tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân rối loạn trầm cảm chủ yếu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các nghiên cứu về rối loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân rốiloạn trầm cảm chủ yếu .... Trong một nghiên cứu ở nhómbệnh nhân rối loạn khí sắc mức độ trung bình-nặng chưa được sử dụng

Trang 1

VŨ ĐỨC NGUYÊN

TỶ LỆ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC VÀCÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN

RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS BS NGÔ TÍCH LINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Cácsố liệu kết quả nghiên cứu chưa từng được ai khác công bố trong bất kì côngtrình nào trước đó hay được báo cáo trong bất kì luận văn tốt nghiệp đại học,sau đại học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại họckhác Các số liệu kết quả trong luận văn được thu thập, nhập số liệu và phântích một cách rõ ràng, trung thực và minh bạch.

TP Hồ Chí Minh ngày 10 tháng 09 năm 2022Người viết báo cáo

Vũ Đức Nguyên

Trang 4

1.1 Đại cương về rối loạn trầm cảm chủ yếu 3

1.2 Đại cương về rối loạn chức năng tình dục 14

1.3 Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tình dục và rối loạn trầm cảm chủ yếu 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Thiết kế nghiên cứu .23

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 23

2.3 Đối tượng nghiên cứu 23

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 24

2.5 Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc .25

Trang 5

2.7 Quy trình nghiên cứu 31

2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu .31

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu .33

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34

3.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu 34

3.2 Đặc điểm lâm sàng của rối loạn trầm cảm chủ yếu 38

3.3 Tỉ lệ và đặc điểm rối loạn chức năng tình dục .42

3.4 Các yếu tố liên quan giữa rối loạn chức năng tình dục và rối loạn trầm cảmchủ yếu .44

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 49

4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu 49

4.2 Tỉ lệ và đặc điểm của rối loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân mắc rốiloạn trầm cảm chủ yếu 53

4.3 Đặc điểm và yếu tố liên quan giữa rối loạn chức năng tình dục và rối loạntrầm cảm chủ yếu 55

4.4 Điểm mạnh của đề tài 60

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

RLCNTD Rối loạn chức năng tình dụcRLLC Rối loạn lƣỡng cực

RLTCCY Rối loạn trầm cảm chủ yếu

Trang 7

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH-VIỆT

KÍ HIỆU/ VIẾT

CANMAT Canadian Network for

Mood and Anxiety Treatments

Mạng lưới Điều trị Lo âuvà Khí sắc Canada

Rating Scale

Thang đánh giá trầm cảmHamilton

Các thuốc ức chế menmonoamine oxidase

SNRIs Serotonin-norepinephrine

reuptake inhibitors

Các thuốc ức chế tái hấpthu serotonin norepinephrine.

SSRIs Selective serotonin reuptake

Các thuốc ức chế tái hấpthu serotonin chọn lọc

thần, bản thứ 5(DSM-5)

thần, bản thứ 4(DSM-IV)

Trang 8

Chỉ số chức năng tình dụcnữ giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các nghiên cứu về rối loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân rối

loạn trầm cảm chủ yếu 21

Bảng 2.1 Các biến số trong nghiên cứu 26

Bảng 3.1 Đặc điểm tuổi dân số nghiên cứu 40

Bảng 3.2 Đặc điểm nhân khẩu học (N =104) 42

Bảng 3.3 Tuổi khởi phát giai đoạn trầm cảm đầu tiên 44

Bảng 3.4 Đặc điểm tiền sử bệnh rối loạn trầm cảm chủ yếu 44

Bảng 3.5 Các bệnh lý đồng mắc và rối loạn sử dụng chất 45

Bảng 3.6 Triệu chứng lâm sàng giai đoạn trầm cảm hiện tại 46

Bảng 3.7 Mức độ nặng theo thang điểm Ham D- 17 47

Bảng 3.8 Điểm ASEX trung bình 48

Bảng 3.9 Tỉ lệ từng giai đoạn bị ảnh hưởng dựa vào thang điểm ASEX 49

Bảng 3.13 Các yếu tố liên quan với rối loạn chức năng tình dục trên bệnhnhân rối loạn trầm cảm chủ yếu (n= 104) 53

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Nhóm tuổi trong nghiên cứu 41Biểu đồ 3.2 Phân bố giới tính trong mẫu nghiên cứu 42Biểu đồ 3.3 Tỉ lệ rối loạn chức năng tình dục ở hai giới 48

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 37

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Điều trị RLTCCY và quản lý RLCNTD : Tổng hợp các thuốc chốngtrầm cảm và thuốc sử dụng kèm 14Hình 1.2 Các yếu tố kích thích và ức chế trung tâm 19

Trang 14

MỞ ĐẦU

Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) là một trong những rối loạn tâmthần phổ biến Theo thống kế của Tổ chức y tế thế giới (TCYTTG), năm 2019có 280 triệu người mắc rối loạn này, trong đó có 23 triệu trẻ em và thanhthiếu niên.1 Trong 3 năm gần đây cùng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, tỷ lệ RLTCCY của dân số chung đã tăng lên đến hơn 25%.2 RLTCCY ảnhhưởng lớn đến sức khỏe thể chất, chức năng xã hội của người bệnh, gây suygiảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

Rối loạn chức năng tình dục (RLCNTD) khá thường gặp trong cộngđồng Nghiên cứu lớn trong cộng đồng tại Hoa Kì báo cáo có đến 30% namgiới mắc phải các RLCNTD, trong đó xuất tinh sớm với 21% là thường gặpnhất3 Tần suất RLCNTD cao hơn hẳn ở nhóm bệnh nhân mắc bệnh lý liênquan đến sức khoẻ tâm thần.4

Nhiều nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra rằngRLCNTD có liên quan đáng kể với trầm cảm Trong một nghiên cứu ở nhómbệnh nhân rối loạn khí sắc mức độ trung bình-nặng chưa được sử dụng thuốc,có đến 72% bệnh nhân RLTCCY và 77% bệnh nhân rối loạn lưỡng cực(RLLC) mất hứng thú tình dục.5 RLTCCY được điều trị bằng các thuốcchống trầm cảm Thời gian điều trị kéo dài, có thể lên đến nhiều tháng, nhiềunăm và yêu cầu có sự phối hợp hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ Các thuốcức chế tái hấp thu có chọn lọc Serotonin (SSRIs) dần thay thế các thuốcchống trầm cảm ba vòng (TCAs) SSRIs có ít tác dụng phụ hơn TCAs Tuynhiên, một trong những tác dụng phụ thầm lặng của các thuốc SSRIs lại làgây suy giảm, thậm chí rối loạn chức năng về tình dục Việc đánh giá tần suấtRLCNTD ở bệnh nhân RLTCCY bị phức tạp bởi cả thuốc và chính bản thâncủa bệnh đều có ảnh hưởng đến chức năng tình dục Tình dục là một trong

