1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo Vệ Người Lao Động Chưa Thành Niên Theo Quy Định Của Pháp Luật Lao Động Việt Nam.pdf

120 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Vệ Người Lao Động Chưa Thành Niên Theo Quy Định Của Pháp Luật Lao Động Việt Nam
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 729,3 KB

Nội dung

Từ đó, nhóm xét thấy những quy định này chưa thực sự chặt chẽ và còn thiếu sót về một số khía cạnh cũng như nhận thấy lỗ hổng trong quy định về thủ tục cho phép người chưa thành niên tha

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, QUY ĐỊNH CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 11

1.1 Khái niệm về người lao động chưa thành niên 11

1.1.1 Định nghĩa về người lao động chưa thành niên 11

1.1.2 Đặc điểm của người lao động chưa thành niên 15

1.1.3 Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên 17

1.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ người lao động chưa thành niên thông qua Pháp luật Lao động 18

1.3 Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ người lao động chưa thành niên 20

1.3.1 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động chưa thành niên 20

1.3.2 Quy định của một số quốc gia trong việc bảo vệ người lao động chưa thành niên 29

1.3.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 38

Chương II: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN, THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 40

2.1 Công việc được làm và nơi làm việc của người lao động chưa thành niên 40

2.1.1 Thực trạng quy định pháp luật về công việc được làm và nơi làm việc của người lao động chưa thành niên 40

2.1.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về công việc được làm và nơi làm việc của người lao động chưa thành niên 46

2.1.3 Sửa đổi quy định pháp luật về công việc người dưới 13 tuổi được làm 51

2.2 Giao kết hợp đồng với người lao động chưa thành niên 52

Trang 2

2.3.1 Thực trạng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động với người lao động chưa thành niên 522.2.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 582.2.3 Sửa đổi quy định pháp luật về hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 61

2.3 Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên 62

2.3.1 Thực trạng quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên 622.3.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên 672.3.3 Sửa đổi quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên 69

2.4 Tiền lương của người lao động chưa thành niên 71

2.4.1 Thực trạng quy định pháp luật về tiền lương của người lao động chưa thành niên 712.4.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về tiền lương của người lao động chưa thành niên 73

2.5 Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động chưa thành niên 76

2.5.1 Thực trạng quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sử dụng người lao động chưa thành niên 762.5.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc sử dụng người lao động chưa thành niên 80

2.6 Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, sửa đổi

bổ sung hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 82

Trang 3

2.6.1 Thực trạng quy định pháp luật về chuyển người lao động làm công việc khác

so với hợp đồng lao động, sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 822.6.2 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về sửa đổi, bổ sung và chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 852.6.3 Sửa đổi quy định pháp luật về sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa thành niên trong sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động và chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên 86

KẾT LUẬN CHƯƠNG II 88 KẾT LUẬN 90

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLĐTBXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

FTA Hiệp định thương mại tự do

SLĐTBXH Sở Lao động Thương Binh và Xã hội

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong lịch sử tiến hóa và phát triển của nhân loại, lao động có vai trò hết sức to lớn với mỗi con người, không chỉ là hoạt động nhằm tạo ra của cải, vật chất mà còn có ý nghĩa

về mặt tinh thần, tạo ra giá trị cho cuộc sống Chính vì vậy, lao động là quyền và cũng là nghĩa vụ của con người Đã là quyền con người thì mỗi cá thể dù ở độ tuổi nào cũng đều xứng đáng được hưởng quyền lợi, được tham gia lao động, tạo ra giá trị cho chính bản thân

Trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 tại Điều 23 đã quy định: “Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp.” Đó là cơ sở để người chưa thành

niên được tham gia xác lập quan hệ lao động, hưởng quyền lợi chính đáng của mình Thực

tế hiện nay, lực lượng lao động là người chưa thành niên chiếm một phần không nhỏ trong lực lượng lao động Việt Nam Theo kết quả khảo sát quốc gia về lao động chưa thành niên

do Tổng cục Thống kê phối hợp với BLĐTBXH Việt Nam và ILO thực hiện gần đây cho thấy, Việt Nam có khoảng 1,75 triệu lao động chưa thành niên, phân bổ ở những khu sản xuất kinh doanh với mọi quy mô từ lớn đến nhỏ

Tuy nhiên, xuất phát từ cơ sở khoa học cũng như sinh học, độ tuổi chưa thành niên về

cả tâm lý, thể lực và trí tuệ đều chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy họ không đủ khả năng bảo

vệ quyền lợi của chính bản thân mình cũng như nhận thức được những nguy hiểm rình rập như vấn nạn về bạo lực, bóc lột, hay cưỡng ép thậm chí là quấy rối tình dục dẫn đến sự ảnh hưởng to lớn trong quá trình phát triển và cả tương lai khi họ trưởng thành Xuất phát từ lý

do này, BLLĐ 2019 đã dành riêng Mục 1 Chương XI để đề ra những quy định đối với việc

sử dụng người lao động là người chưa thành niên Trong đó, đề ra những quy định về nguyên tắc sử dụng, thời giờ làm việc cũng như những công việc bị cấm Vậy, câu hỏi đặt ra là những quy định pháp luật đó đã thực sự chặt chẽ để bảo vệ tốt nhất có thể đối tượng lao động có vị thế yếu này mà vẫn không làm hạn chế cơ hội việc làm của họ? Và liệu pháp luật có được thực thi một cách triệt để hay chưa? Để trả lời cho những câu hỏi này, nhóm tác giả đã đọc, phân tích, cũng như so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật quốc tế, bên

Trang 6

cạnh đó nhìn nhận và đánh giá thực trạng Từ đó, nhóm xét thấy những quy định này chưa thực sự chặt chẽ và còn thiếu sót về một số khía cạnh cũng như nhận thấy lỗ hổng trong quy định về thủ tục cho phép người chưa thành niên tham gia quan hệ lao động, công tác thanh tra, thực trạng khó khăn trong việc áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm khi sử dụng người lao động chưa thành niên của người sử dụng lao động.

Xuất phát từ lý do đó, nhóm tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo vệ người lao động chưa thành niên theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa

2.1 Tình hình nghiên cứu trong trường

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên” của

tác giả Lê Thị Hồng Vân, Trường Đại học Luật TP HCM, 2013 đã nghiên cứu những vấn

đề pháp lý mà một doanh nghiệp phải tuân thủ khi tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên Đồng thời, luận văn cũng nêu ra được thực trạng trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động chưa thành niên về tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, lập sổ theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kỳ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, xử lý vi phạm

và giải quyết tranh chấp, cũng như đề ra các kiến nghị hoàn thiện Tuy nhiên, luận văn trên chưa đi sâu vào phân tích các ưu điểm, nhược điểm của các quy định nói trên, chưa có kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các công việc được làm, hình thức hợp đồng, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và chưa đề cập đến sự tham gia của người đại diện theo pháp luật khi sửa đổi, bổ sung và chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động Hơn nữa, luận văn thạc sĩ được viết vào năm 2013, tức được nghiên cứu dựa trên

Trang 7

BLLĐ 2015 cũng như tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn đó, không còn thật sự phù hợp ở thời điểm hiện tại

Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật Việt Nam về sử dụng lao động chưa thành niên”

của tác giả Bùi Thị Mỹ Viện, Trường Đại học Luật TP HCM, 2017 đã có những phân tích

về tình hình sử dụng lao động chưa thành niên trong thời điểm có những chuyển biến về hội nhập quốc tế nhưng cũng chưa đi vào phân tích ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật nước ta về bảo vệ người lao động chưa thành niên Bên cạnh đó, một số kiến nghị được đưa ra trong khóa luận tốt nghiệp có quan điểm khác với quan điểm của nhóm tác giả trong công trình nghiên cứu khoa học này

Gần đây nhất có thể kể đến khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về người lao động chưa thành niên” của tác giả Mai Phước Bảo, Trường Đại học Luật TP HCM, 2022 Khóa luận

tốt nghiệp này đánh giá ưu, nhược điểm của các quy định về người lao động chưa thành niên trong BLLĐ 2019, phân tích được tình hình áp dụng pháp luật trong xã hội hiện nay cũng như đưa ra một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật trong việc bảo vệ người lao động chưa thành niên Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập của quy định pháp luật

vẫn chưa được phát hiện trong khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật về người lao động chưa thành niên”, cũng như khóa luận chưa có kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về công việc

người chưa đủ 13 tuổi được làm và hình thức hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên - những vấn đề rất cấp thiết và có ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động chưa thành niên

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài trường

Những ấn phẩm của ILO như “Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan đến lao động trẻ em” năm 2021, quyền 1 và quyển 21; “Bạn biết gì về lao động trẻ em”, năm 20222; các tài liệu tập huấn, hướng dẫn phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; Những ấn phẩm này của ILO có nghiên cứu về việc tham gia lao động của người chưa thành niên nhưng không bao quát hết tất cả các khía cạnh mà chỉ tập trung nhấn mạnh vào vấn nạn trẻ em làm

1 Cẩm nang về các cam kết quốc tế liên quan tới lao động trẻ em, Hà Nội, Tổ chức Lao động Quốc tế, 2021

2 “Bạn biết gì về lao động trẻ em”, Tổ chức Lao động Quốc tế, 2022

Trang 8

những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trái với quy định của pháp luật Ngoài ra

những bài viết trên các trang thông tin điện tử như “Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí điện tử kiểm sát, 20223; “Giảm thiểu lao động trẻ em giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp”, Báo điện tử Chính phủ, 20224; đã đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật và giải pháp nhằm giảm thiểu lao động trẻ em Tuy nhiên, do dung lượng có giới hạn nên các bài nghiên cứu trên báo điện tử này cũng không thể phân tích chuyên sâu và bao quát hết tất cả các vấn đề như một công trình nghiên cứu khoa học

Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên

ở Việt Nam” của tác giả Lê Thị Huyền Trang, trường đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2007

là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về người lao động chưa thành niên trong thời

gian đầu của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về lao động chưa thành niên trong điều kiện hội nhập quốc tế” của tác giả Trần

Thắng Lợi, trường Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012 đã có sự nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận và các quy định pháp luật Việt nam về người lao động chưa thành niên

trong thời điểm tiến hành nghiên cứu một cách hệ thống Luận văn thạc sĩ “Lao động chưa thành niên theo Pháp luật Lao động Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Nhàn,

Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam năm 2016 đã phân tích tương đối đầy đủ các khía cạnh pháp lý về người lao động chưa thành niên, ngoài những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật tác giả còn đưa những giải pháp nhằm thực thi hiệu quả các quy định pháp luật Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên đa số đã có phần không còn phù hợp với bối cảnh đất nước có nhiều sự biến động và thay đổi Cụ thể, BLLĐ 2019 vừa có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021 với một số văn bản mới được ban hành mà điển hình là Thông tư số 09/2020/TT-BLĐTBXH Thêm vào đó, sự tham gia của Việt Nam vào các Công ước quốc

tế và các FTA thế hệ mới cũng dẫn đến những thay đổi nhất định trong việc nội luật hóa các

3 Khúc Thị Trang Nhung, Phạm Thị Hương Giang, “Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động trẻ em ở Việt Nam”, Tạp chí điện tử kiểm sát, [https://kiemsat.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-su-dung-lao-dong-tre-em-o-viet-nam- 63521.html] (truy cập ngày 26/5/2023)

4 Thu Cúc, “Giảm thiểu lao động trẻ em giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp”, Báo điện tử Chính phủ, [https://baochinhphu.vn/giam-thieu-lao-dong-tre-em-giup-nang-cao-uy-tin-doanh-nghiep-10222052716163497.htm] (truy cập ngày 26/5/2023)

Trang 9

quy định quốc tế Ngoài ra, một số kiến nghị hoàn thiện hoặc giải pháp nhằm bảo vệ người lao động chưa thành niên đã không còn ứng dụng được với tình hình chung của nước ta hiện nay

