CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
2.6. Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt và kiến nghị hoàn thiện pháp luật
2.6.1. Bất cập của quy định về hoàn trả các lợi ích giữa các bên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt
Trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền phải báo trước một thời gian hợp lý cho bên được uỷ quyền. Một tác giả bày tỏ rằng: “Liệu người được uỷ quyền còn có lợi ích để thực hiện một công việc không có thù lao thay cho người khác, trong khi chính người khác đó không thấy có lợi ích trong việc nhờ người được uỷ quyền làm thay mình và đã quyết định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền? Rõ hơn, người được uỷ quyền thường sẽ ngưng ngay công việc đang thực hiện theo hợp đồng uỷ quyền, khi được người uỷ quyền thông báo về việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không chờ đến hết một thời hạn”181. Tôi cho rằng trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao mà các bên không có sự trao đổi các lợi ích vật chất nào khác thì khả năng cao bên được uỷ quyền chấm dứt ngay công việc. Tuy nhiên, trong mối quan hệ hợp đồng uỷ quyền, ngoài vấn đề thù lao còn có thể việc phát sinh nhiều lợi ích khác: như chi phí ứng trước của bên được uỷ quyền hay chi phí tạm ứng bên uỷ quyền, khoản lãi cho cho phí tạm ứng, khoản tiền tạm ứng nhưng sử dụng cho mục đích riêng,…thì bên được ủy quyền chưa hẳn ngưng ngay công việc.
Hoàn trả các lợi ích khi một bên đơn phương chấm dứt rất khó giải quyết trên thực tế, bởi vì còn phải xác định bên nào sử dụng lợi ích lớn hơn phần đáng lẽ mình được hưởng, rồi sau đó yêu cầu hoàn trả phần dư ra cho bên có quyền.
Nhà làm luật quy định bên được uỷ quyền có nghĩa vụ giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật182. “Tài sản đã nhận” ở đây có thể bao gồm cả khoản tiền tạm ứng mà bên uỷ quyền đã giao nhưng quy định này không
181 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr. 433-434.
182 Xem khoản 5 Điều 565 BLDS.
làm rõ được điều đó. Xét khía cạnh của bên được ủy quyền, khi đã ứng trước chi phí để thực hiện công việc thì khi một bên đơn phương chấm dứt, bên được ủy quyền có quyền yêu cầu bên ủy quyền hoàn trả khoản tiền đã ứng trước còn dư khi thực hiện công việc. Một tác giả nêu quan điểm “Riêng tiền bạc do người uỷ quyền giao có thể được sử dụng để trang trải các chi phí cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ của người uỷ quyền: người này chỉ phải hoàn trả những gì còn lại”183.
Nhà làm luật cũng quy định về trách nhiệm của bên uỷ quyền thanh toán chi phí hợp lý mà bên được uỷ quyền bỏ ra thực hiện công việc184, liệu rằng theo quy định này có bao gồm cả trách nhiệm hoàn trả những khoản mà bên được uỷ quyền đã ứng trước. Các quy định chung về quyền và nghĩa vụ chưa thật sự rõ ràng và tại quy định Điều 569 BLDS lại không đặt ra trách nhiệm hoàn trả các lợi ích khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền khiến cho người đọc cảm thấy không có một cơ sở chắc chắn. Quy định tại khoản 3 Điều 567 BLDS chỉ nói về chi phí hợp lý mà không quy định rõ chi phí hợp lý có bao gồm cả chi phí ứng trước của bên được ủy quyền để thực hiện công việc hay không? So sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Hàn Quốc có quy định về trách nhiệm của bên uỷ quyền phải ứng trước cho bên được uỷ quyền185 hoặc trường hợp bên được uỷ quyền đã thanh toán chi phí thì bên uỷ quyền phải hoàn trả những chi phí mà bên được uỷ quyền đã hoàn trả chi phí kèm lãi suất theo yêu cầu186.
