Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp Đồng Ủy quyền theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG 2. BẤT CẬP CỦA QUY ĐỊNH VỀ ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

2.5. Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền và kiến nghị hoàn thiện pháp luật

2.5.1. Bất cập của quy định về thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền

Khi bên được uỷ quyền đơn phương chấm dứt trong trường hợp uỷ quyền không có thù lao, nhà làm luật lại không quy định tương ứng là bên được uỷ quyền được quyền yêu cầu hoàn trả thù lao với những công sức mình đã bỏ ra. Quy định này mâu thuẫn với quy định chung là bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện167. Điều khoản chung quy định bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. Trong khi đó, đối với việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ

166 Võ Quốc Tuấn (2013), tlđd (79), tr. 26.

167 Xem khoản 3 Điều 428 BLDS.

quyền, nhà làm luật lại không quy định trực tiếp tại Điều 569 BLDS. Tác giả cho rằng có thể phát sinh hai cách hiểu khác nhau:

Thứ nhất: Bên được uỷ quyền vẫn được quyền yêu cầu thanh toán thù lao theo phần công việc đã thực hiện theo căn cứ theo khoản 3 Điều 428 BLDS mặc dù tại khoản 2 điều 569 BLDS không quy định.

Thứ hai: Quy định tại điều 569 BLDS là quy định áp dụng trực tiếp khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền nên phải tuân thủ quy định này. Việc không đặt ra quy định bên được uỷ quyền có quyền yêu cầu thanh toán thù lao thì bên được uỷ quyền sẽ bị mất quyền này khi chủ động đơn phương chấm dứt.

So sánh pháp luật nước ngoài, có thể thấy rằng pháp luật một số quốc gia không phân chia đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền của mỗi bên theo uỷ quyền có thù lao hay không có thù lao, mà chỉ quy định cơ chế đơn phương chấm dứt chung cho hợp đồng uỷ quyền. BLDS Nhật Bản quy định bên được uỷ quyền vẫn có thể yêu cầu hoàn trả thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện nếu chấm dứt uỷ quyền vì những lý do không liên quan bên được ủy quyền168. Hay BLDS Hàn Quốc cũng có quy định về việc người được ủy quyền hủy bỏ hợp đồng trong quá trình người được ủy quyền thực hiện các công việc được ủy thác vì bất kỳ nguyên nhân nào không thuộc về người được ủy quyền, thì người được ủy quyền được hưởng thù lao tương ứng với công việc đã được mình quản lý169.

Mặt khác, quy định tại Điều 569 BLDS cũng không đề cập đến trường hợp bên uỷ quyền đã thanh toán toàn bộ thù lao cho bên được uỷ quyền, nhưng một bên đã đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn, vậy thì bên uỷ quyền có thể yêu cầu bên được uỷ quyền hoàn trả thù lao với tương ứng với những công việc chưa thực hiện không? Theo tác giả, quy định này chưa làm rõ nhưng về lý luận chung, bên được uỷ quyền chỉ được nhận phần thù lao tương ứng đối với công việc đã thực hiện và bên uỷ quyền chỉ phải có trách nhiệm thanh toán phần thù lao đó. Vì vậy, bên uỷ quyền có quyền yêu cầu hoàn trả phần dư ra của thù lao tương ứng với việc thực hiện công việc của bên được uỷ quyền khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Xin dẫn chứng bản án170 như sau:

Ngày 16/01/2018, chị T có lập giấy uỷ quyền cho anh Đ đại diện chị T tham gia giải quyết khiếu nại và thực hiện giải quyết tranh chấp giữa chị T và ông S.

168 Xem khoản 3 Điều 648 BLDS Nhật Bản.

169 Xem khoản 3 Điều 686 BLDS Hàn Quốc.

170 Bản án số 254/2019/DS-PT ngày 30/8/2019 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Bến Tre

Thời hạn là cho đến khi hoàn thành công việc và anh Đ đã nhận đủ thù lao là 15 triệu đồng. Ngày 25/6/2015, anh Đ và chị T cùng tham gia buổi giải quyết khiếu nại. Các bên đồng ý với kết quả, nhưng sau đó anh Đ không liên hệ với chi nhánh văn phòng đăng ký đất lập thủ tục cấp đổi diện tích. Đồng thời, không tiến hành làm thủ tục cấp đổi sổ và việc tranh chấp đất với ông S cũng chưa thực hiện. Do đó, chị yêu cầu huỷ văn bản uỷ quyền. Toà án cho rằng anh Đ có tham gia giải quyết xong khiếu nại, thực hiện một nửa công việc nên mức thù lao anh nhận được tương ứng 1/2 công việc thoả thuận, vì vậy, anh Đ phải hoàn trả chị T lại 7,5 triệu đồng.

