PHẦN 1: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
1.3. Điểm mạnh, hạn chế của các chuỗi vận tải hàng hóa thủy sản đa phương thức hiện nay giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
1.3.1. Đối với đường bộ nội địa Điểm mạnh
Tiện lợi và linh hoạt: Vận chuyển thủy sản bằng đường bộ ở đây có thể linh hoạt và tiện lợi hơn so với vận chuyển bằng đường biển trong trường hợp sản phẩm cần giao nhanh hoặc đến các địa điểm xuất khẩu cụ thể.
Giảm thiểu rủi ro bảo quản: Vận chuyển bằng đường bộ giúp giảm thiểu rủi ro bảo quản sản phẩm, đặc biệt là trong trường hợp sản phẩm cần được duy trì ở nhiệt độ thấp hoặc cần được vận chuyển nhanh chóng bằng cách vận chuyển bằng các xe có thùng đông lạnh chuyên biệt,...
Hạn chế
Giới hạn về khoảng cách: Đường bộ có giới hạn về khoảng cách, đặc biệt là khi cần vận chuyển thủy sản từ đồng bằng sông Cửu Long đến các khu vực xa xôi hoặc nơi cần tiếp cận bằng đường biển. Khoảng cách xa có thể tăng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng.
Rủi ro gặp tắc đường và trục trặc giao thông:Các vấn đề liên quan đến tắc đường, tai nạn giao thông hoặc trục trặc khác có thể xảy ra và gây trì hoãn hoặc làm giảm hiệu suất của quá trình vận chuyển. Điều này có thể ảnh hưởng đến tính chất tươi mới và chất lượng của thủy sản.
Khả năng vận chuyển lượng lớn hạn chế:So với các phương thức vận chuyển như đường biển hoặc đường sắt, đường bộ có giới hạn về khả năng vận chuyển lượng lớn hàng hóa trong một lần
Tình trạng ùn tắc kéo dài tại các cảng:Cát Lái (TP Hồ Chí Minh)- cảng container quốc tế lớn nhất Việt Nam, đầu mối trọng điểm trong hệ thống cảng biển vùng Đông
Nam Bộ nhưng suốt nhiều năm bị bủa vây bởi ùn tắc đã làm suy giảm hoạt động kinh tế toàn khu vực. Trung bình mỗi ngày có khoảng 19.000 đến 20.000 lượt xe ô-tô ra vào cảng, do kết cấu giao thông chưa hợp lý, vào giờ cao điểm các xe container thường bị ùn tắc ở đây vài giờ đồng hồ trước khi vào được cảng, lượng tiêu tốn nhiên liệu sẽ nhiều hơn, thời gian vận chuyển hàng hóa bị chậm lại.
1.3.2. Đối với đường biển Điểm mạnh
Vận tải đường biển Việt Nam được gọi là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Biển Việt Nam nằm trong tuyến đường quan trọng để giao lưu và vận chuyển hàng hóa giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Từ đây Việt Nam thuận lợi trong vấn đề phát triển vận tải biển thông qua quá trình giao lưu và mở rộng mối quan hệ với những nước phát triển mạnh về ngành biển.
Đường bờ biển Việt Nam dài gần 3400 km, đường biển được trải dài từ Bắc vào Nam. Vì đa phần các tỉnh tại Việt Nam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được gây dựng với quy mô lớn và trở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên Thế Giới.
Việt Nam là thành viên tích cực của nhiều tổ chức quốc tế trong đó có Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). Đối với hoạt động hàng hải quốc tế, Việt Nam đã tham gia cơ bản tất cả những Công ước liên quan đến bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường biển. Hệ thống pháp luật quốc gia liên quan đến lĩnh vực hàng hải tương đối hoàn chỉnh, là cơ sở pháp lý quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển các hoạt động hàng hải.
Hạn chế
Chất lượng tàu còn thấp: Việc sử dụng tàu cũ, kém chất lượng hoặc “hết hạn sử dụng” chở hàng hóa làm ảnh hưởng đến năng suất vận chuyển, năng lực trọng tải của tàu giảm sút trầm trọng và nguy hiểm hơn là dẫn đến tai nạn. Lúc trước, cùng khối lượng hàng chỉ cần vận chuyển 1 lần nhưng bây giờ phải tốn ít nhất 2 đến 3 lần chở, mất thời
gian và chi phí. Ngoài ra, chất lượng tàu thấp còn có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn trong quá trình vận chuyển.
