Mô hình kinh doanh

Một phần của tài liệu Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ (Trang 43 - 47)

PHẦN 2: Ý TƯỞNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐA PHƯƠNG THỨC

2.4. Mô hình kinh doanh

2.4.1. Mô hình point-to-point.

Point-to-point là mô hình mà hàng hóa, dịch vụ sẽ được phục vụ trực tiếp từ điểm đầu tới điểm cuối mà không thông qua bất kỳ bên trung gian nào.

Mô hình point-to-point

Mô hình này là nơi mà một chiếc xe trực tiếp di chuyển từ địa điểm này qua một địa điểm khác mà không thông qua bất kỳ địa điểm trung gian nào. Hệ thống trực tiếp kết nối giữa các địa điểm mà không có bất kỳ sự gián đoạn trong dịch vụ ngay cả trong trường hợp các tuyến đường không trực tiếp nối với nhau.

Ưu điểm

Tiết kiệm thời gian di chuyển:Các địa điểm đều được kết nối trực tiếp với nhau, hàng hóa sẽ được vận chuyển trực tiếp và liên tục mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào khiến cho hàng phải thông qua một bên thứ ba để giải quyết. Mô hình này giúp giảm sự chậm trễ.

Ít bị trì hoãn: Mỗi tuyến đường vận chuyển độc lập với nhau nên sẽ không ảnh hưởng lẫn nhau nếu một trong các tuyến bị chậm trễ. Nếu có vấn đề xảy ra chỉ cần tập trung giải quyết vấn đề ở tuyến đó.

Nhược điểm

Tốn kém nhiều chi phí: Mỗi địa điểm có thể kết nối với vô số các điểm đến khác nhau. Việc trang bị cho tất cả các tuyến để đảm bảo tính liên tục sẽ khiến cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

Kém hiệu quả: Point-to-Point cần nhiều tài xế vì mỗi tuyến đường là riêng biệt.

Hơn nữa, tuyến đường di chuyển không được khai thác hiệu quả do có khả năng di chuyển chung tuyến đường hoặc chung điểm đến.

2.4.2. Mô hình Hub and Spoke

Hub and Spoke là mô hình tối ưu hơn so với Point to Point, trong đó các tuyến đường vận chuyển (spoke) liên kết các điểm xa với một “hub” trung tâm. các tuyến đường sẽ bắt đầu từ những điểm xuất phát khác nhau, sau đó tập trung tại một điểm trung gian (hub). Tại điểm trung gian này, tuyến đường sẽ được thiết kế lại để luồng vận chuyển được đồng nhất và tối ưu. Mỗi điểm đến sẽ tiếp nhận ít chuyến vận tải hơn so với Point to Point.

Mô hình Hub and Spoke Ưu điểm

Tăng tần suất giao hàng:Việc có một điểm trung gian giúp cho hàng hóa có điểm đích giống nhau được phân loại vào chung một tuyến đường. Tài xế chỉ cần giao hàng tại điểm đến với số lần tối thiểu, giảm thời gian vận chuyển và có thể thực hiện tần suất giao hàng nhiều hơn.

Lợi thế kinh tế về quy mô:Các phương tiện vận tải và hàng hóa sẽ tập trung đông tại điểm trung gian nên chỉ cần chú trọng đầu tư và phát triển tại điểm này.

Giảm phương tiện vận tải: Các tuyến đường được giảm thiểu đồng nghĩa rằng cần ít trang thiết bị để vận chuyển hơn. Các chi phí liên quan tới bảo dưỡng, xăng xe,...

cũng được tiết kiệm.

Nhược điểm

Thiếu linh hoạt: Khi tất cả đều phụ thuộc vào một thành phần chính là điểm trung gian, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở điểm này, hoặc một trong các tuyến sẽ gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống.

Doanh nghiệp sẽ ứng dụng cả 2 mô hình, tuy nhiên sẽ tập trung chủ yếu thực hiện mô hình point to point. Lý giải cho điều này, hàng thủy sản là sản phẩm có khối lượng xuất khẩu lớn và yêu cầu cần có độ tươi sống cao, nên công ty sẽ ưu tiên phương thức FCL, sau khi hàng được xếp đầy container sẽ được vận chuyển ngay đến cảng biển hoặc sân bay mà không cần qua kho để lưu trữ. Thêm vào đó, nếu thực hiện phương thức LCL, hàng thủy sản sẽ phải đợi thêm một khoảng thời gian để gom đủ hàng, như vậy sẽ làm giảm độ tươi hoặc trong trường hợp xấu hàng có thể bị hỏng. Trong trường hợp bị phạt DEM, DET thì đưa hàng về kho để bảo quản trong thời gian ngắn sẽ là lựa chọn của Logitrans.

Một phần của tài liệu Thiết kế chuỗi vận tải đa phương thức cho mặt hàng thủy sản việt nam xuất khẩu sang hoa kỳ (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)