1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022

173 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2022
Tác giả Nguyễn Võ Thị Thanh Nguyệt
Người hướng dẫn TS Lã Thị Quỳnh Liên
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược Sĩ Chuyên Khoa Cấp I
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 173
Dung lượng 4,6 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Cơ sở lý luận (12)
    • 1.1.1. Khái niệm về trang thiết bị y tế (12)
    • 1.1.2. Phân loại trang thiết bị y tế (13)
    • 1.1.3. Nguyên tắc quản lý, sử dụng thiết bị y tế trong các cơ sở y tế (13)
    • 1.1.4. Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế . 4 1.2. Nội dung quản lý sử dụng thiết bị y tế (13)
    • 1.2.1. Quản lý bàn giao, nghiệm thu đưa thiết bị vào hoạt động (14)
    • 1.2.2. Quản lý thực trạng (15)
    • 1.2.3. Quản lý khai thác sử dụng (16)
    • 1.2.4. Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa (17)
    • 1.2.5. Quản lý hiệu chuẩn, kiểm định (18)
  • 1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng thiết bị y tế (19)
    • 1.3.1. Yếu tố chính sách (19)
    • 1.3.2. Yếu tố nhân lực (20)
    • 1.3.3. Yếu tố tài chính (20)
    • 1.3.4. Yếu tố thiết bị (20)
    • 1.3.5. Yếu tố hạ tầng cơ sở (21)
  • 1.4. Thực trạng sử dụng TTBYT tại “một số” cơ sở y tế (22)
    • 1.4.1. Một số nghiên cứu ở ngoài nước (22)
    • 1.4.2. Một số nghiên cứu ở Việt Nam (22)
  • 1.5. Sơ lược về Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (24)
    • 1.5.1. Chức năng nhiệm vụ (24)
    • 1.5.2. Cơ cấu tổ chức (24)
    • 1.5.3. Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế (24)
  • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn (27)
    • 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ (27)
    • 2.1.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (27)
  • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (27)
    • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (27)
    • 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu (27)
  • 2.3. Thu thập số liệu (28)
    • 2.3.1. Nội dung nghiên cứu (28)
    • 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu (31)
  • 3.1. Mô tả cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (33)
    • 3.1.1. Cơ cấu tỉ trọng giá trị TTBYT theo khoa phòng sử dụng (33)
    • 3.1.2. Cơ cấu TTBYT theo phân loại dựa trên mức độ rủi ro (35)
    • 3.1.3. Cơ cấu TTBYT theo xuất xứ (37)
  • 3.2. Phân tích thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2022 (39)
    • 3.2.1. Quản lý thông tin, theo dõi, lắp đặt, chạy thử (39)
    • 3.2.2. Quản lý và đào tạo sử dụng (42)
    • 3.2.3. Bảo trì và sửa chữa (43)
  • 4.1. Cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (48)
    • 4.1.1. Về cơ cấu tỉ trọng giá trị TTBYT, cơ cấu theo phân loại mức độ rủi ro và cơ cấu theo xuất xứ (48)
    • 4.1.2. Yếu tố chính sách, quy định ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế (49)
    • 4.1.3. Yếu tố nhân lực ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế (51)
    • 4.1.5. Yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế (55)
  • 4.2. Thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (56)
  • KẾT LUẬN (58)
    • 1. Mô tả cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (11)
    • 2. Phân tích thực trạng sử dụng một số trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 (11)
  • PHỤ LỤC (66)

Nội dung

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về 1,5 tỉ USD đầu tư TTBYT toàn cầu cho thấy một số trường hợp có tới 30% thiết bị y tế hiện đại không được sử dụng, số còn lại có tới 25 – 35% thờ

Cơ sở lý luận

Khái niệm về trang thiết bị y tế

Nghị định 98/2021/NĐ-CP ngày 08/11/2021 do Chính Phủ ban hành về quản lý trang thiết bị y tế [1] có nêu một số khái niệm cụ thể như sau:

“1 Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu nhằm phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe con người và các mục đích khác liên quan

- Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương, chấn thương;

- Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý;

- Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống;

- Kiểm soát sự thụ thai;

- Khử khuẩn, tiệt khuẩn các trang thiết bị y tế đã sử dụng; bao gồm cả hóa chất được dùng trong các hoạt động xét nghiệm;

- Cung cấp thông tin cho việc chẩn đoán, theo dõi, điều trị cho bệnh nhân thông qua các phương pháp đánh giá, kiểm tra mẫu sinh phẩm, bệnh phẩm lấy ra từ cơ thể con người

Còn theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Trang thiết bị y tế là các thiết bị y tế cần phải hiệu chuẩn, bảo dưỡng, sửa chữa, tập huấn người sử dụng và khi không còn phù hợp để sử dụng thì sẽ được thanh lý - những hoạt động thường được quản lý bởi các nhân viên lâm sàng Trang thiết bị y tế được sử dụng cho mục đích cụ thể của việc chẩn đoán và điều trị bệnh hoặc phục hồi sau bệnh hoặc chấn thương; nó có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với bất kỳ phụ kiện, vật tư tiêu hao hoặc thiết bị y tế nào khác Trang thiết bị y tế không bao gồm các thiết bị y tế được cấy ghép, sử dụng một lần hoặc dùng một lần” [5]

Phân loại trang thiết bị y tế

Theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP [1], TTBYT được chia thành 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

- Trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp

- Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp

- Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao

- Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao.

Nguyên tắc quản lý, sử dụng thiết bị y tế trong các cơ sở y tế

Căn cứ Điều 63 Nghị định 98/2021/NĐ-CP [1] quy định về nguyên tắc quản lý, sử dụng TTBYT như sau:

Việc quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế phải tuân thủ đúng mục đích, công năng, chế độ, bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả Trang thiết bị y tế cần được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất và phải được kiểm định theo quy định tại Nghị định này để đảm bảo chất lượng

Ngoài ra, đối với các trang thiết bị y tế có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động, việc tuân thủ các quy định về bảo đảm chất lượng theo quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Để đảm bảo quản lý hiệu quả, cần lập, quản lý và lưu trữ đầy đủ hồ sơ về trang thiết bị y tế Việc hạch toán kịp thời và đầy đủ về hiện vật và giá trị của trang thiết bị y tế cũng cần được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về kế toán, thống kê và các quy định pháp luật khác có liên quan Đồng thời, cần đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 của Điều này

Cuối cùng, trang thiết bị y tế phải chịu sự thanh tra, kiểm tra và giám sát của cơ quan quản lý có thẩm quyền về quản lý trang thiết bị y tế.

Quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế 4 1.2 Nội dung quản lý sử dụng thiết bị y tế

Nghị định 98/2021/NĐ-CP [1] cũng xác định rõ quyền và trách nhiệm của cơ sở y tế trong việc quản lý, sử dụng TTBYT:

5 Quyền của các cơ sở y tế:

- Yêu cầu chủ sở hữu số lưu hành hoặc cơ sở bảo hành được chứng nhận bởi chủ sở hữu trang thiết bị y tế thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ trong thời hạn bảo hành;

- Yêu cầu bên bán cung cấp tài liệu kỹ thuật của trang thiết bị y tế;

- Tiếp nhận các trang thiết bị y tế đã qua sử dụng phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế

Trách nhiệm của các cơ sở y tế:

- Sử dụng, vận hành trang thiết bị y tế theo đúng hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế;

- Định kỳ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn theo hướng dẫn của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc quy định của pháp luật;

- Tham gia thử nghiệm, đánh giá chất lượng trang thiết bị y tế;

- Báo cáo về các trường hợp trang thiết bị y tế có lỗi và các thông tin khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

1.2 Nội dung quản lý sử dụng thiết bị y tế

Quản lý bàn giao, nghiệm thu đưa thiết bị vào hoạt động

Quản lý bàn giao và nghiệm thu đưa thiết bị y tế vào hoạt động đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo chất lượng và an toàn trong việc sử dụng các thiết bị y tế trong môi trường y tế Việc đó đảm bảo rằng các thiết bị y tế được đưa vào sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy Đơn vị được bàn giao TTBYT có nhiệm vụ quản lý số đầu máy/địa điểm lắp đặt/đơn vị quản lý, đồng thời thực hiện việc hiệu chuẩn và kiểm định Việc này đòi hỏi đơn vị sử dụng có biên bản kiểm chuẩn Quá trình này có các yêu cầu cơ bản như:

- Bàn giao thiết bị phải đúng chủng loại, đúng xuất xứ như quy định trong hợp đồng mua bán;

- Khi bàn giao phải có đầy đủ các tài liệu kỹ thuật như hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn sửa chữa bảo trì, hướng dẫn vận hành, giấy bảo hành;

- Nghiệm thu thiết bị phải trải qua các giai đoạn: nghiệm thu lắp đặt tĩnh thiết bị, nghiệm thu chạy thử không tải; nghiệm thu có tải và nghiệm thu hoàn thành đưa thiết bị vào sử dụng (hình ảnh thực tế “Biên bản nghiệm thu bàn giao sử dụng thiết bị” tại phụ lục X)

Quản lý thực trạng

Quản lý thực trạng nhằm kiểm soát việc mua sắm, sử dụng, bảo trì và thanh lý các TTBYT Quản lý thực trạng TTBYT giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm rủi ro và đảm bảo rằng các thiết bị y tế đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe và điều trị của bệnh nhân Công việc này là quản lý chủng loại, số lượng, nơi sử dụng, tình trạng sử dụng, thiết bị được đưa vào sử dụng năm nào Quản lý thực trạng TTBYT đúng và đầy đủ phải bao gồm các nội dung: quản lý hồ sơ thiết bị y tế và hướng dẫn thực hiện

Quản lý hồ sơ gồm các thành phần sau:

- Hợp đồng kinh tế về trang thiết bị;

- Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị;

- Chứng chỉ xuất xứ và chứng chỉ chất lượng;

- Chứng chỉ phân loại thiết bị (đối với loại B, C, D);

- Sách/đĩa hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Anh và bản dịch sang tiếng Việt (có công chứng);

- Tài liệu kỹ thuật để xây dựng quy trình bảo trì, sửa chữa;

- Quy trình sử dụng và vận hành máy;

- Quy trình bảo trì, sửa chữa máy;

- Giấy chứng nhận và tem kiểm chuẩn;