Tóm lại, việc nghiên cứu về người lao động chưa thành niên hiện nay đã đạt được những thành tựu nhất định, cho thấy việc tham gia lao động cũng như quyền và nghĩa vụ của người lao động chưa thành niên đã và đang được quan tâm một cách đúng mực Song hiện nay gần như chưa có công trình nào đáp ứng được các tiêu chí chuyên sâu, đầy đủ, bao quát hết các vấn đề quan trọng về lao động chưa thành niên cũng như phù hợp, có tính ứng dụng đối với nước ta trong giai đoạn này Chính vì vậy, trên cơ sở tiếp nối những thành tựu

đã có từ những người đi trước, bài nghiên cứu “Bảo vệ người lao động chưa thành niên theo quy định của Pháp luật Lao động Việt Nam” đã nghiên cứu các quyền và nghĩa vụ

khi tham gia lao động của người lao động chưa thành niên một cách tương đối toàn diện và

có hệ thống với nền tảng là các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời có sự cân nhắc cho phù hợp với tình hình và điều kiện của nước ta hiện nay

3 Mục đích nghiên cứu đề tài

Bài nghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm thông qua việc tìm tòi, nghiên cứu quy định pháp luật của BLLĐ 2019 nói riêng và Pháp luật Lao động Việt Nam nói chung, đồng thời nghiên cứu các Công ước của ILO, pháp luật quốc tế, pháp luật của các quốc gia khác

để đối chiếu, so sánh, làm sáng tỏ các vấn đề sau:

Thứ nhất, trả lời cho câu hỏi liệu những công việc mà người chưa thành niên được làm đã phù hợp với điều kiện thể lực, trí lực của họ hay chưa? Những công việc và môi trường làm việc pháp luật cho phép họ tham gia lao động có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ hay không và nếu có thì cần làm gì để ngăn chặn những rủi ro đó? Đặc biệt với tính chất ngày càng trẻ hóa lao động hay cụ thể hơn đối tượng người chưa thành niên, đặc biệt là người dưới 13 tuổi tham gia lao động trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao ngày càng nhiều, nhóm mong muốn nghiên cứu để có thể bảo vệ đối tượng này một cách tốt nhất có thể bởi lẽ hầu như những công trình nghiên cứu về đề tài lao động

Trang 10

chưa thành niên trước đó đều không tập trung nhiều vào lĩnh vực nghệ thuật, thể dục thể thao

Thứ hai, nhóm mong muốn nghiên cứu những điều kiện làm việc dành cho người chưa thành niên như chế độ lương, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc, việc kiểm tra sức khỏe

và các đãi ngộ khác Qua đó biết được người lao động chưa thành niên có đã và đang được hưởng chế độ lao động an toàn, hưởng các quyền và lợi ích chính đáng của người lao động hay không?

Thứ ba, qua nghiên cứu sơ bộ, được biết người lao động chưa thành niên dù là ở độ tuổi dưới 13 tuổi, từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi hay từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi tham gia lao động đều cần có sự cho phép hoặc thậm chí là sự tham gia của người đại diện trong giao kết hợp đồng Từ đó, nhóm mong muốn đào sâu hơn, nghiên cứu kỹ hơn về vai trò, trách nhiệm của người đại diện trong suốt quá trình từ giao kết hợp đồng cho đến chấm dứt hợp đồng và cả trong những giai đoạn sửa đổi, bổ sung hay chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng nhằm rút ra kết luận cho câu hỏi rằng liệu trách nhiệm, vai trò của người đại diện là gì và liệu quy định pháp luật về sự tham gia của người đại diện đã đầy đủ, hợp lý và chặt chẽ hay chưa?

Cuối cùng, bằng việc đối chiếu, so sánh với pháp luật quốc tế và pháp luật các quốc gia khác, nhóm mong muốn thông qua công trình nghiên cứu rút ra những kinh nghiệm, bài học dành cho Việt Nam Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị tiếp thu tinh thần quốc tế mà vẫn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam

Với những mục đích trên, nhóm tác giả hướng đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó

là tìm kiếm những giải pháp để bảo vệ người lao động chưa thành niên một cách hiệu quả hơn; hạn chế tối đã những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tham gia lao động đến sức khỏe thể chất, tinh thần và sự phát triển bình thường của đối tượng này; khắc phục những vấn đề vẫn còn tồn tại trong thực tiễn gây tổn hại đến người lao động chưa thành niên nhưng đồng thời không gây hạn chế cơ hội tham gia lao động của họ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 11

Như nội hàm mà tên đề tài đã thể hiện, đối tượng của bài nghiên cứu chủ yếu là những quy định Pháp luật Lao động Việt Nam trong việc bảo vệ người chưa thành niên khi tham gia vào quan hệ lao động với tư cách người lao động.

Về pháp luật, bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu về quan hệ lao động của đối tượng

là người lao động chưa thành niên theo Điều 143 BLLĐ 2019 cũng như quyền và nghĩa vụ

họ Do đó, người chưa thành niên được xem xét dưới tư cách là người lao động chứ không

đề cập tới lao động trẻ em Những tình huống thực tiễn được nêu trong bài nghiên cứu chỉ nhằm mục đích giải thích và làm cụ thể cho tình hình sử dụng lao động chưa thành niên ở Việt Nam Nhằm làm sáng tỏ vấn đề, ngoài BLLĐ 2019 và những văn bản liên quan, nhóm tác giả cũng có sự tham khảo những luật khác như Luật trẻ em 2016, Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, các Công ước của ILO, và quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về lao động chưa thành niên Ngoài ra, các quy định về người lao động chưa thành niên do Pháp luật Lao động Việt Nam điều chỉnh nhìn chung chia làm “tiền quan hệ lao động” bao gồm các quy định về học nghề, tập nghề,… và những quan hệ xã hội liên quan trực tiếp đến việc lao động của người lao động chưa thành niên Trong bài nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ nói đến quan hệ liên quan trực tiếp đến lao động chưa thành niên chứ không đề cập đến giai đoạn “tiền quan hệ lao động”.Ngoài ra, về thực tiễn, đề tài sẽ tập trung vào những số liệu cụ thể của Tổng cục Thống

kê, UNICEF và thông tin trên các trang thông tin chính thức của ILO tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu những tình huống thực tiễn trên các trang thông tin chính thống của Việt Nam để có cái nhìn thực tế hơn về lao động chưa thành niên cũng như tình hình sử dụng lao động chưa thành niên hiện nay ở nước ta

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật và thực trạng, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật từ giai đoạn BLLĐ 2019 được ban hành cho tới nay, nhằm xem xét sát sao sự phù hợp của pháp luật với tình hình kinh tế, xã hội hiện hiện nay Bên cạnh đó, dù đề cập và tham khảo pháp luật quốc tế, các Công ước, khuyến nghị của ILO,

Trang 12

các FTA thế hệ mới, bài nghiên cứu vẫn chỉ tập trung đánh giá và đưa ra những kiến nghị trên khuôn khổ nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra một cách tốt nhất, nhóm tác giả đã sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đề tài Cụ thể, phương pháp phân tích

và đánh giá những quy định của pháp luật là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong bài nghiên cứu Phương pháp này nhằm phân tích quy định pháp luật hiện hành trong việc bảo

vệ người lao động chưa thành niên, cũng như nêu ra quan điểm về ưu và nhược điểm của các quy định này, từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá, đề xuất các kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật

Phương pháp tổng hợp, thu thập dữ liệu được sử dụng với mục đích dẫn chứng những

số liệu thống kê thực tế từ các nguồn uy tín như trang web của Tổng cục Thống kê, ILO,

để phục vụ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về người lao động chưa thành niên theo Pháp luật Lao động Việt nam trong xã hội hiện nay Phương pháp này giúp cho việc chứng minh luận điểm trở nên khách quan hơn, tăng độ chính xác và tính xác thực của những thông tin mà nhóm tác giả đưa ra trong đề tài nghiên cứu, được sử dụng trong các tiểu mục 2.1.2, 2.2.2, 2.4.2, 2.5.2, 2.6.2

Phương pháp đối chiếu, so sánh được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật về người lao động chưa thành niên ở các tiểu mục 1.3.3, 2.1.3, 2.3.3 Mục đích chính của phương pháp này là đối chiếu, so sánh những quy định về bảo vệ người lao động chưa thành niên của Pháp luật Lao động nước ta với quốc tế và một số quốc gia khác trên tiêu chí phù hợp với tình hình xã hội Việt Nam Từ đó, rút ra những điểm Pháp luật Lao động nước ta có thể tham khảo, học hỏi để hoàn thiện hơn những quy định về bảo

vệ người lao động chưa thành niên của mình

Cuối cùng, phương pháp tình huống cũng là một phương pháp quan trọng giúp chứng minh các luận điểm mà nhóm tác giả đưa ra trong việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ người lao động chưa thành niên Phương pháp này giúp viện dẫn các tình

Trang 13

huống thực tế đã và đang diễn ra trong xã hội hiện nay liên quan trực tiếp đến đến quyền

và lợi ích của người lao động chưa thành niên, được sử dụng trong các tiểu mục 2.1.2, 2.2.2, 2.3.2, 2.4.2, 2.5.2, 2.6.2

Các phương pháp trên được nhóm tác giả vận dụng một cách linh hoạt trong bài nghiên cứu nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, chọn lọc những tình huống thực tiễn gắn liền với những vấn đề cấp bách, đưa ra những con số thống kê cụ thể Đồng thời, trong cả đề tài nghiên cứu, nhóm cũng bám sát với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước về bảo

vệ người lao động chưa thành niên và tinh thần quốc tế trong việc đảm bảo quyền lợi khi tham gia lao động của chủ thể này

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu

Về lý luận, bài nghiên cứu có ý nghĩa cung cấp cho người đọc kiến thức lý luận về người lao động chưa thành niên một cách có hệ thống Ngoài ra, việc nghiên cứu các quy định của ILO, những FTA thế hệ mới, đồng thời gắn câu chuyện thực thi pháp luật với việc thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Công ước và Hiệp định, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện về vấn đề lao động của người chưa thành niên trong bối cảnh hội nhập quốc tế Đồng thời, nhóm tác giả đưa ra các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật luật lao động đối với người lao động chưa thành niên ở thời điểm hiện tại Cụ thể, nhóm tác giả đưa ra kiến nghị ban hành quy định chặt chẽ về những công việc mà người dưới 13 tuổi được làmnhằm hạn chế tình trạng người chưa thành niên tham gia những công việc không phù hợp, quy định hình thức hợp đồng lao động đối với người lao động chưa thành niên phải bằng văn bản, ban hành số giờ làm việc tối đa và thời giờ nghỉ ngơi phù hợp với thể trạng của người lao động chưa thành niên, quy định cụ thể về sự tham gia của người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa thành niên

Về thực tiễn, bài nghiên cứu là một trong số ít những đề tài đi sâu vào phân tích quy định của BLLĐ 2019 trong thời điểm hiện nay nên có giá trị tham khảo và gợi ý cho những bài nghiên cứu sau Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng góp phần cung cấp cho các cá nhân, tổ chức quan tâm đến việc sử dụng lao động chưa thành niên những kiến thức cần

Trang 14

thiết sử dụng lao động chưa thành niên phù hợp với thực tiễn kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay

7 Kết cấu của bài nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của bài nghiên cứu khoa học gồm 2 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và quy định pháp luật quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ người lao động chưa thành niên

Chương II: Quy định của Pháp luật Việt Nam về bảo vệ người lao động chưa thành niên, thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị

Trang 15

Chương I:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, QUY ĐỊNH CỦA MỘT

SỐ QUỐC GIA VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN 1.1 Khái niệm về người lao động chưa thành niên

