Khái quát chung về ngân hàng xanh và pháp luật điều chỉnh ngân hàng
1.1.1 Khái quát chung về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của ngân hàng xanh
Những năm trở lại đây, ngân hàng xanh là một khái niệm mới nổi lên ở Việt Nam
Dù là một khái niệm mới nhưng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại đã tiến hành tích cực, chủ động áp dụng ngân hàng xanh vào trong hoạt động ngân hàng ở các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, việc chưa có cách hiểu đồng nhất về khái niệm, đặc điểm hay ý nghĩa của ngân hàng xanh đã phần nào khiến việc áp dụng ngân hàng xanh trở nên khó khăn hơn Những nghiên cứu dưới đây của nhóm sẽ góp phần đưa lại cách hiểu chung nhất về khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của ngân hàng xanh Trong gần nửa thế kỉ qua năm qua, cùng với sự tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế toàn cầu, nhân loại phải đối mặt với số hạn chế cấp bách về sự phát triển và các xu hướng tiêu cực kéo theo, như chênh lệch kinh tế và nghèo đói, tiêu thụ quá mức tài nguyên và suy thoái môi trường Những vấn đề xã hội và môi trường này đã đánh thức nhân loại suy nghĩ cẩn thận hơn về cách bảo vệ hành tinh của chúng ta, điều này đã dẫn đến Hội nghị năm 1972 của Liên hợp quốc về môi trường con người ở Stockholm, cũng như sau đó là việc thành lập Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) Kể từ những năm 1980, phát triển bền vững, với tư cách là một khái niệm mới về phát triển con người, đã là một trong những thuật ngữ phổ biến nhất được sử dụng do nhận thức ngày càng cao về các vấn đề xã hội và môi trường 4 Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi toàn cầu Trong tiến trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức xúc mang tính phổ biến Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc Khái niệm “ngân hàng xanh” lần đầu xuất hiện trên thế giới lần đầu vào năm 2003, nơi đầu tiên biết đến khái niệm này là ở các quốc gia phương Tây Ban đầu, thuật ngữ này được dùng để chỉ các dự án kinh doanh với mục đích bảo vệ môi trường trong nghiên
Ngân hàng xanh được lần đầu sử dụng vào năm 1980 trong Chiến lược Bảo tồn Thế giới do IUCN, WWF và UNEP đề xuất, với sự hỗ trợ của UNESCO và FAO Thuật ngữ này sau đó được các nhà kinh tế phương Tây sử dụng trong nghiên cứu và trở nên phổ biến rộng rãi kể từ đó Hiện tại, có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng xanh, nhưng vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất.
Theo Công ty Sogesid Spa, một công ty cổ phần kỹ thuật cung cấp nội bộ của Bộ Môi trường và Bảo vệ lãnh thổ và biển; Bộ Cơ sở hạ tầng và giao thông thuộc sở hữu của Nhà nước Ý 6 thì ngân hàng xanh là kiểu ngân hàng một mặt vẫn hoạt động như ngân hàng truyền thống như cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Một mặt thực hiện các chương trình giúp cho cộng đồng và môi trường phát triển Đây không phải là một loại hình doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội như các doanh nghiệp xã hội, cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần túy chỉ có một mục tiêu lợi nhuận mà có sự kết hợp đảm bảo sự hài hòa và bền vững về kinh tế - môi trường – xã hội 7 Theo Lalon, khái niệm ngân hàng xanh có thể được hiểu theo hai khía cạnh: (i) Ngân hàng thực hiện các hoạt động trực tiếp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường như sử dụng tiết kiệm năng lượng, nước, xử lý rác thải,…; (ii) Ngân hàng tác động gián tiếp đến môi trường thông qua việc tăng cường hỗ trợ các dự án thân thiện với môi trường như: Nhà máy sử dụng khí đốt từ chất thải, nhà máy cung cấp năng lượng tái tạo và năng lượng mặt trời, nhà máy chế tạo phân sinh học,… 8
Theo Bahl, ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh của ngân hàng Trong nghiên cứu của Millat và các cộng sự, ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai hướng, bao gồm: (1) tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng và (2) tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay 9 Nghiên cứu năm 2014 của Singal và Arya cho rằng ngân hàng xanh