Nhận xét: Trong bản án này, khi các bên thoả thuận nội dung của hợp đồng uỷ quyền bao gồm 02 công việc cụ thể: thứ nhất là thực hiện giải quyết khiếu nại và thứ hai là giải quyết tranh chấp giữa bên uỷ quyền (chị T) và ông S. Bên được uỷ quyền (anh Đ) đã thực hiện xong công việc khiếu nại nhưng sau đó anh Đ lại không thực hiện các thủ tục sau khiếu nại để bảo vệ quyền lợi cho chị T, đồng thời không thực hiện các công việc giải quyết tranh chấp với ông S. Khi đơn phương chấm dứt, anh Đ đã nhận toàn bộ số tiền thù lao nhưng chưa thực hiện toàn bộ công việc uỷ quyền, vì vậy để đảm bảo quyền lợi cân bằng giữa các bên, bên được uỷ quyền phải hoàn trả lại cho bên uỷ quyền một nửa thù lao đã nhận. Trong bản án này, Toà án đã vượt ra khỏi quy định tại Điều 569 BLDS khi tuyên bên được uỷ quyền phải hoàn trả lại thù lao cho bên uỷ quyền. Tuy nhiên, khi xét về góc độ lý luận thì cách giải quyết của Toà án rất thuyết phục, sự hoàn trả này nhằm đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích của các bên.

Trong thực tiễn xét xử, có những trường hợp, dù trong hợp đồng uỷ quyền không thoả thuận về thù lao, tuy nhiên, có những văn bản kèm theo xác định có thù lao cụ thể theo điều kiện thực hiện và các bên đồng ý các văn bản này là phần không tách rời với hợp đồng uỷ quyền thì tuỳ từng trường hợp, có thể được xem như là có thoả thuận thù lao. Điều này thể hiện qua bản án171 như sau:

Bà Y ký kết hợp đồng uỷ quyền với ông T tham gia vụ kiện dân sự đòi nhà cho ở nhờ, hợp đồng không có thù lao. Các bên ông T sẽ nhận được thù lao 600 triệu đồng khi bà Y nhận được chìa khoá nhà và các giấy tờ. Thời hạn thoả thuận là 01 năm. 06 tháng sau, vụ án có quyết định tạm đình chỉ do chờ kết quả vụ án khác mà bà Y có quyền, nghĩa vụ liên quan. Khi nhận thấy công việc không tiến triển, bà Y đã đơn phương yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền và ông T nhận được thông báo

171 Bản án số 304/2018/DS-PT ngày 22/3/2018 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND TP. Hồ Chí Minh.

chấm dứt qua bưu điện. Ông T yêu cầu thù lao là 550 triệu đồng nhưng bà Y cho rằng ông T chưa thực hiện được gì. Còn ông T cho rằng đã thực hiện công việc khác nên ông T được quyền hưởng thù lao. Tuy nhiên, ông T không có bằng chứng chứng minh rằng chi phí 02 vụ án tính chung với nhau. Bà T tự nguyện thanh toán cho ông T là 25 triệu đồng và Toà án tuyên án ghi nhận sự hỗ trợ của của T.

Nhận xét: Các bên thoả thuận hợp đồng uỷ quyền không có thù lao tuy nhiên tại biên bản cam kết cho thấy rằng ông T khi hoàn thành công việc theo uỷ quyền sẽ nhận được số tiền là 600 triệu đồng. Xét về mặt văn bản, quy định tại Điều 562 BLDS cho rằng bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận trong hợp đồng uỷ quyền. Tuy nhiên, xét về bản chất thì việc thoả thuận thù lao là việc của đôi bên, vì vậy dù được thoả thuận trong một văn bản khác, nhưng các bên không ai phản đối về văn bản cam kết đó thì xem như các bên có thoả thuận về thù lao giải quyết công việc. Hướng giải quyết của Tòa án không chấp nhận yêu cầu thù lao của bên được ủy quyền, tuy nhiên có thể thấy rằng Tòa án không phản đối hiệu lực của văn bản cam kết kèm theo của hợp đồng ủy quyền.

