Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, Vì vậy mà Nhà nước rất chú trọng vào việc ban hành các quy định pháp luật về thuế đặc biệt là thuế th
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỀ TÀI
Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
ở Việt Nam, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện
quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay
Hà Nội, 2021
HỌ VÀ TÊN : TRINH THỊ DIỄM QUỲNH
Trang 2M ỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 2
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1
1 Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 1
1.1 Khái ni ệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 1
1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 2
2 Khát quát chung về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2
2.1 Khái niệm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2
2.2 Nội dung pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2
II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4
1 Nh ững ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, chính trị đến tình hình áp dụng pháp luật thu thuế doanh nghiệp 4
2 Những thành tựu trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 4
2.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 4
2.2 Khuyến khích và thu hút được nguồn đầu tư 5
2.3 Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước 6
2.4 Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và đảm bảo tính phù hợp giữa pháp luật trong nước với thông lệ và cam kết quốc tế 7
3 Những khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 8
3.1 Các quy định về thuế suất và thu nhập chịu thuế chưa thực sự phù hợp 8
3.2 Chế độ ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế TNDN còn nhiều điểm bất hợp lý 9
3.3 Công tác thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn 10
3.4 Hành vi trốn thuế, gian lận thuế xảy ra ngày càng phổ biến 11
III MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ PHÁP LUẬT 12
1 Sửa đổi quy định về thuế suất 12
2 Hoàn thiện các quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế 12
3 Hoàn thiện quy định về quản lý thu, nộp thuế, hạn chế gian lận, trốn thuế 13
4 Xây dựng chính sách thuế phù hợp với tình hình dịch bệnh 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PH Ụ LỤC 17
Trang 3DANH M ỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4MỞ ĐẦU
Một nền tài chính quốc gia lành mạnh chủ yếu dựa vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Tất cả các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, Vì vậy mà Nhà nước rất chú trọng vào việc ban hành các quy định pháp luật về thuế đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và cả về mặt pháp lý
tại nhiều khó khăn, bất cập Hơn nữa, trước những đòi hỏi tất yếu của quá trình hội nhập, nước ta cần phải có kế hoạch sửa đổi, bổ sung pháp luật cho tình hình mới, nhằm tạo đà cho nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng kinh tế một cách vững chắc
“Từ phân tích thực trạng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, cho
biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay” làm đề tài cho bài thi tiểu luận lần này Do kiến thức còn hạn chế,
bài làm của em khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được góp ý của thầy, cô để bài làm của em có thể hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ
PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1 Khái quát chung về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1 Khái ni ệm và đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu ế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh vào thu nhập của cơ sở kinh
xuất kinh doanh phát triển và tăng thu cho ngân sách nhà nước
Thuế thu nhập doanh nghiệp có một số những đặc điểm sau: Một là, đối tượng
tính thuế là thu nhập của doanh nghiệp; Hai là, thuế TNDN là một loại thuế phức tạp, thiếu tính ổn định, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản
lý thuế thường lớn hơn so với các loại thuế khác; Ba là, các quan hệ xã hội nảy sinh
Trang 5từ việc thu – nộp thuế TNDN chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật quốc gia và
Luật quốc tế
1.2 Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội
nước
khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước
Nhà nước trong việc thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định
2 Khát quát chung về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1 Khái niệm pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp là tổng hợp các quy phạm pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu, nộp thuế TNDN giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chủ thể nộp thuế nhằm góp phần hình thành nguồn thu ngân sách nhà nước để thực hiện các mục tiêu xác định trước
2.2 Nội dung pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Thứ nhất, Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
là loại thuế nội địa và hoạt động tạo ra thu nhập của đối tượng nộp thuế không bị giới hạn bởi địa giới hành chính nên chủ thể được nhân danh Nhà nước thực hiện quyền thu thuế TNDN đối với đối tượng nộp thuế là cơ quan thuế các cấp
* Chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế: Điều 2 Luật thuế TNDN quy định: Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; Tổ
Trang 6chức được thành lập theo Luật hợp tác xã; Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh
có thu nhập
Thứ hai, Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Tính thuế thu nhập: Thu nhập tính thuế của doanh nghiệp được xác định trong
từng thời kỳ tính thuế Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính
Trong đó, thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau
Thu nhập
trong kỳ tính thuế
Thuế suất: Kể từ ngày 01/01/2016, áp dụng mức thuế suất thuế TNDN là
20%.Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm (của năm trước liền kề) không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20% Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32%
đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh
Thứ ba, Chế độ ưu đãi, miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Luật thuế TNDN có quy định về các chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN
năm; miễn thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; 2) Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động; 3) Thuế suất 20% trong 10 năm (từ 1/1/2016 áp dụng thuế suất 17%); miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo; 4) Thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động; miễn
Trang 7thuế 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo; 5) Thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động (từ 1/1/2016 áp dụng thuế suất 17%)
II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
1 Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, chính trị đến tình hình áp dụng pháp luật thu thuế doanh nghiệp
Trên thế giới xuất hiện các cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho tốc độ phát triển của Việt Nam bị chậm lại trong thời gian đầu áp dụng thuế TNDN năm 2008 Nước ta là một nước đang phát triển nhưng lại chưa thực hiện tốt chính sách tiết
của nền kinh tế Việt Nam nhưng nhìn chung vẫn còn lạc hậu Phương thức thanh
toán qua ngân hàng vẫn chưa được sử dụng phổ biến trong đời sống Việc các ngân
hàng vẫn áp dụng mức lãi suất cao cùng với sự thắt chặt tín dụng cộng thêm sự chênh lệch tỷ giá đã tạo nên khó khăn trong việc huy động vốn, duy trì nguồn vốn cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp
Với lợi thế là tình hình chính trị, xã hội ổn định là nhân tố tích cực để các doanh nghiệp, hộ gia đình yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh Xu hướng phục hồi kinh tế cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu của Chính phủ, đã tác động đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước Số lượng doanh nghiệp thành lập mới không ngừng tăng lên tăng lên trong các năm 2018, 2019, 2020
Về chính sách thuế và chiến lược cải cách hệ thống thuế, Việt Nam đã thực hiện có hiệu quả chiến lược cải cách thuế cho giai đoạn từ 2011-2020 để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường đồng thời tăng cường các nguồn thu, tăng năng lực sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
2 Những thành tựu trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1 Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Việt Nam đã từng bước giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông qua các lần sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN theo đúng lộ trình đề ra, giảm từ 28% (trước năm 2009) xuống 25% (từ 01/01/2009), xuống 22% (từ 01/01/2013) và
Trang 8xuống 20% (từ 01/01/2016) Riêng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được áp
dụng thuế suất 20% ngay từ 01/7/2013 (Phụ lục bảng số 1) Việc giảm thuế suất
thuế TNDN phổ thông tuy làm giảm đáng kể nghĩa vụ đóng góp của nhiều doanh nghiệp, nhưng đã có tác động khuyến khích kinh doanh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng tích lũy, tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng
Thuế TNDN được miễn, giảm, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn
để phát triển, tăng động lực sản xuất kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp Trong khi, DNNVV chiếm tỷ lệ 97%-98% (Phụ lục hình 2.1.1) Phần thuế
được miễn, giảm doanh nghiệp sẽ mở rộng đầu tư nền kinh tế và gia tăng tích lũy để trở thành các doanh nghiệp lớn Từ đó, thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển
Luật thuế TNDN năm 2008 cũng đã bỏ quy định thu bổ sung theo biểu lũy tiến đối với thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất; quy định nguyên tắc xác định các khoản chi được từ và liệt kê các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN Theo đó, doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ các khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không nằm trong số các khoản chi không được trừ (Điều 9 Luật thuế TNDN năm 2008) Với quy định này, luật thuế TNDN năm 2008 đã tiếp tục tạo môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh thuận lợi, đảm bảo công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế Hơn nữa còn thúc đẩy cho việc thành lập doanh nghiệp, ổn định kinh doanh, giảm tỉ lệ
giải thể, ngừng kinh doanh của doanh nghiệp (Phụ lục hình 2.1.2 và hình 2.1.3)
2.2 Khuyến khích và thu hút được nguồn đầu tư
Việc sửa đổi quy định về ưu đãi thuế đã góp phần tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số ít ngành, lĩnh vực quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước Những nội dung mới của Luật thuế TNDN 2008 như: chỉ còn quy định 2 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 20% trong thời hạn tương ứng 15 năm, 10 năm, bỏ mức thuế suất ưu đãi 15% trong 12 năm và
bỏ việc áp dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp mới thành lập trong khu công nghiệp
và một số ngành thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ưu đãi đầu tư (Điều 13 Luật thuế TNDN năm 2008)
Trang 9Thu hẹp diện áp dụng mức ưu đãi cao nhất (chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn gồm đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước; cầu, đường bộ, đường sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác; các lĩnh vực đang được khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá là giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế
suất 10% trong 30 năm).… nguồn thu cho NSNN từ thuế (Hình minh họa 2.2.1)
2.3 Tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Luật thuế TNDN 2008 đã góp phần đảm bảo sự gia tăng vững chắc nguồn thu cho NSNN từ thuế Từ năm 2009 đến năm 2011, mặc dù nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và có sự điều chỉnh giảm mức động viên thuế suất từ 28% xuống còn 25% nhưng số thu thuế TNDN vẫn tăng trưởng, là một trong những nguồn thu thuế chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của NSNN, góp phần bảo đảm nguồn thu quan trọng của NSNN
Trong giai đoạn 2009 - 2012, số thu thuế TNDN (không kể thu từ dầu thô) đạt mức bình quân khoảng 90 nghìn tỷ đồng/năm với mức tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 25% Tỷ trọng thuế TNDN trên GDP của Việt Nam có xu hướng giảm, trung bình từ 6,18% GDP trong giai đoạn 2010 - 2015 xuống 4,35% GDP trong giai đoạn 2016 - 2019 Mặc dù vậy, tỷ trọng thu thuế TNDN của Việt Nam vẫn cao hơn
so với các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và tương đối tốt so với các nước trong khu vực
Thuế TNDN Tốc độ tăng số (trừ dầu thu thuế Năm Tổng thu nội Tổng số thô)/Tổng thu TNDN so với
địa thuế TNDN NS (trừ dầu năm 2008
Trang 102.4 Góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và đảm bảo tính phù hợp giữa pháp luật trong nước với thông lệ và cam kết quốc tế
Thực tế cho thấy, việc áp dụng Luật thuế TNDN 2008 so với Luật thuế TNDN
2003 thì các khoản chi phí được trừ khi tính thuế, TNCT đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với thực tiễn Đặc biệt, về các ưu đãi thuế, Luật thuế TNDN 2008 đã đơn giản hóa chính sách ưu đãi, thu hẹp diện ưu đãi theo ngành, lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc theo hướng đầu tư vào các ngành nghề mũi nhọn như công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước
Luật thuế TNDN 2008 áp dụng thống nhất một mức thuế suất phổ thông 20%, áp dụng thống nhất mức ưu đãi thuế đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp không phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước; quy định nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ và liệt kê các khoản chi không được trừ khi xác định TNCT, TNDN; phạm vi áp dụng chỉ điều chỉnh đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh có thu nhập, còn các hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có thu nhập thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thuế Thu nhập cá nhân Với việc giảm mức thuế suất phổ thông từ 28% của Luật thuế TNDN 2003 xuống còn 20% là khá pha hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nước trong khu vực, bằng với Trung Quốc Tuy nhiên, thời gian gần đây, các nước có xu thế cải cách thuế theo hướng giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tư Malaysia giảm từ 28% năm 2005 xuống mức 27% năm 2007 và mức 26% năm 2008 và từ năm 2009 đến nay là 25% Thái Lan giảm từ 30% xuống 23% năm 2012
Để thực hiện các cam kết quốc tế trong hiệp định tránh đánh thuế hai lần, Luật thuế TNDN 2008 đã có quy định về việc xác định cơ sở thường trú và phương pháp xác định TNCT theo nguyên tắc ưu tiên áp dụng các điều khoản của hiệp định nếu
việc tính thuế thu nhập nhận được ở nước ngoài Đến nay, nước ta đã tham gia nhiều cam kết quốc tế ở cấp Chính phủ có liên quan đến thuế TNDN như: xác định nghĩa
Trang 11vụ thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài để bảo đảm quyền thu thuế của Việt Nam, quy định về tránh đánh thuế hai lần
3 Những khó khăn trong quá trình thực hiện pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
3.1 Các quy định về thuế suất và thu nhập chịu thuế chưa thực sự phù hợp
3.1.1 Quy định về thuế suất
Thuế suất được quy định tại Khoản 10 Luật thuế TNDN năm 2008 với mức thuế phổ thông là 20% Có thể nói đây là một bước ngoặt trong chính sách thuế của nhà nước ta khi đã điều chỉnh mức thuế giảm từ 28% xuống chỉ còn 20% Tuy nhiên, mức thuế này vẫn còn cao so với mặt bằng Việt Nam cũng như các nước trên thế
thế đặc biệt và mức thu nhập bình quân cao, áp dụng mức thuế 17,5% trong khoảng gần 30 năm nay Việt Nam vì vậy cũng nên cân nhắc điều chỉnh mức thuế suất thuế TNCN để phù hợp hơn với điều kiện kinh tế cũng như thúc đẩy doanh nghiệp phát triển toàn diện, để phù hợp với bối cảnh hiện tại và để phù hợp với Luật hỗ trợ doanh
Chính vì vậy, khi áp dụng mức thuế suất được quy định trong luật hiện nay là chưa phù hợp và gặp rất nhiều bất cập Điều này sẽ còn tác động rất lớn đối với nền
3.1.2 Quy định về thu nhập chịu thuế
Theo khoản 2 Điều 7 Luật thuế TNDN 2008, thì TNCT được tính bằng (TNCT
= Doanh thu – Các khoản chi được trừ + Thu nhập khác) Và theo Luật doanh nghiệp
và chế độ kế toán hiện hành thì LNDN được tính bằng công thức (LNDN = Doanh
Nhà nước không đánh thuế đối với LNDN mà có phương án tính thuế riêng Sự
1 Hơn nữa, từ năm 2019 do ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 đã khiến cho việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghi ệp trở nên vô cùng khó khăn Theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế VCCI, đại dịch Covid-
19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam Trong đó, 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở
m ức “phần lớn” hoặc “hoàn toàn tiêu cực” Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ “không bị ảnh hưởng gì” và gần 2% ghi nh ận tác động “hoàn toàn tích cực” hoặc “phần lớn tích cực” Cả khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghi ệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) đều bị ảnh hưởng nặng nề Trong số các nhóm doanh nghi ệp, đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn cả là các doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm và các doanh nghi ệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