1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành, đưa ra ý kiến bình luận về thực tiễn áp dụng quy định về giảm trừ gia cảnh và nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật

21 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích quy định về các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành, đưa ra ý kiến bình luận về thực tiễn áp dụng quy định về giảm trừ gia cảnh và nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Tác giả Nhóm 11
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài chính
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 608,31 KB

Nội dung

Và từ đó, khái niệm về “giảm trừ gia cảnh” được quy định rõ ràng tại khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN 2007: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thu

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

và nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 1

I Khái quát về giảm trừ gia cảnh 1

1 Khái niệm về giảm trừ gia cảnh 1

2 Các mức giảm trừ gia cảnh theo từng nhóm đối tượng 1

3 Vai trò, ý nghĩa của quy định giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế TNCN 2

II Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về giảm trừ gia cảnh 3

1 Về các đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh 3

2 Về nguồn thu nhập được áp dụng quy định về giảm trừ gia cảnh 4

3 Về các khoản giảm trừ gia cảnh 6

3.1 Khoản giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế 6

3.2 Khoản giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc 8

3.2.1 Về đối tượng phụ thuộc 8

3.2.2 Về mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc 10

4 Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh 11

4.1 Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh với bản thân người nộp thuế 11

4.2 Nguyên tắc giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc 12

III Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giảm trừ gia cảnh 12

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thuế là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của ngân sách nhà nước Trong

đó, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với vai trò là loại thuế đánh vào người có mứcthu nhập trung bình – cao trong xã hội qua đó góp phần hạn chế tối đa sự bất cânxứng thu nhập, điều tiết chênh lệch giàu nghèo và đóng góp vào nguồn thu ngânsách Nắm bắt được tầm quan trọng của Pháp luật thuế TNCN trong quá trình pháttriển kinh tế và đời sống xã hội, vấn đề xây dựng, hoàn thiện các nội dung của sắcthuế này ngày càng được các nhà lập pháp chú trọng Bên cạnh những thành tựu vàkết quả đạt được trong quá trình thực thi, hệ thống pháp luật hiện hành về thuếTNCN vẫn còn tồn tại những bất cập trong nội dung quy định Đặc biệt, là về nộidung giảm trừ gia cảnh, bởi giảm trừ gia cảnh là một phần quan trọng trong phápluật về thuế TNCN, góp phần thực hiện mục tiêu chung của sắc thuế và đảm bảo sựcông bằng trong điều tiết thu nhập, dung hòa lợi ích của người nộp thuế và Nhànước Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, không ít ý kiến cho rằng cần điều chỉnhquy định về giảm trừ gia cảnh sao cho phù hợp với sự phát triển xã hội cũng nhưđời sống của nhân dân Với những cơ sở lý luận cũng như thực tiễn nêu trên, nhóm

chúng em quyết định lựa chọn và nghiên cứu đề tài số 18: “Phân tích quy định về

các khoản giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật hiện hành, đưa ra ý kiến bình luận về thực tiễn áp dụng quy định về giảm trừ gia cảnh và nêu kiến nghị hoàn thiện pháp luật”.

NỘI DUNG

I Khái quát về giảm trừ gia cảnh

1 Khái niệm về giảm trừ gia cảnh

Thuế TNCN ngay từ khi ra đời đã thể hiện được vai trò chủ đạo trong việc tạonguồn thu cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần điều hòa thu nhập, đảm bảocông bằng giữa các cá nhân phát sinh thu nhập trong xã hội Để phát huy nhữnghiệu quả mà thuế TNCN mang lại, các quốc gia có những quan điểm khác nhautrong việc thu thuế TNCN Có nhiều quốc gia, đơn cử như Hoa Kỳ, Anh, lựa chọncách thức thu thuế từ những đồng thu nhập đầu tiên của người dân, mức đóng thuếcũng tăng dần theo thu nhập Bên cạnh đó, các quốc gia còn lại, mà chủ yếu là cácquốc gia đang phát triển, chỉ tiến hành thu thuế TNCN sau khi trừ một khoản chi

trừ một khoản chi phí này, phải đáp ứng những điều kiện nhất định về hoàn cảnh,nhân thân

Với các khoản giảm trừ, các quốc gia lại có những quy định khác nhau vềhình thức và cách thức giảm trừ Với mục tiêu đơn giản hóa thủ tục hành chính, thugọn bộ máy quản lý hành chính, nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, áp dụng

1 Ths Nguyễn Ngọc Yến, Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Thực trạng pháp luật quy định về giảm trừ gia cảnh trong

thuế thu nhập cá nhân”, Kỷ yếu hội thảo khoa học Những bất cập trong quá trình áp dụng thuế TNCN ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội, 2020,

tr.52.

Trang 4

một tiêu chuẩn trong mức giảm trừ gia cảnh Theo đó, Việt Nam sẽ chỉ bắt đầu thuthuế TNCN kể từ một mức khởi điểm nhất định - mức khởi điểm này là thu nhậptrung bình xã hội đảm bảo mức sống cơ bản trong xã hội

Trong bối cảnh hiện nay, với tính đa dạng của các khoản giảm trừ khi tínhthuế, các quốc gia thường sử dụng kết hợp cả hai hình thức giảm trừ Cụ thể, vớicác khoản giảm trừ đặc thù - các khoản giảm trừ mà các chủ thể được hưởng khiđáp ứng tiêu chí nhất định như việc chi tiêu cho các khoản mà nhà nước khuyếnkhích (y tế, từ thiện, nhân đạo ) thì để được hưởng giảm trừ, người nộp thuế phảixuất trình chứng từ liên quan Đối với các khoản giảm trừ gia cảnh (giảm trừ chongười nộp thuế, giảm trừ cho người phụ thuộc), sẽ có một định mức cụ thể để xácđịnh

Và từ đó, khái niệm về “giảm trừ gia cảnh” được quy định rõ ràng tại khoản 1

Điều 19 Luật thuế TNCN 2007: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu

nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú”.

2 Các mức giảm trừ gia cảnh theo từng nhóm đối tượng

Về mức giảm trừ gia cảnh, hầu hết Pháp luật thuế TNCN các nước đều có quyđịnh về việc phân chia mức giảm trừ gia cảnh thành 2 nhóm cơ bản

Thứ nhất, các khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế Đây là khoản

được loại trừ ra khỏi thu nhập tính thuế mà không tính đến “hành vi” sử dụng thunhập của người nộp thuế Trên góc độ lý thuyết, việc áp dụng khoản giảm trừchung xuất phát từ mục đích đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, do vậy màthu nhập đạt ngưỡng nhất định mới phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN Nhiềuquốc gia khi xây dựng mức giảm trừ chung đã dựa trên đặc điểm của người nộp,chẳng hạn người cao tuổi, người tàn tật được giảm trừ cao hơn người bình thường(Anh, Malaysia, Singapore ) hay người độc thân phải chịu mức giảm trừ thấp hơnngười đã lập gia đình (Mỹ, Philippin) Bên cạnh đó, có quốc gia không có quy định

về miễn trừ gia cảnh nhưng lại quy định mức 0% cho tới một ngưỡng thu nhập nhấtđịnh

Thứ hai, khoản giảm trừ đối với người phụ thuộc: Mỗi quốc gia có quy địnhkhác nhau về phạm vi, điều kiện, tiêu chí trong việc xác định người phụ thuộc Mứcgiảm trừ quy định cho người phụ thuộc thường thấp hơn mức giảm trừ cho bản thânngười nộp thuế Nhưng ngoại lệ, vẫn có những quốc gia quy định mức giảm trừ với

2 chủ thể là tương đương nhau Nhiều quốc gia thực hiện việc khống chế số lượngngười phụ thuộc được tính giảm trừ cho một cá nhân (Indonesia, Malaysia )nhưng cũng có quốc gia thông thoáng hơn, không khống chế (Việt Nam, Mỹ )

3 Vai trò, ý nghĩa của quy định giảm trừ gia cảnh trong Luật thuế TNCN.

Bản chất của việc giảm trừ gia cảnh là Nhà nước không thu thuế với phầngiảm trừ này mà chỉ điều tiết nhất định tới phần thu nhập vượt quá mức giảm trừ

Trang 5

gia cảnh Việc áp dụng giảm trừ gia cảnh khi tiến hành thu thuế TNCN mang lạinhững ý nghĩa, tác động to lớn như:

Đầu tiên, một sắc thuế được coi là hoàn hảo chỉ khi nó vừa đáp ứng được mụcđích của nhà nước, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuếphát triển sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế Thuế thu nhập chủ yếuđánh vào thu nhập mới được sáng tạo ra trong quá trình vận động Trong quá trìnhvận động đó, để có thu nhập chịu thuế, người lao động phải bỏ ra những chi phínhất định Đa phần, việc giảm trừ sẽ được thực hiện với các khoản thu nhập có từviệc làm công ăn lương Vì vậy mà, để xác định thu nhập chịu thuế với các cá nhân,Nhà nước cần phải khấu trừ những chi phí hợp lý mà người nộp thuế đã bỏ ra đểlao động trước khi tính thuế, để họ có thể tái sản xuất sức lao động với năng suấtcao hơn, đồng thời, loại bỏ nguy cơ đánh thuế vào sinh lực của con người, biến loại

Về mặt đạo đức, các cá nhân làm ra thu nhập không chỉ phục vụ cho sự tồn tạicủa chính bản thân mình mà còn phải đảm bảo cho cuộc sống của những người phụthuộc, những người mà họ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng hay những ngườikhông có khả năng lao động khác Với lý do này, hoạt động chịu thuế TNCN sẽđược xem xét khấu trừ một số khoản chi phí nhằm đảm bảo bù đắp lại sức lao độngkhông chỉ phục vụ chính họ mà còn phục vụ cho cả những người đang phải phụthuộc vào họ Việc giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc sẽ tạo điều kiện chongười chịu thuế thực hiện các nghĩa vụ vật chất với người thân

Ngoài ra, một trong những nguyên tắc tiên quyết trong việc đánh thuế lànguyên tắc công bằng giữa các chủ thể nộp thuế với nhau Đó là sự công bằngtrong việc xem xét tới hoàn cảnh của từng đối tượng nộp thuế Công bằng được thểhiện ở chỗ: Khi hai người có mức thu nhập tương đương nhau; những yếu tố khácnhư hoàn cảnh, điều kiện gia đình, sức khỏe, tình trạng hôn nhân không có nhiều

sự khác biệt thì mức thuế họ phải nộp sẽ giống nhau Tuy nhiên, nếu 2 cá nhân cócùng thu nhập nhưng những điều kiện nêu trên lại có sự khác biệt, chẳng hạn cha

mẹ già yếu hơn, sức khỏe yếu hơn, phải nuôi nhiều con hơn thì việc xác định họ

có phải đóng thuế hay không, mức thuế phải đóng cũng phải khác nhau mới tạo ra

sự công bằng và các khoản giảm trừ hoàn toàn đáp ứng được điều này

II Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về giảm trừ gia cảnh.

Tại Việt Nam trước đây, khi nước ta vẫn áp dụng Pháp lệnh về thuế thu nhậpvới người có thu nhập cao, hoàn toàn không đề cập tới giảm trừ gia cảnh, mà chỉ có

hành, chúng ta mới có quy định về “giảm trừ gia cảnh”, theo đó, Luật này đã bãi bỏkhái niệm “Khởi điểm chịu thuế” và thay vào đó là “Giảm trừ gia cảnh” cho đối

1 Trần Thúy Mai Lan, Vấn đề giảm trừ gia cảnh trong Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 - Thực trạng và kiến nghị từ kinh nghiệm Nhật Bản, Khóa Luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2012.

2 Điều 9, Pháp lệnh số 33-L/CTN ngày 19/05/1994 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.

Trang 6

tượng nộp thuế Quy định này được đánh giá là một quy định tiến bộ, có ý nghĩa xãhội sâu sắc.

1 Về các đối tượng nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh

Căn cứ theo khoản 1, Điều 19 Luật thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung năm2014), việc tính giảm trừ gia cảnh chỉ áp dụng với đối tượng nộp thuế là cá nhân cưtrú Theo đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau: (i) Cómặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo

12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam hoặc (ii) Có nơi ở thườngxuyên tại Việt Nam trong trường hợp “có nơi ở đăng ký thường trú theo quy địnhcủa pháp luật về cư trú hoặc “có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của phápluật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong nămtính thuế” Trường hợp cá nhân có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam như trênnhưng thực tế lại có mặt tại Việt Nam dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà khôngchứng minh được cư trú tại quốc gia khác thì vẫn được coi là đối tượng cư trú tại

Như vậy, các cá nhân không đáp ứng được những điều kiện nêu trên thìkhông được coi là cá nhân cư trú tại Việt Nam, do đó cũng không được áp dụng cácquy định về miễn trừ gia cảnh khi tính thuế Sở dĩ có quy định như vậy, là bởi các

cá nhân không cư trú chỉ phải kê khai thu nhập phát sinh tại Việt Nam, hơn thế nữa,các cá nhân này hiện diện một cách không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Namnên công tác quản lý, xác minh các nguồn thu nhập của những chủ thể này cũngnhư việc xem xét hoàn cảnh của họ nói riêng và những người phụ thuộc của họ nóichung cũng khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với các cá nhân cư trú một cáchthường xuyên

Tuy nhiên, quy định này có phần gây bất lợi cho cá nhân không cư trú Bởi lẽ,trong thời gian sinh sống và làm việc tại Việt Nam, những cá nhân này, dù không

cư trú đủ thời gian như quy định, nhưng nếu phát sinh thu nhập trên lãnh thổ ViệtNam trong kỳ tính thuế, vẫn thuộc các đối tượng phải phải nộp thuế TNCN nhưnhững người cư trú, căn cứ theo khoản 1, Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 (sửa đổi,

bổ sung năm 2014) Với người không cư trú, không phải ai cũng có nhiều nguồnthu nhập phát sinh từ quốc gia nơi họ cư trú thường xuyên Có nhiều trường hợp

mà họ cũng phải hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập phát sinh trên lãnh thổ ViệtNam và cũng không thể loại trừ việc trong số đó có những người chỉ có mức thunhập thuộc mức trung bình Bản thân họ cũng phải trang trải cho chi phí sinh hoạt;chăm sóc, nuôi dưỡng những người phụ thuộc dựa trên thu nhập tại Việt Namtương đương với các cá nhân cư trú khác, nên họ cũng có quyền được đảm bảo mứcsống tối thiểu cho bản thân và những người phụ thuộc của mình Do vậy mà họ

1 Khoản 1, Điều 1, Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Trang 7

hoàn toàn có quyền được hưởng các chính sách chia sẻ gánh nặng về thuế TNCNnhư những cá nhân khác tại Việt Nam, mà cụ thể ở đây là khoản giảm trừ gia cảnh.

Họ dù không cư trú tại Việt Nam, nhưng tạo ra thu nhập trên Việt Nam, hoàn thànhđầy đủ nghĩa vụ đóng thuế TNCN thì nên được đối xử bình đẳng như người cư trú,theo đúng tinh thần của nguyên tắc bình đẳng, công bằng khi ban hành ra mỗi loạithuế

2 Về nguồn thu nhập được áp dụng quy định về giảm trừ gia cảnh.

Đầu tiên, theo Luật thuế TNCN 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) thì “giảmtrừ gia cảnh” là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối vớicác thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công Tuy nhiên, đến khi Luật sửa đổi,

bổ sung năm 2014 được ban hành, khoản thu nhập từ kinh doanh không còn được

áp dụng nữa Do vậy, có thể khẳng định rằng, chỉ những thu nhập từ tiền lương,tiền công mới được hưởng ưu đãi về giảm trừ gia cảnh khi tính mức thu nhập chịuthuế

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là các khoản thu nhập mà người lao độngnhận được từ người sử dụng lao động bao gồm: (i) Tiền lương, tiền công và cáckhoản có tính chất tiền lương, tiền công được nhận dưới hình thức bằng tiền hoặckhông bằng tiền, (ii) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp mang tínhđặc thù với đối tượng chính sách xã hội hay nghề nghiệp đặc biệt; (iii) Và một sốkhoản thù lao, các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động trả để người nộpthuế hưởng dưới một số hình thức khác theo quy định tại khoản 2, Điều 3 Nghịđịnh 65/2013

Cơ sở cho Nhà nước ta khi ban hành quy định về việc tiền lương, tiền côngphải được giảm trừ gia cảnh là việc quan niệm truyền thống về việc tiền lương, tiềncông luôn là nguồn thu nhập thường xuyên, chủ yếu, có tính lâu dài, gắn liền vớiquá trình lao động với mỗi cá nhân Minh chứng là trong các chính sách xã hội haycác thống kê về chi phí sinh hoạt hay mức sống, các cơ quan nhà nước gần như đềucăn cứ vào mức tiền lương tối thiểu hay lương tối thiểu theo vùng để ban hànhchính sách cho phù hợp với từng đối tượng Việc Nhà nước phải tính giảm trừ vớicác thu nhập này là vì cần xem xét tới chi phí tối thiểu để tiến hành hoạt động sảnxuất như: chi phí cho thực phẩm, chỗ ở, học tập,… Những nhà làm luật đã tính toánviệc trừ đi các chi phí cần thiết này trước khi tính thuế TNCN, đảm bảo cho việc táisản xuất sức lao động, thúc đẩy các cá nhân tiếp tục lao động, đảm bảo duy trì được

ý nghĩa nhân văn của loại thuế này là điều tiết thu nhập trong xã hội, phục vụ ansinh - xã hội chứ không phải loại “thuế thân”, “thuế máu” nhằm bóc lột người dân.Việc quy định như vậy đồng nghĩa với việc chín khoản thu nhập khác của đốitượng nộp thuế sẽ không được áp dụng giảm trừ gia cảnh khi tính thuế Bởi, ngoài

Trang 8

thu nhập từ tiền công, tiền lương, Luật thuế TNCN có liệt kê các khoản thu nhập

Thực tế hiện nay, nhiều cá nhân không còn phụ thuộc vào nguồn thu tới từtiền lương, tiền công mà thu nhập của họ lại có xu hướng phụ thuộc vào các nguồnthu còn lại Những nguồn thu đó không những ổn định, đều đặn mà thậm chí là còn

có thể cao hơn nhiều so với thu nhập của những người làm công ăn lương Trong

đó đặc biệt phải kể tới thu nhập tới từ việc kinh doanh, do vậy mà việc nên haykhông quy định mức giảm trừ gia cảnh được trừ vào thu nhập kinh doanh khi tínhthuế, mà không chỉ giới hạn trong thu nhập từ tiền lương, tiền công như quy địnhban đầu tại Luật TNCN 2007, vẫn đang là một vấn đề gây tranh cãi

Hiện nay, rất nhiều các loại hình kinh doanh bùng nổ, phát triển mạnh mẽtrong thời đại công nghệ phát triển như: kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóahay kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử và đặc biệt tại Việt Nam, rấtnhiều cá nhân đang tạo ra thu nhập chính bằng hình thức này Song, việc các ngànhnghề này mới và phù hợp với xu thế của thời đại không có nghĩa rằng bất kỳ nhàđầu tư nào cũng đều có thu nhập cao mà phần lớn cũng chỉ là những có thu nhậptrung bình Thực tế, pháp luật Việt Nam hiện hành có quy định về việc người có

đồng nghĩa với việc người kinh doanh tạo ra thu nhập từ 8.33 triệu đồng/tháng thìphải đóng thuế với phần vượt quá mức tối thiểu Đây có thể được xem là một quyđịnh (giảm trừ gia cảnh cho người kinh doanh) tương đương với quy định về giảmtrừ gia cảnh cho bản thân người có thu nhập từ tiền công, tiền lương (11 triệu đồng/tháng) Nhưng điều đó cũng cho thấy rằng có sự chênh lệch nhất định trong mứcthu nhập bắt đầu chịu thuế giữa 2 khoản thu nhập, khi mà mức tối thiểu để người cóthu nhập từ kinh doanh phải chịu thuế là thấp hơn một khoảng đáng kể so với mứcbắt đầu tính thuế với thu nhập từ tiền lương, tiền công, dẫn tới người kinh doanh dùchỉ có thu nhập trung bình nhưng đã bắt đầu phải đóng thuế Hơn thế nữa, các chủthể kinh doanh khi tính thu nhập chịu thuế, sẽ không được khấu trừ khoản miễn trừgia cảnh cho những người phụ thuộc Vì lẽ đó mà những cá nhân có thu nhập từkinh doanh nói riêng và từ các nguồn thu nhập khác nói chung sẽ chịu thiệt thòihơn rất nhiều so với những người có thu nhập từ tiền lương, tiền công khi khôngđược hưởng lợi ích từ việc giảm trừ gia cảnh và cũng không có bất kỳ căn cứ có thểkhẳng định rằng thu nhập từ tiền lương, tiền công là hạn chế hơn so với thu nhập từnguồn khác, trong khi các chủ thể đều phải chịu một mức sống tương đương nhautại Việt Nam

1 Điều 3, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 , 2014

2 Điều 25, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 , 2014

Trang 9

3 Về các khoản giảm trừ gia cảnh.

3.1 Khoản giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế.

Để đảm bảo yêu cầu về mức sinh hoạt tối thiểu cho người nộp thuế, Luậtthuế TNCN đã quy định về việc giảm trừ gia cảnh cho chính bản thân người nộpthuế Mức giảm trừ gia cảnh, theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020 củaUBTVQH có hiệu lực từ 01/07/2020 thì mỗi đối tượng nộp thuế được giảm trừ 11triệu đồng/tháng, tương đương với 132 triệu đồng/năm Theo đó, chỉ những cá nhân

có mức thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên mới bắt đầu phải nộp thuế TNCN,mức thuế phải nộp sẽ dựa trên số thu nhập vượt quá mức tối thiểu nêu trên Chẳnghạn, anh A có thu nhập từ tiền lương tiền công là 13 triệu đồng/tháng, không cóngười phụ thuộc cũng như không thuộc trường hợp được giảm trừ hay miễn trừkhác Khi tính thuế TNCN cho A, anh A được giảm trừ gia cảnh số tiền là 11 triệuđồng/tháng Điều đó có nghĩa là anh A sẽ phải nộp thuế với số thu nhập vượt quámức giảm trừ là 2 triệu đồng/tháng, theo biểu thuế lũy tiến từng phần, anh A sẽphải nộp số tiền thuế là 2.000.000 x 5% = 100.000VNĐ/tháng

Căn cứ để các nhà làm Luật xây dựng mức giảm trừ gia cảnh là dựa trên cácchính sách tiền lương, tiền công của Nhà nước, mức thu nhập bình quân đầu ngườicũng như kết quả các cuộc điều tra xã hội học về mức sống, chi tiêu thường xuyêncủa người dân Theo đó, vào thời điểm mà quy định về mức giảm trừ gia cảnh mớinhất có hiệu lực, mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam thấp nhất là 3.2 triệu

đồng/tháng Trong khi đó, thống kê về chi phí sinh hoạt tại Việt Nam cho thấy, chiphí sinh hoạt bình quân cho một hộ gia đình 4 người gồm 2 người lao động và 2 trẻnhỏ là người phụ thuộc, vào khoảng 3 triệu đồng/tháng/người, tương đương 12

người lao động, cũng như là mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế, ta có thểthấy được việc quy định mức giảm trừ gia cảnh là 11 triệu đồng/tháng khiến chonhững người có thu nhập ở mức được xem là trung bình khá trong xã hội mới bắtđầu phải nộp thuế (mà chỉ phải nộp thuế với phần thuế vượt quá mức giảm trừ),đồng thời tạo điều kiện để các cá nhân đã đảm bảo được những nhu cầu thiết yếucủa cuộc sống như ăn ở, khám chữa bệnh, đi lại, ở mức trên mức trung bình của

xã hội, mới bắt đầu phải chịu ảnh hưởng từ thuế TNCN

Tuy nhiên, bên cạnh những ý nghĩa to lớn mà việc giảm trừ gia cảnh mang lại,vấn đề xác định mức giảm trừ gia cảnh sao cho phù hợp với điều kiện của người laođộng mà vẫn đảm bảo nguồn thu ngân sách vẫn luôn là một vấn đề nan giải Bởi lẽ,

để ban hành ra một mức giảm trừ gia cảnh, như đã phân tích ở trên, cần phải xemxét rất nhiều các yếu tố khác nhau, thậm chí là phải tính toán trước những biến

1 Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

2

Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Mức sống của người dân từng bước được cải thiện và nâng cao,

https://dangcongsan.vn/xa-hoi/muc-song-cua-nguoi-dan-tung-buoc-duoc-cai-thien-va-nang-cao-581746.html , truy cập ngày 15/03/2023.

Trang 10

động xã hội có thể xảy ra Và tại đây, Nhà nước đã căn cứ theo khoản 1, Điều 19Luật thuế TNCN 2007 (được sửa đổi, bổ sung năm 2012).

Do vậy, có thể thấy, căn cứ duy nhất để xác định mức giảm trừ gia cảnh hiệnnay là sự thay đổi về chỉ số giá tiêu dùng CPI Minh chứng là để đưa ra đề xuất vềmức giảm trừ 11 triệu đồng trong lần điều chỉnh gần nhất, Bộ Tài Chính đã lấy mức

9 triệu đồng vào năm 2013 nhân với mức gia tăng CPI của năm 2019 so với 2013 là

của một người, là căn cứ để các nhà làm Luật theo dõi sự thay đổi trong mức giásinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm Tuy nhiên, thực tế cho thấy,việc chờ CPI tăng 20% là quá lâu, cùng với đó, với những người làm công ănlương, chỉ cần giá cả biến động khoảng 10% là đã ảnh hưởng rất nhiều tới cuộcsống của họ Bên cạnh đó, ngoài chỉ số CPI, còn rất nhiều chỉ số khác cũng có thểảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sinh hoạt của người dân, ví dụ như chính sách tiềnlương tối thiểu theo vùng, tỷ lệ lạm phát, chỉ số trượt giá của đồng tiền dẫn tớimức tăng giá cả thực tế trên thị trường cao hơn như vậy nhiều lần Đơn cử như mộtloại thực phẩm phổ biến là bánh mì ăn sáng, thời điểm 2013 chỉ có giá 7.000 -8.000 đồng/ổ nhưng thời điểm cuối năm 2019 đã lên mức gần gấp đôi là 15.000đồng/ổ, nhưng CPI từ đó tới nay chỉ ghi nhận sự biến động là 23% Nhưng theoquy định hiện hành, việc chỉ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh lại chỉ căn cứ trênCPI; chưa kể tới việc mỗi lần thay đổi lại được áp dụng ổn định trong một quãngthời gian 5 - 7 năm - một khoảng thời gian quá dài trong bối cảnh kinh tế biến độngliên tục như hiện nay Điều này là chưa hợp lý

Ngoài ra, ngay cả khi xét theo quy định này, việc thay đổi mức giảm trừ giacảnh ở Việt Nam vẫn được coi là chậm so với sự thay đổi của CPI Bởi lẽ, theo sốliệu của Tổng cục Thống kê cung cấp, chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm tháng12/2019, so với thời điểm ngày 01/07/2013 (Ngày Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuếTNCN năm 2012 có hiệu lực), đã tăng 23,2% (tức vượt quá mức 20%) thì mớiđược đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh và còn phải trải qua việc lấy ý kiến,soạn thảo rồi mới đề xuất UBTVQH thông qua để “Luật hóa” chứ luật không tựđộng thay đổi Quy trình này mất tương đối nhiều thời gian nên việc thay đổi chínhsách giảm trừ lại càng diễn ra chậm hơn, dẫn tới tình trạng “Quy định chưa banhành đã lỗi thời” Thực tế cho thấy, việc tăng mức giảm trừ gia cảnh đã được BộTài Chính lấy ý kiến từ tháng 02/2020 nhưng tới tận tháng 05/2020 mới được thôngqua

Bên cạnh đó cũng cần xem xét tới việc quy định một mức giảm trừ gia cảnhcho tất cả các đối tượng nộp thuế TNCN là giống nhau trên cả nước liệu đã hợp lý.Điều này, theo quan điểm của nhóm chúng em, là chưa thực sự phù hợp Mức giảm

1 Trương Thanh Đức, Xử lý những bất cập lớn của Luật Thuế thu nhập cá nhân, bat-cap-lon-cua-luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-720456 , truy cập ngày 16/03/2023

Ngày đăng: 14/04/2024, 10:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w