1.1.1 Định nghĩa về người lao động chưa thành niên

Thành niên được hiểu là đã đến độ tuổi trưởng thành và đã được pháp luật công nhận

là công dân với đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ5, bên cạnh đó độ tuổi được pháp luật công nhận thành niên là từ 18 tuổi trở lên Như vậy, người từ đủ 18 tuổi trở lên là người đã đến tuổi trưởng thành Cột mốc từ đủ 18 tuổi được chọn như một cột mốc ranh giới giữa người thành niên và người chưa thành niên là hợp lý Bởi lẽ, theo phân chia về sự phát triển lứa tuổi của trường phái phân tâm học Freud, thời kỳ trưởng thành của con người bắt đầu từ 18 đến 35 tuổi Theo luận điểm về lý thuyết tâm lý học phát triển, các nhà tâm lý cho rằng, từ tuổi 18 con người đã có mức độ nhận thức ổn định, các cơ quan trong cơ thể đã phát triển gần như toàn diện, nên họ đã có khả năng ra quyết định và hành động độc lập Ngoài ra, thuyết tâm lý xã hội của Erik Erikson về tám giai đoạn phát triển của con người cũng cho thấy rằng từ 18 tuổi, con người phát triển ý thức cá nhân mạnh mẽ, thoát ly ra khỏi sự phụ thuộc từ gia đình và xây dựng cuộc sống độc lập Ta cũng có thể nhận thấy, 18 tuổi chính

là độ tuổi hoàn thành chương trình giáo dục, hoàn thiện những kiến thức cơ bản, phát triển trí óc Ở độ tuổi nhỏ hơn, phần lớn người chưa thành niên nói chung còn phụ thuộc nhiều vào gia đình hoặc người giám hộ, nhất là về vấn đề tài chính và tinh thần

Trong khi đó, lao động là một lĩnh vực có sự đòi hỏi nhất định về nhiều mặt, chính vì vậy với sự hoàn thiện tương đối về kỹ năng, sự ổn định về cảm xúc, khả năng quyết đoán

và khả năng tự chịu trách nhiệm cũng như sự phát triển thể chất, hầu hết người lao động là người từ 18 tuổi trở lên đều có thể đem lại hiệu suất lao động cao hơn người lao động chưa

đủ 18 tuổi Chính vì lẽ đó, vấn đề đặt ra là tại sao người chưa thành niên lại tham gia lao động Hay nói cách khác, thị trường lao động đang ngày càng phát triển và nhu cầu việc

5 Tra Từ Soha, [ http://tratu.soha.vn/dict/vn_vn/Th%C3%A0nh_ni%C3%AAn] (truy cập ngày 5/5/2023)

Trang 16

làm đang ngày càng gia tăng, vậy vì sao tuyển dụng và sử dụng người lao động chưa thành niên vẫn là việc cần thiết? Để giải đáp câu hỏi trên, chúng ta có thể bắt đầu từ những lý thuyết về trẻ em lao động phổ biến trên thế giới

Đầu tiên có thể kể đến lý thuyết Trẻ em là tài sản của gia đình (Children as Household Assets) Trong lý thuyết này, trẻ em được xem xét nghiêm ngặt về giá trị như một loại tài sản Becker và Lewis vào năm 1973 lập luận rằng những bậc cha mẹ đông con sẽ ít có khả năng đầu tư vào chất lượng giáo dục cho con của mình mà có thể chỉ đầu tư cho một hoặc vài người con và cho những người khác tham gia lao động Tuy nhiên, sau đó năm 1985, khi nghiên cứu về lựa chọn trường học ở vùng nông thôn Botswana, Chernichovsky phát hiện ra rằng quy mô gia đình làm tăng trình độ học vấn Và năm 1991, Levison đã lập luận rằng quy mô gia đình có thể tỷ lệ thuận với việc đi học, bởi khi gia đình có nhiều con cái,

sẽ có nhiều đứa con tham gia vào công việc gia đình, chi phí cơ hội của giáo dục cho tất cả những đứa trẻ đều có thể thấp xuống Khi đó, sức lao động của trẻ em có thể được coi là đầu vào bổ sung cho các nguồn vốn khác của hộ gia đình6 Lý thuyết này tương đối đúng tại Việt Nam, nhất là ở những vùng quê, miền núi, dân tộc thiểu số chưa biết đến hoặc không thực hiện kế hoạch hóa gia đình Ở những gia đình đông con, cha mẹ gần như không

đủ điều kiện để có thể đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho tất cả các con của mình, khi đó phải có những đứa con trong độ tuổi chưa thành niên tham gia lao động để đảm bảo mức sống cho gia đình cũng như nhu cầu cơ bản của mình và các anh chị em

Một quan điểm khác rất phổ biến là Giả thuyết nghèo đói (The Poverty Hypothesis), theo đó, lao động trẻ em về cơ bản là sản phẩm phụ của nghèo đói Krueger vào năm 1996

đã ghi nhận mối tương quan ngược chiều giữa các quốc gia giữa GDP bình quân đầu người

và tỷ lệ việc làm của nhóm người từ 10 đến 14 tuổi vào năm 1995 Sau đó, vào năm 2000, Baland và Robinson đã cụ thể hóa ý tưởng này khi đưa ra lập luận rằng tất cả các gia đình nghèo khó sẽ đưa ra quyết định sử dụng lao động trẻ em để tối đa hóa giá trị chiết khấu hiện

6 Drusilla K Brown, Alan V Deardorff, Robert M Stern, “Child labor: Theory, evidence and policy”,

RESEARCH SEMINAR IN INTERNATIONAL ECONOMICS, do Trường Chính sách Công Đại học Michigan tổ chức

ngày 17/04/2001 tại Ann Arbor, Michigan, tr 3

Trang 17

tại của thu nhập hộ gia đình7 Xét trên phương diện thực tế, trong bất cứ xã hội nào, dù là

ở các nước phát triển, luôn có những gia đình khó khăn về mặt kinh tế, thu nhập thấp, không

đủ để trang trải những nhu cầu thiết yếu, thậm chí có những gia đình neo đơn, không có người lao động chính Khi đó, những người trong độ tuổi chưa thành niên buộc phải tham gia lao động để trang trải cuộc sống, đóng góp vào thu nhập gia đình

Các lý thuyết nói trên đều giải thích sự cần thiết của lao động chưa thành niên theo khía cạnh nhu cầu được tham gia lao động để đảm bảo thu nhập, mức sống của họ hoặc gia đình họ Về phía nhu cầu sử dụng người chưa thành niên của người sử dụng lao động, chúng

ta có một lý thuyết phổ biến là Nhu cầu về lao động trẻ em (The Demand for Child Labor)

Lý thuyết này đã chỉ ra nhu cầu đối với người lao động là trẻ em xuất phát từ những đặc điểm đặc biệt của đối tượng này khiến việc sản xuất không thể thiếu họ Một số người chủ cho rằng chỉ những đứa trẻ có ngón tay nhỏ mới có khả năng làm những tấm thảm đan thủ công tinh xảo, hái những bông hoa nhài mỏng manh hoặc luồn lách trong những đường hầm hẹp8 Quả thật, bên cạnh những công việc mà người sử dụng lao động có thể tự do lựa chọn người lao động làm việc cho mình, còn có những công việc mà tính chất của nó đòi hỏi người lao động phải là người chưa thành niên Chẳng hạn, trong lĩnh vực nghệ thuật, những vai diễn mà nhân vật là trẻ em thì đòi hỏi diễn viên cũng phải là trẻ em, hoặc những nhóm văn nghệ thiếu nhi thì cần sự tham gia của các bạn nhỏ

Một lý thuyết phổ biến khác về nhu cầu của người sử dụng lao động là Lý thuyết thương lượng thất bại (Bargaining Failure) Trong lý thuyết, Genicot đã lập luận rằng việc cha mẹ thương lượng với người sử dụng lao động cũng có thể làm phát sinh lao động trẻ

em Theo ông, đối với những người có thu nhập rất thấp, không đủ để tiêu dùng cho các nhu cầu thiết yếu thì người sử dụng có thể tìm cách tăng năng suất của họ bằng cách trả lương cao hơn, với kỳ vọng mức lương cao hơn sẽ khiến họ làm việc hiệu quả hơn Tuy nhiên, khi người lao động có gia đình, tiền lương tăng thêm có thể được dùng cho những

7 Drusilla K Brown, Alan V Deardorff, Robert M Stern, “Child labor: Theory, evidence and policy”,

RESEARCH SEMINAR IN INTERNATIONAL ECONOMICS, do Trường Chính sách Công Đại học Michigan tổ chức

ngày 17/04/2001 tại Ann Arbor, Michigan, tr 3

8 Drusilla K Brown, Alan V Deardorff, Robert M Stern, “Child labor: Theory, evidence and policy”,

RESEARCH SEMINAR IN INTERNATIONAL ECONOMICS, do Trường Chính sách Công Đại học Michigan tổ chức

ngày 17/04/2001 tại Ann Arbor, Michigan, tr 3

Trang 18

thành viên khác trong gia đình Do đó, những lợi ích nâng cao năng suất theo kỳ vọng của người sử dụng lao động không được thực hiện Để nội bộ hóa sự rò rỉ, người sử dụng lao động có thể tuyển dụng tất cả thành viên trong gia đình, bao gồm vợ, chồng và con cái9 Ngoài những lý thuyết phổ biến trên, theo quan điểm của nhóm tác giả, việc người chưa thành niên được tham gia lao động còn nhằm thực thi và bảo vệ Quyền con người Như đã phân tích ở phần Tính cấp thiết của đề tài, lao động là một trong các quyền cơ bản của con người Đã là quyền con người thì mỗi cá thể dù ở độ tuổi nào cũng đều xứng đáng được hưởng quyền lợi, được tham gia lao động, tạo ra giá trị cho chính bản thân Và đó cũng là cơ sở để người chưa thành niên được tham gia xác lập quan hệ lao động, hưởng quyền lợi chính đáng của mình Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi của người chưa thành niên, việc tạo ra cơ chế cho phép tham gia và bảo vệ họ trong quan hệ lao động còn góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đối người chưa thành niên sinh sống trong gia đình có thu nhập thấp, khó khăn về tài chính mà họ là người có sức lao động duy nhất trong gia đình, việc lao động đem lại nguồn thu nhập, ổn định đời sống Đói nghèo cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến phát sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, trộm cắp, gây hậu quả và tác động tiêu cực đến an ninh trật tự, an toàn xã hội10 Theo điều tra SCGDW Việt Nam năm 2020-2021, trong số các lao động trẻ em, có 13.8% trẻ em có điều kiện kinh

tế cực kỳ khó khăn Từ đó có thể thấy, luôn tồn tại tình trạng trẻ em tham gia lao động bởi hoàn cảnh bắt buộc Do đó, cho phép lao động giúp người chưa thành niên có thể tham gia những quan hệ lao động hợp pháp, hạn chế nguy cơ gia tăng tệ nạn xã hội, giúp họ có nhiều lựa chọn, không bắt buộc phải làm những công việc bất hợp pháp để kiếm thêm thu nhập Tóm lại, có thể hiểu người lao động chưa thành niên là người chưa thành niên tham

gia lao động hoặc đầy đủ hơn là người chưa đủ 18 tuổi tham gia lao động trong những lĩnh vực, ngành nghề được pháp luật cho phép

9 Drusilla K Brown, Alan V Deardorff, Robert M Stern, “Child labor: Theory, evidence and policy”,

RESEARCH SEMINAR IN INTERNATIONAL ECONOMICS, do Trường Chính sách Công Đại học Michigan tổ chức

ngày 17/04/2001 tại Ann Arbor, Michigan, tr 3

10 Nguyễn Tiến Phước, “Một số tác động của đói nghèo ảnh hưởng đến vấn đề xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, [https://tct.baclieu.gov.vn/-/mot-so-tac-dong-cua-doi-ngheo-anh-huong-den-van-de-xa-hoi-o-nuoc-ta- trong-giai-doan-hien-nay-17] (truy cập ngày 26/4/2023)

Trang 19

1.1.2 Đặc điểm của người lao động chưa thành niên

Như đã nói ở trên, người lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi Dựa vào những lý thuyết tại mục 1.1.1, ta cũng đã thấy được người chưa thành niên luôn

có những mặt hạn chế và phức tạp nhất định về thể lực, trí lực, tâm sinh lý… Tùy thuộc vào từng cá nhân cũng như đặc trưng riêng của từng giai đoạn phát triển mà sự hạn chế này

có thể ít hơn hoặc nhiều hơn Tuy nhiên, không dừng lại ở những học thuyết về tâm lý mà xuất phát từ cơ sở khoa học, sinh học kết hợp với thực tế, người lao động chưa thành niên khó có khả năng có khả năng tham gia các công việc nặng nhọc, lao động với tần suất cao hay có thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như người lao động trưởng thành Điều này bắt nguồn từ những đặc điểm sau:

Thứ nhất, người lao động chưa thành niên là người chưa có sự phát triển đầy đủ về thể chất Những người ở độ tuổi này hầu hết sẽ có chiều cao, trọng lượng cơ thể thấp hơn

so với người trưởng thành, sự phát triển cơ bắp và các giác quan chưa hoàn thiện, cơ thể thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương Lý giải về điều này, nghiên cứu y học chỉ ra rằng trẻ

em phải trải qua nhiều giai đoạn biến đổi và sự phát triển trao đổi chất không ngừng trong những năm đầu đời từ sự hiện diện và biến mất của thóp cho đến đóng lại các đường khâu

sọ để hoàn thiện độ dày, độ mềm dẻo của hộp sọ Hơn nữa, ở độ tuổi vị thành niên, hô hấp

dễ bị tổn thương, lồng ngực được bảo vệ kém11 Kích thước đầu so với cơ thể ở độ tuổi còn nhỏ tương đối to và nặng dẫn tới giữ thăng bằng trên cổ kém do các dây chằng yếu, dễ bị chấn thương Chỉ đến sau 8-9 tuổi cột sống của người chưa thành niên mới bắt đầu giống với người trưởng thành và sự phát triển cột sống là cả một quá trình tăng dần12 Với đặc điểm về cấu tạo cơ thể chưa hoàn thiện, các cơ quan còn đang phát triển, mềm yếu và dễ tổn thương, người lao động chưa thành niên không thể làm những công việc nặng nhọc quá

so với độ tuổi của mình, không thể làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nguy hiểm, độc hại để tránh ảnh hưởng sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của cơ thể

11 NIH, “Anatomical and Physiological Differences between Children and Adults Relevant to Traumatic Brain Injury and the Implications for Clinical Assessment and Care”, [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5735372/#S3title], (truy cập ngày 10/08/2023)

12 NIH, “Cranial and Spinal Anatomical Differences and Implications for Treatment”, [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5735372/#S3title], (truy cập ngày 10/08/2023)

Trang 20

Thứ hai, người chưa thành niên thường có sự hạn chế về mặt trí tuệ Sự hạn chế này xuất phát từ việc chưa hoàn thành các chương trình giáo dục cũng như vốn sống, kinh nghiệm còn ít ỏi của đối tượng này Ở độ tuổi dưới 18 tuổi, đa số mọi người vẫn chưa hoàn thành chương trình giáo dục bậc trung học, trung cấp, thậm chí một số trường hợp còn chưa hoàn thành giáo dục tiểu học Lý giải cho phán đoán này, có thể dẫn chứng một vài ví dụ, chẳng hạn 11 tuổi là độ tuổi hoàn thành chương trình tiểu học ở Mĩ, Anh, Pháp, Việt Nam trong khi đó ở Trung Quốc, độ tuổi hoàn thành giáo dục tiểu học là 12 và ở Đức là 9 tuổi Cũng theo đó, nếu không học vượt thì độ tuổi trung bình hoàn thành giáo dục phổ thông ở hầu hết các quốc gia là 18 tuổi Khả năng phán đoán của người chưa thành niên cũng kém, những lý thuyết cũng đã chỉ ra rằng họ chưa phát triển ý thức cá nhân, chưa có chính kiến Người chưa thành niên hầu như chỉ tiếp xúc với môi trường học tập hoặc nhận được sự bảo bọc từ cha mẹ, gia đình Do đó, họ vẫn chưa tích lũy đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm, vốn sống để có thể nhận thức, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, tính mạng, danh dự, nhân phẩm cũng như tài sản của bản thân khi bị xâm phạm trong quá trình tham gia lao động

Thứ ba, người ở độ tuổi chưa thành niên có đặc điểm về tâm sinh lý khá phức tạp Bởi người ở độ tuổi này phải đối diện với những thay đổi, chuyển biến đặc trưng về mặt tâm lý

và sinh lý, nên họ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương, khủng hoảng Bước vào độ tuổi dậy thì, đối diện với sự thay đổi thể chất như có kinh nguyệt ở nữ hay vỡ giọng ở nam, nội tiết tố thay đổi, xuất hiện mụn, mọc râu, đều là những nguyên nhân dẫn đến tâm lý lo lắng, tự ti hoặc hoảng sợ Hành động của người chưa thành niên thường xuất phát từ cảm xúc hơn là lý trí, không có khả năng đánh giá hậu quả của vấn đề Họ dễ dàng mắc các bệnh

về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu và các tổn thương tâm lý thường ám ảnh họ một thời gian dài hoặc thậm chí là cả đời Hơn nữa, các tác nhân ở thế giới bên ngoài dễ dàng tác động đến tâm lý trẻ Tính cách của người chưa thành niên hầu như bị ảnh hưởng rất nhiều

từ môi trường sinh sống, làm việc và những người mà họ tiếp xúc Thuyết Học lại từ xã hội của Edwin Sutherland và Robert Burgess cho rằng các hành vi được học nhiều từ xã hội và tội phạm - hình thức của hành vi xảy ra cũng là do học lại từ xã hội Như vậy, với đặc trưng tính cách dễ bị tác động, môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách, đạo đức, hành vi của con người Do đó, việc để đối tượng này tham gia lao động cũng

Trang 21

cần đặc biệt chú ý, không để họ làm việc ở môi trường không lành mạnh, có những yếu tố bạo lực, tiếp xúc với chất kích thích, yếu tố tình dục bởi lẽ điều này có nguy cơ tác động đến tâm lý, gây lệch lạc nhân cách, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của họ

1.1.3 Nguyên tắc sử dụng lao động chưa thành niên

Những đặc điểm của người chưa thành niên vừa được phân tích đã chứng minh được việc sử dụng lao động là người chưa thành niên cần có những nguyên tắc khác so với lao động chưa thành niên nhằm bảo vệ đối tượng có vị thế yếu này trước những nguy cơ tiềm

ẩn trong lao động và giúp họ có thể được hưởng quyền, lợi ích chính đáng của mình một cách an toàn nhất có thể Đây cũng chính là tinh thần quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng Những nguyên tắc về sử dụng lao động là người chưa thành niên được thể hiện rộng rãi trong nhiều văn bản, công ước quốc tế và ngay cả trong pháp luật của mỗi quốc gia kể

cả Việt Nam Nhìn chung, có những nguyên tắc sau:

Thứ nhất, đối với việc làm, lao động chưa thành niên chỉ được làm những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực nhân cách Đây là hàng rào nhằm ngăn chặn người lao động chưa thành niên tiếp xúc với những công việc chưa thực

sự phù hợp với mình, đồng thời thể hiện rõ mục đích của việc đề ra những nguyên tắc không nhằm ngăn chặn hay hạn chế quyền lợi chính đáng được tham gia lao động của người chưa thành niên mà hoàn toàn nhằm “đảm bảo” sự phát triển toàn diện của nhóm đối tượng này, hướng tới sự bền vững là tương lai cho người dưới 18 tuổi

Thứ hai, nguyên tắc đặt ra trách nhiệm cho người sử dụng lao động phải “quan tâm chăm sóc” về các mặt lao động, sức khỏe, học tập cho người lao động là người chưa thành niên trong quá trình lao động Người chưa thành niên là đối tượng chưa đủ sức hành động

để bảo vệ mình, do đó việc đặt ra trách nhiệm cho người sử dụng lao động là việc quan trọng khi đây chính là chủ thể có khả năng đảm bảo và kiểm soát các điều kiện lao động cho người chưa thành niên

Thứ ba, nguyên tắc phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ khi sử dụng lao động chưa thành niên Nguyên tắc này nhằm đảm bảo việc cha, mẹ, người giám hộ, những người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng người chưa thành niên được biết về việc

Trang 22

tham gia lao động của con em mình đồng thời đảm bảo được việc người chưa thành niên tham gia vào lao động có sự kiểm soát từ phía gia đình, tuy vẫn có một số ý kiến cho rằng quy định này hạn chế quyền tự do tham gia lao động của người chưa thành niên Ngoài ra, pháp luật còn đặt ra nguyên tắc phải lập sổ theo dõi riêng ghi đầy đủ các thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần khám sức khỏe định kỳ nhằm xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu Điều này giúp kiểm soát và nắm bắt thông tin về việc sử dụng lao động là người chưa thành niên của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân

Thứ tư, đề cao quyền được học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp của người lao động chưa thành niên bằng cách đặt ra nguyên tắc chung người sử dụng lao động phải tạo cơ hội cho người lao động Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền lợi và khuyến khích người lao động chưa thành niên có cơ hội trau dồi, phát triển bản thân, xây dựng cuộc sống ổn định và tốt đẹp

Có thể thấy, các nguyên tắc chung được về việc sử dụng người lao động là người chưa thành niên đều được quy định trên cơ sở cân nhắc đến việc bảo vệ và tạo điều kiện cho người chưa thành niên thực hiện quyền tham gia lao động một cách tốt nhất Những nguyên tắc này là cốt lõi và là tinh thần chung của pháp luật trong việc bảo vệ người chưa thành niên khi tham gia quan hệ lao động, điều này được thể hiện rõ nét trong những quy định cụ thể về sử dụng lao động chưa thành niên

1.2 Ý nghĩa của việc bảo vệ người lao động chưa thành niên thông qua Pháp luật Lao động

Người chưa thành niên tham gia lao động xuất phát từ nhu cầu của chính họ và xuất phát từ sự cần thiết phải thuê mướn người lao động chưa thành niên của thị trường, chính

vì vậy pháp luật cần thiết phải có một cơ chế sử dụng người lao động chưa thành niên để điều chỉnh mối quan hệ lao động của nhóm đối tượng này Sự can thiệp của pháp luật đem lại những ý nghĩa thiết thực và lớn lao trong công cuộc bảo vệ người chưa thành niên khỏi nguy cơ bị xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng, đồng thời bảo vệ quan hệ lao động lành mạnh, góp phần ổn định an ninh xã hội và phát triển thị trường

Trang 23

Thứ nhất, việc cho phép người chưa thành niên tham gia lao động giúp họ tạo ra của cải vật chất trang trải cho cuộc sống của bản thân và gánh vác một phần kinh tế gia đình, cũng như giải quyết được nhu cầu lao động ngày càng tăng của họ do hệ quả của đại dịch Covid 19 và biến đổi khí hậu Dịch Covid-19 đã làm suy giảm kinh tế, thiếu việc làm và mất việc làm đối với các hộ gia đình, gây mất an ninh lương thực,… vì vậy, người chưa thành niên trong các gia đình có xu hướng tham gia lao động để kiếm thêm thu nhập cũng như đảm bảo sinh kế cho gia đình mình Đối với vấn đề biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Thứ

trưởng Bộ LĐ-TBXH Nguyễn Trọng Đàm nhận định: “Trẻ em là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước những tác động của thiên tai và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu [ ] Những khó khăn về kinh tế của gia đình có nguy cơ buộc trẻ phải nghỉ học, tham gia các hoạt động kinh tế nhằm giúp đỡ gia đình vượt qua thách thức trong cuộc sống”13

Thứ hai, khi có sự điều chỉnh của pháp luật đồng nghĩa với việc quan hệ lao động của người chưa thành niên là quan hệ hợp pháp, được pháp luật bảo vệ Chính điều này góp phần làm giảm việc lao động trái phép và những nguyên tắc được pháp luật đặt ra cũng là một rào cản người chưa thành niên tiếp xúc với những công việc không phù hợp Pháp luật với đặc trưng là sự can thiệp của nhà nước mang tính bắt buộc chấp hành Khi có căn cứ pháp luật, người sử dụng lao động không thể ngang nhiên tuyển dụng người chưa thành niên làm những công việc pháp luật cấm hay làm trong những môi trường có những yếu tố nguy hiểm, nhạy cảm không được quy định là nơi cho phép sử dụng lao động chưa thành niên

Thứ ba, hợp đồng lao động được điều chỉnh bởi những quy định chặt chẽ mà pháp luật dành riêng cho nhóm người lao động chưa thành niên Đây là cơ sở bảo đảm điều kiện lao động cho họ, giúp họ được hưởng những quyền lợi cơ bản như thời giờ làm việc hợp

lý, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, được quyền chấm dứt hợp đồng và được hưởng mức lương không thấp hơn mức lương pháp luật quy định Điều này tránh tình trạng người sử dụng lao động lạm dụng việc người chưa thành niên thiếu kiến thức, kỹ năng xã hội để bắt họ làm

13 Thu Hằng, “Biến đổi khí hậu sẽ làm tăng lao động trẻ em”, Thanh niên, hau-se-lam-tang-lao-dong-tre-em-185671964.htm] (truy cập ngày 20/4/2023)

Trang 24

[https://thanhnien.vn/bien-doi-khi-việc trong thời gian dài hay thỏa thuận mức lương quá thấp so với giá trị lao động mà họ đem lại

Thứ tư, quy định pháp luật cũng khiến cho việc đảm bảo môi trường lao động cho người chưa thành niên là trách nhiệm của người sử dụng lao động Từ đó có căn cứ để người sử dụng lao động bắt buộc phải quan tâm đến sức khỏe, tình trạng của người chưa thành niên bởi lẽ họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi phạm trách nhiệm mà quy định pháp luật đã đặt ra Như vậy, người sử dụng lao động khó lòng thờ ơ với những rủi ro có thể xảy ra với người lao động và người lao động cũng dễ dàng khởi kiện để bảo

vệ quyền lợi của mình nếu người sử dụng lao động không thực hiện nghĩa vụ phải làm Cuối cùng, việc có sự điều chỉnh của pháp luật đối với người lao động chưa thành niên còn đóng góp trong việc bảo đảm an toàn trật tự công cộng cũng như bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai đất nước Bởi lẽ như đã nhấn mạnh ở mục 1.1.1, đói nghèo là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tệ nạn và gây mất an toàn xã hội

1.3 Quy định của pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo vệ người lao động chưa thành niên

1.3.1 Quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động chưa thành niên

 Quy định của ILO

Thứ nhất, quy định về độ tuổi tối thiểu tham gia lao động

Lao động, như đã nói, được công nhận là quyền lợi cơ bản của mỗi con người Tuy nhiên không phải ở bất kỳ độ tuổi nào con người cũng có thể tham gia lao động bởi bản chất của lao động luôn có sự đòi hỏi nhất định về thể lực hoặc trí lực Để bảo vệ sự phát triển toàn diện của người chưa thành niên và đảm bảo họ được thực hiện quyền lợi của mình một cách đúng đắn, pháp luật quốc tế đã đặt ra giới hạn về độ tuổi tối thiểu được tham gia lao động của người chưa thành niên

Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của ILO, Công ước 138 – Công ước quy định

về Độ tuổi lao động tối thiểu, là một trong những Công ước được phê chuẩn rộng rãi nhất trong gần 200 Công ước đã được ban hành Tính đến tháng 4 năm 2018, có đến 171 quốc

Trang 25

gia đã phê chuẩn Công ước này Theo con số được đưa ra từ tổ chức ILO thì với sự phê chuẩn của Ấn Độ năm 2017, khoảng 93% trẻ em trên thế giới hiện đang được bảo vệ bởi Công ước Như vậy có thể thấy, độ tuổi tối thiểu được tham gia lao động của người chưa thành niên theo quy định pháp luật của đa số các quốc gia đều có cùng ý chí với quy định được nêu trong Công ước 138

Cụ thể khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Công ước 138 quy định như sau:

3 Tuổi tối thiểu ghi theo Đoạn 1 Điều này sẽ không được dưới độ tuổi kết thúc chương trình giáo dục bắt buộc và bất kỳ trường hợp nào cũng không được dưới

15 tuổi

4 Mặc dầu có những quy định tại Đoạn 3 Điều này, mọi Nước thành viên mà nền kinh tế và các phương tiện giáo dục chưa phát triển đầy đủ thì, sau khi tham khảo ý kiến các tổ chức hữu quan nếu có, của người sử dụng lao động và của người lao động có thể ghi mức tối thiểu là 14 tuổi trong giai đoạn đầu

Nhìn chung, độ tuổi tối thiểu được phép tham gia lao động là độ tuổi đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc và từ 15 tuổi trở lên Tuy khoản 4 Điều 2 đã cho phép mọi nước thành viên mà nền kinh tế và các phương tiện giáo dục chưa phát triển đầy đủ có thể tùy vào tình hình thực tế mà lựa chọn độ tuổi tối thiểu là 14 Nhưng thực tế, hầu như các nước đang phát triển tham gia Công ước 138 đều quy định trong pháp luật quốc gia độ tuổi

từ 15, thậm chí một số quốc gia có thể kể đến Brazil, Trung Quốc và Kenya quy định độ tuổi tối thiểu lên đến 1614

Quy định này nhằm bảo vệ người chưa thành niên tham gia lao động đã được trang bị những kiến thức nền tảng, có sự phát triển nhất định trong tư duy và nhận thức Ở độ tuổi quá nhỏ, người chưa thành niên vẫn chưa thực sự đủ hiểu biết để nhìn nhận thấu đáo về những mặt tốt, mặt xấu hay nguy cơ tiềm ẩn trong quan hệ lao động, thậm chí có thể chưa hiểu được khái niệm quan hệ lao động là gì

14 ILO, “Hỏi đáp về Kinh doanh và Lao động trẻ em” [https://www.ilo.org/hanoi/Whatwedo/Instructionmaterials/WCMS_688951/lang vi/index.htm](truy cập ngày 10/4/2023)

Trang 26

Thứ hai, quy định về những công việc mà người lao động chưa thành niên được phép làm

Như đã đề cập, thể lực và trí lực của người lao động ở độ tuổi chưa thành niên vẫn chưa phát triển toàn diện, do vậy không phải công việc nào họ cũng có thể tham gia lao động Chẳng hạn, một số công việc có đặc thù là môi trường làm việc độc hại hoặc nguy hiểm, ví dụ như làm việc trên đỉnh lò cốc, trong hầm lò, điều chế chất hóa học,… đều là những công việc có thể gây nguy hiểm đến sự phát triển bình thường về thể chất, thậm chí

là tính mạng của người chưa thành niên Ngoài ra, có những công việc tuy không nặng nhọc, không nguy hiểm về thể chất nhưng lại gây ảnh hưởng lớn về mặt tinh thần, tư duy, đạo đức và nhân cách của người chưa thành niên Bởi đối tượng này chưa có sự nhận thức toàn diện và trải nghiệm cuộc sống nên rất dễ dẫn đến lệch lạc hoặc suy đồi Ví dụ như những công việc phục vụ trong quán bar, biểu diễn nghệ thuật có nội dung liên quan đến tình dục hoặc bạo lực cực đoan,

Xuất phát từ cơ sở này, Công ước 138 của ILO đã quy định chỉ cho phép lao động trong độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi làm những công việc nhẹ nhàng, không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và sự phát triển của trẻ Đối với những công việc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn và đạo đức thì không cho phép người chưa thành niên tham gia Sở dĩ có quy định này là vì trên thực tế đa số người chưa thành niên tham gia quan hệ lao động thường

có xuất phát điểm từ hoàn cảnh nghèo khó, thường chủ động lựa chọn hoặc bắt buộc phải lựa chọn những công việc mang tính chất nặng nhọc, không đòi hỏi trình độ chuyên môn, không thực sự phù hợp với người chưa thành niên

Cuối cùng, như đã đề cập, Công ước 138 đã được phê chuẩn rộng rãi trên khắp 171 quốc gia nên có thể nói đây là tinh thần chung của cộng đồng quốc tế Việc các quốc gia đã phê chuẩn Công ước và đưa những quy định trong Công ước trở thành quy định pháp luật

là một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người chưa thành niên đồng thời ngăn chặn việc đối tượng này tiếp xúc với những công việc không phù hợp, hướng đến bảo vệ người chưa thành niên chặt chẽ nhất có thể

Trang 27

Thứ ba, quy định về thực hiện việc kiểm tra sức khỏe người lao động chưa thành niên trong quá trình làm việc và trước khi tuyển dụng

Người lao động chưa thành niên là một chủ thể rất quan trọng trong tập hợp những chủ thể thuộc phía người lao động, vì vậy việc đặt ra những quy định để đảm bảo cho họ một môi trường để phát triển lành mạnh là điều cần thiết ILO có các Công ước nói về vấn

đề kiểm tra sức khỏe cho người chưa thành niên là trong Công ước số 77 về Kiểm tra y tế cho trẻ em và thanh thiếu niên làm việc trong công nghiệp, Công ước số 78 về Kiểm tra y

tế cho trẻ em và thiếu niên làm việc trong các công việc phi công nghiệp Sau Công ước

77, ILO tiếp tục ban hành Công ước 124 về Kiểm tra sức khỏe cho lao động trẻ để cụ thể hơn đối với những công việc được thực hiện dưới lòng đất, trong hầm mỏ Theo đó, các Công ước điều chỉnh hai phương diện chính là kiểm tra sức khỏe người lao động chưa thành niên trước khi nhận họ vào làm việc và kiểm tra sức khỏe định kỳ cho họ trong suốt quá trình làm việc

Đối với việc kiểm tra sức khỏe trước khi nhận người lao động chưa thành niên vào làm việc, khoản 1 Điều 2 Công ước 77 quy định rằng người dưới 18 tuổi không được nhận vào làm việc trong lĩnh vực công nghiệp trừ khi đã được kiểm tra y tế kỹ lưỡng và được xác nhận là phù hợp với công việc mà họ ứng tuyển trong các ngành công nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 1 Công ước 77 Tương tự như Công ước 77, Công ước 78 quy định người dưới 18 tuổi không được nhận vào làm việc hoặc làm việc trong các ngành nghề phi công nghiệp trừ khi đã được xác định là phù hợp với công việc thông qua kiểm tra y tế Ngoài kiểm tra sức khỏe trước khi làm việc, kiểm tra sức khỏe định kỳ trong quá trình làm việc cũng rất được chú trọng Về vấn đề này, Công ước 77 và Công ước 78 có quy định tương tự nhau Cụ thể, tình trạng sức khỏe của người lao động chưa đủ 18 tuổi phải được giám sát y tế và kiểm tra lại cho đến khi họ đủ 18 tuổi trong thời hạn không quá một năm một lần Trong những công việc có rủi ro cao về sức khỏe thì việc kiểm tra và giám sát phải được thực hiện cho đến khi người lao động chưa thành niên đạt ít nhất là 21 tuổi Thêm vào

đó, Công ước 124 đã nhấn mạnh việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người làm việc trong hầm mỏ dưới 21 tuổi, đồng thời đặt ra một số chế tài để đảm bảo thực hiện

Trang 28

Đặc biệt, Điều 5 Công ước 77 và Công ước 78, khoản 3 Điều 3 Công ước 124 quy định người lao động chưa thành niên và gia đình của họ không phải chịu bất kỳ khoản chi phí nào cho việc kiểm tra sức khỏe này Thêm vào đó, ILO còn quy định, kể cả trong lĩnh vực công nghiệp và phi công nghiệp, các quốc gia phải có văn bản để xác nhận người chưa thành niên đã đủ điều kiện làm việc Người sử dụng lao động phải nộp và lưu giữ cho Thanh tra Lao động giấy chứng nhận sức khỏe, giấy phép lao động hoặc sổ làm việc cho thấy rằng không có vấn đề sức khỏe nào cản trở việc tuyển dụng theo quy định của pháp luật hoặc quy định của quốc gia

Thứ tư, quy định về tuyển dụng người lao động chưa thành niên

Theo ILO, mục đích của Công ước 138 là xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ

em15 Vì mục đích này, ngoài việc ấn định độ tuổi tối thiểu tham gia lao động, pháp luật quốc tế còn có các quy định về điều kiện tuyển dụng lao động chưa thành niên, chủ yếu tại Công ước 138 Theo đó, người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng người lao động chưa thành niên khi có đủ các điều kiện sau:

Thứ nhất, người lao động chưa thành niên chỉ được tham gia lao động khi đạt độ tuổi tối thiểu được phép làm việc Điều kiện này dựa trên nguyên tắc được quy định tại Điều 2

Công ước 138: “không một ai ở tuổi dưới mức tối thiểu được đi làm việc hoặc được lao động trong bất cứ nghề nào” Quy định này vừa đảm bảo về sự phát triển bình thường cho

người chưa thành niên vừa đảm bảo cho người chưa thành niên được tham gia lao động đúng với độ tuổi của mình, nhằm phát huy tối đa tiềm năng vốn có, trở thành người sống

có trách nhiệm với gia đình và xã hội, từ đó tối ưu hóa vai trò của người chưa thành niên trong việc đóng góp sức lực vào hoạt động kinh tế cho bản thân và cộng đồng16

Thứ hai, chỉ được tuyển dụng lao động chưa thành niên để làm những công việc mà pháp luật cho phép Các quốc gia phải quy định trong pháp luật của nước mình các công việc được phép sử dụng hay không được phép sử dụng người chưa thành niên, và phân định

Trang 29

các loại hình công việc này dựa trên từng độ tuổi khác nhau Các quy định này phải tuân theo nguyên tắc mà ILO đặt ra, cụ thể:

(i) Pháp luật hoặc quy định quốc gia có thể cho phép sử dụng lao động hoặc lao động của người từ 13 đến 15 tuổi, người từ 15 tuổi trở lên chưa học hết chương trình giáo dục bắt buộc trong những công việc nhẹ nhàng hoặc những công việc không có khả năng tác hại đến sức khỏe, sự phát triển của họ; không phương hại việc chuyên cần học tập, tham gia vào những chương trình hướng nghiệp hay đào tạo nghề hoặc không phương hại khả năng giáo dục mà họ đã nhận được17

(ii) Không được sử dụng người dưới 18 tuổi đối với mọi loại việc làm hoặc loại lao động nào mà tính chất hoặc điều kiện tiến hành có thể có hại cho sức khỏe, an toàn hoặc phẩm hạnh của thiếu niên18

(iii) Ngoài ra, pháp luật quốc tế không cho phép sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc ban đêm trong các cơ sở công nghiệp, ngoài những cơ sở chỉ sử dụng các thành viên trong gia đình19

Thứ ba, điều kiện về việc thực hiện kiểm tra sức khỏe của lao động chưa thành niên trước khi tuyển dụng Trong lĩnh vực công nghiệp, điều kiện này được quy định trong Công ước số 77 ILO Còn trong lĩnh vực phi công nghiệp, các điều kiện tương tự cũng được quy định tại Công ước số 78 ILO Ngoài ra, các điều kiện về việc kiểm tra y tế phải được thực hiện bởi một thầy thuốc có bằng cấp được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và phải được xác nhận bằng một giấy chứng nhận sức khỏe, cơ quan có quyền phát hành tài liệu chứng nhận sức khỏe để làm việc cũng được quy định cụ thể, làm nền tảng cho pháp luật các quốc gia

Các điều kiện tuyển dụng người lao động chưa thành niên được pháp luật quốc tế đặt

ra nhằm đảm bảo việc trẻ em và thiếu niên không được làm những công việc không phù hợp với độ tuổi, sự phát triển thế chất và trí tuệ, tinh thần của mình, những công việc có hại cho sức khỏe, an toàn và đạo đức cũng như tránh việc trẻ em tham gia lao động quá sớm

17 Khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Công ước 138 ILO về Độ tuổi tối thiểu tham gia lao động, 1973

18 Khoản 1 Điều 3 Công ước 138 ILO về Độ tuổi tối thiểu tham gia lao động, 1973

19 Khoản 1 Điều 2 Công ước 06 ILO về Lao động Ban đêm của Thanh niên (Công nghiệp), 1919

Trang 30

Những điều kiện này là một công cụ hữu hiệu trong việc giảm thiểu vấn nạn lao động trẻ

em và là nền tảng cho các quốc gia khi xây dựng pháp luật về tuyển dụng người lao động chưa thành niên

Thứ năm, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động chưa thành niên

Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động chưa thành niên được đề cập trong Khuyến nghị 146 ban hành kèm theo Công ước 138 về Độ tuổi tối thiểu tham gia lao động Cụ thể, Khuyến nghị 146 có những quy định như sau: giới hạn nghiêm ngặt số giờ làm việc trong một ngày và trong một tuần, nghiêm cấm làm thêm giờ để có đủ thời gian cho giáo dục và đào tạo (bao gồm cả thời gian cần thiết để làm bài tập về nhà), để nghỉ ngơi trong thời gian làm việc và cho các hoạt động giải trí; thời gian nghỉ tối thiểu vào ban đêm là 12 giờ liên tục, trừ trường hợp ngoại lệ, và phải quy định các ngày nghỉ hàng tuần; người lao động chưa thành niên cần được cấp ít nhất bốn tuần nghỉ

có trả lương hàng năm, và không được ngắn hơn kỳ nghỉ dành cho người lớn

Về vấn đề làm việc vào ban đêm, Công ước số 6 của ILO về Lao động ban đêm của Thanh niên (công nghiệp) quy định thanh niên dưới 18 tuổi không được làm việc vào ban đêm trong bất kỳ doanh nghiệp công nghiệp nào, trừ doanh nghiệp chỉ có các thành viên trong một gia đình được tuyển dụng Và cũng theo Điều 5 của Công ước, làm việc ban đêm

là làm việc vào khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng

Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật quốc tế có một sự quan tâm đặc biệt đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên ILO không chỉ quan tâm đến sức khỏe của đối tượng lao động này mà còn chú trọng đến thời gian học tập, và tham gia các hoạt động giải trí, đảm bảo họ có thời gian để phát triển về thể lực, trí tuệ ngoài thời gian tham gia lao động

Thứ sáu, quy định về tiền lương

Tiền lương là một vấn đề rất quan trọng trong lĩnh vực lao động, là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và hữu hình nhất đến cuộc sống của người lao động Thêm vào đó, tiền lương còn ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của từng quốc gia nói riêng và

Trang 31

cả thế giới nói chung bởi chính sách tiền lương đúng đắn là động lực lớn nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội Do đó, ILO vô cùng cẩn trọng và chi tiết trong điều chỉnh việc trả lương của người sử dụng lao động đối với người lao động Đồng thời, ILO cũng cam kết thúc đẩy các chính sách về tiền lương và thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cũng như đảm bảo mức lương sống tối thiểu cho những người lao động cần được bảo vệ20 Tuy có nhiều văn bản điều chỉnh vấn đề tiền lương nhưng nhìn chung, ILO không có quy định nào để điều chỉnh riêng đối với người lao động chưa thành niên mà chỉ có những Công ước điều chỉnh vấn đề này đối với những chủ thể khác Cụ thể, Công ước số 95 về Bảo vệ Tiền lương của ILO quy định Tiền lương phải được trả theo định kỳ và hợp pháp, người lao động được tự do định đoạt tiền lương của mình Công ước số 131 về Ấn định mức lương tối thiểu yêu cầu quốc gia thiết lập một cơ chế xác định mức lương tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động Công ước số 100 về Thù lao bình đẳng đặt ra nguyên tắc trả công bình đẳng cho lao động nam và lao động nữ đối với công việc có giá trị ngang nhau Ngoài ra còn những Công ước và Khuyến nghị khác được ILO đưa ra và cập nhập theo tình trạng thay đổi của xã hội Điều này có thể hiểu là mức lương của người lao động chưa thành niên phải được trả ngang bằng với người lao động thành niên Bên cạnh đó, những quyền lợi cũng như điều kiện lao động mà người lao động thành niên và người lao động chưa thành niên được hưởng trong vấn đề tiền lương cũng phải được bảo đảm một cách ngang bằng nhau

 Quy định trong các Hiệp định thương mại thế hệ mới

Lao động và kinh tế là hai yếu tố không thể tách rời, để phát triển kinh tế cần phải đảm bảo nguồn lao động Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay bốn tiêu chuẩn lao động bao gồm: Quyền tự do liên kết và thỏa ước lao động tập thể; Quyền tự do không

bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động; Xóa bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em; Quyền được đối xử bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp được hầu

20 ILO, ''Wages''

[https://www.ilo.org/global/topics/wages/lang en/index.htm?fbclid=IwAR3yLhtGnSzAhsdnrEj2vKOBvKasxEoE-lcsWtkR4rTu8PbL_sMo9uQ-SpA] (truy cập ngày 20/3/2023)

Trang 32

hết các quốc gia thúc đẩy thực hiện Tiêu chuẩn này được đặt ra nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của nguồn lực lao động và đồng thời bảo vệ trẻ em tránh xa những hình thức lao động tồi tệ nhất, bảo đảm trẻ được hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp đồng thời giữ được bản chất khi tham gia lao động của người chưa thành niên là tự nguyện và được làm việc trong môi trường lành mạnh, phù hợp, an toàn Việc thực thi tiêu chuẩn về lao động nói chung và lao động chưa thành niên nói riêng được thể hiện qua Hiệp định CPTPP và EVFTA, hai hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới Tuy rằng, cả CPTPP và EVFTA đều không đặt ra những quy định cụ thể về lao động nhưng đã đưa ra yêu cầu phải áp dụng những tiêu chuẩn về lao động được nêu trong Tuyên bố năm 1988 của ILO Cụ thể, đối với CPTPP, tại Điều 19.2 và Điều 19.3 đã đưa ra điều kiện các bên phải tôn trọng, thông qua cũng như thực hiện và duy trì những tiêu chuẩn lao động mà ILO đã nêu Tương tự, EVFTA tại Chương 13 Thương mại và phát triển bền vững cũng đã quy định các bên phải khẳng định cam kết của mình phù hợp với nghĩa vụ được nêu trong Tuyên bố của ILO21 Như vậy, nhìn chung các hiệp định thương mại gắn chặt nghĩa vụ đảm bảo điều kiện lao động đối với các quốc gia tham gia hiệp định, có thể nói điều đó mang ý nghĩa, các quốc gia phải đảm bảo các điều kiện lao động dành cho người lao động phù hợp với Công Ước của ILO và từ

đó cho thấy, các quốc gia là thành viên phải có cơ chế bảo vệ người lao động chưa thành niên, đặt ra các điều kiện về độ tuổi tối thiểu tham gia lao động cũng ngăn như chặn các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất diễn ra

Ngoài ra, CPTPP còn có quy định cụ thể về trừng phạt thương mại nếu các cam kết bị

vi phạm Cụ thể, tại Điều 19.6 CPTPP quy định khi các Bên đã đảm nhận nghĩa vụ đã nêu tại điểm c khoản 1 Điều 19.3 thì không được khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa từ các nguồn có sử dụng lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng (các nguồn được sản xuất toàn bộ hoặc một phần bởi lao động trẻ em cưỡng bức hoặc bắt buộc) EVFTA không đặt ra chế tài đối với các bên vi phạm như CPTPP mà ảnh hưởng gián tiếp đến uy tín của những công ty

có sử dụng lao động trẻ em thông qua cơ chế nhóm tư vấn trong nước (Domestic advisory group) để phản ánh các vụ việc vi phạm

21 Điều 13.4 EVFTA

Trang 33

1.3.2 Quy định của một số quốc gia trong việc bảo vệ người lao động chưa thành niên

 Quy định của một số quốc gia về độ tuổi tối thiểu tham gia lao động và những công việc mà người lao động chưa thành niên được phép làm

Mỗi quốc gia lại có những quy định khác nhau về độ tuổi tham gia lao động cũng như công việc được làm tương ứng với từng độ tuổi, kể cả những quốc gia đó đều cùng là thành viên của Công ước 138 về Độ tuổi tối thiểu của ILO

Hoa Kỳ là một quốc gia có hệ thống pháp luật được xây dựng từ quá trình phát triển lịch sử, từ chế độ thuộc địa đến liên bang Do đó, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ chồng chéo giữa pháp luật liên bang và quy định riêng của chính phủ từng bang khác nhau Theo Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động Công bằng (FLSA) - luật liên bang quy định mức lương tối thiểu, lương làm thêm giờ, độ tuổi lao động và các tiêu chuẩn lao động khác dành cho người lao động chưa thành niên, thì đối tượng này được phép tham gia lao động từ 14 tuổi trong các ngành nghề mà đạo luật này chi phối Ở từng độ tuổi khác nhau, người chưa thành niên

sẽ được phép tham gia những quan hệ lao động khác nhau Cụ thể, từ 14 đến 15 tuổi, người chưa thành niên có thể tham gia những công việc phi nông nghiệp, những công việc không gây nguy hiểm với số giờ lao động giới hạn Từ 16 đến 18 tuổi, người lao động gần như được tham gia bất cứ quan hệ lao động nào miễn không nằm trong danh sách những nghề nghiệp mà Bộ trưởng bộ lao động tuyên bố là nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí lực của người chưa thành niên Tuy rằng FLSA không có quy định cho phép người dưới 14 tuổi tham gia quan hệ lao động nhưng cũng không có quy định cấm người ở

độ tuổi này tham gia lao động trong những ngành nghề mà FLSA không chi phối, có thể kể đến những công việc như giao báo, trông trẻ hoặc tham gia trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao phù hợp với độ tuổi,… Có thể ngầm hiểu ngầm hiểu người chưa thành niên chưa đủ

14 tuổi không bị cấm tham gia quan hệ lao động trong mọi lĩnh vực22

Ngoại trừ Đạo luật liên bang, ở mỗi bang khác nhau sẽ có những quy định pháp luật

cụ thể áp dụng cho riêng tiểu bang đó Nhưng nhìn chung những quy định này đều chỉ nhằm

22 U.S DEPARTMENT OF LABOR, “Age Requirements” ,

[https://www.dol.gov/general/topic/youthlabor/agerequirements] (truy cập ngày 4/04/2023)

Trang 34

cụ thể hóa Đạo luật liên bang Có thể kể đến tại bang New York, độ tuổi nhỏ nhất được tham gia lao động là 14 tuổi và bảng phân bổ thời gian lao động cho thấy quy định về độ tuổi tham gia lao động được đặt ra nhằm đảm bảo người chưa thành niên có thể cân bằng giữa việc phát triển về thể chất và trí não23 Tương tự, bang Texas của Hoa Kỳ cũng cho phép người chưa thành niên tham gia lao động từ độ tuổi 14 và đều tạo điều kiện đảm bảo việc tham gia lao động không gián đoạn sự phát triển của người chưa thành niên24

Ở quốc gia thuộc khối EU như Pháp, độ tuổi tối thiểu được tham gia lao động là 16 tuổi Cụ thể, người từ đủ 16 tuổi có thể tham gia bất cứ quan hệ lao động có giao kết hợp đồng nào (ví dụ như hợp đồng vô thời hạn - CDI, hợp đồng có thời hạn - CDD, hợp đồng tạm thời,…) không bị giới hạn về ngành nghề tuy vẫn phải được sự cho phép từ người đại diện của họ Mặc dù vậy, thực tế độ tuổi nhỏ nhất được phép tham gia lao động tại Pháp vẫn thấp hơn độ tuổi 16 Trong những ngành nghề như tham gia chương trình truyền hình, thu âm, lồng tiếng, diễn kịch, người mẫu hay các cuộc thi về điện tử vẫn cho phép người chưa thành niên nhỏ hơn 14 tuổi được tham gia25

Đối với các quốc gia Châu Á, có thể kể đến Trung Quốc, một quốc gia đang phát triển

có nền kinh tế lớn mạnh cũng là thành viên của Công ước 138, hiện nay, pháp luật nước này quy định độ tuổi tối thiểu tham gia lao động là 16 tuổi26 Dù cho Công ước 138 đã cho phép các quốc gia đang phát triển quy định độ tuổi tối thiểu tham gia lao động là 14 tuổi Một quốc gia châu á khác là Thái Lan có quy định khắt khe về việc sử dụng lao động là người chưa thành niên, cụ thể Đạo luật Bảo vệ Lao động B.E 2541 quy định rằng: “Cấm người sử dụng lao động thuê trẻ em dưới 15 tuổi làm thuê nói chung và công việc nông nghiệp.” Như vậy, có thể thấy các quốc gia Châu Á, hay nói cách khác là các quốc gia đang

23 Department of Labor, “Hours You Can Work”, [https://dol.ny.gov/youth-ages-14-17] (truy cập ngày 14/04/2023)

24 Texas Workforce, “Texas Child Labor Law”, law?fbclid=IwAR2TUIoxfa_xNZyKeYVdaHaIkt95F9Tm816wLONdML6oUGSyhv9dEstmWCI#hoursOfEmploym entFor1And1yearOlds] (Truy cập ngày 14/04/2023)

[https://www.twc.texas.gov/jobseekers/texas-child-labor-25 Ministère de l'Intérieur, “À partir de quel âge peut-on travailler ?”, [https://www.demarches.interieur.gouv.fr/particuliers/partir-quel-age-peut-on-

travailler#:~:text=Il%20est%20possible%20de%20travailler,%C3%A0%20travailler%20avant%2016%20ans.] (truy cập ngày 20/03/2023)

[http://www.mohrss.gov.cn/xxgk2020/fdzdgknr/zhgl/jytabl/jydf/201711/t20171105_280693.html] (Truy cập ngày 12/03/2023)

Trang 35

phát triển vẫn có xu hướng quy định độ tuổi tối thiểu được phép lao động là từ đủ 15 tuổi trở lên

 Quy định của một số quốc gia về tuyển dụng người lao động chưa thành niên

Ở các quốc gia khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về điều kiện, thủ tục khi tuyển dụng người chưa thành niên làm việc Điều này có thể dựa vào điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của từng quốc gia Chẳng hạn, ở Italia, quy định này phụ thuộc vào việc hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc Tại khoản 2 Điều 1 Luật ngày 17 tháng 10 năm 1967, n 977 Bảo vệ công việc của trẻ em và thanh thiếu niên đã có sự phân biệt: “a) Trẻ em: trẻ vị thành niên chưa tròn 15 tuổi hoặc đang còn là đối tượng đi học bắt buộc; b)

Vị thành niên: người chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi đủ tuổi và không còn bị bắt buộc đi học;”

Theo Pháp luật Lao động Italia, người chưa tròn 15 tuổi hoặc chưa hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc chỉ được làm công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật ngày 17

tháng 10 năm 1967, n 977: “hoạt động lao động văn hóa, nghệ thuật, thể thao hoặc quảng cáo và trong lĩnh vực biểu diễn, với điều kiện các phần hoạt động không ảnh hưởng đến sự

an toàn, tính toàn vẹn tâm sinh lý và sự phát triển của trẻ vị thành niên, việc đi học hoặc tham gia vào các chương trình định hướng hoặc đào tạo chuyên nghiệp.” Lúc này, để tuyển

dụng trẻ em làm việc, cần có: (i) sự đồng ý bằng văn bản của những người nắm giữ thẩm quyền của cha mẹ; (ii) giấy phép đặc biệt của cơ quan Thanh tra Lao động lãnh thổ có thẩm quyền27 Đối với lao động vị thành niên, đối tượng này được phép làm hầu hết công việc, chỉ trừ các công việc đặc biệt nặng nhọc hoặc nguy hiểm, hoặc liên quan đến việc tiếp xúc với các tác nhân vật lý, sinh học và hóa học Lúc này, người lao động vị thành niên có thể

tự mình ký hợp đồng lao động mà không cần sự đồng ý của cha mẹ, tuy nhiên, thông tin về

an toàn lao động cần được cung cấp cho cha mẹ28 Có thể thấy, pháp luật Italia quy định về

Trang 36

điều kiện cũng như thủ tục tuyển dụng người lao động chưa thành niên ngoài dựa trên độ tuổi thì còn có điều kiện về hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc

Còn ở Singapore, lao động chưa thành niên được chia thành: trẻ em - người chưa tròn

15 tuổi và thanh niên - người đã đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi theo Điều 67A Đạo luật Việc làm 1968 (phiên bản sửa đổi 2020) Điều kiện tuyển dụng lao động trẻ em và thanh niên ở nước này được phân chia theo loại công việc như sau:

(i) Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi được làm việc ở môi trường phi công nghiệp nhưng chỉ đối với những công việc nhẹ nhàng Đối tượng này không được làm việc

ở môi trường công nghiệp, trừ khi làm việc trong gia đình

(ii) Người lao động thanh niên được làm các công việc ở môi trường phi công nghiệp

và môi trường công nghiệp Tuy nhiên, khi làm việc ở môi trường công nghiệp, người sử dụng lao động phải thông báo cho Ủy viên Lao động trong vòng 30 ngày kể từ ngày tuyển dụng và nộp giấy chứng nhận y tế để chứng nhận đủ sức khỏe cho công việc29

Có thể thấy, trong các quy định pháp luật về tuyển dụng người lao động chưa thành niên ở Singapore chỉ có sự can thiệp của Ủy viên Lao động Công cụ quản lý lao động chưa thành niên chủ yếu của nước này có lẽ là quy định chặt chẽ trong môi trường làm việc và

độ tuổi lao động, khi người dưới 13 tuổi không được phép làm bất cứ công việc nào30 Pháp luật về tuyển dụng người lao động chưa thành niên ở Hàn Quốc còn chặt chẽ hơn khi quy định người dưới 15 tuổi chỉ được làm việc khi có giấy phép lao động do Bộ trưởng Bộ Việc làm và Lao động cấp theo các tiêu chuẩn do Nghị định của Tổng thống quy định31 Bên cạnh đó, theo Điều 66 và Điều 67 Đạo luật Tiêu chuẩn Lao động 2021, khi sử dụng người lao động dưới 18 tuổi, người sử dụng lao động có nghĩa vụ ghi rõ điều kiện lao động (gồm lương, thời gian làm việc theo hợp đồng, ngày nghỉ, nghỉ hưởng lương hàng năm và các điều kiện khác) bằng văn bản khi ký kết hợp đồng lao động, đồng thời phải giữ giấy xác nhận quan hệ gia đình chứng minh độ tuổi của người lao động và văn bản đồng ý

29 Điều 15 Đạo luật Việc làm 1968, có hiệu lực ngày 15 tháng 8 năm 1968, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (chương

Trang 37

của người có thẩm quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ tại nơi làm việc Đặc biệt, Pháp luật Lao động Hàn Quốc còn bảo vệ quyền lợi của người lao động chưa thành niên chặt chẽ

hơn bằng cách quy định “người có thẩm quyền của cha mẹ, người giám hộ hoặc Bộ trưởng

Bộ Việc làm và Lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động nếu thấy điều đó không có lợi cho trẻ vị thành niên” tại khoản 2 Điều 67 Đạo luật trên

 Quy định của một số quốc gia về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động chưa thành niên

Dựa trên tình hình kinh tế - xã hội và trình độ giáo dục, cái nhìn về vấn đề bảo vệ sức khỏe, sự phát triển của người chưa thành niên khác nhau, mà mỗi nơi có sự nghiêm khắc khác nhau đối với những quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của đối tượng lao động này Chẳng hạn, bang New York của Mỹ là một trong những nơi có pháp luật về trẻ em làm việc nghiêm ngặt nhất Ở đây, thời giờ làm việc của người chưa thành niên có thể thay đổi đối với mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, loại công việc và tình hình học tập của người đó Chế định này được quy định tại Phần 142 và Phần 143 Điều 4 Chương 31 Luật Hợp nhất của Bang New York32 Cụ thể:

(i) Khi đang trong kỳ học

Người lao động 14 tuổi và 15 tuổi khi đang trong kỳ học tại nhà trường thì không được làm việc: (a) hơn ba giờ vào bất kỳ ngày học nào; (b) hơn tám giờ vào bất kỳ ngày nào khi trường không học; (c) hơn mười tám giờ một tuần; (d) hơn sáu ngày một tuần; hoặc; (e) sau bảy giờ tối hoặc trước bảy giờ sáng Người lao động 16 và 17 tuổi trong trường hợp này có thời giờ làm việc không được: (a) hơn bốn giờ vào bất kỳ ngày nào trước ngày học, trừ Chủ nhật hoặc ngày lễ; (b) hơn tám giờ vào thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hoặc ngày lễ; (c) hơn hai mươi tám giờ một tuần; (d) hơn sáu ngày một tuần Ngoài ra, người lao động 16 tuổi và 17 tuổi khi muốn làm việc sau 10 giờ tối vào bất kỳ ngày nào trước ngày học, hoặc sau nửa đêm vào bất kỳ ngày nào trước ngày học thì phải có sự cho phép bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ và giấy chứng nhận kết quả học tập của trường học

32 The New York State Senate, Consolidated Laws of New York, [https://www.nysenate.gov/legislation/laws/LAB/A4] (truy cập ngày 5/3/2023)

Trang 38

(ii) Khi đang trong kỳ nghỉ

Người lao động 14 tuổi và 15 tuổi khi đang trong kỳ nghỉ sẽ có thời giờ làm việc tuy

ít hạn chế hơn khi trong học kỳ nhưng vẫn không được: (a) Hơn tám giờ một ngày; (b) Hơn sáu ngày một tuần; (c) Hơn bốn mươi giờ một tuần; (d) Sau 7 giờ tối hoặc trước 7 giờ sáng Còn người lao động 16 và 17 tuổi làm việc trong kỳ nghỉ của nhà trường không được: (a) Hơn tám giờ một ngày, (b) Hơn bốn mươi tám giờ một tuần; (c) Hơn sáu ngày một tuần; (d) Sau mười hai giờ đêm hoặc trước sáu giờ sáng

Bên cạnh những quy định trên, pháp luật về lao động chưa thành niên ở New York còn quy định một số ngoại lệ cho các loại công việc đặc biệt và tình trạng học vấn đặc biệt

Có thể thấy, thời giờ làm việc của người chưa thành niên tại New York được quy định rất chặt chẽ, thể hiện sự ưu tiên của các nhà làm Luật đối với học tập và sức khỏe của người chưa thành niên, khung giờ làm việc đa dạng phù hợp với những đối tượng khác nhau

Ở Italia, người chưa thành niên chỉ được phép đi làm khi đã hoàn thành chương trình giáo dục bắt buộc Do đó, pháp luật về thời giờ làm việc của đối tượng lao động này chú trọng đến sức khỏe và thời gian nghỉ ngơi của họ khi Điều 20 Luật ngày 17 tháng 10 năm

1967, n 977 quy định: “Đối với trẻ em, không có nghĩa vụ học tập, thời gian biểu của công việc không thể vượt quá 7 giờ mỗi ngày và 35 giờ mỗi tuần Đối với thanh thiếu niên giờ làm việc không thể vượt quá 8 giờ hàng ngày và 40 hàng tuần.” Sức khỏe của người lao

động chưa thành niên còn được bảo vệ với quy định: “thanh thiếu niên không thể làm công việc mang vác vật nặng trong hơn 4 giờ trong ngày”

Đặc biệt, về thời gian nghỉ ngơi, pháp luật Italia chú trọng đến thời gian nghỉ giữa giờ

làm việc khi Điều 20 Luật ngày 17 tháng 18 năm 1967, n, 977 quy định: “Giờ làm việc của trẻ em và thanh thiếu niên không thể kéo dài không gián đoạn hơn 4 tiếng rưỡi Nếu thời gian công việc hàng ngày vượt quá 4 tiếng rưỡi, phải bị gián đoạn bởi một phần còn lại trung gian kéo dài ít nhất một giờ.”

 Quy định của một số quốc gia về tiền lương

Một trong những nơi có quy định về tiền lương cho người chưa thành niên là Vương quốc Anh Tại đây, người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi và một người chỉ được

Trang 39

phép tham gia lao động toàn thời gian khi họ đủ 16 tuổi nên những người dưới 16 tuổi vẫn được phép tham gia lao động nhưng không được hưởng những quyền lợi như người đã 16 tuổi, nhất là quyền lợi về vấn đề tiền lương Cụ thể, Vương quốc Anh đặt ra một mức lương tối thiểu mà hầu hết người lao động được hưởng tùy thuộc vào độ tuổi và việc họ có đang học việc hay không Theo đó, mức lương tối thiểu theo giờ đối với một người lao động thành niên tại thời điểm tháng 4 năm 2023 là 10.42 bảng Anh đối với người 23 tuổi trở lên, 10.18 bảng Anh đối với người từ 21 đến 22 tuổi và 7.49 bảng Anh đối với người từ 18 đến

20 tuổi Riêng đối với người lao động chưa thành niên thì mức lương tối thiểu theo giờ là 5.28 bảng Anh33 Tuy nhiên, một người lao động trẻ hơn độ tuổi nghỉ học (chưa đủ 16 tuổi)

sẽ không được hưởng mức lương tối thiểu34 Nghĩa là chỉ có những người lao động chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi mới được hưởng mức lương tối thiểu là 5.28 bảng Anh trên một giờ làm việc

Ngoài Vương quốc Anh, Hoa Kỳ cũng có những quy định riêng về tiền lương cho người lao động chưa thành niên Cụ thể, FLSA đã sửa đổi bổ sung của Hoa Kỳ cho phép người sử dụng lao động trả lương thấp hơn cho người lao động dưới 20 tuổi trong một khoảng thời gian giới hạn và đặt ra quy định để bảo vệ cơ chế này Theo đó, mức lương tối thiểu cho người lao động dưới 20 tuổi là $4.25 một giờ trong 90 ngày liên tục theo lịch tính

từ ngày đầu tiên được tuyển dụng Thời hạn 90 ngày không được tính dựa trên số ngày làm việc của người chưa thành niên nên nó bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần35 và việc tạm ngừng làm việc sẽ không ảnh hưởng đến thời hạn này Nói cách khác, ngay cả khi đang trong thời hạn 90 ngày mà việc lao động của người chưa thành niên bị gián đoạn, chẳng hạn như người chưa thành niên xin nghỉ phép, nghỉ ốm đau hoặc nghỉ lễ, thì thời gian gián đoạn không

bị trừ vào thời hạn 90 ngày Sau 90 ngày, người lao động chưa thành niên phải nhận được mức lương tối thiểu là $7,25 một giờ như người lao động thành niên Thêm vào đó, để tránh

33 "National Minimum Wage and National Living Wage rates" rates?fbclid=IwAR35w_no9Bf5sSNJWVAI8OuU0ix57lJ_LNwN34KEYNIni8vjdbDilzPjOoM] (truy cập ngày 25/3/2023)

[https://www.gov.uk/national-minimum-wage-34 "The National Minimum Wage and Living Wage" the-minimum-wage?fbclid=IwAR3nsuPkdpSB2Mj0hg-vz8eLeVgjZuzHtfvBMxAmWEarw6uaIzuwgx6eFoU] (truy cập ngày 25/3/2023)

[https://www.gov.uk/national-minimum-wage/who-gets-35 The Gittes Law Group, “Minimum Wage”, [https://gitteslaw.com/employee-rights/minimum-wage/] (truy

cập ngày 27/3/2023)

Trang 40

người sử dụng lao động trục lợi từ quy định về mức lương trong 90 ngày làm việc đầu tiên của người chưa thành niên, FLSA cũng quy định người sử dụng lao động không được có bất kỳ hành động thay thế người lao động chưa thành niên nào (bao gồm cả thay thế một phần như giảm giờ làm, tiền lương hoặc phúc lợi việc làm) với mục đích tuyển dụng một người lao động chưa thành niên khác vào vị trí làm việc mà người lao động chưa thành niên trước đó đã làm36

1.3.3 Kinh nghiệm đối với Việt Nam

Tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà họ có sự quy định khác nhau, tuy nhiên mục tiêu chung đều hướng đến tạo một môi trường lành mạnh nhất cho người chưa thành niên tham gia lao động mà không hạn chế cơ hội làm việc của họ Việt Nam hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, trong thời kỳ hội nhập quốc tế, ta có lợi thế là có thể học hỏi các nước đi trước ở cách xây dựng các quy phạm pháp luật của họ và tránh những sai lầm mà họ đã mắc phải Từ quy định trong hệ thống pháp luật của một số quốc gia đã nêu tại mục 1.4.2, nhóm tác giả rút ra một số kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, về độ tuổi tối thiểu tham gia lao động và những công việc mà người lao động chưa thành niên được phép làm việc, hầu hết các quốc gia đều có quy định phù hợp với Công ước 138 của ILO Mỹ và Pháp có quy định độ tuổi tối thiểu mà một người có thể tham gia lao động nhưng không cấm bất kỳ độ tuổi nào Nói cách khác, những quốc gia này cho phép người dưới độ tuổi tối thiểu tham gia lao động một cách có kiểm soát Đây là một cách để đảm bảo quyền tham gia lao động nhưng vẫn bảo vệ được người lao động chưa thành niên Hiện nay, Việt Nam cũng đang quy định theo hướng này Thái Lan, có quy định nghiêm ngặt hơn bằng cách cấm người sử dụng lao động thuê trẻ em dưới 15 tuổi làm thuê nói chung Tuy đây là một biện pháp quyết liệt để bảo vệ người lao động chưa thành niên, nhưng xét sự cần thiết của việc thuê mướn, sử dụng lao động chưa thành niên thì đây lại là một quy định không phù hợp với bối cảnh Việt Nam

36 US Department of Labor, “Fact Sheet #32: Youth Minimum Wage - Fair Labor Standards Act”, [https://www.dol.gov/agencies/whd/fact-sheets/32-minimum-wage-youth] (truy cập ngày 28/3/2023)

Ngày đăng: 29/05/2024, 14:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w