Trang 15

những chức năng cơ bản của con người Cùng với sức khoẻ thể chất và sứckhoẻ tinh thần, tình dục còn được biết đến là sức khoẻ xã hội, cả ba đều lànhững khía cạnh quan trọng trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống.6 Chínhvì vai trò quan trọng của tình dục nói chung hay chức năng tình dục nói riêng,trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá chức năngtình dục trên những bệnh nhân RLTCCY, vừa chịu ảnh hưởng từ trầm cảm,vừa bị tác động bởi tình trạng RLCNTD Hiện nay tại Việt Nam, theo hiểubiết của chúng tôi, chưa có nghiên cứu đánh giá RLCNTD trên đối tượngbệnh nhân RLTCCY Do đó chúng tôi thực hiện nghiên cứu "Tỉ lệ rối loạnchức năng tình dục và khảo sát yếu tố liên quan trên bệnh nhân mắc rối loạntrầm cảm chủ yếu" nhằm xác định tỉ lệ bệnh nhân trầm cảm có RLCNTD,đồng thời xác định các yếu tố khác trên lâm sàng có ảnh hưởng đến mối liênhệ giữa RLCNTD và RLTCCY.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

1 Xác định tỉ lệ bệnh nhân mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu có rối loạnchức năng tình dục.

2 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mối liên quan giữa rối loạn trầmcảm chủ yếu và rối loạn chức năng tình dục.

Trang 16

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.1 Đại cương về rối loạn trầm cảm chủ yếu

Rối loạn trầm cảm chủ yếu (RLTCCY) là một rối loạn phổ biến gây ra đaukhổ đáng kể, suy giảm chức tâm lý xã hội và làm gia tăng tỷ lệ tử vong Mặcdù hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả nhưng rối loạn này vẫnchưa được nhìn nhận đúng đắn dẫn đến việc điều trị bị trì hoãn Một số yếu tốgóp phần vào việc này đến từ sự kỳ thị đối với trầm cảm và sự thiếu đánh giámột cách hệ thống về các triệu chứng trầm cảm đến từ các chuyên gia chămsóc sức Bên cạnh những gánh nặng trực tiếp về tâm lý- xã hội, RLTCCY cònlàm tăng nguy cơ mắc các bệnh y khoa khác, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.Theo Tổ chức Y tế Thế giới, RLTCCY nằm trong nhóm có gánh nặng bệnhtật hàng đầu toàn cầu.7

1.1.1 Dịch tễ học

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính 3,8% dân số mắcRLTCCY, bao gồm 5% người trưởng thành (4% nam giới và 6% nữ giới), và5,7% người trên 60 tuổi mắc bệnh Khoảng 280 triệu người trên thế giới mắcRLTCCY.7

Trầm cảm phổ biến ở nữ hơn so với nam Trên thế giới, khoảng 10% phụnữ mang thai và sau sinh mắc trầm cảm Hơn 700 000 người chết vì tự sátmỗi năm Tự sát là nguyên nhân đứng thứ tư trong các những nguyên nhângây tử vong ở lứa tuổi 15 đến 29.7

Tuổi khởi phát trung bình của RLTCCY khoảng 40 tuổi, với khoảng 50%

Trang 17

bắt đầu khi còn nhỏ hoặc về già Một vài số liệu thống kê về dịch tễ học gợi ýrằng tần suất mắc RLTCCY đang có xu hướng trẻ hoá, nghĩa là tỉ lệ người trẻmắc bệnh ngày càng tăng RLTCCY thường xảy ra trên đối tượng ngườikhông có những mối quan hệ thân thiết và trên những người đã ly dị hoặcđang sống li thân Hiện chưa chứng minh được sự liên quan giữa tình trạngkinh tế- xã hội và RLTCCY Trầm cảm có thể phổ biến hơn ở những nôngthôn hơn là thành thị Tuy nhiên, những nghiên cứu tổng hợp gần đây lạikhông tìm thấy sự khác biệt kể trên Có thể do ảnh hưởng từ công nghệ và sựtoàn cầu hoá đã góp phần thu hẹp khoảng cách bối cảnh giữa khu vực thànhthị và nông thôn.

Sự khác biệt về chủng tộc và giữa các dân tộc hiện đang còn là thách thứclớn để đánh giá, phụ thuộc nhiều vào cách thức nghiên cứu, cách tiếp cận.

1.1.2 Đặc điểm sinh học thần kinh của trầm cảm

Từ thời Kraeplin, nhiều nghiên cứu thực hiện trên não bộ, cơ thể và hành vicủa những bệnh nhân trầm cảm để tìm ra nguyên nhân bệnh học củaRLTCCY Với sự hỗ trợ và phát triển của công nghệ, bao gồm những hìnhảnh rõ nét hơn, nghiên cứu về gen đã phần nào vén màn bức màn bí ẩn đằngsau nguyên nhân của trầm cảm

Trầm cảm là một rối loạn của sự cân bằng nội môi

Trầm cảm và trục hạ rồi - tuyến yên- tuyến thượng thận Hơn 50 nămtrước, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận ở bệnh nhân RLTCCY só sự gia tănghoạt động quá mức của trục hạ đồi- tuyến yên- tuyến thượng thận (trục HPA).So sánh với nhóm chứng, những bệnh nhân RLTCCY có nồng độ cortisaltăng cao hơn 24 giờ Bằng chứng trục HPA tăng hoạt được ghi nhận ở 20-40% bệnh nhân trầm cảm điều trị ngoại trú và 40-60% bệnh nhân điều trị nội

Trang 18

trú Sự tăng tiết cortisol đến từ việc gia tăng hóc môn tăng tiết corticotropin(CRH) từ vùng hạ đồi, cùng với việc giảm ức chế ngược, sự gia tăng hoạtđộng của trục HPA là một trong những đặc trưng của phản ứng với stress trênđộng vật có vú và là một trong những mỗi liên hệ rõ rệt nhất giữa trầm cảm vàstress mãn tính Tăng cortisol máu ở trầm cảm gợi ý một hoặc nhiều trungtâm bị ảnh hưởng: giảm trương lực ức chế serotonin, tăng tác động từnorepinephrine, acetylcholine (Ach), hoặc CRH, giảm ức chế ngược từ vùnghải mã Một số nghiên cứu trên bệnh nhân RLTCCY chỉ ra rằng lịch sử nhữngsang chấn sớm trong cuộc đời có liên quan đến tăng hoạt động trục HPA vàtheo sau đó là những thay đổi về cấu trúc (như là teo hoặc giảm thể tích) ởvùng võ não.8

Tuyến giáp.

