1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp Đồng Ủy quyền theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015

250 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015
Tác giả Nguyễn Thị Thuý An
Người hướng dẫn PGS.TS. Lê Minh Hùng
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 250
Dung lượng 37,26 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT (15)
    • 1.1. Khái niệm, đặc điểm, các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (15)
      • 1.1.1. Khái niệm về hợp đồng ủy quyền, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (15)
      • 1.1.2. Đặc điểm của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (21)
      • 1.1.3. Các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (26)
    • 1.2. Căn cứ pháp lý, điều kiện, thủ tục đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (28)
      • 1.2.1. Căn cứ pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (28)
      • 1.2.2. Điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (30)
      • 1.2.3. Thủ tục đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (33)
    • 1.3. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (36)
      • 1.3.1. Làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền (36)
      • 1.3.2. Làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ khi hợp đồng uỷ quyền bị đơn phương chấm dứt (39)
      • 1.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại (42)
  • CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT (46)
    • 2.1. Bất cập của quy định về căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (46)
      • 2.1.1. Bất cập của quy định về căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và so sánh với huỷ bỏ hợp đồng (46)
      • 2.1.2. Kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung khoản 1 Điều 569 Bộ Luật Dân sự và đề xuất bản án số 02/2023/DS-PT ngày 09/02/2023 về việc Tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Phú Yên trở thành án lệ để hướng dẫn xét xử (0)
      • 2.2.1. Bất cập của quy định về thông báo đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (55)
      • 2.2.2. Kiến nghị về việc định lượng thời gian thông báo hợp lý khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trường hợp uỷ quyền không có thù lao (58)
    • 2.3. Bất cập của quy định về thủ tục công chứng chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (59)
      • 2.3.1. Bất cập của quy định về thủ tục công chứng chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (59)
      • 2.3.2. Kiến nghị bổ sung một điều khoản mới tại Luật Công chứng về việc công nhận thông báo đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền (0)
    • 2.4. Bất cập của quy định về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (62)
      • 2.4.1. Bất cập của quy định về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền (62)
      • 2.4.2. Kiến nghị bổ sung trường hợp được quyền rút khỏi hợp đồng tại Điều 401 Bộ Luật dân sự và điều chỉnh quy định về trách nhiệm thông báo với người thứ (64)
    • 2.5. Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (65)
      • 2.5.1. Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền (65)
      • 2.5.2. Kiến nghị bổ sung quy định về việc bên được uỷ quyền yêu cầu trả thù lao tương ứng tại khoản 3 Điều 569 Bộ Luật Dân sự (72)
    • 2.6. Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (73)
      • 2.6.1. Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt (0)
      • 2.6.2. Đồng ý với quan điểm cho rằng việc hoàn trả các lợi ích giữa các bên là đương nhiên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt (0)
    • 2.7. Bất cập của quy định về hoàn trả các tài liệu, hồ sơ và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (78)
      • 2.7.1. Bất cập của quy định về hoàn trả các tài liệu, hồ sơ (0)
    • 2.8. Bất cập của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và kiến nghị hoàn thiện pháp luật (80)
      • 2.8.1. Bất cập của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại (80)
      • 2.8.2. Kiến nghị bổ sung quy định được bồi thường những thiệt hại đáng lẽ được hưởng trong trường hợp uỷ quyền có thù lao và trách nhiệm bồi thường thiệt hại (83)
  • PHỤ LỤC (92)

Nội dung

Nhà làm luật đã đặt ra quy định cụ thể về biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, nhưng không có quy định nói lên việc các bên được phép huỷ bỏ hợp đồng... Một tác giả đã đưa ra

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT

Khái niệm, đặc điểm, các trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1.1.1 Khái niệm về hợp đồng ủy quyền, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

Trong sự phát triển đầy sôi động của nền kinh tế thị trường, sẽ luôn tồn tại nhu cầu trao đổi vật chất và lợi ích để tạo ra giá trị lợi ích chung mà các bên mong đợi Những sự trao đổi đó, có thể tồn tại dưới nhiều hình thức hoặc dùng với tên gọi khác nhau, nhưng về bản chất đều được xem là “Hợp đồng” Hợp đồng xuất hiện cùng với sự ra đời của phân công lao động xã hội và nhu cầu trao đổi hàng hoá, là phương tiện để tạo lập nên đời sống của xã hội loài người 1 Hợp đồng xuất phát từ sự thoả thuận của các bên, nội dung thoả thuận phải tuân thủ về quy định “các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật” 2 Bên cạnh đó, các bên còn phải thể hiện một cách văn minh khi tham gia vào hợp đồng, thể hiện qua những yếu tố “vô hình”, dù không được thể hiện ra bên ngoài nhưng được xem là những

“yếu tố cơ bản” không thể thiếu, như sự trung thực, thiện chí 3 , ngay thẳng và nguyên tắc công bằng vì mục đích chung để đạt được trọn vẹn nội dung hợp đồng

Từ xưa đến nay, đã tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau để xác định tên gọi của hợp đồng, nhưng cho đến khi BLDS năm 1995 ra đời mới được gọi là “hợp đồng dân sự” Tiếp sau đó, BLDS năm 2015 sửa đổi thuật ngữ “hợp đồng” là tên gọi chính thức và đã bỏ từ dân sự đi kèm theo sau hợp đồng Điều này rất phù hợp và thuyết phục với ý kiến đề xuất trước đó 4

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5 , các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế dần trở nên sôi động và theo thời gian sẽ phát sinh thêm nhiều dạng trao đổi nhu cầu khác nhau Để tiến hành giao kết, thực hiện một giao dịch dân sự trong đời sống xã hội thì cá nhân, pháp nhân có thể trực

1 Nguyễn Hiền Phương (Chủ biên) (2022), Pháp luật về hợp đồng dưới góc nhìn luật học so sánh, Nxb Công an nhân dân, tr.9

4 Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sỹ luật học – Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 13

5 Xem khoản 1 Điều 51 Hiến Pháp năm 2013, Xem Điều 15 Hiến Pháp năm 1992 tiếp tham gia hoặc có thể uỷ quyền cho một người khác nhân danh mình để giao kết, thực hiện giao dịch dân sự đó 6 Chế định uỷ quyền đang dần trở thành chế định trung tâm trong các quan hệ xã hội vì sự phổ biến trong đời sống, khi một bên tin tưởng hoặc có mối quan hệ thân quen thường sử dụng chế định này với mục đích thực hiện công việc bằng sự nỗ lực của người khác để đạt được mục đích cho mình

Từ thời pháp luật La Mã, uỷ quyền đã được quy định về việc một người có đầy đủ năng lực hành vi, có thể tự mình thực hiện, tuy nhiên “cũng có lúc họ có thể uỷ thác việc này cho người khác” 7

Theo từ điển Tiếng việt, “uỷ quyền là giao cho người khác thay mình sử dụng một số quyền mà luật pháp dành cho mình” 8

Theo từ điển Tiếng Việt do Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin ấn hành năm

1998 thì uỷ quyền là “Giao cho người khác một số quyền trong phạm vi quyền hành của mình” 9

Theo một tác giả: “Uỷ quyền trước hết là việc một người có quyền trao quyền đó cho người khác để thực hiện thay mình” 10

Theo các tác giả: “Uỷ quyền là một công cụ rất hữu ích bởi vì nó tạo ra điều kiện thuận lợi cho hành động của con người bởi việc vượt qua những khó khăn về khoảng cách địa lý và thời gian hạn hẹp mà chúng ta có sẵn” 11

Như vậy, uỷ quyền là việc một người giao cho người khác quyền của mình để thực hiện công việc thay cho mình Với tư cách là một trong hai hình thức đại diện được ghi nhận trong BLDS, uỷ quyền không chỉ tuân thủ những quy định của pháp luật về hợp đồng uỷ quyền mà còn phải phù hợp với các quy định chung của pháp luật liên quan tới chế định đại diện 12 Theo quy định chung về đại diện theo uỷ quyền, một bên có thể uỷ quyền cho một bên khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự 13 Như vậy, khi giao kết hợp đồng uỷ quyền, các bên còn phải thực hiện, tuân thủ theo những quy định chung về đại diện

6 Phan Vũ Linh (2015), “Bàn về chế định hợp đồng uỷ quyền của Bộ Luật Dân sự”, Tạp chí Nghề Luật (11), tr 17

7 Witold Wolodkiewicz và Maria Zablocka (1999), Luật La Mã (Dg: Lê Nết), Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr 91

8 Nguyễn Văn Xô (2008), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Thanh niên, tr 837

9 Tuấn Đạo Thanh (2011), “Vai trò của hợp đồng uỷ quyền đối với giao dịch có liên quan tới bất động sản”,

Tạp chí Nghề Luật (03), tr 35

10 Nguyễn Ngọc Điện (2005), Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh, tr 397

11 Mirela Loredana Stiolica, Roxana Goga-Vigaru, Oana Gabriela Dumitrache (2012), Contract of Mandate in the New Civil Code, Contemporary Readings in Law and Social Justice, Vol 4(2) tr 447

12 Tuấn Đạo Thanh (2011), tlđd (9), tr.35

13 Xem khoản 1 Điều 134, khoản 1 Điều 138 BLDS

Bên uỷ quyền trao quyền cho bên được uỷ quyền thực hiện công việc, tuy nhiên, bên uỷ quyền vẫn là bên chịu trách nhiệm trực tiếp với những giao dịch khi bên được uỷ quyền thực hiện Người đại diện hợp pháp không phải là chủ thể của hợp đồng mà chỉ là người thay mặt và nhân danh chủ thể hợp đồng để xác lập, thực hiện hợp đồng Trong trường hợp này, quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng không có giá trị pháp lý ràng buộc người đại diện (trực tiếp giao kết, thực hiện hợp đồng) mà chỉ có giá trị ràng buộc đối với người được đại diện 14

Sự ra đời của Bộ Luật Dân sự đầu tiên vào năm 1995 như một bước ngoặt trong ngành luật dân sự, tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng của nước ta Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định 15 Khái niệm về hợp đồng uỷ quyền vẫn không thay đổi tại BLDS năm 2005 16 và BLDS năm 2015 17 Hợp đồng uỷ quyền như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho bên uỷ quyền Hợp đồng uỷ quyền đã được hình dung, trong quan niệm truyền thống, như một kỹ thuật pháp lý đặc biệt cho phép một người (bị vướng bận hoặc ở trong tình trạng không thể trực tiếp thực hiện một công việc theo dự định do bệnh tật, do ở xa) có thể thực hiện được công việc theo dự định, một cách gián tiếp nhờ có vai trò của một người khác, hành động nhân danh mình và vì lợi ích của mình 18

Hợp đồng uỷ quyền được xác lập phải có sự tin tưởng lẫn nhau, có niềm tin sâu sắc với nhau hoặc gắn bó trong thời gian dài Xuất phát từ yếu tố đó, hợp đồng uỷ quyền thường phát sinh từ mối quan hệ ruột thịt hoặc những mối quan hệ quen biết có sự tin tưởng sâu sắc hoặc với những người có trình độ, chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định Theo quy định của BLDS Nhật Bản, việc uỷ quyền cho luật sư tham gia tố tụng ở Toà được coi như hợp đồng uỷ quyền 19

Một số hợp đồng như là: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng gia công, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng vận chuyển… thì các bên tham gia vào hợp đồng sẽ gắn trực tiếp lợi ích và tự nhân danh mình vào loại hợp đồng đó Nhưng đối với hợp đồng uỷ quyền, bên được uỷ quyền tham gia vào hợp đồng không nhân

14 Lê Minh Hùng (2010), tlđd (4), tr 20

18 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr 398

19 Bộ Tư Pháp (1995), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự Nhật Bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr

625 danh chính bản thân mình mà sử dụng danh nghĩa của bên uỷ quyền để thực hiện công việc với thái độ tận tuỵ, hết lòng vì lợi ích của bên uỷ quyền

Có tác giả cho rằng “Người đại diện theo uỷ quyền trong chế định đại diện chỉ thực hiện đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự chứ không đại diện trong mọi việc, mọi mối quan hệ.” và “Quyền năng của chủ thể trong quan hệ uỷ quyền không bị hạn chế là chỉ trong giao dịch dân sự như trong chế định đại diện” 20 Xét khía cạnh văn bản, Điều 134, Điều 138 BLDS quy định chung về việc thực hiện đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trong khi đó, khái niệm hợp đồng uỷ quyền tại Điều 562 BLDS cho thấy thoả thuận công việc uỷ quyền có phạm vi rất rộng, một bên tiến hành một hoặc một số công việc cụ thể chứ không chỉ thực hiện giao dịch dân sự

Căn cứ pháp lý, điều kiện, thủ tục đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1.2 Căn cứ pháp lý, điều kiện, thủ tục đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1.2.1 Căn cứ pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

Theo quy định của BLDS, hợp đồng uỷ quyền là một trong 13 loại hợp đồng thông dụng được quy định về quyền áp dụng biện pháp chấm dứt thực hiện hợp đồng BLDS năm 2015 quy định biện pháp chấm dứt hợp đồng của các hợp đồng liên quan đến làm một việc hay không làm một việc 58 đều là đơn phương chấm dứt thực hiện, trừ trường hợp bên đặt gia công có cả quyền huỷ bỏ hợp đồng gia công 59 Căn cứ pháp lý là cơ sở quan trọng để một trong các bên dựa vào đó để bảo vệ quyền lợi của mình, và đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là quyền để các bên có thể tự giải phóng mình khỏi hợp đồng uỷ quyền

Theo góc độ văn bản, nhà làm luật quy định bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền đều được quyền đơn phương chấm dứt Dường như nhà làm luật mong muốn tạo ra vị thế cân bằng về quyền đơn phương chấm dứt giữa các bên nên cách thức đưa ra quyền đơn phương hoàn toàn giống nhau về mặt từ ngữ Dưới góc độ lý luận, hợp đồng uỷ quyền được xác lập nhằm thực hiện công việc cho bên uỷ quyền thì sự

57 Bản án số 11/2022/DS-PT ngày 11/3/2022 về việc tranh chấp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền và bồi thường thiệt hại của TAND TP Đà Nẵng

58 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt

59 Xem khoản 3 Điều 545 BLDS cân bằng này dường như chưa được thuyết phục, bởi vì bản chất của việc giao kết hợp đồng uỷ quyền là xuất phát từ sự tin tưởng, từ đó bên uỷ quyền giao công việc cụ thể để bên được uỷ quyền thực hiện dựa trên danh nghĩa của bên ủy quyền

Thời điểm tuyên bố ý chí đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền của một trong các bên được thực hiện bất cứ lúc nào khi hợp đồng vẫn còn hiệu lực Quy định cho phép quyền đơn phương chấm dứt của một bên rất rộng, nhằm đảm bảo lợi ích của mỗi bên khi việc thực hiện thay công việc cho bên uỷ quyền không mang lại lợi ích hoặc không như trông đợi của bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền có những khó khăn khác, không thể tiếp tục thực hiện công việc, hoặc việc tiếp tục hợp đồng sẽ gây ra bất lợi, thậm chí gây ra thiệt hại cho các bên

Cũng như BLDS Việt Nam, pháp luật nước ngoài cũng quy định về quyền được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền được phép đưa ra bất cứ lúc nào khi một bên tuyên bố một cách rõ ràng về ý chí đơn phương chấm dứt của mình BLDS Nhật Bản có quy định việc ủy quyền có thể bị hủy bỏ bởi một trong hai bên vào bất kỳ lúc nào 60 BLDS Hàn Quốc có quy định mỗi bên có thể hủy bỏ hợp đồng ủy thác trong tương lai vào bất kỳ lúc nào 61 BLDS Trung Quốc có quy định người uỷ thác hoặc người được uỷ thác có thể giải trừ hợp đồng uỷ thác bất cứ lúc nào 62 BLDS Đức có quy định việc uỷ quyền có thể bị huỷ bỏ bởi người uỷ quyền và có thể bị chấm dứt bởi người được uỷ quyền vào bất kỳ lúc nào 63 Có quốc gia chỉ quy định bên uỷ quyền mới có quyền đơn phương chấm dứt/huỷ bỏ bất cứ lúc nào Cụ thể, BLDS Pháp chỉ quy định người uỷ quyền có quyền huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền bất cứ lúc nào 64 Điều này như nói lên rằng pháp luật Pháp chỉ thừa nhận quyền đương nhiên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền của bên uỷ quyền, đồng thời, nhà làm luật đang muốn hạn chế quyền từ chối việc uỷ quyền của bên được uỷ quyền 65

Nguyên nhân chấm dứt hợp đồng uỷ quyền có thể đến từ bất kỳ lý do nào, có thể do sự thay đổi hoàn cảnh hoặc từ ý chí chủ quan của một bên Đơn phương chấm dứt xuất phát từ ý chí của một bên, có những trường hợp không có sự vi phạm hợp đồng, một bên vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Pháp

60 Xem khoản 1 Điều 651 BLDS Nhật Bản

61 Xem khoản 1 Điều 689 BLDS Hàn Quốc

62 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr

274 (Xem Điều 933 BLDS Trung Quốc)

63 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (49), tr 537 (Xem khoản 1 Điều 671 BLDS Đức)

65 Xem Điều 2007 BLDS Pháp luật thừa nhận người uỷ quyền, người được uỷ quyền có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo ý mình 66 , bao gồm cả trường hợp việc tiếp tục thực hiện không mang lại lợi ích cho mình như hợp đồng dịch vụ 67 Tuy nhiên, một bên trong hợp đồng uỷ quyền chỉ được thực hiện quyền đơn phương theo cơ sở hợp pháp và thoả mãn điều kiện “báo trước” đối với trường hợp uỷ quyền không có thù lao

1.2.2 Điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

Theo Viện ngôn ngữ học, “Thông báo” là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức bằng lời nói hoặc văn bản 68

Thông báo đơn phương chấm dứt là hành động tuyên bố ý chí của một bên cho bên bị đơn phương chấm dứt về mong muốn không tiếp tục thực hiện hợp đồng Việc thông báo nhằm xác nhận thời điểm bày tỏ ý chí chắc chắn của bên muốn chấm dứt hợp đồng, trong khi đó, bên nhận thông báo sẽ xác định được thời điểm chấm dứt hợp đồng để được yêu cầu quyền và lợi ích hợp pháp của mình Theo quy định chung, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường 69 Thông báo ngay chưa được nói cụ thể như thế nào nên tác giả đồng tình với quan điểm là “phải được tiến hành một cách nhanh chóng trong một thời gian hợp lý nhất phù hợp với điều kiện” 70 Thông báo “ngay” ở đây phải được tính từ thời điểm một bên có ý chí đơn phương chấm dứt và biểu hiện ra hành động một cách nhanh chóng để bảo vệ bên bị đơn phương chấm dứt không bị ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp hoặc hạn chế được những tổn thất cho bên bị đơn phương chấm dứt do hành vi đơn phương chấm dứt

Nhà làm luật đã gây ra nhiều tranh luận khi thêm đoạn phía sau “nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”, dẫn đến có cách suy luận là không thông báo thì có thể không có quyền đơn phương chấm dứt theo quy định này Tác giả cho rằng việc thông báo để bên còn lại biết mà không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình, khi một bên đã có ý định đơn phương chấm dứt Dù trong trường hợp một bên không thông báo mà tự động chấm dứt hợp đồng thì vẫn có thể được chấp nhận, tuy nhiên phải phù hợp với căn cứ đơn phương chấm dứt hợp pháp Quy định không thông báo gây thiệt hại thì phải bồi thường là trong trường hợp một bên

66 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr 326

68 Viện Ngôn ngữ học (2006), tlđd (30), tr 952

70 Võ Thị Thanh (2012), Huỷ bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của

Bộ luật Dân sự năm 2005, Luận văn Cử nhân Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.14 không biết được hợp đồng chấm dứt mà vẫn tiếp tục thực hiện, gây tổn hại đến quyền lợi thì đương nhiên được bồi thường

Một tác giả bày tỏ quan điểm “Mặc dù, điều kiện để một bên huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm hợp đồng của bên kia, nhưng bên huỷ bỏ hợp đồng không thể huỷ bỏ hợp đồng một cách đương nhiên, mà phải thông báo cho bên kia biết về huỷ bỏ hợp đồng, trong thông báo phải nói rõ nguyên nhân dẫn đến việc huỷ bỏ hợp đồng” 71 Tuy nhiên, có tác giả lại có quan điểm khác “nên hiểu thông báo là một thủ tục, thủ tục này có thể được thực hiện hoặc không, nếu không được thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời thì chịu hệ quả bất lợi là bồi thường” 72 Hoặc là trong một số trường hợp không cần thông báo chấm dứt “khi có tranh chấp và các bên đưa tranh chấp ra Toà án thì việc thông báo là không cần thiết khi một bên yêu cầu chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng tại Toà án” 73

Tác giả theo hướng thông báo không phải là điều kiện bắt buộc trong mọi trường hợp và vì vậy, không thể suy luận rằng nếu không thông báo thì không được công nhận chấm dứt hợp đồng Trách nhiệm thông báo và trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ mang tính chất bổ sung cho nhau nhưng cũng mang tính độc lập tương đối với nhau Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phát sinh trách nhiệm bồi thường, thậm chí trách nhiệm bồi thường vẫn có thể phát sinh khi đã có thông báo nhưng không thể tránh khỏi những thiệt hại cho bên bị đơn phương chấm dứt

Trường hợp uỷ quyền không có thù lao, nhà làm luật quy định một bên phải thông báo trước một thời gian hợp lý Có tác giả cho rằng, trong trường hợp bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt thì “Khoảng thời gian hợp lý trong trường hợp này được hiểu là khoảng thời gian đủ để bên uỷ quyền có thể uỷ quyền cho người khác thay thế bên được uỷ quyền giải quyết công việc giúp mình” 74 Như vậy, theo quan điểm này tác giả cho rằng thông báo chấm dứt khoảng thời gian hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên uỷ quyền khi đã đưa ra thông báo chấm dứt Tôi cho rằng việc đơn phương chấm dứt cũng cần phải hài hoà lợi ích giữa các bên, vì vậy bên uỷ quyền đã đưa ra thông báo đơn phương chấm dứt trong khi bên được uỷ quyền là

71 Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự năm 2005 (Tập 2), Nxb Chính trị quốc gia,

72 Ngô Thị Minh Loan (2014), Huỷ bỏ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ Luật Dân sự Việt Nam, Luận văn

Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr 61

73 Nguyễn Đình Nhật (2015), tlđd (32), tr 34

74 Trương Anh Tuấn (2009), Bình luận khoa học Bộ Luật Dân sự (Phần Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng Dân sự), Nxb Lao động, tr 552 bên thụ động, thì thời gian hợp lý của việc báo trước nên được xem xét là thời hạn mà bên được uỷ quyền biết hoặc phải biết về việc đơn phương chấm dứt đó

Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1.3.1 Làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền

Một tác giả sau khi đúc kết qua nhiều tài liệu đã đưa ra khái niệm “Hiệu lực hợp đồng là giá trị pháp lý của hợp đồng nhằm làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, và hiệu lực ràng buộc mang tính cưỡng chế của hợp đồng nhằm buộc các bên tham gia phải tôn trọng và phải thi hành nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ đó” 91 Như vậy, hiệu lực của hợp đồng có hiệu lực ràng buộc các bên tham gia phải tôn trọng quyền và nghĩa vụ của nhau trong hợp đồng Điều Luật 401 BLDS có tiêu đề là “hiệu lực của hợp đồng” nhưng đến khoản

