1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề 1 phân tích, đánh giá quy định của bộ luật tố tụng hình sựvề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và nêu quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và nêu quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này
Tác giả Trần Mai Linh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tố Tụng Hình Sự
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 330,88 KB

Nội dung

Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sựvề khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và nêu quanđiểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này.. MỞ ĐẦUTrong thực tế ghi

lOMoARcPSD|38482106 BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ II, năm học 2021 - 2022 Hình thức: Viết tiểu luận MÔN: TỐ TỤNG HÌNH SỰ ĐỀ BÀI “ĐỀ 1 Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và nêu quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này ” Sinh viên :Trần Mai Linh MSSV :K20BCQ057 Lớp : K20BCQ Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 2 Hà Nội, tháng 7 năm 2022 2 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 1 MỤC LỤC Đề bài MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI…………………………………………………………………………….2 1.1.Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 2 1.2 Những trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại .3 2 Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 4 3.Chủ thể và quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 5 4 Thủ tục và hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại 7 Chương 2: ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 8 1 Đánh giá theo góc nhìn lý luận và thực tiễn .8 2.Kiến nghị theo quan điểm cá nhân .9 KẾT LUẬN .10 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 1 ĐỀ BÀI ĐỀ 1 Phân tích, đánh giá quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại và nêu quan điểm cá nhân về việc hoàn thiện quy định này MỞ ĐẦU Trong thực tế ghi nhận có những trường hợp việc khởi tố vụ án hình sự để truy cứu trách nhiệm người thực hiện hành vi phạm tội có thể gây thêm những tổn thất khác cho bị hại như: Gây thêm những tổn thất về tinh thần, làm lộ bí mật đời tư của bị hại, ảnh hưởng quá trình hòa giải và thỏa thuận bồi thường giữa các bên… Xét theo tính chất của vụ án, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp đó sẽ không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại - chủ thể có địa vị pháp lý đặc biệt trong tố tụng hình sự nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của bị hại, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết trong quá trình khởi tố vụ án, xử lý tội phạm và người phạm tội Cụ thể, Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) sửa đổi, bổ sung năm 2021 quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại Mặc dù quy định của pháp luật đã có nhiều thay đổi chặt chẽ hơn, nhưng trong thực tiễn thi hành quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại ghi nhận một số khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 2 luật do luật chưa có quy định hoặc quy định chưa rõ ràng và chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn, giải thích kịp thời, thống nhất Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO YÊU CẦU CỦA BỊ HẠI 1 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại 1.1 Quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại Khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 trước đây quy định về 10 tội chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại Tuy nhiên, quy định mới tại Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2021 đã bãi bỏ trường hợp áp dụng khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đối với khoản 1 Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Như vậy, theo quy định mới này chỉ còn 09 tội được khởi tố khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, bao gồm các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể như sau: - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134); - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135); Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 3 - Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 138); - Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 139); - Tội hiếp dâm (Điều 141); - Tội cưỡng dâm (Điều 143); - Tội làm nhục người khác (Điều 155); - Tội vu khống (Điều 156) Thống nhất với nội dung trên, Bộ luật Tố tụng Hình sự sửa đổi 2021 cũng sửa đổi quy định về căn cứ không khởi tố vụ án hình sự (Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) như sau: Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự 2015 mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định về trường hợp người bị hại hoặc người đại diện của họ đã yêu cầu khởi tố và cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định khởi tố vụ án nhưng sau đó, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có cắn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn, bị ép buộc, cưỡng bức thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án Để xác định có đúng người rút yêu cầu khởi tố có làm điều đó trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức hay không, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải làm rõ các tình tiết, căn cứ và nguyên nhân, bối cảnh dẫn đến việc họ rút yêu cầu khởi tố Trường hợp có đủ căn cứ xác định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sẽ có biện pháp xử lý đối với cơ Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 4 quan, tổ chức, cá nhân đã có hành vi ép buộc, cưỡng bức bị hại hoặc đại diện bị hại và việc khởi tố, điều tra vẫn được tiến hành bình thường Hơn nữa, khác với nội dung tương tự quy định tại Điều 105 BLTTHS năm 2003, Điều 155 BLTTHS năm 2015 đã không giới hạn về thời điểm mà người đã yêu cầu khởi tố có quyền rút yêu cầu Như vậy, bị hại hoặc người đại diện của bị hại có quyền rút yêu cầu khởi tố cả khi phiên toà sơ thẩm đã được mở Tuy nhiên theo Khoản 3 Điều luật này thì bị hại hoặc người đại diện của bị hại không có quyền yêu cầu khởi tố lại sau khi đã rút, trừ trường hợp chứng minh được là do bị ép buộc, cưỡng bức 1.2 Những trường hợp chỉ khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Như nội dung đã phân tích tại mục 1.1, theo khoản 1 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2021) chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết trong các trường hợp về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật Hình sự 2015 2 Ý nghĩa của việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Ghi nhận từ tực tế, trong quá trình tiến hành xử lý người gây ra tội phạm, người bị hại có thể chịu thêm những tổn thất về danh dự, uy tín, nhân phẩm, …Chính vì vậy, việc giao cho bị hại (hoặc người đại diện của bị hại) quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự là điều cần thiết Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại trong tố tụng hình sự Việt Nam mang những ý nghĩa riêng về mặt lý luận và tính nhân văn trong đời sống: Trước hết, quy định này được đặt ra là vì lợi ích của “Bị hại” Việc xử lý người phạm tội không phải trong mọi trường hợp đều là giải pháp tốt nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại Xét thấy, trừng trị người phạm tội như thế nào cũng không khôi phục lại được các thiệt hại gây ra, đặc biệt là Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 5 đối với các thiệt hại về thể chất, danh dự, nhân phẩm Không những vậy, nhiều trường hợp bị hại không muốn xử lý người phạm tội vì việc xử lý có thể còn làm cho bị hại phải gánh chịu hậu quả, tổn thương nặng nề và lâu dài hơn như ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín và tương lai của bị hại hoặc gia đình bị hại Vì thế, việc trao cho bị hại quyền được tự do lựa chọn cách giải quyết là khởi tố vụ án hình sự hay không khởi tố vụ án hình sự là cần thiết, phù hợp với thực tiễn khách quan Tiếp đó, theo tinh thần của Điều 2 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, nhiệm vụ mà Bộ luật tố tụng hình sự đặt ra còn là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người nâng cao ý thức tuân theo pháp luật, đấu trang phòng ngừa và chống tội phạm” Như vậy, khởi tố vụ hạn hình sự theo yêu cầu của bị hại đã theo đúng tinh thần và góp phần thực hiện nhiệm vụ tối cao này đối với hệ thống pháp luật hình sự Xét thấy, quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại chỉ áp dụng cho 10 trường hợp phạm tội có tính chất nguy hiểm thấp đối với lợi ích chung của xã hội, chủ yếu gây thiệt hại đến những quyền riêng của cá nhân, tổ chức, cơ quan Quy định này cũng mở ra hướng xử lý khác bằng cách hoà giải giữa các bên, mang tinh thần tự do, dân chủ Ngoài ra, quy định này còn thể hiện tính giáo dục, răn đe đối với tội phạm, cho họ có cơ hội sửa sai, ngăn ngừa họ phạm tội mới Thông qua hoà giải, sự tha thứ của bị hại để giáo dục người, pháp nhân thương mại thực hiện tội phạm tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm mà không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người, pháp nhân phạm tội Qua đó góp phần thể hiện chính sách nhân đạo, khoan hồng của Đảng và Nhà nước Việt Nam Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 6 3 Chủ thể và quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Điều 155 Luật Tổ tụng hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2021 có quy định chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố đối với 09 tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 Bộ luật hình sự 2015 là người bị hại đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết Bị hại: Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Bị hại là” cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe doạ gây ra tại Điều 62 của bộ luật này Thiệt hại về thể chất, tinh thần là thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm; thiệt hại về tài sản là việc tài sản bị chiếm đoạt, mất, huỷ hoại hoặc làm hư hỏng; thiệt hại về uy tín là việc mất đi sự tín nhiệm, mến phục của mọi người các thiệt hại này phải do hành vi phạm tội trực tiếp gây ra cho bị hại, thiệt hại đó phải có mối quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội, đây là căn cứ quan trọng để phân biệt bị hại với các đương sự khác trong vụ án hình sự Dù vậy, hậu quả của thiệt hại không phải là yếu tố bắt buộc trong tất cả các trường hợp và cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ tham gia tố tụng hình sự với tư cách bị hại khi được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng công nhận Đại diện người dưới 18 tuổi: Hiện tại, chưa có văn bản chính thống nào quy định cụ thể, rõ ràng tư cách, tên gọi của người đại diện của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong vụ án hình sự là gì Do đó, trên thực tế việc sử dụng tên gọi về đối tượng này tồn tại một số quan điểm, cụ thể như sau: Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 7 - Theo quy định tại thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT-VKSNDTC- TANDTC-BCA-BTP-BLĐTB&Xh ngày 21/12/2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về phối hợp thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi (có hiệu lực từ ngày 05/02/2019), “Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự và có đủ điều kiện làm người đại diện theo quy định tại các Điều 134, 135 và 136 của Bộ luật dân sự” Người đại diện của người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi được xác định theo thứ tự: cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; người giám hộ; người do Tòa án chỉ định - Theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2015 thì cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên (chưa đủ 18 tuổi) Do đó, Tòa án có thể xác định cha hoặc mẹ của người chưa đủ 18 tuổi là người đại diện tham gia tố tụng Tuy nhiên, việc xác định người đại diện tham gia tố tụng cho người chưa đủ 18 tuổi phải bảo đảm nguyên tắc “bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi’’ quy định tại khoản 1 Điều 414 BLTTHS năm 2015 Do vậy, trường hợp có căn cứ cho rằng việc xác định cha, mẹ của người chưa đủ 18 tuổi là người đại diện tham gia tố tụng không bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa đủ 18 tuổi thì Tòa án có thể xác định người thân thích khác của người chưa đủ 18 tuổi (như anh, chị ruột) có đủ điều kiện làm người giám hộ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của người chưa đủ 18 tuổi Việc xác định người đại diện tham gia tố tụng trong trường hợp này phải căn cứ vào quy định tại các Điều 48, 49 và 136 BLDS năm 2015 c) Các trường hợp còn lại: - Đối với người bị hại là người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất: Người có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì hiện nay BLTTHS năm 2015 Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 8 không có quy định và cũng không có văn bản nào hướng dẫn Tuy nhiên, có thể hiểu người có nhược điểm về tâm thần, thể chất là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tức là người do tình trạng thể chất (như mù, câm, điếc, tàn tật…) hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi, vì thế cần thiết phải có người đại diện Việc xác nhận dấu hiệu người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần phải thực hiện theo quy định của BLDS - Trường hợp bị hại chết thì cha, mẹ, vợ, chồng, con của bị hại tham gia tố tụng với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại và có những quyền của bị hại Nếu bị hại là cơ quan, tổ chức thì đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức tham gia với tư cách là đại diện hợp pháp của bị hại - Còn trường hợp bị hại là cơ quan, tổ chức thì người đại diện có thể là đại diện theo pháp luật, hoặc đại diện theo ủy quyền Trường hợp đại diện theo ủy quyền thì phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật 4.Thủ tục và hậu quả pháp lý của việc yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại Mặc dù, pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định cụ thể nhưng yêu cầu khởi tố vụ án hình sự của bị hại phải đảm bảo các nội dụng sau: Một là, chủ thể yêu cầu phải là bị hại hoặc đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất hoặc đã chết Hai là, phải có các thông tin sau: Nơi cư trú của bị hại, ngày, tháng, năm sinh, trình bày tóm tắt nội dung vụ án yêu cầu khởi tố Ba là, bị hại phải điểm chỉ hoặc ký xác nhận cho yêu cầu của mình để thể hiện sự tự nguyện Hậu quả pháp lý của yêu cầu khởi tố: Khi đã đảm bảo các yêu cầu chung để khởi tố vụ án hình sự, bị hại có yêu cầu khởi tố thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và xử lý theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự Theo Khoản 4 Điều 320 Bộ Luật TTHS, tại phiên toà xét xử sơ Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 9 thẩm, “bị hại hoặc người đại diện của họ sẽ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội” Chương 2 ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ 1 Đánh giá theo góc nhìn lý luận và thực tiễn - Thứ nhất, đa số các tội thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại là các tội xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nên nếu bị hại không chủ động trình báo thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng rất khó phát hiện Vì vậy có trường hợp bị hại không trình báo do sự mất danh dự, nhân phẩm hoặc bị trả thù, nên đã không yêu cầu - Đối với vụ án cố ý gây thương tích thì yêu cầu bắt buộc đối với cơ quan điều tra phải xác định được tỷ lệ thương tích của bị hại để có căn cứ để khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự Điểm b khoản 2 Điều 127 BLTTHS quy định về biện pháp dẫn giải có thể áp dụng đối với bị hại không hợp tác, từ chối giám định: “Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan” Tuy nhiên, quá trình thực hiện quy định này có vướng mắc đó là khi bị hại vẫn cương quyết từ chối việc giám định, tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng với lý do có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, việc giám định vẫn không thể tiến hành được - Trường hợp vụ án có nhiều bị hại nhưng chỉ một hoặc một số người yêu cầu khởi tố vụ án, những người còn lại không yêu cầu khởi tố vụ án do nhiều nguyên nhân khác nhau Thực tế, đã có trường hợp bị hại có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự đối với 01 bị can trong vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại có nhiều bị can, cơ quan có thẩm quyền xác định rút yêu cầu khởi tố đối với bị can đó và thực hiện thủ tục đình chỉ điều tra bị can, đình chỉ vụ án đối Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 10 với bị can đó, trong khi vẫn tiếp tục tiến hành các thủ tục tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can khác Cách xác định như trên là không chính xác bởi theo lý luận khoa học hình sự và quy định của BLTTHS năm 2015, bị hại có quyền yêu cầu khởi tố vụ án trong những trường hợp nhất định, sau đó vụ án sẽ được giải quyết theo thủ tục chung mà không phụ thuộc yêu cầu của bị hại - Điều 155 BLTTHS không giới hạn quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại Khoản 2 Điều 155 BLTTHS quy định trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ Quy định này chỉ hợp lý trong trường hợp bị hại rút yêu cầu khởi tố ở giai đoạn điều tra, truy tố, trước khi mở phiên tòa sơ thẩm hoặc tại phiên tòa sơ thẩm Căn cứ, thủ tục đình chỉ vụ án trong các trường hợp này được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 230; khoản 1 Điều 248 và khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 Trường hợp bị hại rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm chưa được đề cập hướng xử lý trong BLTTHS năm 2015 đến vấn đề bị hại rút yêu cầu khởi tố và hướng giải quyết yêu cầu như thế nào? - BLTTHS năm 2015 chưa có quy định về hình thức yêu cầu khởi tố Hiện nay có căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-VKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003 để thực hiện Mục 7.2 Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT quy định: “Yêu cầu khởi tố của người bị hại hoặc của người đại diện thể hiện bằng đơn yêu cầu có chữ ký hoặc điểm chỉ của họ; nếu người bị hại hoặc người đại diện đến trực tiếp trình bày thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải lập biên bản ghi rõ nội dung yêu cầu khởi tố và yêu cầu họ ký hoặc điểm chỉ vào biên bản Biên bản do Viện kiểm sát lập phải được chuyển ngay cho CQĐT để xem xét việc khởi tố vụ án hình sự và đưa vào hồ sơ vụ án” Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 11 2 Kiến nghị theo quan điểm cá nhân Thứ nhất, cần có quy định rõ ràng hơn nữa về nghĩa vụ của bị hại trong việc giám định thương tích; trình tự, thủ tục, điều kiện dẫn giải bị hại đi giám định thương tích nếu bị hại từ chối giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan Đới với trường hợp có nhiều bị hại, khi đã khởi tố thì vụ án phải được giải quyết công bằng và nghiêm minh theo quy định của pháp luật Tất cả các bị can đều phải bị xem xét trách nhiệm pháp lý, đối với việc bị hại không yêu cầu khởi tố đối với bị can nào sẽ xem xét là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị can đó Cơ quan có thẩm quyền cần có hướng dẫn để các cơ quan tiến hành tố tụng có xử lý thích đáng Thứ ba, cần bổ sung quy định, hướng dẫn thực hiện chi tiết đối với hình thức yêu cầu khởi tố cho bị hại và trường hợp có kháng cáo, kháng nghị mà tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, người đã yêu cầu khởi tố vụ án hình sự rút yêu cầu khởi tố BLTTHS năm 2015 không giới hạn quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án của bị hại Khi bị hại hoặc đại diện hợp pháp của bị hại rút yêu cầu khởi tố nghĩa là họ thể hiện ý chí không mong muốn giải quyết bằng biện pháp hình sự nữa mà họ muốn tự thoả thuận dân sự với nhau thì vụ án phải được đình chỉ (ở giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm); người phạm tội sẽ được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt (ở giai đoạn xét xử phúc thẩm) KẾT LUẬN So với BLTTHS năm 2003, quy định về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại trong BLTTHS năm 2015 như phân tích đã có những điểm thay đổi chặt chẽ hơn đối với quy định khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại Tuy quá trình áp dụng quy định của BLTTHS năm 2015 và luật sửa đổi bổ sung năm 2017, năm 2021 thuộc nội dung này còn thể hiện một số vướng mắc cần khắc phục, song không thể phủ nhận quy định này đã góp phần thực hiện Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com) lOMoARcPSD|38482106 12 nhiệm vụ tối cao của Bộ luật này đổi với pháp luật hình sự là là “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người nâng cao ý thức tuân theo pháp luật, đấu trang phòng ngừa và chống tội phạm” (Điều 2 BLTTHS năm 2015) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung năm 2021 2 Giáo trình Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2021 3 Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật, năm 2021.s Downloaded by tailieu schat (tailieuschat@gmail.com)

Ngày đăng: 07/03/2024, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w