5 Trần Linh Huân (2019), “Phát triển ngân hàng xanh – Thực trạng và định hướng hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam”, Tạp chí luật học số 7/2019, tr.43
6 Sogesid Spa được thành lập vào năm 1994 tại Roma với tư cách là công ty quản lý các nhà máy nước, theo thời gian công ty này đã mở rộng và bén rễ trong các lĩnh vực môi trường Hiện nay, các ngành chính của công ty này bao gồm xử lý nước, nước thải và các hệ thông khác; xây dựng hệ thống tiện ích, cấp nước, đường nước, cống rãnh và tiện ích Địa chỉ trụ sở chính của công ty nằm tại VIA NOMENTANA 41 ROMA, ROMA, 00161 Ý
7 SOGESID Spa, “The evolution of the Sustainable Development concept”, http://www.sogesid.it/english _site/Sustainable_Development.html, truy cập ngày 16/7/2023
8 Hồ Ngọc Tú, Nguyễn Mai Hảo, “Phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý”, https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM090346, truy cập ngày 16/7/2023
9 “Green Banking: Going Green”, https:/www.researchgate.net/publication/281618047_Green_Banking_Going_Green, truy cập ngày 9/8/2023 nghiêng về hoạt động kinh tế xã hội và chú trọng yếu tố môi trường thông qua giảm lượng carbon cả trong và ngoài ngân hàng Cụ thể, ngân hàng giảm lượng carbon trong ngân hàng bằng cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử… nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hòa… Đối với mục tiêu giảm lượng khí thải ngoài ngân hàng, các ngân hàng thực hiện tín dụng xanh hay là tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh 10
Theo nghĩa rộng, ngân hàng xanh là "ngân hàng bền vững" Trong nghĩa hẹp hơn, ngân hàng xanh chỉ các hoạt động khuyến khích bảo vệ môi trường và giảm thải khí carbon như khuyến khích sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường để phê duyệt khoản vay; cung cấp tín dụng ưu đãi cho các dự án giảm khí CO2.
Có thể hiểu các khái niệm về ngân hàng xanh đều có một điểm chung đó là việc hướng đến các vấn đề chính như: (i) giảm phát thải carbon trong hoạt động nội bộ ngân hàng; (ii) phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh và (iii) thúc đẩy hoạt động vì môi trường thông qua tín dụng xanh Các ngân hàng đã tiến hành giảm thải carbon thông qua việc giảm thiểu tác động của những hoạt động trong ngân hàng ảnh hưởng đến môi trường như việc sử dụng điện, nước, giấy, vật dụng văn phòng,… Do đó các ngân hàng hướng tới giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, xây dựng các cơ sở hạ tầng “xanh”, sử dụng những trang thiết bị ít gây ảnh hưởng đến môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng,… Đồng thời, họ cũng phát triển các sản phẩm, dịch vụ xanh là phát triển các sản phẩm dịch vụ có thể giảm lượng carbon, như các dịch vụ ngân hàng điện tử (phone banking, internet banking, mobile banking,…), dịch vụ thanh toán tự động, thanh toán không dùng tiền mặt, chủ yếu là thanh toán qua thẻ Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng quan tâm môi trường bằng việc áp dụng chính sách tín dụng xanh - chính sách có những ưu đãi đối với các dự án thân thiện môi trường, dự án bảo
Ngân hàng xanh đề cập đến các tổ chức tài chính tập trung vào việc thúc đẩy phát triển bền vững và giảm thiểu tác động môi trường Theo báo cáo "Thực trạng hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam" (GEC, 2023), các ngân hàng trong nước đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực này, bao gồm phát triển các sản phẩm tài chính xanh, đầu tư vào các dự án thân thiện với môi trường và thúc đẩy nhận thức về tính bền vững giữa khách hàng Tuy nhiên, báo cáo cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường các chính sách hỗ trợ và hợp tác liên ngành để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của ngân hàng xanh tại Việt Nam.
