Tính chất gián thu của loạithuế này thể hiện: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêudùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một cách gián tiếp thôngqua giá
Trang 1BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT TÀI CHÍNH
ĐỀ BÀI SỐ 14 :
Từ thực trạng pháp luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện nay cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Thuế Tiêu thụ đặc biệt ở Việt
Nam
Trang 2MỞ ĐẦU
Thuế là một công cụ được Nhà nước sử dụng là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế Tuy nhiên phụ thuộc vào từng giai đoạn thời kì
mà mức độ điều chỉnh về thuế là khác nhau vì vậy vấn đề vế thuế không chỉ là mối quan tâm của mỗi cơ quan nhà nước mà còn có sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhân dân Trong giai đoạn cái cách về chính sách thuế nhiều loại sắc thuế và chính sách thuế đã được nghiên cứu, xem xét và bổ sung tùy vào từng điều kiện kinh tế- xã hội trong các giai đoạn lịch sử, trong đó thuế tiêu thụ đặc biệt Về cơ bản thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế gián thu đánh vào một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ mà Nhà nước cần điều chỉnh thu nhập của người có thu nhập cao, hoặc định hướng kinh doanh, phân phối và tiêu dùng nhằm khuyến khích tiết kiệm hay hạn chế tiêu dùng1 Ở nước ta, Thuế tiêu thụ đặc biệt lần đầu tiên được xuất hiện vào năm 1990 trong chương trình cải cách thuế giai đoạn I Sau hơn 20 năm trải qua quá trình thực hiện bổ sung, sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và và một số nghị định thì Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2016 Luật số 106/2016/QH đã
cơ bản sửa đổi, bổ sung và giai quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi những văn bản pháp luật trước đây về thuế tiêu thụ đặc biệt Tuy nhiên trong điều kiện phát triển kinh tế hiện nay của nước ta thì chính sách về thuế tiêu thụ đặc biệt còn gặp một số vấn đề và cần tiếp tục được hoàn thiện
hơn Chính vì lý do đó nhóm em xin phép chọn đề tài số 14: “Từ thực trạng pháp luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay, cho biết các đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định về Thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam” là đề tài
bài tập nhóm của nhóm mình
1 Hoàng Thị Tuyết, Pháp luật về thuế tiêu thụ đặc biệt ở Việt Nam thực trạng và giải pháp,
https://www.slideshare.net/trongthuy2/phap-luat-ve-thue-tieu-thu-dac-biet-o-viet-nam-hot?
fbclid=IwAR3KSDXBwTDfs3SfU_i5oWUW3qiFD-D2wZv9KJLyxpwQtlI2M_amUOyntAo truy cập ngày 22/10/2021.
Trang 3Trong quá trình làm bài do kiến thức còn hạn hẹp nên nhóm em còn gặp nhiều vấn đề thiếu sót Vì vậy, em kính mong thầy cô góp ý để nhóm em hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!
BÀI LÀM
I Một số vấn đề về thuế và thuế tiêu thụ đặc biệt
1 Khái quát về thuế
1.1 Khái niệm thuế
“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.” 2
Đặc điểm của thuế: là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách; gắn với yếu tố quyền lực và không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp
1.2 Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa: thuốc lá điếu, xì gà, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, xe gắn máy, tàu bay, du thuyền, xăng, điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, bài lá, vàng mã, hàng mã; và
Dịch vụ: kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-kê, ca-si-nô, kinh doanh xổ số, trò chơi điện tử có thưởng,
kinh doanh đặt cược và kinh doanh gôn (golf) 3
2 Một số vấn đề về thuế TTĐB
2.1 Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế thu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ thuộc diện Nhà nước cần thiết điều tiết tiêu dùng
2.2 Đặc điểm thuế TTĐB
2 Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019
3 Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008
Trang 4Một là, thuế TTĐB là loại thuế gián thu Tính chất gián thu của loại
thuế này thể hiện: thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một cách gián tiếp thông qua giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người đó tiêu dùng và người sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là người nộp thuế cho nhà nước thay cho người tiêu dùng Do đó, ngưởi sản xuất, nhập khẩu hàng hóa, kinh doanh dịch vụ sẽ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và khoản thuế này được chuyển vào giá bán sản phẩm và chuyển sang cho người tiêu dùng gánh chịu
Hai là, thuế TTĐB có đối tượng chịu thuế hẹp, chỉ bao gồm một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết Cụ thể, một số loại hàng hóa và
dịch vụ chịu thuế TTĐB được pháp luật thuế quy định bao gồm: về hàng hóa
có một số loại như rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng, ; về dịch vụ có một số loại như kinh doanh vũ trường, kinh doanh mát-xa, kinh doanh ka-ra-ô-kê, kinh doanh ca-si-nô, kinh doanh đặt cược, Đối tượng chịu thuế TTĐB chủ yếu là những hàng hóa, dịch vụ có tính chất đặc biệt hoặc là loại xa xỉ phẩm cần điều tiết thu nhập, hoặc cần định hướng sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
do việc tiêu dùng có ảnh hưởng đến con người mà không thể cấm tiêu dùng bởi nhu cầu thực tế của người tiêu dùng hiện nay
Ba là, thuế TTĐB chỉ thu một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB Khi hàng hóa và dịch vụ
này chuyển qua khâu lưu thông thì không phải chịu thuế TTĐB Tuy vậy, thực
tế có trường hợp nguyên liệu sản xuất đã chịu thuế TTĐB, nên cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa chịu thuế TTĐB từ những nguyên liệu này được trừ phần thuế TTĐB đã nộp (nếu có chứng từ hợp pháp)
Bốn là, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao Do đối tượng chju thuế tiêu
thụ đặc biệt là những loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực
sự cần thiết nên việc áp dụng thuế suất cao là nhằm điều tiết lại quá trình sản
Trang 5xuất, sử dụng các hàng hóa dịch vụ này, nhất là đối với những người tiêu dùng hàng hóa dịch vụ có thu nhập cao, đảm bảo công bằng xã hội
2.3 Đối tượng nộp thuế TTĐB
- Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
- Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức,
cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB.4
2.4 Vai trò của thuế TTĐB
Qua tìm hiểu, nhóm thấy được sự quan trọng của thuế TTĐB trong hệ thống thuế của nước ta Do đó, nhóm em xin trình bày một số vai trò tiêu biểu của thuế TTĐB như sau
Thứ nhất, thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ giúp Nhà nước thực hiện chính sách quản lí đổi với các cơ sở sản xuất kinh doanh và nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với một so hàng hoá, dịch vụ Việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu sản xuất giúp
cho Nhà nước có thể nắm bắt được một cách tương đối chính xác số lượng thực tế các cơ sở sản xuất mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong nền kinh
tế, cũng như năng lực sản xuất của từng cơ sở sản xuất từng loại mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Khả năng này giúp Nhà nước sắp xếp có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và
có chính sách điều chỉnh thích hợp đối với các hoạt động này
Thứ hai, Thuế tiêu thụ đặc biệt là một trong những công cụ kinh tế để Nhà nước điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư có thu nhập cao, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý Nói đến điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư
người ta thường nghĩ tới vai trò hàng đầu của thuế trực thu, đặc biệt là thuế
4 Điều 4 LTTTĐB năm 2008
Trang 6thu nhập cá nhân Tuy nhiên, thuế gián thu, điển hình là thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng phần nào đảm đương được vai trò này
Thuế tiêu thụ đặc biệt không đánh vào tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ mà chi đánh vào một số loại hàng hoá, dịch vụ đặc biệt Nhà nước không khuyên khích tiêu dùng Mức độ động viên của Nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt, vì vậy thường cao hơn so với mức độ động viên thông qua các sắc thuế gián thu khác Bản thân thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là thuế gián thu, do đó, thuế suất cao sẽ làm cho giá bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tăng lên Hệ quả
là đối tượng tiêu dùng các mặt hàng và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không thể là quảng đại quần chúng lao động mà chỉ những tầng lớp khá giả trong xã hội
Thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, Nhà nước, một mặt, có thể định hướng tiêu dùng xã hội, góp phần tích cực vào việc hình thành xu hướng tiêu dùng xã hội lành mạnh, xu hướng tiêu dùng phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của đất nước Mặt khác, cũng thông qua việc thu thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước còn có thể huy động một bộ phận thu nhập của những đối tượng có thu nhập cao và có khả năng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ không thiết yếu, không được khuyến khích tiêu dùng vào ngân sách nhà nước để sử dụng cho những mục tiêu công cộng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
Thứ ba, thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ quan trọng được sử dụng nhằm ổn định và tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước Thuế tiêu
thụ đặc biệt mặc dù có diện thu hẹp nhưng lại có thuế suất cao hơn thuế suất của các loại thuế gián thu khác, vì vậy, sổ tiền thu được từ thuế tiêu thụ đậc biệt chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách nhà nước
II Thực trạng các chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay
1 Một số thành tựu từ chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt hiện nay
Về cơ bản, thuế TTĐB đã đạt được mục tiêu đặt ra là hướng dẫn sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng một cách hợp lý, và
Trang 7tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh đối với một số hàng hoá và dịch vụ Thuế suất cao áp dụng đối với nhiều mặt hàng như thuốc lá, rượu, bia, ô tô du lịch, kinh doanh vũ trường, không chỉ nhằm mục tiêu động viên nguồn thu cho NSNN mà còn thực hiện vai trò định hướng tiêu dùng Chính sách miễn, giảm thuế TTĐB được công bố trước theo lộ trình giảm dần bảo hộ đối với doanh nghiệp sản xuất bia hơi, sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước,… tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp lại sản xuất kinh doanh trong nước và cùng với thuế nhập khẩu đã góp phần vào việc hình thành nên một ngành công nghiệp mới
Các thành tựu chủ yếu đạt được của chính sách thuế TTĐB hiện hành thể hiện
ở những nội dung sau:
Thứ nhất, thuế TTĐB góp phần tạo nguồn thu ngày càng lớn cho NSNN Thuế TTĐB mặc dù có diện đối tượng chịu thuế thu hẹp nhưng lại có
thuế xuất cao hơn các loại thuế gián thu khác, vì vậy Thuế TTĐB đem lại cho Ngân sách nhà nước nguốn thu không nhỏ Việc đánh thuế TTĐB với thuế suất cao vào các càng hóa, dịch vụ xa xỉ, các hàng hóa cần điều tiết mang lại cho Nhà nước một khoản thu lên tới hàng chục nghìn tỉ đồng trong những năm qua Trong đó, tổng thu thuế TTĐB từ các mặt hàng ô tô, thuốc lá, rượu, bia chiếm tỷ trọng lớn nhất
Theo thống kê dựa trên số liệu của Tổng cục Thuế, tỷ trọng số thu từ thuế TTĐB lớn thứ tư trong tỷ trọng các số thu từ sắc thuế hiện hành Trong giai đoạn 2015-2019, số thu thuế TTĐB năm sau luôn cao hơn năm trước Số thu thuế TTĐB hàng năm chiếm khoảng 6-7% trong tổng thu NSNN
Theo số liệu từ Tổng cục Thuế, tuy 8 tháng đầu năm 2020, tổng thu NSNN có dấu hiệu giảm thu so với cùng kỳ năm 2019 (cụ thể giảm 12,4%) , trong đó, đặc biệt chỉ từ tháng 3, thuế TTĐB từ mức tăng 9,5% của quý IV/2019, 2 tháng đầu năm 2020 giảm 8,6%, lũy kế 3 tháng giảm 4,6%; nhưng đến cuối
Trang 8năm 2020, nhờ các chính sách phù hợp, nguồn thu từ thuế TTĐB nói riêng và nguồn NSNN nói chung đã được cải thiện nhanh chóng
Thứ hai, pháp luật về thuế TTĐB đã có điều chỉnh để hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp trong giai đoạn khó khăn Trong giai đoạn dịch bệnh
Covid đang hoành hành như hiện nay, những điều chỉnh về pháp luật về thuế TTĐB có tác động trực tiếp đến “sống còn” của doanh nghiệp cũng như nền kinh tế nước nhà Theo quy định tại Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020
về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid -19, trong đó có quy định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước “gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước đối với các khoản phải nộp phát sinh từ tháng 3/2020 Thời gian gia hạn không muộn hơn thời điểm 31/12/2020” Việc gia hạn nộp thuế TTĐB nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất hoặc lắp ráp ô tô trong nước tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid-19
Đặc biệt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước bằng 50% mức thu theo quy định, áp dụng từ ngày 29-6 đến hết ngày 31-12-2020 Đây được xem
là giải pháp ngắn hạn để kích cầu tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh Chỉ riêng việc thực hiện chính sách này đã dẫn đến số thu ngân sách từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tăng 47,1% so với cùng kỳ (theo quy định sẽ kê khai, nộp thuế TTĐB trong tháng 1/2021), tương đương khoảng 11.200 tỷ đồng (Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê) Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ cập nhật số liệu, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước và diễn biến, tác động của đại dịch Covid-19 để phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền các chính sách phù hợp để thúc đẩy ngành công nghiệp ôtô trong nước phát triển
Trang 9Bên cạnh những thành tựu hết sức tích cực của chính sách thuế TTĐB hiện nay nhờ sự linh hoạt, tích cực thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh trong từng thời kì, thì trên thực tế, pháp luật về thuế TTĐB vẫn còn đó những hạn chế, bất cập cần phải được nêu ra nhằm có cái nhìn sâu sắc, trực diện Đề cập tới những hạn chế này cũng là cách để góp phần để cải thiện chất lượng pháp luật
về thuế TTĐB Do đó, nhóm em xin phép trình bày về những điều còn hạn chế trong chính sách thuế TTĐB mà nhóm có đúc kết được tại phần tiếp theo
2 Một số hạn chế, bất cập trong chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt ở nước ta
Thứ nhất, phạm vi áp dụng của thuế TTĐB hiện hành ở Việt Nam còn hạn chế, cụ thể, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm
2008, phạm vi áp dụng gồm 16 nhóm hàng hóa và dịch vụ bao gồm: Về hàng hoá có thuốc lá các loại, rượu, bia, một số loại phương tiện giao thông, xăng, điều hòa, vàng mã; Về dịch vụ có kinh doanh vũ trường, mát-xa, ka-ra-ô-ke, ca-si-nô, đặt cược, gôn, xổ số, Trong khi đó, danh mục chịu thuế TTĐB của Thái Lan có 20 nhóm hàng hóa và dịch vụ, của Hungary có 22 loại hàng hóa
và dịch vụ, Thụy Điển có 19 nhóm Một số loại hàng hóa, dịch đã được các nước trong khu vực và trên thế giới đưa vào luật để áp dụng thuế TTĐB như
đồ uống có ga, sản phẩm cao cấp (trang sức, đá quý), các loại mỹ phẩm, nước hoa cao cấp, đồng hồ đeo tay cũng như một số các thiết bị điện tử cao cấp Thực tế với xã hội đang ngày càng phát triển, mức sống của người dân đang tăng lên trông thấy nến nhu cầu mua bán, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ này là tương đối lớn Việc không áp thuế TTĐB vào những loại hàng hóa, dịch vụ đã kể trên gây mất đi khả năng điều tiết lại quá trình sản xuất, sử dụng các loại hàng hóa này, cùng với đó là tình trạng thất thoát trong hoạt động thu thuế
Thứ hai, một số quy định trong chính sách chưa rõ ràng, gây khó khăn, vướng mắc: Nhóm xin đưa ra một ví dụ điển hình cho vấn đề này: Theo quy
Trang 10định, xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp với năng lượng điện, năng lượng sinh học với tỉ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thì sẽ áp dụng thuế suất TTĐB bằng 70% mức thuế áp dụng cho xe cùng loại chạy bằng xăng Đây là quy định tương đối phù hợp với thời điểm hiện tại, khi việc phát triển các loại nhiên liệu thay thế nhiên liệu xăng đang là xu hướng Mục tiêu của quy định này cũng chính là để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại xe có tính thân thiện với môi trường Cụ thể, loại xe được áp dụng phải là loại xe có hai động cơ (động cơ xăng và động cơ điện) Trong điều kiện bình thường, xe chủ yếu sử dụng động cơ điện, còn động cơ xăng chỉ mang tính dự phòng Việc áp dụng mức thuế khác là để khuyến khích sử dụng những loại xe có lượng khí thải ra môi trường thấp hơn so với những loại ô tô thông thường khác Tuy vậy, do quy định không rõ ràng, một số doanh nghiệp
“hiểu lầm” là loại ô tô này chạy bằng điện, nhưng năng lượng điện có được do
sự chuyển hóa từ xăng thì cũng được áp dụng mức thuế ưu đãi Nhóm chúng
em cho rằng những hậu quả phát sinh từ sự “hiểu lầm” này là tương đối phức tạp
Thứ ba, thuế suất thuế TTĐB đối với mặt hàng thuốc lá còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu điều tiết đối với mặt hàng này Tính theo chuẩn quốc
tế là “tỉ lệ thuế trong giá bán lẻ”, thì tỉ lệ thuế đối với thuốc lá ở Việt Nam chỉ chiếm 35,6% giá bán lẻ của thuốc lá Tỉ lệ này thấp hơn nhiều so với trung bình thế giới (56%) cũng như đa số các nước ASEAN Theo khảo sát của WHO, Việt Nam cũng là nước có lượng tiêu dùng thuốc lá cao, đứng thứ 9 thế giới về số người hút thuốc lá (cứ 2 nam giới trưởng thành thì có một người hút thuốc) Có thể thấy, việc mức thuế hiện tại áp dụng đối với loại hàng hóa không cần thiết, cần điều tiết hạn chế sử dụng này vẫn là tương đối thấp Nhất
là khi Việt Nam là nước có tỉ lệ người trẻ - là những lực lượng lao động chủ yếu hút thuốc cao, thì đây cũng là gánh nặng cho sức khỏe, kinh tế cho đất nước