Thiếu nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đang trong tình trạng thiếu hụt hoặc kinh nghiệm đào tạo chưa chuyên sâu. Với vị trí địa lý thuận tiện, giáp biển (đường bờ biển dài 3260km) giúp phát triển vận tải biển nhưng người theo học ngành này không nhiều, chưa kể một số khi ra trường chuyển hướng sang ngành khác.
Ô nhiễm môi trường tại các cảng biển: Nhu cầu vận chuyển hàng hóa nhiều, tàu xuất hiện ngày càng đông. Để có nơi neo đậu, nhà nước xây dựng nhiều cảng biển nhằm phục vụ cho ngành vận tải biển tăng trưởng. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cảng biển đang ở mức báo động. Hậu quả dẫn đến hiện tượng trên là do sự cố về hàng hóa, khâu quản lý rác thải chưa nghiêm ngặt, hợp lệ đã khiến cảng biển trở thành tác nhân gây hại môi trường.
1.3.3. Đối với đường hàng không Điểm mạnh
Vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho sự phát triển của ngành Hàng Không, với vị trí nằm rìa Đông Nam Châu Á, nằm giữa con đường hàng không quốc tế nối từ đông sang tây, từ bắc xuống nam thích hợp cho việc xây dựng mạng đường bay giữa Mỹ-Úc với các chuyến bay ngắn trong khu vực Đông Nam Á và nội địa của Việt Nam.
Việt Nam có 22 cảng hàng không đang khai thác gồm 9 cảng hàng không quốc tế và 13 cảng hàng không nội địa. Hệ thống mạng cảng hàng không toàn quốc phân bổ tương đối hài hòa, hợp lý, đảm bảo khả năng tiếp cận của 96% dân số trong bán kính 100km, cao hơn mức trung bình của thế giới (75%), tương đương các nước phát triển và trong khu vực. Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận và sử dụng loại hình vận tải bằng đường hàng không. Hệ thống mạng cảng hàng không đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa những năm vừa qua.
Với 22 cảng hàng không hoạt động theo mô hình trục nan, trong đó hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất là hai đầu mối chính, đóng vai trò gom hành khách, hàng hóa, kết nối với các đường bay quốc nội và quốc tế, không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không mà còn góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn.
Hạn chế
Điểm khó cạnh tranh của logistics hàng không Việt Nam hiện nay chính là giá cước vẫn còn cao. Các doanh nghiệp hàng không đầu tư nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp đi liền với hạ tầng hạn chế nên không chỉ vận chuyển quốc tế mà ngày vận chuyển trong nước cũng phải qua nhiều cung khác nhau. Nhiều hãng hàng không Việt Nam chưa xây dựng các đường bay đến các nước như Thụy Sĩ, Canada, Mỹ… nên xảy ra tình trạng phụ thuộc vào các hãng hàng không nước ngoài. Và khi có rủi ro, giá tăng thì chính doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu thiệt, sản phẩm nông nghiệp nước ta vì thế cũng khó xuất khẩu, khó cạnh tranh với các sản phẩm nông nghiệp của các nước khác.
Lượng hàng hóa XNK qua đường hàng không mỗi năm một tăng. Theo Bộ Công Thương, Việt Nam có 5 hãng hàng không: Vietnam Airlines (hãng hàng không đầu tiên);
Bamboo Airways; Vietjet Air; Viettravel Airlines và Jetstar Pacific đang khai thác vận chuyển hàng hóa kết hợp trên chuyến bay chuyên chở hành khách, chưa có hãng hàng không chuyên chở hàng hóa bằng máy bay chuyên dụng. Đồng thời, việc quá tải, tắc nghẽn tại sân bay lớn như Tân Sơn Nhất - TPHCM và Nội Bài - Hà Nội đang gây thiệt hại lớn cho các hãng hàng không Việt, riêng trong năm 2023, chi phí phát sinh do tình trạng này lên tới cả nghìn tỷ đồng. Riêng Vietnam Airlines thiệt hại khoảng 500 tỷ đồng.