Tiểu luận phân tích tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam

38 0 0
Tiểu luận phân tích tài chính của công ty cổ phần sữa việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Ban quản lý:+ Ông Hoàng Ngọc Thạch - Thành viên Hội đồng Quản trị - Thành viên Ủy ban Kiểm toán - Thành viên Ủy ban Lương thưởng.+ Ông Đoàn Quốc Khánh - Giám đốc Điều hành Phát triển v

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TÀI CHÍNH

❖ Giảng viên hướng dẫn: Trần Minh Tú

❖ Địa điểm và thời gian: Tp HCM, ngày 15 tháng 10 năm 2023.

Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần sữa Việt Nam

Trang 2

I Giới thiệu công ty

Chi tiết

Tên tiếng anh Vietnam Dairy Products Joint Stock Company

Trụ sở Số 10, đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tầm nhìn Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống

Trang 3

con người

dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với đời sống con người và xã hội.

Giá trị cốt lõi 5 giá trị cốt lõi: chính trực, tôn trọng, công bằng, đạo đức, tuân thủ.

Chính sách chất lượng Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định

II Các bên liên quan 1 Internal

-Chủ sở hữu:

+ Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ tịch Hội đồng Quản trị ( thành viên

độc lập ) - Chủ tịch Ủy ban Nhân sự - Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

+ Bà Mai Kiều Liên - Thành viên Hội đồng quản trị - Chủ tịch Ủy ban

Chiến Lược - Thành viên Ủy ban Nhân sự - Tổng giám đốc.

+ Ông Lê Thành Liêm - Thành viên Hội đồng quản trị - Thành viên Ủy

ban Chiến lược - Giám đốc Điều hành tài chính Kiêm Kế toán trưởng.

+ Ông Alain Xavier Cany - Thành viên hội đồng quản trị không đều

hành - Thành viên Ủy ban Chiến lược - Thành viên Ủy ban Kiểm toán.

+ Bà Đặng Thị Thu Hà - Thành viên Hội đồng quản trị không điều

hành - Thành viên Ủy ban Chiến lược - Thành viên Ủy ban nhân sự.

Trang 4

+ Ông Michael Chye Hin Fah - Thành viên Hội đồng quản trị không

đều hành - Thành viên Ủy ban Kiểm toán - Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

+ Ông Đỗ Lê Hùng - Thành viên Hội đồng quản trị độc lập - Chủ tịch

Ủy ban Kiểm toán.

+ Ông Lee Meng Tat - Thành viên Hội đồng quản trị không điều hành -

Thành viên Ủy ban Chiến lược - Thành viên Ủy ban Nhân sự.

+ Bà Tiêu Yến Trinh - Thành viên Hội đồng Quản trị độc lập - Chủ tịch

Ủy ban Lương thưởng - Ban quản lý:

+ Ông Hoàng Ngọc Thạch - Thành viên Hội đồng Quản trị - Thành

viên Ủy ban Kiểm toán - Thành viên Ủy ban Lương thưởng.

+ Ông Đoàn Quốc Khánh - Giám đốc Điều hành Phát triển vùng

+ Ông Nguyễn Quang Trí - Giám đốc Điều hành Marketing.+ Ông Lê Hoàng Minh - Giám đốc Điều hành Sản xuất.

- Nhân viên: Theo đại diện của Vinamilk, hiện công ty có hơn 10.000 cán bộ, công

nhân viên làm việc tại 30 đơn vị gồm chi nhánh, trang trại, nhà máy, công ty con trên cả nước Trong đó có gần 70% nhân viên của Vinamilk có trên 5 năm làm việc gắn bó với công ty.

2 External

-Nhà cung cấp:

+ Nguyên vật liệu:

● Từ nước ngoài: Các nguồn cung cấp nguyên liệu chính hiện nay

của Vinamilk là Châu Âu, Hoa Kỳ và New Zealand với các nhà cung cấp tiêu biểu có thể kể tên:

Tên nhà cung cấpSản phẩm cung cấp

Trang 5

Fonterra ( SEA ) Pte Ltd Sữa bột nguyên liệu Hoogwegt International BV Sữa bột nguyên liệu Perstima Binh Duong Vỏ hộp

Tetra Pak Indochina Bao bì giấy và máy đóng gói

● Trong nước: Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu

sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân bao tiêu sản phẩm Hiện nay tổng đàn bò cung cấp sữa cho công ty xấp xỉ 150.000 con bò (tại các trang trại của Vinamilk và hộ nông nghiệp ký kết hợp đồng bán sữa cho Vinamilk), cung cấp hơn 1000 tấn sữa tươi nguyên liệu mỗi ngày để phục vụ sản xuất.

+ Thiết bị máy móc: Toàn bộ các sản phẩm của Vinamilk được sản xuất trên hệ

thống máy móc thiết bị hiện đại từ Thụy Điển, các nước Châu Âu – G7 và được kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO do các công ty hàng đầu thế giới chứng nhận

-Xã hội: Vinamilk đã có nhiều dự án đóng góp to lớn cho xã hội, và trong đó có những

dự án nổi bật đó là:

+ Quỹ sữa “ Vươn cao Việt Nam ” : Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam được thành

lập từ năm 2008, Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam luôn hướng đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước với hành động tưởng chừng như đơn giản nhưng lại hết sức thiết thực, đó là trao tận tay các em những ly sữa bổ dưỡng nhằm góp phần giúp các em có được cơ hội phát triển toàn diện hơn về thể chất và trí tuệ để có một tương lai tươi sáng hơn.

+ Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam: Quỹ được ra đời với mục đích trồng

thêm nhiều cây xanh cho các tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường sống cho người dân Việt Nam.Vinamilk còn ủng hộ cho Quỹ Bảo trợ bệnh nhân nghèo 500 triệu đồng thực hiện các ca mổ tim bẩm sinh cho trẻ em Đây là hoạt động ý nghĩa đã được Vinamilk duy trì thực hiện hơn 10 năm nay, đến nay Vinamilk đã ủng hộ hơn 4 tỷ đồng để hỗ trợ cho các em bé mổ tim.

+ Quỹ học bổng “ Vinamilk - Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam”: đem đến

cho các em học sinh tiểu học trên toàn quốc hơn 34 ngàn suất học bổng, tượng trưng cho hơn 34 ngàn tấm gương sáng vươn lên trong học tập và rèn luyện

Trang 6

với tổng giá trị khoảng 19 tỷ đồng Đó cũng là hơn 34 ngàn sự khích lệ, động viên gửi đến cho các em học sinh với mong muốn các em sẽ tiếp tục phấn đấu và rèn luyện để biến những giấc mơ của mình thành hiện thực, trở thành những thế hệ người Việt tài năng góp phần xây dựng một Việt Nam vươn cao mai sau.

- Chính Phủ: Trong bối cảnh Covid-19 bùng phát mạnh trong năm 2021, là Công ty

sữa hàng đầu Việt Nam – Vinamilk nhận thức được vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đóng góp các giá trị tích cực đến kinh tế, xã hội và môi trường Việt Nam Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ trong việc triển khai thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững năm 2030, Vinamilk đã và đang không ngừng nỗ lực lên kế hoạch thực hiện, thúc đẩy và triển khai các hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu chung – mục tiêu Phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.

+ Đóng góp vào ngân sách nhà nước 5322 tỷ đồng.

+ Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2020 + Kim ngạch xuất khẩu lũy kế 2,6 tỷ USD.

+ Xuất khẩu lũy kế đến 57 thị trường.

+ Doanh thu xuất khẩu năm 2021 là 6128 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2020 - Chủ nợ :

+ Vinamilk vay gần 3 tỷ đồng từ Ngân hàng Tokyo - Mitsubishi UFJ + Vay 2 tỷ đồng từ Sumitomo Mitsui Banking Corporation

+ Vay 142,7 tỷ từ Ngân hàng HSBC Hoa Kỳ

-Cổ đông: Cơ cấu cổ đông:

+ Sở hữu nhà nước ( 36,00% ) + Sở hữu nước ngoài ( 55,19% ) + Sở hữu khác ( 8,81% )

-Khách hàng: Các dòng sản phẩm của Vinamilk được phát triển cho độ tuổi thiếu nhi

và thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản phẩm từ sữa là lớn nhất Vinamilk chia khách hàng mục tiêu thành 2 nhóm:

+ Nhóm khách hàng cá nhân + Nhóm khách hàng tổ chức

III Phát triển bền vững

Trang 7

a Định nghĩa:

- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường Phát triển bền vững gồm 4 nội dung chính là: Tăng trưởng kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, tôn trọng các quyền con người và được xây dựng dựa trên nguyên tắc chung về sự tiến bộ của loài người, đảm bảo quan hệ bình đẳng giữa các thế hệ Đây hiện đang là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi một quốc gia sẽ dựa vào đặc thù kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, địa lý, để hoạch định chiến lược phát triển bền vững phù hợp nhất với quốc gia của mình.

- Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn

định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và môi trường.

- Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong

xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.

- Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên

nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.

➔ Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế và xã hội.

b Phát triển bền vững của cty

Trang 8

-Kinh tế:

+ Hơn 30 năm kể từ khi phát động cuộc cách mạng trắng, đặt nền tảng cho ngành chăn nuôi bò sữa ở vùng thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt đới, với mục tiêu chủ động nguồn nguyên liệu sữa tại thị trường nội địa, đến nay, Vinamilk đã xây dựng và sở hữu hệ thống trang trại trải dài cả nước từ Bắc chí Nam, mở rộng sang các nước trong khu vực và liên kết tạo thành chuỗi giá trị bền vững với các hộ nông dân trong sứ mệnh phát triển ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam Tại mỗi nơi Vinamilk đến, Vinamilk mang lại hàng ngàn việc làm trong chuỗi cung ứng quanh hệ sinh thái trang trại và nhà máy, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế địa phương

+ Tạo việc làm thu nhập cao cho 9506 lao động

+ Xuất khẩu sản phẩm sang lũy kế 57 quốc gia và vùng lãnh thổ.

+ Xây dựng hệ thống quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiệp theo ISO 45001 + Thương hiệu sữa được người tiêu dùng Việt Nam chọn mua nhiều nhất 10 năm

liền (Theo Báo cáo Brand Footprint – Kantar Worldpanel).

+ Thương hiệu tiềm năng nhất trong ngành sữa toàn cầu (Theo Food & Drink 2022 report, Brand Finance).

+ Top 5 thương hiệu sữa mạnh nhất toàn cầu (Theo báo cáo Thực phẩm & Đồ uống năm 2022 của Brand Finance).

+ Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu (Theo báo cáo Thực phẩm & Đồ uống năm 2022 của Brand Finance).

+ Top 25 thương hiệu công ty F&B dẫn đầu (Theo Tạp chí Forbes Việt Nam).

Trang 9

+ Trong danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam,

Vinamilk đứng thứ 5 về giá trị vốn hóa, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt hơn 60.000 tỷ đồng và hơn 8.600 tỷ đồng

+ Theo biểu đồ trên ta có thể thấy lợi nhuận sau thuế của Vinamilk tăng trưởng tốt từ năm 2018 với mức lợi nhuận là 9.814 tỷ đồng tăng đến 10.427 tỷ vào năm 2021 Tuy nhiên tới năm 2022, lợi nhuận sau thuế đã giảm chỉ còn 8.873 tỷ đồng (mức thấp nhất trong 5 năm gần đây) Năm 2022, Vinamilk đặt kế hoạch đạt lợi nhuận sau thuế 9.770 tỷ đồng Như vậy, kết thúc năm 2022, công ty đã hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận Tương tự ở cột Thuế thu nhập doanh nghiệp, từ năm 2018-2022 cũng có sự biến động từ 2.339 tỷ giảm xuống còn 2.147 tỷ đồng.

- Xã hội: Nguồn nhân lực chất lượng là nền tảng cho việc phát triển bền vững của doanh

nghiệp Để tiếp tục giữ chân nhân tài và cải tiến liên tục trên hành trình tạo dựng giá trị cho nhân viên, Vinamilk không ngừng đầu tư vào điều kiện làm việc, hướng đến xây dựng môi trường làm việc đáp ứng mong đợi của người lao động.

+ Phúc lợi nhân viên: Chăm sóc sức khỏe người lao động:

● Xây dựng các bộ phận y tế tại tất cả địa điểm hoạt động của Vinamilk

● Khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên theo thỏa ước lao động tập thể: lao động năm 01 lần/năm, lao động nữ: 02 lần/năm.

● Tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh cúm cho tất cả nhân viên Vinamilk

● Sử dụng các gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cho người lao động ngoài chương trình bảo hiểm theo quy định của pháp luật nhằm mang đến một sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các nhân viên của Vinamilk

● Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động: Xây dựng và duy trì cơ chế tiếp nhận thông tin và giải quyết phản ánh, khiếu nại của người lao động

● Có nhiều chính sách đãi ngộ như: Tổ chức các hoạt động văn hóa - nghệ thuật - thể thao, quà tặng cho các con của nhân viên nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, Trung thu, phúc lợi cho các nhân viên nữ: quà 8/3, 20/10, trợ cấp thai sản,trợ cấp và khen thưởng.

