1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu phi tại tỉnh lạng sơn và đề xuất biện pháp phòng chống

105 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Một Số Đặc Điểm Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi Tại Tỉnh Lạng Sơn Và Đề Xuất Biện Pháp Phòng Chống
Tác giả Nguyễn Bích Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Quang Tính
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 5,19 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM NGUYỄN BÍCH HẰNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN BÍCH HẰNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH DỊCH

TẢ LỢN CHÂU PHI TẠI TỈNH LẠNG SƠN VÀ ĐỀ

XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Bích Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập cùng với nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của nhiều cá nhân và tập thể, đến nay luận văn của tôi đã được hoàn thành

Nhân dịp này, cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn và cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Quang Tính - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Người thày đã tận tình và chu đáo đã luôn cổ vũ tinh thần, động viên, hướng dẫn

và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Xin cảm ơn Ban Giám hiệu, BCN Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm, các thầy cô giáo đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi học tập, tiếp thu kiến thức của chương trình học

Xin cảm ơn Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú

y, đồng nghiệp đang làm việc trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y của tỉnh Lạng Sơn, Lãnh đạo Chi cục Thú y vùng II đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi được nghiên cứu và hoàn thành khóa học

Cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện đề tài

Một lần nữa tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn, cảm ơn chân thành tới những tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập

Thái Nguyên, ngày tháng 11 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Bích Hằng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ix

THESIS ABSTRACT xii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Giới thiệu về bệnh dịch tả lợn châu Phi 3

1.1.1 Trên thế giới 3

1.1.2 Tại Việt Nam 4

1.2 Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi 7

1.2.1 Căn bệnh 7

1.2.2 Loài, lứa tuổi mắc bệnh 11

1.2.3 Con đường truyền lây 12

1.2.4 Cơ chế sinh bệnh 12

1.2.5 Triệu chứng, bệnh tích 13

1.3 Chẩn đoán bệnh 14

1.3.1 Chẩn đoán phân biệt 15

1.3.2 Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm phòng thí nghiệm 15

1.4 Nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Dịch tả lợn châu Phi 20

1.4.1 Vắc xin bất hoạt 20

1.4.2 Vắc xin tái tổ hợp 21

1.4.3 Vắc xin nhược độc sống 21

Trang 6

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 23

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 23

2.2 Nội dung nghiên cứu 23

2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2023 23

2.2.2 Diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2023 23

2.2.3 Công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 23

2.2.4 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 23

2.2.5 Một số đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 24

2.2.6 Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn24 2.3 Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm dịch tễ 24

2.3.2 Phương pháp xét nghiệm mẫu 24

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu đặc điểm bệnh lý của bệnh 27

2.3.4 Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn28 2.4 Phương pháp xử lý số liệu 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2023 30

3.2 Diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn31 3.3 Công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 34

3.3.1 Công tác phòng, chống dịch bệnh cấp Trung ương 34

3.3.2 Công tác phòng, chống dịch bệnh của tỉnh Lạng Sơn 38

3.3.2.1 Công tác chỉ đạo, điều hành 38

3.3.4 Thiệt hại kinh tế do dịch bệnh gây ra 45

3.4 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 47

3.4.1 Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 -2023 47

3.4.2 Kết quả xét nghiệm mẫu của lợn nghi mắc bệnh dịch tả châu Phi 49

Trang 7

3.4.3 Nghiên cứu tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của

tỉnh Lạng Sơn theo phương thức chăn nuôi từ năm 2021-2023 51

3.4.4 Nghiên cứu tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn theo loại lợn 53

3.4.5 Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn theo mùa 55

3.5 Một số đặc điểm bệnh lý của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 56

3.5.1 Triệu chứng lâm sàng của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 56

3.5.2 Kết quả nghiên cứu sự thay đổi về chỉ tiêu huyết học của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 60

3.5.3 Biến đổi bệnh lý đại thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 61

3.5.4 Biến đổi bệnh lý vi thể của lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 62

3.6 Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn 63

3.6.1 Biện pháp chăn nuôi lợn an toàn sinh học 63

3.6.2 Tổ chức nuôi tái đàn lợn 63

3.6.3 Giám sát dịch bệnh 65

3.6.4 Tiêu hủy lợn mắc bệnh, nghi mắc bệnh DTLCP 65

3.6.5 Kiểm soát vận chuyển, buôn bán lợn, sản phẩm từ lợn 66

3.6.6 Quản lý giết mổ lợn và việc tiêu thụ các sản phẩm thịt lợn 67

3.6.7 Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng 69

3.6.8 Xây dựng vùng, cơ sở, chuỗi cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh 70

3.6.9 Tăng cường năng lực cho cán bộ làm công tác Thú y 70

3.6.10 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh DTLCP 70

3.6.11 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi 71

3.6.12 Chính sách hỗ trợ 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 72

1 Kết luận 72

2 Kiến nghị 73

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 8

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

ASF : African swine fever

ASFV : African swine fever virus

ELISA : Enzyme-linked Immunosorbent assay

FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations

OIE : Office International Epizooties

PCR : Polymerase Chain Reaction

PTCN : Phương thức chăn nuôi

TTg : Thủ tướng

tr : trang

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2030

Bảng 3.2 Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi của tỉnh Lạng sơn giai đoạn

2021 đến 2023 31 Bảng 3.3 Số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy tại Lạng Sơn từ năm 2021 - 2023 32 Bảng 3.4 Thiệt hại do tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi tại các huyện, TP tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2023 46 Bảng 3.5 Số hộ có lợn mắc bệnh và tiêu hủy tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2023 48 Bảng 3.6 Kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn 49 Bảng 3.7.Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo phương thức chăn nuôi 51 Bảng 3.8 Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo loại lợn 53 Bảng 3.9 Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa 55 Bảng 3.10 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn nái mắc bệnh dịch tả châu Phi 57 Bảng 3.11 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn đực giống mắc bệnh dịch tả châu Phi 58 Bảng 3.12 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn thịt mắc bệnh dịch tả châu Phi 58 Bảng 3.13 Triệu chứng lâm sàng chủ yếu của lợn con mắc bệnh dịch tả châu Phi 59 Bảng 3.14 Một số chỉ tiêu huyết học của lợn khỏe và lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 60 Bảng 3.15 Các tổn thương đại thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 61 Bảng 3.16 Biến đổi bệnh tích vi thể ở lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi 62

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.3 Một số nguồn lây lan dịch tả lợn châu Phi 12Hình 3.1 Biểu đồ về tình hình chăn nuôi lợn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2023 30Hình 3.2 Biểu đồ về lợn mắc bệnh và tiêu hủy tại Lạng Sơn từ năm 2021 - 2023 33Hình 3.3 Biểu đồ về kết quả xét nghiệm mẫu của lợn nghi mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn 50Hình 3.4 Biểu đồ về tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo phương thức chăn nuôi52Hình 3.5 Biểu đồ về tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo loại lợn 54Hình 3.6 Biểu đồ về tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo mùa 56

Trang 11

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

1 Thông tin chung

Tên tác giả: Nguyễn Bích Hằng

Tên luận án: “Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn và đề xuất biện pháp phòng chống"

Ngành: Thú y; Mã số: 8.64.01.01

Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên

2 Mục tiêu của đề tài

- Xác định được một số đặc điểm về dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng của bệnh dịch

tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

3 Phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp lấy mẫu

- Phương pháp lấy mẫu huyết thanh

+ Dùng bơm tiêm loại 10 ml đã được tráng chất chống đông EDTA(Ethylenediaminetetra-acetic Acid) 0,5% hoặc Heparin hút 3 ml máu từ tĩnh mạch cổ lợn đang ốm, sốt, sau đó hút pittong ra đến 5 ml, bẻ gập đầu kim và đậy nắp kim lại

+ Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4oC

- Phương pháp lấy mẫu bệnh phẩm

+ Thu thập mẫu bệnh phẩm ở những con lợn chết theo hướng dẫn của Cục Thú y tại công văn số 687/TY-DT ngày 19/4/2019 và tuân thủ các quy tắc an toàn sinh học theo hướng dẫn của tổ chức Thú y thế giới - OIE để tiến hành xét nghiệm vi rút

+ Loại mẫu bệnh phẩm là các hạch lâm ba (lympho) bẹn, hạch dưới hàm hoặc phủ tạng như lách, thận

+ Mẫu được bảo quản trong túi nilon hoặc lọ đựng bệnh phẩm vô trùng, tất

cả được đặt trong thùng bảo ôn và vận chuyển trong điều kiện lạnh từ 20C đến 80C Mẫu bệnh phẩm gửi đến phòng thí nghiệm trong vòng 24 giờ sau khi lấy, kèm theo phiếu gửi bệnh phẩm, nếu quá thời gian đó, bệnh phẩm phải được bảo quản ở nhiệt

Trang 12

độ đông băng Huyết thanh bảo quản ở nhiệt độ từ 40C đến 80C tối đa trong 7 ngày Lưu mẫu bệnh phẩm ở nhiệt độ -200C đến -800C

* Phương pháp xét nghiệm

Để phát hiện bệnh DTLCP chủ yếu dùng phương pháp Rea-ltime PCR

Phương pháp Real-time PCR phát hiện vi rút DTLCP (King và cs., 2003) theo khuyến cáo của OIE (2016)

Đoạn mồi và mẫu dò được thiết kế dựa trên vùng ổn định của gen P72 (bảng

1, phụ lục 2) và được sử dụng với nồng độ thích hợp, như sau:

Năm 2021: dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở 164 xã, thị trấn trên 11/11 huyện, thành của tỉnh làm ảnh hưởng đến 692 hộ chăn nuôi, buộc phải tiêu hủy 2.990 con lợn Trong đó, huyện Văn Quan, Văn Lãng và Tràng Định là 3 huyện bị ảnh hưởng nhiều nhất

Năm 2022: bệnh dịch vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến 237 hộ dân tại 75 xã, thị trấn tại 9 huyện, thành của tỉnh Lạng Sơn, số lợn bị tiêu hủy là 682 con

Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi Tỷ lệ lợn thịt mắc DTLCP là cao nhất chiếm 63,82%, tiếp đến là lợn con (25,93%), lợn nái (8,86%) và thấp nhất là lợn đực giống (1,30%)

Trang 13

Tỷ lệ mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Lạng Sơn cao nhất vào mùa Thu (40,61%), tiếp đến là mùa hè (25,96%), mùa xuân (19,70%) và thấp nhất là mùa đông 13,72%

Lợn nái mắc bệnh DTLCP có những triệu chứng đặc trưng như sốt cao, bỏ

ăn, xuất huyết vùng da mỏng, lòi dom, táo bón, co giật, liệt, sảy thai,

Lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi có số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố tăng; số lượng bạch cầu tăng rõ rệt trong công thức bạch cầu

100% lợn chết do bệnh dịch tả lợn châu Phi có bệnh tích tại hạch lympho, lách và túi mật Ngoài ra, có các tổn thương điển hình khác như: sưng, viêm dính,

có các ổ hoại tử ở phổi (94,44%); tim tích nước, thoái hóa, tụ huyết (90,00%); thận xuất huyết (92,22%); gan xuất huyết (74,44%) và túi mật sưng to, xuất huyết ở lớp màng thanh dịch của túi mật 87,77%

100% số tiêu bản nghiên cứu có biến đổi vi thể, với các tổn thương chủ yếu ở hạch lympho, phổi, lách như sung huyết, xuất huyết, hoại tử, thoái hóa tế bào, thâm nhiễm tế bào viêm

Để ngăn chặn, khống chế dập tắt dịch cần thực hiện tổng hợp, đồng bộ các giải pháp, huy động cả hệ thống chính trị tham gia Đối với người chăn nuôi, chủ trang trại phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học có bổ sung chế phẩm vi sinh trong thức ăn để nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn

Trang 14

THESIS ABSTRACT

1 General information

Author name: Nguyen Bich Hang

Thesis name: "Research on some characteristics of African swine fever

in Lang Son province and propose prevention measures"

Industry: Veterinary medicine; Code: 8.64.01.01

Training facility: University of Agriculture and Forestry - Thai Nguyen

University

2 Objective of the topic

- Identify some epidemiological, pathological and clinical characteristics

of African swine fever in Lang Son province

- Proposing measures to prevent African swine fever in Lang Son province

3 Research methods:

* Sampling method

- Serum sampling method

+ Use a 10 ml syringe coated with EDTA (Ethylenediaminetetra-acetic Acid) 0.5% anticoagulant or Heparin to suck 3 ml of blood from the neck vein

of a sick, feverish pig, then suck out the plunger to 5 ml, then break fold the tip of the needle and replace the needle cap

+ Samples are stored at 4oC

- Method of taking patient samples

+ Collect clinical samples from dead pigs according to the instructions of the Department of Animal Health in official dispatch No 687/TY-DT dated April 19, 2019 and comply with biosafety rules according to the instructions

of the Animal Health Organization world health - OIE to conduct virus testing

Trang 15

+ Type of specimen is inguinal lymph nodes, submandibular lymph nodes or internal organs such as spleen and kidney

+ Samples are stored in plastic bags or sterile specimen bottles, all placed in insulated containers and transported in cold conditions from 20C to

80C The specimen must be sent to the laboratory within 24 hours of collection, along with the specimen delivery slip If beyond that time, the specimen must be stored at freezing temperatures Serum is stored at temperatures from 40C to 80C for a maximum of 7 days Store specimens at -

200C to -800C

* Test method

To detect ASF, Real-time PCR method is mainly used

Real-time PCR method detects ASF virus (King et al., 2003) according

to OIE recommendations (2016)

Primers and probes were designed based on the stable region of the P72 gene (table 1, appendix 2) and used with appropriate concentrations, as follows:

- Primer used at a concentration of 20 µM

- Probe used at a concentration of 6 µM

- Conduct Realtime PCR reaction

4 Main results and conclusions:

From 2021 to 2023, the total livestock herd in Lang Son province will be 778,973, of which the total pig herd is 469,091, accounting for 60.21% of the total livestock herd

From 2021 to 2023, African swine fever has occurred in 11/11 districts and cities of Lang Son province, causing heavy economic damage to 1,007 households The total number of infected pigs is 3,994 with a 100% death rate Total damage cost in 2021 is 18,687,500 thousand VND, in 2022 it is 8,525,000 thousand VND, in 2023 it is 2,012,500 thousand VND

Trang 16

In 2021: African swine fever occurs in 164 communes and towns in 11/11 districts and cities of the province, affecting 692 livestock households, forcing the destruction of 2,990 pigs Among them, Van Quan, Van Lang and Trang Dinh districts are the three most affected districts

In 2022: the epidemic continues to affect 237 households in 75 communes and towns in 9 districts and cities of Lang Son province, the number of pigs destroyed is 682

Breeding methods have a great influence on the situation of African swine fever The rate of meat pigs with ASF is the highest, accounting for 63,82%, followed by piglets (25,93%), sows (8,86%), and the lowest is boars (1,30%)

The incidence of African swine fever in Lang Son is highest in the fall (40,61%), followed by summer (25,96%), spring (19,70%), and the lowest is winter 13,72%

Sows with ASF have typical symptoms such as high fever, loss of appetite, bleeding in thin skin areas, prolapse, constipation, convulsions, paralysis, miscarriage,

Pigs infected with African swine fever have increased red blood cell counts and hemoglobin levels; The number of white blood cells increased significantly in the white blood cell formula