11 “Phát triển Ngân hàng xanh ở Việt Nam”, https://vju.ac.vn/tin-tuc/phat-trien-ngan-hang-xanh-o-viet-nam- nd346.html#:~:text=Theo%20kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20h%E1%BA%B9p%3A%20Ng%C3%A2 n,c%C3%A1c%20d%E1%BB%B1%20%C3%A1n%20gi%E1%BA%A3m%20CO2., truy cập ngày 16/7/2023 vệ môi trường, thực hiện thẩm định rủi ro môi trường - xã hội trong hoạt động cấp tín dụng,… 12
Như vậy, ngân hàng xanh cũng giống các ngân hàng truyền thống khác như có các hoạt động về huy động vốn, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán,… nhưng có cân nhắc đến yếu tố môi trường, xã hội thông qua các chiến lược kinh doanh bền vững, đáp ứng được yêu cầu về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo sự hài hòa giữa môi trường và kinh tế Ngân hàng xanh giảm thiểu lượng carbon theo hướng khuyến khích hoạt động tín dụng xanh và xanh hóa các hoạt động điều hành tổ chức công việc nội bộ của ngân hàng
Ngân hàng xanh vẫn cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhưng với những đặc điểm riêng biệt Các ngân hàng xanh tích hợp các dịch vụ điện tử, tự động hóa để tiện lợi Họ ưu tiên cấp tín dụng cho các dự án đánh giá tác động môi trường và hướng đến mục tiêu xã hội, phát triển bền vững Ngân hàng xanh chủ động giám sát dự án khách hàng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thay đổi quan điểm đánh giá về hoạt động thân thiện với môi trường.
Việc thúc đẩy phát triển ngân hàng xanh sẽ chủ động tạo ra những tác động đến môi trường theo hướng tích cực, ảnh hưởng rộng rãi đến nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, đảm bảo phát triển bền vững cả ba yếu tố kinh tế - môi trường - xã hội
Thông qua việc tăng cường quản lý rủi ro môi trường trong đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển kinh doanh theo hướng xanh hóa, góp phần nâng cao nhận thức của các chủ thể trong nền kinh tế, thúc đẩy họ thực hiện các hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường, hỗ trợ cộng đồng Đồng thời, ngân hàng xanh giúp hỗ trợ các dự án đem lại lợi ích cho cộng đồng, đây không chỉ là cho vay vì lợi nhuận mà còn hướng đến sự phát triển bền vững trong tương lai Ngân hàng xanh sẽ là nguồn hỗ trợ to lớn cho các sáng kiến xanh tại địa phương về xã hội, giáo dục, nhà ở, môi trường Từ đó, các doanh nghiệp này có đủ tài
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết lập các giải pháp pháp lý nhằm thực hiện Ngân hàng xanh ở Việt Nam
2.1.1 Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng tới việc thiết lập các giải pháp pháp lý nhằm thực hiện Ngân hàng xanh a Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam
Năm 2022, IMF tính GDP bình quân đầu người cho các nước trên thế giới Trong đó, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 4.162,94 USD, xếp thứ
117 trên thế giới Với con số này, GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 đã nhảy 7 bậc so với năm 2021 và 56 bậc so với năm 2000 trên quy mô thế giới 88 Thứ bậc được cải thiện trong các nước có số liệu so sánh trên Niên giám thống kê (ở Đông Nam Á đã tăng từ thứ 8 năm 2015 lên thứ 6 năm 2000 và có thể cao hơn trong năm 2021 và năm 2022; ở Châu Á tăng từ thứ 30 năm 2015 lên thứ 20 trong năm 2017, 2018, lên thứ
28 năm 2010, lên thứ 27 năm 2020 và khả năng cao hơn trong các năm 2021, 2022) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người có tác động quan trọng tới việc phát triển ngân hàng xanh ở Việt Nam trong nhiều khía cạnh Đầu tiên là tăng cường nhận thức về tài chính xanh Với tốc độ tăng trưởng GDP cao, mức sống của người dân Việt Nam cải thiện, và điều này thường đi kèm với sự tăng cường nhận thức và quan tâm đối với các vấn đề môi trường và tài chính xanh Công chúng và các chính trị gia có xu hướng quan tâm và ủng hộ việc thiết lập các giải pháp pháp lý để hỗ trợ Ngân hàng xanh và các hoạt động tài chính bền vững Tốc độ tăng trưởng GDP cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xanh Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao thường tạo ra nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh, và đóng góp vào việc tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dự án và hoạt động xanh Điều này giúp Ngân hàng xanh tìm kiếm nguồn vốn và triển khai các dự án xanh một cách hiệu quả
Trong năm 2000, GDP bình quân của Việt Nam chỉ xếp hạng 173 trong số 200 quốc gia trên thế giới Sau nhiều năm phát triển, đến năm 2022, Việt Nam đã đạt được những thay đổi đáng kể trong mức GDP bình quân Theo bài viết trên trang Kintetrunguong.vn, GDP bình quân của Việt Nam trong năm 2022 đã có sự cải thiện đáng kể so với năm 2000, đánh dấu bước tiến đáng kể trong nền kinh tế Việt Nam.
html#:~:text=Trong%20%C4%91%C3%B3%2C%20GDP%20b%C3%ACnh%20qu%C3%A2n,tr%C3%AAn%20quy%20m%C3%B4%20th%E1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi., truy cập ngày 31/7/2023
Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao thường thu hút sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam Các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư và các đối tác quốc tế có thể quan tâm và đầu tư vào các dự án và hoạt động xanh trong nước, giúp thúc đẩy sự phát triển của Ngân hàng xanh Cuối cùng, tạo lập môi trường hợp tác mới ốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người cao thường đi kèm với sự đổi mới và cải tiến trong môi trường kinh doanh Việc xây dựng môi trường hợp tác và đối tác giữa Ngân hàng xanh và các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp có thể hỗ trợ việc thiết lập các giải pháp pháp lý cho Ngân hàng xanh
Tóm lại, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở Việt Nam có tác động quan trọng tới việc thiết lập các giải pháp pháp lý cho Ngân hàng xanh Sự phát triển kinh tế và quan tâm ngày càng cao về tài chính xanh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Ngân hàng xanh và các hoạt động tài chính và đầu tư bền vững trong nước b Sự ổn định của nền kinh tế tài chính
Sự ổn định của kinh tế và tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập các giải pháp pháp lý nhằm thực hiện Ngân hàng xanh ở Việt Nam Khi nền kinh tế - tài chính ổn định sẽ ngân hàng xanh có cơ hội tìm kiếm nguồn vốn dễ dàng hơn và triển khai các dự án và hoạt động xanh một cách hiệu quả Điều này đảm bảo nguồn lực và vốn đầu tư đủ để hỗ trợ các dự án tài chính bền vững
Bên cạnh đó, kinh tế và tài chính ổn định giúp tạo niềm tin và sự ổn định cho ngân hàng xanh và các hoạt động tài chính bền vững Các nhà đầu tư và khách hàng có xu hướng tin tưởng hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng xanh Khi kinh tế và tài chính ổn định, ngân hàng xanh có khả năng quản lý rủi ro tài chính liên quan đến các hoạt động và dự án xanh Điều này giúp đảm bảo tính bền vững của các hoạt động tài chính và đầu tư xanh Đồng thời, sự ổn định trong kinh tế và tài chính thường thu hút sự quan tâm và đầu tư từ cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam Các tổ chức quốc tế, nhà đầu tư và đối tác có thể quan tâm và đầu tư vào các dự án và hoạt động xanh, giúp thúc đẩy phát triển của Ngân hàng xanh c Nhận thức và yêu cầu của khách hàng
Nhận thức và yêu cầu của khách hàng về tài chính xanh và các dịch vụ bền vững thúc đẩy phát triển của Ngân hàng xanh Khách hàng yêu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính có tác động tích cực đến môi trường và xã hội, từ đó tạo động lực cho ngân hàng phát triển các giải pháp và dịch vụ xanh hơn Khi nhận thức và yêu cầu của khách hàng về Ngân hàng xanh tăng đã tạo niềm tin và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng và các hoạt động tài chính bền vững Khách hàng tin tưởng hơn và dễ dàng hơn trong việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh Nhận thức và yêu cầu của khách hàng về Ngân hàng xanh tạo áp lực cho các doanh nghiệp và ngân hàng thay đổi và đưa ra các giải pháp pháp lý để đáp ứng nhu cầu xanh của khách hàng Điều này thúc đẩy sự đổi mới và cải tiến trong lĩnh vực tài chính và đẩy mạnh các hoạt động xanh
Bên cạnh đó, nhận thức và yêu cầu của khách hàng về Ngân hàng xanh cũng thúc đẩy việc tạo dựng môi trường hợp tác và chia sẻ thông tin giữa ngân hàng và khách hàng Điều này giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về nhu cầu và yêu cầu của khách hàng và đáp ứng đúng đắn qua các giải pháp pháp lý Công nghệ mới cũng được ứng dụng và đối mới trong ngân hàng Ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp các giải pháp công nghệ mới và hiệu quả nhằm thực hiện Ngân hàng xanh d Sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0
Công nghệ hiện đại, như trí tuệ nhân tạo (AI) và khai phá dữ liệu, cho phép ngân hàng thu thập và xử lý dữ liệu môi trường một cách hiệu quả Dữ liệu này giúp xác định các rủi ro môi trường, đánh giá tác động của các hoạt động tài chính và đầu tư, từ đó định rõ các giải pháp pháp lý và tiêu chuẩn để thực hiện Ngân hàng xanh
Công nghệ hiện đại giúp ngân hàng đánh giá rủi ro môi trường thông qua phân tích dữ liệu, từ đó triển khai các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính bền vững cho hoạt động tài chính Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ phát triển sản phẩm, dịch vụ tài chính xanh sáng tạo, tích hợp tiện ích mới như ứng dụng di động, giao dịch trực tuyến, công cụ thanh toán số, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính xanh.
Sự phát triển của công nghệ giúp tăng cường giao tiếp và tương tác khách hàng thông qua việc cung cấp các công cụ và kênh tương tác mới giữa ngân hàng và khách hàng Qua các ứng dụng di động, trang web, các kênh truyền thông xã hội và hệ thống chatbot, ngân hàng có thể tăng cường giao tiếp và tương tác với khách hàng, thông báo về các giải pháp tài chính xanh và nhận phản hồi từ khách hàng Cuối cùng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các quy định và tiêu chuẩn xanh Công nghệ hiện đại hỗ trợ việc thực thi các quy định và tiêu chuẩn xanh thông qua việc tạo lập hệ thống giám sát và kiểm soát Các công nghệ như blockchain có thể giúp đảm bảo tính minh bạch và tin cậy cho việc ghi nhận và truy xuất thông tin về các hoạt động tài chính xanh e Dân số
Dân số của Việt Nam cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập giải pháp pháp lý nhằm thực hiện Ngân hàng xanh ở Việt Nam Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.744.134 người vào ngày 24/07/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế giới Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Mật độ dân số của Việt Nam là
Những yêu cầu và nhu cầu của dân số đối với tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các hướng đi và mục tiêu của Ngân hàng xanh Nếu dân số tăng cường nhận thức và quan tâm đến các vấn đề môi trường và tài chính bền vững, chính phủ và ngân hàng có thể đáp ứng yêu cầu này bằng cách đưa ra các giải pháp pháp lý thích hợp Dân số có thể hỗ trợ việc thúc đẩy tài chính xanh thông qua sự ủng hộ và lựa chọn sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài chính xanh Nếu ngân hàng xanh đáp ứng được nhu cầu của dân số và cung cấp các giải pháp pháp lý để hỗ trợ tài chính xanh, dân số sẽ đồng thuận hơn trong việc sử dụng và ủng hộ các dịch vụ này
Một số kiến nghị nhằm xây dựng pháp luật điều chỉnh Ngân hàng xanh một cách hiệu quả
2.2.1 Kiến nghị về hệ thống pháp luật a Thiết kế khung pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm môi trường và xã hội của hệ thống ngân hàng trong việc cấp tín dụng
Mặc dù các ngân hàng thương mại đã triển khai ngân hàng xanh và đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng do thiếu khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và đồng bộ nên việc thực hiện ngân hàng xanh còn nhiều hạn chế Chính phủ cần xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về tổ chức, cơ cấu và quy trình hoạt động của ngân hàng xanh Đồng thời, sửa đổi và bổ sung các luật liên quan để hỗ trợ thống nhất cho việc triển khai chính sách xây dựng và phát triển ngân hàng xanh.
Kiến nghị Quốc hội bổ sung trong Luật các tổ chức tín dụng nhằm quy định rõ ràng về khái niệm, đặc điểm và tiêu chí để đánh giá một ngân hàng được xem là ngân hàng xanh Bên cạnh đó cần quy định trách nhiệm môi trường và xã hội của các ngân hàng thương mại Tăng cường tính bắt buộc, chịu trách nhiệm của hệ thống ngân hàng trong thực hiện đề án ngân hàng xanh Điều này bao gồm việc đảm bảo ngân hàng không chỉ tập trung vào lợi nhuận kinh doanh mà còn phải xem xét tác động của hoạt động của họ đến môi trường và cộng đồng xã hội Cụ thể, cần có một chương nhằm quy định về Ngân hàng xanh trong Luật các tổ chức tín dụng Trong đó đảm bảo rằng việc cấp tín dụng của ngân hàng xanh chỉ hỗ trợ cho các dự án và hoạt động không gây hại cho môi trường và xã hội Luật này nên quy định rõ ràng về nguyên tắc, tiêu chuẩn và cơ chế giám sát, báo cáo để đảm bảo sự thực hiện hiệu quả
Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng cũng cần quy định rõ ràng về trách nhiệm môi trường và xã hội của các ngân hàng, thiết lập các tiêu chuẩn chặt chẽ để đánh giá và xác định rõ ràng các dự án hợp lệ và không hợp lệ Cần phải có một tiêu chí chung
Tiêu chuẩn đánh giá dự án xanh là một trong những yếu tố quan trọng để thúc đẩy và phát triển các dự án bền vững Các chuyên gia khuyến cáo xây dựng các bộ tiêu chuẩn rõ ràng về dự án xanh để đánh giá hiệu quả và hướng dẫn các tổ chức tài chính khi xem xét cấp vốn Bên cạnh đó, việc bổ sung các quy định về cho vay cho dự án xanh vào Thông tư số 39/2016/TT-NHNN sẽ giúp xác định rõ các loại dự án và hoạt động đủ điều kiện nhận hỗ trợ tín dụng, bao gồm cả những dự án có tính bền vững môi trường và xã hội cao.
Luật các tổ chức tín dụng cũng cần dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ môi trường để xác định các nguyên tắc và tiêu chuẩn môi trường và xã hội mà ngân hàng phải tuân thủ trong quá trình đánh giá và cấp tín dụng cho các dự án Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm việc hạn chế đầu tư vào các ngành công nghiệp gây hại môi trường hoặc có tác động xấu đến cộng đồng Yêu cầu các ngân hàng thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội trước khi cấp tín dụng cho dự án Cũng cần làm rõ cơ quan thẩm định đối với ngân hàng xanh là cơ quan nào Điều này giúp đảm bảo rằng các ngân hàng hiểu rõ về các hậu quả của dự án đối với môi trường và cộng đồng xã hội và có kế hoạch để giảm thiểu các tác động tiêu cực Luật Bảo vệ môi trường cũng cần ghi nhận thêm đánh giá tác động môi trường và xã hội bởi ngân hàng cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và xã hội cho các dự án mà họ cấp tín dụng Điều này giúp đảm bảo rằng ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tác động của dự án đối với môi trường và cộng đồng xã hội, từ đó có kế hoạch để giảm thiểu các tác động tiêu cực Đồng thời, cần đảm bảo tính minh bạch trong việc cấp tín dụng xanh Ngân hàng nên công bố thông tin liên quan đến các dự án mà họ đã cấp tín dụng, bao gồm cả thông tin về tác động môi trường và xã hội Điều này giúp xây dựng tính minh bạch và đảm bảo sự chịu trách nhiệm của ngân hàng trước công chúng Minh bạch và báo cáo giúp tạo ra sự công bằng, đáng tin cậy và chịu trách nhiệm từ phía ngân hàng đối với môi trường và xã hội Tính minh bạch và báo cáo sẽ giúp xây dựng niềm tin của cộng đồng và khách hàng đối với các ngân hàng xanh, và thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế và xã hội tại Việt Nam
Cuối cùng, cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng ghi nhận và đưa các thông lệ tốt của quốc tế về tài chính bền vững để các vấn đề môi trường được đánh giá và xử lí một cách hiệu quả nhất trong khuôn khổ pháp lí bảo vệ môi trường của Việt Nam, góp phần đảm bảo các chiến lược phát triển ngân hàng xanh 101 Trong điều
101 Trần Linh Huân (2019), Tlđd (5), tr.52 kiện không có ngân hàng xanh chuyên biệt, Chính phủ cần tạo cơ chế pháp lý, các quy tắc, môi trường cho các ngân hàng, nhằm tạo động lực cũng như ràng buộc hệ thống ngân hàng đối với vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững Nghiên cứu thành lập các quỹ liên quan đến tăng trưởng xanh (thông qua huy động các khoản vay lãi suất thấp và huy động vốn từ ngân sách), trong đó nguồn vốn của Quỹ có thể do một hoặc một số tổ chức tín dụng đứng ra quản lý và thực hiện cho vay các dự án đáp ứng yêu cầu của Quỹ 102 Cũng cần quy định việc yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thể hiện cam kết rõ ràng đối với ngân hàng xanh và xác định mục tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, hỗ trợ phát triển bền vững và đảm bảo phát triển công bằng và bền vững Đưa ra yêu cầu về giám sát và báo cáo liên quan đến việc thực hiện ngân hàng xanh, đồng thời xác định trách nhiệm của các cơ quan quản lý và ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin về hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng này
Nói tóm lại, Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành cần quy định những trách nhiệm của các ngân hàng thương mại, các bên liên quan đối với việc thực hiện ngân hàng xanh ở Việt Nam Xác định rõ trách nhiệm về tài chính của các ngân hàng, bổ sung các điều khoản để yêu cầu các ngân hàng thương mại phải thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh với mục tiêu cân nhắc cả tài chính và trách nhiệm xã hội Điều này đảm bảo rằng các ngân hàng đưa ra quyết định vay, cho vay và đầu tư cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững và tác động tích cực đối với cộng đồng và môi trường Để làm được điều này, như đã nêu ở trên Luật các tổ chức tín dụng cần định nghĩa rõ về ngân hàng xanh, xác định và định nghĩa rõ về khái niệm ngân hàng xanh, đảm bảo cơ quan quản lý, các ngân hàng và các bên liên quan đều hiểu được ý nghĩa và phạm vi của ngân hàng xanh Bên cạnh đó, Luật các tổ chức tín dụng cũng cần thiết phải dẫn chiếu đến Luật Bảo vệ môi trường Đồng thời, kiến nghị bổ sung các biện pháp xử phạt để đảm bảo tính hiệu quả và tuân thủ của các quy định liên quan đến ngân hàng xanh, cần xác định các biện pháp xử lý và xử phạt nếu các ngân hàng thương mại vi phạm Một số phương án xử lý và biện pháp xử phạt có thể được áp dụng như:
- Biện pháp phạt tiền: Áp dụng các biện pháp phạt tiền đối với các ngân hàng thương mại vi phạm quy định về ngân hàng xanh Mức phạt tiền cần được thiết lập một cách cụ thể và có tính hợp lý để đảm bảo sự cản trở đáng kể đối với hành vi vi phạm
- Thu hồi lợi nhuận: Nếu vi phạm liên quan đến việc thực hiện các hoạt động không bền vững hoặc có tác động tiêu cực đối với môi trường và xã hội, có thể xem xét thu hồi một phần hoặc toàn bộ lợi nhuận mà ngân hàng thương mại đã thu được từ các hoạt động này
- Cấm hoạt động: Tạm ngưng hoặc cấm ngân hàng thương mại thực hiện các loại hoạt động cụ thể liên quan đến ngân hàng xanh cho đến khi họ tuân thủ đủ các quy định
- Hủy bỏ giấy phép hoạt động: Xem xét hủy bỏ hoặc không gia hạn giấy phép hoạt động của ngân hàng thương mại nếu vi phạm nghiêm trọng và lặp đi lặp lại các quy định liên quan đến ngân hàng xanh
- Công bố danh sách đen: Công bố danh sách đen của các ngân hàng thương mại vi phạm các quy định liên quan đến ngân hàng xanh, từ đó làm rõ danh tiếng của họ và đưa ra cảnh báo cho cộng đồng tài chính
- Xử lý hình sự nếu có vi phạm nghiêm trọng và có hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường và xã hội
Như vậy, các biện pháp trên nên được xây dựng một cách cân nhắc và công bằng, nhằm thúc đẩy tính minh bạch, trách nhiệm và đồng thuận trong việc thực hiện ngân hàng xanh Cần thực hiện những nỗ lực để đảm bảo rằng các biện pháp trừng phạt đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của hệ thống tài chính và xã hội b Bổ sung thêm các chính sách khuyến khích của Nhà nước