1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, đánh giá quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự về biện pháp ngăn chặn “Tạm giam” theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự và nêu quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này

54 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 754,82 KB

Cấu trúc

  • I. Khái ni ệ m t ạ m giam (5)
  • II. Ý nghĩa củ a t ạ m giam trong t ố t ụ ng hình s ự Vi ệ t Nam (5)
  • III. Quy đị nh c ủ a B ộ Lu ậ t T ố t ụ ng Hình s ự năm 2015 về t ạ m giam (6)
  • PHẦN II. ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ BI ỆN PHÁP NGĂN CHẶ N T Ạ M GIAM (14)

Nội dung

Khái ni ệ m t ạ m giam

Tạm giam là BPNC trong TTHS do cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng hay bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng theo quy định của pháp luật 1

Tạm giam là một trong những BPNC có tính chất nghiêm khắc nhất trong các BPNC của TTHS Người bị áp dụng BPNC tạm giam bị cách li với xã hội trong một thời gian nhất định, bị hạn chế một số quyền của công dân 1

Ý nghĩa củ a t ạ m giam trong t ố t ụ ng hình s ự Vi ệ t Nam

Tạm giam được áp dụng đối với bị can, bịcáo trong các giai đoạn khác nhau của TTHS Vì vậy, ngoài ý nghĩa chung là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án thì ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có ý nghĩa riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng Chẳng hạn, việc tạm giam đối với bị can trong giai đoạn điều tra tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan điều tra có thể tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ từ lời khai của bị can vào bất cứ khi nào nếu thấy cần thiết mà không phải mất thời gian triệu tập nhiều lần, đồng thời cũng giúp cho việc quản lí, giám sát bị can được chặt chẽ; việc tạm giam bị cáo sau khi tuyên án nhằm đảm bảo cho việc thi hành án sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được thuận lợi Ngoài ra, BPNC tạm giam thể hiện sự kiên quyết của nhà nước cũng như góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm

1 Trường Đại học Luật Hà Nội (2022) (Chủ biên PGS.TS Hoàng Thị Minh Sơn), Giáo trình Luật TTHS Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, tr 253.

Quy đị nh c ủ a B ộ Lu ậ t T ố t ụ ng Hình s ự năm 2015 về t ạ m giam

So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 cũng có đối tượng được áp dụng BPNC tạm giam như nhau Theo đó, tại Điều 119 BLTTHS 2015 quy định

“Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo ” Theo quy định tại Điều

60 và Điều 61 khoản 1 BLTTHS 2015 thì bị can được hiểu là người bị khởi tố về hình sự, tức là người đã có Quyết định khởi tố bị can về một tội phạm được quy định trong BLHS Còn bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử

Tại Điều 119 BLTTHS 2015 đã chỉ rõ đối tượng áp dụng của BPNC tạm giam, tuy nhiên, không phải bất kì bị can, bị cáo nào cũng bị áp dụng BPNC mang tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất này, việc áp dụng biện pháp này phải dựa trên những điều kiện nhất định, đó là:

Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng (Khoản 1 Điều 119 BLTTHS 2015) Nếu bị can, bị cáo phạm vào hai loại tội phạm này thì những người có thẩm quyền ra lệnh tạm giam có thể ra lệnh tạm giam ngay mà không cần có thêm các căn cứ nào khác So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 vẫn giữ nguyên loại đối tượng này, bởi lẽ, việc áp dụng BPNC tạm giam đối với hai loại tội phạm này là thực sự quan trọng và cần thiết

Thứ hai, việc áp dụng biện pháp tạm giam trong trường hợp này phải thỏa mãn cả 02 điều kiện: Tội phạm mà bị can, bị cáo thực hiện phải là tội phạm nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên

02 năm; Phải thuộc một trong 05 trường hợp quy định từ điểm a đến điểm đ Khoản 2 Điều 119 BLTTHS 2015

So với BLTTHS 2003, các quy định về điều kiện áp dụng BPNC tạm giam nêu ở trên đã có những thay đổi như sau: Nếu như BLTTHS 2003 quy định điều kiện áp dụng là “có căn cứ cho rằng người đó có thể bỏ trốn hoặc có thể tiếp tục phạm tội” thì BLTTHS 2015 đã quy định một cách đầy đủhơn về điều kiện này tại điểm c và điểm d Việc sửa đổi, bổ sung về mặt câu chữ cũng như nội dung của điều kiện này là rất cần thiết, vì thực tế cho thấy, nhiều trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã vẫn phải bị áp dụng BPNC tạm giam Việc thay cụm từ “có thể” bằng cụm từ “có dấu hiệu” thể hiện tính pháp lý cao hơn, góp phần pháp điển hóa luật một cách chính xác Bên cạnh đó, BLTTHS 2015 còn thay thế những điều kiện hết sức chung chung trong BLTTHS 2003 như “cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử” bằng những căn cứ cụ thể Điều này đã hạn chế được hiện tượng biến tướng dùng BPNC này thay thế cho biện pháp điều tra, cũng như hạn chế tối đã sự lạm quyền trong việc áp dụng BPNC này

Thứ ba, đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã theo Khoản 3 Điều 119 BLTTHS 2015 Đây là một quy định hoàn toàn mới so với BLTTHS 2003 không quy định BLTTHS 2015 đã quy định trường hợp này thành một khoản riêng trong điều luật quy định về tạm giam Sở dĩ như vậy là do trong thực tiễn thi hành BPNC tạm giam, việc bị can, bị cáo phạm vào tội ít nghiêm trọng mà hình phạt tù từ hai năm trở xuống cũng có thể gây ra khó khăn, cản trở cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử nếu họ bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội Trường hợp này xảy ra, các cơ quan THTT sẽkhông có cơ sở pháp lý để áp dụng BPNC bị can, bị cáo

Bên cạnh đó, để đảm bảo nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, BLTTHS 2015 cũng quy định về các trường hợp đặc biệt:

Thứ nhất, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng BPNC khác (Khoản 4 Điều

119 BLTTHS 2015) Bởi lẽ, với điều kiện sinh hoạt trong trại giam thì không thể đảm bảo đầy đủ những nhu cầu thiết yếu của phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu và người bị bệnh nặng BLTTHS 2015 giữ nguyên về các đối tượng đặc biệt không bị áp dụng BPNC tạm giam như BLTTHS 2003, tuy nhiên có bổ sung cụm từ “và lý lịch rõ ràng” Việc bổsung thêm quy định này là cần thiết, nhằm bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của các cơ quan THTT

Tuy nhiên, không phải bất kì ai thuộc những đối tượng đặc biệt trên đều không bị áp dụng BPNC tạm giam BLHS 2015 quy định một cách cụ thể, rõ ràng các trường hợp mặc dù bị can, bị cáo thuộc các đối tượng đặc biệt đã nêu ở trên nhưng vẫn có thể bị áp dụng BPNC tạm giam khi vi phạm các điểm từ điểm a đến điểm d Khoản 4 BLTTHS 2015

So với BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 đã có những sửa đổi, bổ sung cụ thể và chính xác hơn Theo đó, bộ luật đã sửa đổi cụm từ “lệnh truy nã” thành

“Quyết định truy nã” cho thống nhất với các văn bản pháp luật liên quan Thay thế cụm từ mang tính chất chung chung “cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử” bằng các hành vi mang tính cụ thể, rõ ràng Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan THTT áp dụng một cách chính xác đồng thời hạn chế được tình trạng lạm quyền khi áp dụng BPNC này Đối với bị can, bị cáo phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, BLTTHS 2015 thay cụm từ “cho rằng” bằng cụm từ “xác định” nhằm nhấn mạnh tính đảm bảo sự chính xác của việc nếu không áp dụng BPNC tạm giam thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia

Thứ hai, đối với người chưa thành niên phạm tội BLTTHS 2015 quy định các BPNC trong đó có tạm giam chỉ được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp thật cần thiết So với Điều 303 BLTTHS 2003, vấn đề này đã được BLTTHS 2015 quy định một cách cụ thể, rõ ràng hơn tại Điều 419 BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm một quy định hoàn toàn mới khi áp dụng biện pháp tạm giam đối với trường hợp này tại Khoản 4 Điều 419: Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà

BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã Quy định này tạo ra cơ sởpháp lý cho các cơ quan THTT có thể áp dụng biện pháp này một cách kịp thời, tránh việc cản trở hoặc gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử

Cũng như BLTTHS 2003, BLTTHS 2015 không quy định về căn cứ áp dụng BPNC tạm giam trong điều luật quy định về tạm giam, đồng thời giữ nguyên nội dung các căn cứ đó Khi áp dụng biện pháp này, cần căn cứ vào các căn cứ chung về việc áp dụng các BPNC được quy định tại Điều 109 khoản 1 BLTTHS 2015, đó là:

ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ BI ỆN PHÁP NGĂN CHẶ N T Ạ M GIAM

Qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS 2015 về BPNC tạm giam cũng như tìm hiểu về thực tiễn áp dụng các quy định này, cho thấy thay đổi tích cực trong hoạt động THTT liên quan đến BPNC tạm giam Cụ thể:

Một là, việc áp dụng BPNC tạm giam theo quy định của BLTTHS 2015 đã mang lại những hiệu quả nhất định trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên phạm vi cả nước, đồng thời có những thay đổi tích cực về chất lượng của các hoạt động tố tụng liên quan đến BPNC tạm giam

Hai là, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan THTT, nhằm giải quyết vụ án một cách nhanh tróng, kịp thời Cùng với đó là tránh vi phạm những sai lầm có thể ảnh hưởng đến các quyền con người cũng như dẫn đến trách nhiệm bồi thường trong Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước

Ba là, góp phần đảm bảo thực hiện tốt quyền lợi của những người bị tạm giam, đảm bảo cho người bị tạm giam có điều kiện tốt nhất để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình THTT

Bên cạnh những tác động tích cực của những quy định về BPNC tạm giam được quy định trong BLTTHS 2015 đối với các hoạt động THTT, cũng như đã có sự cải thiện sửa đổi, bổ sung so với BLTTHS 2003, tác giả nhận thấy những quy định này vẫn đang tồn tại một số bất cập, hạn chế cần được khắc phục hoàn thiện, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Xét về mặt căn cứ áp dụng, với tính chất là một điều luật quy định căn cứ chung áp dụng cho tất cả các BPNC, nhưng Khoản 1 Điều 109 chưa quy định về căn cứ áp dụng đối với người bị kết án nhằm bảo đảm thi hành án nên việc quy định về việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị kết án ở giai đoạn xét xử và giai đoạn xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật như quy định tại Điều 329, Điều 347 và Điều 391 BLTTHS

2015 là chưa phù hợp và chưa bảo đảm tính thống nhất Ngoài ra, xét về mặt đối tượng áp dụng, Điều 119 BLTTHS 2015, đối tượng áp dụng biện pháp tạm giam là bị can, bị cáo Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 329, khoản 3 Điều 347 và Điều 391 BLTTHS 2015, đối tượng áp dụng biện pháp này không chỉ là bị can, bị cáo mà còn bao gồm cảngười bị kết án

Mặt khác, về căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam “không có nơi cư trú rõ ràng” Để có thể áp dụng được căn cứ này, các cơ quan THTT cần xác định được nơi cư trú của bị can, bị cáo dựa theo Điều 11 và Điều 19 Luật cư trú năm 2020 Xác định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú, còn trường hợp nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủđiều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại Trên thực tế, trong nhiều vụ án để xác định được bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh hoặc bị can, bị cáo vừa có nơi thường trú, vừa có nơi tạm trú lại có nơi đang sinh sống thì việc xác định nơi cư trú thế nào? Hay trường hợp bị can, bị cáo là người ngoại tỉnh có nơi thường trú cụ thể, đến địa bàn nơi thực hiện tội phạm đăng ký tạm trú sau đó thực hiện hành vi phạm tội

Thứ hai, căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam dựa vào việc phân loại tội phạm là chưa chặt chẽ, dẫn đến tình trạng lạm dụng việc tạm giam trong những trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng Ngoài ra, theo BLTTHS 2015 căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam dựa vào việc phân loại tội phạm đang dẫn đến một trường hợp, đó là: bị can phạm tội ít nghiêm trọng nhưng có khung hình phạt dưới 2 năm tù thì không được tạm giam, kể cả trường hợp họ có thể trốn, tiêu hủy chứng cứ, cản trở điều tra, … hoặc đã bị áp dụng các BPNC khác nhưng vi phạm, … theo căn cứ tại điểm a Khoản 2 Điều 119 BLTTHS Điều này đã gây khó khăn cho quá trình điều tra vì nếu không áp dụng tạm giam trong trường hợp này thì BPNC nào sẽ được áp dụng khi các BPNC khác đều đã được áp dụng và có vi phạm

Ngoài ra, có thật sự cần thiết áp dụng biện pháp tạm giam đối với trường hợp bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng có nơi cư trú rõ ràng, không có dấu hiệu bỏ trốn, đối tượng ăn năn hối cải, có thái độ hợp tác trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử

Thứ ba, BLTTHS 2015 quy định hạn chế tạm giam đối với người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng Khái niệm “người già yếu” và “người bị bệnh nặng” vẫn chưa được giải thích rõ ràng Thay vào đó, chỉ có khái niệm “người quá già yếu” được hướng dẫn trong Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán TANDTC Một số văn bản quy phạm pháp luật khác thì có khái niệm “người mắc bệnh hiểm nghèo” như tại Điều 8, Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/05/2018 của

Hội đồng thẩm phán TANDTC Các khái niệm không thống nhất, chưa được giải thích rõ ràng là thiếu sót, dẫn tới việc cơ quan THTT có thể đánh giá thiếu chính xác trong thực tiễn áp dụng

Thứ tư, Khoản 2 Điều 125 BLTTHS 2015 quy định việc hủy bỏ hoặc thay thế BPNC Tuy nhiên, với trường hợp tạm đình chỉ điều tra, tạm đình chỉ vụ án, hiện nay chưa có quy định rõ các BPNC đang áp dụng đối với bị can, bị cáo sẽ được xửlý như thế nào

Thứ năm về thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam BLTTHS 2015 chưa quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục tạm giam trong trường hợp hoãn phiên tòa Ví dụ như khi vụ án được đưa ra xét xử, tại phiên tòa căn cứ vào Điều 297 BLTTHS 2015 thì thẩm phán chủ tọa phiên tòa thay mặt Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa Thời hạn hoãn phiên tòa sở thẩm không được quá 30 ngày Vậy trong trường hợp này, nếu bị cáo bị áp dụng biện ngăn chặn tạm giam, thì lệnh tạm giam tiếp theo được thực hiện như thế nào? Như vậy, thực tế đã bỏ sót thẩm quyền áp dụng các biện pháp tạm giam như đã nêu ở trên, dẫn đến thiếu thống nhất trong hệ thống pháp luật

Thứ sáu, về thời hạn tạm giam, BLTTHS 2015 chưa quy định thời hạn tạm giam khi có Quyết định tạm đình chỉ điều tra theo điểm c Khoản 1 Điều

229 BLTTHS Ngoài ra, trong giai đoạn xét xử, tại Khoản 2 Điều 278 quy định “Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xửquy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này” So với các quy định tại Điều 277 BLTTHS thì quy định này chưa phù hợp, vì tại Khoản 1 Điều

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w