- Lý lịch máy: sổ theo dõi thông tin thiết bị trong đó phải ghi chép một số vấn đề cơ bản liên quan đến thiết bị như: tên gọi, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, cấu hình, năm đưa vào sử dụng, tên nhà cung cấp, tên người được phân công quản lý Mỗi máy đi kèm một lý lịch riêng, được cập nhật thường xuyên các thông tin: hư hỏng bao nhiêu lần, hư bộ phận nào, tình trạng bảo dưỡng, sửa chữa, cập nhật người quản lý (hình ảnh thực tế “Sổ lý lịch máy và cách sử dụng” tại phụ lục XI);

- Quyết định phân công quản lý: Giám đốc bệnh viện căn cứ vào đề nghị của Trưởng khoa để ra quyết định giao trách nhiệm quản lý và sử dụng cho từng cá nhân cụ thể, đảm bảo mọi thiết bị y tế đều có chủ [6]

Việc bàn giao thiết bị và hồ sơ thiết bị từ nhà cung cấp phải là người có chuyên môn về trang thiết bị y tế để đảm bảo thiết bị và hồ sơ thiết bị được đồng nhất với hợp đồng mua bán đã ký kết Các hướng dẫn thực hiện bao gồm:

- Hướng dẫn vận hành: tài liệu được biên soạn dựa theo nguồn tài liệu của hãng sản xuất và công ty bán thiết bị Nó được viết ngắn gọn, có các nội dung chủ yếu: kiểm tra thiết bị trước khi mở; thứ tự thao tác; tắt máy; vệ sinh máy; chỉ dẫn bảo trì và xử trí các sự cố hay gặp … treo nơi đặt máy;

- Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị (phải có quy trình riêng cho từng loại máy);

- Sổ nhật ký sử dụng: ghi chép thời điểm sử dụng; sử dụng bao lâu; diễn tiến của quá trình hoạt động; thông tin của nhân viên sử dụng; quá trình kiểm chuẩn; những lỗi kỹ thuật … phải ghi nhận hàng ngày do người được giao nhiệm vụ quản lý sử dụng [6];

- Sổ theo dõi sửa chữa, bão dưỡng kèm biên bản bàn giao trước và sau khi thực hiện

Quản lý thực trạng TTBYT còn là việc theo dõi, kiểm soát và duy trì các thiết bị y tế trong hoạt động hiệu quả Khi một thiết bị y tế không còn đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, an toàn hoặc chất lượng, hiệu quả kinh tế thì quá trình thanh lý TTBYT được xem xét Phòng VT-TTBYT phải tập hợp các vấn đề như: Tình trạng, thời gian sử dụng, số lần sửa chữa và tỉ lệ hao mòn tài sản thực hiện theo thông tư 08/2019/TT-BYT, ngày 31/05/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế của Bộ Y tế [7] để báo cáo cho Ban giám đốc và Hội đồng khoa học kỹ thuật Bệnh viện Phòng Tài chính - Kế toán tính toán hao mòn tài sản dựa theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC, ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính [8].

Quản lý khai thác sử dụng

Đơn vị khai thác sử dụng cần tham khảo tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị (tài liệu hướng dẫn sử dụng, tài liệu hướng dẫn bảo quản sửa chữa), đồng thời cần xây dựng các tài liệu để hướng dẫn nhân viên vận hành thiết bị đúng và đảm bảo tính sẵn sàng sử dụng của thiết bị, ví dụ như lập hướng dẫn sử dụng, lập nhật ký sử dụng máy, lập sổ theo dõi tình trạng TTB Tính sẵn sàng sử dụng của thiết bị là công tác để bảo đảm cho các thiết bị luôn trong tư thế sẵn sàng sử dụng Những nguyên nhân làm thiết bị không

8 thể hoạt động có thể do bị hư hỏng, thiếu nhân lực sử dụng, không có vật tư tiêu hao, chưa được duyệt danh mục kỹ thuật …

Khả năng sử dụng thiết bị thể hiện ở tần suất và công suất Trong đó, tần suất là số ngày trung bình máy được hoạt động trong khoảng thời gian nhất định, và công suất dựa vào sản phẩm để đánh giá (ví như như số bệnh nhân sử dụng).

Quản lý bảo dưỡng, sửa chữa

 Bảo dưỡng thiết bị: Để đảm bảo cho thiết bị hoạt động liên tục, hiệu quả, đáng tin cậy thì việc bảo dưỡng thiết bị là rất quan trọng Do vậy, bệnh viện phải có đội ngũ kỹ sư hoặc thuê công ty ngoài định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra, phát hiện các linh kiện sẽ hư hỏng Một trong các lý do chính làm cho máy móc thường xuyên hư hỏng là không có chế độ bảo dưỡng hợp lý Điều này làm giảm số năm sử dụng và hiệu quả hoạt động của máy móc, đồng thời hao phí thời gian và kinh phí sửa chữa Theo WHO, bảo dưỡng thiết bị chia ra 04 hình thức bao gồm bảo dưỡng hàng ngày, bảo dưỡng khẩn cấp, bảo dưỡng dự phòng và bảo dưỡng định kỳ

Bảo dưỡng hàng ngày: là công việc mỗi ngày của người sử dụng nhằm tăng tuổi thọ, duy trì hoạt động ổn định và an toàn Chương trình bảo dưỡng là khác nhau cho mõi loại thiết bị, bao gồm các công việc: vệ sinh, khử nhiễm, khử bẩn, kiểm tra có được vận hành đúng chức năng, kiểm tra sự an toàn

Bảo dưỡng khẩn cấp: được thực hiện tức thời sau khi có dấu hiệu cảnh báo hư hỏng diễn ra nhằm bỏ qua các hậu quả nghiêm trọng tiếp theo

Bảo dưỡng dự phòng: là thực hiện theo kế hoạch trước nhằm ngăn ngừa những hư hỏng thường xuyên diễn ra Lập kế hoạch thường dựa trên các yếu tố: thời gian và cường độ hoạt động, xác xuất hư hỏng của máy móc

Bảo dưỡng định kỳ: là bảo dưỡng theo kế hoạch và thực hiện theo thứ tự để ngăn ngừa các hư hỏng diễn ra hoặc tìm ra các hư hỏng trước khi chúng diễn biến đến mức làm cho TTBYT phải dừng hoạt động Thông thường gồm các hoạt động như làm sạch, bội trơn, thay thế các phụ tùng bị mòn, bị hư hoặc hết thời gian sử dụng [5]

(Hình ảnh thực tế một bảng “Kế hoạch bảo trì” tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh tỉnh Đồng Nai tại phụ lục XII)

Sửa chữa thiết bị là công tác được làm khi máy hư hỏng hoặc sau khi kiểm chuẩn phát hiện thiết bị không hoạt động phù hợp với những thông số kỹ thuật của hãng sản xuất Sửa chữa được thực hiện với mục đích đưa thiết bị trở về trạng thái hoạt động ban đầu [9] Khi có máy móc hư hỏng, Khoa phải báo cho Phòng VT-TTBYT để cử nhân viên lên kiểm tra và xử trí Thông thường kỹ sư của Phòng TTB tiến hành sửa chữa tại chỗ, một vài trường hợp do năng lực chuyên môn hoặc thiếu tài liệu kỹ thuật, không đầy đủ công cụ, thiếu linh kiện thay thế nên phải đưa thiết bị về khu vực sửa chữa để nghiên cứu hoặc là nhờ sự hỗ trợ của các kỹ sư từ hãng Nếu tự sửa chữa được sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí Trường hợp máy móc thiết bị hỏng nặng không thể khắc phục được, nhân viên kỹ thuật bộ phận sửa chữa phải báo cáo lãnh đạo phòng VT-TTBYT và lãnh đạo Đơn vị sử dụng thiết bị để có phương án điều chỉnh, bổ sung thiết bị khác để đơn vị có phương tiện làm việc bình thường Bên cạnh đó, Bệnh viện cần liên hệ nhà cung cấp để thực hiên dịch vụ kỹ thuật theo hợp đồng Tuy nhiên ra quyết định sửa chữa thiết bị y tế cũng yêu cầu cân nhắc về nhu cầu sử dụng, nguồn lực, hiệu quả kinh tế dựa trên thông tin về tần suất bảo dưỡng, quá trình và chi phí sửa chữa …

(Hình ảnh thực tế của phiếu “Giám sát bảo trì” tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh tỉnh Đồng Nai tại phụ lục XIII)

Quản lý hiệu chuẩn, kiểm định

Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo [10] Hiệu chuẩn có ý nghĩa:

“duy trì các giá trị của thiết bị chuẩn cũng như các thiết bị đo đang được sử dụng, sự liên kết của chúng với các chuẩn đo lường nhằm đảm bảo tính chính xác và thống nhất của phép đo; xác định sai số của phương tiện đo từ đó điều chỉnh phương tiện đo cho phù hợp với các phép đo; giúp phát hiện các hư hỏng hoặc tiên đoán được hư hỏng và có kế hoạch sửa chữa các phương tiện đo; phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng của ngành, quốc gia, quốc tế” Một vài TTBYT phải được hiệu chuẩn định kỳ như cân điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, hệ thống theo dõi nhiệt độ tự động … [5]

Kiểm định là hoạt động đánh giá, xác nhận đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo yêu cầu kỹ thuật đo lường [10]

Hiệu chuẩn và kiểm định giống nhau ở việc so sánh thiết bị đo với chuẩn để đánh giá các sai số và đặc trưng về kỹ thuật, đo lường khác của thiết bị Chỉ khác nhau là hiệu chuẩn thì tự nguyện còn kiểm định thì bắt buộc [11]

Một số văn bản nêu nội dung bắt buộc kiểm định TTBYT là Thông tư 07/2019/TT-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ [12]; Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [13]; và Thông tư 05/2022/TT-BYT của Bộ Y tế [14] Còn các thiết bị bức xạ phải kiểm định theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT [15] và Thông tư 13/2018/TT-BKHCN [16].

Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng thiết bị y tế

Yếu tố chính sách

Hiện tại có những chính sách của Nhà nước để xây dựng và phát triển đất nước Trong đó có các quy định ảnh hưởng trực tiếp đến ngành y tế, cụ thể như: chủ trương xã hội hóa y tế tạo thuận lợi cho BV thực hiện liên doanh liên kết mua sắm TBYT; quy định cơ chế tự chủ tài chính [17] buộc các bệnh viện phải xem xét hiệu quả kinh tế khi quyết định mua sắm TBYT; luật quản lý và sử dụng tài sản công bắt buộc bệnh viện phải quản lý TBYT theo đúng quy định [18]; luật đấu thầu quy định khi mua sắm TBYT phải tổ chức lựa chọn nhà thầu [19]; Nghị định 36/2016/NĐ-CB về quản lý TTBYT [20]; Thông tư 08/2019/TT-BYT [7] về hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế; Thông tư số 04/2017/TT-BKHĐT ngày

15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về lựa chọn nhà thầu qua Hệ thống mạng đấu thầu Quốc gia [21]; quy chế bệnh viện; các thông tư quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, an toàn khi sử dụng

Trong đó, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân làm cho lượng người đến tham gia bảo hiểm y tế ngày càng tăng, tạo nguồn thu từ BHYT cho các bệnh viện ngày càng nhiều

Do giá viện phí triển khai theo hướng “tính đúng - tính đủ” đã tạo điều kiện cho các Bệnh viện có cơ hội đầu tư mới TTBYT

Trên cơ sở những quy định của nhà nước, tùy theo tình hình cụ thể của từng bệnh viện mà có phương án tổ chức quản lý TTBYT phù hợp và hiệu quả Phải xác định được

11 tầm ảnh hưởng của chính sách đến việc quản lý sử dụng TBYT của bệnh viện mình để có các giải pháp giúp BV ngày càng phát triển.

Yếu tố nhân lực

Bệnh viện đã có nhiều thiết bị hiện đại mà thiếu nguồn nhân lực có chất lượng thì cũng không thể phát triển bền vững được Do đó, nhân lực được xem là yếu tố ảnh hưởng then chốt đến sử dụng TTBYT

Vì vậy, trước lúc đưa vào sử dụng thiết bị, lãnh đạo BV phải có kế hoạch tập huấn nhân viên sử dụng về cơ bản nguyên lý hoạt động của thiết bị, tính năng kỹ thuật, sử dụng thành thạo, thực hiện công tác bảo dưỡng phù hợp cho từng thiết bị Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật viên trực tiếp tham gia sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra cũng có năng lực chuyên môn và thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ Đặc biệt, nhóm cán bộ phụ trách quản lý cũng như tham gia công tác vận hành đóng vai trò quan trọng trong nhiều khâu từ việc xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch đến quá trình vận hành, theo dõi, quản lý và đưa ra các yêu cầu sửa chữa, thay thế linh kiện và bảo dưỡng khi cần thiết

Khi số lượng và trình độ nhân lực của các đối tượng nói trên được đảm bảo, hiệu quả vận hành các TTBYT sẽ được nâng cao, đảm bảo tính chính xác và tin cậy trong các quyết định chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân đồng thời giảm thiểu tình trang lãng phí nguồn lực.

Yếu tố tài chính

Yếu tố tài chính được coi là yếu tố căn bản và thiết yếu trong công tác quản lý sử dụng TTBYT Điểm mấu chốt trong các quy định tài chính về TTBYT đó là đảm bảo quản lý tài chính và vật tư y tế phù hợp, khoa học để phục vụ hiệu quả cho các hoạt động cần thiết của các cơ sở y tế theo đúng pháp luật và đúng các nguyên tắc của Nhà nước đã quy định Yếu tố tài chính ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong chu trình quản lý TTBYT từ mua sắm, lắp đặt, tập huấn đào tạo, vận hành, sử dụng giám sát, theo dõi cũng như quá trình mua sắm hóa chất, vật tư tiêu hao, sửa chữa, thay thế, bảo hành, bảo trì.

Yếu tố thiết bị

Mỗi loại thiết bị đều có các điểm riêng về cấu hình, tính năng, công nghệ, tuổi thọ, thời gian bảo dưỡng khác nhau do vậy cần có phương án quản lý sử dụng khác nhau [5]

Các thiết bị công nghệ cao đòi hỏi nhân viên bảo dưỡng, sửa chữa bắt buộc trải qua đào tạo chuyên môn sâu nên thường phải thuê các đơn vị bên ngoài với chi phí lớn; thiết bị có tần suất sử dụng cao phải bảo dưỡng nhiều hơn, số lần bảo dưỡng có thể cao hơn so với yêu cầu của hãng sản xuất Các thiết bị đã vận hành nhiều năm, khấu hao hết hay gần hết thường phải tốn khá nhiều chi phí để duy trì vận hành nên phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí [22].

Yếu tố hạ tầng cơ sở

Theo Quy chế bệnh viện năm 1997 của Bộ y tế xác định yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ ẩm, diện tích, không khí, nguồn điện, nguồn nước, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống thông tin, an toàn bức xạ, …) giữ vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng, tần suất, độ an toàn của TTBYT [6]

Theo WHO yếu tố hạ tầng y tế ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng TBYT như sau:

Hiện nay nhiều cơ sở y tế yêu cầu về nhiệt độ, diện tích, độ ẩm, không khí, nguồn điện, nguồn nước, xử lý chất thải, an toàn về bức xạ chưa đáp ứng được, … làm ảnh hưởng đến kết quả, tần suất, số năm sử dụng của TTB

Quản lý môi trường làm việc của TTB là quản lý về cơ sở hạ tầng, lắp đặt TB, phân công nhiệm vụ cho nhân viên kỹ thuật, thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo duy trì các yêu cầu theo khuyến cáo của hãng sản xuất Hệ thống kho lưu trữ là nơi bảo quản TTB và kho sửa chữa TTB chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định cũng ảnh hưởng đến chất lượng TTB và công việc sửa chữa

Hệ thống công nghệ thông tin cung cấp chi tiết hiện trạng TTB, nơi lắp đặt, tình trạng hiệu chuẩn, kiểm định, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, … giúp cho lãnh đạo có được cái nhìn tổng thể về TTBYT đang có tại đơn vị, từ đó có thể ra quyết định hiệu quả cho định hướng phát triển TTBYT, bố trí kinh phí … không những thế công nghệ thông tin sẽ giúp cho nhân viên kỹ thuật tìm kiếm thông tin tham khảo, biên soạn các nội dung liên quan

Do đó, giám đốc BV phải quan tâm đến cơ sở vật chất, hạ tầng y tế trước khi quyết định mua sắm TBYT; có kế hoạch kinh phí để cải tạo mới cơ sở vật chất hiện hữu; giao nhiệm vụ cho Phòng VT-TTBYT thường xuyên giám sát đảm bảo thiết bị hoạt động an

13 toàn Xây dựng mạng lưới công nghệ thông tin, phần mềm quản lý để nâng cao hiệu quả công tác quản lý TBYT [22].

Thực trạng sử dụng TTBYT tại “một số” cơ sở y tế

Một số nghiên cứu ở ngoài nước

Theo văn phòng kiểm toán dịch vụ công Queensland, Úc, khi đầu tư TTBYT có giá trị cao, các bệnh viện thường quan tâm đến giá trị ban đầu mà không tính đến chi phí liên quan cho cả vòng đời của TTBYT; các bệnh viện không đưa ra chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả hoạt động của các thiết bị có giá trị cao và đắt tiền như thiết bị chẩn đoán hình ảnh, bao gồm CT – Scanner, máy cộng hưởng từ (MRI), cũng chưa thu thập những thông tin về hiệu suất sử dụng do vậy bệnh viện khó có thể giám sát hiệu quả hoạt động của

TB này [9] Đánh giá sử dụng và bảo trì thiết bị tại Viện Nha khoa ở Bengaluru, Ấn Độ có khoảng chỉ 33% TBYT thường xuyên được bảo trì định kỳ 4 tháng/ lần và 50% TBYT được sử dụng hết công suất thiết kế [23]

Phân tích thực trạng tại 9 bệnh viện hạng 3 và 5 viện nghiên cứu tại Uganda nêu lên thực trạng đáng quan ngại về 34% TTBYT tại các cơ sở y tế bị lỗi, 85,6% thiếu hướng dẫn sử dụng Nghiêm trọng hơn, 13% TTBYT được xác định tại các cơ sở y tế là có lỗi nhưng vẫn sử dụng trên bệnh nhân, nguyên nhân là do thiếu các thiết bị kiểm tra, hiệu chuẩn chuyên dụng hoặc không còn lựa chọn khác Bên cạnh đó, 7% TTBYT đang trong tình trạng tốt nhưng không được sử dụng Con số này ở một nghiên cứu khác thực hiện ở Ethiopia dao động trong khoảng từ 3% đến 21% [24].

Một số nghiên cứu ở Việt Nam

Nghiên cứu của Dương Kim Hạnh tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP HCM năm

2023 đã cho thấy, tỉ lệ TTBYT tại bệnh viện hoạt động bình thường là 81,14%, đang sử chữa là 0,43% và không được sử dụng là 18,43% Các TTBYT tại bệnh viện này có thời gian sử dụng dưới 5 năm là 32,29%, từ 5 – 10 năm là 35,71% và trên 10 năm là 32% Còn trong việc quản lý thông tin TTBYT, có 100% TTBYT đều không được quản lý thông tin trên hệ thống bằng cả mã nhận dạng và cơ sở dữ liệu Riêng số lượng TTBYT thuộc khoa CĐHA chiếm 1,86% TTBYT của bệnh viện (với 13/700 thiết bị), trong đó tỉ lệ thiết bị hoạt động tốt là 76,92 % và không hoạt động chiếm 23,08% [25]

Khảo sát thực trạng, sử dụng TTBYT chẩn đoán hình ảnh vào năm 2018 tại bệnh viện đa khoa Thái Nguyên đưa ra các con số như sau: 86,8% thiết bị đang được sử dụng, 95,1% các thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ về yêu cầu lắp đặt chuẩn, và chỉ có 2,6% có quy trình quản lý Ngoài ra, thời gian sử dụng của thiết bị dưới 5 năm chiếm 44,3%, từ 5 –

10 năm chiếm 42,6% và 13,1% là trên 10 năm [3]

Cổng thông tin Bộ Y Tế đưa tin: “Theo báo cáo của Hội Thiết bị y tế Việt Nam trong những năm qua cho thấy hiệu quả khai thác, sử dụng TTBYT thấp dần từ tuyến trung ương xuống tuyến tỉnh, thành phố và tuyến huyện Tại một số địa phương xảy ra tình trạng mua TTBYT về, nhưng không phát huy được hiệu quả, thậm chí “đắp chiếu” để đó Hiện chưa có văn bản nào mang tính đồng bộ, thống nhất để quản lý tất cả các vấn đề liên quan đến TTBYT” [26]

Nghiên cứu tại Bệnh viện Tim mạch An Giang vào năm 2021 cho thấy tần suất sử dụng của khoa Chẩn đoán hình ảnh cao nhất, là 90% trang thiết bị được sử dụng hàng ngày, các khoa còn lại tần suất sử dụng thấp Đa phần các trang thiết bị tại BV được sử dụng dưới 5 năm chiếm 76,4% và 5,5% thiết bị trên 10 năm [27]

Nghiên cứu của Trương Văn Nghĩa và Tạ Văn Trầm thực hiện tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tiền Giang năm 2023 đưa ra số liệu về 84,5% TTBYT hoạt động bình thường, tỉ lệ TTBYT hỏng và đang sửa chữa chiếm 15,5% Khi so sánh với danh mục TTBYT được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/2/2002 thì danh mục TTBYT tại Trung tâm chưa đạt yêu cầu mặc dù được đầu tư rất nhiều trang thiết bị hiện đại, một vài thiết bị không nằm trong danh mục chuẩn của Bộ Y tế Một số nghiên cứu khác cũng được trích dẫn và đưa ra nguyên nhân là do danh mục đã được ban hành từ năm 2002, đến này vẫn còn hiệu lực, mà không có sự thay đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn Nghiên cứu này cũng trích dẫn một thực trạng được Hà Đắc Biên chỉ ra vào năm 2012: “số lượng TTBYT, mức độ hiện đại, đồng bộ của từng thiết bị, của các hệ thống thiết bị liên tục tăng trưởng phát triển so với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm sửa chữa cũng như các phương tiện đo lường cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng Do đặc thù của cơ chế thị trường, các nhà sản xuất TTBYT khi bán TTBYT thường chỉ giao kèm tài liệu hướng dẫn vận hành mà không có các tài liệu kỹ thuật phục vụ cho việc sửa chữa, không cung cấp phụ tùng thay thế” [28].

Sơ lược về Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh

Chức năng nhiệm vụ

Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú Tổ chức khám và tổ chức chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng chuyên môn Đào tạo cán bộ y tế; nghiên cứu khoa học về y học; chỉ đạo tuyến dưới chuyên môn kỹ thuật.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh (Hình 0.1) gồm có:

- Các phòng chức năng: gồm 7 phòng chức năng

- Các khoa cận lâm sàng: gồm 4 khoa

- Các khoa lâm sàng: gồm 16 khoa

- Các Hội đồng Bệnh viện: 6 hội đồng.

Phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế

Phòng Vật tư - Trang thiết bị (VT-TTBYT) được thành lập năm 2010 theo quy chế bệnh viện của Bộ Y Tế ban hành cho Bệnh viện chuyên khoa hạng II Trước đó, Phòng Vật tư - Trang thiết bị là một bộ phận của khoa Dược bệnh viện

Phòng VT-TTBYT gồm 03 bộ phận với 15 nhân sự:

- Bộ phận hành chính: bao gồm công tác thống kê, theo dõi và quản lý các hợp đồng mua sắm, sửa chữa, theo dõi gói thầu, theo dõi công nợ các vật tư-trang thiết bị

- Bộ phận kho: bảo quản và cấp phát các loại Vật tư y tế tiêu hao

- Bộ phận theo dõi, bảo trì, sửa chữa các trang thiết bị y tế

Hình 0.1 Sơ đồ tổ chức Bệnh viện ĐKKV Long Khánh tỉnh Đồng Nai

1.6 Tính cấp thiết của đề tài

Việc quản lý sử dụng TTBYT tại BV còn gặp nhiều khó khăn như phân công nhân lực quản lý TTBYT chưa hợp lý, thiếu sự phối hợp giữa các bên trong công tác quản lý TTBYT, công tác tập huấn cho nguồn nhân lực quản lý và sử dụng TTBYT chưa được triển khai thường xuyên, hạn chế trong việc đảm bảo nguồn kinh phí duy tu, bảo trì TTBYT

Việc nghiên cứu, phân tích hoạt động quản lý sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai là hết sức cần thiết để có những quy định phù hợp dựa vào pháp luật của Nhà nước sẽ giúp cho công tác quản lý sử dụng trang thiết bị y tế được hợp lý và chặt chẽ Điều này vô hình chung có thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh Một quy trình quản lý TTBYT toàn diện sẽ giúp bệnh viện có thể duy trì, kiểm soát và phân tích hiệu quả tài sản cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng của mình ở tất cả các giai đoạn của vòng đời TTBYT

Tuy nhiên cho đến nay, Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai vẫn chưa có nghiên cứu hay đánh giá nào phân tích hoạt động quản lý sử dụng trang thiết bị y tế Vì vậy, với qui mô và tầm vóc của Bệnh viện đa khoa khu vực, việc nghiên cứu phân tích hoạt động quản lý sử dụng trang thiết bị y tế một cách toàn diện, cụ thể là hết sức thiết yếu Cho nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“ Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022”

18CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Lựa chọn toàn bộ các trang thiết bị y tế tại bệnh viện còn đang sử dụng được hoặc không sử dụng để mô tả cơ cấu danh mục TTBYT sử dụng Tổng cộng có 841 thiết bị

19 Áp dụng phương pháp chọn mẫu có chủ đích với thiết bị thuộc khoa Chẩn đoán hình ảnh để nghiên cứu sâu về thực trạng sử dụng Tổng cộng có 33 thiết bị được sử dụng tại khoa Chẩn đoán hình ảnh trong tổng số 841 thiết bị

Lựa chọn mẫu toàn bộ đối với các cán bộ y tế tham gia trực tiếp quản lý sử dụng TTBYT để tiến hành khảo sát, bao gồm các đối tượng sau:

- Cán bộ quản lý khoa Chẩn đoán hình ảnh, phòng VT-TTBYT

- Các bác sĩ trực tiếp vận hành TTBYT của khoa Chẩn đoán hình ảnh

- Các điều dưỡng, kỹ thuật viên sử dụng TTBYT của khoa Chẩn đoán hình ảnh

- Nhóm nhân viên trực tiếp bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT thuộc phòng VT-TTBYT Tổng cộng có 100 cuộc khảo sát với 35 cán bộ quản lý, và 65 nhân viên công tác tại các khoa phòng trong bệnh viện Bảng câu hỏi khảo sát tại phụ lục III.

Thu thập số liệu

Nội dung nghiên cứu

Bảng 0.1 Biến số nghiên cứu

STT Biến số Định nghĩa Loại biến

Kỹ thuật thu thập Thông tin chung

1 Tên thiết bị Tên TTBYT được sử dụng tại bệnh viện

2 Khoa phòng sử dụng Đơn vị sử dụng TTBYT Biến phân loại

3 Xuất xứ Nước sản xuất TTBYT Biến phân loại

4 Số Serial Mã duy nhất nhằm nhận diện một TTBYT riêng lẻ

Mục tiêu 1: Mô tả cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022

5 Tần suất sử dụng Số lần sử dụng của TTBYT trong một năm

Biến số Rà soát sổ sách

6 Đơn giá Giá mua của từng TTBYT, đơn vị tiền tệ Việt Nam Đồng

Biến số Rà soát sổ sách

STT Biến số Định nghĩa Loại biến

7 Phân loại Phân loại TTBYT dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP

Mục tiêu 2: Phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022 Tình trạng và thời gian sử dụng

Tình trạng TTBYT đang được sử dụng hoặc không

Rà soát sổ sách Quan sát

Khoảng thời gian sử dụng TTBYT liên tục từ lúc lắp đặt đến nay

Biến số Rà soát sổ sách

Lắp đặt và chạy thử

10 Lắp đặt an toàn và phù hợp nguồn điện

Lắp đặt an toàn và phù hợp nguồn điện khi sử dụng TTBYT

11 Lắp đặt thiết bị có kiểm soát điều kiện môi trường

Lắp đặt TTBYT có kiểm soát điều kiện môi trường hay không

12 Chạy thử và hiệu chuẩn sau lắp đặt

Việc TTBYT được nhận về, chạy thử và hiệu chuẩn trước khi sử dụng hay không

Việc thông tin thiết bị được ghi nhận trên hệ thông hay không

Rà soát sổ sách Quan sát

14 Cập nhật thông tin TTBYT chính xác trên hệ thống

Việc có cập nhật thông tin TTBYT chính xác hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

Phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng

STT Biến số Định nghĩa Loại biến

15 Đào tạo và đánh giá trước khi giao nhiệm vụ vận hành

Việc có đào tạo, đánh giá trước khi nhân viên y tế nhận nhiệm vụ vận hành hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

16 Đào tạo lại trong quá trình vận hành

Việc nhân viên y tế sử dụng TTBYT được đào tạo lại hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

17 Có mô tả công việc vận hành

Việc có bản mô tả công việc cụ thể cho nhân viên y tế vận hành TTBYT hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

18 Có mô tả công việc sửa chữa, bảo dưỡng

Việc có bản mô tả công việc cụ thể cho nhân viên y tế sửa chữa, bảo dưỡng TTBYT hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

19 Có mô tả công việc quản lý

Việc có bản mô tả công việc cụ thể cho nhân viên y tế quản lý TTBYT hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

Công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa

20 Xây dựng kế hoạch bào trì, sửa chữa

Việc có xây dựng kế hoạch bào trì, sửa chữa hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

21 Nhân viên phụ trách có chuyên môn phù hợp

Việc nhân viên phụ trách bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa có chuyên môn phù hợp

Nhị phân Rà soát sổ sách

Việc có tiến hành bảo hàng ngày, dự phòng, sau sửa chữa hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

23 Báo cáo kết quả bảo dưỡng/sửa chữa

Việc có tiến hành báo cáo kết quả bảo dưỡng hoặc sửa chữa hàng ngày, dự phòng, sau sửa chữa hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

24 Số lần hư hỏng Là số lần TTBYT không hoạt động được hoặc hoạt động không đúng trong một năm

STT Biến số Định nghĩa Loại biến

25 Số lần tự sửa chữa

Là số lần TTBYT được nhân viên kỹ thuật nội bộ bệnh viện khắc phục vấn đề, sau đó TTBYT hoạt động bình thường

26 Số lần thuê sửa chữa

Là số lần TTBYT được thuê sửa chữa bởi nhà cung cấp hoặc công ty dịch vụ kỹ thuật

27 Thời gian gián đoạn do hư hỏng

Là số ngày TBYT không hoạt động, chờ sửa chữa

Biến số Rà soát sổ sách

28 Hợp đồng bảo trì định kỳ

Việc có hợp đồng bảo trì định kỳ TTBYT với nhà cung cấp hoặc công ty dịch vụ kỹ thuật hay không

Nhị phân Rà soát sổ sách

29 Kinh phí bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa

Là tổng số tiền kinh phí đã được sử dụng cho việc bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa TTBYT

Biến số Rà soát sổ sách

Phương pháp thu thập số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu từ nguồn tài liệu sẵn có và quan sát thực tế để thu thập các dữ liệu thông qua danh mục TTBYT sử dụng, hệ thống quản lý thông tin bệnh viện, hồ sơ TTBYT, danh sách nhân viên quản lý, sau đó nghiên cứu viên kết hợp với nhân viên tổ quản lý TTBYT tiến hành kiểm tra về số lượng thực tế, lý lịch máy, nhật ký vận hành, kết quả kiểm định, hướng dẫn sử dụng, tình trạng TTBYT trong Bệnh viện từ 01/01/2022 đến 31/12/2022 Các thông tin được ghi nhận vào “Biểu mẫu thu thập số liệu cho mục tiêu 1” tại Phụ lục I và nhập vào máy tính

Chọn các TTBYT thuộc khoa Chẩn đoán hình ảnh kết hợp với bảng kiểm để ghi nhận thông tin vào “Biểu mẫu thu thập số liệu cho mục tiêu 2” tại Phụ lục II và nhập vào máy tính

Các số liệu thứ cấp được lấy tại phòng VT-TBYT, Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp, Phòng Tổ Chức Cán Bộ, Phòng Tài Chính Kế Toán và các khoa có liên quan

Các phiếu khảo sát (phụ lục III) được gửi trực tiếp đến các đối tượng khảo sát là 35 cán bộ quản lý, 65 nhân viên công tác tại các khoa phòng trong bệnh viện và thu lại sau khi hoàn thành khảo sát Trước khi thực hiện khảo sát, trình bày ngắn gọn về nghiên cứu theo hướng dẫn “Phiếu đồng ý tham gia khảo sát nghiên cứu” tại phụ lục III để đối tượng khảo sát nắm được và ký xác nhận đồng ý tham gia nghiên cứu

Thời gian lấy số liệu: trong giờ làm việc, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần

2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được rà soát, đối chiếu với các tiêu chí loại trừ để loại bỏ những số liệu không phù hợp, số liệu trùng lặp đảm bảo dữ liệu được chọn là dữ liệu sạch Sau đó được nhập liệu, phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel (phiên bản Microsoft Office Professional Plus 2016) để mô tả cơ cấu TTBYT tại bệnh viện, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng và thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa CĐHA Với số liệu định lượng, các hàm trong excel được sử dụng chủ yếu để xử lý số liệu trong phần này là hàm SUM (để tính tổng), SUMIF (để tính tổng có điều kiện) và hàm COUNTIFS (để đếm số lượng có điều kiện) Số liệu sau đó được thống kê lại theo dạng bảng, được trình bày ở Chương 3 Kết quả nghiên cứu

24CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Mô tả cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022

Cơ cấu tỉ trọng giá trị TTBYT theo khoa phòng sử dụng

Bảng 0.1 Bảng tỉ trọng giá trị TTBYT theo khoa phòng

STT Khoa phòng Giá trị TTBYT (VNĐ) Tỉ trọng (%)

25 STT Khoa phòng Giá trị TTBYT (VNĐ) Tỉ trọng (%)

Hình 0.1 Cơ cấu giá trị TTBYT theo khoa phòng

Về giá trị TTBYT, bệnh viện có tất cả 26 khoa phòng có sử dụng TTBYT, với tổng giá trị TTBYT là 331.842.415.328 đồng Trong đó 05 khoa có tỉ trọng giá trị TTBYT cao nhất của bệnh viện lần lượt là khoa CĐHA chiếm 29,84%, khoa PT-GMHS chiếm 26,05%, khoa Xét nghiệm chiếm 10,64%, khoa Nội TM-LH chiếm 9,61%, khoa

CĐHA PT - GMHS Xét nghiệm Nội TM-LH HSTC - CĐ 21 khoa còn lại

TỈ TRỌNG GIÁ TRỊ TTBYT THEO KHOA PHÒNG

HSTC-CĐ chiếm 9,60% Tất cả 21 khoa còn lại có tỉ trọng giá trị nhỏ hơn 3% ở mỗi khoa, tổng giá trị TTBYT của 21 khoa chiếm tỉ trọng 14,26%.

Cơ cấu TTBYT theo phân loại dựa trên mức độ rủi ro

Bảng 0.2 Bảng số lượng TTBYT của từng khoa phòng theo từng phân loại mức độ rủi ro

Phân loại TTBYT theo mức độ rủi ro theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP (cái) Tổng số lượng theo từng khoa

Phân loại TTBYT theo mức độ rủi ro theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP (cái) Tổng số lượng theo từng khoa

Bảng 0.3 Số lượng TTBYT theo từng phân loại rủi ro

Phân loại TTBYT Số lượng thiết bị (cái) Tỉ lệ (%)

Khi xét cơ cấu TTBYT theo phân loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất tại Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, có 176 TTBYT thuộc phân loại A chiếm tỉ lệ 20,93%, có 264 TTBYT thuộc phân loại B chiếm tỉ lệ 31,39%, có 399 TTBYT thuộc phân loại C chiếm tỉ lệ 47,44% và có 2 TTBYT thuộc phân loại D chiếm tỉ lệ 0,24%

Khoa HSTC-CĐ có số lượng TTBYT loại C, D là nhiều nhất với 102 thiết bị, chiếm tỉ lệ 25,43% trong tổng số TTBYT loại C, D của toàn bệnh viện (102/401 thiết bị) và chiếm 73,91% trong tổng số TTBYT của khoa (102/138 thiết bị)

Khoa CĐHA có số lượng TTBYT loại C, D là 12 thiết bị, chiếm tỉ lệ 2,99% trong tổng số TTBYT loại C, D của toàn bệnh viện (12/401 thiết bị) và chiếm 36,36% trong tổng số TTBYT của khoa (12/33 thiết bị).

Cơ cấu TTBYT theo xuất xứ

Bảng 0.4 Cơ cấu TTBYT theo xuất xứ

STT Xuất xứ Số lượng TTBYT (cái) Tỉ lệ (%)

STT Xuất xứ Số lượng TTBYT (cái) Tỉ lệ (%)

Sỹ+Hàn+Mexico+Việt Nam+Ý 1 0,12

TTBYT tại bệnh viện có xuất xứ từ 36 quốc gia/ vùng lãnh thổ, TTBYT có xuất xứ từ Nhật Bản là nhiều nhất với 211 thiết bị chiếm 25,09% TTBYT có xuất xứ từ Việt

Nam là 64 thiết bị chiếm 7,61% Trong số 841 thiết bị thì có 628 thiết bị (chiếm 74,67%) có xuất xứ từ 05 nước là Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam, 213 thiết bị (chiếm 25,22%) còn lại có xuất xứ từ 31 quốc gia còn lại.

Phân tích thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh tỉnh Đồng Nai năm 2022

Quản lý thông tin, theo dõi, lắp đặt, chạy thử

 Tần suất sử dụng TTBYT của khoa CĐHA so với các khoa khác:

Bảng 0.5 Bảng tần suất sử dụng TTBYT của các khoa trong năm 2022

STT Khoa phòng Tần suất sử dụng/ năm 2022

STT Khoa phòng Tần suất sử dụng/ năm 2022

Hình 0.2 Khoa CĐHA có số lần sử dụng TTBYT nhiều thứ 2 trong năm 2022

Xét nghiệm CĐHA PT - GMHS Sản HSTC - CĐ

T ần s uất sử dụ ng ( ĐVT : lần )

TẦN SUẤT SỬ DỤNG TTBYT CỦA 05 KHOA SỬ DỤNG

Tần suất sử dụng TTBYT tại các khoa không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa

02 khoa đứng đầu và các khoa khác Khoa Xét nghiệm có tần suất sử dụng TTBYT nhiều nhất với 841.764 lần trong năm 2022 Khoa Chẩn đoán Hình ảnh có 361.695 lần sử dụng TTBYT trong năm 2022, đứng thứ 2 trong số các khoa có số lần sử dụng TTBYT nhiều nhất

 Tình trạng và thời gian sử dụng TTBYT tại khoa CĐHA

Bảng 0.6 Tình trạng và thời gian sử dụng TTBYT

Tình trạng sử dụng Đang sử dụng 30 90,9%

Thời gian sử dụng Dưới 5 năm 11 33,3%

Các TTBYT tại khoa CĐHA đang sử dụng là 30 thiết bị tương ứng với tỉ lệ là 90,9%, hư hỏng sửa chữa là 3 thiết bị tương ứng với tỉ lệ là 9,1% Thời gian sử dụng của các TTBYT dưới 5 năm là 11 thiết bị tương ứng với tỉ lệ là 33,3%, từ 5 đến 10 năm là 15 thiết bị tương ứng với tỉ lệ là 45,5%, trên 10 năm là 7 thiết bị tương ứng với tỉ lệ là 21,2%

Bảng 0.7 Quản lý thông tin TBYT trên hệ thống

Tồn tại thông tin thiết bị trên hệ thống 33 100%

Cập nhật thông tin TTBYT chính xác trên hệ thống 33 100%

Kết quả trình bày ở Bảng 0.7 về tiêu chí quản lý thông tin, 33/33 (100%) TTBYT thuộc khoa Chẩn đoán hình ảnh có tồn tại được theo dõi, cập nhật trên phần mềm Microsoft Excel

 Lắp đặt và chạy thử

Bảng 0.8 Thực trạng lắp đặt và chạy thử

Lắp đặt và được lắp đặt an toàn và phù hợp nguồn điện 33 100%

Lắp đặt có kiểm soát điều kiện môi trường 33 100%

Kết quả trình bày ở Bảng 0.8 chỉ ra có 100% TTBYT tại khoa về tiêu chí lắp đặt và được lắp đặt an toàn, tại khu vực phù hợp và có kiểm soát điều kiện môi trường.

Quản lý và đào tạo sử dụng

Bảng 0.9 Thực trạng phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng

(n = 33) Tỉ lệ Đào tạo và đánh giá trước khi giao nhiệm vụ vận hành 33 100% Đào tạo lại trong quá trình vận hành 2 6,1%

Có mô tả công việc vận hành 33 100%

Có mô tả công việc sửa chữa, bảo dưỡng 33 100%

Có mô tả công việc quản lý TTBYT 33 100%

Qua nghiên cứu hồ sơ TTB, có 100% TTB có mô tả công việc sửa chữa, bảo dưỡng và 6,1% TTB có thực hiện đào tạo lại trong quá trình vận hành, như được trình bày tại Bảng 0.9

Bảo trì và sửa chữa

Bảng 0.10 Thực trạng quản lý, bảo dưỡng TTBYT

Xây dựng kế hoạch bảo dưỡng 33 100%

Tiến hành bảo dưỡng Hàng ngày 30 90,9%

Báo cáo kết quả bảo dưỡng/sau sửa chữa

Theo kết quả trình bày ở Bảng 0.10, có 100% TTBYT được xây dựng kế hoạch bảo dưỡng Trong công tác hằng ngày, có 90,9% TTBYT được bảo dưỡng và 97% TTBYT này được báo cáo kết quả bảo dưỡng Chỉ có 0% TTBYT được bảo dưỡng dự phòng Đáng lưu ý, công tác bảo dưỡng, sửa chữa hoàn toàn được thực hiện bởi các nhân viên phụ trách bảo trì, bảo dưỡng là kỹ thuật y sinh hoặc ngành khác nhưng đã được đào tạo có kinh nghiệm có tỉ lệ là 15,2%

Các thiết bị tại khoa nằm trong danh mục thiết bị cần kiểm định hàng năm, đều được kiểm định đúng theo quy định Tổng chi phí kiểm định là 52.774.000 VNĐ

 Tần suất sử dụng từng TTBYT của khoa CĐHA:

Bảng 0.11 Tần suất sử dụng của từng TTBYT tại khoa CĐHA

Tần suất sử dụng trong 1 năm

(Số lần sử dụng trong năm)

Tần suất sử dụng trong 1 tháng

(Số lần sử dụng trong 1 tháng)

Tần suất theo định mức sử dụng/ máy

(Theo Thông tư 08/2019/TT- BYT ngày 31/05/2019)

1 Máy X-quang KTS cao tần (DR) loại 2 tấm nhận 91.000 7.583  1300

2 Máy X-quang KTS cao tần (DR) loại 2 tấm nhận 80.000 6.667  1300

3 Máy siêu âm doppler màu số hóa 21.700 1.808  800

6 Máy siêu âm doppler màu 19.000 1.583  800

7 Máy đo điện tim 6 cần 18.250 1.521

9 Máy đo điện tim 6 cần 14.600 1.217

10 Máy siêu âm doppler màu 14.000 1.167  800

11 Máy X-quang răng toàn cảnh 6.725 560

12 Máy siêu âm trắng đen 6.205 517  800

13 Hệ thống chụp cộng hưởng từ (MRI) 5.475 456  400

14 Hệ thống nội soi chẩn đoán ống mềm 4.380 365  200

Tần suất sử dụng trong 1 năm

(Số lần sử dụng trong năm)

Tần suất sử dụng trong 1 tháng

(Số lần sử dụng trong 1 tháng)

Tần suất theo định mức sử dụng/ máy

(Theo Thông tư 08/2019/TT- BYT ngày 31/05/2019)

15 Hệ thống nội soi DD-ĐT 4.015 335  200

16 Hệ thống nội soi ĐT 3.650 304  200

17 Máy đo điện tim 3 cần 3.650 304

KTS 2.900 242  01 máy/ 200 giường nội trú

21 Máy đo và ghi điện cơ 1.825 152

22 Máy hút ẩm không khí 365 30

23 Máy hút ẩm không khí 365 30

24 Máy hút ẩm không khí 365 30

25 Máy hút ẩm không khí 365 30

26 Máy hút ẩm không khí 365 30

28 Máy X-quang chụp nhũ ảnh 250 21

29 Máy đo chức năng hô hấp 240 20

30 Máy X-quang di động 120 10  01 máy/ 200 giường nội trú

Tần suất sử dụng trong 1 năm

(Số lần sử dụng trong năm)

Tần suất sử dụng trong 1 tháng

(Số lần sử dụng trong 1 tháng)

Tần suất theo định mức sử dụng/ máy

(Theo Thông tư 08/2019/TT- BYT ngày 31/05/2019)

33 Máy X-quang răng trong miệng 0 0

Với 33 TTBYT của khoa CĐHA, có tổng cộng 361.695 lần sử dụng trong năm 2022 tương ứng với 30.141 lần sử dụng/ tháng Các thiết bị X-Quang kỹ thuật số có tần suất sử dụng nhiều nhất với 91.000 lần sử dụng/ năm tương ứng khoảng hơn 7.500 lần/ tháng, lớn hơn rất nhiều lần so với tần suất định mức sử dụng theo thông tư 08/2019/TT-BYT [7], kế đến là các thiết bị có tần suất sử dụng nhiều tiếp theo là máy siêu âm, đo điện tim, CT - Scanner, MRI, nội soi Hầu hết các thiết bị đều được sử dụng và đều quá tải, đều vượt tần suất định mức sử dụng theo thông tư 08/2019/TT-BYT [7], ngoại trừ các thiết bị không sử dụng được

Bảng 0.12 Thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa CĐHA trong năm 2022

Số lượng TTBYT tương ứng với số lượt hư hỏng

Tổng thời gian gián đoạn hoạt động do hư hỏng (ngày)

Tổng kinh phí sửa chữa (VNĐ)

Trong năm 2022, có tổng cộng 13 TTB hư hỏng với 23 lần hư hỏng tương ứng, chiếm tỉ lệ 13/33 (39,4%) số lượng TTBYT của khoa CĐHA Trong đó có 6 TTB có từ

2 lượt hư hỏng trở lên Nhân viên kỹ thuật bệnh viện tự khắc phục sự cố được 7/23 lần TTBYT hư hỏng (tỉ lệ 30,4%) Tổng thời gian gián đoạn hoạt động các TTB do hư hỏng tới 480 ngày Như vậy trung bình mỗi lượt hư hỏng sẽ làm gián đoạn hoạt động TTB xấp xỉ gần 21 ngày Bên cạnh đó, tổng kinh phí sửa chữa lên đến hơn 4,5 tỷ VNĐ, khoảng 3,4% tổng giá trị TTB tại khoa

Cơ cấu trang thiết bị y tế sử dụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022

Về cơ cấu tỉ trọng giá trị TTBYT, cơ cấu theo phân loại mức độ rủi ro và cơ cấu theo xuất xứ

TTBYT của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh có tổng giá trị hơn 330 tỷ đồng, một con số cực kỳ lớn, trong đó khoa CĐHA chiếm đến gần 30% tỷ trọng giá trị TTBYT, điều này đã giúp định lượng cụ thể hơn việc khoa CĐHA là một trong những khoa được

BV đầu tư, trang bị đầy đủ TTBYT nhất Tổng số lượng các khoa của bệnh viện là 26 khoa, trong đó với 5 khoa đứng đầu đã chiếm hơn 85% tỷ trọng giá trị TTBYT như: khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa phẫu thuật – gây mê hồi sức, khoa xét nghiệm, khoa nội tim mạch – lão học, khoa hồi sức tích cực – chống độc, đây đều là những khoa hạt nhân, những thế mạnh của bệnh viện cũng như là những khoa mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho bệnh viện, thể hiện được tầm nhìn của ban lãnh đạo bệnh viện trong việc đầu tư Chính vì giá trị TTBYT của toàn bộ bệnh viện nói chung và của khoa CĐHA nói riêng là rất lớn nên việc cần quản lý thông tin, lắp đặt chạy thử, quản lý đào tạo trong vận hành và bảo trì bảo dưỡng lại càng cấp bách và hết sức cần thiết

Trong số tất cả 841 TTBYT của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, chiếm đến gần 50% là các TTBYT phân loại C, D – là các TTBYT có mức độ rủi ro trung bình cao và cao, một con số rất lớn Trong đó, các thiết bị này tập trung nhiều ở 03 khoa theo thứ tự lần lượt là: khoa Hồi sức Tích cực – Chống độc, khoa Phẫu thuật Gây mê – Hồi sức và Khoa Nhiễm với 232/401 TTBYT loại C, D chiếm tỉ lệ gần 60% Điều này phản ảnh đúng với thực tế, đây đều là những khoa tập trung nhiều bệnh nhân cần hồi sức, cần mức độ can thiệp sâu của TTBYT để hỗ trợ sự sống cho các bệnh nhân cũng như cho thấy sự quan trọng của các biện pháp quản lý rủi ro đặc biệt để đảm bảo an toàn và hiệu quả vận hành Các yêu cầu quản lý rủi ro có thể bao gồm:

- Quy trình kiểm tra và bảo trì định kỳ: Để đảm bảo rằng các thiết bị y tế ở mức độ rủi ro cao vẫn hoạt động đúng cách, việc thực hiện các kiểm tra định kỳ và bảo trì là cần thiết Các quy trình này có thể bao gồm kiểm tra chức năng, hiệu suất và sự an toàn của thiết bị

- Quản lý sự cố và báo cáo: Khi xảy ra sự cố liên quan đến các thiết bị y tế ở mức độ rủi ro cao, quy trình quản lý sự cố và báo cáo phải được áp dụng Điều này đảm bảo rằng các vấn đề được xử lý kịp thời và các báo cáo được tạo ra để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp khắc phục sự cố

- Đào tạo và hướng dẫn: đảm bảo rằng người sử dụng đã được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm việc với các thiết bị này một cách an toàn và hiệu quả

Vì vậy công tác quản lý TTBYT tại các khoa này nói riêng và toàn bộ bệnh viện nói chung cần được hết sức chú trọng, vừa để đảm bảo tuân thủ theo Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý sử dụng TTBYT trong các cơ sở y tế và để giúp các TTBYT luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động

Với Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, có đến 777/841 TTBYT được nhập khẩu chiếm tỉ lệ đến 92,4%, trong đó chủ yếu đến từ các nước như Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Mỹ với số lượng là 564/841 TTBYT chiếm tỉ lệ hơn 67% cho thấy sự quan tâm về xuất xứ, chất lượng, tính hiện đại, tính an toàn của thiết bị Tuy nhiên, con số 7,1% TTBYT sử dụng được sản xuất tại Việt Nam là khá khiêm tốn, phản ánh sự kiêng dè trong hoạt đồng mua sắm, đấu thầu Tỉ lệ này cũng gần tương đồng với nghiên cứu của Dương Kim Hạnh tại BV Răng Hàm Mặt TP HCM năm 2023, tại bệnh viện này tỉ lệ TTBYT nhập khẩu cũng chiếm đến 92,86%, chỉ có 7,14% TTBYT có xuất xứ trong nước [25] Điều này cho thấy cần có cái nhìn thoáng hơn, tạo điều kiện cho các thiết bị trong nước nhằm nâng cao tính cạnh tranh, khuyến khích sản xuất và sử dụng trang thiết bị y tế trong nước theo tinh thần nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính Phủ.

Yếu tố chính sách, quy định ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

Chính sách là một yếu tố đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quá trình quản lý sử dụng TTBYT tại BV Việc quản lý sử dụng TTBYT phải tuân theo các Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của chính phủ và quy định của Bệnh viện Bảng 0.1 bên dưới thể hiện đánh giá định tính của cán bộ y tế về chính sách và quy định tại bệnh viện

Bảng 0.1 Đánh giá về chính sách, quy định tại bệnh viện

Bệnh viện đã có quy định cụ thể bằng văn bản về cách quản lý toàn diện, chính xác và cập nhật về trang thiết bị y tế

Bệnh viện có phổ biến về các quy định và cách thức quản lý TTBYT cho các khoa phòng

Các TTBYT được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất

Các TTBYT đã được kiểm định để bảo đảm chất lượng 100%

Các TTBYT có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động

Các TTBYT tại bệnh viện được lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ; được thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị

Các quy định mua sắm TTBYT hiện tại có khuyến khích sử dụng các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước

Chính sách, quy định tại BV nhìn chung được đánh giá tốt và đầy đủ về các văn bản, quy định trong quản lý TTBYT, có 97% người được khảo sát đánh giá bệnh viện đã có quy định cụ thể bằng văn bản về cách quản lý toàn diện, chính xác và cập nhật về trang thiết bị y tế; có 90% người được khảo sát đánh giá bệnh viện có phổ biến về các quy định và cách thức quản lý TTBYT cho các khoa phòng; có 90% người được khảo sát đánh giá các TTBYT được bảo quản, bảo trì, bảo dưỡng, sử dụng và tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật khác theo quy định của nhà sản xuất; có 100% người được khảo sát đánh giá các TTBYT đã được kiểm định để bảo đảm chất lượng; có 100% người được khảo sát đánh giá các TTBYT có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động được đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; có 100% người được khảo sát đánh giá các TTBYT tại bệnh viện được lập, quản lý, lưu trữ đầy đủ hồ sơ; được thực hiện hạch toán kịp thời, đầy đủ trang thiết bị y tế về hiện vật và giá trị; có 90% người được khảo sát đánh giá các quy định mua sắm TTBYT hiện tại có khuyến khích sử dụng các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước Ngoài việc ban hành các quy định, BV cũng rất chú trọng trong việc phổ biến và hướng dẫn đến các khoa phòng trong việc vận dụng/ tuân thủ những quy định này trong công tác quản lý TTBYT, tỉ lệ đạt 80% người được khảo sát đồng ý với điều này, cần tiếp tục lặp lại việc phổ biến đến các khoa phòng để nâng cao hơn nữa tỉ lệ này vì đây là việc hoàn toàn làm được và giúp ích

42 trong việc quản lý TTBYT Các yếu tố trong việc tuân thủ theo Nghị định 98/2021/NĐ-

CP [1] về quản lý sử dụng TTBYT trong các cơ sở y tế như: tuân thủ các hướng dẫn kỹ thuật theo quy định của nhà sản xuất, kiểm định đảm bảo chất lượng, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, trong công tác lập, quản lý, lưu trữ, hạch toán và trong việc khuyến khích sử dụng các trang thiết bị y tế sản xuất trong nước đều được đánh giá cao, nhiều yếu tố được người khảo sát đồng ý 100% Việc này cho thấy BV vận dụng và tuân thủ theo các quy định của nhà nước, cụ thể là Nghị định 98/2021/NĐ-CP [1] và các quy định của bệnh viện trong việc quản lý TTBYT một cách đầy đủ và nghiêm túc.

Yếu tố nhân lực ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

 Đặc điểm nhân lực sử dụng TTBYT

Bảng 0.2 Đặc điểm nhân lực sử dụng TTBYT

Tiêu chí Nội dung Số lượng

Sau đại học 18 Đại học 43

Thời gian công tác 1 – 2 năm 6

Tiêu chí Nội dung Số lượng

Chức vụ Lãnh đạo Khoa/Phòng 35

Về nhân sự sử dụng TTBYT tại bệnh viện, nhân sự sử dụng chủ yếu là nữ với 75%, nhân sự sử dụng có trình độ từ đại học trở lên chiếm đến 61%, là bác sĩ và điều dưỡng sử dụng với 78% và đa phần đều đã có kinh nghiệm trên 5 năm với tỉ lệ 78% Điều này cho thấy lực lượng nhân sự sử dụng TTBYT của bệnh viện là lực lượng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, là một điểm thuận lợi trong việc đào tạo hướng dẫn sử dụng, chuyển giao vận hành, trong việc đảm bảo vận hành đúng và giúp các thiết bị hoạt động lâu dài Như theo số liệu tại một khoa CĐHA được khảo sát, có đến 66,7% TTBYT có thời gian sử dụng từ 5 năm trở lên và phần lớn vẫn còn hoạt động tốt Tuy vậy, khi phân tích nhiều hơn về yếu tố nhân sự đã được phát hiện trong nghiên cứu này Có nhiều cán bộ y tế gặp khó khăn trong quá trình sử dụng do giao diện TTBYT không phải là tiếng Việt, với 60% người được khảo sát gặp khó khăn trong việc này Với phần nhiều TTBYT là được nhập khẩu, nên giao diện tiếng Việt không phổ biến, và nhân sự còn chưa giỏi trong ngoại ngữ nên điều này có thể hiểu được Khi đó đòi hỏi đặt ra là cần có hướng dẫn, sách dịch hướng dẫn sử dụng sang tiếng Việt chi tiết; cần đào tạo sâu hơn, cần có cán bộ phụ trách trực tiếp có đủ ngoại ngữ để tiếp nhận hướng dẫn, chuyển giao lại từ nhà sản xuất/ nhà phân phối để từ từ hướng dẫn lại cho các cán bộ khác trong quá trình sử dụng và quan trọng nhất là khuyến khích việc nâng cao ngoại ngữ của tất cả các cán bộ nhân viên Số lượng và chất lượng nhân viên kỹ thuật đáp ứng công việc bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa TTBYT, nhưng thực tế cho thấy nhân viên kỹ thuật lại chưa phù hợp về chuyên môn được đào tạo Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa TTBYT, làm tăng thời gian gián đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ y tế và an toàn bệnh nhân Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường đào tạo và tuyển dụng nhân viên kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với yêu

44 cầu công việc và y sinh Ngoài ra, người vận hành trực tiếp TTBYT cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ sử dụng của các thiết bị không phải tiếng Việt

Bảng 0.3 Đánh giá về nhân lực sử dụng TTBYT

Số lượng và chất lượng của nhân viên trực tiếp sử dụng TB hiện nay đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của các TTB tại Khoa 97%

Nhân viên tham gia sử dụng thiết bị được hướng dẫn sử dụng TTBYT trực tiếp và đầy đủ 96%

Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị có sẵn để dùng khi có nhu cầu 91%

Có gặp khó khăn đối với các TTBYT mà giao diện sử dụng không phải tiếng Việt 60%

Khoa có quyết định phân công phụ trách từng TTBYT 97%

Lý lịch thiết bị tại khoa có được ghi chép đầy đủ và cập nhật kịp thời 100%

Nhật ký sử dụng TTBYT tại khoa có ghi đầy đủ các nội dung không (Thời gian sử dụng, số lượng mẫu, tình trạng thiết bị …) 98%

Anh chị có được hướng dẫn để bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng

Trong năm, khoa anh chị có trường hợp nào cần sử dụng TTBYT nhưng thiết bị không sẵn sàng để hoạt động 56%

Thời gian gián đoạn do TTBYT bị hư hỏng, thiếu vật tư/phụ kiện/hoá chất có làm ảnh hưởng nhiều đến công tác khám chữa bệnh 72% Thiết bị trong khoa có được sử dụng tối ưu công suất 91%

Có xảy ra tình trạng thiết bị quá tải, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng 55%

4.1.4 Yếu tố bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

Bảng 0.4 Đánh giá về bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định

Số lượng nhân viên kỹ thuật của Phòng VT-TTBYT đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của các TTBYT tại Khoa chưa

Nhân viên phụ trách bảo trì, bảo dưỡng của Phòng VT-TTBYT là kỹ thuật y sinh hoặc ngành khác nhưng đã được đào tạo có kinh nghiệm đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của các TTBYT tại Khoa

Công tác tập huấn cho nhân viên sử dụng, nhân viên kỹ thuật đã được bệnh viện chú trọng chưa

Anh/chị có được hướng dẫn bảo dưỡng TTBYT trong quá trình sử dụng 96% Các thiết bị có đầy đủ tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng 86%

Thời gian từ khi báo hỏng thiết bị đến khi nhân viên kỹ thuật đến kiểm tra có kịp thời không

Thời gian sửa chữa TTBYT có đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng không 87% Phương tiện, vật tư để bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT có đầy đủ 82%

Hài lòng về chất lượng hiệu chuẩn, kiểm định TTBYT sử dụng tại bệnh viện không

Số lượng nhân viên kỹ thuật của Phòng VT-TTBYT hiện cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của các TTBYT tại Khoa, với 97% người khảo sát đồng ý Còn khi được hỏi nhân viên phụ trách bảo trì, bảo dưỡng của Phòng VT-TTBYT là kỹ thuật y sinh hoặc ngành khác nhưng đã được đào tạo có kinh nghiệm đã đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của các TTBYT tại Khoa, chỉ có 74% người khảo sát đồng ý Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định đều được đánh giá tốt Công tác tập huấn cho người sử dụng và nhân viên kỹ thuật được chú trọng và thực hiện thường xuyên bằng cách tham gia các khoá học chứng chỉ đào tạo liên tục, có 88% người được khảo sát đồng ý Có 96% người sử dụng được hướng dẫn bảo dưỡng TTBYT trong quá trình sử dụng Có 14% ý kiến cho rằng thiếu tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng và 18% thiếu phương tiện, vật tư bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT Thời gian từ khi báo hỏng và kiểm tra TTBYT

46 nhanh chóng và kịp thời với tỉ lệ đồng thuận chiếm 99% Thời gian sửa chữa TTBYT chỉ có 87% đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng Về phương tiện, vật tư để bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT chỉ có 82% người được khảo sát đánh giá là đầy đủ Đánh giá sự hài lòng về chất lượng hiệu chuẩn, kiểm định TTBYT sử dụng tại bệnh viện, có 94% người được khảo sát trả lời có.

Yếu tố cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến quản lý sử dụng trang thiết bị y tế

Bảng 0.5 Đánh giá về cơ sở hạ tầng bệnh viện

Cơ sở vật chất của BV hiện nay đảm bảo an toàn cho các TTB khi đang hoạt động

Cần thiết cải tạo, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, đáp ứng cho đầu tư thêm TTB công nghệ cao trong thời gian tới

Cần thiết triển khai một phần mềm khác chuyên dụng hơn trong quản lý

Trong yếu tố về cơ sở hạ tầng, theo khảo sát có 84% ý kiến đánh giá cơ sở vật chất của BV hiện nay đảm bảo an toàn cho các TTB khi đang hoạt động, đây là một con số chưa phải là cao nhưng có thể chấp nhận trong điều kiện chi phí đầu tư, nguồn ngân sách có giới hạn của bệnh viện, trong điều kiện bệnh viện phải thực hiện việc tự chủ tài chính Với các tỉ lệ đánh giá chưa đảm bảo, sẽ trao đổi sâu thêm với người đánh giá để nắm được thực trạng và xem xét đề xuất trực tiếp với ban lãnh đạo để cải thiện thêm giúp đảm bảo an toàn cho các TTBYT hoạt động ổn định và tốt nhất, khía cạnh này sẽ tạm thời chưa đề cập trong nghiên cứu

Bên cạnh đó, có đến 89% ý kiến đồng thuận rằng cần thiết cải tạo, bổ sung, nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo an toàn, đáp ứng cho đầu tư thêm TTB công nghệ cao trong thời gian tới, đây là một vấn đề có thể rút ra từ nghiên cứu để thực thi vào thực tế, giúp ghi nhận và báo cáo lại với ban lãnh đạo bệnh viện trong việc đầu tư, nâng cấp Hiện nay bệnh viện đang sử dụng phần mềm Excel trong quản lý TTBYT, phần mềm này cơ bản đáp ứng được các yêu cầu cần thiết và là phần mềm quen thuộc dễ sử dụng, không phải tốn tiền mua hay tốn nhiều công sức trong khâu xây dựng, thiết kế phần mềm Tuy nhiên excel không phải là một phần mềm chuyên dụng trong quản lý TTBYT nên cũng

47 có những hạn chế nhất định, có đến 62% ý kiến khảo sát cho rằng việc triển khai một phần mềm khác chuyên dụng hơn trong quản lý TTBYT là cần thiết, đây cũng là một tương đồng và phù hợp với định hướng sắp tới của ban lãnh đạo bệnh viện.

Thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện ĐKKV Long Khánh, tỉnh Đồng Nai năm 2022

Tần suất sử dụng TTBYT của khoa CĐHA đứng nhiều thứ 2 trong số các khoa trong bệnh viện, với 361.695 lần sử dụng trong năm 2022, với 33 thiết bị của khoa, tính trung bình mỗi thiết bị sử dụng đến 30 lần/ngày, tương đồng với nghiên cứu của Trầm Quang Vinh [27] Điều này cho thấy các TTB của khoa CĐHA được sử dụng tương xứng với giá trị đầu tư, vì giá trị TTB của khoa chiếm tỉ trọng cao nhất trong số các khoa

Các TTBYT của khoa CĐHA của Bệnh viện ĐKKV Long Khánh đang được sử dụng đến 91%, chỉ với 9% thiết bị hư hỏng, tỉ lệ này tương đồng với nghiên cứu của Trầm Quang Vinh và các cộng sự; cao hơn trong 02 nghiên cứu của Dương Kim Hạnh; nghiên cứu của Trương Văn Nghĩa và Tạ Văn Trầm Tỉ lệ TTBYT tại khoa CĐHA của Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM trong nghiên cứu của Dương Kim Hạnh chỉ có 77% thiết bị đang sử dụng, có đến 23% thiết bị không hoạt động [25] Trong nghiên cứu của Trương Văn Nghĩa và Tạ Văn Trầm thực hiện tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Tiền Giang năm 2023, tại đây có đến 84,5% TTBYT hoạt động bình thường, tỉ lệ TTBYT hỏng và đang sửa chữa chiếm đến 15,5% [28] Còn trong nghiên cứu của Trầm Quang Vinh và các cộng sự tại Bệnh viện Tim mạch An Giang năm 2021, tỉ lệ TTBYT tại khoa CĐHA đang được sử dụng đạt 90% [27]

Thời gian sử dụng TTBYT từ 5 năm trở lên chiếm tỉ lệ khá cao, phát huy tốt nguồn vốn đầu tư và khả năng sử dụng của thiết bị Có 22,5% thiết bị có thời gian sử dụng trên 10 năm, đã hết thời gian khấu hao Tỉ lệ này cao hơn với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh là 13,1% [3] và của Trầm Quang Vinh là 5,5% [27]

Qua các số liệu về tần suất sử dụng nhiều, các thiết bị đang hoạt động đạt tỉ lệ lớn, có nhiều TTBYT có thời gian sử dụng đã lâu cho thấy đây là một kết quả tích cực vì các TTBYT được sử dụng bền bỉ, mang hiệu quả đầu tư Tuy vậy, cũng cần chú ý đến các TTBYT đã qua thời gian khấu hao, đây sẽ là nhóm thiết bị có khả năng cao gặp vấn

48 đề kỹ thuật trong thời gian sắp tới Các phương án bảo dưỡng, thay thế thiết bị cần được đưa ra trước để so sánh lợi ích và chi phí vận hành

Khoa CĐHA triển khai việc phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng tốt Khoa cần bổ sung các mô tả công việc bảo dưỡng, sửa chữa TTBYT

Chỉ có 2% TTB được tổ chức đào tạo vận hành lại sau thời gian sử dụng không đảm bảo tính chuyên môn trong vận hành TTBYT Kết quả này cao hơn với nghiên cứu của Trầm Quang Vinh là 0% [27], thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh là 100% [3]

Quản lý thông tin TTBYT tại khoa chặt chẽ, cập nhật liên tục và chính xác nhưng lại chưa có phần mềm quản lý TTBYT chuyên dụng Cần sớm đưa vào triển khai, tích hợp các mô đun quản lý TTB nhằm minh bạch, đồng bộ hoá, dễ dàng truy cập dữ liệu Ý kiến này được phần đông cán bộ y tế trực tiếp sử dụng TTB ủng hộ

Kinh phí cho việc sửa chữa, hiệu chuẩn, kiểm định TTBYT tại khoa là chiếm 3,4% giá trị tài sản cố định Tỉ lệ này thấp hơn so với quy định tại chỉ thị số 01/2003/CT- BYT ngày 13/06/2003 là 5 – 7%, do hoạt động hiệu chuẩn chưa được triển khai thường xuyên

Thời gian đáp ứng xử lý sự cố kỹ thuật tại khoa là quá cao Các TTB không được sửa chữa kịp thời, làm gia tăng thời gian gián đoạn hoạt động, mất đi tính sẵn có của TTBYT Điều này có thể giải thích bằng việc có quá ít (2%) TTBYT có hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng với các công ty bên ngoài, sự bị động, chưa dự phòng được thời điểm hư hỏng hoặc thay thế phụ kiện Nguyên nhân gián tiếp là do số lượng nhân sự có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp trong bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa TTB còn đang ít, các nhân viên này chỉ có thể thực hiện bảo dưỡng cơ bản, khắc phục sự cố tạm thời, nếu có hư hỏng nặng phải chờ kỹ sư hãng hoặc nhà cung cấp đến giám định, sửa chữa Bệnh viện cần xem xét tuyển dụng thêm kỹ sư chuyên ngành về kỹ thuật y sinh để phụ trách các nhiệm vụ trên.

Ngày đăng: 28/09/2024, 10:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 0.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện ĐKKV Long Khánh tỉnh Đồng Nai - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 0.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện ĐKKV Long Khánh tỉnh Đồng Nai (Trang 25)
Bảng 0.1. Bảng tỉ trọng giá trị TTBYT theo khoa phòng - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.1. Bảng tỉ trọng giá trị TTBYT theo khoa phòng (Trang 33)
Hình 0.1. Cơ cấu giá trị TTBYT theo khoa phòng - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 0.1. Cơ cấu giá trị TTBYT theo khoa phòng (Trang 34)
Bảng 0.3. Số lượng TTBYT theo từng phân loại rủi ro - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.3. Số lượng TTBYT theo từng phân loại rủi ro (Trang 36)
Bảng 0.4. Cơ cấu TTBYT theo xuất xứ - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.4. Cơ cấu TTBYT theo xuất xứ (Trang 37)
Bảng 0.5. Bảng tần suất sử dụng TTBYT của các khoa trong năm 2022 - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.5. Bảng tần suất sử dụng TTBYT của các khoa trong năm 2022 (Trang 39)
Hình 0.2. Khoa CĐHA có số lần sử dụng TTBYT nhiều thứ 2 trong năm 2022 - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Hình 0.2. Khoa CĐHA có số lần sử dụng TTBYT nhiều thứ 2 trong năm 2022 (Trang 40)
Bảng 0.8. Thực trạng lắp đặt và chạy thử - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.8. Thực trạng lắp đặt và chạy thử (Trang 42)
Bảng 0.10. Thực trạng quản lý, bảo dưỡng TTBYT - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.10. Thực trạng quản lý, bảo dưỡng TTBYT (Trang 43)
Bảng 0.11. Tần suất sử dụng của từng TTBYT tại khoa CĐHA - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.11. Tần suất sử dụng của từng TTBYT tại khoa CĐHA (Trang 44)
Bảng 0.12. Thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa CĐHA trong năm 2022 - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.12. Thực trạng sử dụng TTBYT tại khoa CĐHA trong năm 2022 (Trang 46)
Bảng 0.2. Đặc điểm nhân lực sử dụng TTBYT - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
Bảng 0.2. Đặc điểm nhân lực sử dụng TTBYT (Trang 51)
Bảng IIa. Tiêu chí tình trạng và thời gian sử dụng - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
ng IIa. Tiêu chí tình trạng và thời gian sử dụng (Trang 67)
Bảng IId. Tiêu chí Phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
ng IId. Tiêu chí Phân công nhiệm vụ và đào tạo cho người sử dụng (Trang 68)
Bảng IIg. Tiêu chí Hiệu chuẩn, Kiểm định TTBYT - thanh nguyệt phân tích thực trạng sử dụng trang thiết bị y tế tại bệnh viện đa khoa khu vực long khánh tỉnh đồng nai năm 2022
ng IIg. Tiêu chí Hiệu chuẩn, Kiểm định TTBYT (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w