1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ

94 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Tác giả Hoàng Thị Ngọc, Nguyễn Thị Trang Uyên, Nguyễn Ngọc Minh, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Lan Hương, Trương Thị Thanh Mai, Vũ Thị Mai Lan, Nguyễn Thị Ly, Nguyễn Đức Thắng
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Minh Ngọc
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế
Chuyên ngành Quản trị vận tải đa phương thức
Thể loại Bài tập học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 9,14 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH (6)
    • 1.1. Tổng quan về các luồng thương mại hàng thủy sản giữa việt nam và hoa kỳ. 6 (6)
      • 1.1.1.1. Năng lực cung ứng (6)
      • 1.1.1.2. Thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam (10)
      • 1.1.2. Tổng quan thị trường tiêu thụ hàng thuỷ sản tại Hoa Kỳ (13)
        • 1.1.2.1. Nhu cầu nhập khẩu (13)
        • 1.1.2.2. Các nguồn cung ứng chính (14)
        • 1.1.2.3. Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ (15)
        • 1.1.2.4. Một số vấn đề về phân phối, logistics (16)
    • 1.2. Các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức hiện tại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (17)
      • 1.2.1. Chuỗi vận tải đường bộ - đường biển - đường bộ (18)
      • 1.2.2. Chuỗi vận tải đường bộ - đường hàng không - đường bộ (19)
    • 1.3. Điểm mạnh, hạn chế của các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (21)
      • 1.3.1. Đối với đường bộ nội địa (21)
      • 1.3.2. Đối với đường biển (22)
      • 1.3.3. Đối với đường hàng không (23)
    • 1.4. Những cơ hội và thách thức đối với các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (24)
      • 1.4.1. Cơ hội (24)
      • 1.4.2. Thách thức (25)
  • PHẦN 2: Ý TƯỞNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (26)
    • 2.1. Thị trường (26)
      • 2.1.1. Khu vực đi (miền Nam Việt Nam) (26)
        • 2.1.1.1. Thị trường thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long (26)
        • 2.1.1.2. Cơ sở vật chất (28)
      • 2.1.2. Khu vực đến (Hoa Kỳ) (34)
        • 2.1.2.1. Một số quy định nhập khẩu đối với hàng thủy sản của Hoa Kỳ (34)
        • 2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng điểm đến (36)
    • 2.2. Dịch vụ vận tải đa phương thức của Logitrans (39)
      • 2.2.1. Khái quát về công ty và dịch vụ (39)
        • 2.2.1.1. Khái quát về công ty (39)
        • 2.2.1.2. Dịch vụ cung cấp (40)
        • 2.2.1.3. Mô tả chi tiết dịch vụ (41)
    • 2.3. Định vị dịch vụ (42)
    • 2.4. Mô hình kinh doanh (43)
      • 2.4.1. Mô hình point-to-point (43)
      • 2.4.2. Mô hình Hub and Spoke (45)
  • PHẦN 3: PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (47)
    • 3.1. Các bên tham gia (47)
    • 3.2. Phương án phát triển mạng lưới vận tải đa phương thức giữa Việt Nam - (49)
      • 3.2.1. Phương án Bộ - Thủy - Bộ (49)
        • 3.2.1.1. Tích hợp vận chuyển từ kho người bán đến cảng cảng Cát Lái (49)
        • 3.2.1.2. Kết nối từ cảng Cát Lái đến cảng Los Angeles (50)
        • 3.2.1.3. Phân phối từ cảng Los Angeles đến địa điểm kho người mua (55)
      • 3.2.2. Phương án Bộ - Không - Bộ (56)
        • 3.2.2.1. Tích hợp vận chuyển từ kho người bán đến sân bay Tân Sơn Nhất (56)
        • 3.2.2.2. Kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Los Angeles (57)
        • 3.2.2.3. Phân phối từ Sân bay Los Angeles đến kho người mua (58)
    • 3.3. Website (59)
      • 3.3.1. Khái quát về nền tảng Web (59)
      • 3.3.2. Mô tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống (59)
  • PHẦN 4: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (62)
    • 4.1. Công việc, hoạt động, quy trình phụ, quy trình (62)
      • 4.1.1. Quy trình hoạt động (62)
      • 4.1.2 Quy trình phụ (62)
    • 4.2. Các dòng vật chất, thông tin, hợp đồng và tài chính (65)
      • 4.2.1. Dòng vật chất (65)
      • 4.2.2. Dòng thông tin (66)
      • 4.2.3. Dòng hợp đồng (71)
      • 4.2.4. Dòng tài chính (73)
  • PHẦN 5: PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI, VÀ KIỂM SOÁT DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC (73)
    • 5.1. Phân loại dịch vụ vận tải đa phương thức (73)
      • 5.1.1. Bộ - không - bộ (74)
      • 5.1.2. Bộ - thủy - bộ (74)
    • 5.2. Phương án thiết kế dịch vụ (74)
      • 5.2.1. Chặng nội địa Việt Nam (74)
      • 5.2.2. Chặng quốc tế (75)
        • 5.2.2.1. Đối với đường biển (75)
        • 5.2.2.2. Đối với đường hàng không (81)
      • 5.2.3. Chặng nội địa Hoa Kỳ (82)
    • 5.3. Tổ chức triển khai dịch vụ (83)
      • 5.3.1. Quy trình của khách hàng (84)
      • 5.3.2. Quy trình của Logitrans (84)
      • 5.3.3. Quy trình của đối tác vận chuyển : hãng tàu / hãng hàng không (85)
      • 5.3.4. Quy trình của Forwarder bên Mỹ (86)
      • 5.3.5. Hệ thống bến bãi, sân bay (87)
    • 5.4. Kiểm soát dịch vụ (87)
  • PHẦN 6: THIẾT LẬP HÀM CHI PHÍ VÀ HỆ THỐNG RÀNG BUỘC (88)
    • 6.1. Các chi phí (88)
      • 6.1.1. Chi phí chuyển tải (88)
      • 6.1.2. Chi phí container (88)
      • 6.1.3. Chi phí vận tải theo phương thức vận tải (88)
      • 6.1.4. Chi phí khác (89)
      • 6.1.5. Ước tính chi phí (90)
    • 6.2. Thiết lập hàm chi phí và hệ thống các ràng buộc (90)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Ngoài một số doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp thủy sản khác hiện chỉ phân phối qua kênh trung gian, bán lẻ của các nhóm nhà nhập khẩu châu Á chứ chưa đưa vào hệ thống phân phối trực ti

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH

Tổng quan về các luồng thương mại hàng thủy sản giữa việt nam và hoa kỳ 6

1.1.1 Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam

1.1.1.1 Năng lực cung ứng Ông Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 20 năm qua với mức tăng bình quân 9,07%/năm.

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến xuất khẩu của DN thủy sản từ hai nguồn chính, đó là nuôi trồng thủy sản, khai thác thủy sản và một phần nhập khẩu từ nước ngoài Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:

- Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trung vào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cá hồng…

- Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, với một số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại…

- Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu và TP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cá song, cá giò, cá rô phi, tôm các loại….

- Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông CửuLong như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, KiênGiang…Đây là khu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loại mặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra – basa, sò huyết,nghêu và một số loài cá biển.

- Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sông rạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang, thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra – basa, cá rô phi, cá chép…

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạch chằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM, Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…

Từ 2015 – 2022: Sản lượng thủy sản Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm 2015 lên 9,05 triệu tấn năm 2022, tăng 38% Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 57%, khai thác chiếm 43%.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.

+ Từ 2015-2022: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng từ 3,53 triệu tấn lên 5,19 triệu tấn, tăng 47% Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL (chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).

+ Từ 2015 – 2022: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng từ 3 triệu tấn lên3,86 triệu tấn, tăng 29%.

Thực tế cho thấy, phần lớn các DN thủy sản Việt Nam đều chưa thiết lập được hệ thống tổ chức thu mua nguyên liệu trực tiếp từ ngư dân, chủ yếu thu mua từ các nậu, vựa. Ưu điểm của việc thu mua thuỷ sản từ các nậu, vựa là đáp ứng được nguyên liệu phù hợp với biến động về nhu cầu thị trường; đồng thời góp phần giải quyết đầu ra cho ngư dân. Tuy nhiên, cách làm này dẫn đến hệ quả là DN phải lệ thuộc vào các chủ nậu, vựa vì nếu nậu, vựa quay lưng thì lập tức DN bị thiếu nguyên liệu.

Về khâu chế biến của các doanh nghiệp thủy sản

Tính đến nay, cả nước có 636 DN chế biến xuất khẩu thủy sản quy mô công nghiệp đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm và đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường.

Số lượng các nhà máy và công nghệ chế biến thủy sản ngày càng tăng Có hơn 600 DN chế biến quy mô công nghiệp với công suất 3 triệu tấn/năm trong số hơn 1.300 cơ sở chế biến thủy sản có đăng ký sản xuất kinh doanh Có 300 nhà máy chế biến thủy sản tập trung vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong vùng nguyên liệu tôm, cá tra và hải sản Số lượng nguyên liệu thủy hải sản được đưa vào chế biến đạt 70%, tương đương trên 4 triệu tấn Công suất chế biến trung bình được sử dụng đạt 65% Hiện các nhà máy chế biến thủy sản đang được phân bố theo vùng nguyên liệu tập trung, hình thành những cụm chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực như: Cụm chế biến thủy hải sản ở Kiên Giang, cụm chế biến tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; cụm chế biến các sản phẩm cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long; cụm chế biến nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang).

1.1.1.2 Thực trạng xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam

Trong những năm qua, ngành Thủy sản Việt Nam đã nắm bắt được điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, đạt được nhiều kết quả ấn tượng như đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia, giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động địa phương, làm thay đổi bộ mặt phát triển nhiều địa phương trong cả nước, Từ năm 2011 đến năm

2020, ngành Thủy sản đã có bước phát triển vượt bậc Tổng giá trị xuất khẩu của giai đoạn này lớn hơn nhiều tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn 14 năm trước đó (Hình 1)

(Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam)

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2020

Các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức hiện tại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Mỹ là một thị trường lớn và liên tục phát triển không ngừng từ trước đến nay Đây cũng là một quốc gia có những rào cản hết sức khắt khe với các mặt hàng xuất nhập khẩu.

Mỹ cũng là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam Để vận chuyển hàng hóa đường biển từ Việt Nam đi Mỹ, hàng hóa Việt Nam phải đảm bảo được chất lượng và được kiểm định nghiêm ngặt từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến chế biến Nắm bắt được nhu cầu giao thương giữa Việt Nam và Mỹ, đã có rất nhiều công ty Logistics đã cho ra đời dịch vụ vận chuyển quốc tế đi Mỹ bằng đường biển và hàng không Tuy nhiên, vận chuyển bằng đường hàng không tuy có thời gian giao hàng nhanh chóng nhưng đi cùng với đó là mức cước phí gấp gần nhiều lần đường biển, nên các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản thường sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường biển để tối ưu chi phí.

1.2.1 Chuỗi vận tải đường bộ - đường biển - đường bộ

Hoa Kỳ là nằm ở phía bắc của lục địa Mỹ, Hoa Kỳ có đường bờ biển dài trên Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và trên Vịnh Mexico Cho phép Hoa Kỳ nhập khẩu khối lượng hàng hóa lớn từ nước ngoài, đồng thời xuất khẩu lượng hàng hóa lớn của mình sang nước ngoài Do đó, vận tải đường biển là phương thức được sử dụng nhiều nhất để nhập khẩu hàng hóa thủy hải sản từ Việt Nam vào Mỹ.

Tuyến đường bộ nội địa Việt Nam

Tuyến đường bộ nội địa Việt Nam là chuỗi vận chuyển hàng hóa thủy sản đầu tiên tại nội địa Bao gồm quá trình vận chuyển thủy hải sản từ nhà máy chế biến đến cảng biển để xuất khẩu Thủy hải sản sau khi được chế biến đông lạnh hoặc ướp đá thì sẽ được chở bằng xe tải chuyên dụng đến cảng biển để tiến hành quá trình xuất khẩu.

