TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAMTRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNGKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNNGÀNH VIỆT NAM HỌCBÁO CÁO CUỐI KỲMÔN HỌC: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG DULỊCHĐỀ TÀI: XU HƯ
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGÀNH VIỆT NAM HỌC
BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN HỌC: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG DU
LỊCH
ĐỀ TÀI: XU HƯỚNG LỰA CHỌN ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA SINH VIÊN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU ĐẠI DỊCH COVID-19
GVHD: ThS Trần Thị Bích Liên
Sinh viên : Nguyễn Duy Thiện
MSSV: 32200319
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 6 NĂM 2024
Trang 2Mục Lục
1 Tóm tắt và đặt vấn đề 4
1.1 Tóm tắt 4
1.2 Đặt vấn đề 4
2 Cơ sở lý luận 5
2.1 Khái niệm cơ bản: 5
2.2 Lý thuyết nghiên cứu 6
2.2.1 Lý thuyết hành vi: 6
2.2.2 Lý thuyết tâm lý xã hội 7
2.2.3 Lý thuyết kinh tế 7
2.3 Phương pháp nghiên cứu: 8
3 Xu hướng chọn điểm đến du lịch của sinh viên và những yếu tố tác động 10
4 Kết luận và những giải pháp cho đề tài nghiên cứu 16
4.1 Kết luận 16
4.2 Giải pháp cho đề tài nghiên cứu 17
Trang 3PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1: Tỷ lệ giới tính
Bảng 2: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch
Bảng 3: Mức độ ảnh hưởng của Covid trong sở thích cá nhân khi chọn điểm du lịch
Bảng 4: Xu hướng chọn loại hình du lịch theo nhu cầu hiện tại
Bảng 5: trãi nghiệm điểm đến mới trong xu hướng lựa chọn chuyến đi
Bảng 6: Thu nhập cá nhân và chi phí cho chuyến đi ảnh hưởng đến xu hướng chọn điểm đến
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
1 Tóm tắt và đặt vấn đề
1.1 Tóm tắt
Trên cơ sở tổng quan các kết quả nghiên cứu về chủ đề du lịch ở nước ta trong những năm gần đây nhất là kể từ sau đại dịch Covid-19 Bài viết trình bày những diễn biến của ngành du lịch trong nhiều năm trở lại và những dự kiến phục hồi du lịch trong tương lai Đại dịch có ảnh hưởng đến nhu cầu đi du lịch của người dân nhưng mức độ tùy thuộc vào tứng cá nhân và còn có rất nhiều tác nhân tác động đến xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh sau đại dịch như: nhu cầu hiện tại của cá nhân, yếu tố trãi nghiệm tại địa điểm mới, yếu tố người đi cùng, thu nhập và mức chi tiêu cho một chuyến đi du lịch Hầu hết những xu hướng lựa chọn mang tính cá nhân và phù hợp với đa số trong cộng đồng, các xu hướng đi du lịch mang tính đồng ý của số đông vẫn không có sự thay đổi giữa trước đại dịch và sau đại dịch
1.2 Đặt vấn đề
Đại dịch Covid diễn ra trên toàn cầu đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế thị trường nói chung và trong đó có ngành du lịch nói riêng Tại Việt Nam, ban đầu đại dịch đã làm dường như đóng băng ngành du lịch và sau rất nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống dịch, sự kết hợp hiểu quả của các cơ quan liên ngành thì đại dịch đã được kiểm soát Và đây cũng là mốc thời gian mở ra thời kì phục hồi và phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và ngành du lịch nói riêng Theo Dữ liệu mới nhất được Tổng cục Thống kê cho biết số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 12/2023 đạt gần 1,4 triệu người, tăng 11,2% so với tháng trước và tăng đáng kể lên 93,9% so với cùng
kỳ năm ngoái Tổng cộng trong năm 2023, số lượng khách quốc tế đến nước ta đã đạt 12,6 triệu lượt, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2022, vượt xa mục tiêu 8 triệu khách
(Giang, 2023)
Đại dịch Covid đã gây ảnh hưởng đến hàng nghìn doanh nghiệp và nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch Khảo sát của Hội đồng Tư vấn Du lịch cho thấy, hiện trên cả nước có 18% doanh nghiệp đã đưa toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48% doanh nghiệp đang giảm 50 - 80% nhân viên Và theo dự báo của các chuyên gia thì ngành
du lịch cần 5 năm để phục hồi.(Cương, 2021)
Trang 5Trên thực tế thì sinh viên là thế hệ người trẻ dễ dàng bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại Và người trẻ ngày nay là khách hàng tiềm năng của các ngành thương mại, dịch vụ, trong đó có ngành du lịch Và việc nắm bắt xu hướng điểm đến du lịch của người trẻ là một khâu rất quan trọng cho nhà kinh doanh du lịch trong phát triển chiến lược kinh doanh thích hợp
Trong rất nhiều khu vực phát triển du lịch thì Thành phố Hồ Chí Minh là một mô hình tiêu biểu Đây không chỉ là một nơi phát triển du lịch mà đây còn là một thành phố trẻ năng động, là nơi tập trung rất nhiều nguồn lực trẻ từ cả nước và các khu vực lân cận đổ về học tập và làm việc, với sự phát triển của mình thì đây là mô hình kinh tế đứng đầu cả nước Và đề tài “Xu hướng lựa chọn điểm đến du lịch của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh sau đại dịch COVID-19” là một đề tài nghiên cứu mới giúp hiểu rõ hơn các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng chọn điểm đến du lịch của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh Giúp chúng ta có cái nhìn khách quan và sâu sắc hơn để đưa ra các định hướng phát triển tốt nhất cho nền du lịch nước nhà
2 Cơ sở lý luận
2.1 Khái niệm cơ bản:
Khái niệm du lịch: Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, Du lịch (Tourism) là các hoạt động của các cá nhân đi tới một nơi ngoài môi trường sống thường xuyên (nơi sinh hoạt hàng ngày của mình) không quá 1 năm liên tục với mục đích chính của
chuyến đi không liên quan tới hoạt động kiếm tiền nơi họ đến Du lịch gồm du lịch nội địa và du lịch quốc tế
Theo Luật Du lịch 2017, Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Trang 6Khái niệm đại dịch Covid-19: Đại dịch Covid 19 là một sự kiện y tế được Tổ chức
Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố là đại dịch vào tháng 3 năm 2020 do do virus SARS-CoV-2 gây ra Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp Xuất hiện lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc năm 2019 sau đó lan rộng nhanh chóng ra các quốc gia lân cận và khu vực, cuối cùng là lây lan ra toàn cầu Virus SARS-CoV-2, có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng, bao gồm sốt, ho, khó thở, viêm phổi và suy hô hấp cấp Dịch bệnh này gây ra hàng triệu ca tử vong trên toàn thế giới và tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu
Khái niệm động cơ du lịch: Động cơ đi du lịch giúp giải thích lý do tại sao họ chọn một điểm đến du lịch cụ thể, và cảm nhận của họ về điểm đến đó như thế nào Động cơ biểu hiện qua các hình thức như nguyện vọng, hứng thú, yêu thích, tìm kiếm những điều mới lạ Nó là nguyên nhân tâm lý thúc đẩy con người đi du lịch và ảnh hưởng đến cách hành xử của họ khi đi du lịch
Động cơ du lịch của sinh viên sau đại dịch là nhu cầu giải tỏa căng thẳng và khám
phá, nhu cầu kết nối và giao lưu, nhu cầu học hỏi và phát triển bản thân, nhu cầu tìm kiếm trải nghiệm độc đáo
2.2 Lý thuyết nghiên cứu
2.2.1 Lý thuyết hành vi:
Lý thuyết hành vi có kế hoạch Theory of Planned Behavior là một mô hình mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý có bốn cấu trúc chính: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan, ý định và hành vi thực tế Theory of Planned Behavior được thiết
kế để dự đoán những hành vi tốt hơn không hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát có ý chí bằng cách bao gồm các biện pháp kiểm soát hành vi nhận thức Việc bổ sung kiểm soát hành vi nhận thức sẽ ngày càng trở nên hữu ích khi kiểm soát ý chí đối với hành vi suy giảm Khung mới trong nghiên cứu hiện tại được phát triển dưới dạng Lý thuyết hành
vi có kế hoạch, bởi vì lý thuyết về đã được coi là sức mạnh giúp hiểu biết sâu sắc về khả năng đến thăm một điểm đến sau đại dịch Hơn nữa, tầm quan trọng tương đối của thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi trong việc dự đoán ý định
sẽ khác nhau giữa các hành vi và tình huống Các hành vi có nhiều khả năng xuất phát
Trang 7từ ý định khi mọi người tin rằng họ có đủ nguồn lực để thực hiện hành vi và có khả năng thành công khi thực hiện điều đó Ý định du lịch, với tư cách là một loại ý định hành vi, có thể được hiểu trong bối cảnh lý thuyết tương tự Hành vi của khách du lịch thường có thể được dự đoán bằng ý định Ý định đôi khi được coi là hiệu quả hơn hành
vi trong việc hiểu được tâm trí con người Ý định đi du lịch đề cập đến sự sẵn sàng đến thăm một địa điểm du lịch Do đó, ý định du lịch đề cập đến khả năng cảm nhận của du khách khi đến thăm một địa điểm cụ thể trong một khoảng thời gian cụ thể Tóm lại, ý định du lịch là kết quả của một quá trình tinh thần dẫn đến hành động và chuyển động
cơ thành hành vi (Ajzen, 1991)
2.2.2 Lý thuyết tâm lý xã hội
Lý thuyết Nhu cầu: Abraham Maslow cho rằng con người có 5 cấp độ nhu cầu, từ nhu cầu cơ bản nhất như sinh lý, an toàn đến nhu cầu cao hơn như xã hội, tự trọng và tự thể hiện Nhu cầu du lịch của sinh viên sau đại dịch có thể xuất phát từ nhiều cấp độ nhu cầu khác nhau Giải thích nhu cầu của du khách và cách thức các nhu cầu này ảnh hưởng đến lựa chọn điểm đến
Lý thuyết Ảnh hưởng xã hội: Du khách sinh viên có thể chịu ảnh hưởng từ gia đình, bạn bè, người nổi tiếng, mạng xã hội trong việc lựa chọn điểm đến du lịch Các doanh nghiệp du lịch có thể tận dụng influencer marketing để tác động đến quyết định của du khách
Lý thuyết Thái độ: Thái độ của du khách sinh viên đối với một điểm đến du lịch được hình thành từ nhiều yếu tố như nhận thức, cảm xúc và hành vi Các doanh nghiệp
du lịch cần xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả để tác động đến nhận thức và cảm xúc của du khách, từ đó tạo dựng thái độ tích cực đối với điểm đến của mình
2.2.3 Lý thuyết kinh tế
Lý thuyết Tiêu dùng
Theo lý thuyết tiêu dùng, du khách là những "người tiêu dùng" lựa chọn điểm đến
du lịch như một sản phẩm để tối đa hóa "lợi ích" (sự hài lòng) của họ trong khuôn khổ
"ngân sách" (thu nhập) có hạn Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến
du lịch bao gồm: Sở thích cá nhân: Sinh viên có thể thích du lịch biển, du lịch khám
Trang 8phá, du lịch văn hóa, v.v và giá cả: Chi phí cho chuyến đi, bao gồm chi phí di chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan,…; Thông tin: Sinh viên sẽ tìm kiếm thông tin về các điểm đến du lịch tiềm năng qua các kênh truyền thông, mạng xã hội, website du lịch…; Yếu
tố bên ngoài: Các yếu tố như an ninh, dịch vụ du lịch, thời tiết, v.v cũng ảnh hưởng đến quyết định của du khách
Lý thuyết Kinh tế học Hành vi
Lý thuyết kinh tế học hành vi kết hợp lý thuyết tiêu dùng và lý thuyết hành vi để giải thích hành vi của du khách Lý thuyết này cho rằng du khách không phải lúc nào cũng ra quyết định hợp lý, mà có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Sự thiên vị: Du khách có thể thiên vị về một số điểm đến du lịch nhất định; Heuristic: Du khách sử dụng các "quy tắc ngón tay cái" để đưa ra quyết định nhanh chóng.; Khả năng tự kiểm soát: Du khách có thể đưa ra quyết định impulsivity, không cân nhắc kỹ lưỡng
2.3 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp định lượng và định tính qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 : Xác định lí do, mục đích, nội dung cũng như đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Giai đọan 2 : Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát Dựa trên ý kiến cũng như hiểu biết của mỗi thành viên, nhóm đã có gắng đưa ra một bảng câu hỏi hoàn chỉnh ,thể hiện được những nội dung chủ yếu của đề tài và có khả năng phân lọai đối tuợng khảo sát sao cho phù hợp Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi dư kiển, nhóm đã tiến hành điều tra thử trên một số các ban sinh viên ( 20 người ) nhằm tìm ra những điểm chưa hợp lí của bảng câu hỏi và có điều chỉnh sao cho phù hợp
Giai đoạn 3 : Điều tra thống kê ( phương pháp chon mẫu)
Giai đoạn 4: Sau khi điều tra bảng câu hỏi xong, nhóm tiến hành tập hợp, sắp xếp lại toàn bộ số liệu thu thập được.Dữ liệu được mã hóa, nhập máy tính và phân tích với phần mềm SPSS 17 Trong đó đã định ra các cấp bậc đo lường cũng như các thang đo
dữ liệu, tóm tắt bằng các đại lượng thống kê mô tả, ước lượng
Giai đoạn 5: Phân tích và giải thích kết quá từ đó dự đoán xu huớng phát triển
Trang 9Phương pháp thu thập dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu định lượng
Thu thập dữ liệu thứ cấp: Từ phương tiện truyền thông đại chúng như: các bài viết trên các trang thông tin điện tử (Báo Thanh Niên, Báo điện tử, ) về các bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu của nhóm Từ đó mà tham khảo, chọn lọc thông tin phù hợp
và trích dẫn vào bài nghiên cứu
Thu thập dữ liệu sơ cấp: Bằng cách khảo sát qua bảng hỏi và các cuộc phỏng vấn
cá nhân để tìm ra các điểm đến du lịch, đánh giá các yếu tố tác động đến sự lựa chọn và
sự hài lòng về điểm đến du lịch của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh
Phương pháp thu thập dữ liệu định tính
Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các trường hợp sinh viên có những chi tiết đặc trưng khác nhau (đến từ các trường đại học nào, giới tính và độ tuổi)
Phương pháp chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Xác định quần thể nghiên cứu: Sinh viên đại học đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể là sinh viên từ các trường đại học cụ thể hoặc sinh viên từ các khoa/ngành nhất định
Lập khung mẫu: Lấy danh sách các sinh viên trong phạm vi nghiên cứu, có thể từ các trường, khoa, hoặc lớp học ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Giả
sử danh sách này có 300 sinh viên
Chọn mẫu ngẫu nhiên: Sử dụng phần mềm máy tính để chọn ngẫu nhiên 100 sinh viên từ danh sách 300 sinh viên
Phương pháp xử lý dữ liệu
Xử lý dữ liệu định lượng
Kiểm tra hoặc nhập dữ liệu: cần xây dựng quy trình nhập thông tin và theo dõi đến khi có thể tiến hành phân tích dữ liệu Thông thường cần xây dựng cơ sở dữ liệu có thể xem xét dữ liệu nào đã có, dữ liệu nào còn thiếu
Trang 10Kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu
Nhập dữ liệu vào máy tính: Bằng cách đánh máy để có được dữ liệu chính xác nhất
Chuyển đổi dữ liệu: Chuyển các dữ liệu thô thành các biến có thể dùng để phân tích
Xử lý dữ liệu định tính
Phân loại: tiến hành nhóm các mẫu quan sát được trong dữ liệu thành các đơn vị/nhóm có ý nghĩa Sau đó các nhóm sẽ được tổng hợp/đặt tên dựa trên mối liên hệ giữa các nhóm Phân loại sẽ tạo ra các chủ đề
Mã số và mã hóa: Mã số là các khái niệm và đặc điểm thông qua các tiêu chí rõ ràng, mã hóa để tạo ra các ý tưởng và khái niệm từ các dữ liệu thô như bảng ghi chép cuộc phỏng vấn, bài báo cáo Mã hóa rất cần thiết và quan trọng bởi chúng đảm bảo sự riêng tư, xác thực, bảo mật và sự toàn vẹn của dữ liệu Mã hóa dữ liệu: Mã hóa dữ liệu định tính thành các biến số để có thể xử lí và phân tích Ví dụ về loại hình du lịch (biển, núi, thành phố) có thể gán mã số cho mỗi loại hình du lịch (1 cho biển, 2 cho núi, 3 cho thành phố)
Tính toán tần suất và phần trăm: Tính toán tần suất (số lần xuất hiện) và phần trăm của từng giá trị trong biến định tính để hiểu được sự phân phối của các giá trị và mức
độ phổ biến của chúng trong tập dữ liệu
3 Xu hướng chọn điểm đến du lịch của sinh viên và những yếu tố tác động.
Bài nghiên cứu được lấy dữ liệu từ việc khảo sát 100 sinh viên đến từ 20 trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh như các trường: Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học
FPT, Các sinh viên được khảo sát đáp ứng đủ sự đa dạng về năm học từ Năm 1 đến Năm 4 Với sự đa dạng về trường học, ngành học và năm học thì đây là một dữ liệu có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho bài nghiên cứu được hoàn thành một cách khách quan nhất
Trang 11
Bảng 1: Tỷ lệ giới tính
Số lượng Phần trăm
Qua Bảng 1 cho thấy trên 100 sinh viên thì sinh viên Nam chỉ chiếm 32% và sinh viên Nữ chiến đến 68% Đây là một sự chênh lệnh lớn về tỉ lệ giới tính trong bài nghiên cứu Điều đó chứng minh sự nỗ lực cân bằng giới tính trong bài khảo sát đã không đem lại kết quả cao Và qua đó cho thấy bài nghiên cứu không khách quan trong cân bằng giới tính
Bảng 2: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch
Rồi Chưa Tổng
cộng
Lịch sử đi du lịch 96 4 100
Lịch sử đi du lịch sau đại dịch Covid 86 16 100
Từ mẫu 100 sinh viên được khảo sát trong bài nghiên cứu thì có đến 96% sinh viên đã từng đi du lịch Đây là một số liệu thực tế đánh giá sự phát triển của du lịch trong thời đại ngày nay khi số đông người dân và nhất là người trẻ đa số đều đã đi du lịch ít nhất một lần trong đời
Sau đại dịch Covid ngành du lịch nước ta có những thay đổi nhất định Số lượng sinh viên có chuyến đi du lịch sau đại dịch vẫn chiểm tỉ lệ phần trăm lớn (86%) Nhưng
số lượng người chưa tực hiện một chuyến du lịch nào kể từ đó cũng là một con số đáng quan tâm và tìm ra những nguyên nhân cụ thể để giải thích vấn đề