BLDS Nhật Bản quy định người uỷ quyền phải trả một khoản tạm ứng cho những chi phí yêu cầu của người được ủy quyền187. BLDS Nhật Bản cũng quy định trường hợp người được uỷ quyền đã thanh toán các chi phí cần thiết cho việc thực hiện công việc được ủy quyền, thì người được ủy quyền có thể yêu cầu người ủy quyền hoàn trả các chi phí đó và bất kỳ khoản lãi nào từ ngày phát sinh chi phí đó188
BLDS Trung Quốc quy định người uỷ thác phải thanh toán trước phí uỷ thác xử lý sự vụ. Nếu người được uỷ thác ứng trước chi phí để xử lý sự vụ uỷ thác, người uỷ thác phải hoàn trả lại chi phí và thanh toán lãi suất189.
183 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr. 415.
184 Xem khoản 3 Điều 567 BLDS.
185 Xem Điều 687 BLDS Hàn Quốc.
186 Xem khoản 1 Điều 688 BLDS Hàn Quốc.
187 Xem Điều 649 BLDS Nhật Bản
188 Xem khoản 1 Điều 650 BLDS Nhật Bản.
189 Lê Khánh Linh, Trương Huỳnh Nga, Nguyễn Minh Tâm, Hoàng Thảo Anh, Trần Kiên (2020), tlđd (25), tr. 271 (Xem Điều 921 BLDS Trung Quốc).
BLDS Pháp quy định về việc người ủy quyền phải hoàn trả các khoản tiền ứng trước và chi phí mà người được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền190 và người uỷ quyền không được yêu cầu giảm mức hoàn trả chi phí và tiền ứng trước khi người được uỷ quyền không có lỗi, kể cả trong trường hợp công việc được ủy quyền không hoàn thành. Ngoài ra, BLDS Pháp còn quy định người ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà người được ủy quyền đã ứng trước, tính từ ngày ứng trước191.
Trong trường hợp bên được uỷ quyền đã dùng tiền tạm ứng của bên uỷ quyền để tư lợi thì có nghĩa vụ hoàn trả lãi suất cho khoản tiền sử dụng không đúng đó, điều này cũng chưa được quy định tại Điều 569 BLDS. Trong trường hợp bên được uỷ quyền sử dụng tiền của bên uỷ quyền nhằm mục đích riêng thì bên uỷ quyền có được yêu cầu hoàn trả tiền gốc và thanh toán lãi suất hay không, điều này cũng chưa được ghi nhận cụ thể trong văn bản quy phạm pháp luật.
So sánh với pháp luật nước ngoài, BLDS Hàn Quốc quy định người được ủy quyền đã dùng tiền cho bất kỳ mục đích riêng nào mà đáng lẽ phải giao cho người ủy quyền hoặc số tiền đó sẽ được sử dụng vì lợi ích của người ủy quyền, thì bên được uỷ quyền phải trả lãi cho số tiền đó kể từ ngày bên được uỷ quyền tiêu số tiền đó192. Hay BLDS Nhật Bản quy định bên được ủy quyền đã tiêu xài những khoản tiền mà bên được ủy quyền phải giao cho bên ủy quyền để tư lợi hoặc bất kỳ khoản tiền nào sẽ được sử dụng vì lợi ích của bên được ủy quyền, thì bên được ủy quyền phải trả lãi trong thời hạn kể từ ngày tiêu dùng đó193. BLDS Pháp cũng quy định người được ủy quyền phải trả lãi trên số tiền mà mình đã sử dụng cho mục đích riêng, tính từ ngày bắt đầu sử dụng194.
Trong thực tiễn xét xử, việc hoàn trả lợi ích phát sinh đa dạng qua việc tạm ứng một phần của bên ủy quyền và bên được ủy quyền sử dụng số tiền tạm ứng cho công việc ngoài công việc ủy quyền. Tác giả xin dẫn chứng một bản án như sau195:
Ngày 24/01/2018, ông H ủy quyền cho ông N thực hiện trồng rừng, thời hạn là 05 năm. Hợp đồng không có thù lao. Ngày 19/5/2020, các bên tiếp tục ký hợp đồng uỷ quyền, thời hạn uỷ quyền theo thời hạn trong GCN QSDĐ. Ông H cho rằng ông N đã vi phạm nghĩa vụ khi đã xây dựng một số công trình trên đất mà chưa có
190 Xem Điều 1999 BLDS Pháp.
191 Xem Điều 2001 BLDS Pháp.
192 Xem điều 685 BLDS Hàn Quốc.
193 Xem điều 647 BLDS Nhật Bản.
194 Xem Điều 1996 BLDS Pháp.
195 Bản án số 12/2022/DS-PT ngày 04/7/2022 về việc Tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Hoà Bình.
sự đồng ý và chưa đảm bảo tiến độ trồng rừng. Mặt khác, Ông H khai rằng đã đưa ông N 2,7 tỷ nhưng ông N cho rằng chỉ nhận tạm ứng là 2,093 tỷ đồng. Nên ngày 17/5/2021, ông H thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Sau đó, ông N đã nộp đơn khởi kiên buộc ông H tiếp tục hợp đồng ủy quyền. Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của ông N. Toà án cấp phúc thẩm cho rằng cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và việc điều tra, xác minh chưa đầy đủ.
Nhận xét: Ở bản án này, tồn tại các vấn đề: lời khai chênh lệch về số tiền tạm ứng của bên ủy quyền; thực hiện các công trình không đúng mục đích; không thực hiện trồng rừng theo đúng diện tích và tỷ lệ phát triển cây rừng rất chậm. Ông H đã tạm ứng cho ông N một khoản tiền để thực hiện trồng rừng, tuy nhiên khoản tiền hai bên khai nhận không thống nhất với nhau, bên được ủy quyền chỉ nhận 2,093 tỷ đồng. Vấn đề này chưa được cấp sơ thẩm làm rõ. Hơn nữa, thực tế ông N đã thực hiện các công việc không đúng mục đích công việc ủy quyền như: xây cổng vào kiên cố, tường bao, khu thờ tự tâm linh.
Mặt khác, đã có kết luận của các cơ quan chức năng là ông N không thực hiện đúng tiến độ, ông N khai rằng đã trồng được 270 ha cây keo. Tuy vậy, UBND xã M đã có công văn đề nghị dừng xây dựng trồng rừng, vì kết quả trồng rừng gần 200ha, cây trồng được chỉ chiếm 20%, nhưng lại còi cọc, phát triển chậm. Ở vấn đề này, cấp sơ thẩm cũng không tiến hành thẩm định để xác định rõ việc ông H trồng rừng trên diện tích bao nhiêu ha, có đúng vị trí được uỷ quyền hay không, tiến độ trồng rừng đã đến giai đoạn nào mà đã buộc các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng là chưa xác đáng. Khi ông H đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền thì giữa các bên phải cần xác định lại lợi ích đã nhận, số tiền đã nhận có phần nào sử dụng cho mục đích riêng hay không, từ đó mới xác định được trách nhiệm của các bên và phát sinh trách nhiệm hoàn trả các lợi ích sau đó. Ở bản án này, Tòa án cấp phúc thẩm đã có nhiều sai sót nên Tòa phúc thẩm hủy bỏ bản án sơ thẩm là thuyết phục.
Khi thực hiện công việc có phát sinh giao dịch với bên thứ ba, ở trường hợp bên được ủy quyền đã nhận được lợi ích từ bên thứ ba thì khi bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt có thể sẽ phát sinh tranh chấp về việc hoàn trả lại lợi ích đó cho bên uỷ quyền. Tác giả xin dẫn chứng bản án sau đây196:
196 Bản án số 07/2022/DS-PT ngày 23/02/2022 về việc Tranh chấp về nghĩa vụ giao lại tài sản, lợi ích theo hợp đồng uỷ quyền của Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng.
Ông Đ, bà T ủy quyền cho ông H được quyền chuyển nhượng, tặng cho, cầm cố,… phần đất. Ông H đã chuyển nhượng lại cho NLQ1 và NLQ2. Toà án nhận định rằng ông H thực hiện đúng công việc uỷ quyền và công việc uỷ quyền đã hoàn thành. Vì vậy, hợp đồng uỷ quyền chấm dứt theo quy định của Điều 589 BLDS năm 2005 (Điều 569 BLDS năm 2015). Sau đó, ông Đ chết trong quá trình tham gia tố tụng, bà T và những người thừa kế yêu cầu ông H hoàn trả lại tài sản, lợi ích thu được. Tuy nhiên các bên không có thoả thuận lợi ích thu được mà ông H phải trả cho bà T là bao nhiêu nên căn cứ vào giá trị chuyển nhượng thực hiện khi công chứng là 200 triệu đồng (thay vì 600 triệu đồng theo giá trị thực tế) và lãi suất các bên thống nhất là 0,1%/tháng là 22tr893 ngàn đồng. Toà án theo hướng chấp nhận yêu cầu hoàn trả tiền theo hợp đồng đã được công chứng và lãi suất thống nhất.
Nhận xét: Toà án căn cứ theo Điều 588 BLDS năm 2005 (tương ứng Điều 569 BLDS năm 2015) để xác định chấm dứt hợp đồng uỷ quyền và yêu cầu bên được uỷ quyền hoàn trả lại lợi ích thu được. Dường như Toà án đã ra phán quyết vượt ra khỏi Điều 569 BLDS bởi vì quy định này không ràng buộc về nghĩa vụ hoàn trả lợi ích mà bên được ủy quyền nhận được từ bên thứ ba. Hướng giải quyết của Toà án là thuyết phục mặc dù Điều 569 BLDS không quy định, nhưng việc hoàn trả này hoàn toàn phù hợp về mặt lý luận. Bởi vì bản chất của việc xác lập hợp đồng uỷ quyền là bên được uỷ quyền làm thay cho bên uỷ quyền và thực hiện công việc nhằm mang lại lợi ích cho bên uỷ quyền. Thêm vào đó, việc yêu cầu hoàn trả thêm lãi suất 0,1%/tháng cũng phù hợp theo quy định pháp luật.
2.6.2. Đồng ý với quan điểm cho rằng việc hoàn trả các lợi ích giữa các bên là đương nhiên khi hợp đồng uỷ quyền chấm dứt
Nhà làm luật có quy định về trách nhiệm của bên được uỷ quyền phải giao lại lợi ích thu được khi thực hiện công việc mà bên được ủy quyền đã nhận của bên thứ ba197. Cho đến nay, chưa có văn bản pháp luật nào có quy định đặc biệt liên quan đến việc này. “Thoả thuận về việc giao trả” chỉ có thể là thoả thuận về cách thức giao trả và về những tài sản, lợi ích không cần giao trả. Nói rõ hơn, người được uỷ quyền có nghĩa vụ giao trả tài sản, lợi ích thu được cho người uỷ quyền mà không cần phải có thoả thuận và, trừ trường hợp có thoả thuận khác, tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện uỷ quyền phải được giao trả toàn bộ198. Tác giả đồng ý với quan điểm người được ủy quyền khi nhận lợi ích của bên thứ ba theo thỏa thuận
197 Xem khoản 5 Điều 565 BLDS.
198 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr. 416.
công việc trong hợp đồng ủy quyền thì khi đơn phương chấm dứt, nghĩa vụ giao trả tài sản, lợi ích thu được cho người ủy quyền là đương nhiên mà không cần phải thỏa thuận. Trên thực tế, yêu cầu hoàn trả lợi ích phát sinh đa dạng giữa các bên, nhưng dựa trên bản chất việc xác lập của hợp đồng ủy quyền là thực hiện công việc vì lợi ích của bên ủy quyền, vì vậy, bên còn lại phải giao lại lợi ích đã nhận là phù hợp về mặt lý luận.