Tuyến đường biển: cảng Việt Nam đến Hoa Kỳ

- Danh mục cảng biển Việt Nam bao gồm 34 cảng biển, trong đó có 02 cảng loại đặc biệt, 11 cảng biển loại I, 07 cảng biển loại II và 14 cảng biển loại III Đặc biệt,năng lực thông qua hàng hóa ngày càng tăng, tiếp nhận tàu có trọng tải lớn ngày càng nhiều Các cảng biển Việt Nam tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, BàRịa – Vũng Tàu lọt vào danh sách 50 cảng biển có lưu lượng hàng hóa thông qua lớn nhất thế giới Các bến cảng cửa ngõ như Lạch Huyện (Hải Phòng), Cái Mép(Bà Rịa – Vũng Tàu) cho phép tiếp nhận các tàu container lớn nhất thế giới hiện nay, lên đến trên 200.000 DWT Tại cảng Cát Lái (TP Hồ Chí Minh), Hiệp hộiChế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phát lệnh xuất khẩu lô hàng thủy sản đầu năm 2018.

- Cảng Los Angeles - Hoa Kỳ (POLA): Cảng Los Angeles là cảng bận rộn nhất nước Mỹ trong 20 năm liên tiếp với tổng sản lượng xếp dỡ đạt 9.213.395 TEU năm 2020 Cảng này bao gồm 25 bến tàu và năng suất hoạt động được ví như là một cửa ngõ chính cho nền thương mại từ Mỹ sang Châu Á, được xếp loại là cảng container bận rộn thứ 19 trên thế giới và bận rộn thứ 10 khi kết hợp với cảng Long Beach.

- Cảng Long Beach: một trong những cảng biển hàng đầu thế giới, nằm ở phía nam bang California, với 6 ga container Giá trị hàng hóa thông qua đạt trên 200 tỷ USD/năm và là cảng biển xuất khẩu số một tại Hoa Kỳ, cảng vận chuyển container bận rộn thứ 21 trên thế giới.

- Ngoài ra còn một số cảng khác như cảng Savannah, Georgia; cảng New York và New Jersey, New York,

Tuyến đường bộ nội địa Hoa Kỳ

Sau khi hàng hóa thủy sản đã tới cảng đích tại Hoa Kỳ, chúng sẽ được chất lên các xe tải có thùng đông lạnh hoặc xe container với container lạnh chuyên biệt chuyên chở các hàng hóa đông lạnh đã được thuê trước để vận chuyển đưa về doanh nghiệp nhập khẩu.

1.2.2 Chuỗi vận tải đường bộ - đường hàng không - đường bộ

Tuyến đường bộ nội địa Việt Nam Đường bộ sẽ là chuỗi vận chuyển hàng hóa thủy sản đầu tiên tại nội địa, bao gồm vận chuyển thủy hải sản từ nhà máy chế biến ( thủy sản đi đường hàng không thường sẽ được ướp đá) đến cảng hàng không để xuất khẩu.

Tại Việt Nam có 3 sân bay lớn khai thác tuyến từ Việt Nam đi Mỹ đó là sân bayNội Bài (Hà Nội), sân bay Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) và sân bay Đà Nẵng (Đà Nẵng) Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Vietnam Airlines có đường bay thẳng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ, là đường bay xuyên lục địa dài nhất của Vietnam Airlines với chặng từ sân bay Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh đến San Francisco (Hoa Kỳ) được Vietnam Airlines khai trương từ 11/2021, còn các hãng hàng không khác vẫn phải quá cảnh khi bay Ngoài ra còn một số hãng hàng không nước ngoài khai thác tuyến Việt Nam sang Hoa Kỳ như: American Airlines (quá cảnh tại HongKong, Nhật Bản), United Airlines (quá cảnh chủ yếu tại Nhật Bản), Korean Air (quá cảnh tại Hàn Quốc), Qatar Airways (quá cảnh tại Doha), EVA Airlines,

Lộ trình bay từ Việt Nam sang Hoa Kỳ quá cảnh tại các nước thứ 3:

- Chặng bay quá cảnh: hiện nay, khi bay từ Việt Nam sang Mỹ, hành khách sẽ phải bay ít nhất là hai chuyến Từ các sân bay ở Việt Nam quá cảnh (transit) ra một nước quốc tế nào đó ở Châu Á (Nhật, Hàn, Trung Quốc, Singapore ).

- Chặng bay vượt biển - chặng bay chính: Chuyến bay sẽ từ nước quốc tế đã quá cảnh bắt đầu vượt biển và bay tới các sân bay quốc tế ở Hoa Kỳ như San Francisco, Los Angeles, Chicago, …

- Chặng bay nội địa: sau khi làm thủ tục nhập cảnh, tùy thuộc vào điểm đến mà có thể thực hiện tiếp chặng nội địa trên chuyến bay của hãng chuyên bay nội địa Hoa

Kỳ về đến thành phố cuối hành trình.

Tuyến đường bộ nội địa Hoa Kỳ

Sau khi hàng hóa thủy hải sản đến cảng của Hoa Kỳ thì sẽ được các bên đã được thuê dịch vụ vận chuyển nhận hàng và vận chuyển về doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa

Kỳ Chúng sẽ được vận chuyển bằng các xe tải có thùng lạnh hoặc xe container với container lạnh chuyên biệt chuyên chở hàng hóa đông lạnh.

Điểm mạnh, hạn chế của các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

1.3.1 Đối với đường bộ nội địa Điểm mạnh

Tiện lợi và linh hoạt: Vận chuyển thủy sản bằng đường bộ ở đây có thể linh hoạt và tiện lợi hơn so với vận chuyển bằng đường biển trong trường hợp sản phẩm cần giao nhanh hoặc đến các địa điểm xuất khẩu cụ thể.

Giảm thiểu rủi ro bảo quản: Vận chuyển bằng đường bộ giúp giảm thiểu rủi ro bảo quản sản phẩm, đặc biệt là trong trường hợp sản phẩm cần được duy trì ở nhiệt độ thấp hoặc cần được vận chuyển nhanh chóng bằng cách vận chuyển bằng các xe có thùng đông lạnh chuyên biệt,

Giới hạn về khoảng cách: Đường bộ có giới hạn về khoảng cách, đặc biệt là khi cần vận chuyển thủy sản từ đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực xa xôi hoặc nơi cần tiếp cận bằng đường biển Khoảng cách xa có thể tăng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.

Rủi ro gặp tắc đường và trục trặc giao thông:Các vấn đề liên quan đến tắc đường, tai nạn giao thông hoặc trục trặc khác có thể xảy ra và gây trì hoãn hoặc làm giảm hiệu suất của quá trình vận chuyển Điều này có thể ảnh hưởng đến tính chất tươi mới và chất lượng của thủy sản.

Khả năng vận chuyển lượng lớn hạn chế:So với các phương thức vận chuyển như đường biển hoặc đường sắt, đường bộ có giới hạn về khả năng vận chuyển lượng lớn hàng hóa trong một lần

Tình trạng ùn tắc kéo dài tại các cảng:Cát Lái (TP Hồ Chí Minh)- cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam, đầu mối trọng điểm trong hệ thống cảng biển vùng Đông

Nam Bộ nhưng suốt nhiều năm bị bủa vây bởi ùn tắc đã làm suy giảm hoạt động kinh tế toàn khu vực Trung bình mỗi ngày có khoảng 19.000 đến 20.000 lượt xe ô-tô ra vào cảng, do kết cấu giao thông chưa hợp lý, vào giờ cao điểm các xe container thường bị ùn tắc ở đây vài giờ đồng hồ trước khi vào được cảng, lượng tiêu tốn nhiên liệu sẽ nhiều hơn, thời gian vận chuyển hàng hóa bị chậm lại.

1.3.2 Đối với đường biển Điểm mạnh

Vận tải đường biển Việt Nam được gọi là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới Biển Việt Nam nằm trong tuyến đường quan trọng để giao lưu và vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Từ đây Việt Nam thuận lợi trong vấn đề phát triển vận tải biển thông qua quá trình giao lưu và mở rộng mối quan hệ với những nước phát triển mạnh về ngành biển. Đường bờ biển Việt Nam dài gần 3400 km, đường biển được trải dài từ Bắc vào Nam Vì đa phần các tỉnh tại Việt Nam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được gây dựng với quy mô lớn và trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên Thế Giới.

Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) Đối với hoạt động hàng hải quốc tế, Việt Nam đã tham gia cơ bản tất cả những Công ước liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường biển Hệ thống pháp luật quốc gia liên quan đến lĩnh vực hàng hải tương đối hoàn chỉnh, là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động hàng hải.

Chất lượng tàu còn thấp: Việc sử dụng tàu cũ, kém chất lượng hoặc “hết hạn sử dụng” chở hàng hóa làm ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển, năng lực trọng tải của tàu giảm sút trầm trọng và nguy hiểm hơn là dẫn đến tai nạn Lúc trước, cùng khối lượng hàng chỉ cần vận chuyển 1 lần nhưng bây giờ phải tốn ít nhất 2 đến 3 lần chở, mất thời gian và chi phí Ngoài ra, chất lượng tàu thấp còn có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn trong quá trình vận chuyển.

Thiếu nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đang trong tình trạng thiếu hụt hoặc kinh nghiệm đào tạo chưa chuyên sâu Với vị trí địa lý thuận tiện, giáp biển (đường bờ biển dài 3260km) giúp phát triển vận tải biển nhưng người theo học ngành này không nhiều, chưa kể một số khi ra trường chuyển hướng sang ngành khác. Ô nhiễm môi trường tại các cảng biển: Nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhiều, tàu xuất hiện ngày càng đông Để có nơi neo đậu, nhà nước xây dựng nhiều cảng biển nhằm phục vụ cho ngành vận tải biển tăng trưởng Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng biển đang ở mức báo động Hậu quả dẫn đến hiện tượng trên là do sự cố về hàng hóa, khâu quản lý rác thải chưa nghiêm ngặt, hợp lệ đã khiến cảng biển trở thành tác nhân gây hại môi trường.

1.3.3 Đối với đường hàng không Điểm mạnh

Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành Hàng Không, với vị trí nằm rìa Đông Nam Châu Á, nằm giữa con đường hàng không quốc tế nối từ đông sang tây, từ bắc xuống nam thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay giữa Mỹ-Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á và nội địa của Việt Nam.

Việt Nam có 22 cảng hàng không đang khai thác gồm 9 cảng hàng không quốc tế và

13 cảng hàng không nội địa Hệ thống mạng cảng hàng không toàn quốc phân bổ tương đối hài hòa, hợp lý, đảm bảo khả năng tiếp cận của 96% dân số trong bán kính 100km,cao hơn mức trung bình của thế giới (75%), tương đương các nước phát triển và trong khu vực Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng loại hình vận tải bằng đường hàng không Hệ thống mạng cảng hàng không đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa những năm vừa qua.

Với 22 cảng hàng không hoạt động theo mô hình trục nan, trong đó hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai đầu mối chính, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa, kết nối với các đường bay quốc nội và quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.

Hạn chế Điểm khó cạnh tranh của logistics hàng không Việt Nam hiện nay chính là giá cước vẫn còn cao Các doanh nghiệp hàng không đầu tư nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp đi liền với hạ tầng hạn chế nên không chỉ vận chuyển quốc tế mà ngày vận chuyển trong nước cũng phải qua nhiều cung khác nhau Nhiều hãng hàng không Việt Nam chưa xây dựng các đường bay đến các nước như Thụy Sĩ, Canada, Mỹ… nên xảy ra tình trạng phụ thuộc vào các hãng hàng không nước ngoài Và khi có rủi ro, giá tăng thì chính doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu thiệt, sản phẩm nông nghiệp nước ta vì thế cũng khó xuất khẩu, khó cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước khác.

Những cơ hội và thách thức đối với các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics và ận tải đa phương thức Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mô lớn, rộng khắp Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường Các thủ tục, thời gian thông quan đối với hàng xuất khẩu cũng đã được cải thiện đáng kể.

Công tác hoàn thiện quy định pháp luật thời gian qua đã được Chính phủ quan tâm. Thực tiễn hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam, nhất là việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đòi hỏi phải có những quy định phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho ngành dịch vụ logistics phát triển, đẩy mạnh đầu tư trong nước và hợp tác quốc tế.

Trong khi đó, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Thị trường

Mỹ ngày càng gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam Việc thực kết hợp tốt các phương thức vận tải sẽ giúp thời gian vận chuyển hàng hoá và chi phí vận tải giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh với các nhãn hàng khác tại Hoa Kỳ Đồng thời, Hoa Kỳ cũng là một thị trường khó tính, cạnh tranh đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật, khả năng quản trị, công nghệ cao, từ đó, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm và thay đổi để thích ứng phát triển doanh nghiệp của mình.

Mặc dù các chuỗi vận tải của Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh và đạt các kết quả tích cực nhưng trên thực tế vẫn tồn tại những hạn chế và thách thức Cụ thể như về khung khổ pháp lý đã có nhiều văn bản được ban hành, song các chính sách cụ thể, chi tiết hóa các chủ trương đó vẫn chưa được thực hiện hoặc còn chồng chéo Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải và logistics chưa đồng bộ, tạo hành lang vận tải đa phương thức trong khi nhu cầu trung chuyển chất lượng cao cho hàng hóa giữa các phương thức đang ngày càng lớn Việt Nam cũng còn thiếu các khu kho vận tập trung có vị trí chiến lược, đồng bộ với hệ thống cảng, sân bay, đường quốc lộ, cơ sở sản xuất Những điều này đang đặt ra những thách thức không nhỏ cho việc phát triển ngành logistics Việt Nam trong tương lai. Đồng thời, Hoa Kỳ cũng đưa ra rào cản, như rào cản thương mại, rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm Và những thách thức này không chỉ tác động đến doanh nghiệp xuất khẩu mà đối với các doanh nghiệp logistics cũng chịu áp lực tương tự.

Trong khi đó, hiện nay, số lượng doanh nghiệp logistics trong nước dù chiếm khoảng 89% nhưng chỉ chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Ý TƯỞNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Thị trường

2.1.1 Khu vực đi (miền Nam Việt Nam)

2.1.1.1 Thị trường thủy sản khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2.1.1.1.1 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 12/2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 145,1 triệu USD Tính chung cả năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,97 tỷ USD Trong đó, khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện chiếm 60% tổng giá trị của cả nước Đối với thị trường Hoa Kỳ, trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD Như vậy có thể thấy rằng ở thị trường Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế rất lớn về ngành nuôi trồng thủy sản, và thị trường Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiềm năng đáng để khai thác.

Sau khảo sát và tìm hiểu của nhóm các tỉnh thành có lượng thủy sản xuất khẩu lớn như Tp Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Các công ty có sản lượng thủy sản được xuất khẩu lớn nhất cả nước như Công ty

Cổ phần Tập đoàn Thủy hải sản Minh Phú, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Hùng Vương, đều thuộc các tỉnh phía Nam, do kết cấu địa hình cũng như cơ sở hạ tầng logistics tại khu vực phía Nam thuận lợi nhất cho vận tải bộ Đây chính là lý doLogitrans đã lựa chọn đặt trụ sở kinh doanh và kho tổng tại Tp Hồ Chí Minh.

2.1.1.1.2 Chính sách phát triển đầu tư ngành thủy sản

Hiện tại, chính phủ đã có những Nghị quyết giúp thúc đẩy và phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có những chính sách tạo điều kiện cho ngành thủy sản Cụ thể Nghị quyết số 78/NQ-CP, Nghị quyết số 120/NQ-CP, Nghị quyết số 13-NQ/TW và Nghị định 67/2014/NĐ-CP.

“Phát triển các trung tâm đầu mối về nông nghiệp gắn với vùng chuyên canh, kết nối với các đô thị gồm: Trung tâm đầu mối tổng hợp ở thành phố Cần Thơ gắn với phát triển dịch vụ logistics ở Hậu Giang, trung tâm đầu mối ở An Giang, Đồng Tháp gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản nước ngọt, trái cây, lúa gạo vùng sinh thái nước ngọt; trung tâm đầu mối ở Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng gắn với vùng nguyên liệu về thủy sản khu vực ven biển, trung tâm đầu mối ở Tiền Giang, Bến Tre gắn với vùng nguyên liệu chính về trái cây, rau màu.” (Nghị quyết số 78/NQ-CP)

“Khuyến khích xây dựng các cơ sở chế biến nông, lâm, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển làng nghề ở nông thôn; hướng dẫn và giúp đỡ các tổ hợp tác, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, đổi mới công nghệ đa dạng hóa sản phẩm, hạ giá thành, nâng sức cạnh tranh.” (Nghị quyết số 13-NQ/CP)

Bên cạnh đó, Bộ Công thương cùng với Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam đang thực hiện rà soát toàn diện năng lực lưu kho và bảo quản của hệ thống kho lạnh và container, nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Đồng thời, chính sách giá điện ưu đãi được áp dụng cho hoạt động vận hành các kho lạnh.

Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính cũng đang thực hiện chính sách hỗ trợ phí và cước vận chuyển trên đường hàng không và đường biển đối với các thị trường quan trọng như Mỹ, châu Âu và Trung Đông Điều này nhằm mục đích tăng cường năng lực cạnh tranh và giảm chi phí cho các doanh nghiệp.

Vừa có lợi thế về địa hình sông nước thuận lợi cho phát triển thủy sản, đóng vai trò quan trọng trong ngạch xuất khẩu của cả nước, đồng thời có những chính sách tạo điều kiện của chính phủ đã giúp cho đồng bằng sông Cửu Long trở thành thị trường tiềm năng để Logitrans chọn làm thị trường mục tiêu.

2.1.1.2.1 Tuyến vận tải đường bộ nội địa

Cảng Cát Lái hiện ở phường Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, đây là vị trí chiến lược khi cảng nằm giữa khu vực thành phố lớn và cửa ngõ để thông ra biển Từ cảng Cát Lái, có thể kết hợp với một số tuyến đường sau để tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:

Cao tốc 01:Đây là tuyến đường quốc lộ chính nối liền TP.HCM với các tỉnh Miền Tây, đi qua các tỉnh như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp Hàng hóa tới sân Bay Tân Sơn Nhất cũng có thể kết hợp tuyến đường này với quốc lộ 1A để tới nơi.

Quốc lộ 1A: Đây là tuyến đường quốc lộ chính nối liền TP.HCM với các tỉnhMiền Tây, đi qua các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, và Đồng Tháp Thuận lợi cho hàng hóa đến Cảng sân bay Tân Sơn Nhất.

Quốc lộ 50: Tuyến đường này nối liền TP.HCM với Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, và Hậu Giang.

Quốc lộ 61: Kết nối TP.HCM với Cần Thơ qua địa bàn của tỉnh Long An và TiềnGiang. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (Q.Lộ 1A): Tuyến đường này nối liền

TP.HCM với tỉnh Long An và qua đó kết nối với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Có thể thấy từ cảng Cát Lái tới đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tuyến đường kết nối thuận lợi, bao gồm cả các tuyến đường quốc lộ chính và đường cao tốc đi qua khắp các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long Sự phong phú và đa dạng của mạng lưới tuyến đường này đã tạo điều kiện lý tưởng cho việc vận chuyển hàng hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.

Là cảng đầu tiên tại Việt Nam được phép thiết lập khu vực cảng mở, cảng Cát Lái hoạt động ngay trên sông Đồng Nai, trở thành một trong những cảng biển quan trọng trong hệ thống cảng khu vực TP Hồ Chí Minh và cả nước, vừa gần khu vực trung tâm thành phố, vừa gần cửa ngõ ra biển.

Dịch vụ vận tải đa phương thức của Logitrans

2.2.1 Khái quát về công ty và dịch vụ

2.2.1.1 Khái quát về công ty

Logitrans được thành lập năm 2007, trụ sở chính đặt tại Quận 12 Tp Hồ Chí Minh và có hệ thống chi nhánh tại cảng biển lớn và quan trọng Việt Nam Với phương châm hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng tốt nhất sự hài lòng của khách hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng, Logitrans đã và đang phát triển mạnh mẽ trong 14 năm qua Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của Logitrans bao gồm các lãnh đạo quản lý giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận, đã giúp kết nối những doanh nghiệp thủy sản phía Nam với các thị trường tiềm năng thông qua vận tải đa phương thức.

- Trụ sở chính: Quận 12 Tp Hồ Chí Minh

+ Đội hiện trường hoạt động tích cực tại cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất để theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan tới hàng hóa

+ Đội xe tải, xe container lạnh luôn sẵn sàng vận chuyển với chi phí tối ưu và thời gian ngắn nhất.

+ Kho hàng: kho lạnh được đặt ở Khu công nghiệp Cát Lát, Quận 2 Tp Hồ Chí Minh.

+ Website: CRM + ERP + Intranet với khách hàng thân thiết và các đối tác

- Hãng tàu: CMA, CGM, MAERSK, ONE, MSC, Hapag Lloyd

- Hãng hàng không: American Airlines, United Airlines, Korean Air, QatarAirways, EVA Airlines

+ Khách hàng trong nước: khách hàng chủ yếu của Logitrans là những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành thủy sản ở khu vực phía Nam và các công ty logistics cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp thủy sản nhưng không có đội xe để trucking nội địa.

+ Khách hàng nước ngoài: Doanh nghiệp tại Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu thủy sản tại đồng bằng sông Cửu long.

Phạm vi cung cấp dịch vụ:

Hiện tại, Logitrans cung cấp dịch vụ 3PLs (FCL, LCL, FTL, LTL, AIR, CROSSBORDER, TRIANGLE BUSINESS) cho nhiều loại mặt hàng khác nhau với đa dạng thị trường Tuy nhiên trong bài trình bày, nhóm em xin giới hạn cung cấp dịch vụ FCL đối với hàng thủy sản, do mặt hàng này thường xuất với số lượng lớn Thêm vào đó, nếu cung cấp dịch vụ LCL sẽ tốn thêm thời gian gom hàng, có thể ảnh hưởng tới chất lượng thủy sản.

Hình thức vận tải:Logitrans hiện khai thác 2 hình thức vận tải đa phương thức:

+ Bộ - Thủy - Bộ (cảng Cát Lái - Los Angeles)

+ Bộ - Không - Bộ (sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Los Angeles).

Hiện tại, Logitrans có đội hiện trường hoạt động tích cực tại cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất để theo dõi và xử lý các vấn đề liên quan tới hàng hóa Tuy nhiên, đối với hàng thủy sản, Logitrans chỉ thực hiện với hình thức FCL Bên cạnh đó, công ty cũng có đội xe tải, xe container lạnh luôn sẵn sàng vận chuyển với chi phí tối ưu và thời gian ngắn nhất Trong trường hợp càng thủy sản cần lưu kho, công ty cũng có thể dễ dàng đáp ứng dịch vụ với kho hàng được đặt ở Khu công nghiệp Cát Lát, Quận 2 Tp Hồ Chí Minh. Đại lý ClearFreight của Logitrans bên Hoa Kỳ sẽ đảm nhận việc hỗ trợ thực hiện dịch vụ hậu cần khi hàng cập cảng, đảm bảo cho hàng hóa tới tay khách hàng trong tình trạng hoàn hảo nhất.

2.2.1.3 Mô tả chi tiết dịch vụ

Logitrans quyết định thiết kế mô hình dịch vụ vận tải đa phương thức như sau:

Sau khi tiếp cận với khách hàng, Logitrans sẽ liên hệ với các hãng tàu/đại lý hàng không và đại lý của mình bên Hoa Kỳ là ClearFreight để tổng hợp chi phí và báo giá cho khách hàng, sau đó tiến hành đàm phán trước khi ký kết hợp đồng. Đối với xuất khẩu bằng đường biển, sau khi ký kết hợp đồng hoàn tất, Logitrans tiến hành book cước tàu và mượn container lạnh rỗng của hãng tàu về đóng hàng.Logitrans sẽ cho đội xe container của mình tới các doanh nghiệp thủy sản để để lấy hàng.Đội xe này sẽ được trang bị container lạnh để bảo quản hàng thủy sản trong quá trình vận chuyển do đây là loại hàng hóa cần có độ tươi sống cao Tùy vào nhu cầu của khách hàng, hàng sẽ được quyết định đi bằng hàng không hoặc đường thủy Thông thường, hàng thủy sản đông lạnh có thể đi đường biển và hàng thủy sản ướp đá sẽ đi đường hàng không, lô hàng xuất khẩu có khối lượng lớn thì thường đi đường biển, khối lượng nhỏ hơn, khoảng vài hoặc vài chục thùng thì đi đường hàng không Đối với mặt hàng thủy sảnLogitrans phần lớn xuất hàng tại cảng Cát Lái và sân bay Tân Sơn Nhất tới cảng và sân bay Los Angeles Vì là hàng FCL, hàng thủy sản sau khi thu gom xong sẽ được vận chuyển trực tiếp đến cảng (đặt tại CY chờ xếp lên tàu)/sân bay để làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chuyển sang chặng quốc tế, hạn chế qua lưu kho Trong trường hợp hàng hóa cần phải lưu kho vì một số lý do nhất định, Logitrans có bố trí kho tại Khu công nghiệp Cát Lát, Quận 2 Tp Hồ Chí Minh Ngoài ra, khi xuất đường biển, container sẽ phải đặt tại CY trước khi xếp lên tàu, tại CY có khu vực riêng để đặt container lạnh nên hàng hóa vẫn được bảo quản trong điều kiện phù hợp Trong trường hợp có vấn đề bất ngờ phát sinh như tàu bị hoãn hay chuẩn bị hết hạn free DEM, Logitrans sẽ tới CY kéo container về kho của mình lưu trữ, đợi tàu đến.