Khoảng 5-10% bệnh nhân RLTCCY trước đây đã từng có rối loạn chứcnăng tuyến giáp chưa được phát hiện, biểu hiện bằng sự tăng nồng độ hócmôn kích thích tuyến giáp (TSH) 8

Yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não bộ (BDNF).

Một vài protein tăng trưởng, cụ thể yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ nãobộ chịu trách nhiệm cho việc duy trì các tế bào thần kinh ở não bộ, và sự rốiloạn gây nên sự giảm sút về kích thước và số lượng tế bào thần kinh Yếu tốnày khó mà đo đạc và đánh giá trên người sống Trên thực nghiệm ở tử thinhững người chết vì tự sát, nồng độ BDNF trung bình ở vùng vỏ não trước vàhồi hải mã thấp hơn so với nhóm chứng Nghiên cứu gián tiếp ở người sống,cho thấy nồng độ BDNF cao hơn ở những bệnh nhân đáp ứng với thuốcchống trầm cảm.8

Trang 19

Serotonin: hầu hết các thuốc chống trầm cảm hiện nay đều hoạt động dựatrên serotonin nhiều hơn norepinephrine Các nghiên cứu cho thấy việc thiếuhụt serotonin có thể thúc đẩy vào trầm cảm, và một số bệnh nhân có xungđộng tự sát có nồng độ serotonin trong dịch não tuỷ thấp hơn.8

Norepinephrine: vai trò của hệ thống norepinephrine trong trầm cảm cóliên quan đến việc điều hoà giảm sự nhạy của các thụ thể b- adrenergic Vàthụ thể b2 tiền synap dường như cũng có vai trò, khi sự kích hoạt của nhữngthụ thể này gây nên sự sụt giảm lượng norpeinephrine tiết ra Thụ thể b2 tiềnsynap cũng hiện diện trên tế bào thần kinh serototnin và điều hoà lượngserotonin tiết ra.8

Dopamine: hoạt động của hệ thống dopamin bị suy giảm ở bệnh nhân trầmcảm và tăng hoạt khi trong trạng thái hưng cảm Một số thuốc làm giảm nồngđộ dopamine, bao gồm reserpine, cũng như các bệnh liên quan đến thiếu hụtdopamin như bệnh Parkinson, đều gây nên triệu chứng trầm cảm Ngược lại,những thuốc làm tăng nồng độ dopamin như tyrosin, amphetamine,bupropion, làm giảm triệu chứng trầm cảm.8

Các chất dẫn truyền thần kinh khác:

Acetylcholine (ACh): nồng độ cholin bất thường được tìm thấy khi sinhthiết tử thi một số bệnh nhân trầm cảm, cholin là tiền chất của acetylcholine.Kích hoạt hệ cholinergic có thể gây ra thay đổi hoạt động trục HPA, gây biểuhiện tương tự những bệnh nhân trầm cảm nặng.8

y-aminobutyric (GABA): có hiện ứng ức chế lên hệ thống vỏ não, đặc biệtlà trung não vỏ não và trung não hệ viền Giảm GABA trong huyết thanh,dịch não tuỷ và nồng độ GABA trong não thấp cũng được quan sát thấy ởbệnh nhân trầm cảm.8

Trang 20

Glutamate và glycin: hai amino acid này đóng vai trò chính trong việc kíchthích và ức chế các chất dẫn truyền thần kinh khác trên hệ thần kinh trungương Gluatamate và glycin gắn vào thụ thể NMDA Những nghiên cứu gầnđây cho thấy thuốc đồng vận thụ thể NMDA có tác dụng điều trị trầm cảm.8

1.1.3 Chẩn đoán

Hiện tại, có hai hệ thống lớn thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnhlý rối loạn tâm thần phổ biến, đó là Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê các Rốiloạn Tâm thần, ấn bản thứ năm (DSM- 5)9, xuất bản năm 2013 của Hiệp hộiTâm thần học Hoa Kì và Sổ tay phân loại bệnh tất quốc tế, ấn bản thứ 10(ICD- 10).

Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạntrầm cảm chủ yếu theo DSM- 5, cụ thể:

A Năm (hoặc hơn) các triệu chứng dưới đây, hiện diện trong suốt mộtkhoảng thời gian 2 tuần và gây nên sự thay đổi so với chức năng trước đây Ítnhất 1 trong số các triệu chứng phải bao gồm: (1) khí sắc trầm cảm và (2) mấtquan tâm hoặc hứng thú.

Ghi chú: Không liệt kê các triệu chứng mà đã rõ ràng quy cho một bệnh lýy khoa khác.

(1) Khí sắc trầm cảm hầu như cả ngày và gần như mỗi ngày, do chính bệnhnhân kể lại (VD: cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng…) hoặc đượcquan sát bởi người khác (VD: dễ khóc) (Lưu ý: ở trẻ em và trẻ vị thànhniên, có thể là khí sắc dễ bực tức).

Trang 21

(2) Giảm quan tâm hứng thú rõ rệt ở tất cả, hoặc hầu như tất cả, các hoạtđộng hầu như cả ngày và gần như mỗi ngày (được BN kể lại hoặc được quansát thấy bởi người khác).

(3) Sụt cân rõ rệt khi không ăn kiêng hoặc tăng cân (Vd: thay đổi 5% cânnặng hoặc hơn trong 1 tháng) hoặc giảm hoặc tăng ngon miệng gần như mỗingày (Lưu ý: ở trẻ em, có thể không tăng cân ở mức bình thường).

(4) Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, xảy ra hầu như hàng ngày.

(5) Kích động hoặc chậm chạp tâm thần – vận động hầu như hàng ngày (cóthể quan sát thấy được bởi những người xung quanh, không phải hạn chế ởnhững cảm giác chủ quan thấy bồn chồn hoặc buồn bã trong lòng).

(6) Mệt mỏi hoặc mất sinh lực hầu như hàng ngày.

(7) Cảm giác thấy mình vô dụng, không có giá trị hoặc tự thấy tội lỗi quáđáng hoặc quá mức một cách không phù hợp (có thể là hoang tưởng) hầu nhưhàng ngày (không phải chỉ đơn thuần là ân hận, tự trách mình hoặc tự cảmthấy bản thân có lỗi khi mắc bệnh).

(8) Do dự, giảm năng lực tập trung và suy nghĩ, hầu như hàng ngày (có thểdo chính bệnh nhân kể lại hoặc do người chung quanh thấy được).

(9) Ý nghĩ về cái chết tái diễn nhiều lần (nhưng không chỉ đơn thuần làbệnh nhân sợ chết), ý tưởng tự tử tái diễn nhiều lần nhưng không có kế hoạchcụ thể nào, hoặc có toan tính tự tử, hoặc có kế hoạch cụ thể để thực hiện việctự tử.

B Các triệu chứng gây nên sự đau khổ rõ rệt về mặt lâm sàng hoặc làmsuy giảm các chức năng về mặt xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực quantrọng khác.

Trang 22

C Giai đoạn này không gây ra bởi tác động sinh lý của một chất hoặc củamột bệnh lý y khoa khác.

Ghi chú: Các tiêu chuẩn A - C đại diện cho 1 giai đoạn trầm cảm chủ yếu.Ghi chú: Các đáp ứng đối với một mất mát to lớn (mất người thân, phá sản,tổn thất do thiên tai, bệnh nặng hoặc tàn tật) có thể bao gồm cảm giác buồnrầu, sự nghiền ngẫm về mất mát, mất ngủ, ăn kém ngon và sụt cân như trongtiêu chuẩn A, có thể giống với một giai đoạn trầm cảm Mặc dù những triệuchứng này có thể hiểu được hoặc được coi là phù hợp với sự mất mát, nhưngsự hiện diện của một giai đoạn trầm cảm chủ yếu bên cạnh những đáp ứngbình thường với mất mát nên được xem xét cẩn trọng Quyết định này bắtbuộc đòi hỏi thực hiện việc đánh giá về mặt lâm sàng dựa trên tiền sử cá nhâncũng như các chuẩn mực văn hoá về sự biểu hiện đau khổ trong bối cảnh mấtmát.

D Giai đoạn trầm cảm chủ yếu này không được giải thích tốt hơn bởi rốiloạn cảm xúc phân liệt, tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạnhoang tưởng hoặc phổ tâm thần phân liệt chuyên biệt hoặc không chuyên biệt,và các rối loạn tâm thần khác.

E Chưa từng có giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ.

Ghi chú: Sự loại trừ này không được áp dụng nếu giai đoạn hưng cảm hoặchưng cảm nhẹ gây ra do tác dụng của một chất hoặc do tác động sinh lý củamột bệnh lý y khoa khác.

1.1.4 Đánh giá mức độ

Đánh giá mức độ nặng của giai đoạn trầm cảm chủ yếu, DSM-5 chia ra 3mức độ nhẹ, trung bình và nặng Sự phân loại này dựa số lượng triệu chứng,

Trang 23

sự nặng nề của các triệu chứng và mức độ suy giảm chức năng mà chúng gâyra.9 Sự phân độ này phụ thuộc nhiều vào phán đoán và kinh nghiệm của nhàlâm sàng Để thuận tiện trong việc nghiên cứu, việc sử dụng các thang điểmthường được áp dụng vì tính thống nhất cũng như cụ thể mà các thang đo đemlại Nghiên cứu của chúng tôi sử thang đánh giá trầm cảm của Hamilton(HDRS) Thang này được viết bởi Max Hamilton từ những năm 1950 Banđầu công cụ này được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị của thuốc chốngtrầm cảm.10 Trong hơn 40 năm, công cụ này vẫn được coi là ―tiêu chuẩnvàng‖ trong việc đánh giá hiệu quả điều trị trầm cảm.11

Vào năm 2021, tác giảNguyễn Đào Uyên Trang và cs.12 đã chuẩn hoá thang đo HDRS này để sửdụng trên đối tượng bệnh nhân RLTCCY tại Việt Nam Điểm cắt được sửdụng trong nghiên cứu này là 8 điểm,13 tương tự nghiên cứu của MarkZimmerman.

- Tổng điểm từ 0 đến 7: không có trầm cảm.- Tổng điểm từ 8 đến 16: trầm cảm nhẹ.

- Tổng điểm từ 17 đến 23: trầm cảm trung bình.- Tổng điểm từ 24 trở lên: trầm cảm nặng.

1.1.5 Đặc điểm, triệu chứng lâm sàng

Khí sắc trầm của một giai đoạn trầm cảm khác biệt xa so với những thayđổi của tâm trạng trước những thăng trầm của cuộc sống hàng ngày (cụ thểnhư có thể buồn tạm thời nhưng thường có thể thuyên giảm khi tình huốngđược khắc phục) Khí sắc trầm của một giai đoạn trầm cảm mang tính kháchquan (tức là có thể quan sát được từ bên ngoài) và kéo dài chiếm hầu hết(>50%) thời gian mỗi ngày Bệnh nhân thường mô tả tâm trạng như một cảmgiác vô vọng sâu sắc hoặc sự trống rỗng bên trong Ở những người chưa

Trang 24

trưởng thành (ví dụ như trẻ em, người thiểu năng trí tuệ), biểu hiện của khísắc trầm có thể là cáu kỉnh, dễ cáu gắt 14

Giảm hứng thú là tiêu chí quan trọng thứ hai của trầm cảm Sự khởi phátâm thầm của nó khi không có biểu hiện của khí sắc trầm làm giảm khả năngnhận biết sự hiện diện của một giai đoạn trầm cảm Những người biết rõ vềbệnh nhân (ví dụ: các thành viên trong gia đình) sẽ rất hữu ích vô trong việccung cấp dữ liệu lâm sàng cần thiết để thiết lập tiêu chí này.14

Sự thay đổi khẩu vị và sụt cân ngoài ý muốn phản ánh các triệu chứng vềthể chất và chuyển hóa liên quan đến trầm cảm; ham muốn ăn uống, niềm vuivới món ăn yêu thích và động lực tự chăm sóc bản thân đều giảm đi.14

Các kiểu rối loạn giấc ngủ trong giai đoạn trầm cảm khác nhau tùy theotừng cá nhân Các dạng mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu hôm (khó ngủ), mấtngủ giữa hôm (thức dậy vào ban đêm) và mất ngủ giai đoạn cuối (sáng sớm)(thức giấc và khó ngủ lại) Một nhóm nhỏ bệnh nhân có các triệu chứng "thựcvật đảo ngược", trong đó việc ăn và ngủ bị đảo ngược so với kiểu mẫu điểnhình; những người này cảm thấy thèm ăn và thèm carbohydrate hơn, đồngthời kiểu ngủ của họ, so với ban đầu, có đặc điểm là ngủ quá nhiều, thườnghơn 10 giờ mỗi ngày.14

Hoạt động tâm thần vận động bị thay đổi được biểu hiện ở trạng thái kíchđộng hoặc chậm chạp Kích động tâm thần vận động là sự khó chịu bên trong(tâm thần) với thành phần vận động khách quan (biểu hiện bên ngoài), chẳnghạn như động tác vặn tay của một người già bị trầm cảm hoặc nhịp chân củamột bệnh nhân chán nản đang bực bội Chậm phát triển tâm thần vận động đềcập đến sự chậm lại đáng chú ý của tất cả các hoạt động khách quan của cơthể, bao gồm đi bộ, ăn uống, nói chuyện và cử chỉ.14

Trang 25

Mệt mỏi và mất năng lượng có thể là chủ quan, khách quan hoặc cả hai.14Quá trình suy nghĩ và nhận thức bị gián đoạn Nội dung suy nghĩ thường bịgián đoạn và những người mắc RLTCCY có thể có những suy nghĩ không tốtvề bản thân và hành động của chính họ.14

Những suy nghĩ thường xuyên về cái chết và tự tử là đặc điểm thường gặpcủa giai đoạn trầm cảm Nguy cơ tự sát tăng cao nếu một bệnh nhân có kếhoạch tự sát hoặc đã chuẩn bị và lên kế hoạch cho cái chết của chính mình (vídụ: gần đây đã lập di chúc và lên kế hoạch xử lý tài sản).14

Ngoài những triệu chứng chính được mô tả trong DSM- 5, một số lượnglớn bệnh nhân khi tìm đến điều trị còn than phiền các triệu chứng thần kinhthực vật khác, thường gặp đó là: giảm hứng thú trong tình dục, giảm khả năngtình dục, rối loạn về kinh nguyệt, than phiền trầm cảm nặng hơn vào buổisáng 8

1.1.6 Điều trị

Điều trị RLTCCY chính yếu hiện nay là sử dụng thuốc chống trầm cảmhoặc tâm lí trị liệu Bên cạnh đó, các phương pháp điều trị trầm cảm khác nhưchoáng điện (ECT), kích thích từ xuyên sọ liên tục (rTMS) cũng được sửdụng nhưng không phổ biến.15-18

Điều trị tâm lí, giáo dục về tâm lí và tự quản lí triệu chứng là khuyến cáohàng đầu với RLTCCY mức độ nhẹ.15-18 Ở những nhóm BN nặng, kết hợpđiều trị tâm lí và thuốc chống trầm cảm mang lại hiệu quả tốt hơn từngphương pháp riêng lẻ.16

Các phương pháp điều trị tâm lí được chứng minh cóhiệu quả trong quản lí RLTCCY cả giai đoạn cấp và duy trì bao gồm liệupháp nhận thức-hành vi, liệu pháp tương tác cá nhân, hoạt hóa hành vi, liệupháp nhận thức dựa vào chánh niệm 15-17

Trang 26

Thuốc chống trầm cảm được khuyến cáo là lựa chọn đầu tay cho điều trịRLTCCY mức độ từ trung bình đến nặng.15-19Các thuốc ức chế menmonoamine oxidase (MAOIs) và chống trầm cảm ba vòng (TCAs) là hainhóm thuốc chống trầm cảm đầu tiên được sử dụng Hiện nay, nhiều thuốcchống trầm cảm mới đã được tạo ra như các thuốc ức chế tái hấp thuserotonin chọn lọc (SSRIs), các thuốc ức chế tái hấp thu serotoninnorepinephrine (SNRIs), mirtazapine, trazodone, … 20 Theo y văn, các thuốcchống trầm cảm hiện tại không có sự khác nhau về hiệu quả chung, thời gianđáp ứng hoặc lợi ích về lâu dài Các thuốc chống trầm cảm khác nhau ở tínhchất dược lí, sự tương tác thuốc, các tác dụng phụ, nguy cơ hội chứng ngưngthuốc và sự dễ dàng trong điều chỉnh liều thuốc.8 Điều này làm cho trongnhững hướng dẫn điều trị hiện hành, các tác giả khuyến cáo lựa chọn thuốcchống trầm cảm cá thể hóa từng bệnh nhân dựa trên đánh giá của nhà lâmsàng, sự dung nạp và ưa thích của người bệnh.15,16

1.1.6.1 Tác dụng phụ liên quan đến thuốc chống trầm cảm

Trong một bài phân tích tổng hợp, tác giả Gartlehner và cộng sự (cs.) đãchỉ ra rằng 63% bệnh nhân RLTCCY xuất hiện ít nhất một tác dụng phụ trongsuốt quá trình điều trị thuốc chống trầm cảm.21 Mỗi thuốc chống trầm cảm sẽcó hồ sơ tác dụng phụ khác nhau Trong nhóm SSRIs, paroxetine được ghinhận có liên quan nhiều tới tăng cân và tỉ lệ các rối loạn tình dục và sertralinegây tỉ lệ tiêu chảy cao hơn thuốc khác.21 Thuốc trong nhóm SNRIs chẳng hạnnhư venlafaxine và duloxetine kém dung nạp hơn so với nhóm SSRIs nhưngtốt hơn nhóm TCAs Các tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới việc tối ưu hóa điềutrị, có thể gây nên sự không tuân thủ điều trị và ngừng thuốc.22

Trang 27

1.1.6.2 Quản lí tác dụng phụ tình dục do thuốc chống trầm cảm

Hình 1.1 Điều trị RLTCCY và quản lý RLCNTD : Tổng hợp các thuốc chốngtrầm cảm và thuốc sử dụng kèm.

Nguồn: Theraputic Advances in Psychopharmacology23

1.2 Đại cương về rối loạn chức năng tình dục

Tình dục là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống Sự hiểu biết về chứcnăng tình dục không chỉ bị ảnh hưởng bởi kiến thức y học hiện đại mà còn bởicác giá trị xã hội được hình thành và duy trì trong nền văn hóa đại chúng.

Đã có rất nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu về bí ẩn của tìnhdục cũng như quá trình phản ứng tình dục Một trong những công trình phảikể đến có đóng góp to lớn cho ngành y học giới tính đó là mô hình đáp ứngtình dục của William Masters và Virgina Johnson công bố năm 1966 Mastersvà Johnson dựa vào hơn 10,000 ghi chép trước đó về sự thay đổi sinh lý của

Trang 28

đối tượng nghiên cứu Từ đó họ đã cho ra mô hình 4 giai đoạn bao gồm :( 1)kích thích, (2) bình nguyên, (3) cực khoái, (4) thoái trào/ trơ.24,25

Giai đoạn hưng phấn: đề cập đến những phản ứng sinh lý đầu tiên nhất củaquá trình hưng phấn tình dục, đặc trưng bởi nhịp tim, thở nhanh hơn và huyếtáp gia tăng Thêm vào đó, còn có tăng trương lực cơ, co mạch máu, núm vútrở nên căng cứng hoặc xảy ra hiện tượng cương dương Những thay đổi nàythường đi kèm với hiện tượng đỏ bừng hoặc đỏ da Ở nữ, lượng máu dồn vềgây căng ứng âm vật, môi lớn, môi bé, tử cung, khiến vị trí tử cung sẽ hơinâng lên Quá trình bôi trơn âm đạo cũng xảy ra ở giai đoạn này Ở nam giới,lượng máu dồn về làm dương vật trở nên cương cứng, tinh hoàn cũng to hơn,bìu kéo chặt hơn về phía cơ thể.26

Giai đoạn bình nguyên: các phản ứng trước đó ở giai đoạn hưng phấn đượctăng cường hơn: hơi thở, lưu lượng máu, nhip tim tiếp tục tăng và trở nên ổnđịnh Căng cơ tăng lên và có thể lan đến tay, chân, mặt và các vùng khác trêncơ thể Ở nữ, khi lưu lượng máu tăng lên, thành âm đạo trở nên sẫm màu hơnvà âm vật càng nhạy cảm hơn Âm đạo mở rộng và tử cung được nâng lênhoàn toàn Các tuyến Bartholin sản xuất các chất bôi trơn ở bên trong và xungquanh âm đoạ Ở nam, tinh hoàn được kéo cao hơn vào túi bìu và dịch tiềntinh từ tuyến Cowper có thể tiết ra ở lỗ sao đầu dương vật.26

Giai đoạn cực khoái: đại diện cho đỉnh điểm hoặc cao trào nhất của sựhưng phấn, mặc dù không phải tất cả đàn ông và phụ nữ đều đạt đến giai đoạnnày Cực khoái được đánh dấu bằng các cơn co thắt cơ nhịp nhàng, không tựchủ trên khắp cơ thể cũng như cảm giác hưng phấn và giảm căng thẳng Phụnữ trải qua sự co thắt của các cơ vùng chậu xung quanh âm đạo và tử cung,sau đó là giải phóng sự căng cơ tích tụ trước đó Ở nam giới, xuất tinh/ cực

Trang 29

khoái có hai giai đoạn phản ứng tự động Trong trường hợp đầu tiên- được gọilà sự phát xạ- ống dẫn tinh, túi tinh và tuyến tiền liệt kích hoạt bóng điệu đạogiãn nở cùng với tinh dịch, với sự co cơ thắt bên trong đóng cổ bàng quang đểngăn chặn nước tiểu Trong lần thứ hai, tống xuất, các cơ xung quanh gốcdương vật co lại, đẩy tinh dịch ra ngoài.26

Giai đoạn cuối cùng là thoái trào, đánh dấu bằng việc mọi thứ quay trở vềtrạng thái ban đầu Cơ bắp thư giãn, huyết áp giảm, hô hấp, nhịp tim ở lạitrạng thái tiền kích thích Lưu lượng máu đến vùng sinh dục giảm và các môcương cứng trở về bình thường Master và Johnson cũng ghi nhận thấy namgiới có giai đoạn trơ kéo dài hơn, điều này có nghĩa là nam không thể đạt cựckhoái sớm sau khi đã đạt được cực khoái Trong khi đó nữ giới có thời giantrơ ngắn hơn, tức là có thể liên tiếp đạt cực khoái trong một khoảng thời gianngắn.26

1979, Helen Kaplan cho ra mô hình 3 pha, bao gồm: ham muốn, kích thích,và cực khoái Mô hình này đưa vào khám niệm ham muốn tình dục, nhận ravai trò quan trọng của yếu tố tâm lý trong quá trình phản ứng tình dục.

Mô hình 3 giai đoạn của Kaplan là mô hình cơ bản của một đáp ứng tìnhdục khoẻ mạnh Dựa trên mô hình này, khái niệm rối loạn chức năng tình dụcđược đưa ra: khi xuất hiện sự khó khăn xảy ra ở bất kì nào của giai đoạn hoạtđộng tình dục ham muốn, kích thích, cực khoái, đau khi quan hệ gây ảnhhưởng đến cá nhân hoặc đối tác.

1.2.1 Phân loại rối loạn chức năng tình dục

Mặc dù có nhiều hệ thống phân loại cho RLCNTD đã được đề ra, hệ thốngphân loại bệnh ICD 10 của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) và DSM- 5 bởiHội Tâm thần học Hoa Kì được sử dụng nhiều nhất hiện nay.27

Trang 30

Với ICD-10, rối loạn được chia làm hai nhóm là thực thể (sinh lý) vàkhông phải thực thể (nguyên nhân tâm lý) RLCNTD thực thể bao gồm: rốiloạn cương, co thắt âm đạo, đau khi giao hợp 10 mã RLCNTD không thựcthể bao gồm: giảm/ mất ham muốn, ghét sợ tình dục và thiếu thích thú tìnhdục, thất bại trong đáp ứng tình dục, loạn chức năng cực khoái, xuất tinh sớm,co thắt âm đạo không do nguyên nhân thực thể, đau khi giao hợp không thựctổn, xu hướng tình dục quá độ, loạn chức năng tình dục khác không do bệnhlý hoặc rối loạn thực tổn, loạn chức năng tình dục không biệt định khác màkhông do bệnh lý hoặc rối loạn thực tổn.27

Với DSM 5, khác với các ấn bản trước đó, DSM 5 không còn yêu cầu sựsong song của cả 2 giới và không còn dựa vào mô hình của Master vàJohnson25 DSM- 5 nhấn mạnh vào thời gian và mức độ nặng (tần suất) Hầuhết các RLCNTD phải tồn tại ít nhất 6 tháng và xuất hiện xấp xỉ 75% trườnghợp giao hợp để chẩn đoán có RLCNTD 8 chẩn đoán gồm: chậm xuất tinh,rối loạn cương, rối loạn cực khoái ở nữ, rối loạn hưng phấn tình dục ở nữ, rốiloạn thâm nhập/ đau vùng chậu, giảm ham muốn ở nam, xuất tinh sớm, rốiloạn do chất hoặc thuốc Hai mã chẩn đoán không chuyên biệt khác bao gồm:các RLCNTD chuyên biệt khác và RLCNTD không chuyên biệt Rối loạn sợtình dục đã bị loại bỏ vì nó ít được sử dụng và định nghĩa không đồng nhất.Rối loạn thâm nhập/ đau bao gồm hai yếu tố co thắt âm đạo và đau khi giaohợp Rối loạn giảm ham muốn nữ và rối loạn kích thích ở nữ đã bị loại bỏ vàthay thế bằng rối loạn hưng phấn tình dục, bao gồm yếu tố chủ quan của cáthể là ham muốn tình dục và hưng phấn tình dục vào trong một nhóm.

Trang 31

1.2.2 Dịch tễ của rối loạn chức năng tình dục.

Có rất ít tài liệu nói về tỷ lệ rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt ở phụ nữ.Một số nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mức độ phổ biến của chứng rốiloạn cương dương và gần đây hơn là xuất tinh sớm Tuy nhiên, có rất ít tàiliệu về mức độ phổ biến của rối loạn hứng thú và ham muốn ở nam giới vàhầu hết các khía cạnh khác của rối loạn chức năng tình dục nữ.28

Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện vào năm 1992 tại Mỹ, bao gồm1410 nam và 1749 nữ từ độ tuổi 18 đến 59, ghi nhận tỉ lệ RLCNTD trong dânsố chung, ở nữ (43%) nhiều hơn nam (31%) Trong đó, ở nữ giới, giảm hammuốn tình dục chiếm 22%, rối loạn liên quan kích thích 14%, đau khi giaohợp 7% Ở nam giới, xuất tinh sớm 21%, rối loạn cương 5% và giảm hammuốn 5%.3

Theo đồng thuận 2015, tỉ lệ RLCNTD ở nữ báo cáo có ít nhất một biểuhiện rối loạn tình dục xấp xỉ 40 -50% bất kể độ tuổi.

Hiện nay ở Việt Nam, theo hiểu biết của chúng tôi, chưa có con số dịch tễrõ ràng cho RLCNTD.

1.2.3 Cơ sở sinh học thần kinh của chu kì đáp ứng tình dục:

Chu trình đáp ứng tình dục được điều hoà bởi các chất dẫn truyền thần kinhvà các hóc-môn Các chất dẫn truyền thần kinh như là serotonin,acetylcholine, dopamine, norepineprhine, nictric oxide và các hóc-môn nhưtesosterone tác động lên những vùng chuyên biệt của não bộ như vùng hạ đồi,hệ viền và vỏ não để điều hoà chu kì đáp ứng tình dục.

Sự điều hoà đáp ứng tình dục bởi hóc-môn và các chất dẫn truyền thầnkinh

Trang 32

Hình 1.2 Các yếu tố kích thích và ức chế trung tâmNguồn:The Textbook of Clinical Sexual Medicine29

Khi nói đến tác dụng kích thích và ức chế đối với phản ứng tình dục,steroid sinh dục đóng một vai trò quan trọng Steroid sinh dục chủ yếu đượcgiải phóng ở buồng trứng, tinh hoàn và vỏ thượng thận Các hóc môn nàytham gia vào việc điều chỉnh việc tưởng tượng, ham muốn tình dục cũng nhưkhả năng đáp ứng với các kích thích tình dục Việc ức chế steroid sinh dụcthông qua việc sử dụng chất đối kháng testosterone (ví dụ: cyproteroneacetate 50–200 mg/ngày) dẫn đến ức chế rõ rệt ham muốn tình dục, cũngtương tự như tình trạng suy sinh dục ở nam giới và ở phụ nữ, nồng độandrogen thấp cũng có thể làm giảm ham muốn tình dục.

Các chất dẫn truyền thần kinh

Hệ thống dopaminergic rất quan trọng khi nói đến các khía cạnh động lựcvà khoái lạc của tình dục Nó cần thiết cho việc tạo ra khoái cảm và ham

Trang 33

dục như cương cứng và bôi trơn dương vật Nói chung, dopamine dường nhưchủ yếu có tác dụng kích thích đối với hoạt động tình dục.

Hệ thống serotonergic là một hệ thống dẫn truyền thần kinh phức tạp kếthợp bảy loại thụ thể và nhiều loại phụ khác nhau Serotonin điều chỉnh sự hàilòng, cảm giác no và thư giãn Thông qua các kết nối với tủy sống, serotoninức chế phản xạ tình dục, tức là tự động thực hiện các chức năng tình dục nhưcương cứng, bôi trơn và cực khoái (xuất tinh).

Hệ thống noradrenergic rất quan trọng để tạo ra sự kích hoạt tâm sinh lýđầy đủ cần thiết cho các phản ứng tình dục Mức noradrenergic thấp có thểdẫn đến mệt mỏi và chán ăn, trong khi mức noradrenergic cao (quá) có thểdẫn đến căng thẳng và hưng phấn quá mức.

1.2.4 Thang đánh giá trải nghiệm tình dục Arizona

Hiện có rất nhiều thang đo dùng để đánh giá chức năng tình dục nói chungvà các đặc điểm liên quan đến tình dục nói riêng, có thể kể đến:

Lượng giá chức năng tình dục nam giới (IIEF): đánh giá 5 lĩnh vực đờisống tình dục của nam giới (chức năng cương dương, độ khoái cảm, hammuốn tình dục, sự thoả mãn trong giao hợp và sự thoả mãn toàn diện), gồm15 câu hỏi.

Thang lượng giá chức năng tình dục nữ giới (FSFI): gồm 19 câu hỏi về 6lĩnh vực (ham muốn, kích thích/hưng phấn, tiết dịch âm đạo, khoái cảm, sựhài lòng, sự đau rát).

Thang trải nghiệm tình dục Arizona (ASEX): Thang ASEX đuợc giới thiệulần đầu tiên bởi các nhà nghiên cứu tại đại học Arizona tại ―Hội nghị lâmsàng về điều trị thuốc chống trầm cảm và rối loạn chức năng tình dục‖ vào

Trang 34

ngày 21 tháng 5 năm 1998 tại New York Từ đó đến nay, công cụ này đãđược sử dụng rộng rãi trên thế giới và trở thành công cụ đáng tin cậy trongviệc đánh giá chức năng tình dục của người bệnh Độ nhạy và độ đặc hiệu củathang đo trong việc xác định rối loạn chức năng tình dục lần lượt là 82% và90%.30 Thang ASEX đánh giá 5 giai đoạn của tình dục gồm ham muốn, kíchthích, sự cương cứng ở nam/ tiết dịch âm đạo ở nữ, khả năng đạt cực khoái vàthoả mãn khi đạt cực khoái Gồm 5 câu hỏi, mỗi câu hỏi có giá trị tương ứngtừ 1 đến 6, theo mức độ giảm dần Xác định có RLCNTD khi tổng điểm 5mục ASEX  19 hoặc bất cứ câu hỏi nào có điểm  5 hoặc có  3 câu hỏi đềucó điểm từ 4 trở lên.

1.3 Mối liên quan giữa rối loạn chức năng tình dục và rối loạn trầm cảmchủ yếu

Nhìn chung, rõ ràng giữa RLTCCY và RLCNTD cùng chia sẻ một số đặcđiểm chung liên quan đến cơ chế bệnh sinh và nguyên nhân Vào năm 2012,một nghiên cứu tổng hợp ghi nhận bệnh nhân mắc RLTCCY có nguy cơ tăng50-70% khả năng bị RLCNTD và ngược lại, ở bệnh nhân RLCNTD có nguycơ mắc RLTCCY tăng 130-210%.31

Dưới đây là một số nghiên cứu thực hiện đánh giá RLCNTD trên bệnhnhân mắc RLTCCY

Bảng 1.1 Các nghiên cứu về rối loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân rốiloạn trầm cảm chủ yếu

chức năng tìnhdục

Kết quả

Trang 35

Tác giả Chẩn đoán Thang công

chức năng tìnhdục

Kết quả

2 giới: 45%

Bonierbale và

2 giới: 50,4%

Kendurkar và

RLTCCY(DSM- IV- TR)

2 giới: 54%

RLTCCY VÀRLTCCY khôngđiển hình (DSM-IV- TR)

- Cực khoái:84%

Kachouchi và

RLTCCY(DSM -5)

2 giới: 76%

 Kích thích:51,6%

 Cương cứng/bôi trơn: 33%

 Cực khoái:28,33%

2 giới: 58,6%

 Kích thích:53,4%

 Cương cứng:20%

 Bôi trơn:20,7%

 Cực khoái:51,7

 Hài lòng:55,2%

Trang 36

Tác giả Chẩn đoán Thang công

chức năng tìnhdục

Kết quả

RLTCCY(ICD- 10)

2 giới: 61,9%

Từ bảng trên có thể thấy, tỉ lệ RLCNTD ở bệnh nhân mắc RLTCCY khácao, dao động từ 45- 93% tuỳ nghiên cứu Một số yếu tố đƣợc ghi nhận là cóliên quan đến RLCNTD trên bệnh nhân RLTCCY là: nữ38,39

, tuổi lớn hơnhoặc bằng 4538, có thu nhập thấp38,40, có triệu chứng cơ thể38, tình trạng hôn

khởi phát bệnh, thời gian bệnh36, các bệnh đồng mắc đi kèm39,41, rối loạn giấcngủ42, …

Trang 37

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Thiết kế nghiên cứu.

Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, mô tả, có phân tích.

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ 09/2022 đến 11/2023.Thời gian thu thập số liệu: từ 03/2023 đến 10/2023.

Địa điểm nghiên cứu: phòng khám Tâm thần kinh- Bệnh viện Đại học YDược Thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí là một bệnh viện công lậpđa khoa hạng I hoạt động theo mô hình kết hợp Trường –Viện Với 28 nămhình thành và phát triển, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhlà địa chỉ chăm sóc sức khỏe uy tín của hàng triệu người bệnh Mỗi năm,Bệnh viện tiếp nhận trung bình hơn 2 triệu lượt người khám ngoại trú (khoảng7.000 người khám/ngày), điều trị nội trú 55.000 người, phẫu thuật khoảng30.000 trường hợp.

Phòng khám Tâm thần kinh là một địa chỉ uy tín và tin cậy của nhiều bệnhnhân có vấn đề sức khỏe tâm thần Nơi đây tập trung nhiều giảng viên củaĐại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh là các chuyên gia hàng đầu khu vựcphía Nam trong lĩnh vực điều trị và quản lý các rối loạn Tâm thần như các rốiloạn khí sắc, các rối loạn lo âu, loạn thần, rối loạn sử dụng chất…

Trang 38

2.3 Đối tượng nghiên cứu2.3.1 Dân số mục tiêu

Bệnh nhân đến khám tại phòng khám Tâm thần kinh bệnh viện Đại học YDược Thành phố Hồ Chí Minh.

2.3.2 Dân số chọn mẫu

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc rối loạn trầm cảm chủ yếu dựa vào tiêuchuẩn chẩn đoán được liệt kê trong Số tay Chẩ đoán và Thống kê về các Rốiloạn Tâm thần, ấn bản thứ 5.

2.3.3 Tiêu chuẩn chọn vào

Bệnh nhân trên 18 tuổi.

Bệnh nhân không sử dụng thuốc chống trầm cảm hoặc các thuốc hướngthần khác trong vòng 2 tuần trước khi tham gia nghiên cứu.

Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.4 Tiêu chuẩn loại ra

Bệnh nhân đang có những bệnh nặng như nhồi máu cơ tim, suy tim nặng,tai biến mạch máu não chưa ổn định, lao phổi tiến triển, nhiễm trùng cấp tính,suy hô hấp.

Bệnh nhân khiếm khuyết về khả năng nghe, nói, đọc hiểu, không thể tự trảlời các câu hỏi phỏng vấn.

Bệnh nhân đồng ý tham gia vào nghiên cứu nhưng vì lý do nào đó khôngthể hoàn tất phỏng vấn cũng như không trả lời được bộ câu hỏi.

Trang 39

2.3.5 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện cho đến khi đủ mẫu cầnthiết theo thiết kế nghiên cứu

2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu

Dùng công thức ước lượng tỉ lệ của dân số để tính cỡ mẫu:

Trong đó:

là trị số từ phân phối chuẩn, bằng 1,96.

p là tần suất của rôí loạn chức năng tình dục trên bệnh nhân rối loạntrầm cảm chủ yếu Chúng tôi chọn p = 0,6 theo nghiên cứu của Thakurta.44

Bảng 2.1 Các biến số trong nghiên cứu

Trang 40

Biến số Loại biến Giá trị

Là tuổi tròn, được xác địnhbằng cách lấy năm hiện tại trừcho năm sinh trên chứng minhthư của bệnh nhân Tuổi =2023-năm sinh dương lịch Thuthập qua phỏng vấn.

Giới Biến nhị giá Được xác định dựa trên giớitính ghi trên chứng minh thưcủa bệnh nhân.

Gồm 02 giá trị: Nam, Nữ.Dân tộc Biến nhị giá Được thu thập qua phỏng vấn.

Gồm 02 giá trị:Kinh

Được xác định dựa trên phỏngvấn trực tiếp bệnh nhân lúc thuthập dữ liệu, gồm 03 giá trị: Cócông việc, Thất nghiệp, Nghỉhưu

Thất nghiệp: Là những người từ15 tuổi trở lên mà trong thờigian tham chiếu (7 ngày trướcthời điểm được phỏng vấn) hộitụ đủ các yếu tố sau: hiện

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:31

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan