1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1

200 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Liên Quan Và Giá Trị Tiên Lượng Kết Cục Bất Lợi Của Suy Yếu – Thiếu Cơ Ở Người Cao Tuổi
Tác giả Huỳnh Trung Quốc Hiếu
Người hướng dẫn TS. Thân Hà Ngọc Thể, PGS.TS. Nguyễn Văn Tân
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nội Khoa (Lão Khoa)
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Y Học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 200
Dung lượng 15,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1. Đại cương về người cao tuổi và già hóa dân số tại Việt Nam (16)
    • 1.2. Đại cương về suy yếu (Frailty syndrome), đại cương về thiếu cơ (20)
    • 1.3. Các yếu tố liên quan đến suy yếu, thiếu cơ (41)
    • 1.4. Mối liên quan giữa suy yếu, thiếu cơ, suy yếu – thiếu cơ với kết cục bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi (47)
    • 1.5. Nghiên cứu trong và ngoài nước (52)
  • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (57)
    • 2.1. Thiết kế nghiên cứu (57)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (57)
    • 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (57)
    • 2.4. Cỡ mẫu của nghiên cứu (58)
    • 2.5. Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc (60)
    • 2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (70)
    • 2.7. Quy trình nghiên cứu (78)
    • 2.8. Phương pháp phân tích dữ liệu (81)
  • CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (84)
    • 3.1. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi (84)
    • 3.2. Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan (91)
    • 3.3. Suy yếu, thiếu cơ và các kết cục bất lợi ở người cao tuổi (99)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (108)
    • 4.1. Tỷ lệ suy yếu, thiếu cơ ở người cao tuổi (108)
    • 4.2. Suy yếu, thiếu cơ và các yếu tố liên quan (120)
    • 4.3. Giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu và thiếu cơ (131)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................. 130 (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐỐI CHIẾUTHUẬT NGỮ ANH VIỆTAWGS Asia Working Group onSarcopeniaHiệp hội Thiếu cơ châu ÁADL Activities of Daily Living Hoạt động sống hàng ngàyASM Appendicular

QUAN TÀI LIỆU

Đại cương về người cao tuổi và già hóa dân số tại Việt Nam

1.1.1 Định nghĩa người cao tuổi Định nghĩa người cao tuổi có sự khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội cũng như của các nền văn hóa Các nhà quản lý xã hội hiện nay dựa vào định nghĩa người cao tuổi để quy định tuổi hưu, nên tùy theo chính sách xã hội mà có những định nghĩa khác nhau về người cao tuổi.

Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, 60 tuổi được lấy làm điểm cắt để định nghĩa người cao tuổi Trong khi tại các nước phương Tây, người cao tuổi được định nghĩa là người từ 65 tuổi trở lên 13

Tại Việt Nam, người cao tuổi được định nghĩa là công dân Việt Nam từ đủ

1.1.2 Già hóa dân số tại Việt Nam

Già hóa dân số là hệ quả của ba xu hướng nhân khẩu học - tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng nhanh 15 Kết quả phân tích Tổng điều tra dân số năm

2019 cho thấy xu hướng già hóa dân số tiếp tục diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở Việt Nam, đòi hỏi phải có những chính sách và chương trình thích ứng với xu hướng nhân khẩu học này 13

Trong giai đoạn 2009 - 2019, dân số cao tuổi tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu,tương ứng với tăng từ 8,68% lên 11,86% tổng dân số Dân số cao tuổi tăng thêm chiếm gần 40% tổng dân số tăng thêm Cũng trong giai đoạn này, tổng dân số tăng trung bình 1,14%/năm thì dân số cao tuổi tăng tới 4,35%/năm Xét theo sắp xếp cuộc sống của hộ gia đình, tỷ lệ người cao tuổi sống một mình hoặc sống chỉ với vợ/chồng tăng lên, trong khi các nhóm khác có xu hướng giảm xuống 13

Hình 1.1 Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019

Dự báo dân số tới năm 2069 theo giả định mức sinh trung bình cho thấy, số lượng người cao tuổi sẽ đạt 17,28 triệu người (chiếm 16,5% tổng dân số) vào năm 2029; 22,29 triệu người (chiếm 20,21% tổng dân số) vào năm 2038; 28,61 triệu người (chiếm 24,88% tổng dân số) vào năm 2049 và 31,69 triệu người (chiếm 27,11% tổng dân số) vào năm 2069 1,13 Đơn vị tính: 1.000 người

1.1.3 Già hóa dân số tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tổng số dân của thành phố Hồ Chí Minh vào thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019 là 8.993.082 người Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất cả nước chiếm tỷ trọng 9,4% dân số cả nước và 50,4% dân số vùng Đông Nam Bộ.

So với tổng điều tra dân số năm 2009 thì sau 10 năm dân số của thành phố tăng thêm 1,83 triệu người, tăng 25,3% và chiếm 17,7% số dân tăng thêm của cả nước trong 10 năm (10,36 triệu người) 16 Quan sát tháp tuổi các kỳ Tổng điều tra cho thấy dân số ngày càng già hóa, các thanh ở đáy tháp dần thu hẹp và các thanh ở nhóm tuổi trên dần phình to là do mức sinh giảm và tuổi thọ trung bình của thành phố tăng làm thay đổi cấu trúc tuổi của dân số 17

Già hóa dân số là hệ quả của hai yếu tố: tỷ lệ sinh giảm và duy trì ở mức thấp và tuổi thọ trung bình tăng duy trì ở mức cao và mức sinh giảm duy trì ở mức thấp, hiện tại thành phố vẫn đang tiếp tục được “dư lợi dân số” (chủ yếu do lực lượng lao động nhập cư) nên già hóa cần quan tâm sớm để trong tương lai hạn chế các tác động đến đời sống xã hội như thị trường lao động, chính sách an sinh xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Qua các kỳ Tổng điều tra cho thấy chỉ số già hóa dân số tăng lần lượt là 1999: 31,3%, 2009: 34,5% và 2019: 49,4%, đặc biệt là dân số nữ “già hóa” nhanh hơn dân số nam Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến hộ quá tuổi lao động sống một mình của thành phố cũng ở mức cao chiếm 18,9%, những hộ này dễ bị tổn thương và cần có chính sách hỗ trợ phù hợp trong tương lai 13

Nói tóm lại, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là một trong những tỉnh/thành có tỷ suất nhập cư cao của cả nước và cũng là tỉnh/thành có cơ cấu dân số vàng, điều này mang lại cơ hội trong việc tận dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, nhưng nếu không tận dụng được lại là áp lực và thách thức cho các vấn đề an sinh xã hội như việc làm, giáo dục, y tế, an sinh xã hội Bên cạnh đó, quá trình già hóa dân số cũng đang diễn ra, hiện tại thành phố có tỷ trọng người trên 65 tuổi là 5,6% gần tới mức 7-10% tổng số dân, thành phố cũng cần chuẩn bị trước các điều kiện về an sinh xã hội cho người cao tuổi thông qua hệ thống bảo trợ xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 16

1.1.4 Tổng quan về dân số, kinh tế, xã hội của Quận 9 (nay là thành phố

Quận 9 là một quận cũ thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Quận được thành lập vào năm 1997 cùng với quận Thủ Đức và Quận 2 trên cơ sở chia tách từ huyện Thủ Đức cũ trước đó 16 Quận 9 nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố khoảng 13 km theo xa lộ Hà Nội, có vị trí địa lý:

• Phía đông giáp huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng

Nai với ranh giới tự nhiên là sông Đồng Nai

• Phía tây giáp quận Thủ Đức với ranh giới là Xa lộ Hà Nội

• Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 2

• Phía bắc giáp thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Quận 9 có 11.362 ha diện tích tự nhiên với 13 phường trực thuộc, gồm các phường: Hiệp Phú, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Trường Thạnh Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 10,6%/năm, mặc dù từ đầu năm 2020 đến nay có giảm do ảnh hưởng chung của đại dịch COVID-19, nhưng vẫn đạt so với chỉ tiêu và đảm bảo theo đúng định hướng “dịch vụ – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp đô thị” Trong đó, thương mại – dịch vụ tiếp tục là ngành kinh tế chủ lực, chiếm 61,5%, kế đến là công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chiếm 38% Các tiềm năng, thế mạnh đã được Quận 9 tập trung phát triển như: lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải kho bãi, may mặc, dệt, giày da, sản xuất mặt hàng gỗ…Bên cạnh đó, lĩnh vực văn hóa, xã hội, chất lượng giáo dục được nâng lên, hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt từ cơ sở; hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Dân số năm 2019 là 397.006 người, mật độ dân số đạt 3.483 người/km², chỉ số già hóa 34,5% 18

Vào ngày 01 tháng 01 năm 2021, Quận 9 lại sáp nhập với quận Thủ Đức vàQuận 2 để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại cương về suy yếu (Frailty syndrome), đại cương về thiếu cơ

1.2.1 Suy yếu ở người cao tuổi

Suy yếu hay Hội chứng dễ bị tổn thương (Frailty syndrome) là một hội chứng lâm sàng thường gặp ở người cao tuổi, dự báo nguy cơ cao những bất lợi về sức khỏe như ngã, khuyết tật, tăng số lần nhập viện, đi khám cấp cứu và thậm chí tử vong Khái niệm về suy yếu xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1968 trong một nghiên cứu cắt ngang trên các đối tượng cao tuổi trong cộng đồng Nghiên cứu này đã phác thảo suy yếu như một phản ứng quá mức và không tương xứng của người cao tuổi với những sự kiện bất lợi 11

Người cao tuổi là những người có nguy cơ cao suy yếu nên y học lão khoa là tìm kiếm, can thiệp để phòng ngừa và giảm thấp nhất tỷ lệ bệnh tật và sự phụ thuộc. Suy yếu được biểu hiện như là sự suy giảm khả năng đương đầu với những “thử thách” sức khỏe và giảm khả năng trở về tình trạng sức khỏe ổn định, có thể liên quan đến giảm dự trữ chức năng Mức độ suy yếu có thể thay đổi từ dưới lâm sàng tới giai đoạn lâm sàng rõ ràng đến giai đoạn cuối đời 19,20

Nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích trong việc phát hiện, sàng lọc và can thiệp sớm, trong hai thập kỷ gần đây đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về hội chứng này được công bố Sự đồng thuận giữa các nhà lão khoa và tích tuổi học cho rằng suy yếu là “tình trạng lâm sàng làm tăng khả năng dễ tổn thương và giảm khả năng duy trì nội mô mà có đặc tính chính là giảm dự trữ hệ thống chức năng sinh lý theo tuổi” 21 Ở người cao tuổi suy yếu, những tác động lâm sàng hay thậm chí chỉ là những bệnh lý dưới lâm sàng làm lộ rõ sự giảm khả năng biến thiên của tình trạng chức năng và sức khỏe Càng cao tuổi càng làm tăng khả năng dễ tổn thương mà không có mối liên hệ (bệnh học) rõ ràng 22 Suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rối loạn dưới lâm sàng, mất chức năng các cơ quan, bộ phận và hệ thống của cơ thể Suy yếu là biểu hiện thiếu sót nguyên phát liên quan đến giảm chức năng sinh lý, thậm chí là làm phá vỡ hằng định nội môi 19 , đồng thời suy yếu là kết quả của thay đổi sinh lý hay sinh học, có liên quan đến tuổi, kết hợp một hay nhiều bệnh lý hay thậm chí là giai đoạn cuối của bệnh trầm trọng Hệ cơ xương khớp, hệ nội tiết, hệ miễn dịch, quá trình viêm và hệ thần kinh trung ương – tự chủ có thể liên quan đến sự phát triển chính đến suy yếu Mất khối lượng cơ theo tuổi là biểu hiện chính của suy yếu Tuy nhiên, các yếu tố sinh lý như yếu tố viêm, kích thích tố, sự toàn vẹn của thần kinh, tình trạng dinh dưỡng, hoạt động thể chất giúp điều hòa một cách sâu sắc đến sức mạnh khối cơ và khối lượng cơ bắp mà suy giảm theo tuổi tác Rối loạn đa hệ thống sinh lý tác động đến việc mất khối cơ bên cạnh việc thay đổi theo tuổi, kết quả là dễ tổn thương và biểu hiện thành suy yếu 23,24

Có hai giả thuyết chính được xem như là những nguyên nhân sinh lý dễ tổn thương và làm tổn hại hằng định nội môi của suy yếu:

- Thuyết thứ nhất: suy yếu là sự tích lũy của các bệnh lý tiềm tàng, các rối loạn dưới lâm sàng, mất chức năng các cơ quan, bộ phận và hệ thống của cơ thể Rockwood và cộng sự đã đưa ra cách tiếp cận bằng cách làm bảng tóm tắt tất cả những biểu hiện thiếu sót tiềm tàng: triệu chứng, dấu hiệu, bệnh lý, tình trạng lão hóa, xét nghiệm, bất thường, mất chức năng Tổng hợp tất cả các thiếu sót vừa đánh giá trên, người ta phân thành nhiều mức độ tình trạng sức khỏe khác nhau (chức năng, sinh lý, lâm sàng) và từ đó có thể dự đoán nguy cơ tử vong Suy yếu là hình thức trung gian, hầu như tiềm ẩn, tạo ra hiệu quả tổng hợp của tất cả các thiếu sót của dự trữ hằng định nội môi và số lượng các thiếu sót này dẫn đến mối liên hệ đáp ứng – liều lượng liên quan đến tử vong 19

- Thuyết thứ hai: suy yếu là tiến trình sinh bệnh học duy nhất: giả thuyết này cho rằng suy yếu là biểu hiện thiếu sót nguyên phát liên quan đến giảm chức năng sinh lý, thậm chí là làm phá vỡ hằng định nội môi Điều này có thể là do những thay đổi ở một loạt các cơ chế sinh học cơ bản, sau đó dẫn đến mất điều hòa đa hệ thống sinh lý Các hệ thống này có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau tạo thành mạng lưới điều hòa và giúp bù trừ hằng định nội môi tới một mức độ mà khi có bất kỳ hệ thống bị tổn thương Mạng lưới điều hòa và hệ thống có chức năng nguyên vẹn, chứa đựng khả năng dự trữ và tạo khả năng hồi phục khỏi yếu tố căng thẳng Mất điều hòa đa hệ thống xảy ra theo tuổi và giảm hiệu quả của liên kết lẫn nhau đưa tới thiếu hụt dự trữ và làm hại khả năng duy trì hằng định nội môi khi đối mặt với yếu tố căng thẳng. Cuối cùng điều này có thể dẫn đến vòng xoắn suy giảm chức năng 19

Hình 1.2 Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi

“Nguồn: Daniel E Forman, 2016”, “Nguồn: Pierre-Olivier Lang, 2009” 25,26

Lý thuyết liên quan đến sự mất điều hòa năng lượng trong điều kiện mất ổn định hằng định nội môi và được biểu hiện ra lâm sàng: giảm sức mạnh cơ bắp, giảm mức dung nạp với gắng sức, giảm tốc độ vận động và xa hơn làm giảm hoạt động thể chất,

BIẾN CHỨNG CỦA SUY YẾU KẾT QUẢ BẤT LỢI

Tiền suy yếu suy yếu

LÂM SÀNG THẦM LẶNG KIỂU HÌNH SUY YẾU QUÁ TRÌNH LÃO HÓA

SUY GIẢM LÂM SÀNG ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNG THẲNG BÊN NGOÀI ĐÁP ỨNG VỚI YẾU TỐ CĂNG THẲNG BÊN NGOÀI

TUỔI dễ mệt mỏi hay kiệt sức Nên chú ý rằng tình trạng mất cơ tiến triển có thể bị che đậy bởi sự gia tăng song song khối lượng mỡ, có thể dẫn đến béo phì nhưng thực chất là thiếu cơ Về nguyên nhân, thực tế nguồn gốc mất năng lượng của suy yếu phù hợp với các bệnh lý di truyền có đột biến ADN tại mô cơ và mô tế bào thần kinh trung ương Hậu quả sự suy giảm năng lượng có thể khởi phát từ tình trạng dị hóa và thông thường là chứng biếng ăn do tuổi, cả hai đều giảm dinh dưỡng nhập vào mà không liên quan mức độ tiêu thụ năng lượng từ hoạt động thể chất Những hoàn cảnh này, kết hợp việc mất điều hòa năng lượng như trên và thêm vào mất khối lượng cơ, sẽ biểu hiện lâm sàng là sụt cân 19

Theo đó, một cơ chế bệnh học duy nhất được xác định có thể giải thích cho biểu hiện lâm sàng của suy yếu Theo Fried và Walston trình bày sự mất điều hòa năng lượng sẽ khởi phát vòng bệnh lý với biểu hiện lâm sàng của suy yếu Hơn nữa các bằng chứng gần đây từ Bandeen – Roche cho rằng suy yếu là một hội chứng lão khoa lâm sàng, theo cách đó mà số lượng các dấu hiệu và triệu chứng trung tâm biểu hiện nó có liên quan đến bệnh nền bên dưới 19,27

Trong một nỗ lực để chuẩn hóa và thực hành các định nghĩa về suy yếu, Fried và các đồng nghiệp vào năm 2001 đã đề xuất một kiểu hình lâm sàng của suy yếu như là một hội chứng suy yếu thể chất được xác định rõ do sự mất điều hòa năng lượng Họ đưa ra giả thuyết rằng các biểu hiện lâm sàng của suy yếu có liên quan với nhau tạo vòng xoắn bệnh lý: giảm sức mạnh cơ bắp, năng lượng, tốc độ đi bộ, hoạt động thể chất và sụt cân (trong 01 năm) Người cao tuổi có từ ba tiêu chí trở lên được chẩn đoán là có suy yếu Định nghĩa này đã được công nhận dựa trên 05 nhóm dân số nghiên cứu để xác định ai là nguy cơ cao của tình trạng suy giảm chức năng, té ngã, nhập viện, gãy xương đùi và tử vong Nguy cơ của các kết cục bất lợi liên quan đến nhóm những triệu chứng hơn là một hay hai triệu chứng chuyên biệt Cách tiếp nhận này xác định đặc điểm suy yếu của người cao tuổi dựa vào giả thuyết những hội chứng chuyên biệt và xác định nguyên nhân sinh học và nguyên nhân môi trường 27

Theo cách định nghĩa này thì tỷ lệ hiện mắc là 7% người cao tuổi trên 65 tuổi và tăng 3% từ người 65 đến 74 tuổi và 25% người trên 85 tuổi Tỷ lệ này cao gấp 2 lần ở người Mỹ gốc Phi Và cũng sử dụng định nghĩa này, bệnh sử suy yếu biểu hiện mạn tính và tiến triển, 43% chuyển sang giai đoạn nặng hơn trong 18 tháng, trong khi 23% chuyển sang giai đoạn ít suy yếu hơn và không có trường hợp nào từ suy yếu mà chuyển thành không suy yếu Hơn nữa biểu hiện giảm sức cơ và giảm tốc độ đi bộ là yếu tố dự đoán biểu hiện suy yếu lâm sàng, với biểu hiện 1-2 triệu chứng tăng gấp 2 lần tiến triển thành 3-4-5 triệu chứng trong 3 năm tới, người ta đề nghị là phân vào tiền suy yếu 19,27

Hình 1.3 Cơ chế bệnh học của suy yếu

Phương pháp đánh giá này ghi lại những nhận định lâm sàng của suy yếu nội sinh (sức cơ, sự cân bằng, dinh dưỡng, sức chịu đựng, hoạt động thể lực, chức năng thần kinh vận động và di chuyển) dễ nhận thấy nhất, bệnh nội khoa phức tạp, kết cục của suy yếu (mất chức năng thể chất cơ bản, thiết bị hỗ trợ, chức năng cao cấp, tình

Thiếu máu, Phù, Loãng xương

- Rối loạn chuyển hóa Glucose

Suy giảm nhận thức Đột biến gene

Stress Oxy hóa Đột biến Ty thể Đột biến mất đoạn –Telomere Phá hủy DNA Lão hóa Tế bào

Chậm chạm Yếu cơ Kiệt sức

Hoạt động thể lực kém Sụt cân

SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ BỆNH TẬT SUY GIẢM SINH LÝ BIỂU HIỆN LÂM

SÀNG trạng cảm xúc và xã hội Những đánh giá này có tính giá trị, tin cậy và khả thi, dễ chấp nhận đối với nhà lâm sàng và giúp xếp loại mức độ nặng của suy yếu10,19,21,28. 1.2.1.1 Các giai đoạn của suy yếu

Suy yếu phát triển qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có liên quan với suy giảm dự trữ cân bằng nội môi.

• Tiền suy yếu (Pre frailty)

Tiền suy yếu là giai đoạn lâm sàng diễn ra một cách thầm lặng, đây là một trạng thái dự trữ sinh lý đủ để cho phép cơ thể phản ứng đầy đủ với bất kỳ tác nhân gây bệnh như bệnh cấp tính, tổn thương hoặc các yếu tố căng thẳng, với một cơ hội hồi phục hoàn toàn 21

Tình trạng suy yếu có đặc điểm là sự hồi phục chậm và không hoàn toàn sau mắc các bệnh cấp tính mới, các tổn thương hoặc yếu tố căng thẳng, cho thấy các chức năng dự trữ sẵn có không đủ để cho phép cơ thể hồi phục hoàn toàn Nhiều tác giả cũng thống nhất suy yếu là một tập hợp bao gồm nhiều biểu hiện trên các lĩnh vực khác nhau như suy dinh dưỡng, hoạt động chức năng bị phụ thuộc, thời gian nằm tại giường kéo dài, loét các điểm tì đè, rối loạn dáng đi, suy nhược toàn thể, sút cân, chán ăn, ngã, mất trí nhớ, gãy xương hông, mê sảng, lú lẫn và tình trạng dùng quá nhiều thuốc Điểm quan trọng là suy yếu không phải là tình trạng khuyết tật, chỉ dưới tác động của các yếu tố sang chấn tâm lý, hội chứng này mới dẫn đến tình trạng khuyết tật 29

Các biến chứng của suy yếu có liên quan trực tiếp với những tổn thương sinh lý do sự suy giảm cân bằng dự trữ nội môi và giảm khả năng chịu đựng với các yếu tố căng thẳng của cơ thể Hậu quả là dẫn đến tăng nguy cơ bị ngã, suy giảm chức năng dẫn đến khuyết tật, tình trạng dùng quá nhiều thuốc, gia tăng nguy cơ nằm viện, lây nhiễm chéo và tử vong 24,29,30

1.2.1.2 Một số tiêu chuẩn đánh giá, chẩn đoán suy yếu

Các yếu tố liên quan đến suy yếu, thiếu cơ

1.3.1 Các yếu tố liên quan đến suy yếu

Phân tích dữ liệu từ nghiên cứu the Cardiovascular Health Study (CHS) chỉ ra rằng tỷ lệ người Mỹ gốc Phi có suy yếu cao hơn gấp 04 lần so với các đối tượng da trắng, và chủng tộc người Mỹ gốc Phi là yếu tố nguy cơ độc lập của suy yếu 60 Các tác giả đưa ra giả thuyết sự khác biệt chủng tộc nhằm chứng minh sự khác biệt đa hình di truyền có ảnh hưởng đến biểu hiện của kiểu hình của suy yếu Tuy nhiên cũng có khả năng tỷ lệ mắc hội chứng này trong số người Mỹ gốc Phi cao hơn do hạn chế trong tiếp cận chăm sóc sức khỏe, giáo dục chất lượng kém và sự lựa chọn việc làm ít hơn 61

1.3.1.2 Tình trạng đa bệnh lý

Tình trạng đa bệnh lý là sự hiện diện đồng thời của hai bệnh trở lên trên cùng một cá nhân, với chẩn đoán của từng bệnh theo tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi. Quá trình lão hóa làm gia tăng tình trạng đa bệnh lý, một phần vì tỷ lệ các bệnh mạn tính gia tăng theo tuổi Tại Hoa Kỳ có 35,3% đối tượng từ 65 đến 79 tuổi có tình trạng đa bệnh lý Dữ liệu từ Medicare cho thấy hai phần ba đối tượng từ 65 tuổi trở lên có từ hai bệnh mạn tính kết hợp, một phần ba trong số đó có từ bốn bệnh trở lên Đa bệnh lý làm gia tăng chi phí chăm sóc sức khỏe, tăng nguy cơ khuyết tật và tử vong. Mối liên quan mật thiết giữa suy yếu và tình trạng đa bệnh lý cũng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu 21,62

1.3.1.3 Tình trạng kinh tế xã hội

Nếp sống, tình trạng sức khỏe và tình trạng kinh tế xã hội cũng đã được công nhận là đóng góp vào nguy cơ phát triển của suy yếu Môi trường xã hội là một khái niệm rộng bao gồm các mạng xã hội, sự hỗ trợ của xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, đặc điểm văn hóa xã hội Tham gia các hoạt động xã hội và các yếu tố văn hóa cộng đồng có chức năng bảo vệ hoặc cân bằng các mức độ suy yếu của người cao tuổi ở cộng đồng Tuy nhiên, mối quan hệ giữa suy yếu , sự hỗ trợ xã hội, và các mạng xã hội vẫn còn đang tranh cãi 63

Già hóa dân số toàn cầu đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể về số lượng và tỷ lệ người cao tuổi ở nhiều quốc gia Có một xu hướng phổ biến đối với các hình thức sắp xếp cuộc sống độc lập ở người cao tuổi và ngày càng có nhiều người cao tuổi đang sống một mình trên toàn thế giới 64 Sắp xếp cuộc sống là một yếu tố phức tạp phản ánh các khía cạnh xã hội và văn hóa và đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý ở người cao tuổi 65 Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, tỷ lệ trung bình của người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên sống một mình trên toàn thế giới là 12% Tỷ lệ này cao tới 23-35% ở các nước châu Âu; hơn một phần tư người cao tuổi sống một mình 66 Những người sống một mình được coi là dễ bị tổn thương về mặt xã hội và nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng sống một mình là một yếu tố nguy cơ cho các hậu quả bất lợi về mặt sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như cô lập xã hội, cô đơn và trầm cảm 67 Sống một mình cũng thường được đưa vào như một trong những tiêu chí trong nhiều công cụ để đánh giá suy yếu xã hội hoặc các khía cạnh xã hội của suy yếu 68 Tuy nhiên, sống một mình hầu như không được nghiên cứu như một yếu tố nguy cơ của suy yếu và có rất ít bằng chứng về chủ đề này.

1.3.1.4 Tình trạng suy dinh dưỡng

Vai trò của dinh dưỡng trong việc ngăn ngừa và tiến triển suy yếu ngày càng được hiểu rõ hơn Một số chất dinh dưỡng đa lượng và vi chất dinh dưỡng đã được xác định trực tiếp góp phần hoặc tương tác với suy yếu 69

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn cũng góp phần gia tăng sự xuất hiện suy yếu Về mặt lý thuyết, dinh dưỡng là một yếu tố liên quan chặt chẽ đến suy yếu: tất cả các tiêu chí suy yếu ít nhiều bị ảnh hưởng bởi thói quen ăn uống kém, trong khi bản thân suy yếu có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa suy yếu và các thành phần cụ thể của chế độ dinh dưỡng, đó là lượng protein và lượng calories, cũng như lượng vi chất dinh dưỡng cụ thể Hơn nữa, các mô hình chế độ dinh dưỡng lành mạnh, chẳng hạn như chế độ ăn uống vùng Địa Trung Hải, có liên quan đến việc phòng ngừa suy yếu 70

1.3.1.5 Tình trạng đa thuốc (Polypharmacy) Định nghĩa đa thuốc thường được dùng trong các nghiên cứu về mối liên quan giữa suy yếu và tình trạng đa thuốc là đối tượng nghiên cứu sử dụng nhiều hơn 05 loại thuốc, và được gọi là “hyperpolypharmacy” khi sử dụng nhiều hơn 10 loại thuốc Một số nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan chặt chẽ giữa đa thuốc và sự phổ biến suy yếu 71 Hơn nữa, một số nghiên cứu đoàn hệ theo dõi ngắn hạn đã cho thấy rằng đa thuốc liên quan đến những kết cục bất lợi trên người cao tuổi suy yếu 72 Mối quan hệ giữa đa thuốc và suy yếu là rất phức tạp Một số nghiên cứu cho rằng đa thuốc có liên quan đến đặc tính của suy yếu, trong khi những người khác lại cho rằng tuân thủ điều trị thuốc có thể liên quan đến tỷ lệ tử vong thấp hơn ở những người cao tuổi suy yếu 73

1.3.2 Một số yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát triển của thiếu cơ

Tất cả các điều kiện liên quan đến giảm hoạt động cơ bắp đều có khuynh hướng tăng nguy cơ thiếu cơ (ví dụ: lối sống ít vận động, điều trị nội trú, nằm lâu kéo dài) Một số bệnh lý cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của thiếu cơ thông qua tình trạng viêm mạn tính và rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như rối loạn nội tiết, khối u ác tính, bệnh lý viêm mạn tính và suy cơ quan tiến triển (tim, phổi, gan, thận hoặc não) Cuối cùng, dinh dưỡng có tác động rất lớn đến sức khỏe cơ bắp bằng cách kích thích cân bằng nội môi và chuyển hóa năng lượng Đặc biệt, thiếu hụt năng lượng và/hoặc protein do kém hấp thu, rối loạn tiêu hóa hoặc sử dụng thuốc giảm cân có liên quan đến thiếu cơ 46

Các yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của thiếu cơ ở người cao tuổi có thể được nhóm lại thành các loại khác nhau:

1.3.2.1 Các yếu tố cá nhân

Mất khối lượng cơ là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp protein và quá trình hủy protein Khối lượng cơ và chức năng của nó phụ thuộc vào quá trình liên tục tái tạo protein của cơ thể Thông thường, tốc độ tổng hợp protein giảm dần theo tuổi với tốc độ khoảng 3,5% mỗi 10 năm từ 20 tới 90 tuổi Tuổi cao và tình trạng bệnh lý mạn tính gia tăng theo tuổi gây ra giảm khối lượng cơ và sức mạnh cơ ở người cao tuổi 41

Tuổi và giới tính được cho là có tác động mạnh đến tỷ lệ thiếu cơ Hơn nữa, các đặc điểm bẩm sinh, bao gồm trọng lượng sinh thấp làm tăng nguy cơ xuất hiện thiếu cơ sau này, cuối cùng các đặc điểm di truyền khác nhau trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa cơ bắp cũng có nguy cơ gây ra thiếu cơ 74

1.3.2.2 Các hormone và các chất gây viêm

Sự duy trì khối lượng cơ cần phải có sự cân bằng giữa tổng hợp cơ và sự mất cơ, khi sự cân bằng này bị phá vỡ sẽ gây ra mất cơ Sự lão hóa đi kèm với sự thay đổi một số hormon có thể ảnh hưởng tới sự đồng hóa và sự dị hóa của chuyển hóa protein, gây giảm khối lượng và sức mạnh cơ Một số hormone (ví dụ: testosterone, estrogen, hormone tăng trưởng, yếu tố tăng trưởng giống insulin-1) đã được mô tả có tác động đến quá trình lão hóa và được liên kết với giảm khối lượng cơ 42

Tăng nồng độ các chất gây viêm mạn tính cấp ở mức độ thấp (cận lâm sàng) một dấu hiệu của quá trình lão hóa, cũng liên quan đến sinh bệnh học của thiếu cơ Cuối cùng, rối loạn chức năng ty thể trong tế bào cơ là được cho là nguyên nhân chính gây mất cơ gắn liền với quá trình lão hóa 75 Nồng độ của các yếu tố hoại tử u alpha (TNF-α), interleukin (IL)-6, IL- 1β và protein phản ứng viêm (CRP) tăng lên ở người cao tuổi và liên quan đến sự giảm sút sức mạnh cơ, khả năng đi bộ và tỷ lệ tàn tật 76,77

Sự gia tăng các yếu tố tiền viêm này làm tăng nhiều tình trạng bệnh có ảnh hưởng tới người cao tuổi như thiếu cơ, loãng xương, giảm chức năng miễn dịch và kháng insulin Các yếu tố tiền viêm này làm gia tăng sự mất cơ một cách trực tiếp bằng làm tăng sự hủy protein tại các sợi cơ và giảm tổng hợp protein Việc làm tăng sự hủy protein này là do sự hoạt hóa các hệ thống hủy protein bởi TNF kích hoạt hàng loạt các kinase và các yếu tố bên trong tế bào khác bao gồm cả yếu tố NF B (I B) IL6 cũng tham gia vào quá trình hủy protein tại cơ và được coi là một cytokine chuyển hóa Một điều quan trọng là, sự giảm khối lượng cơ liên quan tới tuổi có thể không có ảnh hưởng tới cân nặng, bởi có sự gia tăng khối lượng mỡ bù trừ Vì vậy, sự gia tăng mỡ bụng có thể là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa và các chức năng của cơ 77

Lối sống, bao gồm chế độ ăn kiên giảm lượng thức ăn và đặc biệt là lượng protein, thói quen ít vận động hoặc giảm hoạt động thể lực, lạm dụng rượu bia và hút thuốc lá, tất cả đều liên quan với nguy cơ thiếu cơ cao Hơn nữa, nằm lâu kéo dài được cho là chịu trách nhiệm chính về mất cơ bắp ở người cao tuổi 7

Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ mắc thiếu cơ: Một lối sống ít vận động sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh Khi cơ không hoạt động sẽ làm giảm khối lượng cơ, ngay cả ở những người trẻ khỏe Những người ít vận động sẽ có nguy cơ mắc thiếu cơ cao hơn những người hoạt động nhiều 74

Mối liên quan giữa suy yếu, thiếu cơ, suy yếu – thiếu cơ với kết cục bất lợi về sức khỏe ở người cao tuổi

1.4.1 Mối liên quan giữa suy yếu và thiếu cơ

Nhiều công cụ khác nhau đã được xây dựng để xác định nguy cơ bất lợi ở các đối tượng người cao tuổi, chủ yếu tập trung đến hai mô hình: Chỉ số suy yếu được đề xuất bởi Rockwood và Mitnitski và “kiểu hình suy yếu” do Fried và cộng sự đề xuất.

Cả hai mô hình đều đã được nhiều nghiên cứu xác nhận và ứng dụng vào lâm sàng. Trên thực tế, suy yếu theo tiêu chuẩn Rockwood đề xuất được xem là "đánh giá đa yếu tố" và được đặc trưng bởi bốn lĩnh vực (vật lý, tinh thần, dinh dưỡng và kinh tế xã hội) Tuy nhiên, “kiểu hình suy yếu” theo tiêu chuẩn Fried được sử dụng rộng rãi hơn và dựa trên nền tảng sinh lý bệnh được đồng thuận; nó đặc biệt hữu ích cho việc sàng lọc trên lâm sàng những bệnh nhân “suy yếu về thể chất” tạo điều kiện cho các nghiên cứu can thiệp dự phòng 81

Lối sống ít vận động

Thay đổi nội tiết tố liên quan đến tuổi

Bệnh tật Thương tích Viêm nhiễm Stress oxy hóa Rối loạn chức năng ty thể Tăng myostatin

Mất khối lượng, sức mạnh và chức năng cơ THIẾU CƠ (SARCOPENIA)

Mối liên quan giữa suy yếu và thiếu cơ chưa được tìm hiểu đầy đủ nhưng cả hai hội chứng này cùng chia sẻ nhiều điểm tương đồng như kết cục lâm sàng, sinh lý bệnh và các yếu tố nguy cơ Vì vậy, nhiều quan điểm cho rằng thiếu cơ được coi là một thành phần của suy yếu nhưng suy yếu không phải là một thành phần của thiếu cơ Tuy nhiên, có sự chồng chéo đáng kể giữa các tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu và thiếu cơ Một số nghiên cứu xếp thiếu cơ nặng theo định nghĩa của EWGSOP vào nhóm tiền suy yếu theo tiêu chuẩn Fried Thiếu cơ thường được xem là một hội chứng tiền suy yếu hoặc là một tiêu chí về mặt thể chất để chẩn đoán suy yếu 3,11

Thiếu cơ được báo cáo có tỷ lệ phổ biến gấp đôi tỷ lệ suy yếu trong dân số chung Sự phổ biến của cả hai hội chứng đều phụ thuộc vào dân số nghiên cứu và tiêu chuẩn chẩn đoán Sử dụng tiêu chuẩn của EWGSOP, tỷ lệ thiếu cơ dao động từ 4,6%, ở nam giới trong cộng đồng ở Anh tuổi từ 68–76 82 , đến 68%, nam giới trên 70 tuổi cư trú tại nhà điều dưỡng ở Ý 22

Nhiều nghiên cứu tại cộng đồng đã chỉ ra rằng 02 tiêu chí phổ nhất để chẩn đoán suy yếu theo tiêu chuẩn Fried là chậm chạp (43%) và giảm sức cơ (54%), đây cũng là các tiêu chí xác định thiếu cơ về mặt chức năng Hai tiêu chí này cũng đã được báo cáo rằng làm tăng nguy cơ phát triển giảm sức cơ và giới hạn các hoạt động chức năng cơ bản ở người cao tuổi không suy yếu Điều này cho thấy rằng về mặt lý thuyết, sự xuất hiện của suy yếu thường kèm theo giảm sức cơ 83 Điều quan trọng là cả suy yếu và thiếu cơ đều có thể hồi phục một phần Một số nghiên cứu dịch tễ đã cho thấy rằng có sự chuyển đổi giữa các mức độ suy yếu, một số người tham gia nghiên cứu sẽ chuyển đổi từ nhóm suy yếu sang nhóm tiền suy yếu và ngược lại Tình trạng sức khỏe và giới hạn gắn sức về mặt chức năng cũng rất quan trọng, vì có những người cao tuổi có khả năng di chuyển kém ở giai đoạn đầu trong nghiên cứu đoàn hệ đã nhanh chóng thay đổi mức độ suy yếu hơn so với những người có khả năng vận động tốt Sự đảo ngược của suy yếu và thiếu cơ cũng đã được chứng minh trong các nghiên cứu can thiệp Một sự can thiệp đa yếu tố trong cộng đồng người cao tuổi suy yếu sống ở cộng đồng dẫn đến một sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ hiện mắc suy yếu và thiếu cơ giữa hai nhóm tương đồng nhau lúc ban đầu 22

Sinh lý bệnh của cả thiếu cơ và suy yếu là rất phức tạp và chưa được hiểu rõ. Các mô hình, tiêu chuẩn chẩn đoán đề xuất cho cả hai hội chứng kết hợp nhiều nguyên nhân, nhiều mối quan hệ và các cơ chế phức tạp Cả hai hội chứng đều không được mô tả đầy đủ cũng như không có hiểu biết đầy đủ về các cơ chế tế bào cơ bản thúc đẩy sự phát triển và duy trì các trạng thái suy yếu và thiếu cơ Cơ chế thiếu cơ được hiểu rõ hơn là suy yếu phần lớn do tác động của nó tập trung vào một hệ thống duy nhất, hệ thống thần kinh cơ, và vì lý do này thiếu cơ đã được đề xuất như là một tiêu chí chẩn đoán lâm sàng của suy yếu 43

1.4.2 Suy yếu, thiếu cơ và kết cục bất lợi

Có rất nhiều bằng chứng hỗ trợ cho mối quan hệ giữa suy yếu, thiếu cơ và một số kết cục sức khỏe bất lợi Đặc biệt, thiếu cơ liên quan đến nguy cơ té ngã, thể chất suy yếu và khuyết tật Các nghiên cứu đã xác nhận mối liên của suy yếu thiếu cơ và kết cục sức khỏe bất lợi, như ngã, khuyết tật, nhập viện, kéo dài thời gian nằm viện, giảm chất lượng sống và tử vong, biểu thị tầm quan trọng của suy yếu, thiếu cơ trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi Mặc dù vậy vẫn chưa có một định nghĩa và các biện pháp can thiệp được chuẩn hóa 23,84

Thiếu cơ cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong ở các môi trường chăm sóc sức khỏe khác nhau Một nghiên cứu quan sát được thực hiện trong một quần thể những người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên tại Ý cho thấy rằng thiếu cơ rất phổ biến ở những người sống trong nhà điều dưỡng, điều trị nội trú, và có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong do tất cả các nguyên nhân 85,86 Một nghiên cứu sau đó từ cùng một nhóm nghiên cứu cho thấy những người cao tuổi trong cộng đồng bị thiếu cơ có nguy cơ tử vong cao hơn đáng kể so với những người không thiếu cơ tại thời điểm 7 năm theo dõi 87 Thiếu cơ cũng liên quan đến gia tăng nguy cơ nhập bệnh viện và tử vong ở những người cao tuổi được điều trị tại khoa cấp cứu sau một năm theo dõi 88

Suy yếu là một hội chứng lão khoa liên quan đến tuổi, đặc trưng bởi sự dễ bị tổn thương gia tăng đối với các yếu tố gây stress, điều này dẫn đến tăng nguy cơ các kết cục sức khỏe bất lợi bao gồm tàn tật, nhập viện và tử vong Tác giả XiaoMing Zhang và cộng sự (2019) trong một nghiên cứu phân tích gộp đã kết luận tình trạng suy yếu là một yếu tố dự báo quan trọng về tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở những người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão Do đó, tác giả kiến nghị sàng lọc tình trạng suy yếu ở những người cao tuổi sống trong viện dưỡng lão và thực hiện các chiến lược can thiệp đa ngành phù hợp để ngăn ngừa kết quả bất lợi về mặt sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong ở những người cao tuổi trong viện dưỡng lão 89 Tác giả Marika Salminen và cộng sự trong một nghiên cứu theo dõi dọc cũng kết luận suy yếu có liên quan đến gia tăng tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi sống trong cộng đồng tại Phần Lan 6 1.4.2.2 Ngã

Thiếu cơ cũng có liên quan đến té ngã Ngã và gia tăng nguy cơ ngã là một vấn đề nghiêm trọng ở người cao tuổi Nhiều nước có chính sách của quốc gia về phòng chống ngã nhằm giảm thiểu nguy cơ do vấn đề này gây ra, như Canada,

Mỹ, và Úc 90 Nhiều nghiên cứu được tiến hành trong cộng đồng dân số, những người tham gia nghiên cứu được chẩn đoán thiếu cơ có nguy cơ té ngã cao hơb so với những người không thiếu cơ, bất kể tuổi tác, giới tính và các yếu tố gây nhiễu khác 91 Cuối cùng, thiếu cơ và loãng xương, được cho là có chung các cơ chế gây bệnh cơ bản, và được xem là có mối liên quan, cũng như gia tăng tỷ lệ mắc suy yếu 92

Người cao tuổi suy yếu có khả năng bị ngã rất cao Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng một khi người cao tuổi bước vào giai đoạn tiền suy yếu, họ có khả năng tăng nguy cơ té ngã Đáng chú ý, những người già suy yếu cũng có nguy cơ bị ngã tái phát cao hơn những người cao tuổi khỏe mạnh Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những người già suy yếu có nhiều khả năng bị ngã tái phát và gãy xương 92 Hơn nữa, những người cao tuổi suy yếu có tỷ lệ tử vong cao trong vòng 1 năm sau khi bị gãy xương hông Do đó, người cao tuổi nên được đánh giá về khả năng mắc các hội chứng lão khoa như suy yếu, thiếu cơ để có thể giảm nguy cơ gãy xương và tử vong 93

Tình trạng suy yếu ở người cao tuổi liên quan đến sự suy giảm chức năng tổng thể của cơ thể và nhiều cơ quan, đồng thời dẫn đến sự suy giảm các chức năng của cơ thể Do đó, người cao tuổi suy yếu có xu hướng ngã thường xuyên hơn, trở nên phụ thuộc hoặc mất khả năng lao động, và có nhiều khả năng phải nhập viện, cần chăm sóc tại nhà hoặc tử vong Fried và cộng sự đã chỉ ra rằng những người cao tuổi suy yếu có nguy cơ nhập viện cao hơn, giảm hoạt động, suy giảm chức năng hàng ngày và tử vong 27 Tác giả Zahra Rezaei-Shahsavarloo và cộng sự (2020) đã kết luận rằng những người cao tuổi phải nhập viện do suy yếu là một gánh nặng lớn đối với bản thân họ, gia đình và xã hội nói chung 94 Do đó, việc phát hiện sớm tình trạng suy yếu và thực hiện các chiến lược ngăn ngừa tình trạng suy yếu hiệu quả (ví dụ: các bài tập phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng) sẽ làm giảm sự xuất hiện của suy yếu ở người cao tuổi, cũng như nguy cơ nhập viện sau đó của họ Người cao tuổi suy yếu có nguy cơ nhập viện cao nhất, tiếp theo là người tiền suy yếu và khỏe mạnh Đánh giá tình trạng suy yếu sớm có thể làm giảm nguy cơ nhập viện ở người cao tuổi, cũng như nguy cơ mất hoạt động chức năng hoặc tử vong 95

Thiếu cơ thường xảy ra ở người cao tuổi, cả ở bệnh nhân nhập viện và người cao tuổi sống trong cộng đồng Nhiều nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa thiếu cơ với kết cục bất lợi ở người cao tuổi sống trong cộng đồng, chẳng hạn như giảm khả năng hoạt động, tàn tật về thể chất và giảm chất lượng cuộc sống Nó cũng liên quan đến các biến cố như ngã, gãy xương, nhập viện, và tử vong Hơn nữa, các nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân nhập viện cho thấy thiếu cơ làm tăng nguy cơ loét tì đè, nhiễm trùng, mất khả năng tự chủ và tăng thời gian nằm viện 96

Sức mạnh cơ bắp, có liên quan đến cả số lần và số ngày nhập viện, mối liên hệ với số ngày nhập viện là rất mạnh, cho thấy rằng giảm chức năng chi dưới có liên quan đến thời gian nằm viện kéo dài trong thời gian nằm viện Một vòng xoắn bệnh lý có thể được đưa ra giả thuyết với các quan hệ nhân quả hai chiều - vì thiếu cơ có thể mở đường cho người cao tuổi nhập viện, cũng như thời gian nằm viện thường xuyên và dài ngày có thể góp phần vào sự phát triển của thiếu cơ, ví dụ như kéo dài thời gian nằm lâu trên giường 97,98 Dù vậy, có vẻ như giảm sức mạnh cơ bắp giảm là yếu tố quan trọng nhất liên quan đến cả tỷ lệ tử vong và nhập viện ở người cao tuổi 8 Ý nghĩa lâm sàng của các kết quả nghiên cứu là sức mạnh cơ bắp nên được khảo sát ở người cao tuổi và khi giảm sức cơ được quan sát thấy thì có lý do để tin rằng các can thiệp về thể chất và dinh dưỡng có thể ngăn ngừa các kết cục bất lợi.

Nghiên cứu trong và ngoài nước

Tỷ lệ suy yếu đã được đánh giá trong nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới, mặc dù hầu hết các nghiên cứu được thực hiện ở các nước phương Tây Một trong những đánh giá toàn diện nhất về dịch tễ học của tình trạng suy yếu là một nghiên cứu phân tích gộp 21 nghiên cứu dựa trên cộng đồng với 61.500 người từ 65 tuổi trở lên (Collard và cộng sự năm 2012) Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh yếu thay đổi từ 4,0 đến 59,1% với tỷ lệ bệnh hiện mắc bệnh có trọng số tổng thể là 10,7% (KTC 95% 10,5– 10,9) Trong số 21 nghiên cứu được đưa vào phân tích, 14 nghiên cứu sử dụng tiêu chuẩn Fried Sự khác biệt về tỷ lệ suy yếu giữa các nghiên cứu chủ yếu là do sử dụng các công cụ chẩn đoán suy yếu khác nhau Trong các nghiên cứu đánh giá suy yếu về mặt thể chất, sử dụng tiêu chuẩn Fried, tỷ lệ suy yếu phổ biến dao động trong khoảng từ 4,0% đến 17,0%, nhưng lại dao động từ 4,2 đến 59,1% trong các nghiên cứu sử dụng các công cụ đo lường theo thang điểm hoặc định nghĩa mở rộng (bao gồm các khía cạnh thể chất, nhưng cũng như xã hội và tâm lý đối với tình trạng suy yếu) 99

Trong một nghiên cứu phân tích gộp khác trên người cao tuổi châu Á tác giả Thi-Lien To và cộng sự ghi nhận tỷ lệ suy yếu chung là 20,5% Trong đó tác giả ước tính tỷ lệ suy yếu theo tiêu chuẩn Fried là 14,6%, và dao động từ 14,6% đến 46,3% tùy thuộc vào công cụ chẩn đoán suy yếu được sử dụng 2

Bảng 1.3 Tỷ lệ suy yếu ở một số nghiên cứu về suy yếu ở người cao tuổi châu Á theo tiêu chuẩn Fried

Tác giả chính và năm xuất bản Quốc gia Cỡ mẫu, đối tượng

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy yếu

Kendhapedi và cộng sự, 2019 100 Ấn Độ 408,

Norazman và cộng sự, 2020 101 Malaysia 301,

Siriwardhana và cộng sự, 2019 102 Srilanka 746,

Thinuan và cộng sự, 2020 103 Thái Lan 1806,

Chittrakul và cộng sự, 2020 104 Thái Lan 367,

Anh Trung Nguyen và cộng sự, 2019 105 Việt Nam 523,

Tran To Tran Nguyen và cộng sự, 2022 106 Việt Nam 598,

Alqahtani và cộng sự, 2021 107 Ả rập Xê Út 486,

Tỷ lệ thiếu cơ được xác định ở nhiều quần thể, thay đổi giữa các nghiên cứu,phụ thuộc vào tuổi của đối tượng nghiên cứu, phương pháp chẩn đoán xác định thiếu cơ Theo phân tích gộp các nghiên cứu được thực hiện với tổng số người tham gia là 692.056 người, tuổi trung bình là 68,5 tuổi cho thấy tỷ lệ thiếu cơ thay đổi từ 10% đến 27% Nam giới có tỷ lệ thiếu cơ cao hơn nữ giới (11% so với 2%) 109

Tỷ lệ thiếu cơ ở người cao tuổi trên thế giới khoảng 6 - 22 %, thay đổi theo độ tuổi và địa bàn nghiên cứu 110 Ở các nước châu Âu, tỷ lệ thiếu cơ ở người cao tuổi ≥ 65 tuổi là khoảng 20%, và tỷ lệ này tăng lên 50 - 60% ở người ≥ 80 tuổi 41 Ở các nước châu Á, nghiên cứu phân tích hệ thống cho thấy tỷ lệ thiếu cơ nói chung là từ 5,5% to 25,7%, và tỷ lệ cao hơn ở nam giới (5,1%- 21,0% ở nam so với 4,1%-16,3% ở nữ) 9

Thiếu cơ - được coi như một bệnh đồng mắc - trong một số nghiên cứu đã được đưa ra 111 Quần thể các nghiên cứu bao gồm: 17 206 người có bệnh mắc kèm (với tuổi trung bình 65,3 ± 1,6 năm, 49,9% là nữ); 22 375 người không có bệnh mắc kèm (tuổi trung bình 54,6 ± 16,2 năm, 53,8% đối tượng là nữ) Tỷ lệ thiếu cơ tương đối cao ở người có bệnh tim mạch mạn tính, sa sút trí tuệ, đái tháo đường và bệnh lý hô hấp mạn tính Tỷ lệ thiếu cơ ở nhóm có bệnh lý tim mạch mạn tính là 31,4% Tỷ lệ này ở người có đái tháo đường 31,1%, cao gần gấp 2 lần so với nhóm không mắc đái tháo đường (16,2%) 26,8% người có bệnh lý hô hấp mạn tính được chẩn đoán thiếu cơ, cao hơn so với nhóm chứng là 13,3% Tỷ lệ Sarcopenia ở đối tượng sa sút trí tuệ là 26,4%, cao gấp 3 lần so với nhóm chứng (8,3%) 111

Trong nghiên cứu thực hiện ở đơn vị phục hồi chứng năng, tỷ lệ thiếu cơ được mô tả trong khoảng 28% tới 69% 112 Các nghiên cứu thực hiện tại các đơn vị dành cho người cao tuổi khác, tại nhà dưỡng lão thiếu cơ được chẩn đoán trên khoảng 51% ở người cao tuổi giới nam và 31% ở người cao tuổi giới nữ và 25,3%. Ở các bệnh nhân cao tuổi nhập viện, tỷ lệ này được ghi nhận lần lượt là 23% ở nam và 24% ở nữ 113

1.5.3 Các nghiên cứu về suy yếu, thiếu cơ tại Việt Nam

Nghiên cứu “Tỷ lệ suy yếu và mối liên hệ với sự suy giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ở người cao tuổi ở nông thôn ở Việt Nam”, của tác giả Anh Trung Nguyen và cộng sự (2019) đã báo cáo tỷ lệ suy yếu là 21,7%, suy yếu có liên quan với sự suy giảm chất lượng cuộc sống 105

Nghiên cứu “Mối liên quan của tình trạng suy yếu và suy giảm chức năng của người cao tuổi trên 80 tuổi sống trong cộng đồng ở Việt Nam”, của tác giả Thu Thi Hoai Nguyen cùng cộng sự (2021) đã báo cáo tỷ lệ suy yếu là 11,2%, suy yếu có liên quan đến suy giảm chức năng ở người cao tuổi 114

Nghiên cứu “Suy yếu và tình trạng đa bệnh của người cao tuổi sống tại cộng đồng ở Việt Nam” của tác giả Tran To Tran Nguyen và cộng sự (2022), báo cáo tỷ lệ suy yếu ở người cao tuổi trong cộng đồng là 18,1%, suy yếu có mối liên quan với đa bệnh ở người cao tuổi 106

Nghiên cứu “Tỷ lệ suy yếu và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám ở phòng khám lão khoa ở nông thôn và thành thị”, của tác giả Thanh Huan Nguyen và cộng sự (2022), đã báo cáo tỷ lệ suy yếu là 28% (nông thôn 26%, thành thị 30%; p = 0.220) 115

Nghiên cứu: “Tỷ lệ thiếu cơ và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân đến khám tại phòng khám lão khoa ở Việt Nam: Một nghiên cứu cắt ngang” tác giả báo cáo tỷ lệ thiếu cơ là 54,7% theo tiêu chuẩn chẩn đoán AWGS 2019, và 40.5% theo tiêu chuẩn FNIH Thiếu cơ có liên quan đến tuổi, giới nam, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh phổi mạn tính, giảm hoạt động thể lực 116

Qua nghiên cứu y văn chúng tôi nhận thấy cho tới nay tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ suy yếu và thiếu cơ cũng như đánh giá giá trị của phương pháp sàng lọc theo tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ của Hiệp hội thiếu cơ châu Á(Asia Working Group on Sarcopenia - AWGS) ở quần thể người cao tuổi Đồng thời cũng chưa có báo cáo về mối liên quan của suy yếu, thiếu cơ đến các kết cục bất lợi ở người cao tuổi Tình trạng suy yếu, thiếu cơ có liên quan đáng kể đến việc tăng cường sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tỷ lệ tử vong và các kết cục bất lợi đi kèm như ngã, nhập viện, lệ thuộc về thể chất và tinh thần Do đó, người cao tuổi nên được đánh giá về khả năng mắc các hội chứng lão khoa như suy yếu,thiếu cơ để có thể phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các kết cục bất lợi.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn, sử dụng 2 thiết kế nghiên cứu theo từng giai đoạn, phù hợp với các mục tiêu nghiên cứu:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu mô tả cắt ngang (mục tiêu 1 và 2)

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu trên hai nhóm đối tượng nghiên cứu có tình trạng thiếu cơ và/hoặc có tình trạng suy yếu, và nhóm đối tượng không có suy yếu, thiếu cơ và ghi nhận kết cục sau 6 tháng(mục tiêu 3).

Đối tượng nghiên cứu

- Dân số mục tiêu: Người cao tuổi (≥ 60 tuổi) 10 đang sinh sống trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

- Dân số nghiên cứu: Người cao tuổi (≥ 60 tuổi) 10 đang sinh sống trên địa bàn Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm thực hiện nghiên cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 11/2020 đến tháng 06/2021 tại các Trạm Y tế thuộc Trung tâm Y tế Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh.

- Giai đoạn 1: Mô tả cắt ngang, thời gian từ tháng 11/2020 - 12/2020.

- Giai đoạn 2: Đoàn hệ tiến cứu, theo dõi người cao tuổi thời gian từ tháng 11/2020 - 06/2021.

Cỡ mẫu của nghiên cứu

2.4.1 Giai đoạn nghiên cứu cắt ngang Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ:

- Z: trị số phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95%, Z = 1,96.

- α: xác suất sai lầm loại I.

- DE: Hệ số thiết kế = 2 (được sử dụng khi lấy mẫu trên cộng đồng).

- p: trị số ước đoán để ước lượng cỡ mẫu.

+ Với p=0,1 là tỷ lệ thiếu cơ đánh giá dựa trên tiêu chuẩn AWGS theo kết quả nghiên cứu của tác giả V Therakomen và cộng sự về tỷ lệ thiếu cơ của người cao tuổi trong cộng đồng tại Thái Lan (2020) 117 → n = 277 mẫu nghiên cứu + Với p=0,217 là tỷ lệ suy yếu trong nghiên cứu của Anh Trung Nguyen (2019) về suy yếu trên người cao tuổi trong cộng đồng người cao tuổi Việt Nam 105 → n = 524 mẫu nghiên cứu.

Dựa trên cỡ mẫu ước lượng, dự trù mất mẫu 10% cỡ mẫu tối thiểu cần thu thập trong nghiên cứu đang tiến hành lựa chọn là 577 mẫu nghiên cứu.

2.4.2 Giai đoạn nghiên cứu đoàn hệ Áp dụng cỡ mẫu được tính theo công thức cho nghiên cứu đoàn hệ:

- Sai lầm loại 1 (α) với độ tin cậy 95% (α=0,05).

- Tỉ số nguy cơ (RR).

- p1: Tỷ lệ bệnh trong nhóm không phơi nhiễm.

+ Theo các nghiên cứu ghi nhận

• Tỷ lệ té ngã trung bình gặp ở 10% người cao tuổi và việc thường lặp đi lặp lại 118

• Tỷ lệ nhập viện ở người cao tuổi ghi nhận theo nghiên cứu của Nunes

BP và cộng sự (2017) là 17,7% 119

• Tỷ lệ tử vong gặp ở người cao tuổi ghi nhận theo nghiên cứu của tác giả Pedro Abizanda và cộng sự (2013) là 10,6% 120

+ Nhóm nghiên cứu ước đoán đối với người cao tuổi, tỷ lệ té ngã, nhập viện, tử vong, cũng như các biến số khác về sức khỏe chung đối với người cao tuổi trong cộng đồng là khoảng 15% Chọn p1 = 0,15.

+ Theo tổng hợp của các nghiên cứu trước đó, nguy cơ té ngã, nhập viện, tử vong của người cao tuổi có thiếu cơ, suy yếu là cao hơn so với người cao tuổi không bị thiếu cơ, suy yếu, dao động từ 2 - 5 lần 23 Chọn RR=2.

+ n2 (nhóm phơi nhiễm: có tình trạng thiếu cơ và/hoặc có tình trạng suy yếu ) = 161.

- Dự trù mất mẫu ở mỗi nhóm 10% Vậy tổng mẫu ghi nhận là: n1 = n2 = 179 → n = 358.

Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc

- Tuổi (năm): Tuổi là biến định lượng tính tuổi từ năm sinh đến lúc ghi nhận trong nghiên cứu.

+ Nhóm tuổi được chia làm 03 nhóm tuổi 19 :

- Giới: Giới tính là biến nhị giá, có giá trị:

- Hoàn cảnh sống gia đình: Hoàn cảnh gia đình là biến nhị giá, chia làm 2 giá trị:

• Sống với người thân (trong độ tuổi lao động)

• Sống một mình (đơn thân), hoặc người cao tuổi khác 66

- Hút thuốc lá: gọi là có hút thuốc lá khi có hút ≥5 điếu mỗi ngày từ 1 tháng trở lên 115 Là biến nhị giá có giá trị:

- Chỉ số khối cơ thể (BMI), là biến thứ tự được xác định bằng công thức:

Phân chia nhóm BMI gồm có 4 giá trị (theo phân loại BMI dùng chẩn đoán béo phì cho người châu Á trưởng thành) 121 :

• Bình thường khi BMI từ 18,5-

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019 - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.1. Tháp dân số Việt Nam, 2009 và 2019 (Trang 17)
Hình 1.2. Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.2. Sự phát triển của suy yếu liên quan đến tuổi (Trang 22)
Hình 1.3. Cơ chế bệnh học của suy yếu - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.3. Cơ chế bệnh học của suy yếu (Trang 24)
Hình 1.4. Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Fraity Scale - CFS) “Nguồn: Elsa Dent, 2016” 39 - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.4. Thang điểm lâm sàng đánh giá suy yếu (Clinical Fraity Scale - CFS) “Nguồn: Elsa Dent, 2016” 39 (Trang 29)
Hình 1.5. Cơ chế bệnh học của thiếu cơ - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.5. Cơ chế bệnh học của thiếu cơ (Trang 31)
Hình 1.6. Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA của một phụ nữ 84 tuổi được chẩn đoán - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.6. Hình ảnh phân tích cơ mỡ trên DXA của một phụ nữ 84 tuổi được chẩn đoán (Trang 33)
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thiếu cơ - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán xác định thiếu cơ (Trang 39)
Bảng 1.2. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiện động tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Bảng 1.2. Các kĩ thuật xác định khối lượng, sức mạnh và khả năng thực hiện động tác của cơ sử dụng trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng (Trang 40)
Hình 1.7. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thiếu cơ - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 1.7. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến thiếu cơ (Trang 47)
Bảng 2.2. Giá trị sức mạnh bàn tay hiệu chỉnh theo giới và BMI - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Bảng 2.2. Giá trị sức mạnh bàn tay hiệu chỉnh theo giới và BMI (Trang 64)
Hình 2.1. Tư thế thực hiện test đo Cơ lực tay - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 2.1. Tư thế thực hiện test đo Cơ lực tay (Trang 67)
Hình 2.2. Test tốc độ đi bộ bình thường - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 2.2. Test tốc độ đi bộ bình thường (Trang 68)
Hình 2.4. Lực kế cầm tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1 - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Hình 2.4. Lực kế cầm tay Jamar TM Hidraulic Hand Dynamometer 5030 J1 (Trang 75)
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu và phương tiện nghiên cứu - nghiên cứu các yếu tố liên quan và giá trị tiên lượng kết cục bất lợi của suy yếu thiếu cơ ở người cao tuổi 1
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu và phương tiện nghiên cứu (Trang 77)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w