1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bạch biến tại bệnh viện da liễu thành phố hồ chí minh

141 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình trạng rối loạn lo âu - trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Hoàng Trung Hiếu
Người hướng dẫn PGS. TS. BS. Lê Thái Vân Thanh
Trường học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Da Liễu
Thể loại Luận văn Bác sĩ Nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,38 MB

Nội dung

Đây là bệnh lý mất sắc tố thường gặp nhất,với tỉ lệ mắc ước tính trong dân số chung là 0,5 - 2% trên toàn thế giới.1Cơ chế bệnh sinh của bạch biến hiện nay chưa được hiểu biết rõ.. Tỉ lệ

Trang 1

oOo HOÀNG TRUNG HIẾU

TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN LO ÂU - TRẦM CẢM

VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN

BẠCH BIẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi Các số liệu, kếtquả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào khác

Tác giả luận văn

HOÀNG TRUNG HIẾU

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG iii

DANH MỤC HÌNH vi

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

Đại cương về bệnh bạch biến 4

1.1 Tình trạng lo âu, trầm cảm và mối liên quan với bạch biến 24

1.2 Một số nghiên cứu trên thế giới về tình trạng lo âu, trầm cảm trên bệnh nhân 1.3 bạch biến 29

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

Thiết kế nghiên cứu 33

2.1 Đối tượng nghiên cứu 33

2.2 Phương pháp tiến hành 34

2.3 Biến số nghiên cứu 35

2.4 Xử lý và phân tích số liệu 41

2.5 Vấn đề y đức 41

2.6 Lợi ích mong đợi 41

2.7 Sơ đồ nghiên cứu 43 2.8

Trang 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

PHỤ LỤC 3

Trang 5

DLQI Dermatology Life Quality Index

Chỉ số chất lượng cuộc sống bệnh nhân da liễu

Trang 6

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

UVB

Ultraviolet BTia cực tím B

VIDA Vitiligo disease activity score

Thang điểm độ hoạt động của bệnh bạch biến

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Phân loại bạch biến trên lâm sàng 12

Bảng 2.1 Nhóm biến số chung 36

Bảng 2.2 Nhóm biến số về các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 37

Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi của bệnh nhân (n = 98) 44

Bảng 3.2 Đặc điểm giới tính, nơi ở, nghề nghiệp, học vấn, tình trạng hôn nhân của nhóm bệnh nhân bạch biến (n = 98) 45

Bảng 3.3 Đặc điểm tuổi khởi phát bệnh của nhóm bệnh nhân bạch biến 46

Bảng 3.4 Phân nhóm thời gian mắc bệnh 47

Bảng 3.5 Chỉ số BMI 48

Bảng 3.6 Tiền căn gia đình mắc bệnh bạch biến 49

Bảng 3.7 Các yếu tố thúc đẩy bệnh bạch biến ở nhóm bệnh nhân (n = 98) 49

Bảng 3.8 Đặc điểm vị trí thương tổn bạch biến ở bệnh nhân 49

Bảng 3.9 Phân nhóm thương tổn cở năng ở bệnh nhân bạch biến 50

Bảng 3.10 Phân loại lâm sàng bạch biến 50

Bảng 3.11 Đặc điểm thương tổn da bệnh bạch biến 51

Bảng 3.12 Đặc điểm diện tích thương tổn da bạch biến 52

Bảng 3.13 Thang điểm độ hoạt động bệnh bạch biến 53

Bảng 3.14 Đặc điểm điều trị của bệnh nhân 54

Bảng 3.15 Tỉ lệ rối loạn lo âu, trầm cảm ở bệnh nhân bạch biến (n = 98) theo bộ câu hỏi HADS 55

Bảng 3.16 Tình trạng mức độ nặng rối loạn lo âu - trầm cảm ở bệnh nhân bạch biến theo bộ câu hỏi HADS 55

Bảng 3.17 Phối hợp rối loạn lo âu - trầm cảm trên bệnh nhân bạch biến theo bộ câu hỏi HADS 56

Trang 8

Bảng 3.18 So sánh giữa các đặc điểm dịch tễ của bệnh nhân bạch biến với rối loạn lo

âu 57

Bảng 3.19 So sánh giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh bạch biến với rối loạn lo âu 59

Bảng 3.20 So sánh giữa đặc điểm lâm sàng của bệnh bạch biến với lo âu (tiếp theo) 61

Bảng 3.21 So sánh giữa trầm cảm và các đặc điểm chung của bệnh nhân 64

Bảng 3.22 So sánh giữa trầm cảm và các đặc điểm lâm sàng 66

Bảng 3.23 So sánh giữa trầm cảm và các đặc điểm lâm sàng bệnh bạch biến (tiếp theo) 68

Bảng 3.24 So sánh giữa tỉ lệ lo âu và trầm cảm (n = 98) 71

Bảng 3.25 So sánh giữa các rối loạn phối hợp lo âu và/ hoặc trầm cảm trên bệnh nhân bạch biến 71

Bảng 3.26 Các yếu tố dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân bạch biến có liên quan đến tỉ lệ mắc lo âu 73

Bảng 3.27 Các yếu tố dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân bạch biến có liên quan đến tỉ lệ mắc trầm cảm 74

Bảng 4.1 Nhóm tuổi ở bệnh nhân bạch biến theo một số nghiên cứu 76

Bảng 4.2 Phân bố nhóm tuổi khởi phát trên bệnh nhân bạch biến trong các nghiên cứu 81

Bảng 4.3 Tỉ lệ phần trăm vị trí thương tổn khởi phát ở các nghiên cứu 83

Bảng 4.4 Vị trí sang thương bạch biến hiện tại trong một số nghiên cứu 84

Bảng 4.5 Phân bố thể lâm sàng trên bệnh nhân bạch biến 86

Bảng 4.6 Giá trị diện tích thương tổn da bạch biến trong các nghiên cứu 88

Bảng 4.7 So sánh tỉ lệ lo âu trên bệnh nhân bạch biến với các nghiên cứu sử dụng thang đo HADS - A 90

Bảng 4.8 Tỉ lệ rối loạn lo âu trên bệnh nhân bạch biến qua các nghiên cứu nước ngoài

Trang 9

Bảng 4.9 Tỉ lệ rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân bạch biến khi dùng thang điểmHADS - D 93Bảng 4.10 Tỉ lệ rối loạn trầm cảm trên bệnh nhân bạch biến qua các nghiên cứu nướcngoài 94

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Một bệnh nhân bạch biến có sang thương là dát, khoảng mất sắc tố ở 2bên má (bệnh nhân trong nghiên cứu) 11Hình 1.2 Thương tổn bạch biến nổi rõ khi soi dưới ánh đèn Wood (bệnh nhân trongnghiên cứu) 14Hình 1.3 Sơ đồ điều trị bệnh bạch biến.33,34

19Hình 1.4 Những ảnh hưởng đến các vấn đề tâm thần kinh ở bệnh nhân bạch biến.46 29

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân nhóm tuổi ở bệnh nhân bạch biến (n = 98) 44

Biểu đồ 3.2 Phân nhóm tuổi khởi phát của nhóm bệnh nhân 47

Biểu đồ 3.3 Phân nhóm chỉ số BMI 48

Biểu đồ 3.4 Phân thể lâm sàng bạch biến không phân đoạn 51

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ các phân nhóm độ hoạt động bệnh bạch biến 53

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bạch biến là tình trạng mất sắc tố da, niêm mạc tiến triển mắc phải, gây nên bởi

sự phá hủy tế bào hắc tố trong thượng bì Đây là bệnh lý mất sắc tố thường gặp nhất,với tỉ lệ mắc ước tính trong dân số chung là 0,5 - 2% trên toàn thế giới.1

Cơ chế bệnh sinh của bạch biến hiện nay chưa được hiểu biết rõ Các giả thuyếtđược đề xuất để giải thích cho sự phá hủy tế bào hắc tố như là tự miễn, di truyền vàcác yếu tố môi trường Hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi tình trạng này mặc

dù có nhiều cách điều trị hay can thiệp khác nhau có sẵn để kiếm soát bệnh bạchbiến như thuốc bôi tại chỗ chứa corticosteroid, chất ức chế calcineurin, liệu phápánh sáng và trang điểm.2 Gần đây, nhiều nghiên cứu phát hiện thấy tỉ lệ cao các yếu

tố gây căng thẳng tâm lý đi trước bệnh bạch biến, gợi ý rằng một số yếu tố gây căngthẳng tâm lý có thể gây ra và/ hoặc làm trầm trọng thêm bệnh bạch biến Điều này

có thể là do căng thẳng tâm lý làm tăng nồng độ catecholamines và neuropeptides những chất đã được tìm thấy ở bệnh nhân bạch biến.3

-Tuy bệnh không nguy hiểm nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là với nhữngthương tổn vùng phơi bày như mặt - cổ, khiến bệnh nhân gặp trở ngại trong côngviệc hằng ngày và giao tiếp với người xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chấtlượng cuộc sống.4,5Bệnh bạch biến ảnh hưởng đáng kể tới vấn đề tâm lý của bệnhnhân, do gánh nặng về ngoại hình và tương tác với xã hội, cũng như do tiên lượngkhông thể dự đoán trước của bệnh Hiệp hội bác sĩ da liễu Anh khuyến cáo đánh giátình trạng tâm lý và chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân bạch biến trong suốt quátrình điều trị Ngoài ra, các nghiên cứu đã cho thấy rằng những người mắc bệnhbạch biến có nhiều khả năng mắc trầm cảm và suy giảm sức khỏe chung so vớinhững người không mắc bệnh bạch biến Trong một số nền văn hóa nhất định,những người mắc bệnh bạch biến có thể bị kỳ thị và có thể gặp khó khăn với việctìm kiếm bạn đời hoặc tìm kiếm công việc Điều này làm trầm trọng thêm tình trạngđau khổ tâm lý và có thể dẫn đến nỗ lực tự tử ở những người bạch biến.6

Tuy nhiên, hiểu biết về các triệu chứng lo âu - trầm cảm trên bệnh nhân bạch biếncòn nhiều điều chưa rõ Trên thế giới đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên

Trang 13

có đối chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp tâm lý ở những người bị bệnhbạch biến Việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp can thiệp tâm lý cho nhómbệnh nhân này là một trong mười ưu tiên nghiên cứu được xác định bởi liên minhJames Lind và cộng sự về bệnh bạch biến.7 Christina Bergqvist và cộng sự6 đã nhấnmạnh, điều trị người bệnh bạch biến không chỉ giới hạn là làm giảm độ nặng củabệnh mà còn phải cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Các rối loạn tâmthần như lo âu và trầm cảm cải thiện đáng kể trên bệnh nhân bạch biến sau khi họđược điều trị đầy đủ.

Tại Việt Nam hiện chưa có công trình nghiên cứu về rối loạn lo âu - trầm cảmtrên bệnh nhân bạch biến, chưa có hướng dẫn tầm soát và đánh giá các rối loạn tâm

lý đi kèm trên nhóm bệnh nhân này Vì vậy, nghiên cứu “Tình trạng rối loạn lo âu trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân bạch biến tại bệnh viện Da LiễuThành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành nhằm cung cấp những dữ liệu về tìnhtrạng và mối liên quan giữa rối loạn lo âu - trầm cảm với các đặc điểm lâm sàngbạch biến Kết quả nghiên cứu này có thể định hướng các bác sĩ da liễu tiếp cậnbệnh bạch biến một cách toàn diện hơn, làm cơ sở cho việc theo dõi và điều trị bệnhhiệu quả hơn

Trang 14

-MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xác định tình trạng rối loạn lo âu - trầm cảm ở bệnh nhân mắc bệnh bạch biến vàkhảo sát mối liên quan giữa rối loạn lo âu - trầm cảm với các đặc điểm dịch tễ vàlâm sàng của bệnh nhân bạch biến

MỤC TIÊU CHUYÊN BIỆT

1 Khảo sát một số đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bệnh nhân bạch biến

2 Xác định tỉ lệ rối loạn lo âu - trầm cảm ở bệnh nhân bạch biến dựa vàothang điểm HADS

3 Khảo sát mối liên quan giữa rối loạn lo âu - trầm cảm và một số đặc điểmdịch tễ, lâm sàng bệnh nhân bạch biến

Trang 15

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Đại cương về bệnh bạch biến

1.1.2 Dịch tễ học

Bạch biến là tình trạng mất sắc tố da và/hoặc niêm mạc mắc phải diễn tiến mạntính, gây ra bởi sự phá hủy tế bào hắc tố Đây là tình trạng rối loạn mất sắc tốthường gặp nhất.10

Tỉ lệ hiện mắc của bạch biến thay đổi giữa các nước, các dân tộc khác nhau Mộtnghiên cứu về dịch tễ lớn nhất được thực hiện vào năm 1977 ở Đan Mạch gồm47.033 người tham gia nghiên cứu, xác định tỷ lệ lưu hành bệnh là 0,38%,11 trongkhi đó tỷ lệ cao nhất được ghi nhận ở Ấn Độ tỉ lệ mắc lên tới 8,8%, tiếp theo đó làMexico và Nhật Bản12 Tỉ lệ mắc ước tính trong dân số chung là 0,5-2%.1,13-15

Bệnh bạch biến có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi, mặc dù thường khởi phát trướcthập kỷ thứ ba của cuộc đời với gần một nửa số bệnh nhân xuất hiện trước 20 tuổi.16

Tỉ lệ bệnh giữa nam và nữ nhìn chung là tương đồng.16 Không có sự ưu thế về nghềnghiệp hay tình trạng kinh tế xã hội

Trang 16

Có rất ít nghiên cứu trong dân số chung để xác định tỷ lệ bệnh bạch biến TạiViệt Nam hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về dịch tễ của bệnh bạch biếntrong dân số.

1.1.3 Sinh bệnh học

Cơ chế bệnh sinh bệnh bạch biến đã được bàn đến trong rất nhiều nghiên cứukhác nhau Tuy nhiên cho đến nay, mặc dù nhiều tiến trình trong sinh học phân tử

và gien đã được thực hiện, chưa có giả thuyết nào được chấp nhận rộng rãi Người

ta vẫn chưa biết rõ nguyên nhân gây tổn thương tế bào sắc tố dẫn đến sự biến mấtcủa chúng ở thương tổn da

1.1.3.1 Giả thuyết di truyền

Theo y văn, có 15% - 20% bệnh nhân bạch biến có người thân trong gia đình ảnhhưởng, cho thấy di truyền ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh Trong khi tỷ lệ hiệnmắc trong dân số chiếm gần 1%, tỷ lệ mắc bệnh của người thân thế hệ thứ nhất vàcủa cặp song sinh lần lượt là 7% và 23%, chứng tỏ vai trò của gien trong bệnh bạchbiến.9 Trong một nghiên cứu khác, ở người da trắng, tần suất mắc bạch biến cả đời ởbệnh nhân có anh chị em ruột bị bệnh là 6,1%, cao gấp 18 lần so với dân số chung.17Các nghiên cứu quy mô lớn trên dân số người da trắng Châu Âu và người TrungQuốc đã phát hiện gần 50 vị trí gien được cho là nguy cơ mắc bạch biến Một sốgien là thành phần của hệ miễn dịch bẩm sinh và mắc phải, và cùng quy định một sốbệnh tự miễn khác như bệnh tuyếp giáp, đái tháo đường típ 1, viêm khớp dạng thấp.Tyrosinase, được mã hóa bởi gien TYR, là một enzyme xúc tác quan trọng trongsinh tổng hợp melanin Tyrosinase là một tự kháng thể quan trọng trong thể bạchbiến toán thể Một nghiên cứu lớn đã phát hiện biến thể nhạy cảm cho NSV trongTYR ở người da trắng châu Âu hiếm khi gặp ở bệnh nhân ung thư tế bào hắc tố(melanoma), gợi ý rằng dường như có một mối quan hệ loại trừ lẫn nhau giữa giennhạy cảm với bệnh bạch biến và nhạy cảm với ung thư tế bào hắc tố Điều này chothấy các đáp ứng miễn dịch trong bệnh bạch biến có thể bảo vệ chống lại ung thư tếbào hắc tố.6

Trang 17

1.1.3.2 Giả thuyết về tự miễn

Giả thuyết này cho rằng bạch biến là một bệnh lý tự miễn của da, trong đó tế bào

T CD8+ tấn công và phá hủy các tế bào sắc tố, làm cho vùng da đó bị mất sắc tố,với biểu hiện là các dát hoặc mảng

Nhiều cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào và dịch thể được báo cáo ở bệnhnhân bạch biến không phân đoạn, bao gồm gia tăng tần số xuất hiện tự kháng thểđặc hiệu của cơ quan, như kháng thể kháng thyroglobulin, kháng peroxidase, kháng

tế bào thành dạ dày và kháng thể kháng nhân Ngoài ra, sự tồn tại các tự kháng thểkháng tế bào hắc tố trong huyết thanh bệnh nhân bạch biến góp phần ủng hộ giảthuyết tự miễn Các tự kháng thể này khởi phát quá trình phá hủy tế bào hắc tốthông qua trung gian bổ thể và kháng thể gây độc tế bào Các nghiên cứ đã thực hiệngợi ý rằng tế bào lympho T gây độc có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phá hủy

tế bào hắc tố Rất nhiều tế bào lympho T gây độc đã được báo cáo là được tìm thấy

ở vùng da quanh thương tổn bạch biến, trong đó chủ yếu là lympho T CD8+.18 Tếbào T CD8+ đóng một vai trò trong diễn tiến của bạch biến, như một kích thíchmiễn dịch ban đầu phá hủy tế bào sắc tố

Cơ sở của quá trình tự miễn trong bạch biến phân đoạn đã được công bố gần đâytrong nghiên cứu của tác giả Reinhart Speeckaert và cộng sự.19 Tế bào hắc tố mangđột biến khảm gây ra đáp ứng miễn dịch tự miễn nhắm trúng đích được nghi ngờ lànguyên nhân xuất hiện của bạch biến phân đoạn.20 Bạch biến không phân đoạnthường liên quan đến một số bệnh tự miễn, bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto,bệnh Graves, đái tháo đường típ 1, rụng tóc lan toả, thiếu máu ác tính, viêm khớpdạng thấp và vảy nến.21

1.1.3.3 Giả thuyết tế bào hắc tố tự hủy

Giả thuyết này cho rằng các tế bào hắc tố tự phá hủy do sự tăng mẫn cảm với cáchợp chất độc hại hình thành trong quá trình tổng hợp melanin Người ta quan sátthấy các hợp chất có chứa catechol, phenol, quinone, sulfhydryls (hóa chất côngnghiệp, thuốc nhuộm tóc…) gây giảm hoặc mất sắc tố, hoặc cả hai Cơ chế phá hủy

tế bào hắc tố được cho là thông qua sự hình thành các gốc tự do, sự ức chế hoạt

Trang 18

động của men tyrosinase và do ảnh hưởng lên quá trình sản xuất, vận chuyển củacác melanosome Ngoài ra, phenol còn có thể gây hóa ứng động các tế bào miễndịch tấn công vào các thương tổn da thông gia trung gian interleukin như IL-6 vàIL-8.22

1.1.3.4 Giả thuyết căng thẳng oxy hóa

Theo một số tác giả, căng thẳng oxy hóa có thể là giai đoạn đầu tiên của quá trìnhphá hủy tế bào hắc tố Sự mất cân bằng về nội mô tế bào, suy giảm đáng kể các chấtchống oxy hóa enzyme và không phải enzyme đã được chứng minh trong lớpthượng bì của bệnh nhân mắc bệnh bạch biến hoạt động Nồng độ catalase vàglutathione thấp (nhưng tăng nồng độ superoxide effutase và xanthine oxyase) đượctìm thấy trong máu ngoại vi của bệnh nhân mắc bệnh bạch biến Ở sang thương dabệnh nhân bạch biến ghi nhận tăng nồng độ các chất chuyển hóa độc hại nhưtetrahydrobiopterin, hydro peroxide và giảm mức catalase, một loại enzyme quantrọng trong việc loại bỏ hydro peroxide, có thể góp phần gây chết tế bào.23

Người ta vẫn chưa lý giải được tại sao enzyme catalase lại thấp bất thường,nhưng có tương quan với sự tăng H2O2 ở thượng bì da có thương tổn và da lành củabệnh nhân bạch biến Một đa hình đơn nucleotide trong gien tổng hợp catalase cóthể tác động vào sự lắp ráp tiểu đơn vị và chức năng của enzyme catalase Sự tích tụ

H2O2 cũng làm suy giảm hoạt động và chức năng của catalase, từ đó gây suy giảmchức năng của nó Sự rối loạn trong con đường tổng hợp melanin liên quan 6-biopterin tạo ra nồng độ cao H2O2 Ngoài ra, một giải thích có khả năng bao gồmtăng norepinephrine và monoamin oxydase, tăng tạo H2O2 dưới dạng sản phẩmphụ, giảm hoạt động của men glutathione peroxidase hay bất thường hấp thu canxi

có thể làm thay đổi hoạt động khử của thioredoxin cũng là những giả thuyết đượcđưa ra.24

1.1.3.5 Giả thuyết thần kinh

Giả thuyết này được ủng hộ bởi quan sát sự phân bố các vùng da mất sắc tố ở thểbạch biến phân đoạn có liên quan đến khoanh da Những báo cáo về tăngcatecholamine trong nước tiểu của bệnh nhân bạch biến và catecholamine được tiết

Trang 19

bởi tế bào sắc tố cho thấy nhiều khả năng đây chính là nguồn gốc của bệnh Ngoài

ra nhiều báo cáo ca bạch biến khỏi bệnh sau khi bị tổn thương thần kinh một bêncho thấy thần kinh có vai trò trong cơ chế bệnh sinh của bệnh, nhưng ngược lại cũng

có những nghiên cứu sâu hơn cho kết quả trái ngược.9

Hơn nữa, bạch biến đã được báo cáo xuất hiện sau các bệnh lý thần kinh nhưviêm não do virut, xơ cứng rải rác với hội chứng Horner và tổn thương thần kinhngoại biên Giải phẫu bệnh ghi nhận có sự thoái hóa sợi trục xuất hiện trong các dâythần kinh ở lớp bì ở sang thương bạch biến nhưng không xuất hiện ở các dây thầnkinh lớp bì ở da lành Miễn dịch huỳnh quang các tận cùng thần kinh ở vùng daxung quanh thương tổn cho thấy có sự biểu hiện bất thường của các yếu tố phát triểnthần kinh, cũng như các neuropeptide.24

1.1.3.6 Giả thuyết ly tách tế bào hắc tố

Một số tác giả cho rằng, có sự biến mất tế bào hắc tố trong bệnh bạch biến thứphát xảy ra sau sự ly tách mạn tính các tế bào hắc tố khỏi màng đáy Nguyên nhâncho sự ly tách này có thể do chấn thương, sự phẩn ứng của các gốc oxy, yếu tố tựmiễn và sự tổng hợp bất thường của protein chất nền ngoại bào dẫn đến sự suy yếukết dính tế bào.24

1.1.3.7 Giả thuyết siêu vi

Giả thuyết siêu vi cho rằng khả năng có sự liên quan của siêu vi (như viêm gansiêu vi B, viêm gan siêu vi C, siêu vi Epstein-Barr, Cytomegalovirus (CMV) vàHIV) trong cơ chế bệnh sinh hoặc yếu tố làm nặng thêm bệnh bạch biến Kiểm soátmiễn dịch hoạt động có thể dẫn đến sự phá hủy các tế bào hắc tố, bằng cách tiêu diệtcác tế bào có chứa siêu vi hoặc tấn công tế bào bộc lộ các kháng nguyên tương tự(sự bắt chước kháng nguyên).25

1.1.4 Chất lượng cuộc sống

Bạch biến thường chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ, tuy nhiên không ít bệnh nhân

bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân bạch biếnthường nhút nhát, đánh giá thấp giá trị bản thân và bị sang chấn về mặt tâm lý Do

Trang 20

đó, bạch biến có thể tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, bệnh nhânthường bị tác động đến tâm lý tương tự như vảy nến và viêm da cơ địa Điểm sốchất lượng cuộc sống (Dermatology Life Quality Index (DLQI)) được đánh giá ởmột vài dân số cho thấy có sự mặc cảm xã hội ở những người mắc bệnh.9

Bạch biến có ảnh hưởng đáng kể đối với chất lượng cuộc sống bệnh nhân vàđược cho là bệnh gây rối loạn tâm lý Thực tế rằng bệnh thường xuất hiện trênnhững vùng da phơi bày (mặt và bàn tay) gây ra tác động to lớn lên lòng tự trọng

và nhận thức cá nhân Ở một số nơi, bạch biến chưa được hiểu rõ và được cho làdấu hiệu của bệnh phong hay bệnh lây truyền qua đường tình dục Do đó, phụ nữmắc bệnh bạch biến ở những xã hội đó gặp khó khăn trong việc lập gia đình cũngnhư tìm kiếm giáo dục và cơ hội nghề nghiệp Nhiều bệnh nhân lo lắng bệnh tiếntriển nặng hơn, khiến đời sống xã hội bị ảnh hưởng và cảm thấy lúng túng, xấu hổ

và trầm cảm.26

Đánh giá chất lượng cuộc sống nên được thực hiện trong lần thăm khám đầutiên vì có thể có sự khác biệt về đánh giá độ nặng của bệnh giữa bệnh nhân và bácsĩ; và nên được theo dõi trong quá trình điều trị để đánh giá sự hài lòng của bệnhnhân Nhiều nghiên cứu cho thấy bạch biến gây ra gánh nặng tinh thần và cảmxúc tương đương với chàm bàn tay hay vảy nến, trong đó phụ nữ có xu hướngtrầm trọng hơn Bệnh nhân bạch biến cũng gặp khó khăn về mặt tình dục và nhiềuvấn đề tâm lý khác như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu.26

Sự khác nhau về mặt lâm sàng như thời gian bệnh, ảnh hưởng vùng mặt hayngực, điều trị trước đó, típ da sậm màu, độ nặng do bệnh nhân đánh giá và mức

độ lan rộng của bệnh gợi ý chất lượng cuộc sống xấu hơn.26

1.1.5 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh bạch biến

1.1.5.1 Đặc điểm lâm sàng

Sang thương phổ biến nhất của bệnh bạch biến là dát hoặc khoảng da mất sắc tốhoàn toàn (màu trắng sữa hoặc màu đá phấn trắng) được bao quanh bởi da bìnhthường Thương tổn da điển hình sẽ có giới hạn rõ, hình tròn, hình bầu dục hoặc có

Trang 21

dạng đường Bờ sang thương thường gồ lên cao nếu quá trình mất sắc tố đang còntiến triển sang vùng da lành xung quanh Ở giai đoạn khởi phát hoặc bệnh đang tiếntriển lan rộng, sang thương da bệnh sẽ có hình dạng không đều, giới hạn không rõràng và thường giảm sắc tố hơn là mất sắc tố.27

Thương tổn bạch biến tiến triển ly tâm với tốc độ thay đổi, có thể nhanh haychậm Các dát, khoảng bạch biến có đường kính đa dạng từ vài mm đến vài cm.Trong cùng một vùng da ảnh hưởng thường có nhiều thương tổn với kích thướckhác nhau Những bệnh nhân có làn da sáng màu, thương tổn có thể khó phát hiện

và cần đến sự hỗ trợ của đèn Wood (một thiết bị cầm tay phát ra tia UVA ở bướcsóng khoảng 365 nm) Dưới ánh sáng đèn Wood, các khu vực mất sắc tố, giới hạn

rõ phát ra ánh sáng huỳnh quang màu xanh trắng Ở những bệnh nhân có làn da tốimàu thì thương tổn bạch biến trở nên rất rõ ràng nhờ sự tương phản giữa sangthương bạch biến và da lành Trên sang thương bạch biến không có vảy, thườngkhông ngứa và không đau, nhưng ngứa đôi khi được ghi nhận, đặc biệt là ở cácthương tổn da bạch biến đang tiến triển.27

Bạch biến xuất hiện bất cứ vùng da nào trên cơ thể nhưng lại thường tập trung ởvùng da dễ tăng sắc tố như mặt, mặt lưng bàn tay, núm vú, nách, rốn, vùng xươngcùng, bẹn và vùng hậu môn sinh dục Thông thường, sang thương bạch biến ở mặtđiển hình xuất hiện quanh lỗ tự nhiên như vùng quanh mắt và miệng, ở chi chủ yếu

ở khuỷu tay, đầu gối, ngón tay, mặt gấp cổ tay, mắt cá chân và mặt mu cẳng chân.Các vị trí hay bị chấn thương lặp lại, chịu áp lực tì đè hoặc cọ xát (các nếp gấp, vị trí

có xát với quần áo) thường bị ảnh hưởng nhiều nhất Lòng bàn tay, bàn chân, niêmmạc miệng ở những người có làn da trắng thường khó phát hiện nên thường cần đếnđèn Wood để chất đoán Trong bạch biến thể đầu chi, mất sắc tố quanh một hoặcnhiều ngón có thể liên quan với sự mất sắc tố môi

Tần suất mới mắc bệnh nhân bạch biến bị bạc lông tóc ở thân người thay đổi từ10% - 60%, vì ghi nhận bạch biến thường không tấn công vào tế bào hắc tố ở nanglông Sự xuất hiện của lông tóc trắng không tương quan với hoạt động của bệnh,tuy vậy người ta vẫn ghi nhận một số ít trường hợp bạch biến nang lông mà khôngảnh hưởng tới lớp thượng bì xung quanh.27

Trang 22

Hình 1.1 Một bệnh nhân bạch biến có sang thương là dát, khoảng mất sắc tố ở

2 bên má (bệnh nhân trong nghiên cứu) 1.1.5.2 Cận lâm sàng

Sinh thiết da: Chẩn đoán bạch biến dựa trên tiền sử bệnh và khám lâm sàng,thường không cần sinh thiết da để xác nhận chẩn đoán Tuy nhiên, khi biểu hiện lâmsàng không điển hình, sinh thiết da có thể giúp loại trừ các rối loạn sắc tố bất thườngkhác Trên mô học cho thấy mất hoàn các các tế bào hắc tố và sắc tố ở lớp thượng

bì, tẩm nhuận tế bào lympho ở rìa thương tổn, có sự thâm nhiễm tế bào T CD4+ vàchủ yếu tế bào T CD8+ ở vùng rìa tổn thương.24

Xét nghiệm máu: Xét nghiệm định lượng hormone tuyến giáp, tuyến thượng thận,tuyến yên và insulin để chẩn đoán các bệnh đi kèm Xét nghiệm chức năng tuyếngiáp nên được thực hiện do bệnh nhân bạch biến có tỷ lệ cao mắc bệnh lý tuyến giáp

tự miễn.28 Tổng phân tích nước tiểu và kháng thể kháng nhân (ANA) có thể được

Trang 23

thực hiện trong trường hợp bệnh nhân có nhạy cảm ánh sáng hoặc chuẩn bị sử dụngliệu pháp quang trị liệu.9

1.1.6 Phân loại bạch biến

Hiện nay có nhiều cách phân loại bạch biến, trong đó theo Diễn đàn Da liễu Châu

Âu đã đồng thuận phân loại bạch biến thành bốn nhóm lớn: bạch biến phân đoạn,bạch biến không phân đoạn (thể thường gặp nhất), bạch biến hỗn hợp và bạch biếnkhông phân loại.29

Bảng 1.1 Phân loại bạch biến trên lâm sàng

Bạch biến phân đoạn Thể một phân đoạn

Thể hai phân đoạnThể nhiều phân đoạn

Bạch biến không phân đoạn Thể khu trú

Thể mặt đầu chiThể niêm mạc (hơn 1 niêm mạc bị tổn thương)Thể lan tỏa

Thể toàn thân

Bạch biến hỗn hợp Tồn tại đồng thời bạch biến phân đoạn và

không phân đoạn

Bạch biến không phân loại Thể niêm mạc (chỉ 1 niêm mạc bị tổn thương)

Trang 24

1.1.7 Chấn đoán bạch biến

1.1.7.1 Xác định bạch biến:

Chẩn đoán bạch biến thường dựa vào lâm sàng và sử dụng đèn Wood.24 Với thểbạch biến không phân đoạn, chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng là những dát mấtsắc tố đồng nhất, giới hạn rõ, rải rác mà không có phản ứng viêm tróc vảy hay rốiloạn cảm giác, phân bố khu trú hay lan tỏa và không theo khoanh da Trường hợpđiển hình, biểu hiện đối xứng, chẩn đoán thường dễ trong lần thăm khám đầu tiên.Trường hợp bệnh không điển hình, cần thêm đánh giá chuyên môn từ chuyên gia daliễu

Đèn Wood là một thiết bị phát tia cực tím cầm tay, phát ra tia UVA ở bước sóngkhoảng 365nm.24 Đèn Wood có thể được dùng để xác định những vùng mất sắc tốkhông nhìn thấy bằng mắt thường, đặc biệt là những tuýp da sáng màu Đèn Wood

có thể dùng để chẩn đoán và xác định độ lan rộng và hoạt động của bệnh ở tuýp da I

và II, ngoài ra, có thể dùng để theo dõi đáp ứng điều trị

Hiệp hội Da liễu Anh đã phác thảo các khuyến cáo trong chẩn đoán và đánh giábệnh nhân bạch biến, bao gồm các vấn đề cơ bản sau28:

• Chẩn đoán bạch biến ngay khi bệnh nhân có biểu hiện điển hình

• Khi biểu hiện không điển hình, bệnh nhân nên được chuyển đến bác sĩ

da liễu để được đánh giá

• Đối với người lớn mắc bạch biến, xét nghiệm máu kiểm tra chức năngtuyến giáp nên được cân nhắc

• Đèn Wood có thể được sử dụng để xác định độ lan rộng và độ hoạtđộng của bạch biến cũng như theo dõi đáp ứng điều trị

• Đáp ứng điều trị trên bệnh nhân bạch biến nên được xem xét trong bốicảnh bệnh sử, ghi nhận sự tái sắc tố tự phát có thể xảy ra nhưng khôngthường gặp

• Bác sĩ nên đánh giá tác động của bạch biến lên tâm lý và chất lượngcuộc sống của bệnh nhân

Trang 25

• Trong các thử nghiệm lâm sàng của bệnh bạch biến, sự cải thiện củabệnh nhân về chất lượng cuộc sống nên là thước đo kết quả quan trọngnhất.

Hình 1.2 Thương tổn bạch biến nổi rõ khi soi dưới ánh đèn Wood (bệnh nhân

trong nghiên cứu) 1.1.7.2 Chẩn đoán phân biệt bạch biến

Ba bệnh lý thường dễ nhầm lẫn với bạch biến nhất là bệnh lang ben, bệnhpiebaldism và giảm sắc tố dạng giọt.28

Kiểm tra bằng đèn Wood hầu hết giúp phân biệt mất sắc tố do bạch biến với mấtsắc tố do các nguyên nhân khác.9

Bệnh giảm sắc tố dạng giọt vô căn biểu hiện bởi nhiều dát giảm sắc tố nhỏ ở thânmình và vùng phơi bày ánh sáng ở tứ chi.28 Ngoài ra, bệnh cần chẩn đoán phân biệtvới các bệnh sau:

Trang 26

a) Bệnh da mất màu bẩm sinh

- Bệnh xơ cứng củ Bourneville: dát giảm sắc tố giống hình mũi lao, mất sắc tốtừng chấm hay từng đoạn, ổn định theo thời gian, đi kèm với động kinh

- Piebaldism (bạch tạng từng phần) là một bệnh lý di truyền thể trội, gây mất tếbào hắc tố ở những vùng da bệnh, thường xuất hiện từ lúc sinh ra với những vùngmất sắc tố nằm gần đường giữa ở phía trước cơ thể, bao gồm cả phần tóc gần trán,những dát không màu ở mặt trước ngực và các chi, tuy nhiên không có ở bàn taybàn chân

- Bệnh bạch tạng: bệnh di truyền theo thể lặn do sự thiếu hụt melanin trong khi

đó tế bào hắc tố hiện diện ở da và tóc có số lượng bình thường

- Bệnh giảm sắc tố Ito hay bệnh Incontimentia pigmenti achromiant: giảm sắc tố

ở da có hình vòi nước phun, hình cuốn xoáy phối hợp với những biểu hiện mắt,thần kinh và xương

- Xeroderma pigmentosum: những dát không màu đường kính vài milimet vànhững chấm tàn nhang ở vùng phơi bày ánh sáng.28

b) Bệnh da mất màu mắc phải:

Nguyên nhân thường gặp nhất là do lang ben và giảm sắc tố sau viêm, sử dụngđèn Wood giúp phân biệt do bạch biến thường mất sắc tố còn các nguyên nhân khácthường gây giảm sắc tố.9

- Thuốc: Butyrophenon, một tác nhân chống tâm thần, gây bạc tóc,

mephenesine dùng để điều trị bệnh xơ cứng mảng, gây bạc tóc, chloroquine

có thể làm thay đổi màu sắc tố

- Thuốc thoa tại chỗ gây mất sắc tố thứ phát: corticosteroid thoa, chích;

peroxide điều trị mụn; thuốc chống gián phân điều trị các tổn thương da tăngsinh; thuốc nhỏ mắt chứa Eserine; chất dinitrochlorobenzene trong các chấtkích thích hệ miễn dịch; kim loại: thủy ngân, arsenic, v.v…

- Do tác nhân hóa học: Dẫn xuất phenol (chất chống oxy hóa) trong kỹ nghệ

cao su, chế tạo verni, sơn mài, dầu diệt côn trùng, sát trùng, mực in, v.v…,

Trang 27

dẫn xuất lưu huỳnh là bệnh giảm sắc tố thường thấy ở các bệnh nhân cườnggiáp điều trị bằng thiouracile.

- Do tác nhân nhiễm trùng, nhiễm nấm:

• Phong: chủ yếu gặp trong thể T và thể bất định I: tổn thương không màu đikèm rối loạn cảm giác

• Lang ben là bệnh gây ra do vi nấm cạn làm mất sắc tố ở những người có tuýp

da tối màu, đặc trưng là dát trắng xuất hiện tự nhiên trên một nền da rám nắng,

vị trí chọn lọc là lưng, vai cổ, có dấu hiệu vỏ bào, ngứa, xét nghiệm soi tươitìm thấy sợi nấm

• Giang mai II nhiều trường hợp có những dát giảm sắc tố ở hai bên cổ

- Bệnh nội tiết: đái tháo đường, bướu cổ, cường giáp, bệnh Addison, thiểu năngtuyến cận giáp

- Bệnh giảm sắc tố sau viêm: mất sắc tố thứ phát phối hợp với bệnh Lupus ban đỏ,vảy nến, chàm, á sừng

- Bệnh thiếu dinh dưỡng: Kwashiorkor (biểu hiện chủ yếu ở tóc), thiếu dinhdưỡng (mất protein mạn tính trong hội chứng kém hấp thu, hội chứng thận hư,cắt đoạn ruột rộng, v.v…)

- Do tác nhân vật lý: lạnh, liệu pháp lạnh, UV, RX, bỏng nhiệt

- Nguyên nhân khác: giảm sắc tố đi kèm với lichen xơ teo, xơ cứng bì khu trú,toàn thân, bệnh sarcoid

1.1.8 Đánh giá độ hoạt động của bệnh bạch biến

1.1.8.1 Thang điểm VIDA

Độ hoạt động của bệnh bạch biến được đánh giá dựa theo sự xuất hiện tổn thươngmới và sự lan rộng của tổn thương có sẵn Thang điểm VIDA là thang điểm thườngđược dùng để đánh giá độ hoạt động của bệnh bạch biến Đây là thang 6 điểm vớicác giá trị sau30:

- VIDA +4: tổn thương da hoạt động trong 6 tuần nay

- VIDA +3: tổn thương da hoạt động trong 3 tháng nay

Trang 28

- VIDA +2: tổn thương da hoạt động trong 6 tháng nay

- VIDA +1: tổn thương da hoạt động trong 1 năm nay

- VIDA +0: tổn thương da ổn định trong tối thiểu 1 năm

- VIDA -1: tổn thương da ổn định và tự tái tạo sắc tố được hơn 1 năm

Hoạt động là khi tổn thương cũ tăng kích thước hoặc xuất hiện tổn thương mới ổnđịnh khi không xuất hiện tổn thương mới và tổn thương cũ không tăng kích thướcĐiểm VIDA càng thấp cho thấy độ hoạt động của bệnh thấp

1.1.8.2 Dấu hiệu lâm sàng đánh giá độ hoạt động bệnh

Bên cạnh nhận diện các thể bạch biến theo vị trí giải phẫu, việc nhận diện nhữngsang thương lâm sàng không chỉ giúp chẩn đoán thể bạch biến mà còn giúp đánh giá

độ hoạt động của bệnh, rất quan trọng để từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp điều trịthích hợp nhất cho từng bệnh nhân Những đặc điểm này bao gồm hiện tượngKoebner, sang thương tam sắc, sang thương rắc hoa giấy dạng confetti và các sangthương viêm Một nghiên cứu báo cáo rằng hiện tượng Koebner ở bệnh nhân bạchbiến thường có diện tích sang thương da bị ảnh hưởng rộng hơn và đáp ứng kémhơn với điều trị.31

- Sang thương tam sắc đặc trưng bởi bờ thương tổn không rõ do sự hiện diệncủa một vùng giảm sắc tố nằm giữa vùng sắc tố bình thường và mất sắc tố.Kết quả dẫn đến sự xuất hiện của ba vùng khác nhau: vùng mất sắc tố, vùnggiảm sắc tố và vùng da lành

- Hiện tượng Koebner: là tình trạng mất sắc tố xảy ra tại những vị trí chấnthương ở bệnh nhân bạch biến hoạt động Thường mất sắc tố dạng đường ởnơi da bị cào gãi, vết trầy xước, hoặc bị bỏng, trong khi dát khoảng khôngphải dạng đường ở vết trợt

- Mất sắc tố rắc hoa giấy dạng confetti: là những dát nhỏ mất sắc tố màu trắnghợp lại thành cụm, tập trung gần nhau, thường ở rìa quanh thương tổn bạchbiến trước đó Một nghiên cứu sử dụng chuỗi hình ảnh nối tiếp của các

Trang 29

thương tổn này, kết quả thấy các thương tổn dạng confetti sẽ hợp lại thành cáckhu vực mất sắc tố lớn hơn chỉ sau vài tuần.

- Bạch biến viêm: là một dấu hiệu lâm sàng hiếm gặp, đặc trưng bởi hồng ban,tróc vảy và ngứa ở bờ của thương tổn giảm sắc tố hoặc mất sắc tố Giai đoạnviêm thoáng qua thường kéo dài vài tuần đến vài tháng

1.1.9 Các bệnh lý liên quan đối với bệnh bạch biến

Bạch biến là một bệnh tự miễn của da có liên quan đến một số bệnh tự miễn ở các

cơ quan khác thông qua việc tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường típ 1, bệnh viêm tuyếngiáp tự miễn, thiếu máu ác tính, bệnh Addison, lupus ban đỏ, rụng tóc từng vùng ởbản thân bệnh nhân bạch biến và các thành viên gia đình người bệnh.32 Có tới 20%bệnh nhân bạch biến có ít nhất một bệnh tự miễn, trong đó 13% - 19% là bệnh tuyếngiáp tự miễn Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn đã ủng hộ quan điểmxét nghiệm hormone tuyến giáp TSH ở tất cả các bệnh nhân bạch biến, bởi vì có kếtquả dương tính cao Nhưng ngược lại cũng có một số quan điểm cho rằng bởi vìnhiều bệnh nhân sẽ xuất hiện bệnh lý tuyến giáp sớm hoặc muộn hơn so với thờiđiểm khởi phát bệnh bạch biến, khuyến cáo nên sàng lọc hormone kích thích tuyếngiáp chỉ khi có xuất hiện triệu chứng.9

Nhiều nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân bạch biến do hiện tượng mất tế bàosắc tố ở da nên có tỷ lệ mắc ung thư cao hơn dân số chung Nổi bật là hai nghiêncứu lớn, trong đó một nghiên cứu gồm 1307 bệnh nhân và một nghiên cứu gồm

10040 bệnh nhân bạch biến đã báo cáo rằng bạch biến tăng nguy cớ cao gấp 3 lầncác loại ung thư tế bào sắc tố ở da, ung thư tế bào đáy và ung thứ tế bào vảy so vớinhóm chứng Điểm giống nhau giữa hai nghiên cứu cho thấy số liệu có tính kháiquát cao, mặc dù vẫn còn những khuyết điểm trong từng nghiên cứu.9

1.1.10 Điều trị bệnh bạch biến

Các phương pháp điều trị hiện tại dựa trên các giả thuyết sinh bệnh học của bệnhbạch biến, nhắm vào ba yếu tố stress oxi hoá, tự miễn, thoái hoá tế bào hắc tố Tuynhiên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh bạch biến và đáp ứng vớiđiều trị thường hạn chế Chẩn đoán sớm có thể ngăn ngừa tiến triển bệnh trong một

Trang 30

số trường hợp Mục tiêu hàng đầu luôn luôn là tái tạo sắc tố da Mục tiêu thứ hai baogồm ổn định bệnh để ngăn chặn sự biến mất tế bào hắc tố, cũng như đảm bảo chămsóc tâm lý xã hội đầy đủ và chất lượng cuộc sống Quyết định phương pháp điều trịphù hợp nên được đưa ra ở từng trường hợp cụ thể Bệnh nhân cần được cung cấpthông tin thực tế về khả năng thành công của phương pháp điều trị trước khi bắt đầuđiều trị Đạt được đáp ứng lâm sàng đòi hỏi điều trị kéo dài vài tháng và điều trị tíchcực cần thiết duy trì trong thời gian dài.29

Hình 1.3 Sơ đồ điều trị bệnh bạch biến 33,34 1.1.10.1 Điều trị hỗ trợ

Tư vấn tâm lý: giúp người bệnh không mặc cảm với bệnh, giảm sự tự ti khi giaotiếp, cũng như hiểu rõ bệnh chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ chứ ít khi nguy hiểmđến tính mạng

Trang 31

Thuốc chống nắng: sử dụng các thuốc chống nắng dạng bôi, có thể kết hợp dạngthuốc uống để tránh bỏng nắng những vùng da mất sắc tố nằm ở vùng phơi bày ánhsáng Ngoài ra chống nắng còn giúp làm giảm sự tương phản màu sắc giữa vùng dalành và da bệnh, tránh hiện tượng Koebner.

Mỹ phẩm và trang điểm: mỹ phẩm, trang điểm là một giải pháp giúp gia tăng chấtlượng cuộc sống cho bệnh nhân bạch biến, đặc biệt ở những bệnh nhân nữ, cải thiệnmột cách đáng kể sự tự tin cho bệnh nhân khi giao tiếp trong cuộc sống.35

1.1.10.2 Thuốc thoa tại chỗ

a) Corticosteroid thoa tại chỗ

Corticosteroid thoa tại chỗ đã được dùng từ những năm 1950 nhờ có tính khángviêm và điều hòa miễn dịch Thuốc có hiệu quả tốt nhất (tái lập sắc tố 75%) ở nhữngvùng phơi bày ánh sáng như mặt và cổ, ở da sậm màu và những thương tổn mới.36Thương tổn đầu chi đáp ứng kém hơn Khi dùng ngắn hạn, corticosteroid thoa tạichỗ là điều trị an toàn và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em

Corticosteroid mạnh thoa một lần mỗi ngày được khuyên dùng cho bệnh nhân cóthương tổn giới hạn, ngoài mặt, trong thời gian không quá 3 tháng Tuy nhiên, hiệnnay, chưa có nghiên cứu nào đánh giá thời gian tối ưu cho liệu pháp corticosteroidtại chỗ và thoa ngắt quãng nhằm cải thiện hiệu quả điều trị Một số tác dụng phụ tạichỗ (teo da, dãn mạch, rậm lông, phát ban mụn trứng cá và rạn da) thường docorticosteroid loại mạnh và rất mạnh Corticosteroid nhóm III ít mạnh hơn và thế hệmới như mometasone furoate và methyprednisolone aceponate tránh được các tácdụng phụ này và nên được ưu tiên.29

b) Thuốc ức chế calcineurin thoa tại chỗ:

Từ năm 2002, tác dụng có lợi của thuốc ức chế calcineurin thoa tại chỗ (topicalcalcineurin inhibitor - TCI) đã được ghi nhận, đặc biệt ở những vùng da chống chỉđịnh dùng cortcosteroid mạnh kéo dài Thuốc TCI tác động lên sự hoạt hóa/trưởngthành của tế bào T, ức chế sự sản xuất các cytokine như yếu tố hoại tử u (tumournecrosis factor (TNF) α).37 Ngoài ra, người ta cũng ghi nhận TCI tăng cường sự dichuyển và biệt hóa của tế bào melanocyte.38

Trang 32

TCI có thể cân nhắc sử dụng thay thế cho corticosteroid cho bệnh nhân người lớn

và trẻ em mắc bạch biến mới chẩn đoán, thương tổn đang hoạt động ở những dùng

da mỏng TCI an toàn hơn so với corticosteroid về vấn đề gây teo da Tuy nhiên, dữliệu từ các nghiên cứu mù đôi có nhóm chứng còn giới hạn, hiệu quả của TCI không

rõ ràng ở những vùng da khác nếu không được băng bịt, do đó chỉ nên giới hạn việc

sử dụng TCI ở những vùng cụ thể như mặt và cổ

TCI thoa hai lần mỗi ngày được khuyến cáo Điều trị nên khởi đầu trong 6 tháng.Trong thời gian điều trị này, phơi nắng vừa phải được khuyến cáo Nếu hiệu quả,điều trị có thể kéo dài lên tới 12 tháng.29

1.1.10.3 Liệu pháp ánh sáng:

Quang trị liệu thúc đẩy tái tạo sắc tố thông qua các cơ chế khác nhau, bao gồm sự

di chuyển của các tế bào hắc tố từ da xung quanh sang thương và nang lông, sự hìnhthành và melanin hoá của melanosome và chuyển melanosome vào tế bào tạo sừng

Cả quang trị liệu PUVA và UVB 311 nm, laser excimer hoặc đèn UVB 308 nm đều

có thể được sử dụng trong điều trị bệnh bạch biến Trị liệu PUVA đã được chứngminh là ít hiệu quả hơn và liên quan đến tác dụng phụ nhiều hơn so với trị liệu UVBdải hẹp.39

Điều trị UVB 311 nm 2-3 lần một tuần, khởi đầu với liều thấp (100-250 mJ/ cm2),sau đó tăng liều từ 10%-20% cho đến khi bệnh nhân xuất hiện hồng ban Điều trịkhởi đầu được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng Nếu tái tạo sắc tố xảy ra,duy trì điều trị tối đa trong 24 tháng.39

Chưa có sự đồng thuận về thời gian điều trị NB-UVB hay quang liệu pháp trúngđích tối ưu Các nhà điều trị thường ngưng chiếu xạ nếu không có sự tái sắc tố sau 3tháng hay đáp ứng không thỏa đáng (tái sắc tố dưới 25%) sau 6 tháng điều trị.Quang liệu pháp thường được duy trì nếu tái sắc tố vẫn đang diễn ra hoặc trongkhoảng tối đa 1 đến 2 năm.29

Trang 33

1.1.10.4 Điều trị phối hợp

Một số phối hợp điều trị đã được đề xuất nhằm tác động lên các khía cạnh khácnhau của bệnh sinh và tăng khả năng tái tạo sắc tố Các thử nghiệm lâm sàng chothấy điều trị phối hợp cải thiện nhiều hơn, giảm thời gian điều trị cũng như tác dụngphụ Hơn nữa, chiến lược này cũng được đề xuất cho những trường hợp kháng trịhoặc thất bại với đơn trị liệu Phối hợp quang trị liệu với các loại thuốc thoa hoặcuống khác nhau đã được đánh giá cũng như phối hợp phẫu thuật với điều trị bằngthuốc.29

1.1.10.5 Liệu pháp toàn thân

a) Corticosteroid uống và thuốc sinh học

Corticosteroid uống liều tải nhỏ có thể ngăn chặn hoạt động của bệnh nhưngkhông hiệu quả đối với bạch biến ổn định đang tái sắc tố Dexamethasone bắt đầuvới liều thấp 2,5 mg mỗi ngày có thể cân nhắc cho trường hợp bạch biến lan rộngnhanh Thời gian điều trị tối ưu để làm ngừng diễn tiến của bệnh vào khoảng 3 đến

6 tháng Hiệu quả của việc phối hợp corticosteroid uống với quang trị liệu trongbạch biến tiến triển chưa được chứng minh Những dữ liệu hiện nay chưa đủ chứng

cứ trong việc dùng thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc sinh học trong bạch biến.29

b) Chất chống oxy hóa

Sự hiện diện của stress oxy hóa tế bào trong tiến trình bệnh lý của bạch biến làyếu tố đưa đến ứng dụng của các chất chống oxy hóa tại chỗ và toàn thân.23 Một sốchất như pseudocatalase, vitamin E, vitamin C, ubiquinone, acid lipoic Polypodiumleucotomos… là những chất chống oxy hóa đã được dùng đơn độc hoặc phối hợpvới liệu pháp ánh sáng, nhằm trung hòa stress oxy hóa do bức xạ UV gây ra, tănghiệu quả của điều trị, nhất là thể bạch biến tái hoạt động Tuy nhiên, các thử nghiệmlâm sàng ngẫu nhiên có nhóm chứng cho chứng cứ giới hạn về hiệu quả của chấtchống oxy hóa toàn thân; cần sự xác định rõ hơn trước khi khuyến cáo sử dụng chobệnh bạch biến.29

Trang 34

1.1.10.6 Chất ức chế Janus kinase

Các tế bào T CXCR3+ CD8+ được kích hoạt thúc đẩy sự phân tách tế bào hắc tố

và quá trình chết theo chương trình thông qua interferon-gamma Sự tiết IFN-γ vàcác chemokine được tiết ra bởi tế bào tạo sừng thông qua bộ chuyển đổi tínhiệu/Janus kinase (JAK) và bộ kích hoạt đường truyền tín hiệu phiên mã STAT - 1

Tế bào T CXCR3+ CD8+ và sự hình thành vòng phản hồi tích cực Các chất ức chếJanus kinase nhắm vào con đường JAK/STAT và hiện được phê duyệt để điều trịnhiều bệnh liên quan đến miễn dịch Trong điều trị bệnh bạch biến, các chất ức chếJAK, bao gồm ruxolitinib, baricitinib và tofacitinib có hiệu quả, liên quan đến trụctín hiệu IFN-γ-chemokine trong cơ chế bệnh sinh của bệnh bạch biến Tuy nhiên,cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định liều lượng lý tưởng của thuốc ức chế JAKtrong điều trị bệnh bạch biến và xác định các con đường viêm khác có thể có liênquan đến cơ chế bệnh sinh của tình trạng này.40

1.1.10.7 Phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật liên quan đến cấy ghép mô hoặc tế bào sắc tố, được khuyếncáo cho những bệnh nhân có tiền sử bệnh ổn định trong 6-24 tháng qua và được ápdụng đối với những sang thương nhỏ Cấy ghép là phương pháp điều trị được lựachọn đầu tiên ở bệnh nhân mắc bạch biến phân đoạn Các sang thương trên mặt và

cổ có tiên lượng tốt

Các phương pháp khác nhau bao gồm ghép toàn bộ độ dày da, ghép bóng nướcthượng bì và ghép tế bào (ghép tế bào hắc tố tự thân nuôi cấy, ghép tế bào thượng bìkhông nuôi cấy, huyền phù thượng bì nuôi cấy) Thời điểm điều trị phẫu thuật tốtnhất là sau 3-4 tuần điều trị liệu pháp ánh sáng.29

1.1.10.8 Các phương pháp khác 29

a) Hóa trang

Các chất nhuộm màu da dạng gel, kem, nhũ tương hoặc dạng xịt giúp da có màunâu giống da rám nắng tự nhiên và thường giữ được từ 3 đến 5 ngày Chúng có thểdùng quanh năm, kháng nước và không nhuộm màu quần áo

Trang 35

Kem che khuyết điểm màu sậm thường nhẹ, dễ sử dụng và không có hương liệu.Tính kháng nước của chúng giúp bệnh nhân có thể tắm và bơi Ở vùng mặt, kem nênđược thoa và rửa đi mỗi ngày.

755 nm là một phương thức điều trị phù hợp cho phép phá hủy chọn lọc melanin

1.1.10.9 Điều trị không truyền thống

Dựa trên giả thuyết cho rằng bạch biến là do sự thiếu hụt hệ thống trung hòa cácgốc tự do trong da Có nhiều điều trị không truyền thống được áp dụng như khellin,

bạch quả, bổ sung vitamin và dinh dưỡng, Polypodium leukotomos, phenylalanin tại

chỗ và toàn thân, calcipotriene tại chỗ và kem pseudocatalase, tuy nhiên, chưa cónhiều bằng chứng mạnh.9 Hiệu quả của các chất chống oxy hóa như selenium,methionine, tocopherol, ascorbic acid và ubiquinone trong điều trị bạch biến vẫnchưa được chứng minh và cần thận trọng khi sử dụng

Tình trạng lo âu, trầm cảm và mối liên quan với bạch biến

1.2.

1.2.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán lo âu

1.2.1.1 Đại cương lo âu:

Lo âu là một rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác lo sợ lan tỏa, khó chịu, mơ

hồ kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp, siếtchặt ở ngực, khô miệng, khó chịu ở thượng vị và bứt rứt không thể ngồi yên hoặcđứng yên một chỗ Lo âu được xem là bình thường khi phù hợp với tình huống vàmất đi khi tình huống được giải quyết Lo âu bệnh lý là lo âu không có nguyên nhân

rõ rệt hoặc quá mức so với mong đợi, triệu chứng thường nặng và gây khó chịu, kéodài dai dẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh và có thể kèm theo

Trang 36

những ý nghĩ hoặc hành vi có vẻ quá mức hoặc vô lý (như tránh né, hành vi cưỡngchế…) 41

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu toàn thể theo DSM - V 42 :

A Lo âu hoặc lo lắng quá mức xảy ra phần lớn thời gian trong ít nhất 6 tháng vềmột số sự kiện hoặc hoạt động

B Cảm thấy khó kiểm soát được sự lo âu

C Lo âu và lo lắng kết hợp với 3 hoặc hơn trong 6 triệu chứng sau (với ít nhấtmột số triệu chứng hiện diện phần lớn thời gian trong 6 tháng vừa qua)

E Rối loạn này không phải do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất gâynghiện, thuốc) hoặc do một bệnh khác gây nên (ví dụ: bệnh giáp)

F Rối loạn này không được giải thích rõ bằng một rối loạn tâm thần khác (ví dụ:

lo âu và bận tâm về những cơn hoảng loạn trong rối loạn hoảng loạn, đánh giátiêu cực trong rối loạn lo âu xã hội, sợ bẩn hoặc những ám ảnh khác trong rốiloạn ám ảnh cưỡng chế, sợ chia ly với đối tượng mà mình gắn bó trong rốiloạn lo âu chia ly, nhớ lại những sang chấn tâm lý trong rối loạn stress sausang chấn, về giảm cân trong chán ăn tâm thần, phàn nàn về những đặc điểmcủa cơ thể trong rối loạn sợ biến dạng cơ thể, có một bệnh trong rối loạn nghibệnh, hoặc có ý nghĩ hoang tưởng trong hội chứng tâm thần phân liệt hoặc rốiloạn hoang tưởng)

- Thang đánh giá:

Trang 37

Lo âu được chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ bởi bác sĩ lâm sàng dựa trêncác tiêu chuẩn: ICD-10, DSM-V

Thang đánh giá do chuyên viên thực hiện: HAM-A (Halminton Anxiety Ratingscale), STAI (State-Trait Anxiety Inventory)

Thang do bệnh nhân tự đánhh giá: HADS (Hospital Anxiety and DepressionScale), BAI (Beck Anxiety Inventory), CAS (Clinical anxiety scale)

1.2.2 Định nghĩa và tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm

1.2.2.1 Đại cương trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, được xác định bởi 3 đặc điểm chính:cảm xúc buồn rầu, tư duy chậm chạp và vận động ức chế, biểu hiện bằng tâm trạngchán nản, mất hứng thú và niềm vui, cảm giác có tội và tự đánh giá thấp bản thân,rối loạn giấc ngủ, ăn mất ngon hay thèm ăn, giảm sinh lực, mất tập trung Nhữngvấn đề này có thể trở thành mạn tính hay tái phát và có thể dẫn đến thiệt hại đáng kểđến khả năng tự chăm sóc hàng ngày của người bệnh, nặng nhất là trầm cảm có thểdẫn đến tự sát.43 Trầm cảm và lo âu thường đi đôi với nhau, khoảng 3/4 bệnh nhântrầm cảm có lo âu kèm theo và trên 1/2 bệnh nhân lo âu có biểu hiện trầm cảm rõrệt.41

Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng theo DSM - V 43 , 42

A Ít nhất 5 trong những triệu chứng sau, xuất hiện cùng lúc, kéo dài 2 tuần làmthay đổi so với hoạt động trước đó (phải có 1 trong 2 triệu chứng đầu):

(1) Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày

(2) Mất quan tâm và thích thú đối với hầu như tất cả hoạt động

(3) Giảm cân đáng kể không phải do ăn kiêng hoặc tăng cân

(4) Mất ngủ hay ngủ nhiều hầu như mỗi ngày

(5) Kích động hay chậm chạp tâm thần vận động hầu như mỗi ngày

(6) Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như mọi ngày

(7) Cảm giác bị mất giá trị hoặc cảm giác tội lỗi quá mức hoặc không thích hợphầu như mỗi ngày

Trang 38

(8) Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung chú ý hoặc thiếu quyết đoán hầu nhưmỗi ngày

(9) Ý nghĩa về cái chết tái diễn, các ý tưởng tự tử tái diễn nhưng không có kếhoạch tự tử

B Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn hỗn hợp

C Về phương diện lâm sàng, các triệu chứng này gây ra khó chịu nặng nề hoặclàm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp… một cách đáng kể

D Các triệu chứng không phải gây ra do một chất (ví dụ: lạm dụng thuốc, chấtgây nghiện) hoặc do một bệnh lý tổng quát (ví dụ: thiểu năng tuyến giáp)

E Các triệu chứng này cũng không phải là một sự đau buồn do mất mát, tangtóc, có nghĩa là, sau cái chết của người thân, các triệu chứng kéo dài hơn 2tháng hoặc bệnh nhân có những thay đổi đáng kể về chức năng, quan tâmbệnh tật quá mức, sự ám ảnh bệnh lý thấy mình vô dụng, ý tưởng tự tử, cáctriệu chứng loạn thần, hoặc chậm chạp về tâm lý  vận động

Bên cạnh các thang đo riêng biệt đánh giá cho từng loại lo âu, trầm cảm thì cácbác sĩ lâm sàng cũng đã sử dụng những thang đo chung để đánh giá chung tình trạng

RL lo âu - trầm cảm vì chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Mỗi thang đo đều

có ưu và nhược điểm riêng

Trang 39

1.2.3 Các thang đo đánh giá rối loạn lo âu, trầm cảm thường dùng

a) Thang đánh giá tình trạng lo âu, trầm cảm HADS (The Hospital Anxiety Depression Scale) 44 45

Thang đo HADS được đề xuất bởi Zigmond và Snaith năm 1983 và sau đó được

áp dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trên thế giới Ưu điểm của thang đo này làđơn giản, nhanh và dễ sử dụng Trường hợp bệnh nhân không biết đọc, biết viếtcũng có thể tham gia với sự hỗ trợ từ chuyên viên Thang đo HADS được thiết kế đểđánh giá các rối loạn lo âu và trầm cảm ở những bệnh nhân có triệu chứng cơ thể,bệnh nhân tâm thần và bệnh nhân ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu và trongcộng đồng

HADS - D là thang đo đánh giá mức độ trầm cảm, HADS - A là thang đo đánhgiá mức độ rối loạn lo âu Bộ câu hỏi bao gồm 7 câu hỏi dành cho trầm cảm và 7câu hỏi dành cho lo âu, và mất 2-5 phút để hoàn thành Mỗi phần có tổng điểm từ 0

- 21 Khi điểm số đánh giá trên 10 là biểu hiện rối loạn có ý nghĩa trên lâm sàng,điểm số từ 8 đến 10 là gợi ý rối loạn nhẹ Nghiên cứu cho thấy, tại điểm cắt số 8hoặc hơn, độ nhạy và độ đặc hiệu của thang đo đánh giá lo âu lần lượt là 90% và78%, độ nhạy và độ đặc hiệu của thang đo đánh giá trầm cảm lần lượt là 83% và79%

Trang 40

Một số nghiên cứu trên thế giới về tình trạng lo âu, trầm cảm trên bệnh 1.3.

1.3.1 Nghiên cứu của Garima Dabas và cộng sự:

Một nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện ở Ấn Độ năm 2020, nhằm sosánh tỷ lệ rối loạn lo âu và trầm cảm ở những bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sắc

tố, bao gồm 95 bệnh nhân bạch biến, 91 bệnh nhân có dát tăng sắc tố lớp bì mắcphải (acquired dermal macular hyperpigmentation) và 86 bệnh nhân nám má.Nghiên cứu dùng thang điểm GAD-7 (Generalized Anxiety Disorder-7) để chẩnđoán rối loạn lo âu, thang điểm PHQ-9 (Patient Health Questionnaire-9) để chẩnđoán trầm cảm Kết quả tỷ lệ rối loạn lo âu ở 3 nhóm bệnh lần lượt là 21%, 18,7%,11,6%; tỷ lệ trầm cảm lần lượt là 27%, 24,1%, 1,8% Ở nhóm bệnh nhân bạch biến,điểm số VASI tăng tương quan với điểm PHQ - 9 (p = 0.01), nhưng không tương

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Silverberg NB. The Epidemiology of Vitiligo. Current Dermatology Reports. 2015;4(1):36-43. doi:10.1007/s13671-014-0098-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Current Dermatology Reports
2. Osinubi O, Grainge MJ, Hong L, et al. The prevalence of psychological comorbidity in people with vitiligo: a systematic review and meta-analysis. The British journal of dermatology. Apr 2018;178(4):863-878. doi:10.1111/bjd.16049 3. Silverberg JI, Silverberg NB. Vitiligo disease triggers: psychological stressorspreceding the onset of disease. Cutis. May 2015;95(5):255-62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The British journal of dermatology". Apr 2018;178(4):863-878. doi:10.1111/bjd.16049 3. Silverberg JI, Silverberg NB. Vitiligo disease triggers: psychological stressors preceding the onset of disease. "Cutis
4. Krüger C, Schallreuter KU. Stigmatisation, Avoidance Behaviour and Difficulties in Coping are Common Among Adult Patients with Vitiligo. Acta dermato-venereologica. May 2015;95(5):553-8. doi:10.2340/00015555-1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta dermato-"venereologica
5. Ongenae K, Dierckxsens L, Brochez L, et a. Quality of life and stigmatization profile in a cohort of vitiligo patients and effect of the use of camouflage.Dermatology (Basel, Switzerland). 2005;210(4):279-85. doi:10.1159/000084751 6. Bergqvist C, Ezzedine K. Vitiligo: A Review. Dermatology (Basel, Switzerland).2020;236(6):571-592. doi:10.1159/000506103 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dermatology (Basel, Switzerland)". 2005;210(4):279-85. doi:10.1159/000084751 6. Bergqvist C, Ezzedine K. Vitiligo: A Review. "Dermatology (Basel, Switzerland)
7. Eleftheriadou V, Whitton ME, Gawkrodger DJ, et a. Future research into the treatment of vitiligo: where should our priorities lie? Results of the vitiligo priority setting partnership. The British journal of dermatology. Mar 2011;164(3):530-6.doi:10.1111/j.1365-2133.2010.10160.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: The British journal of dermatology
8. Panda AK. The medico historical perspective of vitiligo (Switra). Bulletin of the Indian Institute of History of Medicine (Hyderabad). Jan-Jun 2005;35(1):41-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bulletin of the Indian Institute of History of Medicine (Hyderabad)
9. Kang S. AM, Bruckner A. L. Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine. McGraw-Hill Education; 2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fitzpatrick’s Dermatology in General Medicine
10. Ezzedine K. EV, Whitton M., et al. Vitiligo. Lancet. 2015;386(9988):74-84. doi:https://doi.org/10.1016/S0140-6736(14)60763-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lancet
11. Howitz Jette BH, Schwartz Michael, et al. . Prevalence of vitiligo: epidemiological survey on the Isle of Bornholm, Denmark. Archives of dermatology.1977;113(1):47-52. doi:10.1001/archderm.1977.01640010049006 12. Sehgal Virendra N SG. Vitiligo: compendium ofclinico-epidemiological features. Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology. 2007;73(3):149. doi:10.4103/0378-6323.32708 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Archives of dermatology". 1977;113(1):47-52. doi:10.1001/archderm.1977.01640010049006 12. Sehgal Virendra N SG. Vitiligo: compendium of clinico-epidemiological features. "Indian Journal of Dermatology, Venereology, and Leprology
13. Alikhan A. FLM, Daly M., et al. Vitiligo: a comprehensive overview Part I. Introduction, epidemiology, quality of life, diagnosis, differential diagnosis, associations, histopathology, etiology, and work-up. J Am AcadDermatol Pract Concept. 2011;65(3):473-491. doi:10.1016/j.jaad.2010.11.061 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Acad "Dermatol Pract Concept
14. Alkhateeb A. FPR, Thody A., et al. Epidemiology of vitiligo and associated autoimmune diseases in Caucasian probands and their families. Pigment Cell Res. 2003;16(3):208-214. doi:10.1034/j.1600-0749.2003.00032.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pigment Cell Res
15. Ezzedine K, Lim HW, Suzuki T, et al. Revised classification/nomenclature of vitiligo and related issues: the Vitiligo Global Issues Consensus Conference.Pigment Cell Melanoma Res. 2012;25(3):E1-13. doi:10.1111/j.1755- 148X.2012.00997.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pigment Cell Melanoma Res
16. Nicolaidou E. AC, Miniati A., et al Childhood- and later-onset vitiligo have diverse epidemiologic and clinical characteristics. J Am Acad Dermatol 2012;66(6):954- 958. doi:10.1016/j.jaad.2011.07.010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Acad Dermatol
17. Alkhateeb A, Fain P, Thody A, Bennett D, Spritz R. Epidemiology of Vitiligo and Associated Autoimmune Diseases in Caucasian Probands and Their Families.Pigment cell research / sponsored by the European Society for Pigment Cell Research and the International Pigment Cell Society. 07/01 2003;16:208-14.doi:10.1034/j.1600-0749.2003.00032.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pigment cell research / sponsored by the European Society for Pigment Cell Research and the International Pigment Cell Society
18. Mohammed GF, Gomaa AH, Al-Dhubaibi MS. Highlights in pathogenesis of vitiligo. World journal of clinical cases. Mar 16 2015;3(3):221-30.doi:10.12998/wjcc.v3.i3.221 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World journal of clinical cases
19. Speeckaert R, Lambert J, Bulat V, et a. Autoimmunity in Segmental Vitiligo. Frontiers in immunology. 2020;11:568447. doi:10.3389/fimmu.2020.568447 20. van Geel N, Mollet I, Brochez L, et a. New insights in segmental vitiligo: casereport and review of theories. The British journal of dermatology. Feb 2012;166(2):240-6. doi:10.1111/j.1365-2133.2011.10650.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Frontiers in immunology". 2020;11:568447. doi:10.3389/fimmu.2020.568447 20. van Geel N, Mollet I, Brochez L, et a. New insights in segmental vitiligo: case report and review of theories. "The British journal of dermatology
23. Dell'anna ML, Picardo M. A review and a new hypothesis for non-immunological pathogenetic mechanisms in vitiligo. Pigment Cell Res. Oct 2006;19(5):406-11.doi:10.1111/j.1600-0749.2006.00333.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pigment Cell Res
24. Alikhan A, Felsten LM, Daly M, et a. Vitiligo: a comprehensive overview Part I. Introduction, epidemiology, quality of life, diagnosis, differential diagnosis, associations, histopathology, etiology, and work-up. J Am Acad Dermatol. Sep 2011;65(3):473-491. doi:10.1016/j.jaad.2010.11.061 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Acad Dermatol
25. Halder RM, Chappell JL. Vitiligo update. Seminars in cutaneous medicine and surgery. Jun 2009;28(2):86-92. doi:10.1016/j.sder.2009.04.008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Seminars in cutaneous medicine and surgery
100. Dabas G, Vinay K, Parsad D, Kumar A, Kumaran MS. Psychological disturbances in patients with pigmentary disorders: a cross-sectional study. 2020;34(2):392-399.doi:https://doi.org/10.1111/jdv.15987 Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w