2 Điều 401 mới quy định hiệu lực ràng buộc “các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết” Khi so sánh với BLDS năm 2005, nhà làm luật đã bổ sung lại sự khẳng định hiệu lực của hợp đồng, nhưng khi trở lại quy định của BLDS năm 1995, có thể thấy rằng nội dung hiệu lực hợp đồng của BLDS năm 2015 không khác ý nghĩa với BLDS năm 2015 BLDS năm 1995 khẳng định chung “có hiệu lực bắt buộc đối với các bên” 92 Trong khi đó, BLDS 2015 lại nhấn mạnh rõ ràng và trực tiếp “phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết” 93

So sánh với BLDS Trung Quốc, hiệu lực được khẳng định ngay câu đầu tiên là Hợp đồng được thành lập hợp pháp được pháp luật bảo hộ 94 Tiếp đó, BLDS Trung Quốc quy định khi hủy bỏ hợp đồng những điều chưa thực hiện thì chấm dứt thực hiện;

90 https://plo.vn/huy-hop-dong-uy-quyen-phai-tinh-den-loi-ich-cua-ben-thu-3-post670636.html, truy cập ngày 11/8/2023

91 Lê Minh Hùng (2010), tlđd (4), tr 19 (Khái niệm "Hiệu lực hợp đồng" được trình bày trong luận án năm

2010 như đã dẫn, và tái khẳng định lại trong sách chuyền khảo Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng, Nxb Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam)

92 Xem khoản 1 Điều 404 BLDS năm 1995

94 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr

161 (Xem Điều 465 BLDS Trung Quốc) những điều đã thực hiện thì căn cứ vào tình hình thực hiện và tính chất hợp đồng, đương sự có thể yêu cầu khôi phục nguyên trạng hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục khác, đồng thời có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại 95

Trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ quyền, khi hoàn cảnh thiết lập hợp đồng bị thay đổi do nguyên nhân khách quan không thể lường trước được, thì cần có cơ chế hỗ trợ điều chỉnh hợp đồng tương ứng theo hoàn cảnh mới, phù hợp với lẽ công bằng 96 Vì vậy, nhà làm luật quy định một điều luật cụ thể cho phép đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền 97 khi một bên muốn rút lui khỏi hợp đồng nhằm đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên Nhà làm luật đã quy định quyền được sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng 98 và khoản này cũng đã bổ sung so với BLDS năm 2005, và tương thích với BLDS năm 1995 Tuy nhiên, quy định này lại không nhắc đến việc hợp đồng có thể bị đơn phương chấm dứt theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật Như vậy, dường như quy định này đã diễn đạt thiếu thông tin về khả năng “hợp đồng có thể bị đơn phương chấm dứt”

Có thể ví hiệu lực thực thi bắt buộc, và hiệu lực ngăn cấm việc từ chối thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng, là hai mặt của hiệu lực hợp đồng 99 Khi một bên yêu cầu đơn phương chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền thì hiệu lực ngăn cấm việc từ chối đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ bị mất hiệu lực ngay lập tức và không còn hiệu lực ngăn cản các bên không được rút khỏi hợp đồng Đồng thời, hiệu lực thực thi bắt buộc cũng bị chấm dứt Vì vậy, cả hai mặt của hợp đồng đều mất đi giá trị, làm cho hiệu lực của hợp đồng không thể buộc

“các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết” như thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng Lúc này các bên sẽ giải quyết hệ quả pháp lý về quyền và nghĩa vụ với nhau tại thời điểm hợp đồng uỷ quyền chấm dứt

Khi một bên đơn phương chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền thì ngay lúc đó bên được uỷ quyền phải chấm dứt sự nhân danh bên uỷ quyền trong hợp đồng uỷ quyền và đồng thời chấm dứt thực hiện công việc Quan hệ trong hợp đồng uỷ quyền là quan hệ đặc biệt, bên được uỷ quyền dùng danh nghĩa của bên uỷ quyền để thực hiện như chính công việc của mình, vì vậy khi đơn phương

95 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr 188-189 (Xem Điều 566 BLDS Trung Quốc)

96 Lê Minh Hùng (2015), Hiệu lực của hợp đồng (Sách chuyên khảo), Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.58

99 Lê Minh Hùng (2010), tlđd (4), tr.148 chấm dứt hiệu lực thì sẽ chấm dứt việc nhân danh đó Việc này nhằm tránh tình trạng bên được uỷ quyền tiếp tục thực hiện công việc gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bên uỷ quyền

Hợp đồng uỷ quyền chấm dứt sẽ làm chấm dứt mối quan hệ giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, tuy nhiên, nếu hợp đồng đã được thực hiện với người thứ ba thì giao dịch phát sinh có chấm dứt hiệu lực hay không? Điều này lại tuỳ thuộc vào thời điểm bên uỷ quyền thông báo bằng văn bản với bên thứ ba có kịp thời trước thời điểm bên thứ ba thực hiện các giao dịch theo thoả thuận với bên được uỷ quyền hay không? Việc xác định đúng và chính xác thời điểm bên uỷ quyền thông báo đơn phương chấm dứt với người thứ ba mới khẳng định được giá trị hiệu lực pháp lý của hợp đồng với người thứ ba Trên thực tế, việc thông báo hay không thông báo với người thứ ba phát sinh đa dạng, vì vậy, hợp đồng giữa người được uỷ quyền và bên thứ ba phải được xem xét về việc có thông báo hay không hoặc bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã chấm dứt và thời điểm đưa ra thông báo Một tác giả đã nêu lên năm lưu ý như sau 100 :

Một là, bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba Người thứ ba phải dừng mọi giao dịch với người được uỷ quyền về công việc mà bên được uỷ quyền đang thực hiện với người thứ ba kể từ thời điểm nhận được thông báo

Hai là, trường hợp bên uỷ quyền không thông báo về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với người thứ ba, nên người thứ ba vẫn tiếp tục giao dịch với người được uỷ quyền thì giao dịch mà người thứ ba đã ký kết với bên được uỷ quyền vẫn có hiệu lực

Ba là, tuy người thứ ba không được thông báo, nhưng người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã chấm dứt nhưng vẫn ký kết hợp đồng với bên được uỷ quyền, thì hợp đồng mà người thứ ba ký kết với bên được uỷ quyền sẽ không có hiệu lực

Bốn là, khi người thứ ba nhận được thông báo của bên uỷ quyền về việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền mà giao dịch giữa bên được uỷ quyền với người thứ ba đã hoàn thành thì hợp đồng đó vẫn có hiệu lực

Năm là, do việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nên giao dịch giữa bên được uỷ quyền với người thứ ba cũng bị dừng lại, dẫn đến gây thiệt hại cho người thứ ba, thì bên uỷ quyền phải bồi thường thiệt hại cho người thứ ba khi người thứ ba có yêu cầu và chứng minh được thiệt hại

100 Tưởng Duy Lượng (2018), “Hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015: Tiếp theo kỳ trước”, Tạp chí Toà án nhân dân (số 15), tr.11

1.3.2 Làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ khi hợp đồng uỷ quyền bị đơn phương chấm dứt

BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

Bất cập của quy định về căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.1.1 Bất cập của quy định về căn cứ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và so sánh với huỷ bỏ hợp đồng

Theo quy định tại điều 569 BLDS, các bên đều có quyền được đơn phương chấm dứt bất cứ lúc nào, cho thấy biện pháp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền dường như được nhà làm luật cho phép các bên có thể sử dụng “tuỳ thích” Nội hàm của quy phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền cho phép một bên được quyền đơn phương “bất cứ lúc nào”, tức là quyền hạn đơn phương được trao cho các bên trong hợp đồng uỷ quyền rất lớn “Bất cứ lúc nào” được hiểu là thời điểm không cần phải xác định trước, miễn là trong quá trình thực hiện hợp đồng uỷ quyền Tuy nhiên, “bất cứ lúc nào” cũng có thể được hiểu rộng ra hơn nữa, bao gồm cả trước khi hợp đồng có hiệu lực và sau khi hợp đồng hết hiệu lực Chính vì vậy, dường như thuật ngữ “bất cứ lúc nào” được đặt để chưa được chuẩn xác trong quy định này

Quy định này còn cho thấy, nhà làm luật đang muốn cân bằng vị thế giữa bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, nhưng sự cân bằng này dường như lại không thuyết phục về mặt lý luận Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ vào kỹ thuật lập pháp thì có thể nhận ra rằng, nhà làm luật đang ngầm hạn chế quyền đơn phương chấm dứt của bên được uỷ quyền trong trường hợp uỷ quyền có thù lao Điều này thể hiện ở việc khi bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt thì lại không có quy định “được yêu cầu thanh toán thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện” 121 Trong khi đó, nếu trường hợp uỷ quyền có thù lao mà bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt thì phải thanh toán thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện cho bên được uỷ quyền 122 Như vậy, trường hợp bên được uỷ quyền chủ động đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì có thể không được đòi quyền lợi về thù lao của mình Tác giả cho rằng cách quy định này được xem là gián tiếp hạn chế quyền đơn phương chấm dứt của bên được uỷ quyền, đồng thời cho thấy nhà làm luật muốn nâng trách nhiệm của bên được uỷ quyền cao hơn

Trên thực tế, bên uỷ quyền thường là bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền vì nhiều nguyên nhân như: bên được uỷ quyền thực hiện công việc không báo lại với bên uỷ quyền, chuyển nhượng tài sản không giao trả lại lợi ích cho bên uỷ quyền, thực hiện công việc quá thời hạn nhưng không mang lại kết quả như mong đợi… Rất hiếm trường hợp bên được uỷ quyền chủ động đơn phương chấm dứt, chỉ là những trường hợp bên được uỷ quyền không có thẩm quyền hoặc không thể tiếp tục thực hiện công việc uỷ quyền, xin dẫn chứng bản án 123 : Công ty YV có thoả thuận bán cừ tràm cho công ty TTP YV đã giao 7.530 cây cừ tràm với số tiền

420 triệu đồng nhưng TTP không trả đủ, còn nợ 250 triệu Giám đốc Ban quản lý (gọi tắt là BQL) đã nhận việc uỷ quyền từ TTP Do tin tưởng vào BQL nên YV đã tiếp tục chuyển thêm nhưng không thấy BQL trả tiền Sau khi nhận uỷ quyền, BQL có công văn gửi Kho bạc nhưng không được Kho bạc chấp thuận nên BQL đã đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Tại bản án này, bên được uỷ quyền là Ban quản lý đã từ chối thực hiện công việc uỷ quyền khi biết được BQL không có thẩm quyền chi trả những khoản nợ của công ty TTP Hướng giải quyết của Tòa án công nhận yêu cầu đơn phương chấm dứt của BQL là thuyết phục, bởi vì đối với những công trình thuộc hạng mục cần sự phê duyệt, nếu không có thẩm quyền thì không thể thực hiện, nên việc bên BQL yêu cầu đơn phương chấm dứt là phù hợp với quy định pháp luật

Trong thực tiễn xét xử, rất ít các quyết định, bản án được Toà án xác định quan hệ tranh chấp là đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, thường chỉ là tranh chấp hợp đồng uỷ quyền Mặt khác, nhận định và quyết định của Toà trong bản án thường dùng từ “ huỷ hợp đồng uỷ quyền ” nhưng lại căn cứ vào quy định tại Điều

569 BLDS Điều này thường xuyên xảy ra, xin dẫn chứng các bản án sau 124 : Bà Y uỷ quyền ông T tham gia vụ kiện dân sự đòi nhà cho ở nhờ Toà án nhận định do ông T vi phạm thời gian thực hiện và không đạt hiệu quả nên bà Y đã đơn phương yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền theo Điều 588 BLDS năm 2005 (Điều 569 BLDS năm 2015) Hay bản án tiếp theo 125 : Bà Q uỷ quyền cho ông A quản lý và cho thuê phòng trọ Tuy nhiên, ông A không thực hiện đúng nội dung uỷ quyền, không giao nộp tiền quản lý nhà trọ nên bà Q gửi văn bản huỷ uỷ quyền cho ông A Toà án

123 Bản án số 294/2020/DS-PT ngày 22/12/2020 về việc tranh chấp yêu cầu thực hiện nghĩa vụ uỷ quyền của TAND tỉnh Cà Mau

124 Bản án số 304/2018/DS-PT ngày 22/3/2018 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Hồ Chí Minh

125 Bản án số 100/2018/DS-PT ngày 17/5/2018 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND cấp cao tại

TP Hồ Chí Minh chấm dứt hợp đồng theo Điều 588 BLDS năm 2005 (Điều 569 BLDS năm 2015)

Một bản án khác nữa 126 : Bà N là trụ trì của Tịnh xá N.D Khi bà N thấy tuổi đã cao nên bà N uỷ quyền cho bà G, bà H thay mặt quản lý, sử dụng, xây dựng cơ sở tôn giáo Sau khi ký hợp đồng, bà G, bà H không thông báo bà N biết về việc xin giấy phép xây dựng, bản thiết kế, các hạng mục chi phí xây dựng Vì vậy, bà N có gửi văn bản chấm dứt hợp đồng uỷ quyền với bà G, bà H Toà án tuyên án huỷ hợp đồng uỷ quyền theo căn cứ Điều 569 BLDS năm 2015

Nhận xét: Trong thực tiễn xét xử, nguyên đơn thường yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền và Toà án cũng không xác định lại đúng quan hệ tranh chấp là đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nhưng lại căn cứ vào Điều khoản 569 BLDS để ra phán quyết Sự nhầm lẫn này lặp đi lặp lại trong nhiều bản án mà chưa có sự điều chỉnh, tuy rằng hai biện pháp này đều dẫn đến chấm dứt hợp đồng nhưng hậu quả pháp lý rất khác nhau Khi xác lập hợp đồng uỷ quyền, các bên hướng đến hoàn thành công việc uỷ quyền, tuy nhiên, có những trường hợp, bên được uỷ quyền chỉ thực hiện được một phần công việc Như vậy, nên công nhận những công việc đã được thực hiện nhằm đảm bảo lợi ích của các bên Biện pháp đơn phương chấm dứt là biện pháp phù hợp với bản chất đặc trưng của hợp đồng uỷ quyền Những bản án được phân tích ở các phần sau cũng lặp lại sự nhầm lẫn về yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền nên khi trích dẫn các bản án mới, tác giả không nêu lại ý kiến về việc nhầm lẫn này

Mặt khác, vẫn có Toà án xác định lại quan hệ tranh chấp là đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền mặc dù một bên yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền, xin dẫn chứng bản án 127 : Ông N uỷ quyền cho ông Đ thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ Ông N không đọc nội dung uỷ quyền, khi kiểm tra mới phát hiện bao gồm quyền định đoạt phần đất Vì vậy, ông N nhiều lần yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền Tuy ông N yêu cầu huỷ hợp đồng nhưng Toà án nhận định đây là tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng nên đã tuyên chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo Điều 569 BLDS Hoặc bản án khác 128 : Ông P uỷ quyền ông K thay mặt ông P nhận tiền bồi hoàn, nhận nền tái định cư và được quyền định đoạt, chuyển nhượng,… Sau đó, các bên xảy ra tranh chấp, ông P yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền Toà án cho rằng ý chí của ông P là yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nên đã áp

126 Bản án số 79/2017/DS-PT ngày 21/7/2017 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu

127 Bản án số 61/2022/DS-ST ngày 21/7/2022 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

128 Bản án số 15/2022/DS-PT ngày 24/01/2022 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Cần Thơ dụng Điều 569 BLDS Tại các bản án này, Tòa án đã chủ động xác định lại đúng quan hệ tranh chấp giữa các bên, từ đó tuyên chấm dứt hợp đồng ủy quyền phù hợp và thuyết phục theo Điều 569 BLDS

Trong thực tiễn, có trường hợp chính bị đơn yêu cầu xác nhận lại đúng quan hệ tranh chấp, cụ thể ở bản án 129 : Bà V uỷ quyền ông Q thực hiện các thủ tục để được cấp GCN QSDĐ Sau đó, thửa đất bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên bà V khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền Ông Q cho rằng toà án cấp sơ thẩm xác định sai quan hệ pháp luật vì ông không vi phạm nghĩa vụ nên không phải quan hệ huỷ hợp đồng uỷ quyền Đồng thời, Toà sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “tranh chấp hợp đồng uỷ quyền” là chưa chính xác, mà phải là “Đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền” Tòa án cấp phúc thẩm thừa nhận cấp sơ thẩm có sai sót khi xác định không đúng quan hệ tranh chấp

Bên cạnh đó, có Toà án đã xác định đúng quan hệ tranh chấp trong nhận định bản án Xin minh chứng bằng bản án 130 : Ông Nam uỷ quyền cho ông Thành để hoàn tất thủ tục nhận chuyển nhượng căn hộ và được quyền chuyển nhượng căn hộ Sau đó, ông Tân đã tự ý chuyển nhượng nên ông Nam đã gửi thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng và được văn phòng công chứng lập vi bằng Toà án xác định ông Nam đã đơn phương chấm dứt có căn cứ theo Điều 569 BLDS

Xét về mặt văn bản, nhà làm luật đã phân chia hai biện pháp đơn phương chấm dứt và huỷ bỏ hợp đồng, và đã có một quy định cụ thể về đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nhưng trên thực tế cũng còn tồn tại nhiều sự nhầm lẫn trong việc xác định đúng quan hệ tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Có thể thấy rằng, mặc dù pháp luật của nhiều quốc gia mặc dù không đặt ra vấn đề phân định đơn phương chấm dứt hay huỷ bỏ hợp đồng Tuy nhiên, cũng cùng với tên gọi là “huỷ bỏ” nhưng có quốc gia tuỳ từng trường hợp cụ thể mà có áp dụng được hệ quả hồi tố hay không chứ không phải lúc nào huỷ bỏ cũng chỉ với hệ quả duy nhất là hồi tố (như cách quy định của pháp luật Việt Nam) và cũng có quốc gia theo hướng huỷ bỏ không có hệ quả hồi tố 131

Tác giả ủng hộ quan điểm phân chia rõ ràng giữa biện pháp huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền và đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng uỷ quyền rất phù hợp với biện pháp đơn phương chấm

129 Bản án số 180/2020/DS-PT ngày 16/11/2020 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Bình Phước

130 Bản án số 1000/2019/DS-PT về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Hồ Chí Minh

Bất cập của quy định về thủ tục công chứng chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.3.1 Bất cập của quy định về thủ tục công chứng chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

Trong thực tế, một bên rất khó áp dụng biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Điều 51 LCC Bởi vì, điều khoản này chỉ quy định trong trường hợp sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, nhưng không quy định chấm dứt hợp đồng bằng biện pháp đơn phương chấm dứt Mặt khác, LCC yêu cầu phải có sự cam kết bằng văn bản của những người tham gia hợp đồng Trong khi đó, Điều 569 BLDS cho phép một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền rất dễ dàng

Có nhiều tác giả cho rằng có sự mâu thuẫn giữa BLDS và LCC về biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng Thông thường, việc hủy bỏ hợp đồng xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa các bên nên các bên không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng nữa Như vậy, trong trường hợp này xung đột lợi ích giữa các bên đã được đẩy đến cao trào nên rất khó để các bên cùng đến tổ chức hành nghề công chứng hủy bỏ hợp đồng trước đó 153 Thời gian qua, việc áp dụng cách thức hủy bỏ hợp đồng, giao dịch theo quy định của LCC năm 2006 là không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn cho người dân và cả cơ quan thực hiện công chứng 154

Do không có một quy định bao quát nên không có cơ sở về mặt lý luận để công chứng viên xác nhận văn bản đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng uỷ quyền từ một bên Mặt khác, một công chứng viên cho rằng khi thực hiện việc công chứng này sẽ tồn tại rất nhiều rủi ro cho công chứng viên, do rất khó xác định được việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của một bên có hợp pháp hay không? Một tác giả bày tỏ quan điểm “Có Toà cho rằng khi các bên lập hợp đồng uỷ quyền qua công chứng, chứng thực thì khi đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền

153 Cao Vũ Minh và Võ Phan Lê Nguyễn (2012), “Những bất cập và hướng sửa đổi các quy định pháp luật về công chứng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 5), tr 35

154 Lê Quang Hào, Quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của VPCC, Luận văn Thạc sĩ luật học năm

2010, tr 63 (Dẫn theo Cao Vũ Minh và Võ Phan Lê Nguyễn (2012), “Những bất cập và hướng sửa đổi các quy định pháp luật về công chứng”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 5), tr 35) đó cũng phải qua công chứng, chứng thực Nhưng, ở Toà án khác lại cho rằng chỉ cần có văn bản của một bên xác định việc đơn phương đình chỉ hợp đồng uỷ quyền là có thể chấp nhận” 155 Như vậy, trong thực tiễn tồn tại hai quan điểm khác nhau về việc công nhận văn bản chấm dứt hợp đồng uỷ quyền của các bên hay văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền từ một bên Điều 569 BLDS cho phép một bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền một cách thuận tiện, tuy nhiên việc công chứng đơn phương chấm dứt tìm ẩn khá nhiều rủi ro cho công chứng viên chứng nhận đơn phương chấm dứt Trừ khi, nếu các bên đồng ý chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì công chứng viên sẽ xác nhận Văn bản thoả thuận chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Một số công chứng viên nêu lên quan điểm là không nên chứng nhận hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng một cách vô tội vạ để tiếp tay cho hành vi bội tín 156

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có VPCC chấp nhận công chứng thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền từ một bên Từ đó, lại phát sinh thêm vấn đề là có bắt buộc công chứng văn bản đơn phương chấm dứt cùng với nơi công chứng hợp đồng uỷ quyền trước đó hay không, điều này tại khoản 2 Điều 51 LCC cũng chưa quy định về biện pháp đơn phương chấm dứt, vì vậy việc áp dụng pháp luật chưa được thống nhất trên thực tế Xin lấy dẫn chứng các bản án 157 :

Bản án số 1: Tháng 5/2019, bà A ký hợp đồng uỷ quyền cho bà B được quyền tặng cho, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bà A Hợp đồng được công chứng tại VPCC Quận Bến Nghé Tháng 5/2020, bà A đơn phương chấm dứt ủy quyền tại VPCC Quận Bình Thạnh mà không thông báo cho bà B

Bản án số 2: Vợ chồng ông C, bà D thuận tình ly hôn, về tài sản chung không yêu cầu tòa giải quyết Trước đó, vợ chồng ông C, bà D đã thỏa thuận chia tài sản chung, bà D lấy BĐS tại TP Hồ Chí Minh, ông C nhận BĐS tại Bình Thuận Đối với BĐS tại TP Hồ Chí Minh, ông C ký tặng cho bà D tại một VPCC ở TP Hồ Chí Minh Đối với BĐS tại Bình Thuận, để thuận lợi không phải ra Bình Thuận, bà D đã ký hợp đồng uỷ quyền được phép sử dụng, chuyển nhượng cho ông C tại VPCC Thủ Thiêm Sau đó, bà D bất ngờ đến VPCC Bình Thạnh đơn phương chấm dứt HĐUQ và gửi văn bản đến Văn phòng Đăng ký đất đai Bình Thuận để thông báo

155 Nguyễn Minh Hằng (2005), Tlđd 146, tr 60

156 https://plo.vn/huy-hop-dong-uy-quyen-phai-tinh-den-loi-ich-cua-ben-thu-3-post670636.html, truy cập ngày 11/8/2023

157 https://plo.vn/huy-hop-dong-uy-quyen-phai-tinh-den-loi-ich-cua-ben-thu-3-post670636.html, truy cập ngày 11/8/2023

Từ các bản án thực tế này, cho thấy các bên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng không cùng với nơi đã công chứng hợp đồng uỷ quyền trước đó mà vẫn được chấp nhận Tuy nhiên, theo ý kiến của một số tác giả thì vẫn nên công chứng thông báo đơn phương chấm dứt cùng với nơi công chứng hợp đồng uỷ quyền Bởi vì khi công chứng hợp đồng uỷ quyền thì công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia 158 , nên khi một bên đơn phương chấm dứt tại chính nơi công chứng hợp đồng ban đầu sẽ giúp cho công chứng viên nắm được nhiều thông tin, hạn chế rủi ro cho công chứng viên

2.3.2 Kiến nghị bổ sung một điều khoản mới tại Luật Công chứng về việc công nhận thông báo đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

Xuất phát từ mâu thuẫn giữa BLDS cho phép một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền “bất cứ lúc nào” và LCC chỉ công nhận huỷ bỏ hợp đồng khi có sự cam kết của các bên Tác giả cho rằng, cần có sự chỉnh sửa thống nhất để tạo mối liên kết giữa BLDS và LCC mới đảm bảo được sự thực thi trên thực tế Tác giả đề xuất Quốc Hội xem xét xây dựng một điều khoản mới tại Luật công chứng về việc cho phép công chứng văn bản thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền của một bên khi các bên đã công chứng hợp đồng ủy quyền tại chính VPCC đó Bởi vì LCC đã quy định công chứng viên khi công chứng hợp đồng uỷ quyền phải kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc uỷ quyền nên khi trở lại VPCC đã công chứng hợp đồng uỷ quyền, thì VPCC đó sẽ có đủ thông tin, cơ sở để xem xét công chứng văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền

Tuy nhiên, nếu công chứng viên yêu cầu thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng ủy quyền theo khoản 1 Điều 51 LCC thì rất khó để thực hiện dù đây là cách để hạn chế việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền một cách tuỳ tiện Trong thực tiễn, tranh chấp về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền ngày càng phổ biến và công chứng viên thường không thực hiện công chứng văn bản đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền từ một bên Nếu không được công chứng văn bản thông báo đơn phương chấm dứt, một bên sẽ phải thực hiện thủ tục khởi kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền tại Tòa án Tuy rằng thủ tục khởi kiện rất phức tạp nhưng đây là sự lựa chọn cuối cùng khi các bên thật sự muốn giải phóng khỏi sự ràng buộc của hợp đồng ủy quyền

Bất cập của quy định về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.4.1 Bất cập của quy định về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền

Về mặt văn bản, chưa có quy định chính thức và rõ ràng về hiệu lực của hợp đồng khi bị đơn phương chấm dứt tại điều 401 BLDS, quy định chỉ đề cập đến biện pháp huỷ bỏ hợp đồng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật Hợp đồng uỷ quyền là một loại hợp đồng thông dụng cụ thể và được quy định rõ ràng về biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Tuy rằng tại Điều 401 BLDS không quy định về hiệu lực của việc đơn phương chấm dứt, chúng ta vẫn có thể xem xét lại những điều khoản để nhận thấy nhà làm luật đã quy định cụ thể trường hợp ngoại lệ về đơn phương chấm dứt hợp đồng nói chung ở điều 428 BLDS và quy định riêng tại Điều 569 BLDS về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền Tuy nhiên, tác giả cho rằng việc không quy định trực tiếp tại điều 401 BLDS làm cho người đọc cảm thấy bối rối, khó hiểu trong cách tiếp cận

Xét về mặt văn bản, nhà làm luật vẫn còn bỏ ngỏ về hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền khi Điều 569 BLDS không quy định về vấn đề này Hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền có thể hiểu là chấm dứt ràng buộc giữa các bên, thoả thuận thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng uỷ quyền sẽ không có giá trị tại thời điểm chấm dứt hợp đồng Xuất phát từ việc thực hiện công việc cho bên uỷ quyền nhờ vào việc nhân danh, nên vì vậy khi chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì lúc đó việc nhân danh cũng chấm dứt ngay Khi đó, bên được uỷ quyền không được sử dụng danh nghĩa của bên uỷ quyền để thực hiện công việc và mọi giao dịch phát sinh từ thời điểm đã chấm dứt hiệu lực sẽ không còn giá trị pháp lý Hợp đồng ủy quyền được giao kết thường do niềm tin sâu sắc giữa các bên, nên khi đơn phương chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ủy quyền thì chính lúc này bên được ủy quyền không có bất cứ quyền gì và cũng không có quyền nhân danh bên ủy quyền

Pháp luật của Nhật Bản có quy định một điều khoản cụ thể về chấm dứt hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền 159 Điều 652 BLDS Nhật Bản quy định hiệu lực của sự huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền sẽ áp dụng theo Điều 620 BLDS Nhật Bản về quy định về hủy bỏ hợp đồng thuê là việc hủy bỏ đó chỉ có hiệu lực trong tương lai, tức là hủy bỏ hợp đồng ủy quyền cũng chỉ có giá trị hủy bỏ trong tương lai

159 Xem Điều 652 BLDS Nhật Bản

Về mặt văn bản, BLDS Việt Nam không quy định cơ chế giải quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt cho riêng hợp đồng uỷ quyền mà sẽ được giải quyết theo điều khoản chung Khi chấm dứt hợp đồng thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ 160 , tức là các bên được giải phóng nghĩa vụ trong tương lai, tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng đến thời điểm chấm dứt hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý Đối với nghĩa vụ thông báo cho người thứ ba của bên uỷ quyền, thời điểm thông báo đơn phương chấm dứt có ý nghĩa quan trọng để xác định hiệu lực hợp đồng phát sinh với người thứ ba Trong thực tế, có trường hợp bên uỷ quyền đã thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản với người thứ ba phù hợp với Điều 569 BLDS, tuy nhiên việc thông báo này không có giá trị bởi vì bên uỷ quyền đã nhầm lẫn về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phát sinh với người thứ ba, vì vậy, giao dịch giữa bên được uỷ quyền và bên thứ ba vẫn được đảm bảo giá trị pháp lý, cụ thể dẫn chứng qua bản án 161 sau: Ông T và bà M là chủ sở hữu nhà đất Trước khi xuất cảnh, ông bà lập hợp đồng uỷ quyền cho con gái là bà C được toàn quyền định đoạt nhà đất Hợp đồng không có thù lao, thời hạn 10 năm và được chứng thực vào ngày 01/01/2001 Ngày 01/01/2002, bà C đã thế chấp căn nhà cho Ngân hàng V để vay 1 tỷ đồng trong thời hạn 03 năm Khi hay tin, ngày 01/01/2003, ông bà đã lập văn bản xin huỷ hợp đồng uỷ quyền, đồng thời cũng đã thông báo bằng văn bản cho ngân hàng biết về việc hợp đồng uỷ quyền chấm dứt Sau đó, ngân hàng vẫn tiến hành phát mãi căn nhà khi bà C không có khả năng thanh toán nợ sau thời hạn 03 năm Về Việt Nam, ông bà đã ngăn cản Ngân hàng phát mãi vì cho rằng ông bà đã thực hiện đúng thủ tục thông báo phù hợp theo Điều 588 BLDS năm 2005 (tương ứng Điều 569 BLDS năm

2015) nên từ đó Toà án xác định hợp đồng thế chấp vô hiệu, Ngân hàng không có quyền phát mãi vì ông bà không vay tiền ngân hàng

Trong trường hợp này, một quan điểm cho rằng, bà C là bên được uỷ quyền hợp pháp nên mọi giao dịch phát sinh theo thoả thuận uỷ quyền thì ông bà phải có nghĩa vụ thực hiện Ở bản án này, dù ông bà có thông báo hay không thông báo vào ngày 01/01/2003 thì hợp đồng thế chấp với ngân hàng vẫn đương nhiên có hiệu lực 162 Bởi

161 Võ Quốc Tuấn (2013), tlđd (79), tr 25-26

162 Võ Quốc Tuấn (2013), tlđd (79), tr 26 vì thời điểm xác lập hợp đồng vay nợ là ngày 01/01/2002, thì khi đó hợp đồng phát sinh với người thứ ba đã có hiệu lực Nên sau đó, bà C không có khả năng trả nợ thì quyền phát mãi căn nhà là quyền đương nhiên của ngân hàng Toà án phán quyết hợp đồng thế chấp vô hiệu là chưa xác đáng theo quy định của Điều 588 BLDS năm 2005 (tương ứng với Điều 569 BLDS năm 2015)

Tác giả đồng ý với quan điểm thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền có thể khiến những giao dịch sau đó vô hiệu và ông bà không có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch sau thời điểm thông báo trong trường hợp ông bà thông báo chấm dứt hợp đồng uỷ quyền mà thời điểm đó bà C và Ngân hàng còn ký thêm gia hạn hợp đồng hoặc tăng số tiền vay 163 Như vậy, việc xác định đúng thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng giữa bên được ủy quyền và người thứ ba rất quan trọng, từ đó các bên mới bảo vệ được quyền và lợi ích của mình một cách hợp pháp

Quan hệ uỷ quyền tồn tại hai quan hệ pháp luật: bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền, bên uỷ quyền và bên thứ ba Một điều chưa thuyết phục khi nhà làm luật quy định trong trường hợp bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền thì chỉ có bên uỷ quyền phải thông báo với người thứ ba, mặc dù trong một số trường hợp, bên uỷ quyền và bên thứ ba không có nhiều thông tin về nhau Tác giả cho rằng, dù thừa nhận bên uỷ quyền là bên có quyền lợi và nghĩa vụ đối với bên thứ ba, nhưng vẫn cần ràng buộc trách nhiệm của bên được uỷ quyền khi bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt Bởi vì bên uỷ quyền đã trao quyền cho bên được uỷ quyền nhân danh mình để thực hiện công việc, từ đó có thể phát sinh giao dịch với người thứ ba thì bên được ủy quyền cũng phải có trách nhiệm thông báo với người thứ ba Bên được ủy quyền là bên giao dịch trực tiếp với người thứ ba chứ không phải bên uỷ quyền nên trong nhiều trường hợp, bên thứ ba không thể biết đầy đủ thông tin về tình trạng hiệu lực của hợp đồng uỷ quyền

2.4.2 Kiến nghị bổ sung trường hợp được quyền rút khỏi hợp đồng tại Điều 401 Bộ Luật dân sự và điều chỉnh quy định về trách nhiệm thông báo với người thứ ba khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt

2.4.2.1 Bổ sung trường hợp được quyền rút khỏi hợp đồng tại Điều 401 Bộ Luật dân sự

Nhà làm luật đã quy định riêng biệt hai biện pháp được quyền chấm dứt hợp đồng là đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng 164 và huỷ bỏ hợp đồng 165 Như

163 Võ Quốc Tuấn (2013), tlđd (79), tr 26

165 Xem Điều 428 BLDS vậy, để cụ thể và rõ ràng khi tiếp cận, tác giả đề xuất Quốc Hội bổ sung trực tiếp ngoại lệ đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vào điều 401 BLDS Việc quy định rõ, đúng nội hàm của điều khoản giúp các bên dễ tiếp cận để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Như vậy, nội dung của điều tại khoản 2 Điều 401 BLDS cần sửa đổi lại như sau: “Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi, bị đơn phương chấm dứt, bị huỷ bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật”

2.4.2.2 Điều chỉnh quy định về trách nhiệm thông báo với người thứ ba khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt

Tác giả cho rằng việc xác định đúng và chính xác thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phát sinh với người thứ ba có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định giá trị hiệu lực của chính hợp đồng đó khi bên uỷ quyền thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền Nếu xác định sai thời điểm có hiệu lực của hợp đồng phát sinh với người thứ ba thì dù ra thông báo đúng theo quy định Điều 569 BLDS, thì bên uỷ quyền vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ do bên được uỷ quyền cam kết với bên thứ ba Do vậy, tác giả đồng ý với quan điểm chỉnh sửa lại quy định về trách nhiệm thông báo với người thứ ba khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt và đề xuất Quốc Hội xem xét sự sửa đổi này, cụ thể như sau “Bên uỷ quyền phải thông báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng, đồng thời phải có trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện đã xác lập cho đến thời điểm thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền” 166

Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.5.1 Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền

Khi bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, nhà làm luật lại không quy định tương ứng là bên được uỷ quyền được quyền yêu cầu hoàn trả thù lao với những công sức mình đã bỏ ra Quy định này mâu thuẫn với quy định chung là bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện 167 Điều khoản chung quy định bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện Trong khi đó, đối với việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ

166 Võ Quốc Tuấn (2013), tlđd (79), tr 26

167 Xem khoản 3 Điều 428 BLDS quyền, nhà làm luật lại không quy định trực tiếp tại Điều 569 BLDS Tác giả cho rằng có thể phát sinh hai cách hiểu khác nhau:

Thứ nhất: Bên được uỷ quyền vẫn được quyền yêu cầu thanh toán thù lao theo phần công việc đã thực hiện theo căn cứ theo khoản 3 Điều 428 BLDS mặc dù tại khoản 2 điều 569 BLDS không quy định

Thứ hai: Quy định tại điều 569 BLDS là quy định áp dụng trực tiếp khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nên phải tuân thủ quy định này Việc không đặt ra quy định bên được uỷ quyền có quyền yêu cầu thanh toán thù lao thì bên được uỷ quyền sẽ bị mất quyền này khi chủ động đơn phương chấm dứt

So sánh pháp luật nước ngoài, có thể thấy rằng pháp luật một số quốc gia không phân chia đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền của mỗi bên theo uỷ quyền có thù lao hay không có thù lao, mà chỉ quy định cơ chế đơn phương chấm dứt chung cho hợp đồng uỷ quyền BLDS Nhật Bản quy định bên được uỷ quyền vẫn có thể yêu cầu hoàn trả thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện nếu chấm dứt uỷ quyền vì những lý do không liên quan bên được ủy quyền 168 Hay BLDS Hàn Quốc cũng có quy định về việc người được ủy quyền hủy bỏ hợp đồng trong quá trình người được ủy quyền thực hiện các công việc được ủy thác vì bất kỳ nguyên nhân nào không thuộc về người được ủy quyền, thì người được ủy quyền được hưởng thù lao tương ứng với công việc đã được mình quản lý 169

Mặt khác, quy định tại Điều 569 BLDS cũng không đề cập đến trường hợp bên uỷ quyền đã thanh toán toàn bộ thù lao cho bên được uỷ quyền, nhưng một bên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn, vậy thì bên uỷ quyền có thể yêu cầu bên được uỷ quyền hoàn trả thù lao với tương ứng với những công việc chưa thực hiện không? Theo tác giả, quy định này chưa làm rõ nhưng về lý luận chung, bên được uỷ quyền chỉ được nhận phần thù lao tương ứng đối với công việc đã thực hiện và bên uỷ quyền chỉ phải có trách nhiệm thanh toán phần thù lao đó Vì vậy, bên uỷ quyền có quyền yêu cầu hoàn trả phần dư ra của thù lao tương ứng với việc thực hiện công việc của bên được uỷ quyền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng Xin dẫn chứng bản án 170 như sau:

Ngày 16/01/2018, chị T có lập giấy uỷ quyền cho anh Đ đại diện chị T tham gia giải quyết khiếu nại và thực hiện giải quyết tranh chấp giữa chị T và ông S

168 Xem khoản 3 Điều 648 BLDS Nhật Bản

169 Xem khoản 3 Điều 686 BLDS Hàn Quốc

170 Bản án số 254/2019/DS-PT ngày 30/8/2019 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Bến Tre

Thời hạn là cho đến khi hoàn thành công việc và anh Đ đã nhận đủ thù lao là 15 triệu đồng Ngày 25/6/2015, anh Đ và chị T cùng tham gia buổi giải quyết khiếu nại Các bên đồng ý với kết quả, nhưng sau đó anh Đ không liên hệ với chi nhánh văn phòng đăng ký đất lập thủ tục cấp đổi diện tích Đồng thời, không tiến hành làm thủ tục cấp đổi sổ và việc tranh chấp đất với ông S cũng chưa thực hiện Do đó, chị yêu cầu huỷ văn bản uỷ quyền Toà án cho rằng anh Đ có tham gia giải quyết xong khiếu nại, thực hiện một nửa công việc nên mức thù lao anh nhận được tương ứng 1/2 công việc thoả thuận, vì vậy, anh Đ phải hoàn trả chị T lại 7,5 triệu đồng

Nhận xét: Trong bản án này, khi các bên thoả thuận nội dung của hợp đồng uỷ quyền bao gồm 02 công việc cụ thể: thứ nhất là thực hiện giải quyết khiếu nại và thứ hai là giải quyết tranh chấp giữa bên uỷ quyền (chị T) và ông S Bên được uỷ quyền (anh Đ) đã thực hiện xong công việc khiếu nại nhưng sau đó anh Đ lại không thực hiện các thủ tục sau khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho chị T, đồng thời không thực hiện các công việc giải quyết tranh chấp với ông S Khi đơn phương chấm dứt, anh Đ đã nhận toàn bộ số tiền thù lao nhưng chưa thực hiện toàn bộ công việc uỷ quyền, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa các bên, bên được uỷ quyền phải hoàn trả lại cho bên uỷ quyền một nửa thù lao đã nhận Trong bản án này, Toà án đã vượt ra khỏi quy định tại Điều 569 BLDS khi tuyên bên được uỷ quyền phải hoàn trả lại thù lao cho bên uỷ quyền Tuy nhiên, khi xét về góc độ lý luận thì cách giải quyết của Toà án rất thuyết phục, sự hoàn trả này nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của các bên

Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp, dù trong hợp đồng uỷ quyền không thoả thuận về thù lao, tuy nhiên, có những văn bản kèm theo xác định có thù lao cụ thể theo điều kiện thực hiện và các bên đồng ý các văn bản này là phần không tách rời với hợp đồng uỷ quyền thì tuỳ từng trường hợp, có thể được xem như là có thoả thuận thù lao Điều này thể hiện qua bản án 171 như sau:

Bà Y ký kết hợp đồng uỷ quyền với ông T tham gia vụ kiện dân sự đòi nhà cho ở nhờ, hợp đồng không có thù lao Các bên ông T sẽ nhận được thù lao 600 triệu đồng khi bà Y nhận được chìa khoá nhà và các giấy tờ Thời hạn thoả thuận là

01 năm 06 tháng sau, vụ án có quyết định tạm đình chỉ do chờ kết quả vụ án khác mà bà Y có quyền, nghĩa vụ liên quan Khi nhận thấy công việc không tiến triển, bà

Y đã đơn phương yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền và ông T nhận được thông báo

171 Bản án số 304/2018/DS-PT ngày 22/3/2018 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Hồ Chí Minh chấm dứt qua bưu điện Ông T yêu cầu thù lao là 550 triệu đồng nhưng bà Y cho rằng ông T chưa thực hiện được gì Còn ông T cho rằng đã thực hiện công việc khác nên ông T được quyền hưởng thù lao Tuy nhiên, ông T không có bằng chứng chứng minh rằng chi phí 02 vụ án tính chung với nhau Bà T tự nguyện thanh toán cho ông T là 25 triệu đồng và Toà án tuyên án ghi nhận sự hỗ trợ của của T

Nhận xét: Các bên thoả thuận hợp đồng uỷ quyền không có thù lao tuy nhiên tại biên bản cam kết cho thấy rằng ông T khi hoàn thành công việc theo uỷ quyền sẽ nhận được số tiền là 600 triệu đồng Xét về mặt văn bản, quy định tại Điều 562 BLDS cho rằng bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận trong hợp đồng uỷ quyền Tuy nhiên, xét về bản chất thì việc thoả thuận thù lao là việc của đôi bên, vì vậy dù được thoả thuận trong một văn bản khác, nhưng các bên không ai phản đối về văn bản cam kết đó thì xem như các bên có thoả thuận về thù lao giải quyết công việc Hướng giải quyết của Tòa án không chấp nhận yêu cầu thù lao của bên được ủy quyền, tuy nhiên có thể thấy rằng Tòa án không phản đối hiệu lực của văn bản cam kết kèm theo của hợp đồng ủy quyền

Mặt khác, trong bản án này, các bên chưa thống nhất được thanh toán khoản tiền tương ứng với công sức thực hiện công việc của ông T Về mặt văn bản, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền bất kỳ lúc nào rất dễ dàng nhưng hậu quả của việc xác định thù lao tương ứng cho các bên gây ra không ít khó khăn Trong bản án này, các bên thoả thuận thù lao ban đầu là 600 triệu, tuy nhiên khi thực hiện công việc, ông T có thực hiện công việc của bà Y nhưng công việc này không liên quan về đối tượng của hợp đồng uỷ quyền đã thoả thuận, nhưng công việc khác là cơ sở để tiến hành nội dung uỷ quyền mà các bên đã giao kết Mặc dù cho rằng các bên có thoả thuận thù lao nhưng rất hiếm khi các bên định lượng mỗi phần công việc tương ứng giá trị bao nhiêu hoặc thoả thuận trả thù lao theo tiến độ công việc, vì vậy, rất dễ xảy ra tranh chấp trên thực tế Trong trường hợp này, Toà án cũng rất lúng túng trong việc xác định thù lao tương ứng với công sức mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra, trong khi xét theo hợp đồng uỷ quyền thì chưa có bằng chứng ông T đã thực hiện công việc Toà án cho rằng ông T đã vi phạm thời gian thực hiện công việc là 01 năm nhưng 03 năm sau vẫn chưa có kết quả nên Toà theo hướng chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là có cơ sở Toà án theo hướng ông T đã vi phạm và chưa thể hiện được kết quả công việc nên không nhận được thù lao theo thỏa thuận và công nhận sự tự nguyện hỗ trợ 25 triệu đồng của bà Y

Trong thực tiễn xét xử, không ít các bản án tranh chấp về việc xác định thù lao theo phần công việc đã thực hiện, cụ thể ở bản án 172 :

Anh V và anh L có ký với nhau hợp đồng uỷ quyền ngày 01/01/2018, Giấy uỷ quyền ngày 12/01/2018, ngày 24/01/2018 với nội dung: Anh L nộp thông báo nhận đơn khởi kiện, nộp đơn khởi kiện sửa đổi, tham gia tố tụng, Thời hạn kể từ ngày 24/01/2018 đến khi kết thúc vụ kiện Thù lao là 10 triệu đồng Ngày 26/01/2018, Toà án đã thụ lý đơn khởi kiện do anh L thực hiện các thủ tục nộp đơn nên anh V đã trả thù lao 3 triệu đồng cho anh L Đến ngày 12/9/2019, anh V làm văn bản thông báo chấm dứt uỷ quyền với anh L Từ ban đầu anh V tin rằng anh L là Luật sư do có treo biển hiệu Luật sư nhưng qua tìm hiểu thì phát hiện anh L không phải là Luật sư Anh L yêu cầu thanh toán 7 triệu còn lại kèm lãi suất chậm trả tuy nhiên Toà án không chấp nhận vì cho rằng anh L chỉ thực hiện một phần công việc và anh V cũng đã trả trước 3 triệu đồng, tương ứng với phần công việc anh L đã thực hiện

Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.6.1 Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt

Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền phải báo trước một thời gian hợp lý cho bên được uỷ quyền Một tác giả bày tỏ rằng: “Liệu người được uỷ quyền còn có lợi ích để thực hiện một công việc không có thù lao thay cho người khác, trong khi chính người khác đó không thấy có lợi ích trong việc nhờ người được uỷ quyền làm thay mình và đã quyết định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền? Rõ hơn, người được uỷ quyền thường sẽ ngưng ngay công việc đang thực hiện theo hợp đồng uỷ quyền, khi được người uỷ quyền thông báo về việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không chờ đến hết một thời hạn” 181 Tôi cho rằng trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao mà các bên không có sự trao đổi các lợi ích vật chất nào khác thì khả năng cao bên được uỷ quyền chấm dứt ngay công việc Tuy nhiên, trong mối quan hệ hợp đồng uỷ quyền, ngoài vấn đề thù lao còn có thể việc phát sinh nhiều lợi ích khác: như chi phí ứng trước của bên được uỷ quyền hay chi phí tạm ứng bên uỷ quyền, khoản lãi cho cho phí tạm ứng, khoản tiền tạm ứng nhưng sử dụng cho mục đích riêng,…thì bên được ủy quyền chưa hẳn ngưng ngay công việc Hoàn trả các lợi ích khi một bên đơn phương chấm dứt rất khó giải quyết trên thực tế, bởi vì còn phải xác định bên nào sử dụng lợi ích lớn hơn phần đáng lẽ mình được hưởng, rồi sau đó yêu cầu hoàn trả phần dư ra cho bên có quyền

Nhà làm luật quy định bên được uỷ quyền có nghĩa vụ giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật 182 “Tài sản đã nhận” ở đây có thể bao gồm cả khoản tiền tạm ứng mà bên uỷ quyền đã giao nhưng quy định này không

181 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr 433-434

182 Xem khoản 5 Điều 565 BLDS làm rõ được điều đó Xét khía cạnh của bên được ủy quyền, khi đã ứng trước chi phí để thực hiện công việc thì khi một bên đơn phương chấm dứt, bên được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền hoàn trả khoản tiền đã ứng trước còn dư khi thực hiện công việc Một tác giả nêu quan điểm “Riêng tiền bạc do người uỷ quyền giao có thể được sử dụng để trang trải các chi phí cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của người uỷ quyền: người này chỉ phải hoàn trả những gì còn lại” 183

Nhà làm luật cũng quy định về trách nhiệm của bên uỷ quyền thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền bỏ ra thực hiện công việc 184 , liệu rằng theo quy định này có bao gồm cả trách nhiệm hoàn trả những khoản mà bên được uỷ quyền đã ứng trước Các quy định chung về quyền và nghĩa vụ chưa thật sự rõ ràng và tại quy định Điều 569 BLDS lại không đặt ra trách nhiệm hoàn trả các lợi ích khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền khiến cho người đọc cảm thấy không có một cơ sở chắc chắn Quy định tại khoản 3 Điều 567 BLDS chỉ nói về chi phí hợp lý mà không quy định rõ chi phí hợp lý có bao gồm cả chi phí ứng trước của bên được ủy quyền để thực hiện công việc hay không? So sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Hàn Quốc có quy định về trách nhiệm của bên uỷ quyền phải ứng trước cho bên được uỷ quyền 185 hoặc trường hợp bên được uỷ quyền đã thanh toán chi phí thì bên uỷ quyền phải hoàn trả những chi phí mà bên được uỷ quyền đã hoàn trả chi phí kèm lãi suất theo yêu cầu 186

BLDS Nhật Bản quy định người uỷ quyền phải trả một khoản tạm ứng cho những chi phí yêu cầu của người được ủy quyền 187 BLDS Nhật Bản cũng quy định trường hợp người được uỷ quyền đã thanh toán các chi phí cần thiết cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, thì người được ủy quyền có thể yêu cầu người ủy quyền hoàn trả các chi phí đó và bất kỳ khoản lãi nào từ ngày phát sinh chi phí đó 188

BLDS Trung Quốc quy định người uỷ thác phải thanh toán trước phí uỷ thác xử lý sự vụ Nếu người được uỷ thác ứng trước chi phí để xử lý sự vụ uỷ thác, người uỷ thác phải hoàn trả lại chi phí và thanh toán lãi suất 189

183 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr 415

185 Xem Điều 687 BLDS Hàn Quốc

186 Xem khoản 1 Điều 688 BLDS Hàn Quốc

187 Xem Điều 649 BLDS Nhật Bản

188 Xem khoản 1 Điều 650 BLDS Nhật Bản

189 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr 271 (Xem Điều 921 BLDS Trung Quốc)

BLDS Pháp quy định về việc người ủy quyền phải hoàn trả các khoản tiền ứng trước và chi phí mà người được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền 190 và người uỷ quyền không được yêu cầu giảm mức hoàn trả chi phí và tiền ứng trước khi người được uỷ quyền không có lỗi, kể cả trong trường hợp công việc được ủy quyền không hoàn thành Ngoài ra, BLDS Pháp còn quy định người ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà người được ủy quyền đã ứng trước, tính từ ngày ứng trước 191

Trong trường hợp bên được uỷ quyền đã dùng tiền tạm ứng của bên uỷ quyền để tư lợi thì có nghĩa vụ hoàn trả lãi suất cho khoản tiền sử dụng không đúng đó, điều này cũng chưa được quy định tại Điều 569 BLDS Trong trường hợp bên được uỷ quyền sử dụng tiền của bên uỷ quyền nhằm mục đích riêng thì bên uỷ quyền có được yêu cầu hoàn trả tiền gốc và thanh toán lãi suất hay không, điều này cũng chưa được ghi nhận cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật

So sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Hàn Quốc quy định người được ủy quyền đã dùng tiền cho bất kỳ mục đích riêng nào mà đáng lẽ phải giao cho người ủy quyền hoặc số tiền đó sẽ được sử dụng vì lợi ích của người ủy quyền, thì bên được uỷ quyền phải trả lãi cho số tiền đó kể từ ngày bên được uỷ quyền tiêu số tiền đó 192 Hay BLDS Nhật Bản quy định bên được ủy quyền đã tiêu xài những khoản tiền mà bên được ủy quyền phải giao cho bên ủy quyền để tư lợi hoặc bất kỳ khoản tiền nào sẽ được sử dụng vì lợi ích của bên được ủy quyền, thì bên được ủy quyền phải trả lãi trong thời hạn kể từ ngày tiêu dùng đó 193 BLDS Pháp cũng quy định người được ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà mình đã sử dụng cho mục đích riêng, tính từ ngày bắt đầu sử dụng 194

Trong thực tiễn xét xử, việc hoàn trả lợi ích phát sinh đa dạng qua việc tạm ứng một phần của bên ủy quyền và bên được ủy quyền sử dụng số tiền tạm ứng cho công việc ngoài công việc ủy quyền Tác giả xin dẫn chứng một bản án như sau 195 :

Ngày 24/01/2018, ông H ủy quyền cho ông N thực hiện trồng rừng, thời hạn là 05 năm Hợp đồng không có thù lao Ngày 19/5/2020, các bên tiếp tục ký hợp đồng uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền theo thời hạn trong GCN QSDĐ Ông H cho rằng ông N đã vi phạm nghĩa vụ khi đã xây dựng một số công trình trên đất mà chưa có

192 Xem điều 685 BLDS Hàn Quốc

193 Xem điều 647 BLDS Nhật Bản

195 Bản án số 12/2022/DS-PT ngày 04/7/2022 về việc Tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Hoà Bình sự đồng ý và chưa đảm bảo tiến độ trồng rừng Mặt khác, Ông H khai rằng đã đưa ông N 2,7 tỷ nhưng ông N cho rằng chỉ nhận tạm ứng là 2,093 tỷ đồng Nên ngày 17/5/2021, ông H thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền Sau đó, ông

N đã nộp đơn khởi kiên buộc ông H tiếp tục hợp đồng ủy quyền Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của ông N Toà án cấp phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và việc điều tra, xác minh chưa đầy đủ

Nhận xét: Ở bản án này, tồn tại các vấn đề: lời khai chênh lệch về số tiền tạm ứng của bên ủy quyền; thực hiện các công trình không đúng mục đích; không thực hiện trồng rừng theo đúng diện tích và tỷ lệ phát triển cây rừng rất chậm Ông

H đã tạm ứng cho ông N một khoản tiền để thực hiện trồng rừng, tuy nhiên khoản tiền hai bên khai nhận không thống nhất với nhau, bên được ủy quyền chỉ nhận 2,093 tỷ đồng Vấn đề này chưa được cấp sơ thẩm làm rõ Hơn nữa, thực tế ông N đã thực hiện các công việc không đúng mục đích công việc ủy quyền như: xây cổng vào kiên cố, tường bao, khu thờ tự tâm linh

Bất cập của quy định về hoàn trả các tài liệu, hồ sơ và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.7.1 Bất cập của quy định về hoàn trả các tài liệu, hồ sơ

Nhà làm luật không quy định trong trường hợp bên ủy quyền đã trao những tài liệu, hồ sơ như là một công cụ để bên được ủy quyền thực hiện công việc uỷ quyền thì khi một bên đơn phương chấm dứt, bên được ủy quyền có trách nhiệm hoàn trả các giấy tờ đó cho bên uỷ quyền hay không? Một tác giả cho rằng “Luật có quy định nghĩa vụ hợp tác của bên uỷ quyền, mà một phần của nghĩa vụ đó là cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết cho việc thực hiện công việc của người uỷ quyền nhưng lại không quy định nghĩa vụ hoàn trả những thứ ấy sau khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt” 199

Trong thực tiễn xét xử, dường như Toà án đã vượt ra khỏi Điều 569 BLDS để buộc bên được uỷ quyền hoàn trả lại các tài liệu, hồ sơ khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền Tác giả xin dẫn chứng bản án như sau 200 : Ông N uỷ quyền cho ông Đ nhận đặt cọc, chuyển nhượng, tặng cho,… diện tích đất mà ông có QSDĐ Hợp đồng có thoả thuận thù lao Ông N đã giao GCN QSDĐ cho ông Đ nhưng khi yêu cầu trả lại thì ông Đ không giao lại Khi phát hiện có nội dung ủy quyền được quyền định đoạt, ông N nhiều lần yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng nhưng ông Đ không thực hiện Toà án tuyên chấm dứt hợp đồng và buộc ông Đ giao lại bản chính GCN QSDĐ cho ông N Một bản án khác 201 : Ông Đ uỷ quyền cho ông T để thực hiện các thủ tục nhận đất tại khu TĐC Hoà Liên 5 Ông T đã bỏ nhiều thời gian, công sức để giúp ông Đ nhận các giấy tờ: Giấy biên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng ngày 03/10/2018 của Ban tiếp công dân thành phố; Thông báo về việc nhận tiền và bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án ngày 25/3/2016;

199 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr 415

200 Bản án số 61/2022/DS-ST ngày 21/7/2022 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

201 Bản án số 11/2022/DS-PT ngày 11/3/2022 về việc tranh chấp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền và bồi thường thiệt hại của TAND TP Đà Nẵng

Bảng tính giá trị đền bù ngày 09/01/2014; Biên bản chi tiền đền bù; Biên bản tiếp nhận mặt bằng ngày 12/4/2016, và nhiều công văn khác của Trung tâm PT Quỹ đất, Ban tiếp công dân thành phố, Chi nhánh Trung tâm PTQĐ số 3, Hội đồng GPMB huyện Hoà Vang Sau đó, ông Đ mới được bố trí 02 quỹ đất khác Ở các bản án này,

Toà án buộc bên được uỷ quyền phải hoàn trả các tài liệu, giấy tờ quan trọng đã có được khi thực hiện công việc uỷ quyền lại cho bên uỷ quyền Hướng giải quyết của Tòa án là thuyết phục, bên được ủy quyền phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho bên uỷ quyền bởi vì bên uỷ quyền vẫn là chủ thể sở hữu đối với những những giấy tờ này và chúng gắn chặt với nhân thân của bên uỷ quyền

So sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Pháp quy định rằng người ủy quyền có thể yêu cầu người được ủy quyền phải giao lại văn bản tư chứng thư về việc ủy quyền, hoặc bản gốc hợp đồng ủy quyền nếu các bên được cấp bản gốc, hoặc bản sao công chứng hợp đồng ủy quyền nếu bản gốc do công chứng viên giữ 202

2.7.2 Kiến nghị bổ sung quy định hoàn trả tài liệu, hồ sơ giữa các bên tại khoản 2 và khoản 3 Điều 569 Bộ Luật Dân sự

Khi các bên xác lập hợp đồng uỷ quyền, bên được uỷ quyền được quyền nhân danh bên uỷ quyền thực hiện công việc, kèm theo đó bên uỷ quyền thường sẽ trao cho bên được uỷ quyền các giấy tờ, tài liệu, hồ sơ để thực hiện công việc cho thuận tiện Do vậy, khi chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, bên được uỷ quyền đương nhiên có nghĩa vụ hoàn trả các giấy tờ đó Tác giả cho rằng, cần thiết bổ sung quy định về trách nhiệm quan trọng này đối với bên được uỷ quyền và quyền yêu cầu hoàn trả của bên uỷ quyền, vì những tài liệu, hồ sơ đó sẽ luôn là phương tiện cần thiết để bên uỷ quyền tự thực hiện công việc hoặc bên uỷ quyền tiếp tục uỷ quyền cho người khác thực hiện công việc Từ đó, tác giả đề xuất với Quốc Hội bổ sung quy định về quyền của bên uỷ quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền liên quan đến hoàn trả tài liệu, hồ sơ tương ứng tại khoản 2 và khoản 3 Điều 569 BLDS khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, cụ thể:

Tại khoản 2 Điều 569 BLDS quy định “Bên uỷ quyền có quyền yêu cầu bên được uỷ quyền hoàn trả tài liệu, hồ sơ đã nhận từ bên uỷ quyền” và tương ứng tại khoản 3 Điều 569 BLDS quy định: “Bên được uỷ quyền phải hoàn trả tài liệu, hồ sơ đã nhận từ bên uỷ quyền” Quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 569 BLDS sẽ được hoàn thiện ở kiến nghị phần 2.8.2

Bất cập của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.8.1 Bất cập của quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, nhà làm luật lại không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên đơn phương chấm dứt So sánh với pháp luật nước ngoài thấy rằng đa số các nước không phân chia thành trường hợp ủy quyền có thù lao hay trường hợp không có thù lao, cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể xảy ra trong tất cả các trường hợp BLDS Hàn Quốc quy định một điều khoản bồi thường thiệt hại chung cho cả bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền khi một bên hủy bỏ ủy quyền trong tương lai mà không có lý do chính đáng và điều đó gây ra bất lợi cho bên kia, thì bên đó phải bồi thường cho bên kia mọi thiệt hại do việc hủy bỏ hợp đồng 203 Điều khoản này nói về biện pháp huỷ bỏ hợp đồng, tuy nhiên nhấn mạnh việc huỷ bỏ trong tương lai, tức vẫn thừa nhận giá trị hợp đồng đến thời điểm chấm dứt BLDS Nhật Bản quy định nếu một bên hủy bỏ hợp đồng ủy quyền vào thời điểm bất lợi cho bên kia thì bên hủy bỏ ủy quyền phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ những căn cứ không thể tránh khỏi 204

BLDS Đức đưa ra quy định ràng buộc đối với bên được ủy quyền chỉ được chấm dứt hợp đồng theo cách mà người uỷ quyền có thể sắp xếp thực hiện giao dịch theo cách khác, trừ khi có lý do chính đáng Nếu không có lý do chính đáng thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho người uỷ quyền 205 BLDS Pháp quy định bên được uỷ quyền có quyền từ chối việc ủy quyền bằng cách thông báo quyết định từ chối cho người ủy quyền biết Tuy nhiên, nếu việc từ chối này gây thiệt hại cho người ủy quyền thì người được ủy quyền phải bồi thường, trừ trường hợp người được ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc được ủy quyền vì nếu tiếp tục thì người được ủy quyền sẽ phải chịu thiệt hại đáng kể 206

BLDS Trung Quốc có phân chia bồi thường thiệt hại dựa vào loại hợp đồng không thanh toán (không có thù lao) 207 và có thanh toán (có thù lao) 208 Nếu vì giải trừ hợp đồng mà gây thiệt hại cho đối phương, trừ trường hợp nguyên nhân không

203 Xem khoản 2 Điều 689 BLDS Hàn Quốc

204 Xem khoản 2 Điều 651 BLDS Nhật Bản

205 Trường Đại học Luật Hà Nội (2014), tlđd (49), tr 537 (Xem khoản 2 Điều 671 BLDS Đức)

207 “A gratuitous entrustment contract” được dịch là không thanh toán

208 “A non-gratuitous entrustment contract” được dịch là có thanh toán thể quy trách nhiệm cho đương sự, bên giải trừ trong hợp đồng uỷ thác không thanh toán có trách nhiệm bồi thường cho đối phương những thiệt hại phát sinh trực tiếp do việc chấm dứt không đúng thời hạn, bên giải trừ trong hợp đồng uỷ thác có thanh toán phải bồi thường cho đối phương những tổn thất phát sinh trực tiếp và những lợi ích có thể đạt được 209 Như vậy, quy định BLDS Trung Quốc có hai ý nghĩa: (1) trách nhiệm bồi thường thiệt hại được chia ra thành có thanh toán (có thù lao) và không thanh toán (không có thù lao); (2) quy định trực tiếp trách nhiệm bồi thường những lợi ích có thể đạt được trong trường hợp hợp đồng uỷ thác có thanh toán tại điều khoản huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền

Trong thực tiễn xét xử, hầu như các bản án đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền có sự tranh chấp về bồi thường thiệt hại là uỷ quyền không có thù lao Lúc đó, Toà án sẽ linh hoạt giải quyết yêu cầu bồi thường, xin dẫn chứng bản án 210 :

Ngày 12/01/2016, Ông Đ được bố trí 01 lô đất tại khu TĐC Hoà Liên 5 Ngày 07/11/2017, ông Đ uỷ quyền cho ông T thay mặt ông nộp tiền, bốc thăm lô đất và nhận đất làm các thủ tục xin cấp và nhận GCNQSDĐ cho ông Đ Thời hạn uỷ quyền 10 năm, hợp đồng không có thù lao Do hết quỹ đất, Ban giải phóng mặt bằng đã bố trí cho ông Đ 01 lô đất chính và 01 lô phụ tại Khu dân cư phía Tây Bắc Đối tượng của hợp đồng ủy quyền là khu TĐC Hòa Liên 5 nhưng không còn nên ông Đ yêu cầu chấm dứt hợp đồng Tại phiên họp hoà giải ngày 28/01/2021, ông Đ đồng ý bồi thường cho ông T số tiền là 350 triệu đồng, nhưng Toà án cấp sơ thẩm đã thiếu sót khi không công nhận sự thoả thuận của các đương sự Ở cấp sơ thẩm, ông T yêu cầu bồi thường là 500 triệu đồng, nhưng tại phiên toà phúc thẩm ông chỉ yêu cầu 200 triệu đồng nên To à án buộc ông bồi thường 200 triệu đồng

Nhận xét: Sau khi ký hợp đồng uỷ quyền, ông T đã tiến hành các công việc, liên hệ các cơ quan chức năng và được phản hồi qua nhiều giấy tờ hành chính quan trọng Việc ông Đ không được nhận đất như ban đầu là do yếu tố khách quan là quỹ đất không còn, chứ không phải vì lý do ông T không thực hiện các công việc theo uỷ quyền Vì vậy, những công sức làm đơn thư cầu cứu, khiếu nại khắp nơi đến các

Cơ quan chức năng trong thời gian gần một năm thì ông Đ mới được bố trí hai lô đất khác Toà án theo hướng công nhận yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông T là

209 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr 274 (Xem Điều 933 BLDS Trung Quốc)

210 Bản án số 11/2022/DS-PT ngày 11/3/2022 về việc tranh chấp chấm dứt hợp đồng uỷ quyền và bồi thường thiệt hại của TAND TP Đà Nẵng

200 triệu đồng là hoàn toàn có căn cứ và thuyết phục, cho thấy rằng việc bồi thường thiệt hại cho ông T thể hiện qua việc ông đã bỏ nhiều công sức, thời gian để thực hiện công việc theo ủy quyền

Hay bản án 211 khác: Tháng 6/2016 ông N có yêu cầu ông L tư vấn, trợ giúp pháp lý về tranh chấp đất đai Tháng 10/2018, ông N uỷ quyền cho ông L để tham gia tranh chấp Sau đó, ông N bị xử phạt hành chính vào tháng 12/2018 nên đã uỷ quyền ông L tham gia tố tụng Hai hợp đồng uỷ quyền không có thù lao Tháng 12/2019, ông N yêu cầu thanh lý hợp đồng nhưng ông không ký vào khi biên bản thanh lý Ông N cho rằng các bên thoả thuận 15% phí khi hoàn thành nhiệm vụ nhưng thực tế ông L không hoàn thành nhiệm vụ được uỷ quyền Ông L thừa nhận đã gọi điện báo trước việc chấm dứt hợp đồng trong thời gian hợp lý Ông L yêu cầu thanh toán tiền công theo phần đã thực hiện là 300 triệu đồng, bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt là 100 triệu đồng và bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại theo Điều 592 BLDS nhưng ông không đưa ra được căn cứ chứng minh Toà án theo hướng chấp nhận chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nhưng không chấp nhận yêu cầu thanh toán tiền công và bồi thường thiệt hại

Nhận xét: Trong bản án này, hợp đồng không có thù lao nên khi một bên đơn phương chấm dứt một thời gian hợp lý thì Toà án xem xét bên được uỷ quyền có thực hiện hay không thực hiện công việc Ông N thừa nhận có thoả thuận phí nhưng ông L không hoàn thành công việc nên ông N mới không thanh toán tiền công theo yêu cầu, mà ban đầu các bên cũng không thoả thuận hợp đồng có thù lao nên Toà án không công nhận là phù hợp

Về phần bồi thường thiệt hại, khi ông N đơn phương chấm dứt, thì cần phải xét có hay không việc ông L đã bỏ công sức ra để thực hiện công việc Tình tiết cho thấy ông L không thực hiện công việc, chưa bỏ công sức và chưa có thiệt hại phát sinh thì Toà án không chấp nhận yêu cầu của bên được uỷ quyền là thuyết phục Nhà làm luật quy định bên uỷ quyền có trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhưng phải trở về nguyên tắc chung là “có thiệt hại thì mới bồi thường” Khi xem xét bồi thường thiệt hại do một bên đơn phương chấm dứt thì cần xem xét đến công sức và khả năng hoàn thành công việc của bên được uỷ quyền Ngoài ra, yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại cũng không được Toà án chấp nhận là thuyết phục vì ông L đã không hoàn thành nhiệm vụ công việc của

211 Bản án số 18/2022/DS-ST ngày 02/8/2022 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang mình nên đó là cơ sở cho thấy ông L chưa bị thiệt hại về danh dự, uy tín, nhân phẩm và quan trọng hơn là ông L không chứng minh được mình bị thiệt hại

2.8.2 Kiến nghị bổ sung quy định được bồi thường những thiệt hại đáng lẽ được hưởng trong trường hợp uỷ quyền có thù lao và trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao của các bên

Về mặt lý luận, trách nhiệm bồi thường thiệt hại là sự bù đắp cho bên bị thiệt hại những giá trị bị mất đi và những lợi ích đáng lẽ họ được hưởng nếu hợp đồng vẫn diễn biến như bình thường Nhà làm luật đã không quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, điều này dường như chưa thuyết phục khi thiệt hại thực tế có thể phát sinh và có thể thấy trong thực tiễn, Toà án đã vượt ra khỏi Điều 569 để buộc một bên bồi thường thiệt hại cho bên còn lại Bên được uỷ quyền thoả thuận thực hiện công việc không có thù lao mà lại bị đơn phương chấm dứt, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện, công sức mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra và cả niềm tin mà bên được uỷ quyền dành cho bên uỷ quyền nên vì vậy, bên được uỷ quyền có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao và nên được quy định tại Điều 569 BLDS

Ngày đăng: 14/10/2024, 09:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w