Bài tập lớn phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk)

17 0 0
Bài tập lớn phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam (vinamilk)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

* * * & * * *

BÀI TẬP LỚN

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM

(VINAMILK)

Họ tên: Nguyễn Thị Phương Dung MSSV: 20213511

Giảng viên: PGS TS Đào Thanh Bình Học phần: Tài chính doanh nghiệp

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Phân tích tài chính là một công cụ quản lý, trên cơ sở sử dụng hệ thống chỉ tiêu phân tích phù hợp thông qua các phương pháp phân tích nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian hoạt động nhất định Trên cơ sở đó, giúp nhà quản trị doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm đưa ra các quyết định nhằm tăng cường quản lý tài chính và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh Dưới sự quản lý vĩ mô nền kinh tế của nhà nước, trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, có rất nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của một doanh nghiệp như: Các nhà đầu tư, cung cấp tín dụng, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước… Các đối tượng này có những mối quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau Với tư cách là công cụ của quản lý, phân tích tài chính có mục đích chính là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp; từ đó, lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu

Nhận thức được tầm quan trọng, mục đích, ý nghĩa đó, sau đây em xin trình bày bài phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk

Trang 3

Phần 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)

Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, Tp HCM Quá trình hình thành và cột mốc quan trọng:

Vinamilk tiền thân của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) là Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục Thực phẩm được thành lập năm 1976 dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm Nhà máy Sữa Thống Nhất (tiền thân là Nhà máy Foremost), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền thân là Nhà máy Cosuvina), Nhà máy Sữa Bột Dielac (tiền thân là Nhà máy sữa bột Nestle') ( Thụy Sỹ)

- Năm 1982, Công ty Sữa - Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công nghiệp Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I

- Tháng 03/1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa - Cà phê - Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam, trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ

- Ngày 01/10/2003, chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức CTCP với tên gọi là CTCP Sữa Việt Nam

- Năm 2004: Mua thâu tóm CTCP Sữa Sài Gòn (là Nhà máy sữa Sài Gòn hiện nay) - Ngày 19/01/2006: Niêm yết trên HOSE Thành lập Phòng khám An Khang tại TP.HCM

- Năm 2010: Vinamilk liên doanh với công ty chuyên sản xuất bột sữa nguyên kem tại New Zealand, đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc gia (góp vốn 10 triệu USD vào công ty Miraka Limited, tương đương 19,3% VĐL) Nhận chuyển nhượng 100% vốn từ Công ty TNHH F&N Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy sữa bột Việt Nam

- Năm 2014: Góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe Spostka Z Ograniczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan

- Năm 2015: Vinamilk tăng cổ phần tại Công ty Sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%

- Năm 2016: Mua nốt 30% cổ phần của công ty Driftwood của Mỹ, tăng sở hữu lên 100% Khánh thành Nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia Chính thức ra mắt thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN - Năm 2017: Đầu tư vào ngành đường với việc nắm 65% cổ phần của CTCP Đường Việt Nam (tiền thân là CTCP Đường Khánh Hoà) và 25% góp vốn vào CTCP Chế Biến Dừa Á Châu

- Ngày 12/10/2018: Tăng vốn điều lệ lên 17.416.877.930.000 đồng

Trang 4

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:

Các lĩnh vực kinh doanh:

Vinamilk cung cấp hơn 250 chủng loại sản phẩm với các ngành hàng chính: Sữa đặc: Ngôi Sao Phương Nam (Southern Star) và Ông Thọ

Kem và phô mai: kem sữa chua Subo, kem Delight, Twin Cows, Nhóc Kem, Nhóc Kem Ozé, phô mai Bò Đeo Nơ

Sữa nước: sữa tươi 100%, sữa tiệt trùng bổ sung vi chất, sữa tiệt trùng, sữa organic, thức uống cacao lúa mạch với các nhãn hiệu ADM GOLD, Flex, Super SuSu Sữa chua: sữa chua ăn, sữa chua uống với các nhãn hiệu SuSu, Probi, ProBeauty Sữa bột: Sữa bột trẻ em Dielac, Alpha, Pedia, Grow Plus, Optimum Gold, bột dinh dưỡng Ridielac, sữa bột người lớn như Diecerna đặc trị tiểu đường, SurePrevent, CanxiPro, Mama Gold

1.3 Công nghệ sản xuất:

Nhà máy Sữa Việt Nam được trang bị dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng đầu hiện nay Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm Sữa tươi sau khi được kiểm tra chất lượng và qua thiết bị đo lường, lọc sẽ được nhập vào hệ thống bồn chứa lạnh (150 m3/bồn)

Từ bồn chứa lạnh, sữa tươi nguyên liệu sẽ qua các công đoạn chế biến: ly tâm tách khuẩn, đồng hóa, thanh trùng, làm lạnh xuống 4 oC và chuyển đến bồn chứa sẵn sàng cho chế biến tiệt trùng UHT Máy ly tâm tách khuẩn, giúp loại các vi khuẩn có hại và bào tử vi sinh vật

Nhờ sự kết hợp của các yếu tố: công nghệ chế biến tiên tiến, công nghệ tiệt trùng UHT và công nghệ chiết rót vô trùng, sản phẩm có thể giữ được hương vị tươi ngon trong thời gian 6 tháng mà không cần chất bảo quản

Các robot LGV vận hành tự động sẽ chuyển pallet thành phẩm đến khu vực kho thông minh Ngoài ra, LGV còn vận chuyển các cuộn bao bì và vật liệu bao gói đến các máy một cách tự động Hệ thống robot LGV có thể tự sạc pin mà không cần sự can thiệp của con người

1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp:

- Các cấp trong công ty được phân tầng theo thứ tự sau: cấp quản trị tối cao, cấp quản trị trung gian, cấp quản trị cơ sở và công nhân viên

Vinamilk hiện có các bộ phận chức năng như sau: Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Giám đốc, Tổng giám đốc công ty Ban kiểm soát

Trang 5

- Chức năng nhiệm vụ cơ bản của phòng Tài chính: + Chức năng:

Chức năng lưu trữ và lập báo cáo Chức năng kiểm soát tài chính Chức năng huy động vốn Chức năng lập kế hoạch + Nhiệm vụ:

Ghi nhận các giao dịch tài chính Quản lý dòng tiền của doanh nghiệp

Lập ngân sách và đưa ra dự báo tài chính cho doanh nghiệp Tư vấn và tìm kiếm nguồn tài chính dài hạn cho doanh nghiệp Quản lý nghĩa vụ thuế

Quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Phân tích và lập báo cáo tài chính

Hỗ trợ nhà quản lý đưa ra các quyết định chiến lược

Trang 6

Phần 2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính: 2.1.1 Phân tích Bảng cân đối kế toán:

• Phân tích cơ cấu và tình hình tài sản:

- Hàng tồn kho năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 là 1.084.009.539.473 đồng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở thị trường tăng lên và dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn Đến năm 2019 hàng tồn kho giảm 655,208,091,374 đồng so với năm 2018

- Phải thu ngắn hạn năm 2019 đã giảm 43.636.115.442 đồng so với năm 2018 Điều này cho thấy công ty có chính sách thu tiền hợp lý

- Tài sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng từ năm 2017 đến 2019 Năm 2019, công ty đầu tư tài chính dài hạn tăng 3.911.614.893.297 so với 2018

- Tài sản cố định tăng dần qua các năm cho thấy công ty tự chủ về hoạt động sản xuất, từ đó giảm nguồn vốn kinh doanh

Trang 7

- Tổng tài sản trong giai đoạn 2017 - 2019 có xu hướng tăng dần đều cho thấy doanh nghiệp vẫn tiếp tục tăng trưởng, hoạt động sản xuất ổn định

- Cơ cấu tài sản ngắn hạn lại có xu hướng giảm dần, cơ cấu tài sản dài hạn tăng lên - Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn duy trì mức >50% so với tổng tài sản, nhưng tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng cho thấy công ty đầu tư tài sản cố định, tự chủ hoạt động sản xuất nhiều hơn,…

• Phân tích cơ cấu và tình hình nguồn vốn:

- Tổng nguồn vốn có xu hướng tăng dần từ năm 2017 – 2019 Trong đó, từ năm 2018

Trang 8

- Vốn chủ sở hữu qua các năm vẫn luôn >60% tổng nguồn vốn, cho thấy công ty hoạt động chủ yếu dựa vào nền tảng tài chính bên trong, ít phụ thuộc vào nguồn tiền bên ngoài

- Nợ ngắn hạn giảm nhỏ từ năm 2017 đến 2018 và tăng mạnh khi đến năm 2019, làm cho nợ phải trả đến năm 2018 đã giảm 200.998.436.473 và tăng 3.858.561.180.448 đến 2019

- Vốn chủ sở hữu tăng dần đều do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng, cho thấy công ty hoạt động kinh doanh thuận lợi

• Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn hình thành từ tài sản:

- Tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn nợ ngắn hạn Một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi toàn bộ nợ ngắn hạn còn lại được gia tăng tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn

Trang 9

2.1.2 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Các chỉ tiêu thay đổi không đều, năm 2018 là năm có tất cả chỉ tiêu ở mức thấp nhất trong 3 năm 2017, 2018, 2019

- DT thuần chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng DT

- Năm 2017, doanh nghiệp có tỷ trọng hoạt động tài chính nhiều hơn so với 2018 và 2019, tuy nhiên DT thuần vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn

Trang 10

• Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Năm 2018 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có giảm nhẹ so với 2017 và tăng lên 8,31% đến năm 2019

Các khoản giảm trừ doanh thu giảm 34% so với 2017 và tăng mạnh vào năm 2019 Các khoản giảm trừ doanh thu giảm là tín hiệu tốt, ngược lại nếu tăng là tín hiệu xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

Điều này làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tương ứng giảm vào năm 2018 và tăng lên năm 2019

• Chi phí sản xuất kinh doanh:

Trang 11

• Mức độ hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ

Tỉ lệ thanh toán lãi vay 972,07 571,32 172,03 Tỉ số khả năng trả nợ 1,35 1,27 0,95

Chỉ số nợ: phản ánh phần trăm TTS của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu Qua số liệu ta thấy phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu Công ty vẫn đang duy trì có khả năng thanh toán được bằng việc sử dụng các tài sản sẵn có của mình

Tỷ lệ thanh toán lãi vay: Chỉ số này cho biết số vốn đi vay đã được sử dụng tốt đến mức nào và đem lại lợi nhuận bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vay phải trả không Chỉ số này qua 3 năm đều giảm Năm 2018, hệ số này giảm 400,75 lần so với 2017, đến năm 2019, hệ số này lại tiếp tục giảm và giảm 399,29 lần so với năm 2018

Tỷ số khả năng trả nợ: ở năm 2017 và 2018 giữ mức >1 và giảm xuống <1 ở năm 2019 Nhìn chung, công ty có đủ thu nhập, khả năng trả các nghĩa vụ nợ hiện tại

2.1.3 Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:

• Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Lợi nhuận trước thuế giảm mạnh từ 2017 đến 2018 và tăng trở lại khi đến 2019 Lí do vì dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng lên và chi phí cũng đã giảm một cách đáng kể, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có phần giảm nhẹ từ 2017 đến 2018 và tăng gần 1 nghìn tỷ đến 2019 do các khoản dự phòng tăng lên tại 2018 và giảm về 5.979.719.949 tại năm 2019

Năm 2018 đến 2019, doanh nghiệp kinh doanh có phần lỗ từ hoạt động đầu tư nhưng giữ ở mức ổn định cho thấy doanh nghiệp vẫn kiểm soát được

Hàng tồn kho năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 là 1.084.009.539.473 đồng, cho thấy nhu cầu tiêu thụ ở thị trường tăng lên và dự trữ nhiều hàng tồn kho hơn Đến năm 2019 hàng tồn kho giảm 655,208,091,374 đồng so với năm 2018

ð Hoạt động kinh doanh của Vinamilk có dấu hiệu tương đối tốt • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư:

Dòng tiền từ hoạt động đầu tư giảm đáng kể vào 2018 và tăng mạnh vào 2019 Tiền chi vào mua TSCĐ tăng lên vào 2018 và giảm xuống 1.071.217.907.349 đến 2019 Bên cạnh đó, tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định giảm mạnh vào năm 2021 Từ đó, ta thấy doanh nghiệp đang đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn là bán ra để mở rộng

Trang 12

ð Nhìn chung, tình hình hoạt động tài chính của công ty có sự tăng trưởng tốt, hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh ở mức có thể chấp nhận được

2.2 Phân tích hiệu quả tài chính 2.2.1 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời

ROS có xu hướng giảm từ 20,93% xuống đến 19,84% do lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn so với lợi nhuận sau thuế

BEP cũng giảm từ 2018 đến 2019 do EBIT và tổng tài sản bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân nhanh hơn Đây là một dấu hiệu không tốt cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn chưa hiệu quả

ROA giảm 2% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế chậm hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân, cho thấy công ty chưa sử dụng hiệu quả các tài sản sẵn để phục vụ sản xuất kinh doanh

ROE cũng giảm do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân nhanh hơn, cho thấy khả năng sinh lời không

Vòng quay TSNH đều giữ mức khá tốt, thể hiện sử dụng tài sản hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho công ty

Vòng quay HTK giảm đến 2018 và tăng đến 2019 Số vòng quay HTK tăng cho thấy doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả, giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được thời gian chuyển hàng dự trữ sang tiền mặt giảm bớt nguy cơ hàng

Trang 13

Sức sản xuất của TSNH có xu hướng tăng, ngược lại với sức sản xuất của TSDH lại giảm

Sức sản xuất TTS có xu hướng giảm dần do doanh thu thuần và TTS đều tăng nhưng TTS tăng nhanh hơn

2.3 Phân tích rủi ro tài chính:

2.3.1 Các chỉ số khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán tổng quát 3,53 3,81 3,06 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,08 2,05 1,54 Khả năng thanh toán nhanh 1,71 1,55 1,24 Khả năng thanh toán tức thời 0,08 0,11 0,07

Khả năng thanh toán ngắn hạn giảm đều qua 3 năm Nguyên nhân giảm là do TSNH tăng nhẹ còn nợ phải trả thì tăng mạnh Tuy nhiên, các tỷ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có đủ các tài sản ngắn hạn để toanh toán công nợ ngắn hạn Đồng thời, tỷ số này phải được xem xét liên tục, phải kết hợp xem xét môi trường kinh tế, điều kiện của xã hội để xem xét xem hoạt động kinh doanh tương lai như thế nào

Khả năng thanh toán nhanh cũng giảm dần qua các năm Từ 2017 đến 2018 giảm 0,16, nguyên nhân là do TSNH của công ty giảm mạnh hơn với tốc độ giảm của nợ phải trả trong khi đó hàng tồn kho thì tăng lên Từ 2018 đến 2019 giảm thêm 0,31 do TSNH tăng nhẹ còn nợ phải trả thì tăng mạnh và hàng tồn kho thì giảm nhẹ Hệ số luôn lớn hơn 1 Vậy nên có thể đánh giá công ty có đủ khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt

Khả năng thanh toán tức thời tăng 0,03 đến 2018 do tiền và tương đương tiền tăng lên trong khi nợ ngắn hạn giảm xuống, và tăng 0,04 đến 2019 do nợ ngắn hạn tăng lên trong khi đó tiền và tương đương tiền giảm xuống Hệ số đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ rằng khoản tiền và tương đương tiền của công ty ít, có khả năng sinh lời cao Đây là một tác động có thể nói là tốt đối với doanh nghiệp

2.3.2 Các chỉ số khả năng quản lý vốn vay:

Tỉ lệ thanh toán lãi vay 972,07 571,32 172,03

Ngày đăng: 03/04/2024, 14:59

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan