1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sức khỏe tâm thần của sinh viên thành phố hồ chí minh sau khi mắc covid 19

226 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đặt ra, các nhiệm vụ nghiên cứu sau đã được xác định: - Tổng quan các nghiên cứu về SKTT của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của sinh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

MINH THỊ LÂM

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU KHI MẮC COVID-19

Ngành: Tâm lý học Mã số: 9.31.04.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Thị Mai Hương

PGS.TS Đinh Thị Hồng Vân

HÀ NỘI, 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án đảm bảo tính chính xác, trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Minh Thị Lâm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trải qua 3 năm học tập và nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm

của PGS TS Phan Thị Mai Hương, Tôi đã hoàn thành Luận án của mình Với

tình cảm chân thành và lòng biết ơn, Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo Trong suốt thời gian được làm việc cùng Cô, Cô đã tận tình hướng dẫn, dành mọi thời gian để làm việc với Tôi khi Tôi ra Hà Nội và hay khi Cô vào thành phố Hồ Chí Minh công tác Cô sẵn sàng trao đổi, giúp đỡ khi Tôi cần sự hỗ trợ không kể ngày đêm Tôi học tập được ở Cô những năng lực và phẩm chất, kỹ năng quý giá

của một nhà khoa học Cô còn là một chỗ dựa tinh thần đặc biệt của Tôi trong

những ngày tháng chênh vênh của cuộc sống Sự ấm áp, chân thành, nhiệt tình, niềm tin yêu, và lạc quan trong cuộc sống là những giá trị Tôi nhận được từ Cô khi chia sẻ những khó khăn Một lần nữa, Tôi xin gửi lời biết ơn đến Cô thật nhiều

Tôi cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến PGS TS Định Thị Hồng Vân, Cô đã nhận lời hướng dẫn, tận tình trong công việc, động viên Tôi

những lúc Tôi khó khăn nhất, loay hoay không biết bắt đầu từ đâu Cô luôn động viện, hỗ trợ, trong mọi tình huống Tôi cần Tôi khâm phục sức trẻ, tinh thần làm việc say mê với công việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Cô Cô cũng là người hướng dẫn tận tình tôi trong từng giai đoạn của Luận án Cô luôn đồng hành và dìu dắt mỗi khi Tôi cần Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô

Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến GS TS Vũ Dũng, PGS TS Nguyễn Thị Mai Lan, những người đầu tiên tôi được tiếp xúc ở Học viện Khoa học xã hội để

làm hồ sơ học Nghiên cứu sinh và sau này là những Thầy Cô giảng dạy trực tiếp tôi Thầy Cô đã tận tình, giúp đỡ Tôi, tạo động lực cho Tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Hỗ trợ trong mọi điều kiện và hoàn cảnh Những ấn tượng sâu sắc về các Thầy Cô trong tâm trí của Tôi sẽ không phai mờ

Tôi xin cám ơn sự cộng tác, giúp đỡ nhiệt tình các Anh Chị, các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên ở các trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình điều tra, thu thập số liệu phục vụ cho luận án

Tôi xin cám ơn các Thầy Cô giáo của Khoa học xã hội,Tâm lý học và công tác xã hội, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các Thầy Cô giáo đã giảng dạy, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình làm Nghiên cứu sinh

Tôi cũng xin cám ơn Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo, các đồng nghiệp ở bộ môn Tâm lý học, khoa Giáo Dục, trường Đại học Sài Gòn đã luôn động viên, khuyến khích Tôi trong thời gian tôi làm luận án

Cảm ơn những người bạn đã luôn bên cạnh, hỗ trợ, giúp đỡ, động viên Tôi trong những ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Lời cảm ơn cuối cùng, cũng là lời cảm ơn đặc biệt nhất, Tôi xin gửi đến những người thân trong gia đình, những người đã luôn sát cạnh, tạo mọi điều kiện thuận

Trang 5

lợi để Tôi có thể thực hiện được ước mơ của mình Nếu không có sự hỗ trợ của người thân, Tôi sẽ không hoàn thành được luận án của mình

Do điều kiện thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế nên luận án của Tôi vẫn có những thiếu sót, kính mong Quý Thầy Cô giáo và đồng nghiệp đóng góp ý kiến, giúp Tôi hoàn thiện luận án này tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 08 năm 2024

NCS Minh Thị Lâm

Trang 6

2.1 Luận điểm về sức khỏe tâm thần 27

2.2 Luận điểm COVID-19 33

2.3 Sinh viên và một số đặc điểm tâm lý của sinh viên 45

2.4 Sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 49

4.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 78

4.2 So sánh sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 theo các lát cắt 96

Trang 7

4.3 Ảnh hưởng của các yếu tố đến sức khỏe tâm thần của sinh viên

sau khi mắc COVID-19 99

4.4 Nghiên cứu trường hợp về sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 147

4.5 Phân tích định tính: Những ấn tượng tiêu cực về COVID-19 còn ám ảnh lâu dài ở sinh viên sau khi mắc COVID-19 161

Tiểu kết chương 4 171

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 177

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 183

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 184

PHỤ LỤC 1: 201

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SKTT: Sức khỏe tâm thần TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh KHTN: Khoa học tự nhiên

KHXH: Khoa học xã hội WHO: Tổ chức y tế thế giới PTSD: rối loạn căng thẳng hậu sang chấn Thang đo GHQ-12: Thang đo sức khỏe tổng quát Thang đo PHQ-9: Thang đo Sức khỏe dành cho Bệnh nhân Thang đo GAD-7: Thang đo rối loạn lo âu tổng quát

Thang đo PTSD COVID-19: Thang đo triệu chứng rối loạn căng thẳng hậu sang chấn liên quan đến COVID-19

Thang đo WHO-5: Thang Chỉ số hạnh phúc Thang đo GSE: Thang đo cái tôi hiệu quả tổng quát Thang đo BRS: Thang đo khả năng phục hồi ngắn gọn Thang đo MSPSS: Thang đo ủng hộ xã hội đa diện

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 61

Bảng 3.2 Cách tạo biến số dùng trong phân tích dữ liệu 71

Bảng 3.3 Cách tạo các biến giả (Dummy) 72

Bảng 3.4 Độ tin cậy Cronbach Alpha của các thang đo 73

Bảng 4.1 Cảm nhận về mức độ mạnh mẽ của một số cảm xúc tiêu cực ngay khi bị mắc COVID-19 79

Bảng 4.2 Số cảm xúc âm tính được trải nghiệm 80

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 (N = 508) 81

Bảng 4.7 Các biểu hiện của cảm nhận hạnh phúc (trong hai tuần qua) 89

Bảng 4.8 Số vấn đề sức khỏe tâm thần (từ mức nhẹ trở lên) 90

Bảng 4.9 Mối tương quan giữa các chiều cạnh sức khỏe tâm thần 91

Bảng 4.10 Hệ số tương quan Pearson giữa trầm cảm, lo âu và hạnh phúc 94

Bảng 4.11 Mối liên hệ trầm cảm và hạnh phúc (tỷ lệ %, N=508) 95

Bảng 4.12 Mối liên hệ lo âu và hạnh phúc (tỷ lệ , N=508) 96

Bảng 4.13 So sánh sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 theo các lát cắt 97

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến COVID-19 đến sức khỏe tâm thần tổng quát của sinh viên sau khi mắc COVID-19 100

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực tâm lý xã hội đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 113

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của các yếu tố áp lực cuộc sống của sinh viên đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19 123

Trang 10

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của trạng thái cảm xúc ngay khi bị mắc COVID-19 đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sau một thời gian mắc COVID-19 133Bảng 4.18 Mô hình tổng hợp 142Bảng 4.19 Những hình ảnh/ tình huống/ sự kiện liên quan đến COVID-19 gây

ra sự bất an lâu dài cho sinh viên sau khi mắc COVID-19 162Bảng 4.20 Những điều liên quan đến COVID-19 vẫn còn ám ảnh gây ra sự bất

an hiện nay cho sinh viên sau khi mắc COVID 163

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình tâm lý – sinh học – xã hội về sức khỏe tâm thần (Delphis, 2019) 31 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu 54 Hình 4.1 Phân bố điểm cảm nhận về trạng thái cảm xúc ngay khi bị mắc

COVID-19 (N=508) 80 Hình 4.2 Phân bố điểm sức khỏe tâm thần tổng quát (GHQ-12) của sinh viên

sau khi mắc COVID-19 (N=508) 82 Hình 4.3 Phân bố điểm trầm cảm (PHQ-9) của sinh viên sau khi mắc COVID-

19 (N=508) 84 Hình 4.4 Phân bố điểm lo âu (GAD-7) của sinh viên sau khi mắc COVID-19

(N=508) 85 Hình 4.5 Phân bố điểm cảm nhận hạnh phúc (WHO5) của sinh viên sau khi

mắc COVID-19 89

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, LƯỢC ĐỒ, HỘP

Biểu đồ 1: Tỷ lệ trầm cảm (PHQ-9) ở sinh viên sau khi mắc COVID-19 84 Biểu đồ 2 Tỷ lệ rối loạn lo âu ở sinh viên sau khi mắc COVID-19 (N = 508) 85 Biểu đồ 3 Tỷ lệ cảm nhận hạnh phúc (WHO-5) ở sinh viên sau khi mắc

COVID-19 89 Lược đồ 4.1: Các con đường đến rối loạn lo âu của sinh viên sau khi mắc

COVID-19 152 Lược đồ 4.2: Các con đường đến rối loạn lo âu của sinh viên sau khi mắc

COVID-19 159 Hộp 1: Một số ví dụ về những ám ảnh âm thanh/ hình ảnh/ bối cảnh không phải

sự sống của người dân thời kỳ COVID-19 Error! Bookmark not defined

Hộp 2: Một số ví dụ về phòng ngừa dịch bệnh COVID-19 168 Hộp 3: Một số ví dụ về những ám ảnh thiếu thốn, bất tiện trong cuộc sống 170 Hộp 4: Một số ví dụ về Hạn chế liên hệ xã hội 171

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của để tài

Các vấn đề sức khỏe tâm thần ảnh hưởng đến cuộc sống con người, cứ bốn người thì có một người mắc bệnh, khiến chúng trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật [139] và tiêu tốn ước tính 2.500 tỷ đô la trên toàn thế giới vào năm 2010 [38] Nguồn gốc và hiện tượng học của rối loạn tâm thần đã gây ra cuộc tranh luận giữa các nhà nghiên cứu và các học viên trong nhiều thập kỷ [37]

Hiện nay, sức khỏe tâm thần chiếm một phần lớn trong gánh nặng bệnh tật toàn cầu [26] Theo trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, có gần 54 triệu người trên thế giới mắc các các vấn đề về sức khỏe tâm thần như bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn cảm xúc lưỡng cực; thêm vào đó là 154 triệu người bị mắc trầm cảm Tại Việt Nam, sức khỏe tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu [25] Theo thống kê của Bộ Y tế vào năm 2017, Việt Nam có khoảng 15% dân số mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng [14] Thông báo tại Viện Sức khỏe Tâm thần cho thấy có 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25% [8] Theo các bác sỹ chuyên khoa, đây là con số thống kê vẫn chưa đầy đủ, thực tế số lượng người bệnh đi chữa trị là rất thấp bởi vì một số lý do như: nhiều người nghĩ mình chỉ mệt mỏi về cơ thể, không liên quan tới bệnh lý tâm thần hoặc là mắc bệnh liên quan đến tâm thần nhưng không quá quan trọng, không đáng quan tâm Nhiều người chọn cách giấu bệnh vì lo ngại sẽ ảnh hưởng tới các mối quan hệ xã hội xung quanh [8]

COVID-19 là một đại dịch có tác động mạnh mẽ đến sức khỏe tâm thần của con người Đại dịch Bệnh vi-rút Corona 2019 (COVID-19) đã đe dọa sức khỏe tâm thần toàn cầu, gián tiếp thông qua những thay đổi xã hội mang tính đột phá và trực tiếp thông qua di chứng tâm thần kinh sau khi mắc SARS-CoV-2 Đối với người mắc COVID-19, cả di chứng tâm thần kinh cấp tính và sau cấp tính đều trở nên rõ ràng, với tỷ lệ mệt mỏi, suy giảm nhận thức, lo lắng và các triệu chứng trầm cảm cao, thậm chí nhiều tháng sau khi mắc bệnh Do đó, đại dịch không chỉ dẫn đến khả năng phơi nhiễm, lây mắc và gây bệnh với SARS-CoV-2 mà còn dẫn đến một loạt chính sách bao gồm yêu cầu đeo khẩu trang, cách ly, phong tỏa, giãn cách vật lý và đóng cửa các dịch vụ không thiết yếu, với những hạn chế xã hội chưa từng có và hậu

Trang 14

quả kinh tế [45] Các tác động trực tiếp bao gồm di chứng tâm thần kinh cấp tính và kéo dài qua trung gian SARS-CoV-2 ở những người bị ảnh hưởng xảy ra trong quá trình nhiễm trùng tiên phát hoặc là một phần của hội chứng COVID sau cấp tính (PACS) được định nghĩa là các triệu chứng kéo dài hơn 3–4 tuần có thể liên quan đến nhiều cơ quan, bao gồm cả não [104] Một số thuật ngữ tồn tại để mô tả tác động của COVID-19 PACS cũng bao gồm các di chứng muộn cấu thành chẩn đoán lâm sàng về COVID kéo dài trong đó các triệu chứng dai dẳng vẫn tồn tại 12 tuần sau lần nhiễm trùng đầu tiên và không thể quy cho các tình trạng bệnh lý khác [90]

Đại dịch COVID-19 bùng phát và lây lan khắp nơi trên toàn thế giới, khiến cho người dân phải chịu áp lực và tổn thất nặng nề Ở Việt Nam, làn sóng COVID-19 lần thứ 4 diễn ra thảm khốc tại thành phố Hồ Chí Minh Chế độ giãn cách xã hội toàn thành phố theo chỉ thị 16 của Chính phủ được đi vào lịch sử bởi quá dài (gần 3 tháng) với số ca mắc COVID-19 tăng nhanh chóng và số ca chết tăng mạnh Những hậu quả nặng nề của COVID-19 không chỉ về kinh tế, xã hội mà còn về mặt sức khỏe thể chất lẫn tinh thần Vấn đề sức khỏe tâm thần (SKTT) trở nên rất được quan tâm [29] Theo một bản tóm tắt khoa học do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố, trong năm đầu tiên của đại dịch COVID-19, tỷ lệ lo âu và trầm cảm trên toàn cầu đã tăng lên 25% Những lo ngại về khả năng gia tăng tình trạng sức khỏe tâm thần đã khiến 90% quốc gia được khảo sát đưa hỗ trợ về sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội vào kế hoạch ứng phó với COVID-19 của họ, nhưng vẫn còn những khoảng trống và mối lo ngại lớn [140]

Trong các nhóm ảnh hưởng của hậu quả COVID-19 thì sinh viên đại học được xác định là “nhóm có nguy cơ rất cao” gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần [42] Căng thẳng tâm lý tác động tiêu cực đến việc học tập, sự tham gia và trải nghiệm của sinh viên trong cuộc sống đại học, vì vậy điều quan trọng là các trường đại học phải hiểu trải nghiệm của sinh viên về các yếu tố gây căng thẳng cụ thể để hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe tâm lý của họ [36]

Những yếu tố liên quan đến COVID-19 có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe tâm thần được đề cập đến gồm giãn cách xã hội [139], học tập trực tuyến, những bất ổn về kinh tế -xã hội bất thường do COVID-19 [111], tình trạng phong tỏa và sự gián đoạn trong sinh hoạt, giáo dục, giải trí Nhưng còn ít các nghiên cứu đề cập đến sức khỏe tâm thần của những người đã mắc COVID-19 và ảnh hưởng dài hạn của sau

Trang 15

khi mắc COVID-19 Việc tìm hiểu sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19, một mặt có thể góp phần xác định những ảnh hưởng của sau khi mắc COVID-19 đến đời sống của sinh viên cũng như các hoạt đồng học tập và và các hoạt động khác Mặt khác góp phần đánh giá mối liên hệ lâu dài ảnh hưởng của sau khi mắc COVID-19 đến sức khỏe tâm thần ở sinh viên - một lực lượng lao động chất lượng cao, tiềm năng của xã hội trong bối cảnh có nhiều thay đổi hiện nay Đó

cũng là lý do để chúng tôi chọn để tài nghiên cứu “Sức khỏe tâm thần của sinh viên

thành phố Hồ Chí Minh sau khi mắc COVID-19”

2 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng SKTT của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh sau khi mắc COVID-19, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị nâng cao SKTT cũng như giảm thiểu các khó khăn tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống của sinh viên sau khi mắc COVID-19

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích đặt ra, các nhiệm vụ nghiên cứu sau đã được xác định: - Tổng quan các nghiên cứu về SKTT của sinh viên và các yếu tố ảnh hưởng đến

SKTT của sinh viên

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc

COVID-19 (khái niệm cơ bản, các luận điểm lý thuyết về yếu tố ảnh hưởng)

- Nghiên cứu thực tiễn về sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19: thực trạng SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19, các yếu tố tác

động (nguy cơ và bảo vệ) SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

- Đề xuất các khuyến nghị nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần của sinh viên sau khi mắc COVID-19

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

SKTT và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT ở sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi mắc COVID-19

3.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên sau mắc COVID-19 ở một số trường trường Đại học tại thành Phố Hồ

Chí Minh

Trang 16

3.3 Phạm vi nghiên cứu 3.3.1 Phạm vi về nội dung

- Giới hạn về các vấn đề SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

SKTT là thuật ngữ bao gồm trong đó nhiều dạng khác nhau, cả khỏe mạnh

và rối loạn tâm thần Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu SKTT của sinh

viên sau khi mắc COVID-19 giới hạn ở 5 khía cạnh, trên bình diện tổng quát là trạng thái đau khổ tâm lý (SKTT tổng quát), và trên bình diện cụ thể là các vấn đề SKTT phổ biến gồm: trầm cảm, lo âu, rối loạn hậu sang chấn cũng như khía cạnh tích cực của SKTT là cảm nhận hạnh phúc

- Giới hạn về các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

SKTT của một người có thể chịu tác động đa dạng của rất nhiều yếu tố khác nhau Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nhóm yếu tố như: các yếu tố liên quan đến bệnh COVID-19 (bao gồm từng mắc COVID-19, số lần nhiễm, thời gian nhiễm, mức độ bệnh, nơi điều trị khi bị mắc, tiêm Văc xin, sống ở khu vực bị phong tỏa/ giãn cách, gia đình có thành viên bị mắc nặng hay không, có người thân bị mất do mắc COVID -19 hay không); Các yếu tố nguồn lực tâm lý xã hội (cái tôi hiệu quả, khả năng hồi phục, ủng hộ xã hội, sự hài lòng); các áp lực xã hội từ đời sống sinh viên (áp lực tài chính, áp lực học tập, áp lực việc làm sau tốt nghiệp)

3.3.2 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Sinh viên sau khi mắc COVID-19 ở nhiều trường Đại học khác nhau và sống ở nhiều khu vực khá nhau Nghiên cứu này chúng tôi chỉ nghiên cứu ở 8 trường đại học: Đại học Sài Gòn, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Ngoại Ngữ - Tin học thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Văn Lang, Đại học Lao động xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Đại học tài chính kinh tế

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu đề tài luận án, một số nguyên tắc và tiếp cận sau đây được áp dụng

Trang 17

Nguyên tắc hoạt động: theo lý thuyết hoạt động, mọi hiện tượng tâm lý, quá trình

tâm lý cũng như thuộc tính tâm lý của con người đều nảy sinh và phát triển rất phong phú, đa dạng trong các phương thức hoạt động đặc thù của con người Theo đó, SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 cũng phát sinh trong hoạt động sống của các em, trong quá trình đó các em thiết lập với thế giới bên ngoài (như quan hệ với con người, với công việc, với môi trường, với bệnh tật … ) cũng như với thế giới nội tâm bên trong của mình

Nguyên tắc hệ thống: theo lý thuyết hệ thống, một hệ thống là một tổng thể

gồm các yếu tố, bộ phận có liên quan với nhau, có ảnh hưởng lẫn nhau Sự thay đổi ở một mắt xích nào đó trong hệ thống có thể dẫn đến sự thay đổi đến các bộ phận khác trong hệ thống Mỗi hiện tượng tâm lý không tồn tại độc lập mà nằm trong một hệ thống nhất định, do đó có tác động qua lại với các yếu tố trong hệ thống đó Nghiên cứu này tìm hiểu SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 trong một hệ thống gồm nhiều yếu tố: Các yếu tố liên quan bệnh COVID-19 có thể tác động đến trạng thái SKTT sau này (điểm đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) của sinh viên đã bị mắc COVID-19 và xem xét mối quan hệ của SKTT với các yếu tố này, xác định khả năng các yếu tố có thể tác động đến nó

Nguyên tắc tâm-sinh-xã: theo lý thuyết về tâm- sinh-xã, đây là cách tiếp cận

hiểu về bệnh tật và sức khỏe như một tập hợp các yếu tố bao gồm sinh học, tâm lý

và xã hội, điều này được hiểu rằng các loại bệnh tật đều do nhiều yếu tố có bản chất khác nhau gây ra Một vấn đề tâm lý xuất hiện do nhiều yếu tố tác động Trong nghiên cứu này tìm hiểu SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 nhiều yếu tố tác động đến: các yếu tố liên quan đến COVID-19, các yếu tố liên quan đến tâm lý và các yếu tố liên quan đến đời sống xã hội Khi sinh viên bị mắc COVID-19 để lại những hậu quả về SKTT và xem xét mối quan hệ các yếu tố đến sức khỏe tâm thần của sinh viên

Theo các nguyên tắc phương pháp luận này, dựa trên các luận điểm lý thuyết đã được lựa chọn, và các kết quả của tổng quan tài liệu, chúng tôi đưa ra 7 giả thuyết nghiên cứu về SKTT và các yếu tố có liên quan để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau Các giả thuyết này phản ánh sự giới hạn của mối quan hệ 1 chiều của các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT

Trang 18

Giả thuyết 1: Có mối quan hệ giữa khía cạnh tích cực của SKTT (cảm nhận

hạnh phúc) với các khía cạnh tiêu cực của SKTT (đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD) ở sinh viên sau mắc COVID-19

Giả thuyết 2: Có sự khác biệt về SKTT (điểm đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo

âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) giữa sinh viên nam và nữ sau mắc COVID-19

Giả thuyết 3: Có sự khác biệt về SKTT (điểm đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu,

PTSD, cảm nhận hạnh phúc) giữa sinh viên không mắc và có mắc COVID-19

Giả thuyết 4: Trạng thái cảm xúc tiêu cực ngay khi mới mắc COVID-19 (khó

chịu, lo âu, sợ hãi) có thể tác động lâu dài đến SKTT (điểm đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) của sinh viên sau mắc COVID-19

Giả thuyết 5: Các yếu tố liên quan bệnh COVID-19 có thể tác động đến trạng

thái SKTT sau này (điểm đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) của sinh viên đã bị mắc COVID-19

Giả thuyết 6: Nguồn lực tâm lý xã hội (cái tôi hiệu quả, khả năng hồi phục, sự ủng

hộ xã hội và sự hài lòng) là những yếu tố có thể bảo vệ SKTT (đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) của sinh viên sau khi mắc COVID-19

Giả thuyết 7: Các áp lực xã hội từ đời sống sinh viên (áp lực tài chính, áp lực học

tập, áp lực việc làm sau tốt nghiệp) là những yếu tố nguy cơ đối với SKTT (đau khổ tâm lý, trầm cảm, lo âu, PTSD, cảm nhận hạnh phúc) của sinh viên sau khi mắc COVID-19

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp nghiên cứu trường hợp - Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp thống kê toán học - Phương pháp mã hóa dữ liệu định tính Những vấn đề cụ thể về các phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 3

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Đóng góp về mặt lý luận

- Nghiên cứu đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 trên cơ sở kế thừa các luận điểm mang tính lý thuyết của WHO và của các tác giả khác trên thế giới về SKTT và các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

Trang 19

- Mô hình lý thuyết nghiên cứu SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 đã được hình thành Mô hình này góp phần tìm hiểu tác động dài hạn của yếu tố bệnh COVID-19 cũng như vai trò bảo vệ của các yếu tố nguồn lực tâm lý xã hội và nguy cơ của các áp lực xã hội trong đời sống của sinh viên hiện thời đối với SKTT của sinh viên

- Nghiên cứu góp phần kiểm chứng mô hình tâm lý – sinh học – xã hội trên sinh viên sau khi mắc COVID-19 và chứng minh hệ thống các yếu tố trong mô hình có vai trò như thế nào đối với SKTT

- Nghiên cứu cũng xác nhận một phần những đúc kết của WHO về các yếu tố quyết định SKTT khi tìm hiểu trên mẫu sinh viên sau mắc COVID-19

- Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa chiều cạnh tích cực của SKTT (ở đây là cảm nhận hạnh phúc) và chiều cạnh bệnh của SKTT là phức tạp, không như nhau giữa các loại vấn đề SKTT khác nhau Nhưng xu hướng chung, nghiên cứu đã cho thấy vài bằng chứng về mô hình liên tục – kép của SKTT và gợi ý rằng khi nghiên cứu SKTT tổng thể thì cần phải xem xét cả hai chiều cạnh của SKTT

5.2 Đóng góp về mặt thực tiễn

- Nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT Kết quả này có ý nghĩa to lớn cho việc xây dựng chương trình chăm sóc SKTT cho sinh viên, xác định được những yếu tố nào cần bắt đầu theo thứ bậc quan trọng của chúng của để đạt hiệu quả cao

- Nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức về việc chăm sóc SKTT cho sinh viên khi họ đang phải đối mặt với những yếu tố nguy cơ từ cuộc sống sinh viên của họ trong học tập, việc làm tương lai cũng như vấn đề tài chính

- Nghiên cứu cho thấy vai trò bảo vệ của nguồn lực tâm lý xã hội đối với SKTT của sinh viên và đây có thể là điểm bắt đầu để cải thiện SKTT của sinh viên

- Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến SKTT của sinh viên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Ý nghĩa lý luận của luận án Luận án này đã tổng quan hệ thống các nghiên cứu về SKTT của sinh viên sau mắc COVID-19, chỉ ra những khoảng trống cần nghiên cứu ở Việt Nam về lĩnh vực này Những vấn đề lý luận về SKTT ở sinh viên sau mắc COVID-19 được hệ thống

Trang 20

hóa trong luận án này sẽ là tài liệu tin cậy để cung cấp và bổ trợ kiến thức cơ bản, hữu ích phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy tâm lý trong nghành tâm lý học

- Ý nghĩa thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu thực tiễn SKTT ở sinh viên sau mắc COVID-19 sẽ cung cấp những thông báo khoa học về thực trạng SKTT của sinh viên sau mắc COVID-19 và các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến thực trạng này, góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của sinh viên, của người nhà, của các trường đại học về vấn đề SKTT của sinh viên sau mắc COVID-19, cùng quan tâm tìm kiếm các biện pháp giúp cho sinh viên sau mắc COVID-19 ứng phó có hiệu quả đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần

7 Kết cấu luận án

- Mở đầu - Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

- Chương 2: Cơ sở lý luận về SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19 - Chương 3: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu

- Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về SKTT của sinh viên sau khi mắc COVID-19

- Kết luận và kiến nghị

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN

CỦA SINH VIÊN TRONG BỐI CẢNH COVID-19

1.1 Nghiên cứu về các vấn đề sức khỏe tâm thần của người mắc COVID-19, sinh viên sau khi mắc COVID-19

Mắc COVID-19 đang được xem là nỗi ám ảnh lớn đối với toàn nhân loại trong những năm vừa qua Người mắc COVID-19 không chỉ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe, mà còn phải chịu đựng những gánh nặng tâm lý nặng nề Từ nhiều nguồn nghiên cứu mà chúng ta sẽ chỉ ra dưới đây đã cho thấy rằng, mắc COVID-19 là mắc phải các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, stress, trầm cảm, thậm chí dẫn đến tự tử do lo lắng quá mức Về cơ bản, mắc COVID-19 không phải là nguyên nhân chính gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần, tuy nhiên, chúng làm suy yếu hệ miễn dịch gây ra các tình trạng bệnh lý khác và làm suy giảm sức khỏe thể chất và tinh thần

Một nghiên cứu của Pallanti và cộng sự (2020) cho biết các triệu chứng tâm thần sau khi mắc COVID-19 có thể là kết quả của phản ứng miễn dịch liên quan đến vi-rút và hoặc các yếu tố tâm lý xã hội Viêm dây thần kinh, suy giảm hàng rào máu não, thay đổi dẫn truyền thần kinh, rối loạn chức năng trục dưới đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA), rối loạn điều hòa cytokine và kích hoạt microglia được biết là có liên quan đến các vấn đề tâm thần [94]

Theo Mazza và cộng sự (2020), sự bùng phát COVID-19 có liên quan đến những tác động về SKTT trong quá trình mắc vi-rút và trong thời gian theo dõi ngắn hạn Dữ liệu nghiên cứu cho thấy tác động tâm lý của COVID- 19 ở những người sống sót, đồng thời xem xét tác động của các yếu tố dự đoán lâm sàng và tình trạng viêm Kết quả nghiên cứu trên 402 người trưởng thành sống sót sau COVID-19 sau một tháng theo dõi sau khi điều trị tại bệnh viện Từ kết quả phỏng vấn lâm sàng và kết quả khảo sát các triệu chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), trầm cảm, lo lắng, mất ngủ và ám ảnh cưỡng chế (OC) Kết quả cho thấy có 28% người mắc chứng PTSD, 31% mắc chứng trầm cảm, 42% mắc chứng lo âu và 20% mặc các triệu chứng OC và 40% mắc chứng mất ngủ Tổng thể, có 56% đạt điểm trong phạm vi bệnh lý ở ít nhất một khía cạnh lâm sàng Trong đó nghiên cứu cũng chỉ ra

Trang 22

rằng, phụ nữ lại phải chịu đựng nhiều hơn về cả lo lắng và trầm cảm Bên cạnh đó PTSD, chứng trầm cảm nặng và lo âu, đều là những tình trạng bệnh không lây nhiễm có gánh năng cao liên quan đến nhiều năm sống với tình trạng khuyết tật Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng xem xét tác động đáng báo động của nhiễm trùng COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần, những hiểu biết hiện tại về tình viên nhiễm và sự quan sát hiện nay về tình trạng viên nhiễm dẫn đến trầm cảm nặng hơn [86]

Bên cạnh đó nghiên cứu triệu chứng tâm thần và các triệu chứng kéo dài ở những bệnh nhân đã hồi phục sau đợt nhiễm COVID-19 cấp tính Meinhardt và cộng sự (2021) đã điều tra các sau trung bình gần 50 ngày kể từ khi chẩn đoán, 98 bệnh nhân (34,5%) đã báo cáo PTSD, lo lắng và/hoặc trầm cảm có ý nghĩa lâm sàng, trong đó PTSD là tình trạng phổ biến nhất được báo cáo (25,4%) Các yếu tố dự đoán mức độ nghiêm trọng của triệu chứng PTSD là giới tính nữ, các sự kiện đau buồn trong quá khứ, các triệu chứng kéo dài, sự kỳ thị và quan điểm tiêu cực về đại dịch COVID-19 Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng PTSD là yếu tố dự báo độc lập duy nhất cho các triệu chứng kéo dài Kết quả nghiên cứu chỉ ra cho thấy bệnh nhân COVID-19 dễ bị căng thẳng tâm lý nghiêm trọng trong vài tháng đầu sau khi mắc bệnh Các triệu chứng kéo dài thường xuyên xảy ra trong giai đoạn này và chúng có liên quan chặt chẽ với các triệu chứng sau chấn thương [89]

Với việc xem xét tập trung vào mối liên hệ giữa hiệu suất thần kinh tâm lý và đau khổ tâm thần, cùng với những phàn nàn về nhận thức chủ quan Gouraud và cộng sự (2021) cũng chỉ ra rằng, điểm kiểm tra tâm lý thần kinh khách quan không liên quan đáng kể đến các phàn nàn về nhận thức chủ quan và các phàn nàn về nhận thức chủ quan có liên quan đến các triệu chứng lo âu và trầm cảm Phát hiện của họ cho thấy rằng sức khỏe tâm thần nên là một lĩnh vực chính để đánh giá và quản lý bệnh nhân COVID-19 [61]

Cũng như việc đánh giá tình trạng nhận thức toàn cầu (nghĩa là hiệu suất tổng thể trên RBANS), sự chú ý, trí nhớ, kỹ năng thị giác không gian, tốc độ tâm lý vận động, ngôn ngữ và chức năng điều hành ở bệnh nhân nhiễm trùng sau cấp tính Ferrando và cộng sự (2022) đã cho thấy, kết quả nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ, trong PTSD, trầm cảm, lo lắng và sợ Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa loại điều trị khi nhập, trong PTSD và lo lắng, những biến đổi tâm lý [55]

Trang 23

Trong khi đó, nghiên cứu của Jane Cooley Fruehwirth và cộng sự (2021) nhận thấy rằng tỷ lệ lo lắng ở mức độ trung bình đến nặng đã tăng từ 18,1% trước đại dịch lên 25,3% trong vòng bốn tháng sau khi đại dịch bắt đầu; và tỷ lệ trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng tăng từ 21,5% lên 31,7% Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng học sinh da trắng, nữ và thiểu số có nguy cơ gia tăng các triệu chứng lo âu cao nhất Và học sinh da đen, nữ không phải gốc Tây Ban Nha có nguy cơ gia tăng các triệu chứng trầm cảm cao nhất [68]

Ngày càng nhiều nghiên cứu cắt ngang làm dấy lên lo ngại về ảnh hưởng của đại dịch đối với sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học [96] và một số nghiên cứu đề cập đến các yếu tố tiềm ẩn liên quan đến các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến COVID-19 của chúng ta

Trong nghiên cứu của Tetsuro Noda và cộng sự (2021) cho thấy, có 50% sinh viên đại học và sau đại học cảm thấy lo lắng trầm cảm nhiều hơn mức nhẹ Khoảng 11% cảm thấy lo lắng trầm cảm nặng, cho thấy lo lắng về tương lai làm trầm trọng thêm mức độ lo lắng trầm cảm Cuộc sống với lịch trình ngày và đêm bị đảo ngược có liên quan đến việc làm trầm trọng thêm mức độ lo lắng trầm cảm, nhưng cảm giác gắn kết cao có liên quan đến việc giảm mức độ lo lắng trầm cảm Như vậy, đại dịch COVID-19 đã kích hoạt sự cô lập dẫn đến sức khỏe tinh thần của sinh viên đại học và sau đại học ngày càng xấu đi Hỗ trợ tâm lý cho lối sống và ý thức gắn kết là cần thiết để ngăn chặn sự suy giảm sức khỏe tâm thần ở những học sinh bị cô lập [130]

Trong khi đó, Changwu Wei's và cộng sự (2022) cho biết kết quả nghiên cứu 537 sinh viên năm thứ nhất chỉ ra rằng, những tác động của áp lực thời gian, cạn kiệt cảm xúc, nhận thức về hỗ trợ xã hội, và sự tham gia của sinh viên về sức khỏe tâm thần và cung cấp các biện pháp phù hợp để giảm nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Áp lực thời gian, hỗ trợ xã hội nhận thức, cạn kiệt cảm xúc, sự tham gia của sinh viên và thang đo sức khỏe tâm thần Kết quả chỉ ra rằng: (1) Điểm vừa phải về áp lực thời gian và cảm xúc kiệt quệ và điểm cao hơn trung bình một chút về nhận thức về hỗ trợ xã hội, sự tham gia của sinh viên và sức khỏe tâm thần được tìm thấy ở các sinh viên năm thứ nhất trong thời kỳ hậu COVID-19 (2) Áp lực thời gian có mối quan hệ tích cực với sự kiệt sức của sinh viên và mối quan hệ tiêu cực với sức khỏe tâm thần Nhận thức về hỗ trợ

Trang 24

xã hội có tương quan nghịch với tình trạng kiệt sức của sinh viên nhưng lại có tương quan thuận với sự tham gia của sinh viên, và do đó cải thiện sức khỏe tinh thần Những phát hiện này cho thấy rằng việc tăng cường nhận thức về hỗ trợ xã hội và sự tham gia của sinh viên đồng thời giảm áp lực thời gian, cũng như tình trạng cạn kiệt cảm xúc của sinh viên có thể thúc đẩy sức khỏe tâm thần ở sinh viên đại học năm thứ nhất [42]

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu Bonnie Horgos và cộng sự (2021) cho thấy rằng, vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc gặp nhiều khó khăn hơn khi thích ứng với hướng dẫn trực tuyến so với những học sinh không có mối quan tâm hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc Bao gồm gặp phải những trở ngại liên quan đến việc thiếu không gian học tập phù hợp và thiếu công nghệ cần thiết để hoàn thành việc học trực tuyến Kết quả cũng chỉ ra rằng, những sinh viên có vấn đề hoặc tình trạng sức khỏe tâm thần hoặc cảm xúc ít có khả năng đồng ý rằng họ cảm thấy mình thuộc về khuôn viên trường và ít có khả năng đồng ý rằng trường đã hỗ trợ họ trong đại dịch [37]

Theo khảo sát của Hiệp hội Trải nghiệm sinh viên tại Đại học Nghiên cứu (SERU) với 30.725 sinh viên đại học và 15.346 sinh viên sau đại học và chuyên nghiệp được thực hiện vào tháng 5-7, đại dịch COVID-19 có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học và sau đại học tại các trường đại học Nghiên cứu của Chirikov và cộng sự (2020) tại chín trường đại học đã cho thấy Kết quả dựa trên các công cụ sàng lọc PHQ-2 và GAD-2, 35% sinh viên đại học và 32% sinh viên tốt nghiệp và chuyên nghiệp được sàng lọc dương tính với chứng rối loạn trầm cảm nặng, trong khi 39% sinh viên đại học, sau đại học và sinh viên chuyên nghiệp được sàng lọc dương tính với chứng rối loạn lo âu tổng quát Tỷ lệ rối loạn trầm cảm nặng và rối loạn lo âu tổng quát rõ rệt hơn ở những học sinh có thu nhập thấp; học sinh da màu; phụ nữ và sinh viên không thuộc hệ nhị phân; học sinh chuyển giới; học sinh đồng tính nam hoặc đồng tính nữ, song tính, đồng tính, thắc mắc, vô tính và toàn tính Tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng và rối loạn lo âu tổng quát cao hơn ở những sinh viên đại học và sau đại học không thích nghi tốt với việc giảng dạy từ xa Hơn nữa, đại dịch đã khiến tình trạng rối loạn sức khỏe

Trang 25

tâm thần của học sinh gia tăng so với những năm trước Trên thực tế, tỷ lệ mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng ở sinh viên tốt nghiệp và sinh viên chuyên nghiệp vào năm 2020 cao gấp hai lần so với năm 2019 và tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu tổng quát cao hơn 1,5 lần so với năm 2019 [46]

Cũng theo nghiên cứu của Changwon và cộng sự (2020) trên 195 sinh viên Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có đến 138 sinh viên, chiếm 71% bị căng thẳng và lo lắng gia tăng do sự bùng phát COVID-19 Nhiều yếu tố gây căng thẳng đã được xác định góp phần làm tăng mức độ căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ trầm cảm ở học sinh Chúng bao gồm nỗi sợ hãi và lo lắng về sức khỏe của chính họ và những người thân yêu của họ (177/195, 91% báo cáo tác động tiêu cực của đại dịch), khó tập trung (173/195, 89%), gián đoạn giấc ngủ (168/195, 86%), giảm tương tác xã hội do giãn cách vật lý (167/195, 86%) và gia tăng lo ngại về kết quả học tập (159/195, 82%) Để đối phó với căng thẳng và lo lắng, những người tham gia đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người khác và tự giúp mình bằng cách áp dụng các cơ chế đối phó tiêu cực hoặc tích cực [43]

Nghiên cứu khảo sát cắt ngang của Wang và cộng sự (2020) đã cho thấy, kết quả nghiên cứu có 48,14% (n = 960) cho thấy mức độ trầm cảm từ trung bình đến nặng, 38,48% (n = 775) cho thấy mức độ lo lắng từ trung bình đến nặng và 18,04% (n = 366) có ý định tự tử Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phần lớn những người tham gia (n = 1443, 71.26%) có mức độ căng thẳng / lo lắng của họ đã tăng lên trong đại dịch Chưa đến một nửa số người tham gia (n = 882, 43,25%) chỉ ra rằng họ có thể đối phó đầy đủ với căng thẳng liên quan đến tình hình hiện tại [135]

Bên cạnh đó, nghiên cứu của tác giả Huang và cộng sự, (2020) đã chỉ ra rằng tác động tâm lý của COVID-19 ở các y tá và sinh viên điều dưỡng và phát hiện ra rằng nữ giới bị lo lắng nghiêm trọng so với nam giới Hơn nữa, những người tham gia sống ở khu vực thành thị có tỷ lệ lo lắng cao hơn những người sống ở khu vực nông thôn [66]

Cũng trong nghiên cứu của Marco Colizzi và cộng sự (2023) trên 479 bệnh nhân, trong đó nữ (52,6%) được theo dõi trong 12 tháng sau khi COVID-19 khởi phát Kết quả chỉ ra rằng có 47,2% vẫn có ít nhất một triệu chứng Trong khi hầu

hết các triệu chứng giảm dần so với khi khởi phát COVID-19 (tất cả p < 0,001), sự

gia tăng đáng kể chỉ được quan sát thấy đối với các triệu chứng rối loạn tâm thần

Trang 26

(10,2%) và thiếu tập trung và tập trung (20%; tất cả p < 0,001) Bệnh nhân có các

triệu chứng liên quan đến nhiều hệ thống cơ thể 12 tháng sau khi mắc COVID-19

(tất cả ≤ 0,034) có nhiều khả năng bị các triệu chứng liên quan đến lĩnh vực sức

khỏe tâm thần khi theo dõi Ngoài ra, nguy cơ biểu hiện thiếu tập trung và tập trung cao hơn 12 tháng sau khi nhiễm bệnh được tìm thấy ở những người có các triệu

chứng tâm thần khi khởi phát COVID-19 (p = 0,005) [88]

Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2021)trên 7.143 sinh viên trường cao đẳng y tế Changzhi bằng cách sử dụng lấy mẫu cụm chỉ ra rằng 0,9% số người được hỏi đang trải qua lo lắng nghiêm trọng, 2,7% lo lắng vừa phải và 21,3% lo lắng nhẹ Hơn nữa, sống ở khu vực thành thị (OR = 0,810, 95% CI = 0,709 - 0,925), ổn định thu nhập gia đình (OR = 0,726, 95% CI = 0,645 - 0,817) và sống với cha mẹ (OR = 0,752, 95% CI = 0,596 - 0,950) là những yếu tố bảo vệ chống lại sự lo lắng Hơn nữa, việc có người thân hoặc người quen mắc COVID-19 là một yếu tố nguy cơ làm tăng sự lo lắng của sinh viên đại học (OR = 3.007, 95% CI = 2.377 - 3.804) Kết quả phân tích tương quan chỉ ra rằng ảnh hưởng kinh tế và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, cũng như sự chậm trễ trong các hoạt động học tập, có liên quan tích cực đến các triệu chứng lo âu (p < 0,001) Tuy nhiên, hỗ trợ xã hội có tương quan nghịch với mức độ lo lắng (p < 0,001) Có ý kiến cho rằng sức khỏe tâm thần của sinh viên đại học nên được theo dõi trong thời gian dịch bệnh [134]

Cũng trong nghiên cứu về COVID-19 và sức khỏe tâm thần của sinh viên y khoa Úc của Zaza Lyons và cộng sự (2020), nghiên cứu trên 297 sinh viên, cho thấy tình trạng căng thẳng tâm lý ở mức độ vừa phải 68% học sinh cho biết tình trạng sức khỏe tinh thần bị suy giảm kể từ khi bùng phát COVID-19 Sinh viên lo lắng về trình độ kỹ năng và kinh nghiệm lâm sàng cũng như việc không được chuẩn bị cho nơi làm việc; mối quan tâm về sức khỏe tinh thần của họ; những lo ngại đặc biệt liên quan đến COVID-19 Như vậy, nghiên cứu đã chỉ ra tác động tiêu cực chính là sự kết nối xã hội, học tập và mức độ căng thẳng Những lo ngại liên quan đến sự không chắc chắn về việc trở lại bình thường và tốt nghiệp Các hoạt động phổ biến là sử dụng trò chuyện video, mạng xã hội, tập thể dục và sở thích [147]

Theo nghiên cứu của Farzaneh Badinlou và cộng sự (2024), trên 236 cá nhân đã hoàn thành đánh giá và được đưa vào mẫu dọc Độ tuổi của những người tham gia dao động từ 19 đến 81 tuổi (M = 48,71, SD = 10,74) Kết quả cho thấy những

Trang 27

thay đổi đáng chú ý về kết quả sức khỏe tâm thần theo thời gian Quỹ đạo của trầm cảm cho thấy sự cải thiện đáng kể theo thời gian trong khi xu hướng lo lắng và mất ngủ không thể hiện những thay đổi đáng kể theo thời gian Những người tham gia trẻ tuổi và những người bị nhiễm COVID-19 nặng trong giai đoạn cấp tính được xác định là nhóm có nguy cơ cao với sức khỏe tâm thần tồi tệ nhất Các yếu tố dự báo chính về những thay đổi trong kết quả sức khỏe tâm thần là sự mệt mỏi và suy giảm hậu COVID [54]

Tại Việt Nam, dịch COVID-19 ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân

Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thái và cộng sự (2021) cho thấy, tỉ lệ rối loạn trầm

cảm, lo âu và căng thẳng lần lượt là 18,8%, 25% và 18,4% trên nhóm khách thể là sinh viên Kết quả chỉ ra rằng áp lực công việc làm gia tăng điểm số trầm cảm, lo âu, căng thẳng một cách trực tiếp và gián tiếp thông qua sự xung đột dựa trên căng thẳng mà công việc tác động đến gia đình [22]

Một nghiên cứu cắt ngang trên 877 sinh viên tại một số trường đại học ở Huế, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh bằng khảo sát trực tuyến trên cỡ mẫu thuận tiện của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Linh và cộng sự, (2020) Kết quả nghiên cứu cho thấy 12,7% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19 Cũng như, có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với các yếu tố như: Chương trình học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng chất lượng thông tin về dịch [12]

Trong khi đó kết quả khảo sát mức độ nỗi sợ COVID-19, cùng mối liên hệ giữa nhân khẩu và stress trong học tập của sinh viên Đại học Đồng Nai Tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyền và cộng sự, (2021)cho thấy, mức độ nỗi sợ COVID-19 của sinh viên nữ cao hơn nam, của sinh viên ở trọ cao hơn so với sinh viên sống trong nhà chung với gia đình và kí túc xá Ngoài ra, nỗi sợ COVID-19 có mối tương quan khá yếu với stress trong học tập của sinh viên, yếu tố gây ảnh hưởng mạnh nhất đến mối liên hệ này là sự khó khăn của sinh viên khi tham gia học trực tuyến trong giai đoạn giãn cách xã hội nhằm ngăn ngừa lây lan dịch bệnh Những kết quả này gợi ý cần đưa ra các giải pháp phù hợp giúp cải thiện chất lượng chương trình học trực tuyến và hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho sinh viên để làm giảm tác động của dịch bệnh COVID-19, cũng như các dịch bệnh khác tương tự, trong tương lai [29]

Trang 28

Bên cạnh đó, Nguyễn Quốc Doanh và cộng sự cũng nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế dự phòng Nghiên cứu cắt ngang sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp và thang đo tác động quy mô sự kiện (IES-R) trên 455 nhân viên y tế từ các trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) ở 4 tỉnh trong đại dịch COVID-19 vào năm 2021 Kết quả nghiên cứu cho thấy 45,93% đối tượng có vấn đề sức khỏe tâm thần cần được quan tâm, 8,8% có ảnh hưởng sức khỏe tâm thần lâu dài trong nhiều năm, và 2,8% được chẩn đoán mắc trạng thái căng thẳng [5]

Trong đó, với nghiên cứu cắt ngang của Đỗ Lan Hương và cộng sự, (2022) Kết quả theo dõi trên 793 học viên, sinh viên bị mắc COVID-19 mức độ trung bình và nhẹ tại Học viện Quân y từ tháng 4/2021 - 6/2022 Kết quả chỉ ra rằng, những triệu chứng khi mắc COVID-19: Ho 75,16%, ngạt mũi 74,53%, đau họng 73,01%, chảy dịch mũi 65,32%, ù tai 11,35% Triệu chứng kéo dài sau khi mắc COVID-19 ho 34,55%, ngạt mũi 6,05%, mệt mỏi 6,94%, đau họng 7,57%, đau đầu 5,55%, sốt 0,38% Thời gian trở lại sinh hoạt, học tập bình thường sau khi mắc COVID-19 từ 8 - 14 ngày 52,59%, trong vòng 7 ngày 40,82% 66,0% học viên có nhu cầu đi khám và điều trị bệnh lý tai mũi họng sau khi mắc COVID-19 Một số triệu chứng ảnh hưởng nhiều và nghiêm trọng đến học tập sinh hoạt của học viên: Ho (9,08% và 2,02%), ngạt mũi (7,69% và 0,26%), chảy dịch mũi (7,94% và 0,38%), khàn tiếng (1,01% và 1,89%) [10]

Nghiên cứu sử dụng khảo sát trực tuyến của Nguyễn Văn Tuân và các cộng sự, mẫu gồm 5.390 sinh viên Việt Nam trên cả nước Cuộc khảo sát bao gồm các câu hỏi liên quan đến lo lắng, trầm cảm, căng thẳng và tác động của đại dịch đối với cuộc sống của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ lớn du học sinh Việt Nam đang có các triệu chứng lo âu, trầm cảm và căng thẳng [125]

Cũng từ nghiên cứu của Lê Hồng Phương và cộng sự (2020), đã được thực hiện trên một mẫu gồm 1.195 sinh viên đại học ở Việt Nam trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2020 Kết quả của nghiên cứu cho thấy, 98,7% sinh viên đã biết về đại dịch COVID-19 và hầu hết (94,1%) đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch 79,3% sinh viên cho biết họ đã lo lắng về việc mắc COVID-19, trong đó có 24,5% cho biết họ rất lo lắng Tình trạng stress và lo lắng tăng cao: Từ kết quả của

Trang 29

nghiên cứu, có 62,6% sinh viên cho biết họ đã cảm thấy lo lắng và 43,5% sinh viên cho biết họ đã cảm thấy căng thẳng trong giai đoạn đại dịch COVID-19 Ngoài ra, 25,1% sinh viên cho biết họ đã mắc phải các triệu chứng trầm cảm và 17,2% sinh viên đã mắc phải các triệu chứng lo âu [21]

Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Tình và cộng sự (2022) về mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 trong đại dịch COVID – 19 tại Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2022 Kết quả cho thấy sinh viên cử nhân điều dưỡng năm 4 có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm lần lượt là 38,1%, 49,6% và 25,7%, trong đó tỷ lệ căng thẳng từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 1,8% đến 15,9%, tỷ lệ lo âu từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 4,4% đến 12,4% và tỷ lệ trầm cảm từ nhẹ đến rất nặng dao động từ 1,8% đến 10,6% Có mối tương quan thuận về mức độ giữa căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên điều dưỡng Chuyên ngành học, học lực và hoạt động thể dục thể thao được tìm thấy có mối liên quan với mức độ căng thẳng, lo âu và trầm cảm của sinh viên điều dưỡng.nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh viên cử nhân điều dưỡng có tỷ lệ căng thẳng, lo âu và trầm cảm dao động từ 25,7% đến 49,6% Các nhà quản lý và giáo dục điều dưỡng cần quan tâm đến thực trạng này cũng như các yếu tố liên quan để có các biện pháp can thiệp thích hợp [24]

Như vậy, tổng quan các nghiên cứu đã cho thấy, các vấn đề SKTT mà người mắc COVID-19 và sinh viên thường gặp phải là: mệt mỏi, mất ngủ, khó thở bao gồm rối loạn tâm thần và rối loạn cảm xúc, tuyệt vọng, hoảng loạn, thờ ơ với cường độ khác nhau, trầm cảm, lo âu, rối loạn hậu sang trấn, đau khổ tâm lý, thậm chí do lo lắng quá mức Các vấn đề SKTT làm suy yếu hệ miễn dịch gây ra các tình trạng bệnh lý khác và làm suy giảm sức khỏe của người sau mắc COVID-19 Bên cạnh đó, nó cũng có thể gây trở ngại cho việc ra quyết định liên quan tới chăm sóc và điều trị của sau mắc COVID-19

1.2 Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm thần của người mắc COVID-19, sinh viên trong mắc COVID-19

Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ảnh hưởng toàn diện và sâu rộng đến mọi quốc gia trên thế giới Kinh tể toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi tác động của COVID-19 Mặc dù Việt Nam đã có sự kiểm soát dịch bệnh thành công bước đầu, nhưng

Trang 30

COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động trực tiếp Trong đó, sinh viên cũng là đối tượng bị ảnh hưởng, phải đổi diện với những thách thức của COVID-19 về sức khỏe tâm thần

Theo Eileen Heuman và cộng sự, (2023), sinh viên đại học thường dễ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần Điều này càng trở nên trầm trọng hơn trong đại dịch COVID-19, khi học sinh phải trải qua những thay đổi và hạn chế mang tính quyết định trong đời sống học tập của mình Nghiên cứu chí ra rằng, có 42,4% học sinh cảm thấy chán nản, chán nản hoặc tuyệt vọng vài ngày trong 14 ngày qua Từ 1/3 đến 44,1% sinh viên cảm thấy gánh nặng về điều kiện học tập của mình Điều kiện học tập tồi tệ hơn có liên quan đến mức độ cao hơn của các triệu chứng trầm cảm và lo lắng Chỉ có 7,1% cho biết họ đã sử dụng dịch vụ tư vấn sinh viên và giới tính nữ, đăng ký chương trình cử nhân và có nhiều hơn 1 lý do sử dụng là các yếu tố liên quan đến việc sử dụng Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết của các trường đại học để xem xét các điều kiện học tập của họ và cung cấp các chiến lược can thiệp và dịch vụ tư vấn có mục tiêu để nâng cao sức khỏe tinh thần của sinh viên [52]

Nghiên cứu của Negash và các cộng sự, (2022) nhằm tìm hiểu những thay đổi về tình hình tài chính trước và trong đại dịch COVID-19 có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm ở sinh viên đại học Đức hay không Phương pháp nghiên cứu cắt ngang về sức khỏe của sinh viên Đức mắc COVID-19 (C19 GSWS; N = 7.267) được thực hiện tại 5 trường đại học của Đức từ ngày 27.10 và 14.11.2021 Các sinh viên được hỏi liệu họ có đủ nguồn tài chính để trang trải chi phí hàng tháng trước đại dịch hay không, cũng như trong đợt đại dịch đầu tiên và thứ ba Các triệu chứng trầm cảm được đánh giá bằng CES-D 8 (khoảng điểm 0-24) và PHQ-2 (0-6); điểm cao hơn cho thấy các triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng hơn [108]

Phát hiện của Julija Juršanaitė và cộng sự đã cho thấy những tác động tiêu cực lớn trên nhiều khía cạnh Học sinh gặp các vấn đề về sức khỏe tâm lý Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy thậm chí 62,9% học sinh trong thời kỳ đại dịch cảm thấy ở mức trung bình hoặc kém hơn Do đại dịch, sinh viên chậm tốt nghiệp (4,4%), mất việc làm (8,9%) hoặc khối lượng công việc/tiền lương giảm (14,1%), không nhận được lời mời thực tập (81,5%) [70]

Trang 31

Nghiên cứu của Kumaraswamy (2020) tại trường đại học công lập lớn ở Bắc Carolina cả trước (tháng 10 năm 2019-tháng 2 năm 2020) và sau (tháng 6/tháng 7 năm 2020) khi đại dịch COVID-19 bắt đầu nhằm ước tính tác động tổng thể của đại dịch bằng cách so sánh những thay đổi về mức độ lo lắng/trầm cảm của cùng một học sinh từ trước đến trong đại dịch Do thực hiện nhiều vòng thu thập dữ liệu trước đại dịch, có thể kiểm tra xem những thay đổi về lo lắng/trầm cảm không phải do các xu hướng lo lắng/trầm cảm tồn tại từ trước trong năm đầu đại học Khai thác dữ liệu phong phú về các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến COVID-19 Nghiên cứu cho thấy sinh viên hoặc phụ huynh của họ cắt giảm công việc, chẩn đoán COVID-19 hoặc việc bản thân, thành viên gia đình hoặc bạn bè phải nhập viện, học tập từ xa và cách ly xã hội, để thiết lập mức độ những thay đổi nào trong các triệu chứng lo âu/trầm cảm đã được dự đoán bởi các yếu tố liên quan đến đại dịch [79]

Cũng nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sức khỏe tâm thần của sinh viên sau mắc COVID-19 của Mazza MG và cộng sự, (2020) cho thấy, những yếu tố như: Tự đánh giá sức khỏe kém, chất lượng giấc ngủ kém, mức độ căng thẳng nhận thức cao hơn, các sự kiện đau buồn trong cuộc sống trước đây, thiếu sự chuẩn bị tâm lý, nhận thức được năng lực của bản thân để giúp đỡ bệnh nhân, thiếu kiến thức về đại dịch, không thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tác động đến cuộc sống hàng ngày Ngoài ra, người thân/bạn bè/người quen nghi ngờ/mắc COVID-19, vốn xã hội thấp (trong thời gian bị cô lập), thu nhập gia đình không ổn định và xã hội cao hơn tiếp xúc với phương tiện truyền thông, có liên quan đến làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc lo lắng [86]

Nghiên cứu của Chi X và cộng sự (2020), xem xét các yếu tố tâm lý, những học sinh có nhiều trải nghiệm bất hạnh ở tuổi thơ hơn, mức độ gắn bó không an toàn cao hơn, đặc biệt là sự gắn bó lo lắng và mức độ kiên cường thấp hơn cho thấy mức độ lo lắng, trầm cảm và PTSD cao hơn đáng kể, trong khi ít trải nghiệm ở tuổi thơ hơn, mức độ gắn bó né tránh thấp hơn và một mức độ phục hồi cao hơn dự đoán đáng kể khả năng đạt được PTG (triệu chứng tăng trưởng sau chấn thương) tăng lên Cụ thể, các mô hình sinh thiết tâm lý xã hội tổng thể nhấn mạnh rằng các sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, đặc biệt là những sự kiện xảy ra trong các giai đoạn phát triển nhạy cảm như trải nghiệm bất lợi thời thơ ấu, đóng vai trò căn nguyên chính trong việc thúc đẩy và/hoặc làm trầm trọng thêm chứng rối loạn tâm lý trong

Trang 32

cuộc sống sau này và sự gắn bó đó quyết định bên trong và bên ngoài của người trưởng thành Những cá nhân đạt điểm cao ở khía cạnh Gắn bó – Lo lắng có xu hướng tăng cường các trạng thái cảm xúc tiêu cực (chiến lược kích hoạt quá mức), trong khi những người có điểm cao ở khía cạnh Gắn bó – Né tránh có xu hướng tránh xa các tình huống cảm xúc (chiến lược vô hiệu hóa), tránh phát triển mối quan hệ thân thiết và do đó có thể ít nhạy cảm hơn với stress [45]

Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến công việc, thu nhập và kinh tế, thì Liu và cộng sự, (2020) cho biết, làm việc ở tuyến đầu so với tuyến hai, bệnh viện tuyến hai so với tuyến ba, chức danh trung cấp so với cơ sở và >10 năm làm việc có liên quan đến/làm tăng nguy cơ trầm cảm và/hoặc lo âu Các yếu tố rủi ro của PTSS, đau khổ tâm lý và sức khỏe tâm thần nói chung bị ảnh hưởng Nguy cơ mắc PTSS có mối liên hệ thuận chiều với giới tính nữ, trình độ học vấn thấp hơn [83] Cũng trong nghiên cứu của kém Zhang và cộng sự, (2020), cho biết chất lượng giấc ngủ chủ quan Nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lý sức khỏe tâm thần chung bị ảnh hưởng cao hơn và mất ngủ, chất lượng giấc ngủ [144]

Hay trong nghiên cứu của Jane Cooley Fruehwirth và cộng sự (2021) cho thấy, những khó khăn chung liên quan đến việc học tập từ xa và sự cô lập với xã hội đã góp phần làm gia tăng các triệu chứng trầm cảm và lo âu Tuy nhiên, việc cắt giảm công việc cũng như chẩn đoán COVID-19 và nhập viện của bản thân, thành viên gia đình hoặc bạn bè không liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng trầm cảm hoặc lo âu Sự gia tăng một độ lệch chuẩn trong các thử thách học tập từ xa có liên quan đến mức tăng 8,1 điểm phần trăm ở mức độ lo lắng vừa phải-nặng và tăng 7,0 điểm phần trăm ở mức độ trầm cảm vừa phải-nặng [68]

Một nghiên cứu khác của Kecojevic và cộng sự (2020) được tiến hành tại một trường đại học công lập ở Mỹ vào tháng 4 năm 2020 cho thấy sức khỏe tâm thần tồi tệ hơn có liên quan đến tình trạng mất việc làm, khó tập trung vào công việc học tập và lo ngại về COVID-19 [73] Bên cạnh đó nghiên cứu của Nathiya và cộng sự (2020), dựa trên mẫu thanh niên ở Ấn Độ đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa sức khỏe tâm thần và các yếu tố gây căng thẳng về kinh tế [92]

Bên cạnh đó Tomasz Wieczorek và cộng sự (2021) nghiên cứu về sức khỏe tâm thần của sinh viên trong đợt bùng phát COVID-19 trong môi trường học thuật tại Ba Lan Kết quả cho thấy, về mặt học tập, các sinh viên y khoa thường đạt điểm

Trang 33

thấp hơn ở hầu hết các thang điểm phụ, học trực tuyến dường như ảnh hưởng đáng kể đến trạng thái tinh thần của học sinh Suy nghĩ về việc bỏ học là phổ biến trong nhóm được nghiên cứu Điều này có thể có nghĩa là bản thân việc học đã là một yếu tố gây ra căng thẳng đáng kể ở học sinh Các nghiên cứu y khoa có thể góp phần làm giảm bớt sự lo lắng, mất ngủ và các triệu chứng trầm cảm Điều này có thể gợi ý rằng sức khỏe tâm thần của sinh viên y khoa có thể được bảo vệ tốt hơn trước tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 [131] Cũng trong nghiên cứu của Xie và cộng sự (2020), cho thấy báo cáo kết quả tương tự trong một nghiên cứu lớn về sinh viên y khoa Các sinh viên y khoa có các triệu chứng lo âu và trầm cảm ít nghiêm trọng hơn, mặc dù mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào thời gian tìm kiếm thông tin về COVID-19 Điều này chỉ ra rằng kiến thức y khoa đáng tin cậy có thể bảo vệ khỏi các triệu chứng tâm lý tiêu cực trong đại dịch [146]

Nghiên cứu về sự cô lập với xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ lo lắng và trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng ngay cả sau khi đã kiểm soát nhận thức về sự cô lập xã hội trước đại dịch của Jane Cooley Fruehwirth và cộng sự, (2021) Tác giả đã chỉ ra rằng, các triệu chứng lo âu ở mức độ trung bình đến nặng tăng 16,1 điểm phần trăm và các triệu chứng trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng tăng 17,7 điểm phần trăm ở những học sinh cho biết họ thường xuyên hoặc luôn bị cô lập về mặt xã hội giữa đại dịch (và không báo cáo về sự cô lập xã hội trước đại dịch) Kết quả về lo lắng và trầm cảm tương tự đối với những người không có các triệu chứng lo âu hoặc trầm cảm ở mức độ trung bình đến nặng ở làn sóng 1, nhưng lại cao hơn rõ rệt đối với những người có các triệu chứng lo âu ở mức độ trung bình đến nặng ở làn sóng 1 Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những học sinh đã trải qua các vấn đề về sức khỏe tâm thần trước đại dịch có nguy cơ gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn giữa đại dịch [68]

Kết quả nghiên cứu lo lắng và ý nghĩ tự tử trong đại dịch COVID-19 trên 3 nhóm sinh viên của Pramukti I và cộng sự (2021) ở các quốc gia Thái Lan, Đài Loan, Indonesia cho thấy, sinh viên Thái Lan có mức độ lo lắng cao nhất nhưng lại có mức độ tin tưởng thấp nhất vào việc kiểm soát đại dịch và các nguồn lực sẵn có để chống lại COVID-19 Các yếu tố liên quan đến mức độ lo lắng cao hơn là khác nhau giữa các quốc gia Sự hỗ trợ ít được nhận thấy thỏa đáng có liên quan đến nhiều ý nghĩ tự tử hơn ở sinh viên Indonesia Mặt khác, sinh viên Đài Loan bị ảnh

Trang 34

hưởng tiêu cực nhiều hơn bởi thông tin thu thập từ internet và từ nhân viên y tế so với sinh viên Indonesia hoặc Thái Lan [98]

Sức khỏe tâm thần của sinh viên trong COVID-19 cũng là một vấn đề được quan tâm Nhiều nghiên cứu chỉ ra nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên trên toàn cầu Tại Mỹ, COVID-19 làm gia tăng mức độ stress, lo âu, trầm cảm và xuất hiện nhiều hơn ý nghĩ tự sát ở sinh viên [133] Tại Anh, đại dịch đã làm tăng lo âu, trầm cảm và các hành vi nguy cơ sức khỏe như hút thuốc lá, giảm cảm nhận hạnh phúc [47] Tại Pháp, nghiên cứu của Wathelet và cộng sự (2020) đã phát hiện một tỷ lệ đáng chú ý sinh viên có ý định tự tử, đau khổ nghiêm trọng, mức độ căng thẳng cao, trầm cảm nặng và mức độ lo lắng cao [136] Nghiên cứu của Nisar và cộng sự (2022) tại Pakistan cũng chỉ ra rằng trong đại dịch, việc ở một mình khiến đa số sinh viên cảm thấy có những thay đổi rõ rệt về trạng thái tinh thần [93]

Tại Việt Nam, các nghiên cứu được tiến hành cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch không chỉ về mặt kinh tế (mất việc, cắt giảm nhân sự trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân, tăng/giảm giờ làm, thu nhập giảm sút, cắt giảm chi tiêu…) của người dân, mà còn làm tăng nguy cơ dẫn đến rối loạn sức khỏe tâm thần Những vấn đề sức khỏe tâm thần nổi cộm được phát hiện trong thời kỳ này bao gồm lo âu, trầm cảm, rối loạn hậu sang chấn [15], sợ COVID-19, stress do COVID-19 [4] Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng độ tuổi, giới tính, người sống cùng, tình hình nhà ở hiện tại, điều kiện kinh tế, vấn đề việc làm, các vấn đề sức khỏe kèm theo cũng như đi qua hay không đi qua vùng dịch là những yếu tố có thể tác động đến các dấu hiệu rối loạn tâm thần

Nghiên cứu của Hoàng Thị Vân và cộng sự (2022) về sức khỏe tâm thần của sinh viên trong đại dịch COVID-19 Kết quả chỉ ra rằng, sinh viên trường Đại học Đại Nam năm 2021 – 2022 có 34,1% sinh viên gặp rối loạn lo âu; 10,7% sinh viên stress và 1,7% sinh viên bị trầm cảm và ở mức độ nhẹ; có mối liên quan giữa số năm học, lo lắng về tác dụng phụ của Vaccin và lo lắng cho tương lai ngành nghề đến sức khỏe tâm thần của sinh viên [31] Cũng trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cộng sự, (2023) được thực hiện tại Đại học Y Hà Nội Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ sinh viên mắc COVID-19 chiếm 45.89% Tỷ lệ mắc các rối loạn trầm cảm, lo âu, căng thẳng lần lượt là 67,21%, 68,40%, 26.42% Mức độ mắc các rối

Trang 35

loạn trầm cảm và lo âu chủ yếu là mức độ vừa, đối với các rối loạn căng thẳng chủ

yếu là mức độ nặng [11]

Trong nghiên cứu trên 350 sinh viên Trường Đại học Luật Hà Nội của tác giả Đặng Thanh Nga (2021) đã chỉ ra rằng, hầu hết sinh viên đều cho rằng đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên, chủ yếu ảnh hưởng đến thái độ học tập ở các khía cạnh học tập như: giờ lý thuyết; thảo luận nhóm; thảo luận và tự học [16]

Bên cạnh đó, tác giả Trần Thư Hà và cộng sự, (2021) nghiên cứu ứng phó của sinh viên với khó khăn tâm lý trong dịch COVID-19 Kết quả cho biết, có 17.68% sinh viên “không có kết nối Internet”, đồng nghĩa với việc sinh viên không thể tham gia học trực tuyến Học trực tuyến cần có máy vi tính hoặc điện thoại thông minh, nhưng cũng có tới 5.2% sinh viên không có phương tiện hỗ trợ này Những khó khăn về tâm lý ảnh hưởng liên quan đến dịch COVID-19 là: nóng giận nhiều hơn (22.4% sinh viên trả lời “có”), lo lắng cho bản thân và gia đình (97.7% sinh viên trả lời “có”); ngoài ra, sinh viên còn xác nhận có xuất hiện những lo lắng khi gặp người lạ, lo lắng cho việc cách ly của thành phố Khi gặp những cảm xúc âm tính đó, sinh viên thường nghĩ về dịch bệnh, 28.3% sinh viên “tỉnh giấc nhiều hơn trong khi ngủ” Những khó khăn ảnh hưởng đến học tập trực tuyến là: lo lắng trong học tập (90.9% sinh viên trả lời “có”) Học trực tuyến buộc người học phải nhìn vào thiết bị màn hình điện tử nên 75.8% sinh viên đã thừa nhận bị “mệt mỏi” khi ngồi học quá lâu [6]

Nghiên cứu về các yếu tổ ảnh hưởng đến tình trạng lo âu, trầm cảm và stress của sinh viên của Nguyễn Văn Tuân và cộng sự (2021), kết quả cho thấy rằng, đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và học tập của sinh viên, đặc biệt là với việc học trực tuyến và bị gián đoạn kế hoạch học tập Về ảnh hưởng của giới tính, nghiên cứu cho thấy rằng nữ sinh viên có xu hướng trải qua tình trạng lo âu, trầm cảm, stress nhiều hơn so với nam giới Đề cập đến hiệu suất học tập như một biến tác động, nghiên cứu cho thấy rằng đại dịch COVID-19 đã có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất học tập của sinh viên Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy mức độ cô lập xã hội của sinh viên trong thời gian đại dịch COVID-19 có ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý của họ Nỗi sợ bị mắc bệnh của sinh viên làm một yếu tố đáng kể ảnh hưởng đến tình trạng tâm lý của sinh viên [125]

Trang 36

Một nghiên cứu khác trên 877 sinh viên khối ngành Khoa học Sức khỏe tại một số trường đại học ở Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Hoàng Thùy Linh và cộng sự (2021) cho thấy chỉ ra rằng, có 12,7% sinh viên có dấu hiệu trầm cảm trong đại dịch COVID-19; Có mối liên quan giữa sức khỏe tâm thần với các yếu tố: Chương trình học, tình trạng đảm bảo nguồn tài chính, lo lắng về tương lai, bệnh mãn tính, phàn nàn về sức khỏe hiện tại, tầm quan trọng của tìm kiếm thông tin trên Internet, sự hài lòng chất lượng thông tin về dịch bệnh (p < 0,05) [12]

Tổng hợp lại, các nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của người dân cũng như sinh viên như: các vấn đề sức khỏe về thể chất, yếu tố thể chất, những ảnh hưởng về kinh tế, học tập của sinh viên, việc làm; cũng như các yếu tố về sức khỏe tâm thần như: trầm cảm, stress, lo âu và rối loạn hậu sang chấn, ảnh hưởng đến đời sống của sinh viên trong mắc COVID-19 Tuy nhiên những vấn đề sức khỏe tâm thần của sinh viên sau mắc COVID-19 chưa được giải quyết và quan tâm nhiều Trong nghiên cứu của chúng tôi các vấn đề sức khỏe về thể chất của sinh viên sau mắc COVID-19; giới tính và tuổi tác; yếu tố về sức khỏe tinh thần của sinh viên; đến khả năng tự quản lý bản thân của sinh viên; đến hoạt động học tập; đến mối quan hệ giao tiếp với bạn bè cũng như sự hỗ trợ của người thân; sự ủng hộ của xã hội sẽ được nghiên cứu trong luận án nàyKhi nắm được các yếu tố ảnh hưởng này sẽ tìm cách tác động, thay đổi dẫn đến nâng cao sức khoẻ tâm thần của sinh viên mắc COVID-19 qua đó hỗ trợ một phần đáng kể trong quá trình điều trị cũng như trong cuộc sống của các em

Trang 37

Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng của người mắc COVID-19 và sinh viên mắc COVID-19 như: Lo lắng sức khỏe bản thân và gia đình; mức độ bệnh; đặc điểm tâm lý; học tập, việc làm, mối quan hệ, giới tính và tuổi tác; yếu tố tinh thần; khả năng nỗ lực và tự quản lý bản thân, thay đổi môi trường xã hội…Khi nắm được các yếu tố ảnh hưởng này sẽ tìm cách tác động, thay đổi dẫn đến nâng cao sức khoẻ tâm thần của sinh viên sau mắc COVID-19, qua đó hỗ trợ một phần đáng kể trong quá trình điều trị bệnh và cuộc sống của họ Vấn đề sức khỏe tâm thần của người mắc COVID-19 và sinh viên sau mắc COVID-19 có thể có tác động tới cuộc sống khiến cho các em thấy đau khổ, ít hạnh phúc và ít hài lòng với cuộc sống hơn Vậy nên, cuộc sống của sinh viên sau mắc COVID-19 được xem như là yếu tố cần được quan tâm và được can thiệp sớm để các em hạn chế những vấn đề về sức khỏe tâm thần

Kết quả nghiên cứu tổng quan cũng cho thấy những giới hạn còn thiếu khi tìm hiểu về SKTT của sinh viên trong mắc COVID-19:

(1) Các nghiên cứu không tập trung vào sinh viên sau mắc COVID-19 các vấn đề sức khỏe tổng quát và cảm nhận hạnh phúc Trong nghiên cứu của chúng tôi ngoài việc nghiên cứu các vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến như trầm cảm, lo âu PTSD thì chúng tôi đã nghiên cứu vẻ sức khỏe tổng quát và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên sau mắc COVID-19 Đây là những khó khăn của sinh viên sau khi bị mắc COVID-19, họ là một nguồn lực lượng lớn lao động trẻ cho xã hội Bởi sau mắc COVID-19 có rất nhiều những vấn đề về sức khỏe tâm thần mà chúng ta khó có thể lường trước được Sau mắc COVID-19 cần có những thăm khám và phải điều trị trong thời gian dài thì tình trạng SKTT của họ có thể có những đặc trưng

Trang 38

riêng so với những nhóm đối tượng khác, đồng thời dẫn đến sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của họ

(2) Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT, bên cạnh những yếu tố phổ biến, những yếu tố liên quan đến việc làm, nghề nghiệp, ủng hộ xã hội, ủng hộ của bạn bè cũng như các yếu tố liên quan đến bệnh cần được bổ sung nghiên cứu Những nghiên cứu về SKTT của sinh viên say mắc COVID-19 vẫn còn khá hạn chế ở Việt Nam

Trang 39

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN

SAU KHI MẮC COVID-19

2.1 Luận điểm về sức khỏe tâm thần

2.1.1 Khái niệm sức khỏe tâm thần

 Các cách hiểu về sức khỏe tâm thần

Trong lịch sử, khái niệm sức khỏe tâm thần đã được khái niệm hóa là sự vắng mặt các triệu chứng rối loạn tâm thần hoặc đau khổ tâm lý mà không xem xét các yếu tố tích cực của sức khỏe tâm thần [63]

Nhiều tác giả luận giải rằng, SKTT là một phổ liên tục, từ thái cực này sang thái cực khác, theo đó việc cải thiện các triệu chứng bệnh tật sẽ đưa các cá nhân tới trạng thái tinh thần bình thường Khỏe mạnh tức là cảm thấy khỏe, thường được coi là “Hạnh phúc tâm trí” (mental health) [63; 73; 136]

Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO, 2022), SKTT là “trạng thái hạnh phúc trong đó cá nhân hiện thực hóa khả năng của chính mình, có thể đối phó với căng thẳng bình thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có khả năng đóng góp cho cộng đồng của mình” [139] Cùng chung quan điểm này, tiếp cận tâm lý học tích cực cho rằng, SKTT có thể bao gồm khả năng của một cá nhân để tận hưởng cuộc sống, và tạo ra một sự cân bằng giữa các hoạt động cuộc sống và những nỗ lực để đạt được khả năng phục hồi tâm lý Theo Keyes (2006), SKTT gồm ba chiều cạnh là: hạnh phúc cảm xúc (bao gồm niềm vui, sự quan tâm đến cuộc sống và sự hài lòng), hạnh phúc tâm lý (bao gồm: yêu thương bản thân, quản lý tốt các trách nhiệm thường ngày của mình, có mối quan hệ tốt với những người khác và hài lòng với cuộc sống của chính mình) và hạnh phúc xã hội (các hoạt động tích cực và có đóng góp cho xã hội, hòa nhập với xã hội, tin rằng xã hội đang trở thành một nơi tốt hơn cho tất cả mọi người, và có tính liên kết với xã hội) Các thành phần này cũng được gọi là các cấu thành của hạnh phúc, và như thế, theo tâm lý học tích cực, SKTT là hạnh phúc [74] Ở cách hiểu này, khái niệm SKTT bao gồm trong đó các yếu tố tích cực, là cảm nhận hạnh phúc Tuy nhiên, khi coi SKTT là hạnh phúc thì cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ sự vắng mặt các triệu chứng rối loạn tâm thần, là hoàn hảo hóa khái niệm SKTT

Trang 40

Sau đó, WHO đã nêu định nghĩa đầy đủ hơn về SKTT: SKTT không chỉ là việc không có rối loạn tâm thần, mà còn bao hàm cả trạng thái khỏe mạnh, thoải mái, sự tự tin vào năng lực bản thân, tính tự chủ, năng lực và khả năng nhận biết những tiềm năng của bản thân SKTT giúp con người có thể đương đầu với những căng thẳng trong cuộc sống, phát huy được khả năng của mình, học tập tốt, làm việc tốt và đóng góp cho cộng đồng Nó là một thành phần không thể thiếu của sức khỏe và hạnh phúc, giúp củng cố khả năng cá nhân và tập thể của chúng ta trong việc đưa ra quyết định, xây dựng mối quan hệ và định hình thế giới chúng ta đang sống [140] Khái niệm này bao gồm cả việc không có các triệu chứng bệnh tâm thần mà cả trạng thái tích cực của SKTT

 Các mô hình về sức khỏe tâm thần

Có thể thấy, khi khái niệm hóa SKTT, các nhà khoa học đã xem xét trạng thái bệnh và trạng thái hạnh phúc có mối liên hệ với nhau như thế nào Theo tổng hợp của Herron và cộng sự (2000), ba mô hình khác nhau về SKTT Đó là mô hình đơn

cực, mô hình lưỡng cực và mô hình liên tục – kép về SKTT [65]

(1) Mô hình đơn cực về SKTT (unipolar model of mental health)

Trong mô hình đơn cực – “sức khỏe tâm thần chỉ là một cách nói uyển ngữ cho bệnh tâm thần” [65] Hay nói khác đi, đó là sự vắng mặt các triệu chứng rối loạn tâm thần

(2) Mô hình lưỡng cực về sức khỏe tâm thần (Bipolar model of mental health)

Eaton (1951) đề xuất rằng sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần (ill-being) giống như sự hợp nhất không thể nhận thấy của màu sắc quang phổ Mô tả này minh họa về mô hình lưỡng cực của sức khỏe tâm thần [51] Mô hình ngụ ý rằng sức khỏe tâm thần và bệnh tâm thần là hai cực đối lập của cùng một chuỗi liên tục Trong đó, tình trạng sức khỏe tâm thần của một cá nhân có thể “di chuyển” dọc theo chuỗi liên tục, từ rối loạn tâm thần, thoát khỏi bệnh tâm thần rồi hướng tới sức khỏe tâm thần [126] Tức là, tình trạng sức khỏe tâm thần của một cá nhân không phải là bất biến mà đang bình thường khỏe mạnh về tâm thần có thể chuyển sang trạng thái bị rối loạn tâm thần ở một mức độ nào đó, rồi lại có thể chuyển sang trạng thái tâm thần tích cực hơn dưới tác động của sự phối hợp phức tạp các yếu tố sinh học, tâm lý, môi trường xã hội… khác nhau

Ngày đăng: 29/08/2024, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w