1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên thành phố hồ chí minh hiện nay (khảo sát tại trường đại học mở thành phố hồ chí minh)

118 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 2,3 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (17)
    • 1.1 Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan (17)
      • 1.1.1 Những công trình nghiên cứu nước ngoài (17)
      • 1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước (19)
    • 1.2 Lý thuyết tiếp cận (25)
    • 1.3 Một số khái niệm (26)
    • 1.4 Mục tiêu nghiên cứu (30)
      • 1.4.1 Mục tiêu tổng quát (30)
      • 1.4.2 Mục tiêu cụ thể (30)
    • 1.5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (30)
      • 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu (30)
      • 1.5.2 Khách thể nghiên cứu (31)
      • 1.5.3 Phạm vi nghiên cứu (31)
    • 1.6 Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu (31)
      • 1.6.1 Câu hỏi nghiên cứu (31)
      • 1.6.2 Giả thuyết nghiên cứu (32)
      • 1.6.3 Trường hợp nghiên cứu (32)
      • 1.6.4 Giới hạn của đề tài (33)
    • 1.7 Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 1.7.1 Nghiên cứu định lượng (34)
      • 1.7.1 Nghiên cứu định tính (36)
    • 1.8 Đặc điểm của mẫu khảo sát (38)
    • 1.9 Khung phân tích (46)
    • 1.10 Ý nghĩa nghiên cứu (47)
      • 1.10.1 Ý nghĩa lý luận (47)
      • 1.10.2 Ý nghĩa thực tiễn (47)
    • 1.11 Kết cấu của luận văn (48)
  • CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM (49)
    • 2.1 Lý do lựa chọn nghề (49)
    • 2.2 Yếu tố cá nhân trong việc lựa chọn nghề (54)
    • 2.3 Mức độ hài lòng với việc lựa chọn nghề (58)
  • CHƯƠNG III: TÁC ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRONG MẪU KHẢO SÁT (65)
    • 3.1 Ảnh hưởng của gia đình đến việc chọn nghề (65)
      • 3.1.1 Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố xã hội (65)
      • 3.1.2 Mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm hộ gia đình (74)
    • 3.2 Quan niệm về giới của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái (83)
      • 3.2.1 Định hướng nghề khác nhau giữa giới nam và giới nữ trong gia đình 69 (83)
      • 3.2.2 Dự định đầu tư vào việc học cho con trai và con gái (86)
    • 3.3 Tính phản tư của sinh viên (87)
    • 1. Kết luận (94)
    • 2. Nhìn lại giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết áp dụng (97)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (99)

Nội dung

Bùi TrânPhượngHọcviên thực hiện: Lê Thái ThanhNgày sinh: 29/12/1996Lớp:MSOC018Nơi sinh: TP.HCMTên đề tài: Tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan

Lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình xác định cho bản thân một lĩnh vực lao động phù hợp với đặc điểm, tính cách của bản thân và quá trình này chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích một số công trình nghiên cứu mà chúng tôi cho là quan trọng và có ý nghĩa trực tiếp đối với đề tài này

Phần tổng quan này bao gồm hai tiểu mục: hướng nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp và các yếu tố tác động, và hướng nghiên cứu về sự khác biệt giới trong gia đình được phân theo những công trình nghiên cứu nước ngoài và trong nước

1.1.1 Những công trình nghiên cứu nước ngoài

1.1.1.1 Hướng nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp và các yếu tố tác động

Nghiên cứu của nhóm tác giả Bathsheba K Osoro, Norman E Amundson & William A Borgen về quyết định chọn nghề của học sinh trung học tại Kenya năm

2000 đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của học sinh trung học tại Kenya Kết quả nghiên cứu cho thấy, học sinh trung học tại Kenya đánh giá phụ huynh có nhiều ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp và ra quyết định của họ hơn so với giáo viên trong trường Đồng thời, nhóm tác giả cũng cho thấy vấn đề định kiến giới trong lựa chọn nghề nghiệp đã hạn chế những công việc mà học sinh nữ có thể lựa chọn so với học sinh nam Qua đó cho thấy, học sinh nam luôn được ưu tiên lựa chọn các ngành nghề tốt và có vị trí xã hội cao hơn so với học sinh nữ trong các trường trung học tại Kenya

Nhiều công trình nghiên cứu về tác động của gia đình đến quyết định chọn nghề của con cái cũng cho thấy yếu tố trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ là hai yếu tố có tác động đáng kể đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ Trong đó, người cha hoặc người mẹ có trình độ học vấn cao, có một công việc tốt hay một vị trí cao trong nghề của mình thì điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho con của họ trong việc lựa chọn nghề và có được một vị trí nghề nghiệp tốt hơn (Ham và cộng sự, 2009) Bên cạnh đó, nghề nghiệp của người cha sẽ có tác động đáng kể đến nguyện vọng nghề nghiệp của con trai, trong khi nghề nghiệp của người mẹ sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguyện vọng nghề nghiệp của con gái (Tsukahara, 2007; Martine Segalen, 2013)

Kết quả của cuộc điều tra vào năm 1985 về cấu trúc các tầng lớp nghề nghiệp tại Pháp được H Mendras dẫn lại vào năm 2003 cho thấy sự phân bố nghề nghiệp có sự di động đi lên nhưng phần đông con cái vẫn tiếp tục giữ vị trí nghề nghiệp của cha mình Xem xét nhóm nghề nghiệp của con trai phân theo nhóm nghề nghiệp của người cha đã cho thấy 59,8% con trai của cán bộ tiếp tục làm cán bộ, 48,9% con trai của công nhân đều tiếp tục làm công nhân và 33,8% con trai của nông dân sẽ tiếp tục làm nông dân (Mendras, 2003, dẫn theo Trần Hữu Quang, 2019) Các công trình nghiên cứu sau này cũng tìm ra kết quả tương tự, rằng người cha có sự tác động đáng kể đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái Nếu người cha là doanh nhân thì khả năng cao là người con cũng sẽ trở thành doanh nhân (Hout và Rosen, 2000; Vijverberg và Houghton, 2002)

Cũng nghiên cứu về tác động của gia đình đến việc chọn nghề, tác giả Kumar với công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cha mẹ đối với sinh viên đại học tại Ethiopia năm 2016 đã chỉ ra rằng cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của những sinh viên đại học được khảo sát Trong đó, trình độ giáo dục và nghề nghiệp của người cha có tác động đến kết quả lựa chọn nghề nghiệp của con cái hơn so với người mẹ Theo tác giả, tại các nước đang phát triển thì người cha là trụ cột chính của gia đình, là người có học thức, tiếp xúc nhiều với xã hội và hiểu biết về các vấn đề nhiều hơn so với phụ nữ vậy nên người đàn ông trong gia đình sẽ là người có ảnh hưởng nhất định đến quyết định nghề nghiệp của con cái

1.1.1.2 Hướng nghiên cứu về sự khác biệt giới trong gia đình

Nghiên cứu của Behrman và Knowles năm 1999 về các gia đình Việt Nam đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa mức thu nhập của gia đình với kết quả học tập của con cái, đặc biệt là các bé gái trong gia đình Việt Nam Cụ thể, ở những hộ nghèo thì kết quả học tập của các bé gái luôn thấp hơn so với kết quả học tập của các bé trai Như vậy, trong các gia đình có mức thu nhập thấp thì gia đình luôn ưu tiên đầu tư vào việc học cho các bé trai hơn và xem việc học của các bé gái là ít cần thiết so với các bé trai Belanger và Liu (2004) cũng tìm ra kết quả tương tự cho thấy vẫn có sự khác biệt giới trong dự định đầu tư vào việc đi học của con cái

1.1.2 Những công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2.1 Hướng nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp và các yếu tố tác động

Nhóm tác giả Phan Thị Tố Oanh (1996), Phạm Thị Ngọc Hà (2006), Tôn Thiện Chiếu và đồng sự (2007), Trần Đình Chiến (2008), Phạm Mạnh Hà (2011) nghiên cứu về vấn đề chọn nghề của học sinh THPT đã cho thấy có sự khác nhau giữa nam và nữ trong xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh THPT Trong khi học sinh nam có xu hướng chọn các ngành thuộc khối khoa học tự nhiên như kỹ thuật, xây dựng, kiến trúc thì học sinh nữ lại có xu hướng chọn các ngành thuộc khối khoa học xã hội như sư phạm, tài chính, ngoại thương Thông qua xu hướng lựa chọn nghề của học sinh, tác giả trên cũng chỉ ra lý do cũng như động cơ chọn nghề của học sinh chủ yếu dựa trên sở thích và học lực của bản thân Qua đó cho thấy, học sinh có xu hướng lựa chọn nghề theo nhu cầu cá nhân, tức động cơ bên trong mà ít quan tâm đến nhu cầu thực tế của xã hội Đề tài nghiên cứu “Xu hướng nghề nghiệp của sinh viên ngành văn hóa thông tin trong quá trình đào tạo tại các trường cao đẳng - đại học ở TP.HCM” năm 2006 của tác giả Đỗ Ngọc Anh được thực hiện trên 600 sinh viên ngành văn hóa thông tin tại các trường đại học và cao đẳng ở TP.HCM đã chỉ ra yếu tố nhận thức nghề là yếu tố cơ bản nhất trong việc hình thành xu hướng nghề nghiệp của sinh viên Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngay cả sinh viên là những người đã lựa chọn nghề nhưng nhận thức của sinh viên về nghề đã lựa chọn vẫn chưa đầy đủ và sự phù hợp về phẩm chất tâm lý cá nhân với yêu cầu của nghề chưa cao Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chỉ giới hạn ở xu hướng nghề nghiệp của sinh viên thuộc một ngành nghề cụ thể mà chưa có cái nhìn tổng quát về xu hướng chọn nghề cũng như nhận thức về nghề của sinh viên Đại học - Cao đẳng tại TP.HCM

Tác giả Phạm Mạnh Hà trong bài viết “Thái độ của học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp” đăng trên Tạp chí Tâm lý học năm 2007 đã giới thiệu về một cuộc nghiên cứu định lượng trên 1.500 học sinh đang học ở 13 trường THPT tại Hà Nội

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã cho thấy học sinh đã biết cân nhắc, tính toán trong việc chọn nghề phù hợp với học lực của bản thân (70,7%) và chọn nghề dễ tìm được việc làm (54,1%) Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng một phần đến động cơ chọn nghề của học sinh Trong đó, học sinh cho rằng việc chọn nghề của mình có ảnh hưởng bởi lời khuyên của cha mẹ (57,7%) và bị ảnh hưởng bởi dư luận xã hội như phải học đại học (43,1%) Tuy nhiên công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng hướng nghiệp của nhà trường và thái độ của học sinh trong việc chọn nghề, chưa đi sâu phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của học sinh như gia đình, bạn bè, dư luận xã hội

Xem xét các định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái, kết quả của các công trình nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái có trình độ học vấn cao, học đến bậc học cao đẳng - đại học (Hà Thúc Dũng, Nguyễn Ngọc Anh, 2012, Nguyễn Thị Minh Phương, 2014), và có nghề nghiệp ổn định (Lê Thi, 2011) Trong đó, nhóm nghề công chức, viên chức nhà nước là nhóm nghề được phần lớn cha mẹ ở nông thôn và thành thị lựa chọn định hướng cho con dù là đối với con trai hay con gái (Đặng Bích Thủy, 2008) Tuy nhiên, trong các nghiên cứu sau này đã cho thấy nhóm nghề này đối với gia đình mà cha mẹ có trình độ học vấn cao, có nghề nghiệp chuyên môn thì tỷ lệ không cao bằng so với những gia đình mà cha mẹ có trình độ học vấn thấp và làm nghề lao động tay chân (Đặng Thanh Nhàn, 2010) Cũng có các bậc cha mẹ gặp phải một số khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái (40%) khi không biết định hướng nghề như thế nào cho con trai và con gái trong gia đình (Hà Thúc Dũng, Nguyễn Ngọc Anh, 2012)

Công trình nghiên cứu về định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái ở xã Trịnh Xá, huyện Lục Bình, tỉnh Hà Nam của tác giả Đặng Thanh Nhàn năm 2010 cho thấy có đến 90% số hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu làm nghề nông nhưng phần lớn phụ huynh đều không mong muốn con mình sẽ đi theo nghề nông của cha mẹ, họ mong muốn con thoát ly nghề nông và làm công chức nhà nước hoặc chí ít cũng làm công nhân hoặc buôn bán để không phải gắn với nghề nông Mặt khác, những bậc cha mẹ không làm nghề nông lại có xu hướng mong muốn con cái theo nghề của mình vì cha mẹ coi đó là sự phù hợp và con cái có thể được những lợi ích từ các mối quan hệ sẵn có, cũng như được cha mẹ truyền đạt những kinh nghiệm nghề nghiệp mà họ đã trải qua Qua đó cho thấy nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng phần nào đến mong muốn về nghề nghiệp tương lai cho con mình

Cùng nghiên cứu về sự tác động của các đặc điểm hộ gia đình, tác giả Nguyễn Hồng Hà với công trình “Nếp sống gia đình ở khu đô thị mới” năm 2012 nghiên cứu về dân cư khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính đã cho thấy có mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha mẹ với việc học hành của con cái Cha mẹ có trình độ đại học trở lên thì quan tâm và đầu tư cho việc học của con cái nhiều hơn cha mẹ có trình độ học vấn THPT Cụ thể, cha mẹ có trình độ đại học trở lên dành nhiều thời gian để dạy học cho con và ít nhờ đến người khác hơn là cha mẹ có trình độ học vấn từ mức THPT trở xuống

Bài viết “Lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông hiện nay” của hai tác giả Bùi Thị Thanh Hà và Hồ Ngọc Châm năm 2014 đã tổng hợp các công trình nghiên cứu về sự lựa chọn nghề của học sinh THPT và chỉ ra thực trạng lựa chọn nghề nghiệp cũng như xu hướng lựa chọn ngành nghề của học sinh THPT Bên cạnh đó, bài viết còn đề cập đến các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Trong đó, yếu tố gia đình có mức độ tác động mạnh nhất (70 - 90%) Tác động từ các yếu tố khác như nhà trường, nhóm bạn bè có ảnh hưởng nhưng không mạnh

Kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nhận diện xu hướng lựa chọn giá trị sống của thanh niên tại TP.HCM” của Nguyễn Đức Lộc năm 2017 đã chỉ ra rằng xu hướng lựa chọn giá trị sống hiện nay của sinh viên phản ánh lối tư duy mang tính cá nhân hóa Các giá trị được lựa chọn là những giá trị bắt nguồn từ nhận thức của cá nhân và mang đậm tính đặc thù của từng người Các giá trị truyền thống dần bị thay thế bởi các giá trị cá nhân theo chiều hướng tự hoạch định cuộc đời Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của xã hội là do xu hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng nhanh Toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh của internet đã mang đến nhiều hệ giá trị mới giúp cho người trẻ Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với nguồn tri thức và những yếu tố văn hóa mới (Nguyễn Đức Lộc và cộng sự, 2017)

Cũng nghiên cứu về việc lựa chọn nghề nghiệp và các yếu tố tác động, bài viết

Lý thuyết tiếp cận

Lý thuyết “hình thành cấu trúc” của Anthony Giddens (Structuration)

Một trong những cống hiến đáng kể của nhà xã hội học người Anh Anthony Giddens (1938-) đối với xã hội học là đã cho ra đời lý thuyết “hình thành cấu trúc” với nỗ lực dung hòa, hay nói chính xác hơn là vượt qua hai dòng lý thuyết lớn trong xã hội học cổ điển vốn được coi là đối lập nhau giữa thuyết duy khách thể và thuyết duy chủ thể Thuyết duy khách thể vốn xem “xã hội” hoặc “các định chế xã hội” chiếm ưu thế và tác động lên cá nhân mà không nhìn thấy cá nhân là những tác nhân có lý trí, có mục đích và có khả năng tác động lại xã hội Ở chiều ngược lại, thuyết duy chủ thể chú trọng đến tác nhân con người, xem tác nhân con người là người sáng tạo ra xã hội mà không nhìn thấy được sự tác động của xã hội lên hành động của cá nhân Theo Giddens, ẩn sâu bên trong tình hình có vẻ như đối lập giữa hai lý thuyết thực ra là một sự bổ sung cho nhau và cần được hình dung như một sự lưỡng diện của cấu trúc (và hành động), hay để dễ hiểu hơn, có thể hình dung như hai mặt của một đồng xu (Anthony Giddens, 1987)

Theo quan niệm về tính lưỡng diện của cấu trúc, cấu trúc tự nó không nằm ngoài hành động của con người, mà cấu trúc chỉ tồn tại trong và thông qua hoạt động của các tác nhân Như vậy, cấu trúc vừa cưỡng chế vừa tạo khả năng cho hành động của con người với tư cách là những quy tắc và nguồn lực Cùng với đó, Giddens dùng thuật ngữ “thực hành xã hội”, có thể hiểu là hành động thực tiễn của cá nhân, để nói đến quá trình cá nhân, được xem như những người hành động có chủ đích, có tư duy, có khả năng phản tư, dựa trên các cấu trúc để hành động và đồng thời tái tạo lại cấu trúc, tạo tiền đề cho những hành động tiếp theo (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2012)

Như vậy, áp dụng lý thuyết “hình thành cấu trúc” vào đề tài này, khi nghiên cứu sự tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay, cần xem yếu tố gia đình như là một cấu trúc Với những quy tắc và nguồn lực, cấu trúc gia đình vừa câu thúc vừa tạo điều kiện cho hành động của cá nhân Câu thúc cá nhân, cụ thể ở đây là con cái đang học đại học trong gia đình, hành động dưới sự quản lý và ảnh hưởng từ gia đình Nhưng đồng thời tạo điều kiện, cho phép cá nhân có thể hành động hay đưa đến một quyết định của bản thân và làm nên sự khác biệt thay đổi đời sống xã hội, hay thậm chí là làm biến đổi cấu trúc gia đình.

Một số khái niệm

Sau đây, chúng tôi sẽ đề cập tới một số khái niệm then chốt được sử dụng trong khuôn khổ công trình này

Theo Từ điển Xã hội học (1994) của Nguyễn Khắc Viện, “Gia đình là nhóm người gắn bó với nhau bằng mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hay là việc nhận con nuôi Có sự tác động qua lại giữa vợ chồng, giữa bố và mẹ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và họ hàng xa hơn ” (tr 130) Còn tại Điều 3, khoản 2 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 định nghĩa: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩ vụ giữa họ với nhau theo Quy định của Luật này” Đối với mỗi cá nhân, gia đình chính là “xã hội” đầu tiên, là nơi hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của mỗi người Hiểu theo nghĩa rộng thì gia đình còn là một định chế xã hội, là nơi lưu giữ các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc

Theo nhà xã hội học Anthony Giddens, cấu trúc “là cái gì đem lại hình thức và định dạng cho đời sống xã hội, nhưng chính nó không phải là hình thức và định dạng ấy Cũng không nên hiểu “đem lại” theo nghĩa chủ động vì cấu trúc chỉ có thể tồn tại trong và thông qua hoạt động của các tác nhân” 1 Như vậy, cấu trúc gia đình chỉ tồn tại trong và thông qua hoạt động tương tác của các thành viên trong gia đình đồng thời cấu trúc gia đình là cái đem lại hình thức và định dạng cho đời sống xã hội, nhờ đó các thành viên trong gia đình định hướng ứng xử của mình

Trước hết, để hiểu được khái niệm “lựa chọn nghề nghiệp”, chúng ta cần hiểu khái niệm “nghề nghiệp” là gì Theo nhà tâm lí học E.A Klimov, “Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo ra khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển” 2 Như vậy, “nghề nghiệp” là một thuật ngữ dùng để chỉ một hình thức lao động đặc thù của con người vừa theo sự phân công lao động của xã hội, vừa phù hợp với nhu cầu của cá nhân Trong đó, con người sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của mình để tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân và xã hội

Trong bối cảnh nền kinh tế không ngừng phát triển, sự phân công lao động trong xã hội đã cho ra đời nhiều nghề mới, giúp cho cá nhân có được nhiều cơ hội

1 Giddens (1989) Dẫn theo Nguyễn Xuân Nghĩa (2017) Lý thuyết xã hội đương đại Một số nhà tư tưởng quan trọng từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay TP.HCM: Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM, tr.299

2 Klimov (1971) Nay đi học, mai làm gì (bản dịch tiếng Việt), Tủ sách Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.16 để lựa chọn cho mình một lĩnh vực lao động phù hợp với mong muốn và năng lực cá nhân và với nhu cầu của xã hội Như vậy, lựa chọn nghề nghiệp là việc xác định cho mình một lĩnh vực lao động thích hợp để phát huy tiềm năng của bản thân và đóng góp cho sự phát triển chung của xã hội Theo nhà tâm lý học N.D.Levitov,

“Lựa chọn nghề là một kết luận cuối cùng sau khi phân tích nhu cầu, thiên hướng và năng lực, tư cách chung của mình, sau khi đối chiếu sự nhận xét đó với yêu cầu của từng nghề” 3 Lựa chọn nghề là một hành động có ý thức mà qua đó cá nhân tìm được một nghề nghiệp phù hợp nhất với mong muốn và năng lực của mình trong thế giới nghề nghiệp phong phú và đa dạng trong xã hội Tuy nhiên, sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân có thể chịu ảnh hưởng theo hướng tích cực và tiêu cực bởi nhiều yếu tố khách quan như hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, hoạt động hướng nghiệp của gia đình, nhóm bạn bè và dư luận xã hội Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi không tìm hiểu hết các yếu tố khách quan kể trên mà chỉ tìm hiểu tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Khái niệm giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội 4 Khái niệm giới phản ánh sự khác biệt về khía cạnh xã hội giữa nam và nữ Như vậy, quan niệm về giới là nhận thức, đánh giá về đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong xã hội Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi hiểu quan niệm về giới của cha mẹ là sự nhận thức và đánh giá của cha mẹ về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của con trai và con gái trong gia đình và được biểu hiện thông qua suy nghĩ và hoạt động định hướng nghề nghiệp cho con cái

3 N.D.Levitov (1962) Dẫn theo Phạm Mạnh Hà (2011) Đặc điểm tâm lý trong hoạt động chọn nghề của học sinh lớp 12 THPT hiện nay Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG

4 Điều 5, khoản 1 Luật Bình đẳng giới (2006)

Khái niệm tính phản tư được chúng tôi hiểu theo nghĩa của nhà xã hội học Anthony Giddens: là khả năng cá nhân có thể nhận thức và kiểm soát những mục tiêu, phản ứng, động cơ hành động của bản thân và qua đó định hướng suy nghĩ và ứng xử của cá nhân (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2012) Như vậy, hiểu đơn giản tính phản tư là khả năng tư duy của con người nghĩ về chính mình và được cá nhân biểu hiện thông qua suy nghĩ và hành động

Tái sản xuất xã hội

Tái sản xuất xã hội là một khái niệm ban đầu được đề xuất bởi Karl Marx trong cuốn Tư bản Tập 1 Theo nhà xã hội học Christopher B Doob, tái sản xuất xã hội đề cập đến sự nhấn mạnh vào các cấu trúc và hoạt động nhằm truyền tải sự bất bình đẳng xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác 5 Theo Pierre Bourdieu, có ba loại vốn góp phần tái tạo xã hội là vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội 6 Tất cả ba hình thức vốn đóng một vai trò trong tái sản xuất xã hội bởi vì vốn được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm giữ cá nhân ở trong cùng một tầng lớp xã hội như cha mẹ của họ, thay vì khuyến khích cho sự di động xã hội (Doob, 2003) Hiểu theo nghĩa này thì mỗi cấu trúc xã hội đều tái sản xuất ra chính nó và con cái đi theo nghề nghiệp của cha mẹ được xem như là một hình thức của quá trình tái sản xuất xã hội

Sự di động xã hội

Khái niệm di động xã hội chỉ “sự di chuyển của các cá nhân giữa các bậc thang trong xã hội - thường được xét chủ yếu về bậc thang nghề nghiệp” 7 Có hai loại di động xã hội gồm di động liên thế hệ và di động nội thế hệ Vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, nên

5 Christopher B Doob (2003) Truy cập ngày 31/3/2020, từ Wikipedia: https://en.wikipedia.org/wiki/Social_reproduction

6 Trần Hữu Quang (2022) Pierre Bourdieu - Những vấn đề của xã hội học TP.HCM: Nxb Khoa học xã hội, tr

7 Trần Hữu Quang (2019) Xã hội học nhập môn, TP.HCM: Nxb Khoa học xã hội, tr 239 trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi lý giải sự di động xã hội theo chiều liên thế hệ, so sánh về nghề nghiệp giữa cha mẹ và con cái.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài nhằm tìm hiểu tác động của yếu tố gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên TP.HCM hiện nay Đồng thời tìm hiểu xem sinh viên phản ứng như thế nào trước tác động của gia đình đối với sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân

Mục tiêu 1: Tìm hiểu và phân tích mức độ tác động của các đặc điểm hộ gia đình (hoàn cảnh, thu nhập của gia đình, văn hóa vùng miền, nghề nghiệp, trình độ học vấn của cha mẹ) đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Mục tiêu 2: Tìm hiểu quan điểm về giới của cha mẹ tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay

Mục tiêu 3: Lý giải quá trình tái sản xuất xã hội trong gia đình và phản ứng của sinh viên trước tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân.

Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Trong đó, sự lựa chọn nghề nghiệp phần nào được thể hiện thông qua việc lựa chọn ngành học hiện tại của sinh viên Bởi vì lựa chọn ngành học cũng là bước đầu của quá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên trong mẫu khảo sát

Khách thể nghiên cứu là sinh viên năm thứ tư thuộc 10 khoa đang theo học tại trường Đại học Mở TP.HCM

Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu sâu tác động của yếu tố gia đình đến sự lựa chọn nghề của sinh viên, cụ thể là sự tác động của các đặc điểm hộ gia đình và quan điểm về giới của cha mẹ Đồng thời tìm hiểu phản ứng của sinh viên dưới tác động của gia đình trong việc chọn nghề chứ không nghiên cứu sâu về các yếu tố tác động khác như nhà trường, nhóm bạn bè, các phương tiện truyền thông đại chúng hay các vấn đề khác như thực trạng, xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Phạm vi về không gian: Đề tài sẽ được tiến hành khảo sát và thu thập thông tin thực tế tại trường Đại học Mở TP.HCM

Phạm vi về thời gian: Khung thời gian đối với đối tượng nghiên cứu mà đề tài lựa chọn là từ năm 2011 đến năm 2021 Đồng thời, công trình nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 12 năm 2022.

Câu hỏi nghiên cứu và Giả thuyết nghiên cứu

Những câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để làm xuất phát điểm cho công trình này là như sau:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những đặc điểm hộ gia đình tác động như thế nào đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên?

Câu hỏi nghiên cứu 2: Quan điểm về giới của cha mẹ tác động đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu 3: Sinh viên phản ứng ra sao trước tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân?

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đưa ra ba giả thuyết nhằm thử trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu được nêu ra ở phía trên:

Giả thuyết 1: Trong các đặc điểm hộ gia đình thì đặc điểm trình độ học vấn của cha mẹ và văn hóa vùng miền có tác động mạnh nhất đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Giả thuyết 2 : Quan điểm về giới của cha mẹ có tác động nhiều đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên hiện nay Cụ thể, cha mẹ vẫn còn giữ quan niệm đầu tư vào việc học cho con trai quan trọng hơn cho con gái và có sự khác biệt trong việc định hướng nghề nghiệp cho con trai và con gái trong gia đình

Giả thuyết 3 : Sinh viên hiện nay không theo khuynh hướng tái sản xuất xã hội

Cụ thể, sinh viên không có xu hướng tiếp nối nghề nghiệp của cha mẹ Tuy những đặc điểm hộ gia đình và quan niệm về giới của cha mẹ ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân, nhưng sinh viên với khả năng phản tư có thể quyết định nghề nghiệp tương lai cho bản thân

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học công lập đa ngành trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoạt động theo cơ chế tự chủ việc thu chi học phí Trường được thành lập vào năm 1990 và trở thành trường đại học công lập từ năm

Trường có tổng cộng 11 khoa gồm: Kinh tế và quản lý công, Luật, Quản trị kinh doanh, Kế toán - kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Xã hội học - Công tác xã hội - Đông Nam Á, Ngoại ngữ, Công nghệ thông tin, Xây dựng, Công nghệ sinh học và

8 Giới thiệu chung về Trường Đại học Mở TP.HCM, truy cập ngày 31/3/2020, từ https://ou.edu.vn/ khoa Đào tạo đặc biệt gồm các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính- Ngân hàng,

Kế toán, Luật kinh tế, Ngôn ngữ Anh (được thành lập năm 2006) 9

Người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 250 sinh viên năm thứ tư của 10 khoa kể trên Lý do người nghiên cứu không chọn mẫu khảo sát là sinh viên năm thứ tư của khoa Đào tạo đặc biệt là vì đặc điểm sinh viên của khoa không phù hợp với tiêu chí lựa chọn mẫu khảo sát của chúng tôi: điểm đầu vào của các ngành trong khoa thấp hơn các ngành tương tự khác, chương trình đào tạo chú trọng đào tạo ngoại ngữ, định hướng ra trường sẽ làm việc trong các công ty nước ngoài tại Việt Nam hoặc ra nước ngoài làm việc

Bản thân người nghiên cứu là cựu sinh viên ngành Xã hội học niên khóa 2014 -

2018 và đang tiếp tục theo học chương trình cao học tại trường Chúng tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu cho đề tài là trường Đại học Mở TP.HCM một phần là vì có sự thân thuộc và hiểu rõ về cơ cấu, đặc điểm của trường Phần còn lại là mong muốn kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ góp một phần là tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên thế hệ sau khi muốn nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề liên quan đến sự lựa chọn nghề nghiệp

1.6.4 Giới hạn của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Tuy nhiên do quy mô hạn hẹp nên đề tài chỉ chọn mẫu khảo sát là sinh viên năm thứ tư thuộc 10 khoa đang theo học tại trường Đại học Mở TP.HCM Điều này có nghĩa là giới hạn của đề tài là ở chỗ đề tài tìm hiểu sự tác động của gia đình nhưng lại không phỏng vấn phụ huynh trong gia đình đó Điều đó dẫn đến việc kết quả nghiên cứu chỉ được bộc lộ thông qua góc nhìn của sinh viên mà thiếu đi những nhận định, đánh giá, sự tham gia của phụ huynh trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho con cái

9 Giới thiệu về Khoa Đào tạo đặc biệt (Chất lượng cao), truy cập ngày 31/3/2020, từ http://v1.ou.edu.vn/dacbiet/Pages/Gioi-thieu-ve-chuong-trinh-dac-biet.aspx

Mặt khác, mẫu khảo sát của đề tài là sinh viên đại học, là những người trẻ đang tiếp nhận đào tạo bậc đại học Trong một chừng mực nào đó các bạn đã một bước thành đạt rồi, vì thế chắc chắc sẽ không xuất hiện khuynh hướng tái sản xuất xã hội Người nghiên cứu không chọn khảo sát những bạn trẻ không học đại học, những bạn trẻ nghỉ học đi làm sớm Chính giới hạn này đã làm cho bức tranh tái sản xuất xã hội sẽ không được khắc họa rõ nét trong đề tài, nhưng không phải là không có trong xã hội.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính

1.7.1 Nghiên cứu định lượng Điều tra bằng bản câu hỏi: Đề tài tiến hành khảo sát 250 sinh viên khóa 2017 đang học năm thứ tư thuộc 10 khoa tại trường Đại học Mở TP.HCM Đề tài sử dụng bản câu hỏi khảo sát (Phụ lục 3) là công cụ thu thập thông tin chủ yếu, được thiết kế một cách có hệ thống và chi tiết dựa trên những khái niệm đã được thao tác hóa và tuân thủ theo mục tiêu nghiên cứu, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, có những câu hỏi mở nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu đối tượng Mục đích của việc điều tra bằng bản câu hỏi là nhằm nhận diện đặc điểm hộ gia đình và đặc điểm đời sống của sinh viên, làm cơ sở để từ đó nghiên cứu về sự tác động của các đặc điểm này đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Để quá trình thu thập thông tin được thuận lợi hơn, chúng tôi đã liên hệ với Phòng Đào tạo của trường, bày tỏ mong muốn được hỗ trợ và được Phòng Đào tạo đồng ý cung cấp thời khóa biểu của các lớp khóa 2017 Chính nhờ vậy mà chúng tôi chủ động hơn trong quá trình thu thập dữ liệu Chúng tôi đến từng lớp của từng khoa vào giờ ra chơi, phát bản câu hỏi cho cả lớp rồi nhờ các bạn sinh viên cuối giờ thu lại gởi cho chúng tôi

Cách thức chọn mẫu: Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn mẫu theo hình thức mẫu thuận tiện (convenience sampling) Căn cứ trên danh sách sinh viên khóa 2017 thuộc 10 Khoa 10 (ngoại trừ khoa Đào tạo đặc biệt) được cung cấp bởi Phòng đào tạo của trường Đại học Mở TP.HCM, số lượng mẫu được chúng tôi lựa chọn theo tỷ lệ 1:10 tương ứng với thực tế của tổng số sinh viên khóa

2017 Vì đây là kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, vì thế chúng tôi xác định việc lựa chọn mẫu theo tỷ lệ 1:10 nhằm tránh định kiến trong việc tìm ra các đối tượng và đảm bảo cho mẫu có tính tượng trưng và tổng quát (Nguyễn Xuân Nghĩa, 2019).

Cách xử lý dữ liệu: Với các số liệu định lượng từ quá trình khảo sát bằng bản câu hỏi, chúng tôi sử dụng kỹ thuật thống kê SPSS với phần mềm IBM SPSS Statistics (20.0) để xử lý số liệu định lượng đã thu thập được Kết quả khảo sát sẽ giúp chỉ ra đâu là yếu tố tác động đến quyết định chọn nghề của sinh viên Công trình

10 Từ cổng thông tin điện tử của trường theo địa chỉ: http://www.oude.edu.vn/department/index Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh có 10 khoa trực thuộc: 1-Khoa Ngoại ngữ; 2-Khoa XHH-CTXH-ĐNA; 3-Khoa Kế toán-Kiểm toán; 4-Khoa Công nghệ thông tin; 5-Khoa Công nghệ sinh học; 6-Khoa Tài chính ngân hàng; 7-Khoa Xây dựng và Điện; 8-Khoa Quản trị kinh doanh; 9-Khoa Kinh tế và Quản lý công; 10-Khoa Luật

Bảng 1 1: Số lượng mẫu tham gia khảo sát Đơn vị: Người

Khoa Nam Nữ Tổng cộng

Tổng cộng 86 164 250 nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê để phân tích số liệu định lượng từ 250 bản câu hỏi khảo sát Công trình này chủ yếu sử dụng kỹ thuật phân tích mô tả

“frequencies” với các bảng tần số, bảng đa phương án trả lời, kỹ thuật thống kê suy diễn với phép kiểm định Independent-Sample T-Test đo lường trị trung bình của hai tổng thể độc lập, phép kiểm định Anova so sánh những giá trị trung bình của ba nhóm trở lên trong cùng một biến quan sát và một số phân tích tương quan “crosstabs” để kiểm tra tương quan giữa các biến Do sự thiếu sót của người nghiên cứu trong việc thiết kế bản câu hỏi khảo sát nên đề tài này không sử dụng kỹ thuật phân tích hồi qui Đây cũng là điểm hạn chế trong phân tích định lượng của đề tài này

Phỏng vấn sâu: Người nghiên cứu thực hiện 20 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đối với sinh viên khóa 2017 đang theo học tại trường Đại học Mở TP.HCM Đề tài sử dụng bản câu hỏi phỏng vấn sâu (Phụ lục 2) là công cụ thu thập dữ liệu định tính, được thiết kế một cách rõ ràng và cụ thể dựa trên mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của đề tài, nhằm giúp chúng tôi đi tìm hiểu và làm rõ những trải nghiệm trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên, khai thác sâu hơn những thông tin về sự tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Cách thức chọn mẫu: Mẫu phỏng vấn sâu được chúng tôi lựa chọn từ mẫu đã điều tra bằng bản câu hỏi theo các trường hợp điển hình Các trường hợp điển hình bao gồm: cá nhân chịu sự tác động của gia đình trong việc chọn nghề, cá nhân không bị gia đình tác động trong việc chọn nghề, trong gia đình có sự định hướng nghề khác nhau giữa con trai và con gái Việc chọn mẫu nghiên cứu theo các trường hợp điển hình cung cấp cho chúng tôi những tiếng nói đặc trưng để hiểu rõ câu chuyện của từng nhóm đối tượng Đề tài thực hiện phỏng vấn theo từng khoa, mỗi khoa một sinh viên nam và một sinh viên nữ

Tuy nhiên quá trình phỏng vấn sâu có gặp một chút khó khăn Các trường hợp phỏng vấn sâu đa số đều được thực hiện trong giờ ra chơi, khoảng thời gian không nhiều, nếu lớp học vào buổi sáng thì các bạn sinh viên còn phải ăn sáng, thời gian phỏng vấn càng bị thu hẹp Có bạn cuối giờ học có thể dành ra thời gian tiếp tục cuộc phỏng vấn nhưng có bạn chúng tôi phải hẹn gặp thêm một hoặc hai buổi nữa mới có thể hoàn thành cuộc phỏng vấn Mặc dù vậy nhưng các bạn sinh viên cũng đã hỗ trợ cho chúng tôi rất nhiều, các bạn giới thiệu cho chúng tôi bạn nào sẽ có những đặc điểm mà chúng tôi muốn phỏng vấn rồi giúp chúng tôi liên hệ.

Bảng 1 2: Mô tả tóm tắt sinh viên được phỏng vấn sâu Người được phỏng vấn Giới tính Quê quán Khoa

PVS1 Nam TP.HCM Quản trị kinh doanh

PVS2 Nữ Ninh Thuận Quản trị kinh doanh

PVS3 Nam Trà Vinh Ngôn ngữ Nhật

PVS4 Nữ TP.HCM Ngôn ngữ Anh

PVS5 Nữ Phú Yên Luật

PVS6 Nam Bà Rịa - Vũng Tàu Quản trị kinh doanh

PVS7 Nam Quảng Trị Xây dựng

PVS8 Nữ TP.HCM Công nghệ thông tin

PVS9 Nam TP.HCM Tài chính

PVS10 Nữ Nha Trang Công tác xã hội

PVS11 Nữ TP.HCM Xã hội học

PVS12 Nữ Bến Tre Xây dựng

PVS13 Nam TP.HCM Xã hội học

PVS14 Nữ Quảng Ngãi Xây dựng

PVS15 Nữ Buôn Mê Thuột Tài chính

PVS16 Nữ Tiền Giang Công nghệ sinh học

PVS17 Nam TP.HCM Công nghệ thông tin

PVS18 Nữ TP.HCM Kế toán

Cách xử lý dữ liệu: Với các kết quả định tính thu thập được từ quá trình phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành phân tích nội dung và lý giải các dữ kiện nhằm tìm hiểu sâu hơn về sự tác động của gia đình và quá trình sinh viên đưa ra quyết định chọn nghề hiện tại Dựa trên đặc điểm của các trường hợp điển hình đã được nêu ra ở trên, chúng tôi chuẩn bị sẵn các câu hỏi mở nhằm khơi gợi và đào sâu các dữ kiện để có thể chỉ ra sự khác biệt giữa các trường hợp được phỏng vấn Việc phân tích nội dung và lý giải các dữ kiện định tính sẽ giúp làm rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định lượng đi trước, đồng thời sẽ cho cái nhìn khách quan và có tính xác thực hơn về vấn đề lựa chọn nghề nghiệp thông qua những thông tin, câu chuyện được mẫu khảo sát chia sẻ

Bên cạnh phương pháp nghiên cứu chính của đề tài là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, chúng tôi còn tổng hợp dữ liệu từ các công trình nghiên cứu, bài viết trên tạp chí khoa học, báo cáo khoa học có liên quan đến các vấn đề như: lựa chọn nghề nghiệp, vai trò của gia đình trong định hướng nghề nghiệp, quan điểm về giới của cha mẹ trong định hướng nghề cho con cái Qua đó phân tích các dữ liệu nhằm làm rõ thực trạng vấn đề, kết quả nghiên cứu đã giải quyết được những vấn đề gì và tìm ra những vấn đề đang tồn tại nhưng chưa được đi sâu nghiên cứu.

Đặc điểm của mẫu khảo sát

Sau đây chúng tôi sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát

PVS19 Nam Bình Định Luật

PVS20 Nam TP.HCM Kế toán

PVS21 Nam Cà Mau Công nghệ thông tin

Bảng 1 3: Giới tính của mẫu khảo sát

Giới tính của mẫu khảo sát

Khu vực anh/chị sống

Tổng cộng Nông thôn Thành thị

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Về mặt giới tính của mẫu khảo sát, vì số lượng nữ trong mẫu khảo sát nhiều hơn so với nam nên dù chia theo khu vực nông thôn hay thành thị thì tỉ lệ của nữ vẫn cao hơn nam Ta thấy ở khu vực nông thôn thì tỉ lệ phần trăm nữ giới sinh sống (chiếm 73%) cao hơn so với nam giới (chiếm 27%) Tương tự ở khu vực thành thị thì tỉ lệ phần trăm nữ cao hơn nam với tỉ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là 60,7% và 39,3%

Biểu đồ 1 1: Quê quán của mẫu khảo sát

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Bắc Bộ Bắc Trung Bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long Đông Nam Bộ (trừ TP.HCM)TP.HCM Để hiểu hơn về đặc điểm xuất thân và văn hóa vùng miền trong lựa chọn nghề, chúng tôi đưa yếu tố quê quán vào khảo sát và thu được kết quả cụ thể sau khi đã phân loại khu vực theo vùng địa lý như sau: sinh viên ở TP.HCM là chiếm tỉ lệ cao nhất với 34%, vùng chiếm tỉ lệ cao thứ hai là Duyên hải Miền Trung (cụ thể gồm Đã Nẵng, Quãng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận) với 20,8%, còn lại các vùng như Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (trừ TP.HCM) và Đồng bằng sông Cửu Long đều chiếm tỉ lệ dưới 20%

Bảng 1 4: Tôn giáo của mẫu khảo sát

Quê quán của mẫu khảo sát

Bộ (trừ TP.HCM) Đồng bằng sông Cửu Long

Chúng tôi đưa yếu tố tôn giáo vào nghiên cứu để làm rõ hơn về tín ngưỡng của những sinh viên Mỗi tôn giáo đều có những đặc điểm khác nhau, vậy liệu sự khác biệt về tôn giáo có ảnh hưởng đến việc lựa chọn nghề hay không Cụ thể sự khác biệt về tôn giáo là nhóm sinh viên không có theo tôn giáo chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất với 65,2%, dù ở tỉnh thành nào thì biến không tôn giáo vẫn chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất Hai tôn giáo chiếm tỉ lệ cao tiếp theo đó là Phật giáo và Thiên Chúa giáo với tỉ lệ lần lượt là 24% và 9,6% Nhóm sinh viên theo đạo Cao Đài đến từ vùng Đông Nam

Bộ (3,1%) và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (2,3%) Sinh viên theo Đạo Islam đến từ vùng Duyên hải miền trung chiếm tỉ lệ 1,9% Theo báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở toàn quốc năm 2019 của chính phủ, cả nước có khoảng 13 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm 14% dân số 11 Theo số liệu thống kê trên, chúng ta thấy tín đồ tôn giáo chiếm tỷ lệ rất thấp so với dân số cả nước Vậy nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm sinh viên không có tôn giáo chiếm tỷ lệ cao nhất là điều dễ hiểu

 Trình độ học vấn của cha mẹ

Bảng 1 5: Trình độ học vấn của cha và mẹ

11 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2021) Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2021 Truy cập ngày 02/3/2023 từ https://vn.usembassy.gov/wp-content/uploads/sites/40/Bao-cao-Tu-do-ton-giao-quoc-te-2021.pdf

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài.

Trung cấp - Cao đẳng - Đại học 82 32,8 33 13,2

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Về trình độ học vấn của cha và mẹ, ta có thể thấy trình độ học vấn ở mức thấp hơn THPT được chọn nhiều nhất (34,4% ở cha và 46,8% ở mẹ) Nhưng nhìn chung thì trình độ học vấn của cha và mẹ đều ở mức THPT trở lên Ngoài ra ta có thể thấy rằng trình độ học vấn của cha có cao hơn so với trình độ học vấn của mẹ ở mức Trung cấp - Cao đẳng - Đại học (32,8% ở cha và 13,2% ở mẹ), về trình độ sau ĐH ở cha chiếm tỉ lệ 5,6% cao hơn một chút so với ở mẹ là 3,2%

 Nghề nghiệp của cha mẹ

Bảng 1 6: Nghề nghiệp của cha và mẹ

Cán bộ, viên chức Nhà nước 17 6,8 17 6,8

Nghề chuyên môn (bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, nghệ sĩ, ) 7 2,8 1 0,4

Về hưu/ già yếu không làm việc 21 8,4 10 4

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Qua bảng nghề nghiệp của cha và mẹ, chúng ta có thể thấy sinh viên có cha làm nghề nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất với 27,2%, thứ hai là buôn bán, dịch vụ chiếm 23,2%, tiếp theo là công nhân chiếm 10,4% Có 9,2% sinh viên chọn nghề khác ở nghề nghiệp của cha cụ thể như “liệt sĩ”, “phụ hồ”, “sửa xe” hoặc “không biết” do cha mẹ đã li hôn và hiện tại đang sống với mẹ Riêng nghề nghiệp của mẹ ta thấy, có 24,8% sinh viên trả lời nghề nghiệp của mẹ là buôn bán dịch vụ, đây cũng là nghề nghiệp của mẹ chiếm tỉ lệ nhiều nhất, vị trí thứ hai là nông nghiệp với 23,2%, vị trí thứ ba là nội trợ 21,2% Bảng số liệu trên đã cho thấy sinh viên Đại học Mở phần lớn có cha và mẹ làm việc ở các nhóm nghề nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ và công nhân nhiều hơn so với các nhóm nghề chuyên môn hay viên chức Nhà nước Ngoài ra ở các nhóm nghề khác thì tỷ lệ phần trăm của cha đều cao hơn so với mẹ

 Thu nhập của gia đình

Bảng 1 7: Mức thu nhập của gia đình

Khu vực anh/chị sống

Tổng cộng Nông thôn Thành thị

Thu nhập của gia đình

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Về câu hỏi thu nhập của gia đình thì ở nông thôn, mức thu nhập dưới 8 triệu/tháng với 36 lượt trả lời chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất là 36,0% Từ 8 - dưới 10 triệu/tháng chiếm tỉ lệ 21,0%, từ 10-15 triệu/tháng và trên 10 triệu có tỉ lệ phần trăm tương đương nhau lần lượt là 17,0% và 18,0% Mặt khác ở thành thị thì mức thu nhập của gia đình trên 15 triệu/tháng với 42 lượt chọn chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất là 28,0% Ở thành thị, mức thu nhập của gia đình càng cao thì tỉ lệ phần trăm càng tăng Mức thu nhập từ 10-15 triệu/tháng và từ 8 - dưới 10 triệu/tháng có tỉ lệ phần trăm lần lượt là 26,7% và 24,7% Mức thu nhập dưới 8 triệu/tháng ở thành thị chiếm tỉ lệ phần trăm thấp nhất chỉ 16,0% Lựa chọn khác chiếm 8,0% ở gia đình nông thôn và 4,7% ở gia đình thành thị do các bạn sinh viên “không biết” hoặc “không rõ” về thu nhập của gia đình vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đang sống với ông bà, sống trọ một mình Qua đó, kết quả khảo sát cho chúng ta thấy mức thu nhập của gia đình sống ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn Điều này cũng dễ hiểu vì ở bảng nghề nghiệp, nghề của cha mẹ sinh sống ở nông thôn làm nông là chủ yếu, còn cha mẹ sống ở thành thị có nghề chuyên môn chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất

Bảng 1 8: Loại hình gia đình của mẫu khảo sát

Loại hình gia đình Giới tính của mẫu khảo sát

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn gia đình của sinh viên trong mẫu khảo sát đều thuộc về loại hình gia đình hạt nhân bao gồm cha mẹ với các con, chiếm tỉ lệ phần trăm ở nam là 83,7% và ở nữ là 80,5% Bên cạnh loại gia đình hạt nhân phổ biến, trong thực tế cuộc sống của con người sẽ có nhiều biến động, dần dần hình thành nên loại hình gia đình hạt nhân nhưng khuyết vợ hoặc chồng Loại hình gia đình không đầy đủ này chúng ta vẫn thường hay gọi là gia đình cha/mẹ đơn thân Có 4 lượt trả lời (chiếm 1,6%) là sống với cha và 17 lượt trả lời (chiếm 6,8%) là sống với mẹ với các lý do như cha/mẹ mất hoặc đã ly hôn Có 7 lượt trả lời (chiếm 8,1%) ở nam và 18 lượt trả lời (chiếm 11%) ở nữ lựa chọn loại hình sống khác và cụ thể là loại hình gia đình ba thế hệ bao gồm ông bà, cha mẹ và con

Việc tổng hợp và phân tích các đặc điểm của mẫu khảo sát đã cho chúng ta thấy một bức tranh toàn diện về bối cảnh chung của khách thể nghiên cứu Trong đó, những sinh viên được khảo sát có tỉ lệ nữ nhiều hơn so với nam, đa số các bạn sinh viên có quê quán tại TP.HCM, không có tôn giáo chiếm tỉ lệ cao nhất và phần lớn gia đình của sinh viên trong mẫu khảo sát đều thuộc về loại hình gia đình hạt nhân Cùng với đó, trình độ học vấn của cha và mẹ sinh viên trường Đại học Mở TP.HCM ở mức thấp hơn THPT chiếm đa số (34,4% ở cha và 46,8% ở mẹ) khiến họ khó có thể tiếp cận với các nhóm nghề chuyên môn có thu nhập cao Thay vào đó, họ chủ yếu làm việc ở các nhóm nghề nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ và công nhân với mức thu nhập đa dạng Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt và chênh lệch về mức thu nhập ở nông thôn và thành thị Ở nông thôn thì mức thu nhập dưới 8 triệu/tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (36,0%), trong khi đó tại khu vực thành thị thì mức thu nhập trên 15 triệu/tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (28,0%) Những đặc điểm của hộ gia đình kể trên và những mối liên hệ của những đặc điểm này chính là cơ sở để chúng tôi đi tìm sự lý giải cho các giả thuyết trong các chương tiếp theo.

Khung phân tích

Bối cảnh Kinh tế - Xã hội

- Đặc điểm hộ gia đình

- Quan niệm về giới của cha mẹ

Nhà trường Nhóm bạn bè

Các phương tiện truyền thông đại chúng

Sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên TP.HCM hiện nay

Sinh viên Tính phản tư

Khung phân tích trên được xây dưng dựa trên lý thuyết tiếp cận của đề tài là lý thuyết “hình thành cấu trúc” của Anthony Giddens nhằm lý giải sự tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề của sinh viên hiện nay Xét về bối cảnh kinh tế - xã hội của Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên bị tác động bởi nhiều nhân tố xã hội bao gồm gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng Trong nhân tố gia đình, chúng tôi xem xét mức độ ảnh hưởng của những đặc điểm hộ gia đình và quan niệm về giới của cha mẹ đến sự lựa chọn nghề của mẫu khảo sát Mặt khác, cá nhân với tư cách là một người con trong gia đình, vừa chịu sự ảnh hưởng từ gia đình vừa được gia đình tạo điều kiện trong quá trình chọn nghề, cùng với sự phản tư về bản thân, đó là hiểu rõ những đặc điểm, mong muốn, nguyện vọng, năng lực, sở thích của bản thân để từ đó cá nhân có thể đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp mà bản thân cho là phù hợp.

Ý nghĩa nghiên cứu

1.10.1 Ý nghĩa lý luận Đề tài sử dụng lý thuyết hình thành cấu trúc của nhà xã hội học Anthony Giddens nhằm nhấn mạnh quan điểm xem gia đình như là một cấu trúc vừa tác động vừa tạo điều kiện cho hành động của cá nhân Dựa trên cơ sở lý luận đó phân tích mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm trong cấu trúc gia đình đến quá trình đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Đồng thời phân tích sự tác động ngược lại của cá nhân lên cấu trúc gia đình Góp phần làm phong phú thêm nghiên cứu về sự lựa chọn nghề nghiệp ở người trẻ trong xã hội hiện nay

Kết quả khảo sát bằng bản hỏi, thông tin thu được từ những cuộc phỏng vấn sâu là những cơ sở dữ liệu góp phần làm rõ mức độ ảnh hưởng của gia đình đến nhận thức, suy nghĩ, thái độ của sinh viên đối với việc lựa chọn nghề nghiệp của bản thân Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ góp một phần là tư liệu tham khảo cho các nghiên cứu không chỉ liên quan đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp mà còn có thể có ích đối với các nghiên cứu liên quan đến những vấn đề của cá nhân và gia đình trong xã hội.

Kết cấu của luận văn

Ngoài danh mục các bảng biểu, từ viết tắt, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được sắp xếp theo cấu trúc dưới đây:

Chương I: Tổng quan nghiên cứu, lý thuyết tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Chương II: Quá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên mẫu khảo sát

Chương III: Tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Phần kết luận

QUÁ TRÌNH LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM

Lý do lựa chọn nghề

Với mục đích tìm hiểu quan điểm của sinh viên về việc chọn nghề, chúng tôi đưa những yếu tố dưới đây vào bản câu hỏi nhằm làm rõ lý do lựa chọn nghề nghiệp hiện tại của sinh viên mẫu khảo sát

Bảng 2 1: Lý do lựa chọn nghề

Các yếu tố Lượt chọn

Phần trăm trên tổng số mẫu khảo sát (%) Nghề dễ dàng xin được việc làm sau 96 38,4

Trong tổng số 250 sinh viên được khảo sát có tổng cộng 521 lượt trả lời trong câu hỏi nhiều lựa chọn về yếu tố nào khiến anh/chị quyết định chọn nghề hiện tại Kết quả khảo sát cho thấy khi lựa chọn nghề nghiệp, đa số sinh viên muốn làm những nghề đáp ứng được nguyện vong, mong muốn của bản thân (47,6% lượt trả lời) Tiếp đến là nghề có thu nhập cao và nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của cá nhân (42,8% lượt trả lời và 40,0% lượt trả lời tương ứng) Tỷ lệ phần trăm sinh viên chọn nghề dễ dàng xin được việc làm sau này có 38,4% lượt trả lời và nghề phù hợp với mong muốn, định hướng của người thân, gia đình có 25,2% lượt trả lời Yếu tố do không có lựa chọn khác chiếm tỉ lệ thấp nhất với 14,4% lượt trả lời

Số liệu khảo sát thực tế của chúng tôi cho thấy, đối với việc chọn nghề của sinh viên hiện nay chủ yếu tập trung vào nghề đáp ứng được nguyện vong, mong muốn của bản thân (47,6%), sau đó mới là nghề có thu nhập cao (42,8%) Như vậy, khi điều kiện sống ngày một nâng cao, người trẻ thường sẽ ưu tiên quan tâm tìm công việc phù hợp với mong muốn, nguyện vọng, sở thích của bản thân hơn chứ này

Nghề có thu nhập cao 107 42,8

Nghề đáp ứng được nguyện vong, mong muốn của bản thân 119 47,6

Nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của cá nhân 100 40,0

Nghề phù hợp với mong muốn, định hướng của người thân, gia đình 63 25,2

Do không còn lựa chọn khác 36 14,4

Tổng số câu trả lời 521

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài không đơn thuần chỉ theo truyền thống gia đình hay thu nhập (Nguyễn Đức Lộc và cộng sự, 2017)

“Với em thì em chọn nghề mà mình cảm thấy mình thích làm, đi làm mình thấy vui vẻ thì mình mới theo nghề lâu dài được Ngay từ đầu em đã định hướng bản thân sẽ làm viên chức nhà nước Một phần do trong nhà có người thân làm trong nhà nước, một phần là làm nhân viên văn phòng thì nhàn và phù hợp với mong muốn của em hơn Em không chọn nghề lương cao vì lỡ đâu công việc đó nhiều deadline quá, môi trường thì căng thẳng, lương cao mà stress thì em chọn lương vừa đủ mà thoải mái làm việc hơn”

(PVS11, nữ, khoa Xã hội học)

Kết quả khảo sát thu nhập của gia đình đã cho thấy ở nông thôn, mức thu nhập dưới 8 triệu/tháng chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất là 36,0% Theo đó, mức thu nhập của gia đình càng cao thì tỉ lệ phần trăm giảm dần Ngược lại, ở thành thị thì mức thu nhập của gia đình trên 15 triệu/tháng chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất với 28,0% Như vậy, với mong muốn con mình được học đại học, có trình độ học vấn cao hơn mình, có thể tìm được việc làm ổn định, lương cao và không vất vả như cha mẹ thì điều kiện kinh tế của gia đình khác nhau sẽ có những ảnh hưởng như thế nào đối với lý do nghề của sinh viên?

Bảng 2 2: Lý do chọn nghề xét theo mức thu nhập của gia đình

Thu nhập của gia đình

Nghề dễ dàng xin được việc làm sau này

Bảng 2 2 cho thấy đối với lý do nghề dễ dàng xin được việc làm sau này, nhóm thu nhập từ 8 - dưới 10 triệu/tháng có 29 lượt chọn chiếm tỉ lệ 50% cao hơn so với các nhóm thu nhập từ 10 triệu/tháng trở lên Với lý do nghề có thu nhập cao thì nhìn chung, các nhóm thu nhập đều có quan tâm đến vấn đề về lương khi chọn nghề với các tỉ lệ phần trăm tương đương nhau lần lượt là: dưới 8 triệu/tháng chiếm 45,0%, từ 8 - dưới 10 triệu/tháng chiếm 43,1%, từ 10-15 triệu/tháng chiếm 40,4% và trên 15 triệu/tháng chiếm 46,7% Với lý do nghề đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn của bản thân được nhóm thu nhập từ 8 - dưới 10 triệu/tháng với 32 lượt chọn chiếm 55,2% cao hơn một chút so với nhóm thu nhập trên 15 triệu/tháng (31 lượt chọn chiếm tỉ lệ 51,7%) Lý do nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của bản thân và nghề phù hợp với mong muốn, định hướng của người thân, gia đình đều có lượt chọn nhiều nhất ở nhóm thu nhập trên 15 triệu/tháng (tỉ lệ phần trăm lần lượt là nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của cá nhân chiếm 51,7% và nghề phù hợp với mong muốn, định hướng của người thân, gia đình chiếm 38,3%) Với lý do nhập cao 45,0% 43,1% 40,4% 46,7% 26,7%

Nghề đáp ứng được nguyện vong, mong muốn của bản thân

Nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của cá nhân

Nghề phù hợp với mong muốn, định hướng của người thân, gia đình

Do không còn lựa chọn khác

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài. không còn sự lựa chọn nào khác đều được hai nhóm thu nhập dưới 10 triệu/tháng lựa chọn nhiều nhất với tỉ lệ phần trăm tương ứng là (dưới 8 triệu/tháng chiếm 16,7% và từ 8 - dưới 10 triệu/tháng chiếm 17,2%)

Kết quả khảo sát cho thấy khi xem xét mức độ ảnh hưởng của điều kiện kinh tế của gia đình với lý do chọn nghề thì ta thấy sinh viên trong nhóm gia đình có thu nhập trên 15 triệu/tháng thì họ có nhiều lý do để lựa chọn nghề như chọn nghề theo mong muốn (51,7%), theo năng lực (51,7%) hơn so với sinh viên thuộc nhóm gia đình có thu nhập dưới 8 triệu/tháng, họ chọn nghề với lý do nghề đó thu nhập cao (45,7%) và do không có lựa chọn nào khác với tỉ lệ cao hơn so với các nhóm thu nhập còn lại (16,7%)

Với mức thu nhập dưới 8 triệu/tháng chủ yếu là gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn, công việc chủ yếu là làm nông hoặc buôn bán Vì vậy mà mức thu nhập của gia đình không cao Những bạn sinh viên có gia cảnh khó khăn như vậy, họ lớn lên trong sự vất vả của cha mẹ cho nên mong muốn bản thân sẽ có một công việc ổn định với mức lương cao để hỗ trợ cho cuộc sống của mình và người thân

“Ba mẹ mình bán đậu hủ và đậu nành ở chợ, bán từ sớm 2-3 giờ sáng nên cực lắm Sau chị mình lên đây học đại học còn mình cũng học cấp 3 xa nhà nên ở nhà không ai phụ ba mẹ hết Do hoàn cảnh gia đình mình khó khăn nên mình mong muốn tìm công việc lương cao, vừa lo được cho bản thân vừa hỗ trợ cho ba mẹ Hồi đầu mình ko tính học đại học, mình định ra kinh doanh cái gì đó như quán cà phê Ba mẹ với chị mình khuyên nên mình mới thi đại học Mà đã quyết định học rồi thì mình cố gắng học cho xong, cho tốt để còn tìm được việc làm lương cao chút Mình chọn học tài chính cũng là vì mình thấy làm trong ngân hàng lương rất cao”

(PVS9, nam, khoa Tài chính) Đa số các bạn sinh viên lựa chọn nghề với mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng Biết rằng mình muốn gì, phải học những ngành gì để phù hợp với nghề nghiệp mà mình đã chọn Tuy nhiên vẫn có những bạn sinh viên do không có định hướng trong cuộc sống, không có lựa chọn nghề cụ thể cho tương lai nên học đại Những bạn sinh viên này đa phần đều thuộc nhóm gia đình có thu nhập dưới 10 triệu/tháng Họ nghe những người xung quanh nói ngành này đang “hot” nên học thử Nếu vậy sao không thử học một cái nghề, ai đảm bảo rằng bằng cử nhân sẽ kiếm nhiều tiền hơn người không có bằng cử nhân Không chỉ các bạn sinh viên nghĩ vậy mà có rất nhiều bậc cha mẹ có quan niệm đầu tư cho con tấm bằng đại học để sau này nó có công việc tốt hơn Nhưng họ không biết rằng điều đó là đầu tư cho một tấm bằng đại học chứ không phải đầu tư cho một tương lai tốt đẹp Xem bằng đại học là cái cần câu cơm, đầu tư cho cái cần câu cơm chứ không phải đầu tư cho một tương lai nghề nghiệp

“Mình không có tìm hiểu gì về nghề hết Lúc mình nộp hồ sơ mình cũng chưa biết trong công nghệ thông tin sẽ học những gì Nghĩ là học về máy tính viết mã này kia Mình nghĩ là mình học được nên nộp hồ sơ vào Bố mẹ mình muốn mình học đại học, mình cũng không có ý kiến gì nên cứ đi học thôi”

(PVS21, nam, khoa Công nghệ thông tin)

“Ba em rất quan trọng cái bằng, học gì cũng được chỉ cần có cái bằng đại học là được”

(PVS8, nữ, khoa Công nghệ thông tin)

Yếu tố cá nhân trong việc lựa chọn nghề

Lựa chọn nghề nghiệp không chỉ đơn giản là chọn một lĩnh vực hoạt động nghề, một công việc đem lại thu nhập mà chọn nghề là chọn hướng đi cho tương lai sau này Với tư cách là người đưa ra quyết định chọn nghề cho bản thân, sinh viên đã cân nhắc đến những yếu tố nào sau đây của cá nhân là có ảnh hưởng đến việc chọn nghề của mình

Bảng 2 3: Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề

Các yếu tố Lượt chọn

Phần trăm trên tổng số mẫu khảo sát (%)

Năng lực hiện có đảm bảo giúp bản thân thành công với nghề đã chọn sau này 154 61,6

Những phẩm chất, tính cách, tác phong hiện có giúp bản thân thành công với nghề đã chọn 167 66,8

Bản thân yêu thích nghề này 140 56,0

Nghề này phù hợp với giới tính của bản thân và giúp bản thân có thêm nhiều cơ hội phát triển

Những lợi thế của gia đình đối với việc đào tạo và theo nghề sau này 45 18,0

Nghề này phù hợp với giới tính của bản thân theo quan điểm của cha mẹ 37 14,8

Tổng số câu trả lời 695

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Về mặt yếu tố cá nhân trong lựa chọn nghề, kết quả khảo sát cho ta thấy yếu tố những phẩm chất, tính cách, tác phong hiện có giúp bản thân thành công với nghề đã chọn có nhiều lượt lựa chọn nhất chiếm tỉ lệ 66,8% Theo sát ở vị trí thứ hai là yếu tố năng lực hiện có đảm bảo giúp bản thân thành công với nghề đã chọn sau này chiếm tỉ lệ 61,6% Vị trí thứ ba là yếu tố bản thân yêu thích nghề này với tỉ lệ phần trăm được chọn là 56,0% và yếu tố nghề này phù hợp với giới tính của bản thân và giúp bản thân có thêm nhiều cơ hội phát triển với 123 lượt chọn chiếm 49,2% và đứng vị trí thứ tư Ba yếu tố còn lại gồm những lợi thế của gia đình đối với việc đào tạo và theo nghề sau này, nghề này phù hợp với giới tính của bản thân theo quan điểm của cha mẹ, các yếu tố trên không ảnh hưởng chiếm tỉ lệ khá thấp, đều dưới 20% Có 1 lượt chọn yếu tố khác chiếm 0,4% với ý kiến là “học lực của bản thân” Như vậy, thông qua việc biết rõ về năng lực, những phẩm chất, tính cách của bản thân cùng với sự yêu thích đối với nghề, sinh viên đã lựa chọn nghề mà bản thân nhận định là phù hợp và có thể giúp bản thân thành công trong xã hội Bên cạnh đó, có khá nhiều sinh viên cho rằng nghề mà mình đang theo đuổi phù hợp với giới tính của bản thân và xem đó là lợi thế giúp bản thân có thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai

“Khi chọn nghề em ưu tiên dựa theo năng lực của em Xem nghề này có dễ học không Bản thân đối với nghề này có thể thích ứng không Sau đó em sẽ coi lại xem cái nghề này có phù hợp với em không theo hướng là nghề này cần giao tiếp nhiều không, các kỹ năng mềm Ban đầu nghề quản lý xây dựng đối với em nó không theo một khuôn khổ nhất định, nó rất linh hoạt, phải giao tiếp nhiều, công việc không quá áp lực, những kiến thức và kỹ năng về nghề cũng không quá khó, có người chỉ dạy thì em có thể học rất nhanh, đây cũng là điểm mạnh của em Khuyết điểm của em là em không giỏi toán nên lúc biết nghề này cũng cần học toán em để làm kiểm duyệt thì em có tìm học thêm Em tìm được một lớp dạy kèm kiểm toán của một giảng viên trường mình nên em đăng ký học”

(PVS12, nữ, khoa Xây dựng)

“Em có lên mạng tìm làm mấy bài test về tính cách của bạn phù hợp với nhóm nghề nào thì kết quả cho ra đúng là em phù hợp với nhóm ngành kinh tế - tài chính, em cũng học giỏi toán nữa nên em quyết định chọn tài chính”

(PVS15, nữ, Khoa Tài chính) Chọn nghề không phải là một quá trình dễ dàng, chọn được nghề rồi còn phải chuẩn bị cho một hành trình mới, xem bản thân mình có thể học tập, thích ứng với môi trường đào tạo nghề hay không, các kiến thức, kỹ năng sẽ được vận dụng như thế nào Bản thân mỗi cá nhân cần nắm rõ những đặc điểm, tính cách của bản thân cả trước và sau khi chọn nghề Trước là để thu nhỏ phạm vi các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng lực, tính cách của bản thân Sau là để xem trong quá trình đào tạo nghề, bản thân sinh viên có điểm mạnh gì, thiếu sót gì nhằm tận dụng khoảng thời gian đào tạo để hoàn thiện bản thân

“Ba em bây giờ về hưu rồi Trước đây ba em làm kế toán trưởng trong nhà nước Em rất thích toán, cấp 3 em học chuyên toán của trường THPT Phú Nhuận Năm lớp 12 em có nói với ba là em thích các hướng theo kinh doanh hoặc là tài chính kế toán thì ba mới nói với em là em có thể đi theo kế toán Ba nói kế toán sẽ là bước đệm rất tốt Đối với các ngành khác thì em sẽ thấy mơ hồ do ít được tiếp xúc nhưng kế toán là một cái gì đó rất là rạch ròi, logic, có cái nền rất tốt mà thêm nữa là nhà em có rất nhiều người làm kế toán rồi Ngoài ba thì còn cô em và chị họ Mặc dù có ba rồi nhưng người nhà cũng có thể giúp đỡ cho em trong công việc sau này”

(PVS18, nữ, khoa Kế toán)

Ngoài các yếu tố từ cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề thì những lợi thế sẵn có từ việc gia đình, người thân có hiểu biết, kinh nghiệm liên quan đến nghề mà mình mong muốn đã phần nào ảnh hưởng tích cực đến cá nhân, giúp cá nhân phác họa bức tranh nghề nghiệp rõ ràng, cụ thể hơn Việc người cha có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán đã giúp bạn sinh viên phân tích những ngành nghề, hướng đi nào sẽ phù hợp với bản thân và nghề nào sẽ có thể phát triển lâu dài Gia đình luôn là hậu phương vững chắc, đứng ở phía sau cổ vũ và tiếp thêm sự mạnh cho chúng ta Điều này giúp cho cá nhân có thể tự tin theo đuổi mong muốn nghề nghiệp của mình

“Ngày xưa ở trên kênh VTV6 vào lúc ăn cơm trưa thì thường có chiếu những phiên tòa giả định Hồi nhỏ em không sống với bố mẹ mà sống với ông ngoại Ông ngoại ăn cơm trưa xong sẽ mở tivi xem những phiên tòa đó Sẽ là ông ngoại, bà ngoại và em vừa ngồi ăn cơm vừa xem rồi bàn với nhau về những vấn đề trong phiên tòa thì dần dần hình ảnh của những vị luật sư, của những phiên tòa nó ăn vào trong tư tưởng của em, em cảm thấy thích thú và em mong muốn đi theo hướng đó Nhưng mà sau này em vẫn giữ được cái hướng đi của mình là luật Em cũng nhận thấy được con người của em không có thích những môi trường làm việc gò bó, không năng động, rập khuôn và an nhàn Thành ra em vẫn chọn luật nhưng mà không chọn đi theo hướng luật của nhà nước như tòa án, viện kiểm sát hay thẩm phán mà em sẽ chọn hướng đi đó là luật làm trong doanh nghiệp tự do kinh doanh, em thấy hướng này phù hợp với em hơn”

Thế giới nghề nghiệp hiện nay rất rộng lớn với vô vàn các lĩnh vực khác nhau Xác định được nghề mà bản thân yêu thích và muốn theo đuổi từ sớm là điều rất may mắn Thay vì ngụp lặn trong bao la các lĩnh vực ngành nghề, việc xác định được nghề mà bản thân muốn đi đã giúp cho cá nhân tiết kiệm được rất nhiều thời gian Có thể dùng thời gian đó tìm hiểu sâu hơn về nghề mình chọn, mỗi nghề đều có rất nhiều mảng khác nhau, việc tìm ra được hướng đi cụ thể trong lĩnh vực của mình sẽ giúp cho cá nhân giữ được đam mê với nghề, mong muốn cống hiến nhiều hơn cho xã hội.

Mức độ hài lòng với việc lựa chọn nghề

Sau khoảng thời gian bốn năm đào tạo, được tiếp thu kiến thức chuyên ngành, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, vậy hiện nay các bạn sinh viên cảm thấy sự lựa chọn nghề của mình hiện tại đã đúng với kỳ vọng của các bạn hay chưa?

Bảng 2 4 : Mức độ hài lòng về nghề nghiệp hiện tại phân theo giới tính và khu vực sống

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài.

(1: Rất hài lòng, 2: Hài lòng, 3: Bình thường; 4: Không hài lòng, 5: Hoàn toàn không hài lòng)

Về mặt giới tính của mẫu khảo sát, theo kiểm định Independent sample T - Test ta có hệ số T là -3,791 và mức ý nghĩa quan sát là 0,000 nhỏ hơn 0,001 cho thấy kiểm định T - Test có ý nghĩa về mặt thống kê, có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa nam và nữ Cụ thể, nam có mức độ hài lòng với nghề đã chọn hiện tại cao hơn so với nữ (điểm trung bình tương ứng lần lượt là 2,16 ở nam và 2,50 ở nữ)

Tuy nhiên về mặt khu vực sống, theo kiểm định Independent sample T - Test ta có hệ số T là 1,054, mức ý nghĩa quan sát là 0,293 lớn hơn 0,001 cho thấy kiểm định T - Test không có ý nghĩa về mặt thống kê, không có sự khác biệt có ý nghĩa về điểm trung bình giữa hai khu vực nông thôn và thành thị Cụ thể, những sinh viên sống ở khu vực nông thôn có mức độ hài lòng với nghề đã chọn hiện tại thấp hơn so với những sinh viên sống ở khu vực thành thị (điểm trung bình tương ứng lần lượt là 2,44 ở nông thôn và 2,35 ở thành thị)

Bảng 2 5: Mức độ hài lòng với nghề nghiệp hiện tại phân theo thu nhập của gia đình

Thu nhập của gia đình N Điểm trung bình

Sự đồng nhất phương sai (p)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

(1: Rất hài lòng, 2: Hài lòng, 3: Bình thường; 4: Không hài lòng, 5: Hoàn toàn không hài lòng)

Kết quả cho thấy biến “mức độ hài lòng với nghề hiện tại” và “thu nhập của gia đình” có kết quả Sig ở kiểm định Levene (bảng Test of Homogeneity of Variances) là 0.880 lớn hơn 0,05 cho thấy mức độ hài lòng với nghề đã chọn hiện tại giữa bốn mức thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê Như vậy kết quả phân tích Anova có thể sử dụng tốt Với bảng kết quả trình bày phân tích Anova, với mức ý nghĩa quan sát là 0,966 lớn hơn 0,05 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng với nghề đã chọn hiện tại giữa các nhóm thu nhập

Bảng 2 6: Mức độ hài lòng với nghề đã lựa chọn

Mức độ hài lòng với nghề đã lựa chọn Số lượng Phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ hài lòng và cảm thấy bình thường với nghề đã lựa chọn không mấy chênh lệch, tỉ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là hài lòng chiếm 43,2% và bình thường chiếm 45,2% Mức độ rất hài lòng chiếm 10,0% và không hài lòng chiếm tỉ lệ thấp nhấp với 1,6%

“Khi tìm hiểu ban đầu về quản trị nhân sự là lúc học lớp 12 Mình đọc về thông tin của ngành quản trị nhân sự thì mình hiểu là mình đi quản lý người khác như là làm quản lý vậy đó Còn bây giờ đi học quản trị nhân sự rồi thì biết trong đó rất là nhiều công việc như tuyển dụng, đào tạo, lương thưởng các thứ Nói chung là hơi vỡ mộng tí xíu Nhưng mình vẫn không có gì hối hận cả, vẫn theo quyết định ban đầu Đến bây giờ tương đối hài lòng”

(PVS1, nam, Khoa quản trị kinh doanh)

“Hồi học kỳ đầu tiên là em sốc lắm luôn Toàn là lập trình em đọc mà không hiểu gì Dần dần em cảm thấy quá sức với em Em định đổi ngành nhưng mà muốn đổi ngành thì điểm học kỳ đầu phải đạt bao nhiêu đó mới được đổi Nhưng học kỳ đầu em đã rớt một môn rồi làm sao đổi Nên thôi em ở lại học tiếp Hồi đầu còn chán chứ bây giờ em thấy bình thường.”