100% of pigs that die from African swine fever have lesions in the lymph nodes, spleen and gallbladder In addition, there are other typical lesions such as: swelling, adhesive inflammation, and necrotic foci in the lungs (94,44%); the heart retains fluid, degenerates, and congests (90,00%); kidney hemorrhage (92,22%); Hemorrhagic liver (74,44%) and gallbladder swelling and hemorrhage in the serous membrane of the gallbladder 87.77%

Trang 17

100% of the research specimens had microscopic changes, with lesions mainly in the lymph nodes, lungs, and spleen such as congestion, hemorrhage, necrosis, cell degeneration, and inflammatory cell infiltration

To prevent and control the epidemic, it is necessary to synthesize and synchronize solutions and mobilize the entire political system to participate For livestock farmers, farm owners must strictly comply with biosafety measures including adding probiotics in food to improve the resistance of pigs

Trang 18

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, cấp

tính gây ra do vi rút có cấu trúc ADN sợi đôi, thuộc họ Asfarviridae, giống Asfivirus

gây ra (Nan Wang và cs., 2019), bệnh có đặc điểm lây lan rất nhanh trên nhiều loài lợn, bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi loại lợn, tỉ lệ chết rất cao lên đến 100% (FAO, 2019) Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của bệnh DTLCP ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế cho thấy, DTLCP có tác động lớn đến kinh tế, đặc biệt đối với các nước phát triển và đang phát triển, trong đó có Việt Nam Chỉ thị số 04/CT-TTg, ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm khống chế bệnh DTLCP cho thấy, dịch bệnh tả lợn châu Phi đã xâm nhiễm vào Việt Nam và được phát hiện đầu tiên tại hai hộ chăn nuôi tại hai xã của tỉnh Hưng Yên và sáu hộ chăn nuôi tại một xã của tỉnh Thái Bình, bệnh có diễn biến rất phức tạp và lây lan rất nhanh Cho tới nay bệnh vẫn rải rác xảy ra tại một số tỉnh, thành ở nước ta

và gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng

Tỉnh Lạng Sơn có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng Đông Bắc Việt Nam Nằm gần hai trong số các thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Hải Phòng, nằm bên Vịnh Bắc Bộ và có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 132,8 km Lạng Sơn đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp Bên cạnh đó, việc vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật từ các tỉnh ngoài vào diễn ra hết sức phức tạp Báo cáo nhanh tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn ban hành ngày 18/3/2019 cho biết: ngày 06/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã chính thức xâm nhiễm vào tỉnh Lạng Sơn, cho tới nay DTLCP vẫn là mối lo ngại cho ngành chăn nuôi lợn của Tỉnh

Trước những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi và khả năng lây lan rộng của bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng Việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn nhằm đưa ra cách phòng chống, dập tắt dịch bệnh hiệu quả là hết sức cần thiết Xuất phát trước tình hình và yêu cầu thực tế đó, chúng tôi

Trang 19

tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh dịch tả lợn

châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn và đề xuất biện pháp phòng chống"

2 Mục tiêu của đề tài

- Nhằm xác định được một số đặc điểm về dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

- Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn hiệu quả

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những thông tin có giá trị về một số đặc điểm dịch tễ, bệnh lý, lâm sàng của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại Lạng Sơn

- Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp cho việc xây dựng công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch tả lợn châu Phi có hiệu quả

Trang 20

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu về bệnh dịch tả lợn châu Phi

1.1.1 Trên thế giới

Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever) được Montgomery báo cáo lần đầu ở Kenya năm 1921 và nhanh chóng lan sang các quốc gia châu Phi Sau đó, Dịch tả lợn châu phi (DTLCP) lan rộng ra khỏi biên giới châu Phi và có mặt lần đầu

ở Trung Âu vào năm 1957 và tái xuất hiện ở Georgia vào năm 2007, từ đó tới nay tình hình dịch tễ bệnh DTLCP ở các quốc gia châu Phi diễn ra rất phức tạp (Gogin và

cs., 2013, Halasa và cs., 2016, Boinas và cs., 2004)

Năm 2007, bệnh DTLCP vào Georgia qua cảng và lan sang các nước láng giềng như: Armenia và Azerbaijan Cuối năm đó, dịch xâm nhập vào nước Nga qua những con lợn rừng hoang dã mắc bệnh ở biên giới với Georgia Ban đầu, dịch chỉ ảnh hưởng đến quần thể lợn rừng phía nam nước này, sau đó lây sang lợn nuôi Tính từ năm 2007 đến ngày 25/02/2019, nước Nga trải qua hai đợt bùng phát dịch

tả lợn châu Phi tổng cộng đã có trên 1.000 ổ dịch xuất hiện tại 46 vùng của nước này, làm tổng cộng hơn 800.000 lợn chết Theo số liệu của FAO, từ năm 2007 đến giữa năm 2012, bệnh DTLCP đã gây ra tổn thất trực tiếp và gián tiếp tại nước này khoảng 30 tỷ Rúp (tương đương 1 tỷ USD Mỹ) (Anonymous, 2012)

Tháng 7/2012, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã nhận báo cáo của Ukraine về lần đầu tiên bệnh DTLCP xuất hiện trên đàn lợn nuôi Tháng 6/2013, Belarus bị ảnh hưởng của bệnh DTLCP

Từ năm 2014 đến 2015, DTLCP tiếp tục xuất hiện ở các nước châu Âu nhưng chủ yếu ảnh hưởng tới lợn rừng Năm 2017, dịch lan sang hai nước mới là Czech và Romania

Theo thông báo của OIE, tính từ năm 2017 đến ngày 18/2/2019, đã có 20 quốc gia báo cáo bệnh dịch tả lợn châu Phi, trong đó nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Trung Quốc - nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới

Tại Trung Quốc: Tháng 8/2018, Trung Quốc phát hiện ổ dịch đầu tiên tại

tỉnh Hắc Long Giang Theo thông tin từ OIE và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

Trang 21

(FAO), từ ngày 03/8/2018 đến ngày 03/3/2019, Trung Quốc thông báo tổng cộng có

110 ổ dịch xuất hiện tại 28 tỉnh

Tại Đài Loan (Trung Quốc): Ngày 17/01/2019, đã phát hiện một con lợn

rừng trên đảo Mẫu Đơn Giang (đảo không có người ở, đảo hoang) và đã được xét nghiệm cho kết quả dương tính với bệnh DTLCP Kết quả giải trình tự gien của vi rút này tương đồng 100% với vi rút DTLCP tại Trung Quốc

Tại Mông Cổ: Ca bệnh đầu tiên được báo cáo vào ngày 15/01/2019 Tính đến

ngày 26/02/2019, tổng cộng đã có 10 ổ dịch xuất hiện tại 6 tỉnh, phát hiện 3155 lợn chết hoặc bị tiêu hủy chiếm hơn 10% đàn lợn tại Mông Cổ

Tại Triều Tiên: Ổ dịch DTLCP đầu tiên được Bộ Nông nghiệp Triều Tiên công bố ngày 23/5/2019 tại tỉnh Changang-Do Có 77/99 lợn ốm và chết vì DTLCP

đã được xác nhận

Tại Lào: Ca bệnh DTLCP lần đầu tiên được báo cáo ngày 20/6/2019 tại tỉnh Salavane, sau đó bệnh tiếp tục lây lan tại khu vực này với tổng số lợn phải tiêu hủy khoảng 2,616 con và đến ngày 3/7/2019 ổ dịch DTLCP thứ 2 được phát hiện tại thủ

đô Viên Chăn của Lào (FAO, 2019)

1.1.2 Tại Việt Nam

Theo Hội thú y Việt Nam (2019), báo cáo về tình hình và công tác phòng, chống bệnh dịch tả châu Phi phục vụ Hội nghị trực tuyến triển khai các giải pháp cấp bách khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, ngày 04/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 01/2 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 202 hộ, 64 thôn, 33 xã, 14 huyện của 7 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương); tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 4.231

con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn Cụ thể tình hình dịch bệnh như sau:

Tại tỉnh Hưng Yên: Từ ngày 01/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 57

hộ, 12 thôn, 8 xã, 5 huyện Toàn bộ 2.323 con lợn dương tính với bệnh đã được xử

lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Tại tỉnh Thái Bình: Từ ngày 13/02- 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 101

hộ, 33 thôn của 15 xã, 3 huyện Toàn bộ 1.118 con lợn dương tính với bệnh đã được

xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Trang 22

Tại thành phố Hải Phòng: Từ ngày 18/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra tại 38 hộ, 15 thôn, 6 xã, 2 huyện Toàn bộ 424 con lợn dương tính với bệnh đã được

xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Tại tỉnh Thanh Hóa: Từ ngày 22/02 - 03/3/2019, bệnh DTLCP xảy ra ở 01 hộ chăn nuôi tại xã Định Long, huyện Yên Định Toàn bộ 226 con lợn dương tính với

bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Tại thành phố Hà Nội: Từ ngày 22/02 - 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 01 hộ chăn nuôi lợn rừng tại khu Đầm Lấm, phường Ngọc Thụy, Long Biên Toàn bộ 25 con lợn rừng nuôi dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy

bằng phương pháp chôn

Tại tỉnh Hà Nam: Từ ngày 27/02 – 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 01 hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng Toàn bộ 15 con

lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Tại tỉnh Hải Dương: Từ ngày 01/3 - 02/3/2019, bệnh DTLCP đã được phát hiện tại 03 hộ chăn nuôi lợn tại xã Hiến Thành, huyện Kim Môn Toàn bộ 107 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn

Theo báo cáo nhanh tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi trên đàn lợn của Sở Nông nghệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn: Từ ngày 01/02 - 27/3/2019, đã

có 476 xã của 91 huyện, thuộc 23 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Sơn La, Nghệ An, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Trị, Vĩnh Phúc) xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, làm 73.000 con lợn bị nhiễm bệnh và phải tiêu hủy

Theo báo cáo cập nhật hàng ngày của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Lạng Sơn: tính đến 16h ngày 2/6/2019, bệnh DTLCP đang xảy ra tại 3.464 xã, 335 huyện của 52 tỉnh, thành phố (gồm: Hà Nội, Hà Nam, Điện Biên, Ninh Bình, Nam Định, Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Đắk Nông, Đồng Nai, Bình Phước, Hậu Giang,

Trang 23

Hà Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, An Giang, Đồng Tháp, Tuyên Quang, Gia Lai, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bình Định và Kon Tum), tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.136.959 con Ngoài ra, đã có 111 xã thuộc 60 huyện của 24 tỉnh, thành phố đã qua

30 ngày không phát sinh thêm lợn mắc bệnh Tuy nhiên, cũng có 43 xã thuộc 14 tỉnh

có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh lợn bệnh

Theo thông báo của Cục Thú y, từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 11/2/2020, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 8.548 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh/ thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.988.697 con; với tổng trọng lượng là 342.091 tấn (chiếm khoảng 9% tổng trọng lượng của cả nước)

Trong đó, tháng 12/2019 đã buộc tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm buộc phải tiêu hủy hơn 1,27 triệu con lợn); tháng 1/2020 buộc tiêu hủy 12.037 con (giảm 99% so với tháng 5/2019); tháng 2/2020 (đến ngày 11/2/2020) buộc phải tiêu hủy 6.209 con

Theo công văn số 5319/BNN-TY ngày 11/8/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi, giai đoạn 2020-2025, từ đầu năm 2020 đến ngày 11/8/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 944 xã của 44 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy trên 40.000 con lợn Cả nước còn 183 xã của 18 tỉnh, thành phố

có dịch chưa qua 21 ngày Nguy cơ bệnh DTLCP tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, do đặc điểm của vi rút DTLCP rất nguy hiểm đối với lợn, có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền rất phức tạp; hiện chưa có thuốc, vắc xin phòng bệnh, trong khi tổng đàn lợn có thể tăng cao trong thời gian tới; việc buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm lợn gia tăng; thời tiết thay đổi gây bất lợi cho đàn lợn, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển

Trong 6 tháng đầu năm 2020 bệnh DTLCP đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 4000 con cho đến nay DTLCP vẫn tiếp tục xảy ra trên một

số tỉnh, thành phố trong cả nước làm thiệt hại không nhỏ tới sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta

Trang 24

Tại Việt Nam, Trần Thị Thanh Hà và cs, (2019) đã nghiên cứu phân lập vi rút DTLCP cho thấy: môi trường tế bào Porcine Alveolar Macrophages (PAM) bước đầu đã được ứng dụng để nuôi cấy, phân lập virus DTLCP từ mẫu bệnh phẩm thu ở thực địa Lợn nghi mắc bệnh DTLCP có các triệu chứng và bệnh tích điển hình được sử dụng để làm vật liệu nghiên cứu Vi rút DTLCP được phát hiện bằng phương pháp PCR kết hợp giải trình tự gen sử dụng cặp mồi đặc hiệu PPA1 và PPA2 Kết quả nghiên cứu cho thấy mẫu bệnh phẩm cho kết quả PCR dương tính với vi rút DTLCP và chủng DTLCP có trình tự gen tương đồng 100% so với các chủng tương ứng tham chiếu đã công bố trước đây Vi rút DTLCP sau đó đã được phân lập trên tế bào PAM và được giám định lại bằng 2 phương pháp: phương pháp hấp phụ hồng cầu (HAD test) và phương pháp PCR, theo khuyến cáo của OIE/FAO Các kết quả nghiên cứu thu được cho thấy, chủng vi rút phân lập được dương tính với cả hai phương pháp HAD test và PCR Thành công của nghiên cứu này là đã phân lập được chủng virus DTLCP từ mẫu bệnh phẩm thực địa

Trước tình hình diễn biến phức tạp cũng như thiệt hại kinh tế to lớn do dịch bệnh gây ra, trong khi trên thế giới hiện chưa có sản phẩm vắc xin thương mại phòng bệnh Do đó chính phủ, Bộ ngành đặt ra yêu cầu cấp thiêt là cần phải có hướng nghiên cứu công nghệ sản xuất vắc xin phòng bệnh Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh nên tỷ lệ chết 100%, vì vậy, cần phải có công tác phòng chống bệnh tốt Những thông tin về dịch tễ bệnh vẫn thường xuyên được các

cơ quan có chức năng báo cáo, điều này càng khẳng định thêm về tình hình diễn biến của bệnh DTLCP ở nước ta vẫn còn rất phức tạp và đang là vấn đề cần quan tâm, nó gây thiệt hại đáng kể cho chăn nuôi lợn trên diện rộng

1.2 Dịch tễ học bệnh dịch tả lợn châu Phi

1.2.1 Căn bệnh

Ca bệnh DTLCP lần đầu tiên được ghi nhận xảy ra vào năm 1907, tuy nhiên

ca bệnh DTLCP mới được mô tả vào năm 1921 tại Kenya Từ đó tới nay bệnh DTLCP đã xuất hiện tại nhiều quốc gia ở châu Phi, châu Âu và châu Á

Trang 25

Vi rút DTLCP là vi rút duy nhất của họ Asfarvidae gây ra bệnh DTLCP

(Dixon và cs., 2013), vi rút có khả năng gây chết lợn bị nhiễm với tỷ lệ lên tới 100% với các đặc trưng là sốt cao, xuất huyết đa cơ quan (FAO, 2017)

Theo Báo cáo Hội khoa học về bệnh dịch tả lợn châu Phi của Hội thú y Việt Nam năm 2019: Vi rút DTLCP là một ADN vi rút có cấu trúc phức tạp, dạng hình khối nhiều mặt, có kích thước 200nm; Có vỏ bọc bên ngoài, đường kính 175-215 nm; ADN sợi đôi, 170-190 kbp mã hóa hơn 170 protein

Với 23-24 kiểu gen (genotype) khác nhau Kết quả giải trình tự của các mẫu bệnh phẩm thu được từ ổ dịch DTLCP đầu tiên, các nhà khoa học của Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, đã khẳng định có sự tương đồng rất cao giữa chủng vi rút DTLCP Việt Nam với chủng vi rút DTLCP đang tồn tại và lưu hành ở Trung Quốc thời gian qua Đây là chủng thuộc genotyp II, được phát hiện từ ổ dịch bùng phát ở Georgia vào năm 2007 và sau đó đã lây lan nhiều nước châu Âu (Ge và cs., 2018)

Trang 26

Hình 1.1 Phả hệ của vi rút DTLCP ở Việt Nam năm 2019

Nguồn: Cục Thú y, 2019

Trang 27

Tế bào đơn nhân (Monocyte) và đại thực bào (Macrophage) là đích tấn công của vi rút DTLC: Chúng tấn công trực diện, nhân lên trong đại thực bào, điều chỉnh chức năng đại thực bào, lẩn tránh khỏi sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch, ức chế

cơ chế phòng vệ của cơ thể vật chủ Vì vậy, có thể nuôi cấy vi rút thích ứng trên môi trường Viro cell, tế bào đại thực bào tủy xương lợn

Vi rút DTLCP là một một ADN vi rút biến đổi gen: cũng theo Báo cáo Hội khoa học về bệnh dịch tả lợn châu Phi của Hội thú y Việt Nam năm 2019: Vi rút có sức đề kháng cao với môi trường: Vi rút DTLCP chịu được nhiệt độ thấp và cả nhiệt

độ cao Bị bất hoạt ở 56oC/70 phút; 60oC/20 phút Chúng bất hoạt khi pH < 3,9 hoặc

pH >11,5 trong môi trường không có huyết thanh Huyết thanh làm tăng sức đề kháng của vi rút, ví dụ ở pH = 13,4 sức đề kháng kéo dài đến 21h (không có huyết thanh) và 7 ngày (có huyết thanh) Vi rút dễ bị phá hủy trong các chất sát trùng ether và chloroform, bị bất hoạt khi xử lý bằng NaOH 0,8% trong 30 phút, Hypochlorite 2,3% trong 30 phút, formalin 0,3% (30 phút), Ortho-phenylphenol 3% (30 phút) và các hợp chất chứa iodine Trong cơ thể sinh vật sống, chúng tồn tại thời gian dài trong máu, phân và mô; đặc biệt là thịt lợn bị nhiễm bệnh, sản phẩm thịt lợn chưa nấu chín Trong máu, chúng tồn tại và giữ nguyên độc lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh, ở nhiệt độ phòng cũng được 4 - 5 tuần Vi rút trong lách lợn được bảo quản sâu (-20 độ C đến -70 độ C) tồn tại từ 82 - 105 tuần, nếu ở 37 độ

C được 22 ngày, ở 56 độ C vi rút sống tới 180 phút Trong phân ẩm nhão vi rút tồn tại tới 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày Chúng có thể nhân lên trong cơ thể Ve

(Omithodoros sp.) Vì vậy, ở những vùng có bọ ve thân mềm Ornithodoros, phát

hiện vi rút DTLCP trong các ổ nhiễm góp phần hiểu rõ hơn về dịch tễ học của bệnh Đây là tầm quan trọng lớn trong việc thiết lập các chương trình kiểm soát và diệt trừ hiệu quả (Costard và cs., 2013, Gallardo và cs, 2015)

Trang 28

Hình 1.2 Hình ảnh vi rút: A kính hiển vi điện tử, B sơ đồ vi rút

cắt ngang và C mặt ngoài 1.2.2 Loài, lứa tuổi mắc bệnh

Chỉ có lợn nhà và lợn rừng mẫn cảm với vi rút gây bệnh trong điều kiện tự nhiên Lợn rừng có sức đề kháng tốt và qua chọn lọc từ nhiên, chúng ít ốm và chết

vì bệnh nhưng lại là nguồn bệnh nguy hiểm cho lợn nhà Những loài lợn hoang dã này đóng vai trò là vật chủ chứa vi rút DTLCP ở châu Phi (Costard và cs., 2013); (Sanschez-Vizcaíno và cs., 2015)

Lợn nhà, đặc biệt là lợn thả rông rất dễ bị nhiễm bệnh DTLCP thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc từ phân, nước tiểu của lợn rừng hoặc từ chó, mèo, các vật dụng,

kể cả con người bằng cách này hay cách khác đã tiếp xúc với mầm bệnh, mang và phát tán mầm bệnh

A

Trang 29

Các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ không bị bệnh DTLCP Các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ký sinh trùng đều là vật mang trùng và có thể lây nhiễm cho lợn nhà Bệnh có thể xảy ra quanh năm Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều bị mắc bệnh

1.2.3 Con đường truyền lây

Theo nhiều con đường khác nhau vi rút DTLCP xâm nhập vào cơ thể động vật Qua đường hô hấp và tiêu hóa Sự truyền lây vi rút DTLCP xảy ra thông qua sự tiếp xúc giữ động vật bị nhiễm bệnh, thức ăn có chứa mầm bệnh hoặc thông qua vector truyền bệnh ve thân mềm Vi rút DTLCP có thể tồn tại trong môi trường nhiều tháng Nhiều động vật nhiễm bệnh không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình và thậm trí có thể “đóng giả” các bệnh khác ở lợn (Thomson và cs, 1979)

Bệnh lây trực tiếp do nhốt chung con bệnh và con khỏe hoặc lây gián tiếp qua nước tiểu, đất, nước, thức ăn có nhiễm mầm bệnh, thức ăn dư thừa, thú sản, các dụng

cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, người chăn nuôi, phương tiện chuyên chở vật nuôi

Hình 1.3 Một số nguồn lây lan dịch tả lợn châu Phi

Trang 30

nhiễm trùng huyết rất nặng - lợn sốt cao tới 42oC Vi rút di trú đến tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể Tại đó chúng gây ra các ổ viêm xuất huyết, hoại tử Vì thế, khi xét nghiệm, chúng ta thấy các thành mạch máu bị thoái hóa, xung quanh có rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung Các tổ chức của hạch lâm ba, gan, lách, thận, phổi thay đổi nhanh chóng, các biểu hiện đều thuộc về viêm xuất huyết, hoại tử

Điểm đáng lưu ý và đặc trưng của bệnh DTLCP là hiện tượng tan rã nhân bạch cầu, giảm lượng bạch cầu tổng số và bạch cầu ái toan, đồng thời gây tụ huyết, xuất huyết nặng làm tắc nghẽn mạch máu ngoại vi gây thâm tím da phần lớn cơ thể

1.2.5 Triệu chứng, bệnh tích

1.2.5.1 Triệu chứng

Lợn bị nhiễm bệnh DTLCP có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh Lợn bệnh biểu hiện các triệu chứng không khác biệt với triệu chứng của bệnh dịch tả lợn cổ điển Do đó, việc chẩn đoán bệnh DTLCP khó có thể xác định và phân biệt được bằng các triệu chứng lâm sàng, vì thế cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện vi rút DTLCP

Thể quá cấp tính: là do vi rút có độc lực cao, lợn sẽ chết nhanh, không biểu hiện triệu chứng hoặc lợn sẽ nằm và sốt cao trước khi chết

Thể cấp tính: là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao (40,5 - 420C Trong 2 - 3 ngày đầu tiên, giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, lợn thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím Trong 1 - 2 ngày trước khi con vật chết,

có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa, tiêu chảy đôi khi có lẫn máu hoặc

có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất nhầy và máu Lợn

sẽ chết trong vòng 6 - 13 hoặc 20 ngày Lợn mang thai có thể sảy thai ở mọi giai đoạn Tỷ lệ chết cao lên tới 100% Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mãn tính thường không có triệu chứng, nhưng chúng sẽ là vật chủ mang vi rút dịch tả lợn châu Phi trong suốt cuộc đời của con vật

Trang 31

Thể á cấp tính: gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình Chủ yếu được tìm thấy ở châu Âu, lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn Bệnh kéo dài 5 - 30 ngày, nếu máu ứ trong tim (cấp tính hoặc suy tim) thì lợn có thể chết, lợn mang thai sẽ sẩy thai, lợn chết trong vòng 15 - 45 ngày tỷ lệ chết khoảng 30 - 70% Lợn cũng có thể khỏi hoặc bị bệnh mãn tính(Halasa T và cs., 2016)

1.2.5.2 Bệnh tích

Thể quá cấp tính: thường xảy ra ở đầu ổ dịch, lợn chết nhanh không để lại những bệnh tích đặc chưng, điển hình

Thể cấp tính: xuất huyết nhiều các hạch lympho ở dạ dày, gan và thận Thận

có xuất huyết điểm, lá lách to có bệnh tích nhồi huyết Da có màu tối và phù nề, da vùng bụng và chân có nhiều điểm xuất huyết Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc bụng, có các điểm xuất huyết trên nắp thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng

Thể mãn tính: có thể gặp sơ cứng ở phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, có hiện tượng viêm dính màng phổi (Bùi Thị Tố Nga và cs., 2020)

1.3 Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh là một khâu rất quan trọng nhằm để phát hiện sớm bệnh DTLCP Việc chẩn đoán không phải dễ dàng, lúc nào chúng ta cũng thực hiện được nhanh chóng và chính xác Bởi các biểu hiện về triệu chứng lâm sàng, về bệnh tích đại thể và vi thể đối với bệnh DTLCP thường có sự biến đổi rất đa dạng Do sự khác nhau về độc lực của các chủng vi rút, c ũ n g n h ư về số lượng vi rút xâm nhập vào các cơ quan và về sự mẫn cảm của cơ thể bệnh súc

Cũng chính những khó khăn này đòi hỏi chúng ta cần có những phương pháp chẩn đoán mang tính tổng quát và hiệu quả về các mặt

Các phương pháp chẩn đoán thường dựa vào: chẩn đoán dịch tễ, chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám bệnh tích, chẩn đoán vi rút học, chẩn đoán xét nghiệm khác

Trang 32

1.3.1 Chẩn đoán phân biệt

Rất có nhiều điểm giống nhau nên cần phái chẩn đoán phân biệt bệnh DTLCP với một số bệnh khác của lợn: Dịch tả lợn châu Phi và dịch tả lợn cổ điển khó có thể chẩn đoán phân biệt nếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và bệnh tích

Vì vậy, trong mọi trường hợp phải lấy mẫu xét nghiệm tại phòng thí nghiệm để xét nghiệm phát hiện mầm bệnh

Các bệnh khác cần được chẩn đoán phân biệt với dịch tả lợn châu Phi bao gồm các bệnh: Bệnh lợn tai xanh (PRRS), đặc biệt là ở thể cấp tính; bệnh đóng dấu lợn; bệnh giả dại, bệnh phó thương hàn (Lê Văn Năm, 2019)

1.3.2 Các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm phòng thí nghiệm

1.3.2.1 Lấy mẫu xét nghiệm

Lấy mẫu tại ổ dịch, nghi ổ dịch để xét nghiệm bệnh

- Chỉ nên lấy 3 - 5 mẫu tại một ổ dịch Đối với con lợn chết, nên lấy mẫu là hạc lâm ba (lympho) bẹn, hạch dưới hàm; hạn chế lấy phủ tạng (lách, thận, ) để tránh mổ phanh rộng gây ô nhiễm, lây nhiễm mầm bệnh ra môi trường

- Đối với lợn còn sống (đang ốm, sốt) lấy mẫu máu được chống đông bằng

bổ sung EDTA 0,5% Nếu lấy mẫu huyết thanh để kiểm tra kháng thể, nên lấy trong vòng 8 - 21 ngày sau khi lợn nhiễm bệnh

- Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 4oC

- Lấy mẫu giám sát dịch bệnh

- Lấy mẫu máu chống đông

1.3.2.2 Xét nghiệm phát hiện vi rút gây bệnh dịch tả lợn châu Phi

* Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)

Thường sư dụng phương pháp PCR sử dụng để phát hiện gen của vi rút DTLCP trong mẫu lợn (máu, huyết thanh, phủ tạng ) Các mảnh ADN của vi rút được phản ứng PCR khuếch đại tới mức có thể phát hiện được Các xét nghiệm PCR chuẩn cho phép phát hiện ADN của vi rút sớm thậm chí trước khi con vật có biểu hiện triệu chứng lâm sàng Phương pháp PCR có thể cho kết quả xét nghiệm trong vài giờ sau khi mẫu tới phòng thí nghiệm Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp PCR không thua kém so với các phương pháp phân lập vi rút Phương pháp

Trang 33

PCR cho độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn hẳn so với các phương pháp phát hiện kháng nguyên khác như AgELISA và FAT Tuy nhiên, độ cực nhạy cũng khiến cho phương pháp PCR dễ bị sai lệch do tạp nhiễm chéo Vì vậy, các kỹ thuật chống tạp nhiễm phải được áp dụng triệt để để giảm thiểu và kiểm soát rủi ro này

Các phương pháp PCR thường (Aguero và cs., 2003) và real-time PCR (King

và cs., 2003) theo khuyến cáo của OIE (2016) đã được đánh giá đầy đủ qua thời gian dài và là những công cụ hữu ích cho công tác chẩn đoán thường qui đối với bệnh DTLCP Nhiều quy trình realtime PCR khác (Femández-Pinero và cs., 2012; Tignon và cs., 2011), đã chứng minh có độ nhạy cao hơn so với các quy trình do OIE khuyến cáo trong việc phát hiện gen vi rút DTLCP ở lợn rừng mang trùng Các

bộ mồi và mẫu dò sử dụng cho các kỹ thuật phân tử này được thiết kế dựa trên vùng gen VP72, là vùng gen có tính ổn định cao của vi rút DTLCP và đã được nghiên cứu nhiều Hầu hết các chủng vi rút thuộc 22 genotyp có gen VP72 đã biết đều có thể phát hiện được bằng các phương pháp PCR này, thậm chí ở cả những mẫu vô hoạt hoặc thoái hóa

Kỹ thuật PCR là phương pháp chẩn đoán được lựa chọn cho những trường hợp bệnh DTLCP quá cấp, cấp tính, á cấp tính Hơn nữa, vì phương háp PCR phát hiện gen của vi rút, nên nó vẫn phát hiện được dấu vết của vi rút kể cả khi không phân lập được vi rút sống và là công cụ rất hữu ích để phát hiện ADN của vi rút DTLCP ở lợn bị nhiễm với các chủng vi rút DTLCP có độc lực trung bình cho đến thấp Mặc dù PCR không cho biết thông tin về lây nhiễm nhưng nó có thể cho biết thông tin về định lượng của vi rút

* Phương pháp phân lập vi rút

Tiến hành phân lập vi rút được thực hiện bằng cách cấy mẫu bệnh phẩm lên môi trường tế bào sơ cấp có nguồn gốc từ lợn như tế bào bạch cầu đơn nhân, đại thực bào Nếu mẫu có vi rút DTLCP, chúng sẽ nhiễm, nhân lên trong các tế bào mẫn cảm và gây bệnh tích tế bào (CPE) ở các tế bào bị nhiễm Phần lớn các chủng

vi rút DTLCP có thể gây phản ứng hấp phụ hồng cầu do các tế bào hồng cầu lợn có tính chất bám vào các tế bào nhiễm vi rút DTLCP Tính chất này đặc hiệu cho vi rút DTLCP vì không có loại vi rút nào khác ở lợn gây hấp phụ hồng cầu trên môi

Trang 34

trường tế bào Do vậy, khi gây nhiễm tế bào, một lượng hồng cầu lợn được cho vào

để tạo phản ứng hấp phụ hồng cầu Hiện tượng hấp phụ hồng cầu là sự bám gắn của nhiều tế bào hồng cầu lợn lên tế bào bị nhiễm vi rút tạo nên hình hoa hồng

Tuy nhiên, trong một số trường hợp không xuất hiện hấp phụ hồng cầu, cần chú ý CPE có thể do độc tố tế bào bắt nguồn từ mẫu, do các loại vi rút khác nhau như Aujeszky’s disease hay chủng vi rút DTLCP không gây hấp phụ hồng cầu Trong những trường hợp này cần sử dụng các phương pháp phát hiện kháng nguyên khác như FAT hoặc PCR để xác chẩn Nếu kết quả FAT và PCR vẫn âm tính, sử dụng dịch nuôi cấy để cấy chuyển sang môi trường tế bào mới và tiếp đời 3-5 lần để kiểm tra lại chắc chắn không có vi rút DTLCP Điều này khiến cho việc chẩn đoán đúng bệnh DTLCP gặp khó khăn

Phương pháp này tốn nhiều thời gian, do đó phương pháp này không được khuyến cáo để sử dụng cho chẩn đoán ban đầu, mà có thể dùng để xác chẩn kết quả của các phương pháp PCR và phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp

* Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (DIF)

Phương pháp DIF được sử dụng để phát hiện vi rút DTLCP trong mô của lợn nghi nhiễm bệnh Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng kính hiển vi để phát hiện kháng nguyên vi rút trong tiêu bản smear hoặc tiêu bản cắt lạnh các tổ chức của lợn nghi nhiễm bệnh Các kháng nguyên trong tế bào được các kháng thể đặc hiệu gắn huỳnh quang phát hiện Các hạt hoặc thể vùi màu huỳnh quang xuất hiện trong tế bào chất của tế bào nhiễm bệnh Phương pháp DIF cũng có thể sử dụng để phát hiện kháng nguyên vi rút DTLCP trong môi trường tế bào bạch cầu mà không

có hiện tượng hấp phụ hồng cầu và có thể dùng để nhận diện những chủng vi rút không gây hấp phụ hồng cầu Nó cũng có thể phân biệt được CPE của vi rút DTLCP và của các vi rút khác như Aujeszky hoặc độc tố

DIF là phương pháp có độ nhạy cao đối với các trường hợp quá cấp và cấp tính Tuy nhiên ở những trường hợp á cấp tính và mãn tính, DIF có độ nhạy giảm đáng kể (40%), điều này liên quan đến sự có mặt của các phức hợp kháng nguyên – kháng thể trong mô lợn bệnh đã ngăn không cho phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể conjugate không xảy ra

Trang 35

* Phương pháp ELISA kháng nguyên

Phương pháp ELISA có thể phát hiện kháng nguyên vi rút nhưng nó chỉ được khuyến cáo sử dụng đối với các thể bệnh cấp tính Tương tự như phương pháp DIF, phương pháp ELISA kháng nguyên có độ nhạy giảm đáng kể Điều này có thể

do phức hợp kháng nguyên-kháng thể trong mô lợn bệnh đã làm cho sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể ngắn Do vậy, phương pháp ELISA kháng nguyên chỉ được khuyến cáo sử dụng như là phương pháp xét nghiệm cho đàn và sử dụng kết hợp với các phương pháp xét nghiệm kháng nguyên khác

1.3.2.3 Xét nghiệm kháng thể

* Phương pháp ELISA

Phương pháp ELISA (Enzyme-linkedimmunoa ssay) là phương pháp được

sử dụng phổ biến nhất (Gallardo và cs., 2015; Sánchez-Vizcaíno, 1987), phù hợp với chẩn đoán huyết thanh hoặc huyết tương của nhiều bệnh động vật khác nhau Một số tính chất nổi bật nhất của phương pháp này là các chỉ số về độ nhạy và

độ đặc hiệu cao, tốc độ nhanh và chi phí thấp Các quần thể động vật lớn có thể xét nghiệm trong thời gian ngắn nhờ có các thiết bị tự động có sẵn ngày nay Kỹ thuật này cũng cho phép đọc kết quả dễ dàng

Kỹ thuật được sử dụng nhiều hơn để phát hiện kháng thể DTLCP chính là ELISA, kỹ thuật này dựa vào các kháng thể hay kháng nguyên có gắn enzyme, vì vậy cộng hợp (conjugate) này vừa có hoạt động kháng thể và enzyme Là thành phần (kháng nguyên hoặc kháng thể) có gắn enzyme và không hòa tan, phản ứng kháng nguyên - kháng thể sẽ được cố định và dễ dàng phát triển bằng việc cho thêm

cơ chất (substrate) để có thể đọc được bằng máy quang phổ kế

Phương pháp ELISA gián tiếp được OIE (2012), khuyến cáo sử dụng để phát hiện kháng thể bệnh DTLCP Kỹ thuật này đã được đánh giá đầy đủ qua thời gian với độ nhạy và độ đặc hiệu lên tới 95,8% và 97,3% Phương pháp này có thể xét nghiệm số lượng mẫu lớn trong thời gian ngắn

ELISA gián tiếp trên sử dụng các kháng nguyên bán thuần khiết, hòa tan, trong bào tương từ môi trường nuôi cấy vi rút DTLCP Chủng vi rút sử dụng cho sản xuất kháng nguyên là chủng Tây Ban Nha, phân lập năm 1970 (E70) và đã thích nghi

Trang 36

phát triển trên một dòng tế bào ổn định của khỉ (MS cell line) Kháng nguyên được cố định trong đĩa ELISA Mẫu có kháng thể DTLCP sẽ nhận diện kháng nguyên để bám vào và hình thành nên phức hợp kháng nguyên - kháng thể Sau đó, cộng hợp được cho vào và tìm đến phức hợp kháng nguyên - kháng thể để cố định vào Đĩa ELISA sau đó được rửa nhiều lần bằng các dung dịch đệm, tất cả những thành phần trong đĩa không được cố định sẽ bị loại bỏ Sau đó cơ chất được thêm vào để đọc kết quả: những giếng nào có phát màu là có kháng thể DTLCP Tuy nhiên cần sử dụng máy ELISA để đo mật độ quang học (OD) để cho kết quả chính xác

* Phương pháp immunoblotting (IB)

IB là một xét nghiệm nhanh và nhạy để phát hiện và phân tích protein bằng cách sử dụng tính đặc hiệu vốn có trong nhận diện kháng nguyên - kháng thể Nó bao gồm quá trình hòa tan, tách điện di, và chuyển các protein lên màng (thường là màng nitrocellulose) Màng được phủ kháng thể thứ nhất đặc hiệu với mục tiêu đích

và với kháng thể thứ 2 có đánh dấu

Để chuẩn bị các test IB xét nghiệm kháng thể DTLCP, các protein của vi rút DTLCP được phân tách bằng điện di trên SDS-PAGE, rồi chuyển lên màng lọc nitrocellulose với cường độ dòng điện không đổi Sau đó màng lọc được cắt thành các băng nhỏ và được làm bão hòa các vị trí bám protein còn lại Sau khi làm bão hòa, huyết thanh được đưa lên bang kháng nguyên để kháng thể phản ứng với kháng nguyên Để đọc kết quả, cộng hợp protein A (conjugate) perocidase và cơ chất 4-chloro-1-naphtol được tiếp tục cho vào, trong trường hợp mẫu có kháng thể đặc hiệu vi rút DTLCP, phản ứng peroxidase sẽ được nhìn thấy

Phương pháp IB được OIE (2012) khuyến cáo sử dụng để xác chẩn các mẫu dương tính hay nghi ngờ bằng ELISA và trong trường hợp mẫu được bảo quản không đúng hoặc bảo quản kém Kỹ thuật này đã được đánh giá đầy đủ và có độ nhạy và độ đặc hiệu 98% Phương pháp này cho phép phát hiện những con vật nhiễm bệnh mà không biểu hiện triệu chứng lâm sàng

* Phương pháp miễn dịch huỳnh quang (immunofluorescence) gián tiếp

Phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp là phương pháp chẩn đoán huyết thanh học Trong phương pháp này độ nhạy của kỹ thuật vi thể và độ đặc hiệu

Trang 37

của kỹ thuật miễn dịch được kết hợp Phương pháp này sử dụng cộng hợp (conjugate) gắn huỳnh quang kháng IgG trong huyết thanh mẫu

1.4 Nghiên cứu phát triển vắc xin phòng Dịch tả lợn châu Phi

Theo Elena và cộng sự, căn cứ vào lợn sống sót sau khi nhiễm vi rút DTLCP

có thể tạo kháng thể chống lại vi rút DTLCP, việc sản xuất vắc xin phòng bệnh DTLCP là hoàn toàn có cơ sở khoa học Mặc dù, nhiều nhóm nghiên cứu đã và đang ứng dụng những công nghệ mới để sản xuất vắc xin phòng DTLCP như bất hoạt vi rút, tái tổ hợp protein, vắc xin tái tổ hợp ADN, vắc xin tái tổ hợp kết hợp ADN và protein, vắc xin vector hay vắc xin LA Vs Cho đến nay, vẫn chưa có loại vắc xin nào đủ an toàn và hiệu lực để thương mại hóa

Hiện nay, kiểm soát và tiêu hủy dựa trên chẩn đoán phát hiện sớm kết hợp với an toàn sinh học nghiêm ngặt, bao gồm kiểm soát giết mổ đã và đang được thực hiện tại các quốc gia xảy ra dịch Tuy nhiên sự lây lan nhanh chóng của DTLCP cho thấy, các phương pháp trên và chưa đủ để phòng và kiểm soát đại dịch DTLCP Việc phát triển vắc xin phòng bệnh là rất cần thiết Có ba hướng chính về phát triển vắc xin phòng DTLCP hiện nay, gồm: vắc xin bất hoạt (inactivated vaccine), vắc xin tái tổ hợp (recombinant vaccine) và vắc xin nhược độc sống (live attenuated vacccine)

1.4.1 Vắc xin bất hoạt

Một trong những nhược điểm lớn nhất của loại vắc xin này là hiệu lực miễn dịch không cao và đáp ứng miễn dịch tạo ra ngắn Vắc xin bất hoạt phòng DTLCP không có khả năng tạo miễn dịch thậm chí ngay cả khi có mặt chất bổ trợ vắc xin (Blome và cs., 2014) Đồng thời, kháng thể tạo ra không có khả năng bảo hộ hoặc thậm chí có thể làm tăng trầm trọng của bệnh (Blome và cs., 2014; Mebus và cs.,1988)

Trang 38

1.4.2 Vắc xin tái tổ hợp

Vắc xin tái tổ hợp sử dụng các hệ thống biểu hiện gen và protein để tạo ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu đã được phát triển trong những năm gần đây Việc xác định được kháng nguyên DTLCP và các quyết định kháng nguyên (epitodes) có hoạt tính miễn dịch và tính kháng nguyên cao được xem là chìa khóa quan trọng để tạo ra một vắc xin phòng DTLCP hiệu quả Tuy nhiên, với 167 khung đọc mở trên toàn bộ gen của vi rút DTLCP đã khiến cho việc lựa chọn các ứng cử viên tiềm năng trở nên khó khăn

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, tái tổ hợp protein p30 và p54 (hoặc tái

tổ hợp mang cả hai loại protein này) tạo bảo hộ một phần (Barderas và cs., 2001) mặc dù không có bảo hộ nào quan sát được khi động vật thí nghiệm tiêm p30, p54

và p72 tái tổ hợp bằng hệ thống baculovirus (Neilan và cs., 2004) Tuy nhiên, nghiên cứu của Ruiz-Gonzalvo và cộng sự đã cho thấy, lợn tiêm vắc xin protein EP402R/CD2v tái tổ hợp trên hệ thống baculovirus tạo bảo hộ chống lại vi rút DTLCP trong thí nghiệm công cường độc (Ruiz-Gonzalvo và cs., 1996) Những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy đáp ứng kháng thể chống lịa sự xâm nhiễm của vi rút DTLCP là chưa hoàn toàn trung hòa, ít nhất với các protein đã được thử nghiệm Escribano và cs., 2013)

Ngoài ra, một hướng nghiên cứu mới sử dụng vector tái tổ hợp mang nhiều kháng nguyên của vi rút DTLCP, bao gồm cả những gen liên quan đến sự nhân lên, trốn tránh miễn dịch, MGF (multigene family members) hoặc gen không rõ chức năng Tuy nhiên động vật thí nghiệm tiêm vector mang nhiều kháng nguyên cũng không được bảo vệ hoàn toàn khi thử thách với vi rút độc lực cao (Jancovich và cs., 2018) Mặc dù vắc xin sử dụng vector được đánh giá rất triển vọng, an toàn hơn vắc xin nhược độc sống, đặc biệt ở những vùng chưa có dịch, loại vắc xin này cần tiếp tục được nghiên cứu và phát triển để có thể tạo ra những bảo hộ có hiệu quả thực

1.4.3 Vắc xin nhược độc sống

Công nghệ sản xuất vắc xin nhược độc sống đã được ứng dụng để sản xuất nhiều loại vắc xin phòng bệnh cho lợn và đã mang lại những hiệu quả phòng bệnh đáng được ghi nhận Hiện nay, nhiều nhóm nghiên cứu đang tập trung phát triển

Trang 39

loại vắc xin này với tham vọng khống chế bệnh DTLCP Loại vắc xin này có khả năng kích thích cả miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thứ phát, gồm miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, mặc dù chúng phải được nhược độc hóa bằng sửa đổi gen chịu trách nhiệm trốn tránh miễn dịch, độc lực hoặc ức chế hệ thống miễn dịch

Một số chủng nhược độc tự nhiên mới cũng đã được công bố gần đây Cắt bỏ đầu 5, của chúng vi rút DTLCP Estonian có những biểu hiện nhược độc, trong đó tất

cả lợn nuôi nhiễm chủng vi rút Estonian có khả năng phục hồi sau khi có các triệu chứng cấp tính (Zani và cs., 2018)

Trang 40

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Lợn nuôi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn mắc bệnh và nghi mắc bệnh dịch

tả lợn châu Phi

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Địa điểm triển khai đề tài nghiên cứu

Các nông hộ, trang trại nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

- Địa điểm xét nghiệm mẫu

+ Chi cục Thú y vùng II, Cục Thú y

+ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cục Thú y

+ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn

2.1.3 Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023

2.2 Nội dung nghiên cứu

2.2.1 Thực trạng chăn nuôi lợn của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021 - 2023

2.2.2 Diễn biến của bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2023

2.2.3 Công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

- Công tác phòng chống dịch bệnh cấp Trung ương

- Công tác phòng chống dịch bệnh của tỉnh Lạng Sơn

- Thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra

2.2.4 Một số đặc điểm dịch tễ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại tỉnh Lạng Sơn

- Tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2023

- Kết quả xét nghiệm mẫu của lợn nghi mắc bệnh dịch tả châu Phi

- Nghiên cứu tình hình mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi theo phương thức chăn nuôi

- Nghiên cứu tình hình mắc dịch tả lợn châu Phi tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn theo loại lợn

Ngày đăng: 19/02/2024, 13:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w