Cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ (Trang 28 - 34)

PHẦN 2: Ý TƯỞNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

2.1.1. Khu vực đi (miền Nam Việt Nam)

2.1.1.2. Cơ sở vật chất

2.1.1.2.1. Tuyến vận tải đường bộ nội địa

Cảng Cát Lái hiện ở phường Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, đây là vị trí chiến lược khi cảng nằm giữa khu vực thành phố lớn và cửa ngõ để thông ra biển. Từ cảng Cát Lái, có thể kết hợp với một số tuyến đường sau để tới các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long:

Cao tốc 01:Đây là tuyến đường quốc lộ chính nối liền TP.HCM với các tỉnh Miền Tây, đi qua các tỉnh như Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Đồng Tháp. Hàng hóa tới sân Bay Tân Sơn Nhất cũng có thể kết hợp tuyến đường này với quốc lộ 1A để tới nơi.

Quốc lộ 1A: Đây là tuyến đường quốc lộ chính nối liền TP.HCM với các tỉnh Miền Tây, đi qua các tỉnh như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, và Đồng Tháp. Thuận lợi cho hàng hóa đến Cảng sân bay Tân Sơn Nhất.

Quốc lộ 50: Tuyến đường này nối liền TP.HCM với Cần Thơ và các tỉnh lân cận như Long An, Tiền Giang, và Hậu Giang.

Quốc lộ 61: Kết nối TP.HCM với Cần Thơ qua địa bàn của tỉnh Long An và Tiền Giang.

Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương (Q.Lộ 1A): Tuyến đường này nối liền TP.HCM với tỉnh Long An và qua đó kết nối với các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Có thể thấy từ cảng Cát Lái tới đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều tuyến đường kết nối thuận lợi, bao gồm cả các tuyến đường quốc lộ chính và đường cao tốc đi qua

khắp các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long. Sự phong phú và đa dạng của mạng lưới tuyến đường này đã tạo điều kiện lý tưởng cho việc vận chuyển hàng hóa, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của khu vực.

2.1.1.2.2. Hệ thống cảng biển

Là cảng đầu tiên tại Việt Nam được phép thiết lập khu vực cảng mở, cảng Cát Lái hoạt động ngay trên sông Đồng Nai, trở thành một trong những cảng biển quan trọng trong hệ thống cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh và cả nước, vừa gần khu vực trung tâm thành phố, vừa gần cửa ngõ ra biển.

Cảng Cát Lái cách trạm hoa tiêu Vũng tàu 43 dặm, độ sâu 12.5m. Việc ở gần trạm hoa tiêu sẽ giúp cho quá trình ra vào của tàu diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Cơ sở hạ tầng:

Về cơ sở hạ tầng, khu vực trong cảng được chia thành bốn phần: Terminal A, Terminal B, khu vực để container lạnh, và bến tiếp nhận sà lan và đóng hàng. Bên trong cảng có ba depot quản lý các container rỗng, trong khi bên ngoài có bốn depot liên kết.

Các trang thiết bị tại cảng bao gồm hệ thống cầu cảng container chuyên dụng có thể phục vụ các tàu có tải trọng lên đến 30.000 tấn, bãi container diện tích 6,2 ha và các thiết bị xếp dỡ hiện đại hoạt động liên tục.

Về mặt công suất thiết kế, cảng được thiết kế để xử lý 2,5 triệu TEU mỗi năm, nhưng thực tế, nhu cầu hàng hóa lại lên đến 5,5 triệu TEU mỗi năm. So sánh với các cảng khác, cảng Cát Lái được khai thác đến 90% công suất sử dụng.

2.1.1.2.3. Cơ sở vật chất sân bay

Hạ tầng kỹ thuật:

Là cảng hàng không quốc tế lớn nhất Việt Nam, Sân bay Tân Sơn Nhất cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 8km về phía Bắc. Trang thiết bị có hai đường băng song song: đường băng 07L/25R (dài 3.048m và rộng 45m) và đường băng 07R/25L (dài 3.800m và rộng 45m), có khả năng tiếp nhận nhiều loại máy bay khác nhau. Nhà ga quốc tế được trang bị 10 cầu lồng hàng không, nhiều hơn 6 cầu so với nhà ga nội địa, có khả năng phục vụ cả các máy bay thân rộng bay tầm xa.

Hiện tại, sân bay có hai đường băng nằm cách nhau 365m, không thể cho phép hai chuyến bay cất cánh hoặc hạ cánh cùng một lúc, mà phải thực hiện thay phiên. Với số

lượt chuyến bay trung bình đạt khoảng 948 chuyến/ngày, khả năng thông qua đường băng đang được điều chỉnh đạt 44 chuyến/giờ, tương đương một chuyến bay cất hoặc hạ cánh mỗi 1 phút 20 giây.

Hệ thống an ninh:

Trang bị hệ thống ngăn chặn phòng khủng bố; thiết bị giám sát qua camera; hệ thống báo động và xử lý cháy tự động; kiểm soát ra vào qua cửa bằng máy soi chiếu; máy quét an ninh; nguồn điện dự phòng hoạt động liên tục 24/24; dịch vụ y tế và cứu trợ cả ngày lẫn đêm,...

Một phần của tài liệu Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)