Logitrans cung cấp dịch vụ đặt tàu và thông quan (khai thuê hải quan, xin các loại giấy phép), xếp dỡ hàng trọn gói ở cảng đi Tất cả những gì doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần làm đó là chuẩn bị hàng sẵn sàng để xếp lên xe container tại kho, chuẩn bị bộ chứng từ hàng xuất để làm thủ tục thông quan (giấy phép xuất khẩu, hợp đồng, invoice, packing list, các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa).

2.2.1.3.2 Chặng quốc tế: Đối với vận chuyển bằng đường biển, Logitrans sẽ làm việc chủ yếu với các hãng tàu CMA, CGM, MAERSK, ONE, MSC, Hapag Lloyd Tàu xuất phát từ cảng Cát Lái và đi qua Thái Bình Dương để tới Los Angeles, ngoài ra có thể đi qua tuyến đường qua mũi Hảo Vọng hoặc kênh Suez. Đối với vận chuyển bằng đường hàng không, đối tác của Logitrans là American Airlines, United Airlines, Korean Air, Qatar Airways, EVA Airlines Xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất tới sân bay Los Angeles.

2.2.1.3.3 Chặng đầu xuất bên Hoa Kỳ:

Sau khi hàng cập cảng đầu US, ClearFreight sẽ làm thủ tục thông quan và làm thủ tục để lấy hàng ra khỏi bãi CY/lấy hàng ra khỏi kho của sân bay và trucking tới kho của người mua theo như hợp đồng đại lý đã ký kết với Logitrans Nhiệm vụ của Logitrans ở chặng này là theo dõi tình trạng lô hàng thông quan đại lý ClearFreight.

Định vị dịch vụ

Việt Nam hiện đang là quốc gia có ngành logistics đang trên đà phát triển mạnh và đóng vai trò thiết yếu trong nền kinh tế Với tiềm lực và mối liên hệ trong ngành của mình, Logitrans có những lợi thế cạnh tranh giúp mang lại sự thuận tiện và hài lòng cho khách hàng:

- Là một NVOCC uy tín, tuy không sở hữu đội tàu nhưng Logitrans ký hợp đồng trực tiếp và có mối quan hệ chặt chẽ với hãng tàu.

- Sở hữu đội xe vận tải đường bộ riêng hoạt động rộng khắp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, luôn sẵn sàng khi khách hàng có nhu cầu.

- Sở hữu kho đặt tại khu công nghiệp Cát Lái gần cảng đi và sân bay, phục vụ công tác lưu trữ và hậu cần khi hàng hóa cần được đưa về kho.

- Đội nhân viên hiện trường đào tạo chuyên nghiệp, xử lý tác vụ xin giấy phép và khai hải quan => Chi phí rẻ hơn do không cần đi thuê ngoài.

- Có mối quan hệ tốt với các bộ phận kinh doanh của hãng tàu, đại lý hãng hàng không cấp 1 => Có được ưu đãi về giá.

Với mối liên hệ chặt chẽ của mình với các hãng tàu và các đại lý cấp 1 của hãng hàng không, Logitrans luôn đồng hành cùng khách hàng:

- Đội ngũ hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng 24/7.

- Theo dõi lô hàng trong thời gian thực.

- Update lịch trình tàu chuyến từng tháng.

Mô hình kinh doanh

2.4.1 Mô hình point-to-point

Point-to-point là mô hình mà hàng hóa, dịch vụ sẽ được phục vụ trực tiếp từ điểm đầu tới điểm cuối mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào.

Mô hình point-to-point

Mô hình này là nơi mà một chiếc xe trực tiếp di chuyển từ địa điểm này qua một địa điểm khác mà không thông qua bất kỳ địa điểm trung gian nào Hệ thống trực tiếp kết nối giữa các địa điểm mà không có bất kỳ sự gián đoạn trong dịch vụ ngay cả trong trường hợp các tuyến đường không trực tiếp nối với nhau. Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian di chuyển:Các địa điểm đều được kết nối trực tiếp với nhau, hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp và liên tục mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào khiến cho hàng phải thông qua một bên thứ ba để giải quyết Mô hình này giúp giảm sự chậm trễ. Ít bị trì hoãn: Mỗi tuyến đường vận chuyển độc lập với nhau nên sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau nếu một trong các tuyến bị chậm trễ Nếu có vấn đề xảy ra chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề ở tuyến đó.

Tốn kém nhiều chi phí: Mỗi địa điểm có thể kết nối với vô số các điểm đến khác nhau Việc trang bị cho tất cả các tuyến để đảm bảo tính liên tục sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Kém hiệu quả: Point-to-Point cần nhiều tài xế vì mỗi tuyến đường là riêng biệt. Hơn nữa, tuyến đường di chuyển không được khai thác hiệu quả do có khả năng di chuyển chung tuyến đường hoặc chung điểm đến.

2.4.2 Mô hình Hub and Spoke

Hub and Spoke là mô hình tối ưu hơn so với Point to Point, trong đó các tuyến đường vận chuyển (spoke) liên kết các điểm xa với một “hub” trung tâm các tuyến đường sẽ bắt đầu từ những điểm xuất phát khác nhau, sau đó tập trung tại một điểm trung gian (hub) Tại điểm trung gian này, tuyến đường sẽ được thiết kế lại để luồng vận chuyển được đồng nhất và tối ưu Mỗi điểm đến sẽ tiếp nhận ít chuyến vận tải hơn so vớiPoint to Point.

Mô hình Hub and Spoke Ưu điểm

Tăng tần suất giao hàng:Việc có một điểm trung gian giúp cho hàng hóa có điểm đích giống nhau được phân loại vào chung một tuyến đường Tài xế chỉ cần giao hàng tại điểm đến với số lần tối thiểu, giảm thời gian vận chuyển và có thể thực hiện tần suất giao hàng nhiều hơn.

Lợi thế kinh tế về quy mô:Các phương tiện vận tải và hàng hóa sẽ tập trung đông tại điểm trung gian nên chỉ cần chú trọng đầu tư và phát triển tại điểm này.

Giảm phương tiện vận tải: Các tuyến đường được giảm thiểu đồng nghĩa rằng cần ít trang thiết bị để vận chuyển hơn Các chi phí liên quan tới bảo dưỡng, xăng xe, cũng được tiết kiệm.

Thiếu linh hoạt: Khi tất cả đều phụ thuộc vào một thành phần chính là điểm trung gian, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở điểm này, hoặc một trong các tuyến sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.

Doanh nghiệp sẽ ứng dụng cả 2 mô hình, tuy nhiên sẽ tập trung chủ yếu thực hiện mô hình point to point Lý giải cho điều này, hàng thủy sản là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn và yêu cầu cần có độ tươi sống cao, nên công ty sẽ ưu tiên phương thứcFCL, sau khi hàng được xếp đầy container sẽ được vận chuyển ngay đến cảng biển hoặc sân bay mà không cần qua kho để lưu trữ Thêm vào đó, nếu thực hiện phương thức LCL,hàng thủy sản sẽ phải đợi thêm một khoảng thời gian để gom đủ hàng, như vậy sẽ làm giảm độ tươi hoặc trong trường hợp xấu hàng có thể bị hỏng Trong trường hợp bị phạtDEM, DET thì đưa hàng về kho để bảo quản trong thời gian ngắn sẽ là lựa chọn củaLogitrans.

PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Các bên tham gia

Về cơ bản, hoạt động cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức của công ty Logitrans đều liên quan đến 3 bên:

Khách hàng (Customer/Seller/Buyer): là bên sử dụng dịch vụ vận tải đa phương thức

- Doanh nghiệp chế biến Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu thủy sản đi thị trường Mỹ (trừ điều kiện Incoterms EXW)

- Doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu nhập khẩu thủy sản từ khu vực ĐBSCL

Logitrans - Công ty (3PL Logistics): là nhà cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức

Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng, lập kế hoạch sử dụng nguồn lực, thực hiện và kiểm soát toàn bộ hoạt động logistics từ khi bốc hàng tại kho người bán ở Việt Nam tới khi dỡ hàng xuống tại kho người mua ở phía Hoa Kỳ Đặc biệt, Logitrans có đầy đủ CSVC để xử lý lô hàng trong toàn bộ các khâu tại chặng nội địa Việt Nam. Đối tác

- Đối tác vận tải (trên chặng vận chuyển quốc tế): là bên thực hiện hoạt động vận tải Mỗi đối tác sẽ thực hiện dựa trên năng lực vận tải mà họ có Có 3 loại đối tác cung cấp dịch vụ vận tải tại các chặng dựa theo 3 phương thức chính: đường bộ, đường biển, đường hàng không.

+ Đường bộ: Logitrans tự thực hiện vận chuyển chặng nội địa Việt Nam dựa trên cơ sở vật chất hiện có

+ Đường biển: Logitrans sẽ làm việc chủ yếu với các hãng tàu như CMA CGM, MAERSK, ONE, MSC, Hapag Lloy

+ Đường hàng không: Hiện tại công ty đang hợp tác với một số hãng bay như: American Airlines (quá cảnh tại HongKong, Nhật Bản), United Airlines (quá cảnh chủ yếu tại Nhật Bản), Korean Air (quá cảnh tại Hàn Quốc), Qatar Airways (quá cảnh tại Doha), EVA Airlines,

- Đối tác giao nhận tại Mỹ - ClearFreight (trên chặng vận tải nội địa Mỹ): doLogitrans không có cơ sở vật chất và nhân sự tại Mỹ để giao nhận các lô hàng thủy sản nhập khẩu nên sẽ ký kết hợp đồng đại lý với một công ty forwarder khác, ủy thác cho công ty này giao nhận lô hàng đó.

Phương án phát triển mạng lưới vận tải đa phương thức giữa Việt Nam -

3.2.1 Phương án Bộ - Thủy - Bộ

3.2.1.1 Tích hợp vận chuyển từ kho người bán đến cảng cảng Cát Lái Ở giai đoạn này, hàng hóa được người bán tập hợp thành một chuyến hàng cụ thể trước khi chuyển sang chặng tiếp theo Đội xe của Logitrans sẽ di chuyển đến các kho của các cơ sở sản xuất, tiếp đó, những lô thủy sản xuất khẩu được chở trực tiếp ra cảng Cát Lái Quy trình tích hợp này được trình bày như sau: Đầu tiên, hàng thủy sản được tập kết từ các cơ sở chế biến tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm Tp Cần Thơ, các tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Logitrans sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp booking note với hãng tàu, thông báo cho doanh nghiệp chuẩn bị hàng hóa để đóng hàng và bộ chứng từ hàng hóa cơ bản làm thủ tục hải quan Tiếp theo công ty nhận container rỗng, về kho hàng của khách hàng để lấy hàng Tại đây hàng đông lạnh sẽ được đóng vào các container lạnh, hải quan kiểm dịch tại kho người bán và niêm phong Sau đó hàng hóa sẽ được vận chuyển theo quốc lộ 50 tới bãi container nơi các container sẽ được tập kết tại cảng Cát Lái, chờ thông quan và bốc lên tàu Ước tính quãng đường từ 180 đến 230 km.Thời gian chuẩn bị hồ sơ, chờ cont kéo từ tàu xuống bãi cont sẽ mất khoảng từ 3-4 ngày (nếu doanh nghiệp làm đúng).Thời gian đi từ 3 đến 4 tiếng.

Minh họa tuyến đường và thời gian vận chuyển khu vực ĐBSCL - Cát Lái 3.2.1.2 Kết nối từ cảng Cát Lái đến cảng Los Angeles

Tại cảng Cát Lái, hàng hóa xuất khẩu sẽ đi đường thủy nội địa ra cảng Cái Mép, từ đó tiếp tục đi theo tuyến lộ trình tuyến dịch vụ PS7 do liên minh THE khai thác và cung cấp Thời gian hành trình sẽ vào khoảng 20 - 27 ngày, tùy vào điều kiện thời tiết thực tế. Tuyến PS7 đi qua Singapore – Laem Chabang – Cai Mep – Nam Trung Quốc – Nam Trung Quốc – Los Angeles/Long Beach – Oakland – Nam Trung Quốc – Singapore

Khai thác bởi THE Alliance (ONE, Hapag-Lloyd, Yang

Hải trình Singapore – Laem Chabang – Cai Mep –

Nam Trung Quốc – Nam Trung Quốc – Los Angeles/Long Beach – Oakland – Nam Trung Quốc – Singapore

Giờ cập bến - rời bến (h) Không cố định

Bắt đầu khai thác tại TCIT Tháng 01/2022

(Hải trình của tuyến dịch vụ PS7)

(Lịch trình các tàu tuyến PS7 cập - rời cảng tháng 04/2024)

(Minh họa lịch trình của tàu One Forever 001E)

(Bảng giá cước vận tải nội địa khu vực ĐBSCL của Logitrans)

3.2.1.3 Phân phối từ cảng Los Angeles đến địa điểm kho người mua

Sau khi đến cảng Los Angeles, hàng hóa sẽ được phân phối và vận chuyển bằng đường bộ đến địa điểm kho hàng của Forwarder là ClearFreight tại Los Angeles (hoặc vận chuyển trực tiếp đến kho người mua) Quãng đường đi ước tính từ 40 đến 50 km. Thời gian đi dự kiến từ 50 phút đến 1 tiếng.

Từ kho của forwarder, hàng sẽ được vận chuyển đi các khu vực trong Hoa Kỳ.

Minh họa thời gian và quãng đường từ LAX đến kho của ClearFreight

3.2.2 Phương án Bộ - Không - Bộ

3.2.2.1 Tích hợp vận chuyển từ kho người bán đến sân bay Tân Sơn Nhất Ở giai đoạn này hàng hóa được tập hợp thành một chuyến hàng cụ thể tại kho của người bán Đội xe của Logitrans vẫn thực hiện trucking nội địa tại Việt Nam Quy trình tích hợp này được trình bày như sau:

Bước 1: Book chỗ với đại lý hãng hàng không

Hàng đông lạnh hoặc ướp đá vận chuyển từ các cơ sở sản xuất tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long được tập trung tại kho người bán trước khi được đưa đến sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Logitrans sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất liên hệ với đại lý hãng hàng không để nhận thông tin về giá cước, sau đó đặt chỗ theo ngày giờ quy định để xuất hàng Cũng tại bước này, Logitrans yêu cầu chủ hàng cung cấp một số chứng từ như: thư chỉ dẫn, giấy chứng nhận xuất xứ, hóa đơn thương mại, danh mục đóng gói, giấy phép XNK của bộ Thương mại, để tiến hành thủ tục khai báo và phát hành vận đơn.

Bước 2: Khai hải quan điện tử

Doanh nghiệp xuất khẩu có thể tự khai báo hải quan điện tử hoặc Logitrans sẽ thực hiện tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng.

Bước 3: Vận chuyển hàng hóa ra cảng hàng không để làm thủ tục hải quan

Logitrans tới cơ sở sản xuất của doanh nghiệp để lấy hàng rồi đem tập kết ở sân bay Tân Sơn Nhất Tại đây, lô hàng sẽ được chất xếp vào trong kho hàng không, làm đầy đủ các thủ tục như xuống hàng, cân hàng, soi chiếu an ninh, ghi ký mã hiệu, dán nhãn, và chờ để được thông quan.

Bước 4: Thông báo cho người nhận hàng

Sau khi hàng hóa đã được thông quan và gửi đi, Logitrans sẽ làm nốt các thủ tục cuối cùng của quy trình và gửi bằng chứng của việc giao hàng cho khách khi nhận được fax của đại lý nước ngoài thông báo người nhận đã nhận được hàng.

Quãng đường đi ước tính từ 176 đến 180 km Thời gian đi dự kiến từ 3 tiếng đến 3h30m.

Thời gian và quãng đường di chuyển từ ĐBSCL đến sân bay Tân Sơn Nhất

3.2.2.2 Kết nối từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Los Angeles

Tại sân bay Tân Sơn Nhất, lịch trình chuyến bay từ Việt Nam sang Mỹ thực hiện như sau:

Hiện nay, tại Việt Nam chưa có chuyến bay thẳng đến Los Angeles Hàng hóa sẽ xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, quá cảnh tại nước thứ ba và bay thẳng đến sân bay quốc tế Los Angeles của Hoa Kỳ.

- Chặng 1: Hàng hóa được xếp lên máy bay hãng Korean Air tại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Tp HCM bay thẳng đến sân bay quốc tế Seoul, Hàn Quốc để quá cảnh.

- Chặng 2: Máy bay sẽ vượt biển bay về bờ Đông Hoa Kỳ, tiểu bang California, hạ cánh xuống sân bay quốc tế Los Angeles.

Một chuyến bay trung bình từ Việt Nam đến Hoa Kỳ mất 17h30m Thời gian bay dự kiến là khoảng 17 giờ Thời gian làm thủ tục cho hàng hóa ở sân bay sẽ mất khoảng 3 tiếng, do vậy thời gian đi của lô hàng sẽ là khoảng 20 tiếng trong trường hợp không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay có vấn đề gì trong quá trình làm thủ tục hàng hóa.

3.2.2.3 Phân phối từ Sân bay Los Angeles đến kho người mua

Sau khi thủ tục được hoàn tất (kiểm dịch đầu Hoa Kỳ) thì hàng hóa được công tyFWD là ClearFreight tại Los Angeles chở về kho của mình Hoặc hàng sẽ được vận chuyển trực tiếp đến kho của người mua Quãng đường đi ước tính từ 28 đến 30 km Thời gian đi từ 30 đến 40 phút.

Website

3.3.1 Khái quát về nền tảng Web

Logitrans Website là nền tảng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng xuất khẩu quốc tế Tại đây, khách hàng sẽ được hỗ trợ tư vấn về giá cả, lộ trình đường đi, cũng như một số thông tin liên quan khác.

Các bên tham gia: Nền tảng được công ty lập nên và do công ty trực tiếp quản lý với 2 bên tham gia chủ yếu:

Bên 1: Công ty quản lý, vận hành là Logitrans

Bên 2: Khách hàng sử dụng nền tảng: khách hàng ở đây cụ thể là những doanh nghiệp có nhu cầu thực hiện vận tải hàng hóa xuất khẩu.

3.3.2 Mô tả quy trình nghiệp vụ của hệ thống

Bước 1: Tạo lập đơn hàng

Khách hàng truy cập website của công ty, đăng ký tài khoản, tham khảo các thông tin về dịch vụ mà công ty cung cấp

Thông tin đăng ký của khách hàng bao gồm Tên, SĐT, Email, Địa chỉ… Customer Journey bao gồm: Sau khi click vào phần Chat Tham khảo dịch vụ, khách hàng sẽ cân nhắc và đặt dịch vụ phù hợp Nhân viên sẽ báo giá (Quotation) và tiến hành đàm phán (Negotiation) các điều kiện, giá cả với khách hàng Cuối cùng khi đã đạt được thỏa thuận, dịch vụ sẽ được thực hiện và việc tái sử dụng (Retention) của khách hàng về sau.

Sau khi ra quyết định sử dụng dịch vụ, khách hàng đặt dịch vụ chuyển qua trao đổi với nhân viên kinh doanh (Sales) Nhân viên kinh doanh sẽ sử dụng tài khoản đã được phân quyền, truy cập vào hệ thống để cập nhật thêm mới trong phần quản lý đặt hàng Vì vậy, mặc định khách hàng đó sẽ do nhân viên này chăm sóc từ đầu đến cuối.

Thông tin trong một đơn hàng bao gồm: Điểm bốc dỡ hàng hóa, Thời gian bốc dỡ hàng hóa, Tên hàng hóa, Loại hàng hóa, Số lượng hàng hóa, Trọng tải, Đơn vị đóng gói (Pallet hay Container), Lưu ý vận tải, v.v.

Bước 2: Tiếp nhận xử lý đơn hàng và báo giá dịch vụ.

Hệ thống định tuyến và phân chặng vận chuyển cho mỗi đơn hàng được yêu cầu từ khách hàng Dựa trên thông tin đăng ký của các đối tác vận tải, hệ thống xác định danh sách các đối tác vận tải trên chặng tương ứng Thông tin đăng ký của đối tác ngoài những thông tin chính còn bao gồm các thông tin về chặng đăng ký vận tải, bảng giá dịch vụ cập nhật 7 ngày một lần.

Sau đó, hệ thống tính toán đưa ra khoảng giá dịch vụ (nhỏ nhất - lớn nhất), gọi là ước lượng báo giá, nhân viên Sales có trách nhiệm gửi bảng báo giá, nhân viên Sales có thể tham khảo giá từ nhiều nguồn để đàm phán và thương lượng với khách hàng Sau khi cả 2 bên đã đi tới thống nhất thì chuyển sang bước ký kết hợp đồng dịch vụ vận tải đa phương thức Thông tin trong bảng báo giá bao gồm: Cước phí vận tải các chặng, Phụ phí vận tải

Bước 3: Lập kế hoạch và phân công vận tải Hệ thống thực hiện bước lập kế hoạch vận tải.

Mỗi đơn hàng sẽ được định tuyến, chia chặng và ước lượng khoảng thời gian vận tải của mỗi chặng Vì hàng xuất từ Việt Nam sang US, nên hành trình vận chuyển được chia làm 3 chặng chính:

- Chặng 1: từ kho của khách hàng tới bến cảng/ cảng hàng không phía Việt Nam - đối tác vận tải đường biển/ hàng không

- Chặng 2: từ bến cảng/ cảng hàng không phía Việt Nam tới bến cảng/ cảng hàng không phía US - đối tác vận tải đường biển/ đường hàng không

- Chặng 3: từ bến cảng/ cảng hàng không phía US tới kho của forwarder tại US - đối tác giao nhận

Hệ thống dựa trên các chặng đã định tuyến và thời gian vận chuyển của đơn hàng, gửi thông báo có đơn hàng cần xử lý tới các đối tác vận tải Khi nhận được thông báo, đối tác có quyền chấp nhận hoặc từ chối thực hiện đơn hàng.

Trong lúc đó, các shipment sẽ được đưa vào trạng thái chờ xử lý, đợi phân công cho các nhân viên vận hành (Ops) Khi có nhân viên quản lý shipment đó, họ sẽ là người làm việc với danh sách các đối tác đã chấp nhận vận chuyển trước đó để chọn ra đối tác phù hợp nhất cho mỗi chặng của đơn hàng.

Khi đó, thông tin của mỗi chặng trong một shipment của đơn hàng bao gồm: Thời điểm bốc hàng, Thời điểm dỡ hàng, Địa điểm bốc hàng, Địa điểm dỡ hàng, Khoảng cách, Phương thức vận tải, Đối tác vận tải,

Những đối tác vận tải được chọn sẽ được gửi thông báo trên hệ thống công ty, họ sẽ thực hiện vận chuyển theo thông tin từ Shipment được cung cấp.

Sau khi hoàn thành việc giao hàng thì các bên tiến hành thanh toán Khách hàng thanh toán cho công ty, sau đó công ty sẽ thanh toán lại cho các đối tác vận tải.

PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Công việc, hoạt động, quy trình phụ, quy trình

Logitrans đã thiết kế một tập hợp các hoạt động có cấu trúc để tạo ra một đầu ra cụ thể cho khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang US Quy trình của công ty bao gồm các hoạt động được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian, có khởi đầu và kết thúc cùng các công việc và đầu ra được xác định rõ ràng Quy trình vận hành bao gồm các quy trình phụ, quy trình phụ bao gồm các hoạt động và các hoạt động sẽ bao gồm các công việc cụ thể.

Quy trình của Logitrans dựa trên 4 quá trình của chuỗi vận tải đa phương thức: Tích hợp; Kết nối; Trao đổi; Phân tách Từ đây, công ty đưa ra 2 quy trình phụ để phục vụ cho việc vận tải hàng hóa của khách hàng: Quy trình phụ thứ nhất và Quy trình phụ thứ hai.

4.1.2 Quy trình phụ a Quy trình phụ thứ nhất

Mục tiêu của quy trình phụ thứ nhất là xây dựng và thiết kế kế hoạch vận tải hàng hóa phù hợp với mong muốn của khách hàng đó là tối ưu chi phí và thời gian.

Quy trình phụ bao gồm các hoạt động: Tiếp nhận thông tin; Định giá sản phẩm dịch vụ; Xây dựng kế hoạch vận tải; Đàm phán, thương lượng, giao kết hợp đồng.

Hoạt động 1: Tiếp nhận thông tin.

Bao gồm các công việc:

- Tiếp nhận booking của khách hàng

- Xem xét các điều khoản, các yêu cầu trong sale contract của khách hàng (Cảng đến, cảng đi, Incoterms, mặt hàng cụ thể, khối lượng vận chuyển, phương thức vận tải,

Hoạt động 2: Định giá sản phẩm dịch vụ

Bao gồm các công việc:

+ Check giá trucking nội địa từ kho người bán đến cảng Cát Lái

+ Check chi phí lưu kho (nếu có)

+ Liên hệ hãng tàu lấy báo giá từ cảng Cát Lái - cảng Los Angeles

+ Liên hệ đại lý hãng hàng không cấp 1 để lấy báo giá từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Los Angeles

+ Liên hệ đại lý của mình là ClearFreight ở Mỹ để xin báo giá: thủ tục hải quan đầu US, phí giao nhận, trucking đầu US (lưu kho nếu có)

Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch vận tải

- Tổng hợp chi phí theo từng chặng sau đó, Logitrans xây dựng các phương án vận tải phù hợp cho khách hàng dựa trên báo giá nhận được, sao cho tối ưu chi phí nhất khách hàng.

- Đề xuất cho khách hàng về các phương án vận tải + báo giá cho từng phương án cụ thể

Hoạt động 4: Đàm phán thương lượng + Giao kết hợp đồng

Bao gồm các công việc:

- Đàm phán về giá cả (bao gồm chi phí vận tải, chi phí khai thuê hải quan và xin các loại giấy phép), kế hoạch vận chuyển và các yêu cầu của khách hàng

- Giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức, theo đó Logitrans sẽ đứng ra chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho người bán tới kho người mua, người bán có nghĩa vụ chuẩn bị hàng hóa sẵn sàng để chất lên xe tại kho của mình và bộ chứng từ hàng hóa cơ bản để thông quan. b Quy trình phụ thứ hai

Quy trình phụ thứ hai được xây dựng dựa trên 4 quá trình của chuỗi vận tải đa phương thức: Tích hợp; Kết nối; Trao đổi; Phân tách.

Quá trình tích hợp bao gồm các hoạt động: Tập hợp hàng hóa; Vận chuyển hàng đến cảng, ga.

Hoạt động 1: Tập hợp hàng hóa.

Bao gồm các công việc:

(Đối với phương án: Bộ - thủy - bộ)

- Công ty chủ động liên hệ với hãng tàu để nhận container rỗng sau khi nhận được Booking Confirmation và lệnh cấp container rỗng

- Điều phối đội xe container để lấy container rỗng từ cảng Cát Lái, kéo cont rỗng từ cảng về kho của người bán để load hàng

- Mời hải quan về kho người bán để kiểm hóa.

- Niêm phong, kẹp chì container để tránh thất thoát hàng hóa.

(Đối với phương án: Bộ - không - bộ)

- Điều phối đội xe tải xuống kho người bán để load hàng

Hoạt động 2: Hỗ trợ, giám sát vận chuyển hàng đến cảng.

(Đối với phương án: Bộ - thủy - bộ)

- Bốc hàng hóa lên container

- Trucking hàng hóa đến cảng Cát Lái

- Dỡ container xuống CY, đặt tại khu vực dành cho container lạnh để chờ xếp lên tàu

- Làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan trên ECUS5

(Đối với phương án: Bộ - không - bộ)

- Bốc hàng lên xe tải

- Trucking hàng hóa đến SGN Airport

- Dỡ hàng xuống sân bay, đặt tại khu vực dành cho hàng hóa ướp lạnh

- Xử lý hàng hóa: cân hàng, ghi ký hiệu, dán nhãn,

- Làm thủ tục hải quan, khai báo hải quan trên ECUS5

Quá trình Kết nối và Trao đổi

Vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đến US.

Bao gồm các công việc:

- Hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển/máy bay từ cảng Cát Lái/sân bay Tân Sơn Nhất đến thẳng Los Angeles port/Los Angeles Airport

- Sau khi tàu biển/máy bay cập cảng, hàng sẽ được chuyển xuống bãi CY hoặc kho tại sân bay

- Đại lý đầu US nhận được Arrival Notice và bộ chứng từ hàng hóa (nhận kèm hàng hoặc tới ngân hàng nhận nếu thanh toán LC: làm thủ tục hải quan, khai manifest, mời hải quan kiểm dịch đầu US

Bao gồm các hoạt động:

- Đại lý đầu US làm thủ tục lấy hàng ra khỏi bãi CY hoặc kho tại sân bay

- Đại lý load hàng lên xe container (thủy) hoặc xe tải (hàng không)

- Trucking nội địa về kho người mua

Các dòng vật chất, thông tin, hợp đồng và tài chính

(1) Hàng hóa được chuẩn bị và đóng gói sẵn sàng tại kho người bán Sau đó, đội xe của Logitrans sẽ bắt đầu sắp xếp hàng hóa vào xe container/xe tải và đây là điểm bắt đầu của dòng vật chất.

(2) Đội xe Logitrans vận chuyển hàng hóa từ kho người bán đến cảng Cát Lái (đường thủy) hoặc sân bay Tân Sơn Nhất (đường hàng không) Tại đây, hàng hóa sẽ được dỡ xuống bãi CY, đặt tại khu vực dành cho container lạnh để chờ xếp lên tàu hoặc hàng hóa được dỡ xuống sân bay, đặt tại khu vực dành cho hàng hóa ướp lạnh.

(3) Hàng hóa được hãng tàu/hãng hàng không xếp lên tàu/máy bay

(4) Hàng hóa được vận chuyển chặng quốc tế từ cảng Cát Lái - cảng Los Angeles/sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay Los Angeles Đến cảng nhập, hàng hóa được dỡ xuống bãi CY hoặc kho lạnh của sân bay.

(5) Hàng hóa được Đại lý ClearFreight đầu US bốc lên xe bằng phương tiện vận chuyển của mình

(6) Từ phương tiện vận chuyển của đại lý, hàng hóa được chở về thẳng kho của người mua.

Khác với dòng vật chất chỉ được quan tâm luân chuyển từ người bán đến người mua, dòng thông tin cần tới sự phối hợp và liên kết của nhiều bên gồm: bên bán, bên mua, người vận chuyển (người vận chuyển nội địa, hãng tàu ).

Trong tuyến vận tải Việt Nam – Hoa Kỳ này, dòng thông tin sẽ được chia thành 2 nhóm chính:

Nhóm 1: Dòng thông tin trong thiết kế dịch vụ

Thông tin liên quan tới dòng chảy của tiền và hàng, đó là các chứng từ, tài liệu chính sau đây: Chứng từ liên quan tới vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải bộ; Giấy chứng nhận xuất xứ C/O mẫu B; Bảo hiểm hàng hóa, phương tiện vận tải…; Chứng từ liên quan tới thủ tục quản lý Nhà nước: Hải quan, kiểm dịch y tế, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật…; Chứng từ liên quan tới thanh toán hàng hóa giữa người mua và bán; Chứng từ liên quan tới tranh chấp hàng hóa trong vận chuyển, bốc dỡ, giao nhận…; Phiếu đóng gói hàng hóa, Mã số định danh hàng xuất; Shipping Instruction (SI), phiếu xác nhận tổng khối lượng (VGM)

(1) Khách hàng gửi thông tin đơn hàng cho Logitrans, bao gồm: Cảng đến, cảng đi, Incoterms, mặt hàng cụ thể, khối lượng vận chuyển, phương thức vận tải, …

(2) Logitrans gửi thông tin đơn hàng đến Hãng tàu/Đại lý cấp 1 của Airlines để xin báo giá cước vận tải chặng quốc tế.

(3) Logitrans gửi thông tin đơn hàng cho Đại lý ClearFreight đầu Hoa Kỳ xin báo cước cho các dịch vụ để giao nhận lô hàng phía US.

(4) Hãng tàu/Đại lý cấp 1 của Airlines phản hồi, báo giá và các điều kiện chuyên chở.

(5) Đại lý ClearFreight đầu Hoa Kỳ phản hồi, báo giá và báo lại thông tin về khả năng vận chuyển cùng một số điều kiện chuyên chở kèm theo cho Logitrans.

(6) Dựa trên các thông tin từ người chuyên chở và đại lý trên và bảng cước dịch vụ Logitrans tự mình cung cấp (trucking nội địa, thủ tục Hải quan, xin các loại giấy phép), Logitrans thiết kế và đưa lại cho khách hàng giải pháp và báo giá vận tải đa phương thức (door to door: từ kho người bán tới kho người mua)

(7) Khách hàng phản hồi lại Logitrans Nếu khách hàng đồng ý, Logitrans sẽ ký hợp đồng vận tải đa phương thức với khách hàng.

(8,9) Logitrans tiến hành đặt chỗ, ký hợp đồng chuyên chở với nhà vận tải từng chặng (Hãng tàu, Airlines thông qua Đại lý cấp 1 của Airlines, ký hợp đồng đại lý với Đại lý ClearFreight đầu Hoa Kỳ)

Nhóm 2: Dòng thông tin trong quá trình thực hiện dịch vụ

Thông tin về thời gian, liên quan tới địa điểm Nó hỗ trợ xác định hàng hóa đang ở đâu, ở trạng thái nào trong quá trình di chuyển Mảng thông tin này rất quan trọng phục vụ cho dòng thông tin chỉ huy (Chỉ huy và Thực hiện), nó cũng là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình vận tải đa phương thức Chỉ tiêu cụ thể của mảng thông tin này gồm: Thời gian hàng đến, thời gian hàng lưu kho, bốc xếp, thủ tục hành chính, thời gian vận chuyển… Thời gian hàng rời khỏi địa điểm nào đó, thông tin liên quan tới tiền đã tới kịp thời theo quy định thời gian Sự thành công hay thất bại, có hiệu quả hay không trong cả chuỗi công việc phối hợp trước tiên là yếu tố “thời gian”.

(1) Đối với vận tải biển, Hãng tàu gửi booking confirmation và lệnh cấp container rỗng (container lạnh) cho Logitrans.

(2) Sau khi có booking confirmation và lệnh cấp container rỗng dựa theo thông báo của hãng tàu, Văn phòng Logitrans gửi thông tin của lô hàng đến cho đội xe Logitrans để chuẩn bị loại xe và số lượng xe tải/xe container phù hợp, sau đó đội xe đến CY tại cảng Cát Lái, kéo container rỗng về kho người bán để load hàng.

- Khối lượng đơn hàng, số thùng carton đã đóng

- Thời gian đến lấy hàng, thời gian đưa hàng đến cảng Cát Lái/sân bay Tân Sơn Nhất

- Một số yêu cầu chuyên chở (điều kiện bảo quản, quy cách chất xếp, v.v.)

(3) Trong lúc đội xe của Logitrans về kho người bán lấy hàng, Logitrans sẽ submit SI và VGM trước cut off time (thường trùng gate in - deadline đặt container tại CY cảng) cho Hãng tàu.

(4) Đội xe thông tin hàng đến cảng Cát Lái/sân bay Tân Sơn Nhất, đặt tại bãi CY (khu vực dành cho container lạnh) trước gate in time.

(5) Đội xe gửi thông tin hàng đến cảng Cát Lái/sân bay Tân Sơn Nhất cho văn phòng Logitrans.

(6) Hãng tàu/hãng hàng không đầu Việt Nam cung cấp thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa để chủ tàu chuẩn bị tiếp nhận hàng

(7) Hãng tàu báo cảng Cát Lái xếp container xuống tàu

(8) Chủ tàu/Máy bay thông tin hàng đến cho cảng Los Angeles/sân bay Los Angeles

(9) Chủ tàu/máy bay gửi thông tin dự kiến ngày hàng đến lại cho văn phòng hãng tàu/đại lý Airlines đầu Việt Nam để văn phòng cập nhật tình trạng hàng đến, gửi arrival notice cho Logitrans.

(10) Văn phòng hãng tàu/đại lý airline đầu Việt Nam gửi thông tin qua hệ thống ERP cho văn phòng hãng tàu/đại lý Airlines đầu US.

(11) Đại lý ClearFreight đầu US cập nhật thông tin đơn hàng và chỉ định xe đến lấy hàng tại cảng Los Angeles/sân bay Los Angeles.

(12) Đội xe của Đại lý ClearFreight đầu US thông báo với Đại lý ClearFreight về thông tin đã thực hiện xong vận chuyển và xếp dỡ tại kho buyer

(1) Công ty Logitrans giao kết hợp đồng đại lý với ClearFreight.

Do hai bên hợp tác lâu dài nên ban đầu sẽ giao kết hợp đồng đại lý để đảm bảo việc cung ứng dịch vụ Logistics cho khách hàng diễn ra thông suốt, thuận lợi Hợp đồng đại lý sẽ chỉ ký duy nhất 1 lần, mặc dù cung ứng dịch vụ cho nhiều khách hàng khác nhau nhưng hai bên sẽ không ký lại hợp đồng đại lý.

(2) Công ty Logitrans sẽ giao kết hợp đồng vận chuyển với Hàng tàu hoặc Hãng hàng không để lấy báo giá cho khách hàng.

(3) Người bán khi có nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ giao kết hợp đồng vận chuyển với công ty Logitrans.

Tóm tắt hợp đồng và chứng từ liên quan:

Hợp đồng Cơ sở pháp lý

Logitrans – Người bán tại Việt

Hợp đồng vận chuyển Vận đơn vận tải đa phương thức

Logitrans - Hãng tàu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Booking note Vận đơn đường biển

Logitrans - Hãng hàng không Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Vận đơn đường hàng không, điều lệ vận chuyển, bảng giá và các thỏa thuận bằng văn bản khác)

Logitrans - Đại lý đầu US Hợp đồng đại lý

(1) Sau khi giao kết hợp đồng, khách hàng thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị hợp đồng vận chuyển với công ty Logitrans.

(2) Công ty Logitrans sẽ thanh toán cước phí với các đơn vị vận chuyển gồm Hãng tàu hay với đại lý cấp 1 của Airline

(3) Công ty Logitrans sẽ thanh toán cho Đại lý ClearFreight đầu US.

(4) Khách hàng thanh toán giá trị hợp đồng còn lại cho công ty Logitrans.

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ, TRIỂN KHAI, VÀ KIỂM SOÁT DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

Phân loại dịch vụ vận tải đa phương thức

Dựa vào yêu cầu khách hàng: thời gian nhanh/chậm, chi phí thấp/vừa phải/cao.

Dựa vào loại hàng hoá: Mỗi một loại thủy sản lại cần một loại hình kết hợp đa phương thức khác nhau Đối với thủy sản đông lạnh thường sẽ được vận chuyển bằng đường biển và thủy sản ướp đá thường sẽ được vận chuyển bằng đường hàng không để đảm bảo yếu tố chất lượng cho từng loại thủy sản.

- Loại hàng hóa vận chuyển: Thủy sản ướp đá

- Giá cả: thấp hơn vận chuyển đường hàng không

- Loại hàng hóa vận chuyển: Thủy sản đông lạnh

Phương án thiết kế dịch vụ

- Đóng gói: Tiến hành đóng gói hàng đông lạnh trong các loại thùng chuyên dụng như thùng xốp, thùng giữ nhiệt, … Bỏ kèm đá lạnh để giữ nhiệt cho hàng hóa sau đó đóng kín nắp thùng và chuyển lên container lạnh để đội xe vận chuyển về nơi kho lạnh hàng gần cảng Cát Lái Khi có đủ lượng hàng hóa nhất định sẽ vận chuyển hàng lên tàu đi.

+ Việc đóng gói sẽ do công ty đối tác thực hiện, Logitrans chỉ nhận hàng hóa khi được đảm bảo rằng hàng đã được đóng gói kỹ càng, sau đó Logitrans sẽ vận chuyển hàng lên container lạnh.

+ Luôn duy trì nhiệt độ ở mức -18 tới -22 độ C trong suốt quá trình vận chuyển, xếp hàng luôn chừa những khoảng trống để các luồng khí lạnh trong container lưu thông đồng nhất, ưu tiên được vận chuyển sớm nhất.

5.2.1 Chặng nội địa Việt Nam

- Phương tiện: Đội xe của công ty Logitrans

+ Đối với đường biển: Xe container/ cont lạnh

+ Đối với đường hàng không: Xe tải/ thùng lạnh

- Điểm đi: Kho của khách hàng ở đồng bằng sông Cửu Long

+ Đường biển: Cảng Cát Lái

+ Đường hàng không: Sân bay Tân Sơn Nhất

*Chi phí thủ tục FWD

+ Luồng đỏ (kiểm hóa): $45,18/set

- Phí xử lý hàng: $30/set

Sau khi trao đổi thỏa thuận và ký hợp đồng với khách hàng, công ty Logitrans sẽ tiến hành thực hiện quá trình vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng Đội xe của Logitrans sẽ đến lấy hàng tại kho của khách hàng Sau đó, tùy theo dịch vụ mà công ty cung cấp, nếu vận chuyển bằng đường biển thì hàng hóa sẽ được đưa tới cảng Cát Lái, nếu vận chuyển bằng đường hàng không thì hàng hóa sẽ được đưa tới sân bay Tân Sơn Nhất Thời gian dự kiến cho quá trình vận tải nội địa là khoảng 3 - 4 giờ nếu xuất từ cảng Cát Lái hoặc sân bay Tân Sơn Nhất.

- Điểm đi: Cảng Cát Lái

- Điểm đến: Cảng Los Angeles

Với vận tải đường biển, công ty sẽ kết nối với nhiều đối tác vận tải để có thể lựa chọn vận chuyển với chi phí vận chuyển tốt và thời gian vận chuyển nhanh chóng.

*Dựa trên tìm hiểu có 3 quãng đường chính đi từ Cát Lái sang Hoa Kỳ như sau: a Lộ trình qua Kênh đào Suez

Xuất phát từ Việt Nam, các con tàu đi qua eo biển Singapore, eo biển Malacca,chuyển hướng đến phía Nam của Sri Lanka ở Ấn Độ Dương, đi vào Biển Đỏ, đi qua kênh đào Suez, đi qua Biển Địa Trung Hải, băng qua eo biển Gibraltar, và cuối cùng là vượt Đại Tây Dương đến Mỹ và ngược lại.

Lộ trình qua Kênh đào Suez Ưu điểm:

- Tuyến đường này đi khá gần bờ trong suốt chặng đường nên việc ứng phó với các sự cố bất lợi có thể khá thuận lợi.

- Dòng chảy Đại Tây Dương ở Bắc bán cầu luôn có xu hướng chảy theo chiều kim đồng hồ Nó có thể được tận dụng quanh năm để tăng tốc các tàu đi về phía Tây.

- Tuyến đường này phải chạy qua các khu vực có mật độ tàu lớn như eo biển Singapore, Malacca, kênh đào Suez.

- Chi phí của kênh đào Suez khá cao.

- Khi vượt Đại Tây Dương, tàu bè phải chạy ở vĩ độ cao và vùng biển này thường xuyên bị đe dọa bởi bão lớn. b Lộ trình qua Mũi Hảo Vọng

Từ Việt Nam, tàu chuyển hướng thẳng sang Indonesia, qua eo biển Jakarta, qua Ấn Độ Dương đến Mũi Hảo Vọng (ở Nam Phi), sau đó tiếp tục vượt Đại Tây Dương đến Mỹ và ngược lại.

Lộ trình qua Mũi Hảo Vọng Ưu điểm:

- Mật độ tàu thuyền dọc tuyến này khá thưa thớt.

- Tàu không phải đi qua kênh đào Suez nên chi phí giảm.

- Các dòng chảy Nam bán cầu được tận dụng để cải thiện tốc độ tàu.

- Đây là quãng đường tàu chạy dài nhất trong 3 tuyến.

- Tàu thường chạy rất xa bờ nên khi có sự cố xảy ra, việc hỗ trợ là tương đối khó.

- Tàu chạy xuống Mũi Hảo Vọng, một khu vực có vĩ độ rất cao và điều kiện thời tiết rất phức tạp Khu vực Mũi Hảo Vọng thường xuyên hứng chịu sóng và gió mạnh hầu hết các thời điểm trong năm, và thường xuất hiện các cơn bão và lốc xoáy bất thường.

- Vì tuyến đường này thường xa bờ nên việc ghé cảng lấy nhiên liệu đòi hỏi quãng di chuyển đáng kể và có rất ít lựa chọn cảng tiếp nhiên liệu, đặc biệt là trên các chặng đi qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. c Lộ trình qua Thái Bình Dương

Từ Việt Nam, tàu chạy sang phía Đông, qua Philippines, qua Thái Bình Dương để đến Mỹ.

Lộ trình qua Thái Bình Dương Ưu điểm:

- Tuyến đường này là tuyến đường ngắn nhất trong 3 tuyến đường.

- Có mật độ tàu thuyền trên tuyến khá thưa.

- Điều kiện dẫn đường có phần đơn giản hơn, không cần sử dụng nhiều biểu đồ chi tiết Tàu có thể chạy dọc theo đường xích đạo ở 5 độ vĩ Bắc, đây là khu vực có điều kiện thời tiết rất ổn định và tốt hầu hết các ngày trong năm.

- Chi phí rẻ hơn 2 tuyến đường còn lại.

- Không có cảng nào để ghé trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc nếu cần nhiên liệu hay vật tư trên đường đi, vì vậy chuyến đi cần có sự chuẩn bị tốt, bảo dưỡng máy móc và dự trữ nhiên liệu và vật tư dồi dào.

- Tuyến đường có mật độ tàu đi không nhiều nên có thể phải chờ tàu lâu hơn.

Trên thực tế, cả 3 tuyến trên đều có tàu ra vào Việt Nam thường xuyên, nhưng chỉ có tàu lớn trọng tải từ 15.000 DWT trở lên mới có thể thực hiện các chuyến dài như vậy, vì chi phí, độ an toàn và lượng nhiên liệu, nước ngọt dự trữ đầy đủ cho cuộc hành trình.

Theo khuyến nghị của các chuyên gia logistics, tuyến đường xuyên Thái Bình Dương mang lại lợi ích kinh tế cao nhất, thời tiết dọc tuyến đường này cũng thường tốt và ổn định Nó cũng cung cấp khả năng tiếp cận nhanh chóng đến các cảng phía nam và phía đông Hoa Kỳ khi tàu đi qua Kênh đào Panama ở phía nam Hoa Kỳ ở Trung Mỹ Nên công ty đánh giá đây là tuyến đường biển mà công ty sẽ lựa chọn ưu tiên.

Vũng Tàu thì đổi tàu, đi tàu mẹ của Maersk (GUSTAV MAERSK / 414N))

- Terminal Handling Service - Origin: VND 5,750,000/cont

- Terminal Handling Service - Destination: USD 750/cont

- Terminal Security Charge Dest.: USD 7 (for both)

5.2.2.2 Đối với đường hàng không

- Phương tiện: Máy bay Các hãng hàng không là đối tác của công ty chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa chặng quốc tế.

- Điểm đi: Sân bay Tân Sơn Nhất

- Điểm đến: Sân bay Los Angeles

Tổ chức triển khai dịch vụ

Sơ đồ tổ chức, thiết kế, triển khai và kiểm soát dịch vụ vận tải đa phương thức

- Cấp quản trị bao gồm cả các hoạt động được thực hiện trước quá trình vận chuyển (thiết kế, đàm phán, trao đổi thông tin)

- Cấp độ triển khai (cung cấp) và kiểm soát: gắn liền với quá trình vận động của hàng hóa

Các chủ thể tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ bao gồm:

- Công ty Logitrans (cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức)

- Các bên vận chuyển ( các hãng tàu/ hãng hàng không

- Hệ thống bến bãi, sân bay

5.3.1 Quy trình của khách hàng Đầu tiên, khi khách hàng có nhu cầu muốn gửi hàng đi, họ sẽ gom dần những thông tin cho đơn hàng mình muốn gửi, gồm những thông tin như là: loại hàng (thành phẩm hay bán thành phẩm), ngày giờ cần gửi hàng, điều kiện giao hàng, khối lượng, yêu cầu bảo quản, Sau nhiều giai đoạn chuẩn bị, đến giai đoạn cuối thì sẽ thành đơn hàng hoàn chỉnh có thể sẵn sàng gửi đi Tiếp đó khách hàng sẽ liên hệ với bên cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức (là công ty Logitrans), sau đó hai bên trao đổi với nhau về báo giá mà Logitrans báo cho khách hàng Cuối cùng là khách hàng sẽ ra quyết định xem có sử dụng dịch vụ của Logitrans hay không và ký hợp đồng.

Sau khi tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, Logitrans sẽ liên hệ với các hãng tàu/ đại lý cấp 1 của hãng hàng không cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, đồng thời liên hệ với công ty forwarder bên Mỹ về việc vận chuyển nội địa Mỹ Các bên vận chuyển đó sẽ báo giá về cho Logitrans Sau đó, Logitrans và từng bên vận chuyển sẽ thương lượng về giá cả và xác định được những phương án khả thi để triển khai Cuối cùng là Logitrans sẽ đưa ra quyết định xem sẽ làm việc với hãng vận chuyển nào và trao đổi lại với khách hàng của mình.

5.3.3 Quy trình của đối tác vận chuyển : hãng tàu / hãng hàng không

Hãng tàu và đại lý cấp 1 của hãng hàng không sẽ tiếp nhận những thông tin từ Logitrans về lô hàng cần chuyển, họ sẽ dựa vào những yêu cầu đó để tính giá dịch vụ và chọn lịch trình vận chuyển để Logitrans lựa chọn Sau đó, các bên đó sẽ gửi thông tin cho Logitrans, hai bên trao đổi qua lại và chốt ra được phương án cuối cùng.

Các bên vận chuyển sau khi đạt được thỏa thuận với Logitrans thì sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển chặng quốc tế cho lô hàng đó Đầu tiên là các khâu chuẩn bị, sau đó xếp hàng lên tàu (nếu đi đường biển) và lên máy bay (nếu đi đường hàng không) Vận chuyển tới cảng phía bên Mỹ thì dỡ hàng xuống.

5.3.4 Quy trình của Forwarder bên Mỹ Đối với vận chuyển nội địa Mỹ, Logitrans sẽ hợp tác với công ty forwarder bên Mỹ là ClearFreight và công ty đó sử dụng đội xe của họ vận chuyển Bên forwarders sẽ báo cho Logitrans giá dịch vụ, sau khi hai bên đạt được thỏa thuận thì đội xe bên Mỹ sẽ bắt đầu vận chuyển Đầu tiên, công ty Forwarder bên Mỹ sẽ tiến hành làm một số thủ tục thông quan như khai báo HQ, khai manifest hàng nhập (AMS), mời hải quan kiểm dịch đầu US và làm thủ tục để lấy hàng ra khỏi bãi CY đối với hàng đi sea, lấy hàng ra khỏi kho ở sân bay với hàng đi air Sau đó, ClearFreight thực hiện xếp hàng lên container (với hàng đi sea) và lên xe tải (với hàng đi air) Đội xe của ClearFreight sẽ vận chuyển từ cảng/sân bay đến đến kho khách hàng bên Mỹ.

5.3.5 Hệ thống bến bãi, sân bay

Một nhóm chủ thể không thể thiếu trong dịch vụ của Logitrans đó là hệ thống các bến bãi và sân bay Hệ thống này sẽ gồm cảng đi, cảng đến và nếu đi đường hàng không thì sẽ thêm hệ thống sân bay trung chuyển Tại đây, những hoạt động bốc, xếp dỡ hàng hóa sẽ được diễn ra và nếu có trường hợp bất khả kháng nào thì đây cũng là nơi lưu giữ hàng hóa.

Kiểm soát dịch vụ

Logitrans thực hiện việc kiểm soát trong quá trình triển khai các hoạt động liên quan như sau:

Phòng sales: ngay khi nhận yêu cầu từ khách hàng, công ty sẽ có một bộ phần chăm sóc và hỗ trợ khách hàng để đáp ứng dịch vụ tốt nhất

Logistics: Logitrans sẽ liên hệ với các bên đối tác vận chuyển và quản lý thông qua email hoặc Zalo của Logitrans để có thể cập nhật được tình trang vận chuyển đơn hàng, các nghiệp vụ liên quan.

Nhân sự: Đây là một nhân tố chủ chốt của công ty, vì vậy Logitrans có các nội quy quy định quản lý chặt chẽ, quản lý hồ sơ nhân sự, chấm công, tính lương phù hợp để tạo sự hài hòa giữa các bộ phận, phòng ban.

Kế toán: Đây là bước kiểm soát cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng để Logitrans có thể quản lý doanh thu, chi phí Dựa trên các bản báo cáo tài chính, báo cáo quản trị để công ty có thể đưa ra chiến lược kinh doanh sắp tới.

THIẾT LẬP HÀM CHI PHÍ VÀ HỆ THỐNG RÀNG BUỘC

Các chi phí

- Chi phí xếp hàng dỡ hàng;

- Chi phí trucking đầu US

- Chi phí trucking đầu Việt Nam

6.1.3 Chi phí vận tải theo phương thức vận tải a Vận tải đường biển:

- Cước biển: hãng tàu tính gộp ocean freight và surcharges như LSS, PSS, EFF, GRI, Cleaning fee, ISPS,…

- Chi phí thủ tục FWD chặng nội địa Việt Nam:

● Chi phí hải quan đầu Việt Nam:

+ Luồng đỏ (kiểm hóa): $45,18/set

● Chi phí xin giấy phép kiểm dịch

● Phí xử lý hàng: $30/set

● Chi phí cấp giấy C/O: $14,12/set

- Chi phí thủ tục FWD chặng nội địa Hoa Kỳ

● Chi phí Hải quan đầu US:

+ Luồng đỏ (kiểm hóa): $67,77/set

● Phí xử lý hàng: $45/set

- Phụ phí khác: THC, Handling Charge, B/L, COD, PCS, LO/LO, DEM, DET, Telex Release, CIC, D/O, CCF, Loading fee; Storage charge, seal fee b Vận tải đường hàng không

- Cước air: Chi phí trả cước theo từng mức cân

- Chi phí thủ tục FWD chặng nội địa Việt Nam:

● Chi phí hải quan đầu Việt Nam:

+ Luồng xanh + vàng: $16,94/set + Luồng đỏ (kiểm hóa): $45,18/set

● Chi phí xin giấy phép kiểm dịch

● Phí xử lý hàng: $30/set

● Chi phí cấp giấy C/O: $14,12/set

- Phí soi chiếu an ninh X-ray

- Chi phí thủ tục FWD chặng nội địa Hoa Kỳ

● Chi phí Hải quan đầu US:

+ Luồng xanh + vàng: $25,41/set + Luồng đỏ (kiểm hóa): $67,77/set

● Phí xử lý hàng: $45/set

- Chi phí duy trì hợp đồng;

- Chi phí nhân công, mặt bằng, vận hành, duy trì website;

- Chi phí vận tải đường biển ước tính dao động trong khoảng (172$ - 393$)/1 tấn thuỷ sản, tùy thuộc vào loại container

- Chi phí vận tải đường hàng không ước tính dao động trong khoảng 4410$ - 4522$/

- Chi phí trucking đầu Việt Nam dao động trong khoảng 2.000.000 - 16.000.000VNĐ, tuỳ thuộc vào loại container và độ dài quãng đường

Thiết lập hàm chi phí và hệ thống các ràng buộc

Hàm chi phí của bài toán VTĐPT được ràng buộc bởi các chi phí bên trong và bên ngoài liên quan đến quá trình vận tải Chi phí bên trong bao gồm Chi phí vận chuyển, Chi phí thời gian (Khi chuyển giao phương thức), chi phí xử lý Các chi phí bên ngoài bao gồm chi phí rủi ro do môi trường hoặc tai nạn.

Hàm được thiết lập dưới đây áp dụng khi doanh nghiệp sử dụng container để vận chuyển hàng theo đường biển, trường hợp dùng xe tải để vận chuyển hàng theo đường hàng không cũng dùng hàm tương tự.

Chi phí= Chi phí vận chuyển + Chi phí thời gian + Chi phí xử lý+ Chi phí bên ngoài

⎦* (𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑐ℎ𝑜 𝑚ỗ𝑖 𝑙ầ𝑛 𝑣ậ𝑛 𝑐ℎ𝑢𝑦ể𝑛) Chi phí thời gian = (Nhu cầu) * (thời gian) * (Chi phí trên một đơn vị thời gian/ đơn vị nhu cầu)

Chi phí xử lý = (Nhu cầu) * (Chi phí trên một đơn vị nhu cầu)

Mô hình bài toán được lập ra nhằm tối ưu hóa vận tải đa phương thức dựa trên sử dụng nhiều phương thức vận tải Hoạt động của doanh nghiệp đạt mục tiêu về chi phí khi tối ưu hóa được các loại chi phí:

Hàm mục tiêu của bài toán:

Cijlà chi phí vận chuyển một container từ địa điểm bốc hàng thứ i đến đích j (

𝑖 = 1, 𝑚; 𝑗 = 1, 𝑛 xijlà số lượng container (chiếc) được vận chuyển từ nơi bốc hàng thứ i đến điểm đến j (𝑖 = 1, 𝑚; 𝑗 = 1, 𝑛) klà chi phí trung bình cho một giờ vận chuyển container (k )

𝑉 = 1, 𝑙 klà chi phí trung bình của phương tiện vận tải về ô nhiễm môi trường (k )

𝑇 = 1, 𝑙 klà chi phí bảo hiểm trung bình của hàng hóa được chuyển chở bằng một loại 𝐷 phương tiện cụ thể (k= 1, 𝑙)

Các ràng buộc của hàm:

- Tổng số cont xuất phát từ nơi gửi hàng đầu tiên (một điểm bất kì) đến tất cả các nơi nhận nhỏ hơn hoặc bằng số container cần có

- Tổng số cont xuất phát từ tất cả các nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng đầu tiên (nơi nhận hàng bất kỳ) nhỏ hơn hoặc bằng số container đã được cấp

- Số container phải lớn hơn hoặc bằng 0

- Tổng số cont cần ở điểm đến bằng tổng số cont ở điểm đi

Với𝑏 là số container ở điểm đến (nhu cầu)

Với bài toán cụ thể mà Logitrans thiết lập về vận chuyển hàng thủy sản, ta có thể thiết lập bài toán như sau:

Giả sử cần lập kế hoạch vận chuyển hàng thủy sản từ m nơi gửi hàng là: A1,

Bài toán vận tải nhiều chặng, phạm vi áp dụng trong bài là hệ thống vận tải xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, thực hiện tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hai chặng vận tải, cụ thể:

- Chặng vận tải thứ 1, hàng thủy sản xuất khẩu được vận tải từ các kho của các nhà máy đến cảng

- Chặng vận tải 2: Thủy sản xuất khẩu được vận tải từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu.

Có m cảng xuất thủy sản của Việt Nam, các cảng này kí hiệu là XK1, XK2, …, XKi, , XKm, với khối lượng thủy sản cần xuất khẩu tại 1 cảng XKi là Qi (tấn);

Có n cảng nhập thủy sản của nước ngoài và kí hiệu là NK1, NK2, …, NKj, …, NKn, với khối lượng tương ứng tại 1 cảng NKj là Qj (tấn);

Có l cảng tập kết (trung chuyển) hàng thủy sản xuất khẩu để chuyển tải từ Việt Nam đi nước ngoài, kí hiệu là CT1, CT2, …, CTk, , CTl;

Chi phí vận chuyển 1 tấn thủy sản từ cảng xuất thủy sản XKi đến cảng tập kết hàng thủy sản CTk là Cik;

Chi phí vận chuyển 1 tấn thủy sản từ cảng tập kết hàng thủy sản CTk đến cảng nhập khẩu thủy sản NKj là Ckj.

Gọi𝑋𝐾 là khối lượng thủy sản (tấn) cần vận chuyển từ cảng xuất thủy sản

XKi đến cảng tập kết hàng thủy sản CTk;

Gọi𝐶𝑇 là khối lượng thủy sản (tấn) cần vận chuyển từ cảng tập kết hàng

𝑗 thủy sản CTk đến cảng nhập khẩu thủy sản NKj ;

Hãy tìm giá trị của các Cik và Ckj với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí vận tải Mô hình bài toán này có dạng tổng quát như sau:

Ngày đăng: 15/04/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w