+ Đóng góp xã hội:

● Năm 2022, đánh dấu cột mốc 15 năm “Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam” đồng hành cùng các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên khắp cả nước với sứ mệnh “Để mọi trẻ em Việt Nam đều được uống sữa mỗi ngày” Thông qua đó, các hoạt động thú vị cũng được diễn ra như ngày hội trao tặng sữa, chuyến tham

Trang 10

quan, vui chơi trải nghiệm thực tế, tham quan trang trại bò sữa Vinamilk Green Farm tại Quảng Ngãi, cuộc thi vẽ tranh “Em vẽ ước mơ vươn cao” ● Chuyến tham quan trang trại bò sữa Vinamilk Green Farm tại Quảng Ngãi tạo

cơ hội cho các em giao lưu cùng các cô chú trong trang trại, chơi đùa cùng các cô bò và thông qua đó, mang đến cho các em các trải nghiệm thực tế về một phần quy trình sản xuất những hộp sữa giàu dinh dưỡng mà các em đang được thụ hưởng.

● Với mong muốn cải thiện tình trạng dinh dưỡng của học sinh độ tuổi học đường, hơn 15 năm qua Vinamilk đã không ngừng nỗ lực đồng hành cùng chương trình Sữa Học Đường để mang đến những sản phẩm chất lượng phù hợp với thể trạng của trẻ em Việt Nam Tính đến năm 2022 chương trình Sữa Học Đường đã tiếp thêm dinh dưỡng cho hàng triệu học sinh mầm non và tiểu học ở 26 tỉnh thành phố trên cả nước.

- Môi trường: Vinamilk xem thiên nhiên là bạn đồng hành cùng phát triển bền vững,

hướng đến giảm thiểu dấu chân carbon trên lộ trình tăng trưởng xanh; ứng dụng kỹ thuật hiện đại thân thiện môi trường; sử dụng và khai thác và quản lý nguồn lực tự nhiên có trách nhiệm và tối ưu thông qua kinh tế tuần hoàn, gắn kết với phát triển bền vững; ứng dụng năng lượng và công nghệ xanh, quản lý hiệu quả nguồn thải và trồng cây phủ xanh Việt Nam.

+ Nông nghiệp hữu cơ đã được Vinamilk tiên phong thực hiện với việc ra mắt Trang trại bò sữa hữu cơ (organic) đầu tiên của Việt Nam từ năm 2016 và liên tục cải tiến hoạt động công nghệ, kỹ thuật, qua đó đem lại hiệu quả trong việc bảo vệ đất, nước và môi trường Năm 2021, Vinamilk tiếp tục giới thiệu hệ thống trang trại sinh thái Green Farm, thân thiện môi trường với nhiều điểm ưu việt trong chăn nuôi và vận hành

+ Giảm phát thải khí nhà kính Vinamilk đã đưa phát triển bền vững trở thành mũi nhọn chiến lược phát triển giai đoạn 2022-2026 cụ thể là: đẩy mạnh lộ trình phát triển bền vững theo các mô hình thành công của ngành sữa thế giới; ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp và sản xuất theo hướng bền vững; gia tăng năng lượng tái tạo và trồng cây xanh để trung hòa khí nhà kính, hướng đến mục tiêu đưa phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

+ Đo lường - kiểm kê phát thải khí nhà kính theo ISO 14064: là một trong những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuẩn hóa phương pháp Đo lường và kiểm kê khí nhà kính theo ISO 14064 cho hoạt động sản xuất và chăn

Trang 11

nuôi Việc đo lường, kiểm kê khí nhà kính theo chuẩn mực không chỉ giúp Vinamilk tìm ra nhiều cơ hội giảm phát thải mà còn khẳng định trách nhiệm và định hướng không ngừng cải tiến và hướng đến minh bạch, chính xác và khách quan nhất về thông tin cung cấp đến các bên liên quan.

+ Giảm thải - đầu tư vào công nghệ thân thiện môi trường đẩy mạnh đầu tư công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến và tối ưu hóa thời gian hoạt động máy móc thiết bị, áp dụng nhiều sáng kiến đổi mới giúp tiết kiệm và sử dụng nguồn năng lượng hiệu quả.

+ Trong sản xuất: Rà soát lại tất cả quy trình vận hành trong dây chuyền sản xuất, đánh giá thực tiễn nhu cầu sử dụng, tìm kiếm những sáng tạo đổi mới nhằm tái sử dụng năng lượng, nguyên liệu, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn hướng đến “không có gì bị loại bỏ”.

+ Nhân rộng hệ thống năng lượng mặt trời, đẩy mạnh năng lượng xanh

+ Năm 2022, Vinamilk đã đồng hành cùng Sở Giáo Dục xây dựng chuỗi hoạt động ngoại khóa nhằm giúp học sinh tiểu học nâng cao nhận thức về môi trường và cam kết bảo vệ trái đất Chương trình “Tuyên truyền và giáo dục cho học sinh tiểu học cách phân loại rác” là chuỗi hoạt động của Vinamilk do nhãn hàng SuSu, Hero và ADM cùng tổ chức Sự kiện được diễn ra liên tục từ tháng 11/2022 đến tháng 01/2023 tại 60 trường tiểu học khắp cả nước, tiếp cận được gần 75.000 học sinh Thông qua chuỗi sự kiện vừa học, vừa chơi này đã giúp các bé nuôi dưỡng và hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, để từ đó cùng chung tay giúp trái đất xanh, sạch, đẹp hơn.

IV Phân tích công ty

Trang 12

Tỷ số = (1)/(2) 2,05 1,54 1,85 1,84 1,76

ii Biểu đồ thể hiện tỷ số thanh khoản hiện hành của VINAMILK so với TBN qua các năm:

- Giải thích, phân tích xu hướng,so sánh:

+ Tỷ số thanh khoản hiện hành có xu hướng giảm mạnh từ năm 2018(2,05) đến năm 2019(1,54), thấp hơn trung bình ngành(2,23) rất nhiều.

+ Tỷ số thanh khoản hiện hành có xu hướng tăng từ năm 2019(1,54) đến năm 2020(1,85), có xu hướng tăng là tốt nhưng vẫn thấp hơn trung bình

+ Tỷ số thanh khoản hiện hành có xu hướng giảm từ năm 2020(1,85) đến năm 2022(1,76), thấp hơn trung bình ngành(2,23) rất nhiều.

- Đánh giá chỉ số: tỷ số thanh khoản qua từng năm đều có sự tăng, giảm nhưng nhìn

chung giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2022 thì có xu hướng giảm nhiều, vẫn còn thấp hơn TBN nhiều Điều đó cho thấy được khả năng thanh khoản hiện hành đang không tốt

Trang 13

-Kiến nghị: Công ty nên quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn một cách triệt để

hơn, có thể tăng tài sản ngắn hạn và giảm nợ ngắn hạn để công ty vẫn đảm bảo được

Trang 14

-Phân tích xu hướng, đánh giá chỉ số: Vòng quay HTK qua từng năm có sự tăng,

giảm lên xuống Nhìn chung, từ năm 2018(5,22 lần) đến năm 2022(6,72 lần) có xu hướng tăng là tốt nhưng vẫn thấp trung bình ngành rất nhiều Cho thấy, doanh nghiệp bán HTK không hiệu quả, báo hiệu sự ứ đọng HTK có thể do giảm sút của giá vốn

Trang 15

hàng bán và tăng của giá trị HTK dự trữ trong năm làm giảm tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

-Kiến nghị: Doanh nghiệp nên ưu tiên việc đẩy HTK ra bên ngoài thị trường nhiều hơn

+ Lập kế hoạch quảng cáo, PR giới thiệu sản phẩm của công ty và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Lập chiến lược xây dựng những đợt khuyến mãi, giảm giá và tri ân khách hàng.

+ Chiết khấu cho các đại lý lâu năm, trung thành của công ty.

2 Chu kỳ trung bình của HTK:

Trang 16

+ Trung bình 54,34 ngày thì công ty sẽ xuất HTK một lần vào năm 2022 và cao hơn TBN rất nhiều.

-Phân tích xu hướng và đánh giá chỉ số: Từ năm 2018 đến năm 2022, chu kỳ trung

bình của HTK đều có sự tăng, giảm Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn này chu kỳ trung bình của HTK có xu hướng giảm nhưng vẫn cao hơn TBN rất nhiều Điều đó cho thấy công ty đang có sự tiến triển trong việc đẩy hàng tồn kho.

-Kiến nghị: Doanh nghiệp đang giải quyết HTK tiến triển vì thế doanh nghiệp vẫn cứ

phát huy nhưng đồng thời cũng tìm kiếm hướng giải quyết HTK một cách triệt để hơn + Lập kế hoạch quảng cáo, PR giới thiệu sản phẩm của công ty và quảng bá

thương hiệu của doanh nghiệp.

+ Lập chiến lược xây dựng những đợt khuyến mãi, giảm giá và tri ân khách

Trang 17

+ Năm 2020, cứ bình quân 31,62 ngày thì công ty sẽ thu nợ về một lần và thấp

- Phân tích xu hướng và đánh giá chỉ số: Từ năm 2018 đến năm 2019 thì chỉ số kỳ

thu nợ bình quân có xu hướng giảm cho thấy giai đoạn này doanh nghiệp quản lý khoản phải thu hiệu quả nhưng đến giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2022 thì chỉ số này có xu tăng liên tục cho thấy doanh nghiệp đang quản lý khoản phải thu không hiệu quả Tổng quan thì chỉ số thu nợ bình quân của công ty vẫn còn thấp hơn TBN - Kiến nghị: Doanh nghiệp nên có những kế hoạch để thu tiền về sớm hơn Đối với

những khách hàng hiện hữu thì nên thương lượng thời gian trả nợ còn đối với những khách hàng mới thì trong lúc ghi hợp đồng thì ghi luôn số ngày quy định để thu nợ.

4 Kỳ chi trả trung bình:

-Giải thích và so sánh:

+ Năm 2018, bình quân doanh nghiệp sẽ trả nợ cho người bán nguyên vật liệu trong vòng 54,82 ngày.

Trang 18

+ Năm 2019, bình quân doanh nghiệp sẽ trả nợ cho người bán nguyên vật liệu trong vòng 45,71 ngày.

+ Năm 2020, bình quân doanh nghiệp sẽ trả nợ cho người bán nguyên vật liệu trong vòng 37,44 ngày.

+ Năm 2021, bình quân doanh nghiệp sẽ trả nợ cho người bán nguyên vật liệu trong vòng 51,46 ngày.

+ Năm 2022, bình quân doanh nghiệp sẽ trả nợ cho người bán nguyên vật liệu trong vòng 51,02 ngày.

- Phân tích xu hướng và đánh giá chỉ số: Giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tỷ số

kỳ chi trả trung bình của công ty có xu hướng giảm mạnh nhưng từ năm 2020 đến năm 2021 có xu hướng tăng và đến 2022 thì tỷ số lại có xu hướng giảm trở lại Điều đó cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng không tốt chiến thuật chiếm dụng vốn trong kinh doanh.

- Kiến nghị: Doanh nghiệp đang không sử dụng chiếm dụng vốn tốt để cho hoạt động

kinh doanh của công ty nhằm tăng lợi nhuận nên vì thế doanh nghiệp nên có phương án thương lượng thời gian trả nợ cho nhà cung cấp nguyên vật liệu sau thời gian trả nợ của trung bình ngành hoặc nếu không thương lượng được thì có thể tìm kiếm nhà cung cấp mới.

5 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Trang 19

-Giải thích và so sánh:

+ Vào năm 2018, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 1,37 đồng doanh thu thuần + Vào năm 2019, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 1,29 đồng doanh thu thuần + Vào năm 2020, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 1,20 đồng doanh thu thuần + Vào năm 2021, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 1,09 đồng doanh thu thuần + Vào năm 2022, 1 đồng tổng tài sản tạo ra 1,16 đồng doanh thu thuần.

-Phân tích xu hướng và đánh giá chỉ số: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty

có xu hướng giảm liên tục từ 2021 đến năm 2021, năm 2022 có xu hướng tăng nhẹ trở lại Nhìn chung, từ năm 2018 đến năm 2022 thì hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm Hiệu suất sử dụng tổng tài sản có xu hướng giảm là không tốt, điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng tổng tài sản không hiệu quả.

-Kiến nghị: Doanh nghiệp nên tăng chỉ số doanh thu thuần và giảm chỉ số tổng tài sản

để có thể sử dụng tổng tài sản hiệu quả hơn:

+ Đẩy hàng tồn kho ra ngoài thị trường:

● Lập kế hoạch quảng cáo, PR giới thiệu sản phẩm của công ty và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.

● Lập chiến lược xây dựng những đợt khuyến mãi, giảm giá và tri ân khách hàng.

● Chiết khấu cho các đại lý lâu năm, trung thành của công ty + Tinh chế bớt các kênh đại lý, loại bỏ đại lý không hiệu quả về lợi

6 Hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu:

Ngày đăng: 30/03/2024, 22:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan