ thống chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ

1.1.2 Lịch sử hình thành các phiên bản phát triển của ISO 9000

Năm 1987: Tiêu chuẩn ISO 9000 ban đầu đã được công bố bởi Tổ chức Tiêuchuẩn hóa Quốc tế (ISO) Nó tập trung vào các yêu cầu chất lượng và quản lý chấtlượng của một tổ chức.

Năm 1994: ISO 9000:1994 đã được công bố, đưa ra các yêu cầu mới về hệthống quản lý chất lượng và giới thiệu các khái niệm như kiểm tra kiểm soát và hànhđộng để cải thiện chất lượng.

Trang 15

Năm 2000: ISO 9001:2000 đã được ra mắt, mang đến một cách tiếp cận mớigọi là "quản lý chất lượng dựa trên quy trình" (process-based quality management).Phiên bản này tập trung vào việc xem xét toàn bộ quá trình kinh doanh của một tổchức và tăng cường sự tương tác giữa các quy trình.

Năm 2008: ISO 9001:2008 là một phiên bản chỉnh sửa của phiên bản 2000.Phiên bản này tập trung vào việc làm rõ và giải thích các yêu cầu, không có sự thayđổi lớn so với phiên bản trước đó.

Năm 2015: ISO 9001:2015 là phiên bản hiện tại và được coi là một sự thayđổi lớn so với phiên bản trước đó Phiên bản này chú trọng vào việc tạo ra một hệthống quản lý chất lượng tích hợp và linh hoạt hơn, đồng thời đề cao vai trò của lãnhđạo và quan trọng của việc định rõ giá trị và hướng dẫn chiến lược của tổ chức.

1.2 CẤU TRÚC BỘ TIÊU CHUẨN ISO 9000 HIỆN HÀNH

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 bao gồm nhiều tiêu chuẩn Trong đó tiêu chuẩnchính ISO 9001: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu, nêu ra các yêu cầu đốivới hệ thống quản lý chất lượng mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng Ngoài ra còn cáctiêu chuẩn hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện, bao gồm:

Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm 04 tiêu chuẩn sau:

1 ISO 9000: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng

2 ISO 9001: 2015 Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu Đây chính là tiêuchuẩn trung tâm và quan trọng nhất của Bộ tiêu chuẩn 9000, được áp dụng ở bất kỳ tổchức nào Bằng việc đưa ra các yêu cầu mà tổ chức cần hoàn thành.

3 ISO 9004:2018 – Quản lý chất lượng – Chất lượng của một tổ chức – Hướngdẫn để đạt được thành công bền vững.

4 ISO 19011: 2018 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý Các tiêu chuẩncốt lõi này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp để xây dựng và hướng dẫn nângcao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.

Các tiêu chuẩn cốt lõi này có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp để xây dựngvà hướng dẫn nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng.

Trang 16

1.2.1 ISO 9000:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – cơ sở và từvựng

TCVN ISO 9000:2015 (ISO 9000:2015) thay thế cho TCVN ISO 9000:2007(ISO 9000:2005); TCVN ISO 9000:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 9000:2015;

1.2.3.1 Khái niệm

Tiêu chuẩn này đưa ra các khái niệm, nguyên tắc và từ vựng cơ bản cho hệ thống quản lý chất lượng và đưa ra cơ sở cho các tiêu chuẩn khác về hệ thống quản lý chất lượng

1.2.3.2 Mục đích của tiêu chuẩn

Là làm tăng nhận thức của tổ chức về các nghĩa vụ và cam kết của mình trong việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng và các bên quan tâm của tổ chức và trong việc đạt được sự thỏa mãn với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.

Tiêu chuẩn này bao gồm bảy nguyên tắc quản lý chất lượng hỗ trợ cho các khái niệm cơ bản.

- Khách hàng muốn có được sự tin cậy vào khả năng của tổ chức trong việc

cung cấp một cách ổn định sản phẩm và dịch vụ phù hợp với các yêu cầu của mình;

- Các tổ chức muốn có được sự tin cậy vào chuỗi cung ứng của mình trong đó

các yêu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ sẽ được đáp ứng;

- Tổ chức và các bên quan tâm muốn cải tiến việc trao đổi thông tin thông qua

cách hiểu chung về từ vựng được sử dụng trong quản lý chất lượng;

- Tổ chức thực hiện đánh giá sự phù hợp theo các yêu cầu của TCVN ISO 9001;- Nhà cung cấp đào tạo, đánh giá hoặc tư vấn về quản lý chất lượng;

Trang 17

- Người xây dựng tiêu chuẩn liên quan.

Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng cho tất cả các tiêuchuẩn về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng do ban kỹ thuật tiêuchuẩn TCVN/TC 176 xây dựng.

1.2.2 ISO 9001:2015 – Hệ thống quản lý chất lượng – các yêu cầu

Tiêu chuẩn ISO 9000: 2015 là một tiêu chuẩn để các doanh nghiệp muốn lấychứng nhận ISO 9001:2015 tham khảo cơ sở và từ vựng.

b) Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng một cáchcó hiệu quả hệ thống.

Tất cả các yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc tế này mang tính tổng quát và dự kiến ápdụng cho mọi tổ chức, không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm và dịch vụcung cấp.

1.2.2.2 Các yêu cầu đối với hệ thống quản trị chất lượng theo ISO9001:2015.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cung cấp cho các tổ chức các yêu cầu của hệ thốngquản lý chất lượng với mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài lòng của khách hàng.

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có bố cục chia thành 10 phần Các yêu cầu của ISO9001:2015 được nêu trong 7 Điều khoản, từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10.

Chi tiết như sau:

Điều kiện 4: Bối cảnh của tổ chức

Trang 18

- Hiểu biết về tổ chức và bối cảnh của nó.

- Hiểu biết về nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm.- Xác định pham vị của hệ thống quản lý chất lượng.

- Hệ thống quản lý chất lượng và các quá trình của hệ thống.

Điều khoản 5: Sự lãnh đạo

- Sự lãnh đạo và cam kết- Chính sách

- Vai trò tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn.

Điều khoản 6: Hoạch định

- Các hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội- Mục tiêu chất lượng và hoạch định để đạt mục tiêu- Hoạch định sự thay đổi

Điều khoản 7: Hỗ trợ

- Nguồn lực- Năng lực- Nhận thức

- Trao đổi thông tin- Thông tin dạng văn bản

Điều khoản 8 Vận hành

- Hoạch định và kiểm soát vận hành- Các yêu cầu cho sản phẩm và dịch vụ- Thiết kế và phát triển sản phẩm và dịch vụ

- Kiểm soát các quá trình cung cấp, sản phẩm và dịch vụ bên ngoài- Sản xuất và cung cấp dịch vụ

- Thông qua sản phẩm và dịch vụ- Kiểm soát đầu ra không phù hợp

Điều khoản 9 Đánh giá hoạt động

- Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá- Đánh giá nội bộ

- Xem xét của lãnh đạo

Trang 19

Điều khoản 10 Cải tiến

- Tổng quan

- Sự không phù hợp và hành động khắc phục- Cải tiến liên tục.

Cấu trúc của ISO 9001:2015 trong chu trình PDCA

Bảng 1: Cấu trúc của ISO 9001:2015 trong chu trình PDCA

Phương pháp đạt được mục tiêu

Do – Thực hiện Doanh nghiệp triển khai các kế hoạch đã vạch ra trước đó và áp dụng vàoQMS của mình

Chek – Kiểm tra Doanh nghiệp cần đánh giá, đo lường mức độ hoàn thành của các kế hoạchđã thực hiện so với mục tiêu cùng yêu cầu đã đặt ra

Act – Hành động

Căn cứ vào các sự không phù hợp hoặc kém hiệu quả trong QMS, doanhnghiệp cần phải có hành động khắc phục, cải thiện phù hợp để đảm bảoQMS duy trì được hiệu suất như mong đợi

Với chu trình PDCA này, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng mọi quy trình trongQMS đều được quản lý và kiểm soát một cách toàn diện, nguồn lực phân bố thỏađáng, cũng như tìm ra được các cơ hội phù hợp giúp hệ thống luôn được cải tiến, cậpnhật.

1.2.2.3 Những lợi ích của việc triển khai ISO 9001:2015.

Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 không mang tính đảm bảo cho doanhnghiệp thành công trên mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh sản phẩm và dịch vụ nhưnggiúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khecủa khách hàng; những thay đổi to lớn về công nghệ, đa dạng kinh doanh và thươngmại toàn cầu:

ISO 9001:2015: giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh quản lý:

Trang 20

ISO 9001:2015 giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề chấtlượng một cách toàn diện.

- Doanh nghiệp có thể chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của

pháp luật và hệ thống chất lượng

- Giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường mục tiêu.- Thúc đẩy và tham gia vào đội ngũ nhân viên với các quy trình nội bộ hiệu lực

Đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của khách hàng và đối tác:

- Nhờ tuân thủ yêu cầu khách hàng đề ra theo hệ thống quản trị chất lượng ISO

9001 nên có tiềm năng mở rộng cơ hội kinh doanh

- Tạo dựng uy tín trên thị trường nên có cơ hội có được nhiều khách hàng hơn.- Nhờ hệ thống quản lý ISO 9001:2015 giúp quản trị chất lượng tốt hơn giúp

đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

- Tăng cơ hội trúng thầu, khả năng cạnh tranh khi khách hàng ưu tiên lựa chọn

các doanh nghiệp đạt chuẩn ISO 9001:2015

- Nâng cao uy tín, thương hiệu trong thị trường trong nước và quốc tế

Gia tăng lợi nhuận một cách bền vững:

- Nhờ hệ thống quản trị chất lượng tốt sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và tiền

- Giảm sai lỗi phế phẩm, hỏng hóc Tạo mối liên kết chặt chẽ giữa nhân viên, bộ

phận giúp doanh nghiệp đảm bảo việc vận hành, ổn định đi vào sản xuất hiệu quảkinh doanh ngay từ lúc đầu

- Cải tiến kết quả hoạt động và cải tiến quá trình sẽ cắt giảm lỗi và tăng lợi

1.2.2.4 Các bước để đạt được hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2015.

- Bước 1: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

- Bước 2: Đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.- Bước 3: Duy trì, giám sát hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Trang 21

1.2.3 ISO 9004:2018 – Quản lý chất lượng – Chất lượng của một tổchức – Hướng dẫn để đạt được thành công bền vững

1.2.3.1 Khái niệm

Tiêu chuẩn ISO 9004:2018 hay Tiêu chuẩn về Quản lí chất lượng - Chất lượngcủa tổ chức - Hướng dẫn để đạt được thành công bền vững có tên tiếng Anh là: ISO9004:2018 Quality management — Quality of an organization — Guidance toachieve sustained success.

Tiêu chuẩn ISO 9004:2018 là tiêu chuẩn đưa ra các hướng dẫn nhằm nâng caokhả năng của một tổ chức trong việc đạt được thành công bền vững Tiêu chuẩn nàyphù hợp với các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong ISO 9000:2015.

Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ tự đánh giá cho tổ chức để xem xét mức độ ápdụng các khái niệm nêu trong tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình vàhoạt động.

1.2.3.2 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn nhằm nâng cao khả năng của tổ chức trongviệc đạt được thành công bền vững Tiêu chuẩn này phù hợp với các nguyên tắc quảnlý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9000:2015.

Tiêu chuẩn này cung cấp công cụ tự đánh giá để xem xét mức độ tổ chức áp dụngcác khái niệm nêu trong tiêu chuẩn.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho mọi tổ chức, không phân biệt quy mô, loại hình vàhoạt động.

1.2.3.3 Các yêu cầu đối với hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9004:2018

Hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9004:2018 đề cập đến một số yêu cầuquan trọng để đảm bảo hiệu quả và sự phát triển bền vững của tổ chức Dưới đây làmột số yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn này:

Trang 22

Lãnh đạo và cam kết: Lãnh đạo cấp cao cần thiết lập và duy trì cam kết về chấtlượng, đồng thời xác định rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng vàduy trì hệ thống quản trị chất lượng.

Chiến lược quản lý chất lượng: Tổ chức cần phát triển và triển khai một chiếnlược quản lý chất lượng nhằm đảm bảo rằng mục tiêu và kế hoạch của họ liên quanđến chất lượng được thiết kế và thực hiện một cách hiệu quả.

Quy trình quản lý: Tổ chức nên xây dựng và duy trì các quy trình quản lý chấtlượng nhằm đảm bảo sự kiểm soát và cải tiến liên tục trong các hoạt động của họ.Điều này bao gồm việc xác định và kiểm soát rủi ro, xử lý các thay đổi, và thực hiệncác biện pháp phòng ngừa.

Quản lý nguồn lực: Tổ chức cần đảm bảo rằng họ có đủ nguồn lực (bao gồm nhânlực, vật liệu, thiết bị và thông tin) để đáp ứng các yêu cầu chất lượng và đạt được mụctiêu quản lý.

Đánh giá và cải tiến: Tổ chức cần tiến hành đánh giá thường xuyên về hiệu quảcủa hệ thống quản lý chất lượng và thực hiện các biện pháp cải tiến liên tục để nângcao chất lượng và hiệu suất tổ chức.

Tương tác với các bên liên quan: Tổ chức cần xác định và quản lý mối quan hệvới các bên liên quan, bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, và cộng đồng, nhằm đảmbảo rằng các yêu cầu chất lượng được đáp ứng và tạo mối quan hệ lâu dài và có lợicho tất cả các bên.

Trên đây là một số yêu cầu chính trong hệ thống quản trị chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9004:2018 Việc tuân thủ và áp dụng đúng các yêu cầu này có thể giúp tổchức nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu suất và đạt được sự phát triển bền vững.

1.2.4 ISO 19011:2018 – Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý

1.2.4.1. Khái niệm

ISO 19011: 2018 là tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý như hệthống quản lý theo tiêu chuẩn ISO, IATF, các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội.

Trang 23

Tiêu chuẩn ISO 19011: 2018 được sử dụng cho hoạt động đánh giá nội bộ (bênthứ nhất), đánh giá bởi khách hàng, đánh giá nhà cung cấp (bên thứ 2), đánh giá bởimục đích pháp lý, chế định, đánh giá chứng nhận (bên thứ 3) Ngoài ra, tiêu chuẩnnày còn được sử dụng là tài liệu để đào tạo Chuyên gia đánh giá nội bộ hoặc chứngnhận năng lực cá nhân.

ISO 19011 đưa ra các hướng dẫn đối với việc quản lý một chương trình đánh giá,lập kế hoạch và tiến hành một cuộc đánh giá hệ thống quản lý; hướng dẫn về năng lựcvà xem xét đánh giá năng lực của chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá.

1.2.4.2 Phạm vi áp dụng

ISO 19011;2018 áp dụng cho các hệ thống quản lý chất lượng, môi trường, an toàn, dịch vụ và các hệ thống quản lý khác.

1.2.4.3. Các nguyên tắc đánh giá hệ thống quản lý theo ISO 19011:2018

Để đảm bảo cuộc đánh giá hiệu lực và tin cậy, thực hiện cuộc đánh giá cần tuânthủ chặt chẽ các nguyên tắc được đưa ra như dưới đây để đảm bảo các kết luận đánhgiá thích hợp và đầy đủ:

- Toàn diện: nền tảng của sự chuyên nghiệp,

- Phản ánh công bằng: Nghĩa vụ báo cáo trung thực và chính xác,

- Thận trọng nghề nghiệp: Vận dụng sự chuyên cần và suy xét trong đánh giá,- Bảo mật: An ninh thông tin,

- Độc lập: Cơ sở cho tính khách quan của cuộc đánh giá và tính vô tư của các

kết luận đánh giá.

- Tiếp cận dựa vào bằng chứng: Phương pháp hợp lý để đạt được kết luận đánh

giá tin cậy và có khả năng tái lập trong quá trình đánh giá có hệ thống,

- Tiếp cận dựa trên rủi ro: Đảm bảo hoạt động đánh giá tập trung vào các vấn đề

được xem là có ý nghĩa đối với bên yêu cầu được đánh giá.

Nguyên tắc đánh giá nội bộ và bên ngoài: ISO 19011:2018 phân biệt giữa đánh

giá nội bộ (tự đánh giá) và đánh giá bên ngoài (đánh giá bởi bên thứ ba) Tiêu chuẩnđưa ra các yêu cầu và nguyên tắc riêng cho từng loại đánh giá.

Trang 24

Năng lực và trách nhiệm của người đánh giá: Xác định các yêu cầu đối với

năng lực và trách nhiệm của người đánh giá, điều này bao gồm kiến thức về quy trìnhđánh giá, kỹ năng đánh giá, đạo đức nghề nghiệp, độc lập và bảo mật thông tin.

Quản lý chất lượng và phát triển năng lực của đánh giá: Hướng dẫn quản lý

chất lượng của quá trình đánh giá và phát triển năng lực của người đánh giá Điều nàybao gồm lựa chọn và phát triển người đánh giá, kiểm soát chất lượng của quá trìnhđánh giá và đảm bảo sự liên tục cải thiện.

1.2.4.1 Lợi ích ISO 19011:2018

- Cung cấp hướng dẫn chi tiết và cụ thể về cách thức thực hiện các hoạt động

đánh giá hệ thống quản lý Điều này giúp các tổ chức và đánh giá có một khung công việc rõ ràng và chính xác để tiến hành đánh giá

- Nâng cao hiệu quả quản lý thông qua việc xác định và giải quyết các vấn đề

tiềm ẩn, cải thiện quy trình và tối ưu hóa hiệu suất.

- Tăng cường sự tuân thủ: đưa ra các yêu cầu và nguyên tắc đánh giá, bao gồm

đạo đức nghề nghiệp, độc lập và bảo mật thông tin.

- Tạo niềm tin và tín nhiệm.

- Hỗ trợ liên tục cải tiến: cung cấp hướng dẫn về việc phát triển năng lực đánh

giá và quản lý chất lượng của quá trình đánh giá.

- Hỗ trợ tuân thủ quy định : hướng dẫn việc thực hiện đánh giá liên quan các

yêu cầu pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế và các yêu cầu khác mà tổ chức có thể áp dụng.

1.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ÁP DỤNG ISO 9000

Nguyên tắc 1: Hướng đến khách hàngNguyên tắc 2: Sự lãnh đạo

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi ngườiNguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trìnhNguyên tắc 5: Cải tiến

Trang 25

Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứngNguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ

Trang 26

Chương 2

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊCHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ

PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆTNAM

2.1.1 Sơ lược về Công Ty Cổ Phần Sữa Việt Nam

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Dairy Products Joint StockCompany), thường được biết đến với thương hiệu Vinamilk, là một công ty sản xuất,kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại ViệtNam.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa,chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữachua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàngphủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trênthế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, ĐôngNam Á

2.1.2 Ý nghĩa Logo và Slogan

2.1.2.1 Ý nghĩa Logo của Vinamilk

Hình 1: Logo của Vinamilk

Trang 27

Logo mới của "Vinamilk" được cập nhật từ dạng phù hiệu sang dạng biểu tượngcùng dòng chữ "est 1976", là năm ra đời thương hiệu Hai màu sắc chủ đạo là xanh vàtrắng để lại ấn tượng thị giác sâu đậm, hòa cùng bảng màu nhiệt đới Logo mới nàynếu đặt lên các sản phẩm của Vinamilk có thể dễ nhận diện hơn logo cũ vì phông chữlàm rất mạnh, dày nét, thể hiện rõ ý đồ về mặt tăng mức độ nhận diện thương hiệulên.

2.1.2.2 Ý nghĩa Slogan của Vinamilk

40 năm hình thành và phát triển tới thời điểm hiện tại Vinamilk thay đổi sloganphù hợp cho từng giai đoạn phát triển phù hợp với tiềm thức con người Một sốslogan có thể kể ra như:

- Chất lượng quốc tế – Chất lượng Vinamilk.- Tận hưởng cuộc sống.

- Vì thế hệ tương lai vượt trội.- Giá trị tự nhiên.

- Chia sẻ cộng đồng.- Cuộc sống tươi đẹp.- Vươn cao Việt Nam.

Trang 28

2.2 HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨNISO 9001:2015 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM(VINAMILK)

2.2.1 Mục tiêu áp dụng HTQTCL ISO 9001:2015 tại Vinamilk

2.2.1.1 Mục tiêu phát triển bền vững

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, Vinamilk nhận thức rõtầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội.Vinamilk thấu hiểu sự thành công của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản lànhững con số về doanh thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà còn lànhững gía trị vượt trội và lâu dài mà doanh nghiệp đó xây dựng và mang đến đượccho mọi người

Nâng tầm chất lượng quốc tế các sản phẩm sữa, từ đó tạo cơ hội cho trẻ em ViệtNam được sử dụng sản phẩm dinh dưỡng không thua kém sản phẩm sữa nước ngoàivới giá cả hợp lý

Thoả mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm vàdịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh theoluật định

2.2.1.2 Tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động

- Đem đến cho quản lý cấp cao một quá trình quản lý hiệu quả

- Lập ra các lĩnh vực trách nhiệm trong toàn tổ chức, tạo văn hóa kinh doanh

2.2.1.3 Cải thiện các mối quan hệ với khách hàng

- Chất lượng và dịch vụ được cải tiến liên tục.

Trang 29

2.2.2 Quá trình áp dụng và đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Mục tiêu chính là xây dựng hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 9001 cho hoạtđộng sản xuất sản phẩm gia công cơ khí chính xác tại Công ty Cổ phần sữa Vinamilk.Phạm vi áp dụng là cập nhật hệ thống quản lý chất lượng cho lĩnh vực sữa.

Khảo sát thực trạng doanh nghiệp: Quá trình khảo sát thực trạng được thựchiệnthông qua các phương pháp: trao đổi và phỏng vấn đại diện lãnh đạo và cán bộ nhânviên của từng đơn vị; xem xét và lấy mẫu ngẫu nhiên tài liệu và hồ sơ liên quan; quansát thực tế nơi làm việc để tìm hiểu thực trạng hoạt động quản lý và các quá trình hoạtđộng tại các bộ phận/lĩnh vực.

Quá trình chuyển đổi, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2015 của Vinamilk được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Hướng dẫn Công ty thành lập Ban chỉ đạo dự án thực hiện ISO 9001

tại Công ty; chịu trách nhiệm giám sát và đốc thúc việc thực hiện dự án theoyêu cầucủa tiêu chuẩn.

- Bước 2: Khảo sát thực trạng hệ thống quản lý hiện có so với các yêu cầu của

tiêu chuẩn ISO 9001:2015 để tìm ra những thiếu sót cần bổ sung hoặc sửa đổi, đồngthời nắm rõ quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại của Công ty.

- Bước 3: Đào tạo về nhận thức chung và các yêu cầu của ISO 9001 cho cán bộ

nhân viên của Công ty nhằm nâng cao nhận thức về chất lượng và hệ thống chấtlượng

- Bước 4: Đào tạo, tư vấn và hỗ trợ nhóm thực hiện dự án của Công ty về kỹ

thuật xây dựng văn bản hệ thống chất lượng (bao gồm Sổ tay chất lượng, chính sáchvà mục tiêu chất lượng, các quy trình và hướng dẫn công việc…).

Trang 30

- Bước 5: Làm việc với các cán bộ được phân công trách nhiệm viết các tài liệu

cụ thể nhằm xác định quy trình công việc và nội dung cần phải được lập thành vănbản, hướng dẫn chi tiết cách thức văn bản hoá các nội dung cần thiết.

- Bước 6: Xem xét các văn bản của hệ thống chất lượng đã được Công ty dự

thảo và tư vấn để Công ty có những cải tiến thích hợp, đảm bảo thoả mãn yêu cầu tiêuchuẩn và chất lượng hoạt động của Công ty

- Bước 7: Tổ chức đào tạo cho các cán bộ trực tiếp thực hiện dự án trong việc

áp dụng hệ thống chất lượng tại những khu vực chức năng và phòng ban mà họ phụtrách.

- Bước 8: Theo dõi và xác nhận việc thực hiện và tuân thủ hệ thống chất lượng

theo sổ tay chất lượng và các quy trình bằng văn bản cũng như việc đáp ứng cácyêucầu của ISO 9001.

- Bước 9: Đào tạo đội ngũ chuyên gia đánh giá nội bộ của Công ty, đảm bảo các

chuyên gia này đủ trình độ và kỹ năng đánh giá theo yêu cầu của tiêu chuẩn và có khảnăng tiến hành các cuộc đánh giá chất lượng nội bộ tại Công ty.

- Bước 10: Tiến hành cuộc đánh giá nội bộ cùng với các chuyên gia đánh giá đã

được đào tạo của Công ty để đảm bảo sự phù hợp của Hệ thống quản lý chất lượngtheo ISO 9001 và cùng Công ty đề xuất, tiến hành các biện pháp khắc phục, phòngngừa cần thiết.

- Bước 11: Tư vấn cho Công ty trong việc lựa chọn Tổ chức Chứng nhận

vàgiúp Công ty tiến hành các thủ tục cần thiết để đăng ký chứng nhận.

- Bước 12: Xem xét kết quả đánh giá của Tổ chức Chứng nhận và giúp Công ty

thực hiện các biện pháp khắc phục đối với những vấn đề còn tồn tại (nếu có) cho đếnkhi Công ty nhận được chứng chỉ phù hợp ISO 9001:2015.

Năm 2017, các công ty con của Vinamilk cũng thiết lập hệ thống quản lý rủi rotích hợp theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Ngoài các rủi ro được báo cáo định kỳ trongdanh mục rủi ro của Vinamilk, các Công ty con cũng theo dõi các rủi ro riêng vàmang tính đặc thù Các rủi ro này được giám sát và triển khai đến các cấp độ nhỏ hơn,từ Công ty đến các trang trại, các tổ công tác.

Ngày đăng: 29/05/2024, 17:54

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w