Mặt khác, trong bản án này, các bên chưa thống nhất được thanh toán khoản tiền tương ứng với công sức thực hiện công việc của ông T. Về mặt văn bản, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng uỷ quyền bất kỳ lúc nào rất dễ dàng nhưng hậu quả của việc xác định thù lao tương ứng cho các bên gây ra không ít khó khăn. Trong bản án này, các bên thoả thuận thù lao ban đầu là 600 triệu, tuy nhiên khi thực hiện công việc, ông T có thực hiện công việc của bà Y nhưng công việc này không liên quan về đối tượng của hợp đồng uỷ quyền đã thoả thuận, nhưng công việc khác là cơ sở để tiến hành nội dung uỷ quyền mà các bên đã giao kết. Mặc dù cho rằng các bên có thoả thuận thù lao nhưng rất hiếm khi các bên định lượng mỗi phần công việc tương ứng giá trị bao nhiêu hoặc thoả thuận trả thù lao theo tiến độ công việc, vì vậy, rất dễ xảy ra tranh chấp trên thực tế. Trong trường hợp này, Toà án cũng rất lúng túng trong việc xác định thù lao tương ứng với công sức mà bên được uỷ quyền đã bỏ ra, trong khi xét theo hợp đồng uỷ quyền thì chưa có bằng chứng ông T đã thực hiện công việc. Toà án cho rằng ông T đã vi phạm thời gian thực hiện công việc là 01 năm nhưng 03 năm sau vẫn chưa có kết quả nên Toà theo hướng chấm dứt hợp đồng uỷ quyền là có cơ sở. Toà án theo hướng ông T đã vi phạm và chưa thể hiện được kết quả công việc nên không nhận được thù lao theo thỏa thuận và công nhận sự tự nguyện hỗ trợ 25 triệu đồng của bà Y.

Trong thực tiễn xét xử, không ít các bản án tranh chấp về việc xác định thù lao theo phần công việc đã thực hiện, cụ thể ở bản án172:

Anh V và anh L có ký với nhau hợp đồng uỷ quyền ngày 01/01/2018, Giấy uỷ quyền ngày 12/01/2018, ngày 24/01/2018 với nội dung: Anh L nộp thông báo nhận đơn khởi kiện, nộp đơn khởi kiện sửa đổi, tham gia tố tụng,... Thời hạn kể từ ngày 24/01/2018 đến khi kết thúc vụ kiện. Thù lao là 10 triệu đồng. Ngày 26/01/2018, Toà án đã thụ lý đơn khởi kiện do anh L thực hiện các thủ tục nộp đơn nên anh V đã trả thù lao 3 triệu đồng cho anh L. Đến ngày 12/9/2019, anh V làm văn bản thông báo chấm dứt uỷ quyền với anh L. Từ ban đầu anh V tin rằng anh L là Luật sư do có treo biển hiệu Luật sư nhưng qua tìm hiểu thì phát hiện anh L không phải là Luật sư. Anh L yêu cầu thanh toán 7 triệu còn lại kèm lãi suất chậm trả tuy nhiên Toà án không chấp nhận vì cho rằng anh L chỉ thực hiện một phần công việc và anh V cũng đã trả trước 3 triệu đồng, tương ứng với phần công việc anh L đã thực hiện.

Nhận xét: Về mặt văn bản, nhà làm luật đặt ra quy định bên uỷ quyền thanh toán thù lao tương ứng cho bên được uỷ quyền. Tuy vậy, trong thực tiễn, việc xác định thù lao tương ứng rất khó được xác định khi một bên đơn phương chấm dứt khi hợp đồng uỷ quyền vẫn còn hiệu lực. Trong nhiều trường hợp, thù lao được thanh toán chủ yếu dựa trên số tiền một phần thù lao mà bên uỷ quyền đã chuyển cho bên được uỷ quyền và Toà án công nhận khoảng tiền đó là thù lao phù hợp với công việc đã thực hiện. Khi đơn phuơng chấm dứt thực hiện hợp đồng uỷ quyền, dù các bên có thoả thuận thù lao nhưng cũng rất khó xác định mức thù lao tương ứng và xác định đúng số tiền thù lao bên được uỷ quyền sẽ nhận được. Như trong bản án trên, do anh V đã trả trước cho anh L 3 triệu đồng, anh L đã thực hiện nộp đơn khởi kiện và được Toà án thụ lý đơn. Nhưng sau đó, anh V đã đơn phương chấm dứt vì biết được rằng anh L không phải là Luật sư như tìm hiểu ban đầu. Lúc này, rất khó để xác định anh L đã thực hiện bao nhiêu phần trong toàn bộ công việc mà anh V đã uỷ quyền. Vì thế, Toà án căn cứ vào số tiền V đã trả và xem khoản tiền đó như là quyền lợi mà anh L được hưởng với những công việc đã thực hiện.

Xét về mặt văn bản, không có quy định cho thấy rằng, bên được đại diện (bên uỷ quyền) có thể tự thực hiện quyền của mình sau khi đã uỷ quyền cho một bên khác thực hiện giao dịch. Trước sự không rõ ràng của văn bản, thực tiễn xét xử đã thể hiện sự lúng túng trong việc xác định quyền của người được đại diện đối với

172 Bản án số 230/2020/DS-PT ngày 29/9/2020 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND tỉnh Cà Mau.

giao dịch sau khi ủy quyền cho người khác173. Trong thực tế, đã phát sinh tranh chấp thù lao trong trường hợp bên uỷ quyền tự thực hiện công việc khi đã uỷ quyền cho người khác, sau đó bên ủy quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền.

Xin dẫn chứng bản án174 như sau:

Ngày 14/6/2018, ông Đ và bà T thoả thuận: bà T giao cho ông Đ liên hệ với các cơ quan đăng ký QSDĐ và đăng ký bồi thường phần đất cho ông T2 (cha của bà T) chết để lại. Hai bên thoả thuận là phần đất sau khi đăng ký công nhận tài sản của ông T2 thì ông Đ được nhận 30%, còn nếu nhà nước bồi thường bằng tiền mặt thì ông Đ cũng được nhận 30% trên số tiền thu được. Ngày 17/7/2018, các bên mới làm Giấy uỷ quyền. Sau đó, ông Đ đã liên hệ các cơ quan chức năng để thực hiện công việc. Ngày 09/01/2020, Bà T đã tự ý chuyển nhượng cho bà Thuỳ là 3,4 tỷ đồng, sau đó bà T đã chuyển cho ông Đ 500 triệu đồng. Ông Đ cho rằng bà T phải bồi thường 1,02 tỷ đồng (tương ứng 30% của 3,4 tỷ đồng) và thanh toán lãi suất.

Toà án cho rằng các bên không thoả thuận về việc nếu chuyển nhượng được thì ông Đ được hưởng 30% số tiền nên theo hướng chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền, không chấp nhận yêu cầu hoàn trả 520 triệu đồng và tính lãi suất, và không chấp nhận yêu cầu hoàn trả số 500 triệu mà bà T đã chuyển cho ông Đ.

Nhận xét: Ở bản án này, khi bà T đã uỷ quyền cho ông Đ đăng ký quyền sử dụng đất của T2 và nhận được tiền bồi thường từ phần đất đó. Tuy nhiên, sau đó bà T lại tự chuyển nhượng phần đất là đối tượng của hợp đồng uỷ quyền cho người khác, và nhận số tiền chuyển nhượng. Bà T tự mình thực hiện công việc và bà đã tự nguyện chuyển cho ông Đ 500 triệu đồng và yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng uỷ quyền. Về mặt lý luận, chưa có quy định về bên uỷ quyền tự thực hiện công việc của mình.

Tuy nhiên, việc bà T uỷ quyền cho ông Đ thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bà T, nên vì vậy bà T có quyền tự thực hiện giao dịch vì lợi ích chính mình. Về mặt văn bản, khi trở về quy định chung về đại diện theo uỷ quyền, nhà làm luật chưa xây dựng điều khoản về quyền của người được đại diện đối với giao dịch sau khi đã uỷ quyền cho người khác. Khi nghiên cứu pháp luật Pháp, một tác giả bày tỏ quan điểm “đó chỉ là một trong các cách thức mà người được đại diện thực hiện quyền nên họ không mất quyền tự hành động cho dù đã ủy quyền cho người khác. Ở đây, có việc ủy quyền chứ không có việc chuyển quyền nên người được đại diện vẫn còn

173 Đỗ Văn Đại (2023), “Quyền của người được đại diện trong việc xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi của người đại diện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (số 01+02), tr. 68.

174 Bản án số 107/2023/DS-PT về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND Tỉnh Bến Tre.

quyền, vẫn có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện”175. Như vậy, hướng giải quyết của Toà án thật sự thuyết phục, công nhận giao dịch tự thực hiện của bên uỷ quyền, khi đã uỷ quyền cho người khác.

Mặt khác, dù bên được uỷ quyền chưa hoàn thành công việc nhưng Toà án vẫn bảo vệ bên được uỷ quyền khi không chấp nhận yêu cầu hoàn trả số tiền 500 triệu đã nhận, bởi vì xét theo nội dung hợp đồng uỷ quyền, ông Đ cũng đã thực hiện các công việc khiếu nại đến các cơ quan chức năng, từ đó các cơ quan này đã trả lời bằng văn bản đốc thúc việc giải quyết những khó khăn, nhanh chóng hoàn thành công tác bồi thường. Toà án không khẳng định nhưng tác giả cho rằng việc chấp nhận số tiền bà T đã trả cho ông Đ 500 triệu đồng là ngầm thừa nhận số tiền đó như mức thù lao mà ông Đ đã bỏ ra thực hiện công việc. Do chưa thực hiện toàn bộ công việc uỷ quyền, nên việc ông Đ đòi phần còn lại theo thoả thuận thù lao là không phù hợp nên Toà án bác yêu cầu của ông Đ là có cơ sở. Ở bản án này, lại thấy rằng Toà án còn khá lúng túng trong việc xác định chính xác tiền thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện của bên được uỷ quyền. Mà thay vào đó, Toà án căn cứ vào số tiền mà bên uỷ quyền đã thanh toán cho bên được uỷ quyền và xác nhận đó như là khoản thù lao tương ứng với công việc đã thực hiện.

Trong thực tế, sự đền bù công sức cho bên được uỷ quyền khi không có thoả thuận thù lao được thể hiện đa dạng. Xin dẫn chứng bản án176:

Bà Q nhận sang nhượng thửa đất có diện tích 658m2. Sau đó, bà Q và bà V1 ký hợp đồng xây dựng 22 căn nhà trọ. Bà V1 đã tự ý bán 02 căn nhà cho người khác nên bà V1 đã bị truy tố và xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Ngày 10/7/2006, Bà Q uỷ quyền cho ông A tham gia tố tụng giải quyết quyền lợi cho bà và trực tiếp trông coi nhà đất, hợp đồng không ghi thời hạn và không có thoả thuận thù lao. Ông A không thực hiện đúng nội dung uỷ quyền, không giao nộp tiền quản lý nhà trọ cho bà Q nên ngày 24/02/2012, bà yêu cầu huỷ hợp đồng uỷ quyền và yêu cầu giao lại tài sản cho mình. Từ ngày 10/7/2006 đến ngày 24/2/2012, bà Q tự nguyện đền bù công sức trông coi nên ông A được hưởng số tiền 633 triệu đồng. Từ ngày 24/02/2006 đến ngày xét xử sơ thẩm là ngày 24/11/2016 thì ông A phải hoàn trả cho bà Q 820 triệu đồng. Đồng thời buộc ông A phải giao trả 22 phòng trọ đang quản lý. Toà án chấp nhận chấm dứt hợp đồng

175 Đỗ Văn Đại (2023), Tlđd 173, tr. 67.

176 Bản án số 100/2018/DS-PT ngày 17/5/2018 về việc tranh chấp hợp đồng uỷ quyền của TAND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp Đồng Ủy quyền theo quy Định của bộ luật dân sự năm 2015 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(250 trang)