(PVS8, nữ, khoa Công nghệ thông tin)

Lần đầu tiên tiếp xúc với nhiều loại ngành nghề, các bạn sinh viên đều có chung tâm lý mơ hồ, thiếu thông tin, không được hướng nghiệp đầy đủ Điều này dẫn tới việc vỡ mộng khi sinh viên thật sự bước chân vào nghề Ôm tâm lý đâm lao thì phải theo lao, sinh viên dần dần tìm được cách để thích nghi với nghề Thật ra hiểu nghề không khó Ngay từ đầu các bạn sinh viên đã có cái nhìn tổng quan về nghề mình chọn rồi Ngành nghề nào cũng cần được đào tạo bài bản, tiếp tục tiến lên phía trước rồi bạn sẽ gặt hái quả ngọt thôi Trong các trường hợp phỏng vấn sâu thì không có trường hợp nào cảm thấy không hài lòng với nghề đã chọn Đây có lẽ cũng là một thiếu sót của người nghiên cứu khi không thể tìm được dữ liệu để phân tích làm rõ vấn đề này

Kết quả khảo sát lý do đi đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên mẫu khảo sát đã cho ta thấy sinh viên có xu hướng lựa chọn nghề đáp ứng được nguyện vong, mong muốn của bản thân (47,6% lượt trả lời) Tiếp đến là nghề có thu nhập cao và nghề phù hợp với năng lực, phẩm chất của cá nhân (42,8% lượt trả lời và 40,0% lượt trả lời tương ứng) Mặc dù lý do chọn nghề đáp ứng được nguyên vọng, mong muốn của bản thân xếp thứ nhất nhưng không có sự chênh lệch nhiều với lý do chọn nghề vì có thu nhập cao Vì đây là câu hỏi được chọn nhiều câu trả lời, nên rất có thể nguyên nhân thật sự khiến sinh viên lựa chọn nghề không chỉ có một mà có thể cùng tồn tại nhiều lý do khi chọn nghề

Nắm rõ những đặc điểm của bản thân khi lựa chọn nghề là một trong ba tiêu chí quan trọng cần phải hiểu và áp dụng vào việc chọn nghề Kết quả khảo sát cho ta thấy yếu tố những phẩm chất, tính cách, tác phong hiện có giúp bản thân thành công với nghề đã chọn có nhiều lượt lựa chọn nhất chiếm tỉ lệ 66,8% Ở vị trí thứ hai là yếu tố năng lực hiện có đảm bảo giúp bản thân thành công với nghề đã chọn sau này chiếm tỉ lệ 61,6% Vị trí thứ ba là yếu tố bản thân yêu thích nghề này với tỉ lệ phần trăm được chọn là 56,0% Cùng với những chia sẻ từ các trường hợp phỏng vấn sâu đã giúp chúng ta có được cái nhìn toàn diện về mức độ hiểu biết về bản thân trong việc chọn nghề của sinh viên Các bạn sinh viên đều có nhận thức chung về việc chọn nghề, nâng cao cái tôi và tự làm chủ cuộc đời mình Nhìn nhận lại bản thân để nhận ra các đặc điểm, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và đối chiếu với những yêu cầu của nghề nhằm giúp bản thân sinh viên chủ động thích ứng với nghề đã chọn Điều này phần nào thể hiện ra khả năng phản tư của sinh viên khi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp

Việc xác định rõ bản thân muốn làm nghề gì trong tương lai và hiểu rõ điều kiện kinh tế của gia đình là cơ sở để sinh viên lựa chọn ngành học hiện tại Các bạn sinh viên thể hiện mong muốn với nghề sau này thông qua ngành học hiện tại Với những bạn chọn nghề vì lương cao sẽ xác định phạm vi đào tạo của mình thiên về các ngành học như kinh tế, tài chính Xét về mức sống, gia đình của các bạn sinh viên có thu nhập cao thì các bạn ít bị đóng khung nghề nghiệp, có xu hướng chọn nghề theo sở thích, mong muốn Những gia đình có mức sống thấp thì sinh viên lại không chọn nghề bản thân mong muốn nhiều mà có xu hướng chọn nghề có mức thu nhập cao

Tuy nhiên, trong thực tế thì nghề nghiệp tương lai không phải lúc nào cũng sẽ đúng hoàn toàn với ngành học mà bản thân được đào tạo Hiện nay nhiều cử nhân anh văn có thể đi làm du lịch, có thể mở cửa hàng kinh doanh (Trần Thị Phụng Hà,

2014) Do xu thế phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa, tiến đến toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, thị trường nghề nghiệp rộng mở nên có nhiều ngành nghề hơn và do yêu cầu công việc đa dạng hơn nên sinh viên có thể có nhiều cơ hội chọn lựa việc làm phù hợp với khả năng và mong muốn của bản thân

Về mức độ hài lòng với nghề, sinh viên đánh giá rằng bản thân hiện tại hài lòng với nghề đã chọn chiếm 43,2% và cảm thấy bình thường chiếm 45,2% Sau khoảng thời gian bốn năm đào tạo, có sinh viên sẽ cảm thấy bản thân đã chọn đúng nghề phù hợp với mình, cảm thấy bản thân như được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng bước ra xã hội để cống hiến Nếu được chọn lại vẫn sẽ chọn nghề này Nhưng cũng sẽ có sinh viên không còn cảm thấy đam mê hay hứng thú với nghề như lúc ban đầu Hoặc là cảm thấy ngành nghề đã chọn không còn phù hợp với năng lực, mong muốn của bản thân nhưng không thể đổi ngành đào tạo để có thể chọn lại nghề nên không còn quá hứng thú khi nói tới nghề Có bốn trường hợp không hài lòng với nghề hiện tại nhưng chúng tôi không có dữ liệu phỏng vấn sâu để có thể phân tích sâu yếu tố này.

TÁC ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH ĐẾN SỰ LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRONG MẪU KHẢO SÁT

Ảnh hưởng của gia đình đến việc chọn nghề

3.1.1 Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố xã hội Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và có ý nghĩa đối với quyết định chọn nghề của sinh viên bao gồm: cá nhân, gia đình, nhà trường, nhóm bạn bè và các phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên, bản thân mỗi sinh viên không chỉ chịu ảnh hưởng từ một yếu tố duy nhất mà các yếu tố kể trên có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Vậy thì trong các yếu tố kể trên thì yếu tố nào được sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng nhất đến quyết định chọn nghề của mình?

Bảng 3 1: Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến việc chọn nghề

Các nhân tố Lượt chọn

Phần trăm trên tổng số mẫu khảo sát (%)

Các phương tiện truyền thông đại chúng 181 72,4

Tổng số câu trả lời 626

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Qua kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của sinh viên, chúng ta có thể thấy nhân tố gia đình là nhân tố có lượt lựa chọn cao nhất với 199 lượt lựa chọn, chiếm 79,6% trong tổng số mẫu khảo sát cho câu hỏi này Nhân tố đứng ở vị trí thứ hai là các phương tiện truyền thông đại chúng chiếm 72,4%, nhân tố nhóm bạn bè và nhà trường chiếm tỉ lệ lần lượt là 48,4% và 19,2% Nhân tố khác chiếm 22,5%, các nhân tố khác bao gồm các ý kiến như: “nhu cầu nghề nghiệp của thị trường”, “sở thích của bản thân”, “bản thân tự định hướng”, “khả năng làm việc và mức độ phù hợp của bản thân”

Bảng 3 2: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố xã hội phân theo giới tính và khu vực sống

Khu vực Nông thôn 100 2,16 -1,964 0,051 sống Thành thị 150 2,31

Các phương tiện truyền thông đại chúng

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài.

(1: Ảnh hưởng, 2: Bình thường, 3: Không ảnh hưởng)

Qua kiểm định Independent sample T - Test, các nhân tố gia đình, các phương tiện truyền thông đại chúng, nhóm bạn bè, nhà trường, nhân tố khác đều được các bạn sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân với điểm trung bình lần lượt là 1,74; 1,97; 2,25; 2,47; 2,68

Về mặt giới tính, chỉ có nhân tố gia đình với mức ý nghĩa quan sát là 0,016 nhỏ hơn 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Có nghĩa là, nữ giới trong mẫu khảo sát cho rằng nhân tố gia đình có ảnh hưởng nhất đến việc lựa chọn nghề của bản thân hơn nam giới với điểm trung bình lần lượt là 1,65 và 1,90

Về mặt khu vực sống, chỉ có nhân tố nhà trường với mức ý nghĩa quan sát là 0,007 nhỏ hơn 0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê Nghĩa là sinh viên sống ở thành thị đánh giá rằng nhân tố nhà trường ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của bản thân hơn là những sinh viên sống ở nông thôn với điểm trung bình lần lượt là 2,39 và 2,60

Như vậy, chúng ta thấy rằng nhân tố gia đình là nhân tố được sinh viên đánh giá là có ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của mình nhất với điểm trung bình là 1,74 Vì gia đình là nơi đầu tiên chúng ta tiếp nhận và sinh sống, là môi trường quan trọng nhất trong quá trình hình thành nhân cách của một con người Những gì cá nhân nhận thức, suy nghĩ, hành động dù ít hay nhiều cũng chịu sự tác động từ gia đình Khi ở trong giai đoạn còn rất trẻ, chưa đến 18 tuổi mà phải đứng trước việc lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân, người trẻ sẽ có khuynh hướng phụ thuộc vào gia đình Gia đình cụ thể là cha mẹ và người lớn trong nhà với những hiểu biết nhất định về xã hội, những kinh nghiệm thực tiễn được tích lũy qua năm tháng, điều kiện kinh tế và vốn xã hội sẽ là những người đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình định hướng nghề nghiệp cho người trẻ trong gia đình, giúp họ có được những nhận thức đúng đắn về bản thân, về nghề nghiệp, về xã hội rồi từ đó đưa ra quyết định chọn nghề cho bản thân Vì ảnh hưởng của gia đình là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài nên những phân tích sâu hơn sẽ được trình bày ở mục tiếp theo

“Có hai yếu tố một là gia đình và hai là các phương tiện truyền thông đại chúng Em cảm thấy nghề này phù hợp với bản thân và sau khi tham khảo qua ý kiến của người nhà và xem thông tin trên mạng thì em tự cảm thấy là nó khá phù hợp nên em quyết định chọn nghề này”

(PVS2, nữ, khoa Quản trị kinh doanh)

Bên cạnh đó thì nhân tố các phương tiện truyền thông đại chúng đứng ở vị trí thứ hai với sự chênh lệch phần trăm không đáng kể Điều đó cho thấy sự phát triển của thời đại công nghệ đã giúp cho các bạn sinh viên có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu thông tin cũng như nhu cầu về nghề nghiệp, góp phần làm tăng mức độ hiểu biết về nghề của sinh viên để từ đó đưa ra những quyết định nghề nghiệp phù hợp với bản thân Chính vì thế, sau khi đã có những hiểu biết nhất định về nghề nghiệp mà mình mong muốn theo đuổi, về những đặc điểm của bản thân, yếu tố cá nhân cũng có sự tác động không nhỏ đến quyết định chọn nghề của sinh viên Tác động từ các yếu tố khác như nhà trường, nhóm bạn bè có ảnh hưởng nhưng không nhiều

“Khi tìm hiểu về nghề thì vẫn là trên mạng thôi như qua những bài báo, thông tin tuyển sinh của trường Tìm hiểu hướng đi của nghề này, công việc này như thế nào, rồi trong 5-10 năm tới thì công việc này sẽ như thế nào, vẫn còn không hay sẽ biến mất Tất cả em đều tìm hiểu thông qua google hết”

(PVS20, nam, khoa Kế toán)

Với mục đích làm rõ hơn về mức độ ảnh hưởng của gia đình, chúng tôi đặt yếu tố trình độ học vấn của cha trong mối tương quan với các nhân tố xã hội và cho ra kết quả như sau:

Bảng 3 3: Mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha và các yếu tố ảnh hưởng

(tỷ lệ % tính trên tổng số mẫu khảo sát ở từng cột)

Trình độ học vấn của cha (%)

Trung cấp - Cao đẳng- Đại học

Các phương tiện truyền thông đại chúng

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Các công trình nghiên cứu về sự tác động của gia đình đến việc chọn nghề của con cái phần lớn đều chỉ ra rằng trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha có ảnh hưởng đáng kể đến sự lựa chọn nghề của con cái (Hout và Rosen, 2000; Vijverberg và Houghton, 2002; Tsukahara, 2007; Ham và cộng sự, 2009; Kumar, 2016) Trong bài báo cáo “Nam giới và nam tính trong một Việt Nam hội nhập” được thực hiện bởi ISDS năm 2020 cũng cho thấy những chuẩn mực nam tính truyền thống của người đàn ông vẫn còn duy trì trong xã hội ngày nay Trong đó, vai trò trụ cột trong gia đình của nam giới được nhấn mạnh nhất Chính những người nam giới tham gia khảo sát cũng thừa nhận rằng những việc làm mang tính trụ cột đều thuộc về người đàn ông trong gia đình bởi vì họ có sức mạnh, có thời gian để làm những việc đó Vai trò trụ cột gia đình của người đàn ông là một biểu tượng, một giá trị tinh thần mạnh mẽ, dù xã hội đã trải qua nhiều biến đổi nhưng nó vẫn còn tồn tại đến ngày nay Thậm chí, nếu những đàn ông không làm tốt vai trò kiếm tiền thì họ vẫn là trụ cột, là người đưa ra quyết định quan trọng trong gia đình Vì thế, chúng tôi lựa chọn chỉ xem xét mối tương quan giữa trình độ học vấn của cha và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn nghề của sinh viên Kết quả khảo sát cho ta thấy, ở yếu tố gia đình, trình độ học vấn của cha tỉ lệ thuận với mức độ ảnh hưởng Trình độ học vấn của cha càng cao thì mức độ ảnh hưởng của gia đình càng nhiều Kết quả này nhằm củng cố cho luận điểm gia đình có mức độ tác động lớn nhất đến cá nhân, cụ thể là trình độ học vấn của cha càng cao thì mức độ ảnh hưởng của gia đình càng cao

Chúng tôi tiếp tục tìm hiểu mức độ ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của sinh viên thì thu được kết quả các yếu tố được xếp ưu tiên thứ nhất như sau:

Bảng 3 4: Yếu tố ảnh hưởng xếp ưu tiên thứ nhất trong quá trình chọn nghề

Các yếu tố Số lượt trả lời Phần trăm

Từ chương trình hướng nghiệp trong nhà trường 16 6,4

Quá trình định hướng nghề nghiệp của cha mẹ, người thân 114 45,6

Qua giao tiếp, trao đổi với bạn bè cùng lứa 23 9,2

Thông tin về nghề nghiệp có trên các phương tiện truyền thông 64 25,6

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Trong 250 sinh viên tham gia khảo sát thì có 114 sinh viên lựa chọn yếu tố quá trình định hướng nghề nghiệp của cha mẹ, người thân là yếu tố có mức độ ảnh hưởng ưu tiên xếp thứ nhất cao nhất, chiếm tỉ lệ 45,6% (chiếm tỉ trọng 70 - 90% trong quá trình lựa chọn nghề của sinh viên) Yếu tố có ảnh hưởng đứng thứ hai là thông tin về nghề nghiệp có trên các phương tiện truyền thông với 25,6% Hai yếu tố còn lại là từ chương trình hướng nghiệp trong nhà trường và qua giao tiếp, trao đổi với bạn bè cùng lứa chiếm tỉ lệ phần trăm khá thấp, lần lượt là 6,4% và 9,2% Yếu tố khác chiếm tỉ lệ 13,2% cụ thể gồm các ý kiến về yếu tố cá nhân như: “Đam mê của bản thân”, “Học lực của bản thân”, “Điểm không đủ”

“Mẹ sẽ chỉ ra những hướng nghề cho mình Mẹ đưa ra gần 10 hướng, nào là y tá, dược sĩ, kỹ sĩ hóa, mầm non nhưng mình không thích cái nào Sau đó mình lên mạng tìm hiểu thêm thì thấy công tác xã hội Hỏi mẹ thì mẹ giải thích nghề này là làm gì làm gì Tối đó mình suy nghĩ rồi đưa ra ba nguyện vọng là nhân sự, du lịch và công tác xã hội Khi đó mẹ mới bàn với mình là con gái làm du lịch cực lắm Còn nhân sự thì phải học giỏi toán mà mình lại chuyên văn sử địa Mẹ nói mình không giỏi tính toán sau này làm sao tính lương cho người ta Còn lại công tác xã hội mẹ thấy ok có thể theo học”

(PVS10, nữ, khoa Công tác xã hội)

“Anh họ và chị họ của em là người định hướng cho em Anh chị cũng học đại học ở Sài Gòn giờ đã ra trường và đi làm rồi Ban đầu là em nói em nhạy với số liệu và thích làm việc với con người thì anh chị định hướng cho em làm về mảng nhân sự Sau đó em lên google tìm hiểu thêm thì trong quản trị kinh doanh có nhiều mảng như C&B liên quan đến số liệu, rồi quan hệ lao động, tuyển dụng, liên quan tới con người nữa nên em quyết định chọn”

(PVS2, nữ, khoa Quản trị kinh doanh)

Quan niệm về giới của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái

3.2.1 Định hướng nghề khác nhau giữa giới nam và giới nữ trong gia đình

Khi xem xét vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục, cần bắt đầu tìm hiểu từ trong gia đình, tìm hiểu từ nhận thức và quan điểm về giới của cha mẹ trong việc định hướng nghề nghiệp cho con cái Thông qua việc tạo điều kiện cho việc học của con cái cũng như sự định hướng về nghề nghiệp tương lai cho con trai và con gái trong gia đình, cha mẹ đã phần nào phản ánh quan điểm về giới của bản thân và có thể làm tăng thêm hay giảm đi sự khác biệt giới trong giáo dục gia đình

Sinh viên là những người đã trải qua quá trình lựa chọn nghề nghiệp, và vì thế họ có thể nhìn nhận và đánh giá được sự tác động của gia đình đến sự lựa chọn nghề nghiệp của bản thân Kết quả khảo sát của đề tài cho thấy, trong các nhân tố xã hội bao gồm gia đình, nhóm bạn bè, nhà trường và các phương tiện truyền thông đại chúng thì nhân tố gia đình được sinh viên lựa chọn là có tác động mạnh nhất đến việc chọn nghề của bản thân (79,6%) Trong đó, ảnh hưởng của gia đình đối với nữ giới có 137 lượt chọn chiếm 83,5% và đối với nam giới có 62 lượt chọn chiếm 72,1% (Bảng 1 2, Phụ lục 1) Vậy thì trong gia đình, quan điểm về giới của cha mẹ có hay không ảnh hưởng tới việc chọn nghề của sinh viên?

Bảng 3 6: Cha mẹ có định hướng nghề khác nhau giữa giới nam và giới nữ

Câu trả lời Số lượt trả lời Phần trăm (%)

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài Để có cái nhìn khách quan hơn về việc có hay không sự định hướng nghề nghiệp khác nhau giữa con trai và con gái trong gia đình, chúng tôi đã khảo sát 250 sinh viên qua câu hỏi mở (Phần B câu 11 bản câu hỏi khảo sát): “Nếu trong gia đình bạn có anh chị em thì cha mẹ có định hướng nghề nghiệp khác nhau giữa giới nam và giới nữ hay không?” thì có đến 225 lượt trả lời là không có sự khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của cha mẹ trong gia đình chiếm 90,0% Những ý kiến chia sẻ dưới đây được người nghiên cứu trích từ phần trả lời cho câu hỏi mở (Phần B câu 11) của bản câu hỏi (Xem Phụ lục 3) nên sẽ không có thông tin của người trả lời

“Mặc dù gia đình có em trai nhưng cha mẹ không định hướng nghề nghiệp khác nhau theo giới Cha mẹ định hướng theo năng lực, phẩm chất và sở thích của con cái Ví dụ: em trai thích sử dụng phần mềm máy tính nên cha mẹ định hướng theo học công nghệ thông tin”

“Cha mẹ mình sẽ tôn trọng quyết đinh của con cái Bản thân mỗi đứa sẽ được lựa chọn công việc yêu thích Và không bắt buộc em trai hay (em) gái phải làm gì theo suy nghĩ của cha mẹ”

Còn lại câu trả lời có sự khác biệt chiếm 9,2% và có một phần chiếm 0,8%

“Nhà có anh trai nên bố mẹ định hướng nghề kĩ sư, mình là con gái nên bố mẹ định hướng giáo viên, ngân hàng”

“Mình là con trai cả nên cha mẹ định hướng cho mình học Quản trị kinh doanh Còn em mình là con gái nên cha mẹ định hướng cho học Ngôn ngữ”

Kết quả khảo sát cho thấy không có sự khác biệt trong định hướng nghề nghiệp giữa con trai và con gái trong gia đình Cha mẹ thuộc tầng lớp trung bình trong xã hội không có định kiến giới trong nghề nghiệp cho nên họ không đặt nặng vấn đề về giới trong việc định hướng nghề nghiệp cho con trai và con gái trong nhà

Do truyền thống các bậc cha mẹ ở tầng lớp trung bình trong xã hội họ vốn không có định kiến về giới Từ thế hệ ông bà của họ không có phân biệt đối xử giữa con trai và con gái, họ không nhìn thấy hay trải nghiệm những điều đó nên tới lượt họ cũng không định kiến Vốn dĩ họ định hướng những nghề nghiệp khác nhau cho con trai và con gái là vì đó là những nghề quen thuộc với họ Họ mong muốn con mình sẽ làm vì họ nghĩ đó là nghề tốt, an nhàn, dễ có việc làm Chứ không phải họ định kiến nên mới định hướng như vậy Người ta thường nói:

“Trai mà chi, gái mà chi Sanh ra có ngãi có nghì thì thôi”

Câu thành ngữ trên mang ý nghĩa: Con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ Ở tầng lớp xã hội không xem trọng định kiến giới, đối với bậc cha mẹ chỉ cần con cái bình an trưởng thành, được đi học, có công việc tốt, nhớ đến cha mẹ là họ đã thấy vui

Ngày nay cánh cửa đại học ngày càng rộng mở với mọi người, vậy nên con trai hay con gái không còn quá quan trọng, quan trọng là con cái có trình độ học vấn cao hơn cha mẹ, có cái nghề tốt hơn cha mẹ là được

“Ba em làm công nhân, ba không có định hướng nghề cho em mà ba muốn con cái có trình độ đại học trở lên là được, ba nói con gái cần học cao mới có thể nuôi sống bản thân, còn con trai muốn làm sao thì làm không cần lo”

(PVS18, nữ, Khoa Kế toán) Như những ý kiến chia sẻ được trình bày ở trên, tuy vẫn còn những trường hợp có sự khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái nhưng có thể thấy là các bậc phụ huynh không còn rập khuôn những nghề nghiệp nào là dành riêng cho con trai hay con gái, mà thay vào đó là lắng nghe ý kiến của con cái cũng như dành sự tin tưởng cho con cái khi chúng phải đối mặt với những quyết định quan trọng trong đời Qua những câu trả lời của các bạn sinh viên, có thể thấy cha mẹ đã chọn cách ở bên cạnh, gợi ý, đồng hành cùng con cái thay vì đặt nặng, ép buộc lựa chọn nghề nghiệp theo suy nghĩ của bản thân mình

3.2.2 Dự định đầu tư vào việc học cho con trai và con gái

Thông qua chia sẻ của các bạn sinh viên, trong gia đình thuộc tầng lớp trung bình của xã hội, dù là con trai hay con gái thì đều được cha mẹ đầu tư vào việc học như nhau Thậm chí trong sinh hoạt hằng ngày cũng không đối xử bất công với con cái vì định kiến giới

“Học lực của em tốt hơn anh hai, nên khi em thi vào cấp 3, ba mẹ có khuyên là em nên thi vào trường điểm vì chất lượng đào tạo tốt hơn và khả năng đậu đại học sẽ cao hơn Còn anh hai học lực không cao nên ba mẹ để cho anh học trường cấp 3 bình thường gần nhà”

(PVS12, nữ, khoa Xây dựng)

“Việc làm trong nhà bố mẹ chia thì chia ra cả ba anh em đều làm chứ không ngầm quy định em gái thì phải lau nhà, quét nhà, rửa chén.”

(PVS13, nam, Khoa Xã hội học)

Tính phản tư của sinh viên

Tính phản tư là khả năng tư duy của con người nghĩ về chính mình và được cá nhân biểu hiện thông qua suy nghĩ và hành động Như vậy, để khả năng phản tư có hiệu quả thì sinh viên cần phải nắm rõ những đặc điểm cá nhân của mình Qua những phân tích các số liệu trong Bảng 2 3: Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến việc chọn nghề trong chương II cho ta thấy được rằng hầu hết các bạn sinh viên nắm rõ những đặc điểm của bản thân như năng lực, tác phong, sở thích, mong muốn, nguyện vọng, để từ đó đưa ra quyết định lựa chọn nghề mà mình sẽ tiếp nhận đào tạo Cá nhân có thể thiếu thông tin về nghề nghiệp, về nhu cầu lao động và thị trường tuy nhiên không thể không nắm rõ những đặc điểm và mong muốn của bản thân Khả năng phản tư cũng là dần dần hình thành thông qua quá trình nhìn lại bản thân, nhận thức cái mới và được biểu hiện thông qua suy nghĩ và hành động của cá nhân, tác động lên xã hội Để đo lường tính phản tư trong việc chọn nghề của sinh viên, chúng tôi đặt ra ba tình huống giả định cho việc chọn nghề Rằng giữa việc cha mẹ định hướng cho anh/chị theo nghề của cha mẹ, có thu nhập cao, có địa vị xã hội nhưng không phù hợp với mong muốn của bản thân và nghề anh/chị mong muốn được theo đuổi Vậy sinh viên sẽ có lựa chọn như thế nào.

Bảng 3 7: Các tình huống giả định cho việc chọn nghề

Trong tình huống giữa việc cha mẹ định hướng cho anh/chị theo nghề của cha mẹ, có thu nhập cao, có địa vị xã hội nhưng không phù hợp với mong muốn của bản thân và nghề bản thân thân mơ ước, có mong muốn được theo đuổi, anh/chị sẽ:

Phương án 1: Chọn theo nghề của cha mẹ 79

Phương án 2: Chọn nghề bản thân mơ ước, dù phải gặp nhiều khó khăn

2 Trong tình huống phải lựa chọn giữa nghề phù hợp với mong muốn, năng lực, tính cách của bản thân hay nghề phù hợp với giới tính của bản thân, có nhiều cơ hội để phát triển, anh/chị sẽ:

Phương án 1: Chọn nghề phù hợp với mong muốn, năng lực, tính cách của bản thân

Phương án 2: Chọn nghề phù hợp với giới tính và có nhiều cơ hội để phát triển

Trong tình huống phải lựa chọn giữa nghề bản thân thích, có năng lực phù hợp hay nghề đang có nhiều cơ hội xin được việc làm với thu nhập cao nhưng không thích và ít phù hợp, anh/chị sẽ:

Phương án 1: Chọn nghề mình thích, có năng lực phù hợp 169

Phương án 2: Chọn nghề dễ xin việc, thu nhập cao dù không thích

Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài

Với tình huống thứ nhất, kết quả khảo sát chỉ rõ sinh viên mẫu khảo sát có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp theo mong muốn của bản thân chiếm tỉ lệ 68,4%, lựa chọn đi theo nghề của cha mẹ chỉ chiếm 31,6%

Kết quả khảo sát ở chương II cho chúng ta thấy sinh viên xác nhận yếu tố gia đình ảnh hưởng rất lớn đến việc chọn nghề Ảnh hưởng ở đây không có nghĩa là sinh viên sẽ chọn theo nghề của cha mẹ Mà cha mẹ chỉ thảo luận, gợi ý các hướng nghề cho sinh viên còn quyết định cuối cùng là ở bản thân sinh viên Sinh viên có xu hướng nghe theo ý kiến của cha mẹ, chọn nghề vừa phù hợp với mong muốn của bản thân vừa không làm trái mong muốn của cha mẹ

“Ba mẹ mình làm nông, trồng ngò và đậu Khi còn sống ở quê thì mình có phụ gieo ngò, tưới nước Mình thấy làm nông cực quá, phải dăng nắng, nếu bị mất mùa thì còn khó khăn nữa Lúc đó mình không có suy nghĩ mình sẽ theo nghề nông như cha mẹ vì mình không thích làm nông, mình chắc chắn là mình sẽ đi theo nghề khác luôn í Ba mẹ cũng không muốn mình làm nghề nông, cha mẹ muốn mình được đi học rồi theo nghề khác luôn”

(PVS14, nữ, Khoa Xây dựng)

Như vậy, khi PVS14 chọn theo nghề quản lý xây dựng, bạn ấy vừa chọn được nghề bản thân cảm thấy thích hợp, vừa không làm trái mong muốn con cái đi học đại học của cha mẹ

Tuy nhiên, vẫn có 31,6% sinh viên lựa chọn sẽ tiếp nối nghề nghiệp của cha mẹ Dù tỉ lệ phần trăm không cao nhưng đủ để nói rằng xu hướng tái sản xuất xã hội vẫn còn tồn tại

“Lúc chọn nghề thì em và ba đều thống nhất là em sẽ theo luật Ba em là giảng viên trường đại học ở Phú Yên quê em Thì ba nói sau này học luật ra thì về đây, ba xin cho vào trường dạy Học luật thì sau này về có ngành luật ở trường, thì về đi dạy Ba em luôn muốn em làm những công việc như là trong nhà nước, trong trường đại học, những công việc mà phải có trình độ nhất định mới được vào Ba mẹ đều học đại học nên muốn con cái cũng phải học đại học hoặc hơn Nói chung ba em cũng hay nói sau này học thạc sĩ đi con, học thêm một cái gì đó chứ đừng có dừng lại ở cái bằng cử nhân thôi Em mà học xong đại học là ba em định hướng cho học thạc sĩ Anh em đã học thạc sĩ xong rồi Mặc dù em có hỏi anh em là cái bằng đó học xong thì có làm được không thì anh em nói là thì tao học cho ba vui thôi”

Theo như PVS5 chia sẻ, ba mẹ bạn đều có trình độ đại học, ba là giảng viên trường đại học, mẹ là nhân viên Nhà nước Cả hai đều có sự hiểu biết nhất định, có vốn tài chính, vốn xã hội nên đã hướng bạn ấy đi theo nghề của ba, khuyên con học thêm tấm bằng thạc sĩ để nâng cao trình độ nhằm giúp bạn ở trong cùng một tầng lớp với cha mẹ Đây chính là quy trình tái sản xuất xã hội trong gia đình điển hình Tuy nhiên, cả hai anh em PVS5 đều không cảm thấy cần có tấm bằng thạc sĩ để làm gì, có lợi ích gì Nghe ba nói vậy thì cũng cảm thấy đúng, không có phản biện gì Ngay cả người anh khi học xong thạc sĩ cũng chỉ là để cho ba vui Vì PVS5 còn nhỏ tuổi, quá non nớt, cái gì cũng đều nghe theo ba mình nên dẫn đến sự tái sản xuất bất công trong gia đình

Nghề nghiệp chủ yếu của cha mẹ sinh viên mẫu khảo sát được khảo sát là nông dân, công nhân và buôn bán dịch vụ Vì thế nên sinh viên không lựa chọn đi theo nghề của cha mẹ cũng là điều dễ hiểu Từ đó hình thành nên sự di động xã hội theo chiều liên thế hệ trong gia đình Thế hệ cha mẹ thì trình độ học vấn không cao, lao động chân tay là chủ yếu cho nên họ mong muốn thế hệ con cái của họ được tiếp nhận giáo dục bậc đại học, có cái nghề tốt, có vị trí trong xã hội bởi vì con hơn cha là nhà có phúc Đề tài cho ra kết quả khảo sát này nguyên nhân là nằm ở mẫu khảo sát Như đã nhắc đến trong mục giới hạn của đề tài, chúng tôi chọn mẫu khảo sát là sinh viên đại học, là tầng lớp đang tiếp nhận chương trình giáo dục bậc đại học, phần nào đã thoát ly ra khỏi tầng lớp trung bình trong xã hội, chắc chắn sẽ không xảy ra tình trạng tái sản xuất xã hội trong gia đình Chính vì vậy, kết quả khảo sát của đề tài đã tạo ra một bức tranh rất đẹp về xã hội đó chính là con cái của gia đình làm nông nhưng được đầu tư cho đi học đại học, được đào tạo chuyên môn để sau này có được cái nghề tốt trong xã hội

Vậy nên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy trong cấu trúc gia đình của mẫu nghiên cứu không có xu hướng tái sản xuất xã hội Nhưng không thể vội kết luận rằng không có sự tái sản xuất xã hội Xu hướng tái sản xuất xã hội vẫn tồn tại song chúng ta không tiếp cận đến

Trong tình huống chọn nghề thứ hai, sinh viên chọn nghề phù hợp với mong muốn, năng lực, tính cách của bản thân chiếm tỉ lệ cao nhất 75,6% Chiếm 24,4% là phương án chọn nghề phù hợp với giới tính và có nhiều cơ hội để phát triển Như đã phân tích ở mục quan niệm giới, bản thân sinh viên không có định kiến giới trong việc chọn nghề nên phương án chọn nghề theo mong muốn của bản thân được chọn nhiều nhất của là điều dễ hiểu

Trong tình huống cuối cùng, phương án chọn nghề mình thích, có năng lực phù hợp vẫn chiếm tỉ lệ phần trăm cao nhất với 67,6% Phương án chọn nghề dễ xin việc, thu nhập cao nhưng không thích chỉ chiếm 32,4% Qua cả ba tình huống giả định, có thể kết luận sinh viên trong mẫu khảo sát hiểu rõ về những đặc điểm của bản thân, đều đề cao sở thích, mong muốn, năng lực của bản thân lên trên các yếu tố khác như công việc lương cao, công việc có vị trí nhất định trong xã hội Thông qua các tình huống giả định có thể thấy cá nhân nhận thức những đặc điểm của bản thân, dùng đó là cơ sở lựa chọn nghề của mình

Gia đình vốn là một định chế của xã hội, đặt trong mối quan hệ giữa cá nhân

Kết luận

Từ những mô tả và phân tích quá trình lựa chọn nghề nghiệp của các bạn sinh viên tham gia khảo sát và các yếu tố ảnh hưởng, chúng tôi nhận thấy một số phát hiện chính trong nghiên cứu như sau:

Gia đình là nhân tố có tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn nghề của sinh viên Tùy từng giai đoạn trưởng thành của sinh viên mẫu khảo sát mà mức độ ảnh hưởng của gia đình có sự thay đổi Như những năm đầu cấp ba có thể ảnh hưởng rất mạnh mẽ nhưng đến năm cuối cấp lại giảm một chút do sự xuất hiện của các phương tiện truyền thông đại chúng, bạn bè Nếu là trước đây, vấn đề chọn nghề sẽ bị ảnh hưởng bởi vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội của cha mẹ Bởi khi còn bé, người mà cá nhân tiếp xúc nhiều nhất chính là cha mẹ, anh chị em trong nhà Những gì mà cá nhân tiếp nhận chỉ gói gọn trong ba loại vốn của cha mẹ Nhưng trong quá trình trưởng thành, sinh viên có cơ hội tiếp cận phương tiện truyền thông, tiếp cận được những thông tin về ngành nghề đa dạng hơn, cùng với những yếu tố khác như hiểu về bản thân, về nhu cầu xã hội từ đó đưa ra lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân

Trong các yếu tố đặc điểm hộ gia đình thì yếu tố điều kiện kinh tế được lựa chọn là có tác động mạnh đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên Các yếu tố đặc điểm hộ gia đình đều có sự tác động qua lại lẫn nhau Kết quả khảo sát cho thấy trình độ học vấn của cha và mẹ của mẫu khảo sát còn thấp, nghề nghiệp đa số là làm nông, công nhân và buôn bán kinh doanh dẫn đến thu nhập của gia đình thấp, cụ thể là dưới 8 triệu/tháng Chính vì trong gia đình thiếu hụt vốn kinh tế nên chính yếu tố kinh tế đã trở thành yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề của sinh viên

Các yếu tố còn lại là trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ là hai yếu tố có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến quyết định chọn nghề của sinh viên Với yếu tố văn hóa vùng miền vốn được chúng tôi kỳ vọng sẽ là yếu tố đột phá ảnh hưởng đến quá trình chọn nghề tuy nhiên ảnh hưởng của yếu tố này đến sự lựa chọn nghề của sinh viên rất thấp

Kết quả khảo sát thực tế từ câu hỏi nghiên cứu “Nếu trong gia đình bạn có anh chị em thì cha mẹ có định hướng nghề nghiệp khác nhau giữa giới nam và giới nữ không” thì có đến 90,0% lượt trả lời là không có khác biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của cha và mẹ trong gia đình Kết quả này tương tự với kết quả trong những nghiên cứu trước đây về gia đình và giới cùng cho thấy sự phân biệt giới trong định hướng nghề nghiệp của cha mẹ đối với con cái là không rõ nét Yếu tố giới tính của con không có tác động đáng kể đến việc cha mẹ định hướng nghề nghiệp cho con cái (Đặng Thanh Nhàn, 2010) Cha mẹ với vai trò là người trực tiếp tham gia vào quá trình định hướng nghề cho con cái, cung cấp những thông tin cần thiết về nghề nghiệp, nhu cầu xã hội, nhu cầu thị trường Nhưng phần lớn gia đình của mẫu khảo sát thuộc tầng lớp trung bình trong xã hội Các loại vốn của họ rất ít, những định hướng của họ chỉ gói gọn trong một vài lĩnh vực truyền thống Họ chỉ cần con cái được học đại học, sẵn sàng đầu tư cho một tấm bằng cử nhân để con sau này có cuộc sống tốt hơn cha mẹ Cho nên với họ, con trai hay con gái đều như nhau cả, họ chỉ mong con cái sau này ra đời có công việc làm nuôi sống bản thân là được

Theo nhà xã hội học Christopher B Doob, tái sản xuất xã hội nghĩa là mỗi cấu trúc đều tái sản xuất ra chính nó nhằm mục đích truyền tải sự bất bình đẳng xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, được thể hiện rõ nét nhất ở thang bậc nghề nghiệp Kết quả của cuộc điều tra vào năm 1985 về cấu trúc các tầng lớp nghề nghiệp tại Pháp được H Mendras dẫn lại vào năm 2003 là một ví dụ điển hình của xu hướng tái sản xuất xã hội Kết quả cho thấy sự phân bố nghề nghiệp trong xã hội có xu hướng di động đi lên nhưng phần đông con cái vẫn tiếp tục giữ vị trí nghề nghiệp của cha mình Xem xét nhóm nghề nghiệp của con trai phân theo nhóm nghề nghiệp của người cha đã cho thấy 59,8% con trai của cán bộ tiếp tục làm cán bộ, 48,9% con trai của công nhân đều tiếp tục làm công nhân và 33,8% con trai của nông dân sẽ tiếp tục làm nông dân (Mendras, 2003, dẫn theo Trần Hữu Quang,

2019) Hoặc nếu người cha là doanh nhân thì khả năng người con cũng trở thành doanh nhân là khá cao (Hout và Rosen, 2000; Vijverberg và Houghton, 2002) Chính vì thế mà người ta thường nói là:

“Con vua thì lại làm vua Con sãi ở chùa thì quét lá đa” Điều này cho thấy yếu tố trình độ học vấn và nghề nghiệp của cha mẹ là hai yếu tố có tác động đáng kể đến quá trình tái sản xuất xã hội trong gia đình Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy dường như điều này không đúng nơi mẫu khảo sát tại Đại học Mở TP.HCM Kết quả khảo sát cho thấy nghề nghiệp của cha và mẹ sinh viên chủ yếu thuộc nhóm nghề làm nông nhưng hầu hết phụ huynh mẫu khảo sát đều không mong muốn con sẽ đi theo nghề nông của mình Như đã trình bày ở trên, cha mẹ mong muốn, sẵn sàng đầu tư cho con cái được đi học đại học, bởi vì họ không được học đại học, họ biết rằng nếu không đầu tư cho con cái thì sau này con của nông dân thì cũng sẽ quay về làm nông dân Một phần là do các loại vốn của họ ít, không thể tạo nhiều điều kiện cho con Chỉ có tiếp nhận giáo dục cao cấp, được đào tạo nghề bài bản thì mới mong tạo ra sự biến chuyển xã hội, thế hệ sau có thể phân tầng đi lên, có được cái nghề tốt hơn cha mẹ

Một phần do mẫu khảo sát của chúng tôi là sinh viên, khi tiếp cận thì đã có nhiều sinh viên lựa chọn nghề nghiệp khác với nghề nghiệp của cha mẹ, phần nào thoát ly khỏi cấu trúc cũ, dần dần ảnh hưởng và thay đổi ngược lại cấu trúc gia đình theo chiều hướng di động đi lên Vì thế kết quả nghiên cứu của đề tài không xuất hiện sự tái sản xuất xã hội, mà thay vào đó là sự di động xã hội ở người trẻ trong gia đình Từ tầng lớp này dịch chuyển lên tầng lớp khác, kéo theo sự chuyển biến xã hội, thể hiện nơi tầng lớp sinh viên trong mẫu khảo sát

Nhưng vì chỉ khảo sát giới sinh viên mà thôi, cho nên đây cũng chính là một trong những giới hạn của đề tài nghiên cứu này: nếu mẫu khảo sát được mở rộng ra cả những giới thanh niên khác đang đi làm như công nhân, thợ thủ công, nông dân thì lúc đó có lẽ chúng ta mới có thể thấy được bức tranh rõ rệt hơn về hiện tượng tái sản xuất xã hội mà Pierre Bourdieu đã nói tới.

Nhìn lại giả thuyết nghiên cứu và lý thuyết áp dụng

Các phân tích trên đây cho phép đề tài kiểm chứng ba giả thuyết đã nêu vẫn còn có điểm chưa đúng Nhất là giả thuyết quan niệm về giới của cha mẹ có ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của sinh viên

Các yếu tố đặc điểm của gia đình gồm điều kiện kinh tế, trình độ văn hóa của cha mẹ, nghề nghiệp của cha mẹ và văn hóa vùng miền có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động đến việc chọn nghề của sinh viên Trong đó, điều kiện kinh tế được lựa chọn là yếu tố tác động mạnh nhất đến việc chọn nghề của sinh viên Trong quá trình chọn nghề, sinh viên mẫu khảo sát phải cân nhắc đến vốn kinh tế của gia đình để đưa ra quyết định lựa chọn nghề vừa phù hợp với mong muốn của bản thân vừa phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình Bên cạnh đó, yếu tố nghề nghiệp của cha mẹ được lựa chọn là yếu tố có tác động sau điều kiện kinh tế với quan điểm nghề nghiệp của cha mẹ càng chuyên môn, có vị trí cao trong xã hội thì càng ảnh hưởng đáng kể đến việc chọn nghề của sinh viên

Các bậc cha mẹ thuộc tầng lớp trung bình của xã hội bản thân họ không có định kiến giới về định hướng nghề cho con cái Họ định hướng là do họ muốn con cái của họ đi theo cái nghề mà họ cho là phù hợp, là thoải mái an nhàn Chứ không phải vì định kiến nên mới định hướng như vậy Còn quyền quyết định chọn nghề vẫn là của con cái Họ chỉ mong sao cho con mình chọn được một công việc tốt Tuy cũng có một số trường hợp định hướng theo khía cạnh giới nhưng không quá sâu sắc Từ những dữ liệu của phỏng vấn sâu, chúng tôi thấy rằng từ trong sinh hoạt gia đình đến việc đầu tư cho con cái đi học đều không có sự phân biệt đối xử giữa giới nam và giới nữ

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng sinh viên trong mẫu khảo sát ưu tiên lựa chọn nghề theo mong muốn, năng lực chứ không chọn đi theo nghề của cha mẹ Do đó xuất hiện bức tranh về sự di động xã hội trong cấu trúc gia đình của sinh viên trong mẫu khảo sát Mặc dù cha mẹ thuộc tầng lớp trung bình của xã hội, nghề nghiệp chủ yếu là làm nông, công nhân nhưng con cái của họ được tiếp nhận nền giáo dục cao, điều này phần nào đã hoàn thành ước mơ của họ Điều này cho ta thấy thông qua khả năng phản tư, người trẻ ngày càng hiểu rõ về bản thân, dần dần thoát ly ra khỏi cấu trúc gia đình cũ, tự hoạch định cuộc đời theo mong muốn của bản thân

Qua phân tích và kết luận, việc vận dụng lý thuyết “hình thành cấu trúc” của Giddens là phù hợp Lý thuyết này đã giúp chúng tôi nhìn nhận cấu trúc gia đình vừa ảnh hưởng vừa tạo điều kiện cho hành động của cá nhân Cha mẹ mặc dù tham gia định hướng cho con cái nhưng định hướng theo hướng những lựa chọn phù hợp với mong muốn và năng lực của con cái Và cá nhân với tư cách là một người con trong gia đình, dưới sự ảnh hưởng của cấu trúc gia đình, tự nhận thức về bản thân, đưa ra sự lựa chọn nghề cho mình, lựa chọn một hướng đi mới được chính cha mẹ chấp nhận và ủng hộ Điều này dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, và sự chuyển biến xã hội.

Ngày đăng: 27/02/2024, 16:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN