Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp Đồng Ủy quyền theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 42 - 46)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT

1.3. Hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền

1.3.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Về mặt văn bản, Điều 569 BLDS chỉ đặt ra quy định trong trường hợp ủy quyền có thù lao, một bên có thể phát sinh trách bồi thường thiệt hại cho bên còn lại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Tại khoản 1 Điều 569 BLDS, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt nhưng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên được uỷ quyền. Theo khoản 2 Điều 569 BLDS, bên được uỷ quyền cũng có quyền đơn phương chấm khi đơn phương chấm dứt chỉ phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền trong trường hợp có thiệt hại nên nhà làm luật đã bổ sung vào từ “nếu có”. Đây là bổ sung mới tại khoản 2 Điều 569 BLDS 2015 so với điều 588 BLDS 2005. Một tác giả bày tỏ “Dù chỉ là một sự thay đổi nhỏ nhưng hoàn toàn phù hợp bởi vì việc bồi thường thiệt hại chỉ đặt ra khi có thiệt hại”114.

Tại Điều 569 BLDS, nhà làm luật không đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với trường hợp uỷ quyền không có thù lao cho bên uỷ quyền và bên được uỷ

113 Xem Điều 2004 BLDS Pháp.

114Đỗ Văn Đại (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ 2, có bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 472.

quyền. Theo lý luận chung, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì đều có khả năng xảy ra thiệt hại nên việc không quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao là chưa thuyết phục và có thể không đáp ứng được nguyên tắc “cân bằng lợi ích” giữa các bên trong hợp đồng. Khi không quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, có thể sẽ khiến một bên khó khăn trong việc yêu cầu bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế xảy ra.

Ở trường hợp khác, một quan điểm bày tỏ “nên có quy định, theo đó người uỷ quyền theo một hợp đồng có thời hạn và không có thù lao mà đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng uỷ quyền phải bồi thường cho người được uỷ quyền về những thiệt hại có thể xảy ra cho người sau này”115. Tôi đồng ý với quan điểm này, bởi khi bên uỷ quyền đơn phương trước thời hạn được xác định và uỷ quyền không có thù lao thì bên được uỷ quyền xứng đáng được bảo vệ khi đã sẵn sàng thực hiện công việc không có thù lao theo thời hạn xác định, lúc đó bên được ủy quyền đã chủ động sắp xếp công việc của mình, vì vậy, bên uỷ quyền đơn phương chấm dứt có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho những công sức đóng góp vào việc thực hiện được phần công việc theo ủy quyền. Việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại mang tính bù đắp này thể hiện công bằng và bình đẳng trong quan hệ dân sự116.

Thiệt hại vật chất bao gồm: (1) tổn thất về tài sản; (2) chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại; (3) thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút117. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, một bên đơn phương chấm dứt có thể gây ra thiệt hại về thu nhập của bên còn lại. Ngoài ra, một trong những điểm mới của BLDS năm 2015 là đã mở rộng phạm vi thiệt hại được bồi thường “Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại”118. Bồi thường thiệt hại mang tính chất đền bù cho người có quyền (bên bị vi phạm) những lợi ích mà lẽ ra họ được hưởng theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật119.

Về mặt văn bản, Điều 569 BLDS không quy định bên bị đơn phương chấm dứt được yêu cầu bồi thường những lợi ích có thể đạt được trong cả trường hợp có

115 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd (10), tr. 434.

116 Đỗ Văn Đại và Grimaldi Michel (2020), Bộ luật Dân sự mới của Việt Nam – Góc nhìn Pháp – Việt, Nxb.

Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.180.

117 Xem khoản 2 Điều 361 BLDS.

118 Xem khoản 2 Điều 419 BLDS.

119 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (58), tr. 337.

thù lao và không có thù lao. Ở điều khoản chung, bên bị đơn phương chấm dứt có thể yêu cầu bồi thường những lợi ích có thể được hưởng, vì vậy, nếu nhà làm luật quy định trực tiếp lợi ích có thể được hưởng vào Điều 569 BLDS sẽ giúp cho người đọc hiểu được trực tiếp hơn.

Mặt khác, nhà làm luật đã quy định việc giải quyết hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân được giải quyết theo theo định của BLDS và luật khác có liên quan120 mà không quy định tương tự đối với biện pháp đơn phương chấm dứt. Như vậy, khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền thì bên bị đơn phương chấm dứt rất khó yêu cầu bồi thường thiệt hại liên quan đến quyền nhân thân. Tác giả cho rằng, hợp đồng uỷ quyền là loại hợp đồng liên quan đến thực hiện công việc cụ thể nên khi bị đơn phương chấm dứt, nhà làm luật không xét đến những thiệt hại do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm hại là phù hợp.

120 Xem khoản 4 Điều 427 BLDS.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tại chương 1 tác giả đã làm rõ những vấn đề chung về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Thứ nhất, tác giả đi vào mô tả khái niệm hợp đồng uỷ quyền, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền và đã đưa ra được khái niệm chung về Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền. Tiếp theo, tác giả đã mô tả những đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, từ việc phân tích những đặc điểm chung của đơn phương chấm dứt hợp đồng đến những đặc điểm riêng của đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nhằm làm nổi bật đề tài Luận văn của mình. Cuối cùng của phần này, tác giả đưa ra ba (03) trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền kèm theo ví dụ minh hoạ là: Chủ thể đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền, Đơn phương có căn cứ pháp luật và đơn phương không có căn cứ pháp luật, Nội dung công việc không còn (Đối tượng công việc không còn).

Thứ hai, tác giả đi vào phân tích căn cứ pháp lý của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền theo Điều 569 Bộ Luật Dân sự và làm rõ điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền. Thủ tục đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền còn nhiều khó khăn trên thực tế khi biện pháp đơn phương chấm dứt hợp đồng chưa được quy định trong Luật Công chứng một cách rõ ràng như biện pháp huỷ bỏ hợp đồng.

Thứ ba, tác giả đi vào phân tích hậu quả pháp lý của đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền. Trước tiên là về hậu quả làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng ủy quyền đã cam kết. Tiếp theo là việc hoàn trả các lợi ích giữa các bên từ thời điểm hợp đồng ủy quyền chấm dứt, bao gồm cả việc thanh toán thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện, hoàn trả các lợi ích và hoàn trả tài liệu, giấy tờ liên quan đến công việc được uỷ quyền. Phần cuối cùng của phần này, tác giả nhận xét, đánh giá quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền.

Như vậy, ở chương 1 tác giả đã nêu lên những vấn đề chung về quy định đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền để tạo tiền đề cho chương 2 tiếp tục phân tích những vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Từ đó, tác giả sẽ đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, tạo ra nguồn tài liệu đáng tin cậy để người đọc tham khảo và phát triển thêm những vấn đề mới của đề tài hoặc trích dẫn vào những đề tài khác có liên quan.

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp Đồng Ủy quyền theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)