1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hiện trạng đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch ở đồng bằng sông cửu long

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hiện Trạng Đánh Giá Nhu Cầu Xử Lý Sau Thu Hoạch Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Duy Cần, TS. Lê Văn Bầm
Trường học Trường Đại Học Cần Thơ
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2004
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 12,98 MB

Nội dung

Những khuyến cáo về các giải pháp kỹ thuật phù họp cho việc sấy lúa và các hoạt động sau thu hoạch khác cùng với các phương pháp quản lý thích hợp đối vớì ĐBSCL cũng như đối với một số t

Trang 1

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG

ĐÁNH GIẢ NHU CẨU x ử lt SAU THU HOẠCH

(BÁO CÁO TỔNG HỢP CỦA 12 TỈNH)

Trang 2

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT DANIDA/ASPS

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG - ĐÁNH GIÁ NHU CẦU XỬ LÝ SAlí THU HOẠCH

Ở ĐBSCL

(BÁO CÁO TỎNG HỢP CỦA 12 TỈNH)

(LƯU HÀNH NỘI Bộ)

HÀ NỘI, THÁNG 10-2004

Trang 3

LỜI GIỚI THIỆU

Trong một nỗ lực nhằm góp phần làm giảm thiểu những thất thoát sau thu hoạch trên lúa, Họp Phần Sau Thu Hoạch thuộc Chương trình Hỗ trợ ngành Nông nghiệp

Việt Nam (ASPS) do tổ chức Hỗ Trợ và Phát Triển Quốc Tế của Đan Mạch

(DANIDA) tài trợ đã thực hiện các nghiên cứu hiện trạng và đánh giả nhu cầu xử

lý sau thu hoạch ở các tỉnh ĐBSCL Những thông tin từ kết quả của các nghiên cứu

này rất quan trọng, nó là cơ sở cho các quyết định áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết và có hiệu quả tại các tỉnh ĐBSCL Vì vậy, Hợp Phần Sau Thu Hoạch cho xuất bản cuốn sách “Nghiên cứu hiện trạng- Đánh giá nhu cầu Xử lý sau thu hoạch

ở ĐBSCL

Cuốn sách này cung cấp các nguồn thông tin về hiện trạng, những phân tích về tổn thất và đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch trên lúa cho toàn vùng ĐBSCL Nội dung của sách bao gồm: Các thông tin chung về các điều kiện tự nhiên, kinh tế-xằ hội và đặc biệt là tình hình sản xuất lúa ở ĐBSCL và các tỉnh Những thất thoát sau thu hoạch trên lúa ở qui mô nông hộ ở mỗi tỉnh và ĐBSCL Phần này bao gồm các phân tích về nguyên nhân cũng như định lượng các thất thoát Tình hình cung cấp

và quản lý các dịch vụ sau thu hoạch hiện tại ở mỗi tỉnh và toàn vùng ĐBSCL với trọng tâm là về dịch vụ sấy lúa và các phương pháp sau thu hoạch chi phí thấp ở qui mô nông hộ Những khuyến cáo về các giải pháp kỹ thuật phù họp cho việc sấy lúa và các hoạt động sau thu hoạch khác cùng với các phương pháp quản lý thích hợp đối vớì ĐBSCL cũng như đối với một số tỉnh có điều kiện địa lý đặc biệt

Vì mục đích là giới thiệu những thông tin từ kết quả của các nghiên cứu hiện trạng

và đánh giá nhu cầu sau thu hoạch của ĐBSCL nên các thông tin đưa ra hết sức cô

đọng với cách viết và trình bày đơn giản, rõ ràng và với phương pháp hệ thống

logic sẽ đem đến cho người đọc một cách nhìn tổng họp và làm giàu thêm kinh nghiệm về lĩnh vực sau thu hoạch Chúng tôi nhận thấy đây là nguồn thông tin quan

trọng cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Trung tâm Khuyến nông và các Trường Đại Học Nông nghiệp, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL để tham khảo, và làm cơ sở cho các quyết định áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết và

cỏ hiệu quả tại các tỉnh ĐBSƠL

Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Nông nghiệp &PTNT, Họp phần Xử lý sau thu hoạch trân trọng cám ơn Phân viện Công nghệ STH TP-HCM, Trường ĐH cần Thơ, Viện Nghiên cứu lúa ĐBSCL, Trường ĐH An Giàng,Trường ĐH Nông Lâm TP-HCM

dà tiến hành điều tra hiện trạng và đánh giá nhu cầu STH của các tỉnh ĐBSCL, các

oộne sự và các chuyên gia đã có nhiều tâm huyết và công sức để thu thập số liệu,

coôn sách từ 12 báo cáo nghiên cứu hiện trạng kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch riêng rẽ cho từng tỉnh ở ĐBSCL Đồng thời, cũng xin trân trọng cảm ơn TS

Lê Văn Bầm, điều phối viên Quốc gia, ngài Torben Huus-Bruun và ngài Peter Christian Baker, cố vấn Cao cấp của Hợp phần Xử lý Sau thu hoạch đã tổ chức, tư vào cho sự thành công của cuốn sách này.

Trang 4

Đây là lần xuất bản đầu tiên, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Họp phần Xử lý sau thu hoạch mong được sự góp ý của tất cả bạn đọc để lần tái bản sau cuốn sách có chất lượng tốt hơn nhăm đáp ứng lòng mong đợi của độc giả.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội

Hà Nội, tháng 10 năm 2004

Vụ Khoa học Công nghệ

IV

Trang 5

1.1 Thông tin tổng quát

1.2 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Tóm tắt nội dung của báo cáo

2 PHƯƠNG PHÁP

2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1 Nghiên cứu TOR

3-2 Đặc điểm các vùng sinh thái nông nghiệp

3 3 Các điều kiện kinh tế-xã hội

3.3.1 Dân số và tỷ lệ gia tăng dân số

33.2 Lao động, tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập

33.3 Các điều kiện cơ sở hạ tầng

3-4 Tồne thể tình hình sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL

4 HIỆN TRẠNG VỀ PHƯƠNG TIỆN VÀ CÁC DỊCH v ụ SAU THƯ

HOẠCH ỏ ĐBSCL

4.1 Đánh à á về tình hình các phương tiện và dịch vụ sau thu hoạch

4.1.2 Hoạt dộns cai lúa

2

33

6 6 6

6

79

9141717

18

19

21 30

303032333435

V

Trang 6

-4.2 Đánh giá những thất thoát sau thu hoạch 36

ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHUYẾN GIAO

CÔNG NGHẸ SAU THU HOẠCH

quảng bá thông tin về công nghệ sau thu hoạch

sau thu hoạch cho nông dân

thông tin đến nông dân

nghệ sau thu hoạch đến nông hộ

hoạch đến nông dân

dạy nghệ

THỊ TRƯỜNG

Trang 7

6.2 Chất lượng sản phẩm lúa gạo và giá cả thị trường 73

Trang 8

-DANH SẨCH BẢNG

ĐBSCL 2002

mùa vụ ở ĐBSCL

các tỉnh ở ĐBSCL

luyện và và quảng bá thông tin về CN-STH ở Đồng Tháp và Tiền Giang

nhón nông dân ở Tiền Giang và Trà Vinh

thông tin về các phương pháp STH

đổi với lúa

nhau

Trang 9

-IX-DANH SÁCH HÌNH

thái nông nghiệp chính ở ĐBSCL, Việt Nam

công đoạn STH

lúa

x i

Trang 10

-CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐANIDA Cơ quan Phát triển Quốc tế Đan Mạch

NN & PTNT Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn

xiii

Trang 11

-Chương 1

Giới thiêu

1.1 Thông tin tổng quát

Đôn« Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm về phía Nam phần cuối cùng của Việt

Nam ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, cần Thơ Vĩnh Long, Ben Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang (Hình 1.1) Tổng diện tích tự nhiên của ĐBSCL khoảng 3,97 triệu ha và chiêm khoảng 12% tổng diện tích của cả nuớc ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới gió mùa trải dài từ 8°40’ đến 10°55’ vĩ độ Bắc, và từ 104°50’ đến 106°50’ kinh độ Đòn«.

Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh

*ẽ và an ninh luơng thực của cả nuớc Năm 2000, tổng giá trị sản luợng ngành nông

nghiệp là 64.933 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó giá trị sản luợng trồng trọt

chiêm 59%, thủy sản chiêm 22%, chăn nuôi 11%, lâm nghiệp và dịch vụ chiêm 8%

Nãm 2002, tống giá trị sản luợng ngành nông nghiệp tăng lên 80.057 tỷ đồng (giá

hiện hành), trong đó giá trị sản luợng trồng trọt chiếm 53%, thủy sản gia tăng chiêm 29%, chăn nuôi 11%, lâm nghiệp và dịch vụ chiêm 7% (Hình 1.2a & Hình l-2b).

Cây lúa là cây trồng chính yếu ở ĐBSCL Năm 2002, diện tích đất lúa vẫn duy tri ở ểiện tích khoảng 2 triệu ha (diện tích gieo trồng lúa cả năm là 3,78 triệu ha), sản hiợng lúa đạt 17,7 triệu tấn, đóng góp vào khoảng 52% tổng sản luợng lúa cả nuớc

lểặc dù ĐBSCL là vùng sản xuất ra một khối luợng lớn lúa gạo cho cả nuớc, nhung

■hững hỗ trợ và các dịch vụ cho nông dân trồng lúa vẫn còn giới hạn Có nhiều

■ông dân trồng lúa vẫn còn nghèo và thiếu các phuơng tiện sản xuất, đặc biệt là rihiẻu các phuơng tiện cho các khâu sau thu hoạch và quản lý kém dẫn đến những

Trang 12

Chú thích: TT — trồng trọt; CN = chăn nuôi; DV = dịch vụ; LN = lâm nghiệp; TS = thưỷ sản

Nguồn: Cục Thống Kê Cẩn thơ (2003)

Hình 1.2b.cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ĐBSCL năm 2002

1.2 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL trong vòng hai thập kỹ qua đã có những bước thay đổi rất lớn Sản xuất lúa đã thay đổi từ việc sản xuất tự cung tự cấp đến sản xuất lúa hàng hóa cung cấp cho thị trường Sản xuất nông nghiệp dựa trên nền lúa chỉ một đến 2 vụ/năm với những đầu tư thấp đã chuyển đổi sang đa dạng hóa trong sản xuất, thâm canh lúa, trồng 3 vụ/năm ở những vùng có điều kiện đất và nước thích họp Tuy nhiên, trong thực tế người nông dân trồng lúa ĐBSCL vẫn đang đương đầu với nhiều khó khăn cả trong sản xuất và sau thu hoạch Chẳng hạn, nông dân thiếu hạt giống có chất lượng tốt để trồng (giống cấp xác nhận), lúa bị gây hại bởi sâu bệnh, thiếu các phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ sau thu hoạch là những trở ngại chính Những nông dân ở ĐBSCL đương đầu với những bất lợi của điều kiện

tự nhiên như lũ về sớm thường gây tổn thất thu hoạch lúa, mưa quá nhiều vào mùa mưa trở ngại cho thu hoạch và phơi lúa, đặc biệt là đối với vụ lúa Hè Thu Do đó,

sự thật là sản xuất lúa thì không có lời nhiều do chi phí sản xuất cao, giá bán thấp

và những thất thoát sau thu hoạch, v.v Chi phí sản xuất lúa cao là do nông dân hạn

chế về nguồn tài nguyên (ví dụ, nông dân thiếu vốn họ phải mua phân/thuốc trừ sâu bệnh thiếu ở các tiệm, và trả sau thi thu hoạch với giá cao), quản lý cây trồng kém

(sử dụng lạm dụng phân/thuốc trừ sâu bệnh), làm thủ công, trả công thuê mướn

cao, trong khi những hô trợ khác và các dịch vụ thì thiêu hoặc chưa đên những nông dân nghèo.

Vào năm 2000, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch thông qua DANIDA dãi khỏi đầu Chương Trình Hỗ Trợ Nông Nghiệp (ASPS) ở Việt Nam, trong đó Họp Phần Sau Thu Hoạch (PHHC) là một trong bốn tiểu hợp phần của ASPS Các

naục tiêu chinh của PHHC là ‘Cải thiện sự cung cấp của các dịch vụ sau thu hoạch

ở mtúc độ làng xã, và cải thiện sự quản lý của nông hộ về các hoạt động sau thu

.ềuHrất rũa họ

Trang 13

o ĐBSCL, hợp phần sau thu hoạch sẽ cung cấp sự hỗ trợ liên quan đến tập huấn và Irợ giúp kỹ thuật để gia tăng một cách có ý nghĩa về sự cung cấp các dịch vụ sau

dản đế giúp họ kiểm soát những tổn thất sau thu hoạch

Một trong những hoạt động của PHHC ở ĐBSCL là Khảo sát hiện trạng và đánh

giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch đã được thực hiện tại tỉnh ĐBSCL Báo cáo này

dựa vào kết quả nghiên cứu chi tiết tại 12 tỉnh để phân tích tổng hợp, và đánh giá lại nhu cầu sau thu hoạch cho toàn vùng Ket quả của những phân tích và tổng họp này là cơ sở cho các quyết định áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết và có biêu quả tại các tỉnh ĐBSCL cũng như toàn vùng trong quá trình thực hiện dự án và sau dự án.

1 3 Mục tiêu nghiên cứu

Báo cáo tống họp này nhằm phân tích và đánh giá lại hiện trạng và nhu cầu xử lý

sau thu hoạch cho toàn vùng ĐBSCL dựa vào các thông tin từ kết quả điều tra chi

tiẻt về sau thu hoạch ở 12 tỉnh ĐBSCL Các mục tiêu cụ thể của báo cáo tổng hợp

hình sản xuất lúa ở ĐBSCL và các tỉnh

cũng như phân tích các nguyên nhân của nó

mỗi tỉnh và vùng với trọng tâm là về dịch vụ sấy lúa và các phương pháp sau thu hoạch chi phí thấp ở qui mô nông hộ

hoạt động thu hoạch khác cùng với các phương pháp quản lý thích hợp đối với ĐBSCL cũng như đối với một số tỉnh có điều kiện địa lý đặc biệt

vụ sau thu hoạch với trọng tâm cho các nông hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số cũng như đề xuất các chính sách phù hợp của chính phủ để hỗ trợ các hoạt động này

1.4 Tóm tắt nội dung của báo cáo

Bảo cáo tổng họp này sử dụng phần lớn các nội dung từ 12 báo cáo chi tiết về

nghiên cứu hiện trạng kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch của từng tỉnh ở

ĐBSCL Báo cáo được trình bày theo 8 chương, các nội dung từng chương được đề

cập như dưới đây.

Trang 14

Chú thích: TT = trồng trọt; CN = chăn nuôi; DV = dịch vụ; LN = lâm nghiệp; TS = //ỉirỷ íảrt

Nguồn: Cục Thống Kê Cần thơ (2003)

Hình 1.2b.cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp ĐBSCL năm 2002

1.2 Bối cảnh của đề tài nghiên cứu

Sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL trong vòng hai thập kỹ qua đã có những bước thay đối rất lớn Sản xuất lúa đã thay đổi từ việc sản xuất tự cung tự cấp đến sản xuất lúa hàng hóa cung cấp cho thị trường Sản xuất nông nghiệp dựa trên nền lúa chỉ một đến 2 vụ/năm với những đầu tư thấp đã chuyển đổi sang đa dạng hóa trong sản xuất, thâm canh lúa, trồng 3 vụ/năm ở những vùng có điều kiện đất và nước thích hợp Tuy nhiên, trong thực tế người nông dân trồng lúa ĐBSCL vẫn đang đương đầu với nhiều khó khăn cả trong sản xuất và sau thu hoạch Chẳng hạn, nông dân thiếu hạt giống có chất lượng tốt để trồng (giống cấp xác nhận), lúa bị gây hại bởi sâu bệnh, thiếu các phương tiện và các dịch vụ hỗ trợ sau thu hoạch là những trở ngại chính Những nông dân ở ĐBSCL đương đầu với những bất lợi của điều kiện

tự nhiên như lũ về sớm thường gây tổn thất thu hoạch lúa, mưa quá nhiều vào mùa

mưa trở ngại cho thu hoạch và phơi lúa, đặc biệt là đối với vụ lúa Hè Thu Do đó,

sự thật là sản xuất lúa thì không có lời nhiều do chi phí sản xuất cao, giá bán thấp

và những thất thoát sau thu hoạch, v.v Chi phí sản xuất lúa cao là do nông dân hạn

chế về nguồn tài nguyên (ví dụ, nông dân thiếu vốn họ phải mua phân/thuốc trừ sâu bệnh thiếu ở các tiệm, và trả sau thi thu hoạch với giá cao), quản lý cây trồng kém

(sử dụng lạm dụng phân/thuốc trừ sâu bệnh), làm thủ công, trả công thuê mướn

cao trons khi những hỗ trợ khác và các dịch vụ thì thiếu hoặc chưa đến những nông dân nghèo.

Vảo năm 2000, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đan Mạch thông qua DANIDA

đã kbỡi đẩu Chương Trình Hỗ Trợ Nông Nghiệp (ASPS) ở Việt Nam, trong đó Hợp Phần Sau Thu Hoạch (PHHC) là một trong bốn tiểu họp phần của ASPS Các

nục tiêu chính của PHHC là ‘Cả/ thiện sự cung cấp của các dịch vụ sau thu hoạch

ớ mmc độ làng xã và cài thiện sự quản lý của nông hộ về các hoạt động sau thu ễuiiacỂr của ho

Trang 15

ỞĐBSCL, hợp phần sau thu hoạch sẽ cung cấp sự hỗ trợ liên quan đến tập huấn và

•nọr giúp kỹ thuật đế gia tăng một cách có ý nghĩa về sự cung cấp các dịch vụ sau

É u hoạch ở cấp độ làng xã đế cải thiện nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nông ểftn để giúp họ kiểm soát những tổn thất sau thu hoạch

Một trong những hoạt động của PHHC ở ĐBSCL là Khảo sát hiện trạng và đánh

p á nhu cầu xử ỉý sau thu hoạch đã được thực hiện tại tỉnh ĐBSCL Báo cáo này

ểkpa vào kết quả nghiên cứu chi tiết tại 12 tỉnh để phân tích tổng hợp, và đánh giá IỊŨ nhu câu sau thu hoạch cho toàn vùng Kêt quả của những phân tích và tổng họp

■ậy là cơ sở cho các quyết định áp dụng những biện pháp hỗ trợ cần thiết và có

k*ẽu quả tại các tỉnh ĐBSCL cũng như toàn vùng trong quá trình thực hiện dự án và

sau dự án.

1 3 Mục tiêu nghiên cứu

Báo cáo tổng họp này nhàm phân tích và đánh giá lại hiện trạng và nhu cầu xử lý sạu thu hoạch cho toàn vùng ĐBSCL dựa vào các thông tin từ kết quả điều tra chi

ÉỄt vê sau thu hoạch ở 12 tỉnh ĐBSCL Các mục tiêu cụ thể của báo cáo tổng hợp

nậy bao gồm:

hình sản xuất lúa ở ĐBSCL và các tỉnh

cũng như phân tích các nguyên nhân của nó

mỗi tỉnh và vùng với trọng tâm là về dịch vụ sấy lúa và các phương pháp sau thu hoạch chi phí thấp ở qui mô nông hộ

hoạt động thu hoạch khác cùng với các phương pháp quản lý thích họp đối với ĐBSCL cũng như đối với một số tỉnh có điều kiện địa lý đặc biệt

vụ sau thu hoạch với trọng tâm cho các nông hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số cũng như đề xuất các chính sách phù hợp của chính phủ để hỗ trợ các hoạt động này

1.4 Tóm tắt nội dung của báo cáo

Báo cáo tổng họp này sử dụng phần lớn các nội dung từ 12 báo cáo chi tiết về

nghiên cứu hiện trạng kiêm đánh giá nhu câu sau thu hoạch của từng tỉnh ở ĐBSCL Báo cáo được trình bày theo 8 chương, các nội dung từng chương được đê

cập như dưới đây.

Trang 16

Chương 1 Giới thiệu Trong chương này trình bày những thông tin tổng quát về sự

phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL, với cụ thể tập trung về sản xuất lúa, các tình huống về sau thu hoạch và các mục tiêu của nghiên cứu

Chương 2 Phương pháp Chương này trình bày các phương pháp được sử dụng để

thu thập số liệu và phân tích thông tin cũng như giới hạn của nghiên cứu

Chương 3 Các thông tin tổng quát về các điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong chương này cung cấp các thông tin chủ yếu về

các điều kiện tự nhiên, xã hội, tóm tắt các vùng sinh thái nông nghiệp, sản lượng lúa và thông tin tổng quát về các dịch vụ sau thu hoạch

Chương 4 Hiện trạng về phương tiện và các dịch vụ sau tlệu hoạch ở ĐBSCL

Chương này trình bày những chi tiết về đánh giá các phương tiện và dịch vụ sau thu hoạch hiện tại ở ĐBSCL, đánh giá các tổn thất sau thu hoạch, những phân tích và tóm lược các nhu cầu sử dụng dịch vụ sấy lúa và các giải pháp sau thu hoạch

Chương 5 Đánh giá về các hoạt động tư vẩn nông nghiệp và đào tạo dạy nghề liên quan đến việc chuyển giao công nghệ STH Đánh giá sự bao gồm của hệ thống

khuyến nông hiện tại trong việc phổ biến các thông tin và kỹ thuật sau thu hoạch, phân tích và tóm tắt các kênh truyền thông và mạng lưới hiệu quả nhất với phổ biến thông tin đến nông dân, phân tích hiệu quả của vấn đề giới tính trong việc chuyển giao các kỹ thuật sau thu hoạch, phân tích tiềm năng của các tổ chức quần chúng có liên quan, đánh giá năng lực của các trung tâm dạy nghề hiện hữu, xác định các nhóm đối tượng đặc thù và đánh giá nhu cầu huấn luyện cho các nhóm đối tượng khác nhau, đưa ra khuyến cáo về các chương trình huấn luyện và phương pháp thích họp cho mỗi nhóm đối tượng

Chương 6 Đánh giá thông tin tiếp thị và thị trường sản phẩm lúa gạo Chương

này trình bày cơ cấu và tổ chức thị trường cho sản phẩm lúa gạo, phân tích và tóm lược tiêu chuẩn chất lượng lúa và gạo ở từng tỉnh, phân tích và tóm lược thông tin thị trường nông dân cần, phân tích sự tiếp cận của nông dân và người kinh doanh đến thông tin thị trường

Chương 7 Tinh hình sản xuất và cung cấp mảy móc sau thu hoạch Đánh giá và

tóm lược khả năng của các cơ sở sản xuất máy móc sau thu hoạch tại tỉnh/huyện (ữọng tâm là máy sấy), đánh giá khả năng của các nhà sản xuất phụ tùng và các cơ

sờ dịch vụ sửa chữa trong tỉnh

Chương 8 Những kết luận và đề nghị.

Trang 17

Thailand

To

Ho Chi Minh City

EASTERN SEA

100 Km

Hình 1 1 Bản đổ chỉ ranh giới 12 tỉnh ĐBSCL

Trang 18

Chương 2

Phương Pháp

Đây là báo cáo tổng hợp từ 12 đề tài chi tiết được thực hiện trone năm 2002-2003 Trong Chương này chúng tôi trình bày tóm tắt các tiến trình thu thập thông tin cho điều tra cơ bản và đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch ở 12 tỉnh ĐBSCL

2.1 Phương pháp thu thập thông tin

2.1.1 Nghiên cứu TOR:

Nghiên cứu các điều khoản tham chiếu (TOR) và chuẩn bị những câu hỏi/vấn đề nghiên cứu Công việc này được xem là điểm bắt đầu và là bước quan trọng có giá trị làm rõ ràng thêm yêu cầu của nghiên cứu Nó giúp để xác định thông tin cần được thu thập, phương pháp sẽ được sử dụng để thu thập thông tin đó và dự kiến những kết quả

2.1.2 Thu thập số liệu thứ cấp:

Tổng hợp các số liệu từ các báo cáo, tài liệu lưu trữ, tài liệu thống kê và các tài liệu có liên quan và quan trọng tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở liên quan

và các phòng ban ở huyện

2.1.3 Thu thập số liệu SO' cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua các hoạt động sau đây:

• nghiệp và viên chức có liên quan ở cấp tỉnh

cung cấp các thiết bị, máy móc xử lý sau thu hoạch trong tỉnh

gồm cán bộ phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông, đại diện các nhóm nông dân Thông tin thu thập từ PRA sẽ cho những đánh giá chung các thông tin và kiếm tra chéo lại các thông tin từ phiếu điều tra cấp huyện

Sỏ liệu được phân tích chủ yếu bằng phần mềm Excel để cung cấp các phân tích và tòna hợp

Trang 19

I Phạm vi nghiên cứu

^¿ẽn cứu hiện trạng và đánh giá nhu cầu sau thu hoạch đối với lúa được thực hiện ở

tinh ĐBSCL trong tuốt thời gian 2002 và 2003 Ở mỗi tỉnh do một nhóm nghiên

■ thực hiện một cách độc lập và theo yêu cầu của điều khoản tham chiếu (TOR)

■ Tỉnh Cần Thơ: “Khảo sát hiện trạng - đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Cần Thơ”, do nhóm nghiên cứu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh thực hiện vào tháng 8 năm 2003

* Tỉnh Bạc Liêu: “Khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Bạc Liêu”, do nhóm nghiên cứu Viện NC&PT Hệ Thống Canh Tác Trường Đại Học cần Thơ thực hiện tháng 8 năm 2003

■ Tỉnh Sóc Trăng: “Điều tra cơ bản kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch tại tỉnh Sóc Trăng”, do nhóm nghiên cứu Trường Đại Học An Giang thực hiện vào tháng 6 nam 2003

■ Cà Mau: “Điều tra cơ bản và đánh giá tình hình sau thu hoạch tại tỉnh Cà Mau”, do nhóm nghiên cứu Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch thực hiện tháng 8 năm 2003

■ Tỉnh Bến Tre: “Nghiên cứu hiện trạng và đánh giá nhu cầu tại Bến Tre”, do nhóm nghiên cứu Viện Lúa ĐBSCL thực hiện vào tháng 12 năm 2002

■ Tỉnh Kiên Giang: “Khảo sát hiện trạng - đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Kiên Giang”, do nhóm nghiên cứu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh thực hiện vào tháng 9 năm 2002.

■ Tỉnh An Giang: “Điều tra cơ bản kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch tại tỉnh

An Giang”, do nhóm nghiên cứu Trường Đại Học An Giang thực hiện vào tháng 9 năm 2002

■ Tỉnh Trà Vinh: “Khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Trà Vinh”, do nhóm nghiên cứu Viện NC&PT Hệ Thống Canh Tác Trường Đại Học cần Thơ thực hiện tháng 9 năm 2002

■ Tỉnh Đồng Tháp: “Khảo sát hiện trạng - đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Đồng Tháp”, do nhóm nghiên cứu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố

Hồ Chí Minh thực hiện vào tháng 2 năm 2002

■ Tỉnh Vĩnh Long: “Điều tra cơ bản và đánh giá tình hình sau thu hoạch tại tỉnh Vĩnh Long”, do nhóm nghiên cứu Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch thực hiện tháng 9 năm 2002

■ Tỉnh Long An: “Điều tra cơ bản và đánh giá tình hình sau thu hoạch tại tỉnh Long An”, do nhóm nghiên cứu Phân Viện Công Nghệ Sau Thu Hoạch thực hiện tháng 1 năm 2002

■ Tỉnh Tiền Giang: “Khảo sát hiện trạng và đánh giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch tỉnh Tiền Giang”, do nhóm nghiên cứu Viện NC&PT Hệ Thống Canh Tác Trường Đại Học cần Thơ thực hiện tháng 4 năm 2002

7

Trang 20

Giống như mục tiêu nghiên cứu, báo cáo này chỉ biên tập tống hợp nghiên cứu hiện trạng kiêm đánh giá nhu cầu sau thu hoạch đối với lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long dựa vào các thông tin và số liệu tổng họp từ các kêt quả khảo sát hiện trạng và đánh

giá nhu cầu xử lý sau thu hoạch đối với lúa ở 12 tỉnh ĐBSCL

Phụ lục 1 trình bày một số bản đồ các điểm nghiên cứu ở ĐBSCL

Trang 21

Chương 3

Các Thông Tin Tổng Quát về Các Điều Kiện

Tự Nhiên và Kinh Tế - Xã Hội ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

3.1 Các đăc điểm tư nhiên • •

Lượng mưa

Ỡ Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô

Mùa mưa kéo dài từ tháng Năm đến tháng Mười Một (cung cấp 80% lượng mưa)

vả mùa khô từ tháng Mười Hai đến tháng Tư năm sau Lượng mưa trung bình thay đôi từ 1000 mm đến 2000 mm (Hình 3.1) Lượng mưa phân bố giữa các nơi trong vùng khác nhau Lượng mưa cao nhất thay đổi từ 2000-2400 mm ở vùng thuộc Bản đảo Cà Mau và rpột phần diện tích của tỉnh Kiên Giang Ở vùng trung tâm và ven biển của ĐBSCL (Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Sóc Trăng) lượng mưa biến thiên từ 1400-1800 mm Lượng mưa thấp nhất thay đổi từ 1000-1200 mm ở các vùng phía Đông-Bắc của ĐBSCL, đặc biệt là một

số nơi thuộc Tân Châu (An Giang), Hồng Ngự (Đồng Tháp) và Gò Công (Tiền Giang) lượng mưa rất thấp (900-1000 mm)

Trong các tháng 7, 8, 9 và tháng 10 ở ĐBSCL, số ngày mưa trung bình khá cao từ 20-22 ngày Trời cũng ít có nắng thường xuyên trong những tháng này Vụ lúa Hè thu (HT) thường thu hoạch vào tháng 6-7, và Thu đông (TĐ) thu hoạch vào tháng 9-10, nông dân phải đương đầu với những khó khăn trong các khâu quản lý sau thu hoạch của họ, đặc biệt là các khâu thu hoạch và phơi lúa

Ở ĐBSCL, vụ lúa Đông xuân (ĐX) nông dân thường thu hoạch vào khoảng tháng Hai và Ba dương lịch (mùa khô) Đây là thời điểm tốt thuận lợi cho thu hoạch, nông dân thu hoạch, tuốt lúa và phơi sấy dễ dàng hơn

Khí hậu

Khí hạu ở ĐBSCL thì nóng ẩm và thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ bình quân thay đổi từ 26,4 đến 28,8°c Nhiệt độ cao nhất thường xảy ra vào tháng Tư hoặc tháng Năm, thay đổi từ 34-38°C, và nhiệt độ ngày và đêm không thay đôi nhiều Ẩm độ tương đối trung bình thay đổi từ 80-87%, và cao vào mùa mưa, khoảng 90% số giờ nắng trong tháng tùy thuộc vào các mùa, ví dụ, số giờ nắng thay đổi từ 115-185 giờ vào mùa mưa và từ 204-315 giờ vào mùa khô Liên quan đến sau thu hoạch, nông dân thường làm khô lúa bằng cách phơi năng, đặc biệt ở

vụ ĐX Đối với vụ HT và TĐ nông dân cũng xử lý khô lúa bằng phơi năng nhưng

9

Trang 22

thời gian phơi lâu hơn và tốn lao động nhiều hơn do trời mưa, ít náng Nông dân chỉ sử dụng máy sấy để làm khô lúa khi họ không thể phơi nắng được.

Thủy văn

ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi dòng chảy của sông Mêkông, chế độ nhật triều của biến Đông và chế độ bán nhật triều của Vịnh Thái Lan Lượng mưa caơ kết họp với lưu lượng chảy khoảng 40.000 m3/giây của sông Mêkông tạo nên sự ngập lũ hàng năm từ 0,5 đến 3,0 m sâu trong tuốt tháng Tám đến tháng Mười Hai ở những vùng thoát nước kém (Hình 3.2) Lũ nghiêm trọng gây thiệt hại xảy ra hàng năm Một diện tích rất lớn của An Giang, Đồng Tháp, Long An và một phần của tỉnh Kiên Giang lũ về sớm hơn khoảng tháng Bảy hoặc tháng Tám gây tổn thất cho vụ thu hoạch lúa Hè thu, gia tăng chi phí cắt, tuốt và phơi

Theo chúng tôi, ở các vùng bị ảnh hưởng lũ, vụ HT nên sử dụng giống lúa ngắn ngày, xuống giống sớm hơn để thu hoạch sớm trong đầu tháng Bảy trước khi lũ về Nhu cầu sấy lúa cho vụ HT ở vùng bị ảnh hưởng lũ rất cao Rất cần thiết phát triển mẫu máy sấy thích họp cho nông hộ và cụm nông hộ (mẫu máy sẩy chạy lũ - có thể tháo ráp và di chuyển dễ dàng, công suất 2-4 tấn/mẻ) đang được Hợp phần sau thu hoạch ĐBSCL giới thiệu

Loại đất

ĐBSCL là vùng đồng bằng trũng thấp được hình thành thông qua quá trình bồi lắng phù sa Theo N.v Sánh và ctv (1998), các loại đất chủ yếu ở ĐBSCL gồm có: đất phù sa, đất phèn, đẩt nhiễm mặn, đẩt đồi núi và đất than bùn (Hình 3.3) Đất phù sa chiếm một diện tích khoảng 1,1 triệu ha (28% diện tích của Đồng bằng và nằm dọc theo Sông Tiền và Sông Hậu), các vùng đất phù sa thì thích họp cho canh

tác lúa Đất phèn chiếm một diện tích khoảng 1,6 triệu ha (41 % diện tích của đồng

bằng, tìm thấy ở vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) và Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên) Đất phèn có hàm lượng chua (acid) cao và pH thấp vì vậy đất này trở ngại cho sản xuất lúa Đất nhiễm mặn chiếm một diện tích khoảng 0,81 triệu ha (21% diện tích của đồng bằng, tìm thấy ở các vùng ven biển) Các loại đất này hiện tại đang được dịch chuyển sang nuôi tôm chuyên canh hoặc hệ thống lúa-tôm

Hiện tại, một diện tích lớn đất phèn thuộc vùng ĐTM và Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên được sử dụng để trồng lúa Những trở ngại do đất phèn trên lúa không còn trâm trọng nữa nhờ hệ thống thủy lợi và biện pháp kỹ thuật quản lý nước tốt Ngược lại, ở các vùng ven biển ĐBSCL sự xâm nhập mặn ngày càng trở nên trầm

trọng hơn, ảnh hưởng đến việc trồng lúa và làm giảm năng suất lúa Nguyên nhân chính của trở ngại này là do sự phát triển nuôi tôm nước mặn trong thời gian gần đáy.

Trang 23

63,083 m

V urce: Sanh el al (1998)

Hinh 3.1 Bản đồ phân bố lượng mưa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

11

Trang 24

3.2 Đặc điểm các vùng sinh thái nông nghiệp

Dựa trên các đặc điểm chính về sinh thái nông nghiệp như lượng mưa, nhiệt độ, loại đất địa hình, tài ngủyên nước và cây trồng, Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể chia làm 7 vùng sinh thái nông nghiệp chính (Sánh và ctv., 1998) Các vùng sinh thái nông nghiệp này bao gồm vùng phù sa nước ngọt, Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, vùng đồi núi, vùng úng thủy tây nam Sông Hậu, vùng Bán đảo Cà Mau và vùng ven biển (Hình 3.4)

Vùng phù sa ngọt

Vùng phù sa ngọt nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu, phần rốn của ĐBSCL, chiếm diện tích khoảng 900.000 ha Vùng phù sa ngọt này được biết như là vùng thích hợp nhất cho sản xuất lúa và cây ăn trái Các hệ thống canh tác trên nền lúa phổ biến nhất là: hệ thống lúa-lúa-lúa, các hệ thống lúa-lúa-màu và các hệ thống lúa-lúa-thủy sản

Vùng này có diện tích sản xuất lúa lớn, vụ HT và TĐ thu hoạch vào mùa mưa, nông dân thường gặp trở ngại trong thu hoạch và phơi sấy lúa Do vậy, nhu cầu sấy lúa cho vùng này cao

Vùng Đồng Tháp Mười

Vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM) bao gồm một diện tích lớn của tỉnh Đồng Tháp và một phần của tỉnh Long An, chiếm diện tích khoảng 500.000 ha Đây là vùng trũng nhất của đồng bằng (0,5 m dưới mực biển) Đất ở vùng này phần lớn là đất phèn Lúa được canh tác ở những nơi có nước ngọt và có hệ thống thủy lợi Hệ thống 2

vụ lúa (lúa-lúa) được canh tác phố biến ở vùng này

Vùng ĐTM nằm trong vùng ảnh hưởng lũ, vụ HT thường được canh tác sớm để tránh lũ Việc thu hoạch, tuốt và phơi sấy lúa ở vụ HT thường gặp khó khăn do mưa

và lũ

Vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên

Vùng này bao gồm các diện tích của hai tỉnh An Giang và Kiên Giang, chiếm diện tích khoảng 400.000 ha Đây cũng là vùng đất nhiễm phèn từ nhẹ đến nặng Lúa được canh tác ở những nơi có nước ngọt và có hệ thống thủy lợi Hệ thống 2 vụ lúa (lúa-lúa) được canh tác phổ biến ở vùng này Một số diện tích thuộc Hà Tiên - Kiên Giang được sử dụng nuôi tôm trong thời gian gần đây

Cũne eiống như vùng ĐTM, vùng Tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên cũng bị ảnh hưởne lũ Vụ lúa HT thường gặp trở ngại trong việc thu hoạch, tuốt và phơi lúa

Vùng đồi và núi

Vùna đồi và núi nằm ở các tỉnh An Giang và Kiên Giang, chiếm một diện tích khoảns 200.000 ha Các cộng đồng người Khmer sinh sống ở đây lâu đời ở những

1 4

Trang 25

■ơi cỏ các hệ thống thủy lợi, nông dân trồng 2 vụ lúa mỗi năm, nếu không thì họ

d ỏ tròng một vụ lúa giống địa phương Các nông hộ Khmer cũng trồng khoai mì, khoai lang và đậu phọng hay bắp Hầu hết các nông hộ nhỏ sản xuất lúa và các loại hoa màu lương thực khác như khoai mì, khoai lang và đậu cho tiêu thụ gia đình là chinh.

'V ù g úng thủy tây nam Sông Hậu

Vùng này chiếm một diện tích khoảng 600.000 ha, với các hệ thống canh tác trên

■ên lúa chủ yếu như hệ thống 2 lúa, các hệ thống lúa-lúa-màu và các hệ thống lúa-

lía-thủy sản.

VỀBg ven biển

Vũng ven biển trải dài từ các vùng duyên hải của Tiền Giang (Gò Công Đông)

■■ông đến Bạc Liêu, chiếm diện tích khoảng 600.000 ha Đây là vùng nước trời và canh tác lúa tùy thuộc vào lượng nước mưa Các hệ thống canh tác trên nền lúa chủ yêu bao gồm hệ thống 2 vụ lúa, các hệ thống lúa-lúa-màu.

Vùng này, vụ lúa HT thường áp dụng sạ khô, lúa tùy thuộc vào mưa và thường bị chết do hạn đầu vụ Vụ HT thu hoạch vào thời điểm mưa nhiều, phơi sấy lúa gặp

•rò ngại Lúa vụ 2 (lắp vụ) thường thiếu nước giai đoạn trổ, đất nhiễm phèn mặn,

K b thường bị lép và chất lượng kém.

Vàng Bán đảo Cà Mau

Bin đảo Cà Mau bao gồm các diện tích của ba tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau chiếm diện tích khoảng 800.000 ha Vùng này bị nhiễm mặn cục bộ theo mùa IkÉih thành các hệ thống canh tác trên nền lúa khác nhau dưới điều kiện nước trời

Mkống lúa-ỉúa

CSc diện tích lúa ở vùng này thường bị nhiễm mặn và bị thiệt hại do nông dân lấy

■DÓC mặn vào nuôi tôm Đặc biệt các diện tích trồng lúa nuôi tôm kết hợp, nông

4 n thường coi trọng nuôi tôm nên lúa bị nước mặn gây thiệt hại

Trang 26

Hình 3.4 Bản đồ các vùng sinh thái nông nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long

rs\

ệ’

1 6

Trang 27

JL3 Các điều kiện kinh tế - xã hội

&3.1 Dân số và tỷ lệ gia tăng dân sổ

pBSCL được khai khẩn bởi các nhóm dân tộc: người Kinh, người Khmer, người

U n và một thiểu số người Chăm Dân số của ĐBSCL vào năm 2002 là 16,76 triệu qgụùi với 51,2% là nữ và 49,8% là nam (Bảng 3.1) Các tỉnh An Giang, cần thơ,

liề n Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang có dân số đông nhất lần lượt là 2,122 triệu,

UF71 triệu, 1,649 triệu, 1, 622 triệu và 1,601 triệu người Tỉnh có dân số thấp nhất

BB ạc Liêu 769.348 người Mật độ dân số trung bình khoảng 470 người/km Bốn

fferii Vĩnh Long, Tiền Giang, cần Thơ và An Giang có mật độ dân số cao nhất lần Itaft lả 698, 697, 627 và 623 người/km2 Có khoảng 82% dân số sinh sống ở các 1<D£ nông thôn, số thành viên mỗi hộ thay đổi từ 4-8 người/hộ

l j lệ tăng dân số trung bình của ĐBSCL năm 2002 là 1,35% Các tỉnh có tỷ lệ tăng

- 'ăm ¿6 thấp nhất là Bến Tre (1,09%), cần Thơ và Vĩnh Long (1,19%) Các tỉnh có

lệ gia tăng dân số cao nhất là Cà Mau (1,57%), Sóc Trăng (1,56%) và Kiên

MỊguon: Cục Thống Kê cần thơ, 2003.

Cộng đồng người Khmer sinh sống cùng với người Kinh và Hoa, và tập trung ở các tinh như Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, An Giang và Kiên Giang Một sô ít cộng đồng người Khmer cũng sinh sống tập trung ở một vài huyện như Ô Môn (Cần Thơ) và Vũng Liêm (Vĩnh Long) Tập quán canh tác (lúa) giữa các nhóm dân tộc thì không khác nhau nhiều Tuy nhiên, đa số các hộ nông dân Khmer có ít đât

17

Trang 28

thường không quan tâm đến việc tồn trữ sau thu hoạch Họ thường thu hoạch xong

là bán ngay, ngay cả bán lúa tươi ngoài đồng

Nông dân có tập quán làm khô lúa bằng cách phơi nắng, do đó nhu cầu sấy lúa của nông dân chưa cao trong khi nông dân chưa nhận thức tốt về hiệu quả của phương pháp sấy

Trình độ học vấn thì khác nhau giữa các nhóm dân tộc, giữa nơi này với nơi khác,

và tình trạng kinh tế của nông hộ Theo các kết quả từ những khảo sát cơ bản, ví dụ những nông dân giàu thì thường học xong cấp hai trong khi người nghèo chỉ học xong cấp một Các nông hộ Khmer sống ở các vùng sâu biết tiếng Việt rất ít trong khi các hoạt động khuyến nông và những thông tin khác để phổ triển thường bằng tiếng Việt

3.3.2 Lao động, tỷ lệ hộ nghèo và thu nhập

Theo thống kê năm 2002, dân số ĐBSCL trong độ tuổi lao động là 10,252 triệu người, chiếm 61,2% tổng dân số toàn đồng bằng (Bảng 3.2) Các tỉnh An Giang, Tiền Giang và cần Thơ có dân số cao nhất và cũng có dân số ở độ tuổi lao động nhiều nhất (lần lượt là 1,256 triệu, 1,156 triệu và 1,149 triệu người)

Bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL vẫn còn ở mức cao khoảng 14,1% (thu nhập thấp hơn 100.000 đồng/người/tháng) Sóc Trăng và Trà Vinh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất lần lượt là 30% và 22,8% An giang và Tiền Giang có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, 8,3 và 8,6% Nhìn chung, tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh có xu hướng giảm dần hàng năm

Thu nhập bình quân/đầu người/năm ở ĐBSCL vào khoảng 4,83 triệu đồng Thu nhập bình quân/đầu người/năm ở ĐBSCL và các tỉnh có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây Theo các điều tra, bình quân thu nhập ở Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Cần Thơ và Sóc Trăng là cao nhất, lần lượt là 6,74 triệu, 5,87 triệu, 5,41 triệu, 5,40 triệu và 5,30 triệu đồng/người/năm Ben Tre và Đồng Tháp có bình quân thu nhập thấp nhất 3,1 và 3,4 triệu/người/năm

Những phân tích trên cho thấy rằng tình trạng kinh tế hiện tại của nông hộ còn thấp

Cụ thể là mức thu nhập của nông dân còn quá thấp, tỷ lệ nghèo khá cao, điều này sẽ hạn chế việc đầu tư và phát triển trong sản xuất nói chung, và công nghệ sau thu hoạch nói riêng Ví dụ, nông dân hạn chế sử dụng dịch vụ sấy lúa do chi phí sấy và vận chuyển để sấy vẫn còn cao

Trang 29

Bảng 3.2 Dân số ở độ tuổi lao động, tỷ lệ hộ nghèo và bình quân thu nhập của ĐBSCL năm 2002.

Nguồn: Tổng hợp các bảo cảo điều tra; Cục Thống Kê cần thơ ( 2003).

3.3.3 Các điều kiện cơ sở hạ tầng

Điên

Theo các báo cáo điều tra, hiện nay có 100% số xã ở ĐBSCL đã có điện từ mạng lưới điện quốc gia Tỷ lệ số hộ sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất ở các tỉnh ĐBSCL thay đổi từ 48 đến 92%, bình quân là 68,1% (Bảng 3.3) Tỉnh có tỷ lệ hộ

sử dụng điện cao nhất là Tiền Giang (92%) và kế đến là cần Thơ (87%) Các tỉnh

có số hộ sử dụng điện thấp nhất là Bạc Liêu (48%) và Sóc Trăng (50%) Hầu hết các tỉnh đang cô găng gia tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện ở nông thôn Đây là một điêu kiện quan trọng để phát triển các thiết bị sử dụng điện cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL

Trang 30

Bảng 3.3 Một số các điều kiện cơ sở hạ tầng các tỉnh và vùng ĐBSCL năm 2002.

v ề giao thông, ở ĐBSCL giao thông nông thôn gồm 2 phương tiện chính là đường

bộ và đường thủy Hầu hết các đường nông thôn từ huyện đến các xã và ấp đã được cải thiện, các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã Trong mùa mưa, việc đi lại và vận chuyển thường bằng đường thủy (ghe/xuồng) Đây cũng là điều kiện ảnh hưởng đến vận chuyển hàng hoá và các sản phẩm nông nghiệp trong mùa mưa Ngoài ra, ĐBSCL có 3 tỉnh có đường hàng không là cần Thơ (sân bay Trà Nóc), Kiên Giang (sân bay Rạch Giá) và Cà Mau (sân bay Cà Mau) đang được sử dụng cho các dịch vụ nội địa

Các điều kiện y tế

Năm 2002, ĐBSCL có khoảng 24.957 giường bệnh (bao gồm giường bệnh ở các bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã), đạt 14,9 giường bệnh/vạn dân Toàn ĐBSCL có 16.284 y và bác sĩ, bình quân có 9,7 y bác sĩ/ vạn dân

Trường học

Năm 2002, ĐBSCL có 4610 trường học phổ thông (gồm các trường tiểu học và trung học) với tổng số lớp học là 100.504 An Giang là tỉnh có nhiêu trường học nhất (567 trường học), kế đến là cần Thơ (455 trường) và Đồng Tháp (420 trường) Tỉnh Cần Thơ với Trường Đại Học cần Thơ và Viện Nghiên cứu Lúa ĐBSCL năm trên địa bàn tỉnh, An Giang có Đại Học An Giang nằm trên địa bàn tỉnh, và Vĩnh

Trang 31

Long có Đại Học Dân Lập Cửu Long, v.v , nên có thuận lợi về đào tạo nhân lục cho địa phuơng.

3.4 Tổng thể tình hình sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL

Diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp ở ĐBSCL năm 2000 chiếm khoảng 3,29 triệu ha, trong đó đất trồng lúa là 2,202 triệu ha, cây ăn quả 0,186 triệu ha, cây công nghiệp 0,119 triệu ha, đất rừng 0,337 triệu ha và đất cho thủy sản là 0,443 triệu ha Năm 2001 do chuyển dịch cơ cấu sản xuất, diện tích trồng lúa giảm còn 2 triệu ha

vả diện tích nuôi thủy sản tăng lên 0,55 triệu ha (Hình 3.5a & Hình 3.5b) Đặc biệt, các vùng lệ thuộc nuớc mua ven biển chuyển từ trồng lúa sang nuôi thủy sản Một

diện tích lớn của lúa chuyển sang nuôi tôm chuyên hoặc tôm - lúa kết họp nhu ở

Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, v.v

Vào năm 2002, tổng diện tích gieo trồng lúa (cả năm) của ĐBSCL là khoảng 3,83 triệu ha và tổng sản luợng vào khoảng 17,7 triệu tấn, uớc tính khoảng 52% sản Iuợng lúa gạo quốc gia

Từ những số liệu trên cho thấy rằng có sụ chuyển đổi về cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, đặc biệt là từ khi có chính sách chuyển dịch cơ cấu sản suất trong nông nghiệp của chính phủ năm 2000 Mặc dù có sự tác động của chính sách về chuyển dịch cơ cấu sản suất trong nông nghiệp, ĐBSCL luôn giữ 2 triệu ha đất cho trồng lúa Nhu vậy sản xuất lúa là hoạt động sản xuất nông nghiệp quan trọng nhất ở ĐBSCL ở hiện tại cũng nhu trong tuơng lai Điều này cũng đuợc khẳng định trong một cuộc họp gần đây về quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp ĐBSCL đến 2010

của Bộ truởng Lê Huy Ngọ ”dù chuyển đổi nhu thế nào thì cây lúa tại đây vẫn là cây chủ lực, phải giữ vững 2 triệu ha trồng lúa ở ĐBSCL để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu ” (Quang Thuần, 2003).

Trang 32

Cơ cấu mùa vụ

Có ba m ùa vụ canh tác lúa cao sản ngắn ngày chủ yếu ở Đ B SC L:

- v ụ H è Thu (H T ) - th ư ờ n g từ tháng 4 đến tháng 7,

H ình 3.6a và H ình 3.6b trình bày cơ cấu các m ùa vụ lúa chính ở Đ B SC L năm 2000

và 2002 D iện tích g ieo trồng lúa Đ X và H T k há ổn định giữa n hữ ng năm 2000-

2002, chiếm trên 1,5 đến 1,6 triệu ha, trong khi đó diện tích gieo trồ n g lúa TĐ ít hơn, biến thiên từ 200-300 ngàn ha Có kho ản g 70% diện tích lúa được canh tác trong điều kiện có thủy lợi hoặc thủy lợi không hoàn toàn, v à 30% diện tích lúa canh tác dưới điều k iện nước trời Trên 80% diện tích lúa trồ n g là các giống lúa cải tiến, p h ư ơ n g pháp sạ thẳng là phổ biến ở Đ B SC L N ăn g suất lúa tru n g bình biến thiên từ 4,0 - 6,0 T /ha, trong đó năng suất vụ Đ X là 5,7 T/ha, H T là 4,1 t/ha, và

TĐ kho ản g 3,7 T /ha (năm 2002).

D iện tích lúa m ùa năm 2000 là 545.286 ha, giảm còn 420.185 ha năm 2002 do m ột

số diện tích chuyển sang nuôi th ủ y sản hay các cây trồng khác V ụ lúa m ùa, hiện nay, vẫn còn trồ n g ở nhiều tỉnh Đ B SC L với các giống lúa m ù a địa ph ư ơ n g chất lượng cao N ăn g suất lúa m ùa khoảng 3,4 T /ha

Trang 33

Các vùng sinh thái lúa.

H ình 3.7 trình bày lịch canh tác lúa ở các vù n g sinh thái chủ yếu ở Đ B SC L Dựa vào điều kiện thủy văn, các diện tích lúa ở Đ B SC L có thể chia theo các tiểu vùng sinh thái chủ yếu n hư sau: (1) V ùng ngập cạn, có thủy lợi, đất phèn nhẹ (bao gồm các diện tích lúa ở Tiền G iang, m ột phần L o n g A n, Ben Tre v à V ĩnh L ong) V ùng này canh tác lúa từ 2 đến 3 vụ/năm V ụ hè thu sớm và hè thu m uộn th ư ờ n g gặp trở ngại tro n g thu hoạch, phơi lúa do m ưa (2) V ùng lũ, có thủy lợi, đất phèn nhẹ đến trung bình (A n G iang, Đ ồng Tháp, m ột ph ần diện tích ở L ong A n, K iên G iang)

V ùng này canh tác 2 vụ lúa/năm V ụ hè thu th ư ờ n g th ư ờ n g gặp trở ngại trong thu hoạch và phới sấy (thiếu lao động, giá thuê lao động cắt lúa cao, th iệt hại do m ưa

và lũ) (3) V ù n g ven biển, lệ thuộc nước trời, đất nhiễm phèn, m ặn (L ong A n, Trà

V inh, Sóc T răng, B ạc Liêu, C à M au) V ùng này canh tác 2 vụ lúa/năm V ụ hè thu

th ư ờ n g sạ khô, lệ thuộc vào nước m ưa, thu hoạch và phơi lúa khó khăn do m ưa nhiêu vào thời gian này (4) V ùng không ngập hay ngập cạn, có thủy lợi, đât phù sa ngọt (gồm các diện tích ở trung tâm Đ B SC L: c ầ n thơ, V ĩnh L ong, m ột phân Tiên

G iang) V ùng này canh tác 3 vụ lúa/năm C ũng giống như các vùng khác, vụ hè thu

và thu đông th ư ờ n g thu hoạch v à phơi lúa khó khăn gây những tôn thât sau thu hoạch.

Trang 34

Ở ĐBSCL lúa được trồng trên tất cả các biểu loại đất phù sa, đất phèn và đất bị nhiễm mặn Đất phù sa tập trung dọc theo các nhánh sông, chiếm một diện tích khoảng 1,1 triệu ha Đây là đất tốt nhất cho trồng lúa Đạt nhiễm mặn, chủ yếu ở các vùng ven biển, chiếm khoảng 0,8 triệu ha Đất phèn chiếm một diện tích khoảng 1,6 triệu ha, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên -H à Tiên Đất phèn bao gồm đất phèn tiềm tàng nhiễm mặn ở các vùng ven biển, và đất phèn hiện tại ở các vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên -Hà Tiên và các diện tích vùng úng thủy sông Hậu.

Môi trường sản xuất lúa

Nhìn chung, các diện tích lúa ở các vùng nhiễm mặn ven biển như Bển Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thường bị thiệt hại do nhiễm mặn, đặc biệt các vùng trồng lúa nuôi tôm nước mặn kết hợp và hạn chế về hệ thống thủy lợi Ở các vùng đất phèn như vùng ĐTM, Tứ giác Long Xuyên-Hà Tiên nhờ cỏ hệ thống thủy lợi nước ngọt nên phèn được rửa, sản xuất lúa ở các vùng này không còn trở ngại nhiều, năng suất lúa được cải thiện

Diện tích đất canh tác lúa trên nông hộ rất khác nhau giữa các vùng và nỏ cũng phản ảnh tình trạng kinh tế của nông hộ Bình quân diện tích đất trồng lúa trên nông

hộ ở ĐBSCL thay đổi từ 0,3 - 2,4 ha/hộ Nhỏm ít đất có diện tích 0,3-0,5 ha/hộ, nhóm trung bình 0,6-1,4 ha/hộ, nhóm khá có từ 1,5-2,4 ha/hộ Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, bình quân diện tích canh tác lúa/hộ ở một số vùng khảo sát khá lớn, ví

dụ diện tích canh tác lúa/hộ ở vùng khảo sát của Trà Vinh là 1,4 ha/hộ, và ở vùng khảo sát của Tiền Giang là 1,34 ha/hộ

Nhìn chung, diện tích đất canh tác lúa của nông hộ ở hầu hết các tỉnh ĐBSCL khá manh mún, đa số nông dân có diện tích canh tác nhỏ Điều này dẫn đến sự hạn chế

sử dụng các phương tiện cơ giới trong sản xuất lúa Ví dụ trong quản lý sau thu hoạch, những nông dân có diện tích đất nhỏ, họ không có nhu cầu sử dụng máy cắt

đình để thực hiện những công việc này do số lượng lúa ít

Trang 35

H ì n h 3 7 M ù a v ụ c a n h t á c l ú a v à c á c v â n đ ê s a u t h u h o ạ c h ở c á c v ù n g s i n h t h á i n ô n g

n g h i ệ p c h í n h ở Đ B S C L , V i ệ t N a m

Trang 36

Dựa trên sản lượng lúa, ĐBSCL với 12 tỉnh nhưng chỉ có 6 tỉnh được xem là có nhiều tiềm năng về sản xuất lúa Sáu tỉnh có sản lượng lúa cao bao gồm: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, cần Thơ, Sóc Trăng, trong đó 4 tỉnh có sản lượng cao nhất từ 2,1 - 2,6 triệu tấn/năm (Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang), hai tỉnh còn lại (Sóc Trăng, Long An) có sản lượng từ 1,6 - 1,7 triệu tấn/nam (Hình 3.8).

Sản lượng lúa, các xu hướng sản xuất và nhu cầu

0

H ì n h 3 8 S ả n l ư ợ n g l ú a 1 2 t ỉ n h Đ B S C L n ă m 2 0 0 2

Bảng 3.4 trình bày cơ cấu diện tích canh tác và sản lượng lúa phân bố theo tỉnh năm 2002 Bảng này cũng cho thấy 6 tỉnh đề cặp ở trên có diện tích canh tác lớn nhất so với các tỉnh còn lại của ĐBSCL Đồng Tháp và Long An có tổng diện canh tác cả năm lớn nhất (426.409 ha và 413.109 ha), kế đến là cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang, và An Giang (364.043 ha, 354.865 ha, 346.982 ha, và 287.026 ha, theo thứ tự)

Đây là những vùng trọng tâm sản xuất lúa của đồng bằng, sự đầu tư và phát triển công nghệ sau thu hoạch cho những vùng này nên được quan tâm để làm giảm sự

thất thoát sau thu hoạch.

M

Trang 37

Bảng 3.4 Cơ cấu diện tích canh tác và sản lượng lúa phân bố theo tỉnh năm 2002

(h a)

H T h u (h a)

T Đ ô n g (ha)

M ù a (h a)

T Ố N G (ha)

S ản lư ợ n g (tấ n )

Nguồn' Cục thống kê cần Thơ 2003

Bảng 3.5 trình bày các xu hướng về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng theo mùa vụ ở ĐBSCL Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm về diện tích gieo trồng, sản lượng và năng suất lúa tương đối cao trong giai đoạn 1995-2000, sau đó giảm dần ở những năm sau Ví dụ, diện tích gieo trồng cho thấy có sự gia tăng 4,21% trong vòng năm năm, từ khoảng 3,2 triệu ha vào năm 1995 đến 3,9 triệu ha vào năm

2000, nhưng sẽ giảm vào năm 2010 Năng suất và sản lượng lúa tăng lần lượt là 1,6% và 5,9% (tỉ lệ tăng trưởng hàng năm) Sự gia tăng về sản lượng lúa trong vòng 5 năm cuối là kết quả của cả việc gia tăng diện tích gieo trồng và năng suất.Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, sản xuất lúa vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của ĐBSCL Những nổ lực để sản xuất ra nhiều lúa gạo hơn vẫn là mục tiêu chính của chính phủ cũng như nông dân ở ĐBSCL

Trang 38

và gây những tổn thất sau thu hoạch rất lớn.

■ Hơn phân nửa đất lúa bị ảnh hưởng phèn và mặn, đặc biệt là ở vùng nước trời

và không có hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL Việt Nam Năng suất lúa thay đổi rất lớn, tùy thuộc vào độ nghiêm trọng (phèn, mặn) của đất Cụ thể, năng suất bình quân của lúa ở các vùng đất phèn là 2,6-3,6 Ưha, ở các vùng đất bị nhiễm mặn là 2,4-3,5 t/ha, trong khi ở đất không có vấn đề là 4,5-6,5 t/ha

■ Nông dân ở ĐBSCL đang gặp phải tình trạng thu nhập thấp trong sản xuất lúa Thu nhập thấp của sản xuất lúa là kết quả của chính sách không phù hợp về lĩnh vực nông nghiệp, giá lúa thấp và bấp bênh, chi phí sản xuất cao, thiếu thị trường

và thông tin về thị trường

■ Cơ sở hạ tầng hiện tại không đủ để hỗ trợ cho sự gia tăng của sản xuất nông nghiệp Các phương tiện sau thu hoạch còn thiếu Ví dụ, thu hoạch lúa thì hoàn toàn bàng tay và tốn nhiều lao động, và có khoảng hai phần ba hộ nông dân không có sân để phơi Một bộ phận nông dân ở các vùng hẻo lánh ở ĐBSCL chung sổng với những môi trường bất ổn, đặc biệt là các vùng lũ Họ thiếu về

kỹ thuật, kinh tế và những hỗ trợ về tổ chức để khắc phục môi trường của họ phù hợp với yêu cầu sản xuất, cụ thể là để quản lý những tổn thất sau thu hoạch cùa ho

Trang 39

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

■ ĐBSCL thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ấm Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5-11) và nắng (tháng 12-4) ĐBSCL chịu ảnh hưởng bởi dòng chảy của sông Mêkông, chế độ nhật triều của biển Đông và bán nhật triều của Vịnh Thái Lan Lũ hàng năm xảy ra gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sản xuất

■ ÔBSCL là vùng đồng bằng trũng thấp được hình thành thông qua quá trình bồi lắng phù sa, gồm các loại đất chủ yếu: đất phù sa, đất phèn, đất nhiễm mặn, đất đồi núi và đất than bùn Các vùng đất phèn và nhiễm mặn gây trở ngại trong sản xuất lúa

■ ĐBSCL có thể chia thành bảy tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, và <giữa những vùng này, vùng phù sa ngọt và một phần của Đồng Tháp Mười, vùng trũng sông Hậu và vùng ven biển được xem là quan trọng về sản xuất lúa Các hoạt động sau thu hoạch của sản xuất lúa thì không khác nhau giữa các vùng sinh thái nông nghiệp

■ Dân số của ĐBSCL (năm 2002) là 16,76 triệu người với 51,2% là nữ và 48,8% là nam, tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,35% Tỷ lệ hộ nghèo ở ĐBSCL khá cao, chiếm 14,1% Thu nhập bình quân/đầu người/năm ở ĐBSCL vào khoảng 4,82 triệu đồng

■ Diện tích canh lúa trên hộ ở ĐBSCL khá nhỏ, từ 0,6-1,4 ha/hộ Yếu tố này ảnh hưởng đến việc áp dụng có biện pháp cơ giới vào sản xuất nông nghiệp

■ ĐBSCL có khoảng 2,2 triệu ha đất lúa (năm 2002) Hàng năm ĐBSCL sản xuất ra khoảng 17,7 triệu tấn lúa gạo, chiếm 52% sản lượng lúa gạo quốc gia Giữa 12 tỉnh của ĐBSCL, cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng thì được xem là các vùng quan trọng của sản xuất lúa

■ Có ba vụ lúa chính: Đông Xuân (ĐX), Hè Thu (HT) và Thu Đông (TĐ) Sản lượng lúa năm 2002 vụ ĐX đạt 8,6317 triệu tấn, HT 6,5097 triệu tấn, vụ mùa và TĐ 2,5818 triệu tấn Vụ HT và TĐ thu hoạch vào mùa mưa, tổn thất sau thu hoạch khá cao

■ Những hạn chế chủ yếu về sản xuất lúa ở ĐBSCL là vấn đề đất, thiệt hại do sâu bệnh, chi phí sản xuất cao, giá bán thấp, ngập lũ vào mùa mưa và những tổn thất sau thu hoạch

Trang 40

Chương 4

Hiện Trạng về Phương Tiện và Các Dịch Vụ Sau Thu Hoạch ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)

4.1 Đánh giá về tình hình các phương tiện và dịch vụ sau thu hoạch hiện tại

ở ĐBSCL

4.1.1 Đánh giá về tình hình các phương tiện sau thu hoạch

Bảng 4.1 trình bày một số số liệu về các phương tiện sau thu hoạch và đánh giá một cách tổng quát về nhu cầu các phương tiện xử lý sau thu hoạch ở các tỉnh ĐBSCL Bảng này sử dụng các số liệu từ các điều tra cơ bản ở 12 tỉnh ĐBSCL, một số số liệu

có thể thiếu hay không chính xác do nhiều nguyên nhân Tuy nhiên, các phân tích và đánh giá có liên quan được tham khảo và kiểm chứng ở nhiều nguồn khác nhau

Máy cắt Theo số liệu từ các điều tra, ĐBSCL chỉ có khoảng 434 máy cắt lúa (chủ yếu

là máy cắt cải tiến), cần Thơ có khoảng 315 máy cắt cải tiến (gồm cả máy cắt ở Nông Trường Sông Hậu và Cờ Đỏ), trong khi các tỉnh khác có rất ít hoặc không có Mặc dù

số lượng máy cắt lúa rất ít nhưng nhu cầu sử dụng máy cắt lúa của nông dân không cao Ớ Kiên Giang, nông dân quan tâm đến sử dụng máy cắt lúa cho vụ đông xuân hơn vì mùa khô máy cắt có thể hoạt động dễ dàng

Máy tuốt ĐBSCL có khoảng 32.313 máy tuốt lúa và hầu hết các tỉnh có đủ máy tuốt

thỏa mãn nhu cầu địa phương Tiền Giang có số lượng máy tuốt lúa nhiều nhất (6686 máy, thừa để sử dụng), kế đến là Long An có 4.521 máy và cần Thơ có 3.677 máy Hầu hết nông dân sử dụng máy tuốt (chủ hay thuê) để tuốt lúa của họ Các chủ máy tuốt làm dịch vụ tuốt không chỉ ở địa phương xã của họ mà còn ở những tỉnh khác

Máy sấy Các máy sấy phổ biến được giới thiệu đến nông dân là máy sấy vỉ ngang và

máy sấy rất rẻ (SRR) Dựa vào sản lượng lúa, số lượng máy sấy hiện tại có rất ít (không đủ để sấy nếu toàn bộ sản lượng lúa được sấy bằng máy) Tuy nhiên, hiện tại chỉ một khối lượng ít sản lượng lúa được sấy bằng máy, phần còn lại được xử lý bằng cách phơi nắng Ở ĐBSCL có khoảng 2.946 máy sấy (không kể máy SRR) Giữa các tỉnh ở ĐBSCL, Kiên Giang là 1 trong những tỉnh có sô lượng máy sây cao nhât (770 máy sấy), kế đến là cần Thơ (600 máy) và An Giang (494 máy)

Nhìn chung, hiện tại nông dân chưa có nhu cầu cao về sấy lúa Ngay cả với số lượng máy sấy hiện có được đánh giá là không đủ nhưng vẫn chưa sử dụng một cách có hiệu quả Có nhiều lý do cho sự giới hạn sử dụng máy sấy, chẳng hạn vốn đầu tư cao, số ngày hoạt động của máy sẩy thấp (15-25 ngày mỗi năm), phần đông nông dân có diện

30

Ngày đăng: 19/02/2024, 13:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN