Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại quan hệ liên xô – trung quốc (1959 1969)

16 1 0
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại quan hệ liên xô – trung quốc (1959 1969)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Sau Chiến tranh Thế giới II và nhất là khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập tháng 10/1949 mối quan hệ hai nước, hai Đảng vẫn luôn tốt đẹp, chủ yếu do nhu cầu và lợi ích

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO NGÀNH CHÂU Á – THÁI BÌNH DƯƠNG

QUAN HỆ LIÊN XÔ – TRUNG QUỐC (1959-1969) Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thái Yên HươngSinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hùng (NNA48A1-0627)

Vũ Thị Hà (CATBD49-A4-0043) Trần Thị Mây Linh (CATBD49-C4-0087) Đỗ Thu Phương (CATBD49-C4-0116) Vi Thị Như Quỳnh (CATBD49-A4-0122)

Hà Nội – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 2

NỘI DUNG……… 3

1 Bối cảnh thế giới giai đoạn 1959 – 1969……….3

2 Nguyên nhân, diễn biến mâu thuẫn Xô – Trung giai đoạn 1959 - 1969……… 4

2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Xô – Trung………4

2.1.1 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quá khứ, lịch sử……… 4

2.1.2 Mâu thuẫn liên quan đến đường lối cách mạng……… 4

2.1.3 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quốc tế……….5

2.1.4 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quân sự nói chung và năng lượng hạt nhân nói riêng……….5

2.1.5 Mỹ luôn tìm cách phá hoại và thậm chí “khoét sâu" vào mâu thuẫn Xô Trung……….6

2.2 Diễn biến mâu thuẫn Xô - Trung 1959 – 1969………6

2.2.1 Sự khởi đầu mâu thuẫn Xô – Trung………6

2.2.2 Mâu thuẫn từng bước gia tăng………7

2.2.3 Đỉnh cao của mâu thuẫn Xô – Trung ……… 9

3 Tác động của quan hệ Liên Xô – Trung Quốc 1959 – 1969……….10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Sau Chiến tranh Thế giới II và nhất là khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (tháng 10/1949) mối quan hệ hai nước, hai Đảng vẫn luôn tốt đẹp, chủ yếu do nhu cầu và lợi ích của hai nước và nhất là để đối phó với chính sách thù địch của Mỹ Hai nước đã hình thành liên minh Xô – Trung về chính trị và quân sự, có tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế, tăng cường sức mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa, làm các nước đế quốc lo sợ Từ việc hai bên là "đồng minh chiến lược" của nhau, tuy nhiên, quan hệ tốt đẹp Xô – Trung chỉ kéo dài được một thập kỷ, sau đó là đối đầu căng thẳng, thậm chí có thời điểm là kẻ thù trong khoảng hai thập kỷ từ 1960 đến 1980 Từ những năm 80 của thế kỉ XX, lịch sử đã chứng kiến sự bình thường hóa mối quan hệ Xô – Trung, từ đây hai nước dần thúc đẩy sự hợp tác và phát triển.

Một cuộc xung đột mới xuất hiện, nó không có tiếng súng, không có giết chóc nhưng luôn được cả thế giới chứng kiến sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai vừa mới kết thúc Nó đặt hai hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trong tình trạng căng thẳng và xung đột hay còn gọi là “chiến tranh lạnh” Cuộc chiến không chỉ tượng trưng cho sự đối đầu giữa hai hệ thống tư bản chủ nghĩa (TBCN) và xã hội chủ nghĩa (XHCN), mà còn là sự xung đột gay gắt còn tồn tại trong nội bộ khối xã hội chủ nghĩa, dẫn đến tranh chấp biên giới giữa Liên Xô và Trung Quốc trong giai đoạn cuối những năm 50 đến đầu những năm 80 của thế kỷ XX.

Lịch sử không lặp lại, nhưng những quy luật của lịch sử trong quá khứ thì không thể không khẳng định ở hiện tại và tương lai Quan hệ giữa Liên Bang Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây luôn thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế trên thế giới, bởi sự nồng nàn và thân mật của nó Nhưng ngược dòng lịch sử nhìn lại quá khứ, mối quan hệ đối tác chiến lược Nga – Trung hiện nay đã từng trải qua mười đầy sóng gió và thăng trầm, đặc biệt là quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn 1959 - 1969 Bài tiểu luận “Quan hệ Liên Xô – Trung Quốc giai đoạn 1959 – 1969” sẽ làm rõ các nhân tố, nguyên nhân, diễn biến tình trạng mâu thuẫn Xô – Trung trong thời điểm lúc bấy giờ và chỉ rõ những tác động không chỉ đến thế giới mà còn cả Việt Nam Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, nhóm chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp trồng người!

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4

NỘI DUNG 1 Bối cảnh thế giới giai đoạn 1959 – 1969

Lịch sử quan hệ quốc tế đã thay đổi rất nhiều trong giai đoạn 1959 – 1969 Khung cơ bản của Quốc tế là Cuộc đối đầu Đông – Tây dù đã tồn tại được ¼ thế kỉ nhưng trong giai đoạn này cũng đã có những thay đổi nhất định Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945) đã không đáp lại sự kỳ vọng ở một thế giới hòa bình sẽ xuất hiện mà sự phân chia hai cực do Mỹ và Liên Xô đứng đầu đã làm bùng lên một cuộc chiến mới mang tên “Chiến tranh lạnh” Hai cực TBCN (do Mỹ dẫn đầu) và XHCN (do Liên Xô đứng đầu) với sự khác biệt về ý thức hệ và nhiều yếu tố khác đã làm cho cục diện thế giới rơi vào tình trạng căng thẳng hàng thập kỷ (1945 – 1991) Trong giai đoạn 1959 – 1969, “Chiến tranh lạnh” đang trong thời kỳ căng thẳng Cả hai nước Mỹ và Liên Xô đều cố gắng thu hút đồng minh bằng sức hút về quân sự, kinh tế, ngoại giao Sự căng thẳng được đẩy lên cao trào với sự kiện khủng hoảng Berlin lần 2 Sau hiệp định Potsdam, nước Đức bị chia thành hai phần Đông Đức (Liên Xô kiểm soát) và Tây Đức (quân Đồng Minh kiểm soát) và hình thành hai quốc gia với hai nền chính trị khác nhau Sự phát triển của Tây Đức khiến cho người dân ở Đông Đức kéo nhau trốn sang Tây Đức Đến năm 1961, biên giới giữa hai phần này bị đóng cửa, quân đội Đông Đức bắt đầu xây dựng “Bức tường Berlin” và không ngại nổ súng vào những người cố vươn mình sang Tây Đức Cũng đáng quan tâm không kém là vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba, đặc biệt là sự kiện “Vịnh Con Lợn” cũng đã đẩy mối quan hệ Mỹ - Xô lên đỉnh cao của sự căng thẳng với nguy cơ diễn ra chiến tranh hạt nhân, nhưng vào năm 1962, khủng hoảng đi vào hồi kết khi hai nước đi đến thống nhất không được phép thử vũ khí hạt nhân ở không trung hay dưới nước

Ngay sau kế hoạch Đại nhảy vọt (1958 – 1961) , Trung Quốc tiếp tục mắc thêm một sai lầm ở cuộc Cách mạng Văn hóa (1966 – 1976) và để lại nhiều hậu quả cho Trung Quốc sau này Quốc gia tỷ dân cũng rất nỗ lực trong ngoại giao nằm cải thiện quan hệ với các nước phương Tây Từ năm 1969, quan hệ hai nước Mỹ và Trung Quốc đã có nhiều biến chuyển tốt đẹp nhờ vào những nỗ lực tích cực của hai nước Ngoài ra, Trung Quốc cũng đặc biệt chú trọng việc vận động để được “đặt chân” vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Một điểm nóng đáng chú ý ở giai đoạn này là vấn đề Trung -Ấn Năm 1962, chiến tranh biên giới Trung - Ấn bùng nổ dù mâu thuẫn đã có từ năm 1914 (Trung Quốc không chấp nhận “đường McMahon” là đường biên giới hợp pháp chính thức của quốc gia này với Ấn Độ) Đến năm 1968, tranh chấp tiếp tục nổ ra và tiếp diễn cho đến ngày nay

Từ một đống đổ nát, nước Nhật sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã vươn mình và có giai đoạn tăng trưởng nhanh (1952 – 1970), đã khiến quốc gia này trở thành một

Trang 5

cường quốc kinh tế chỉ sau Mỹ Làm nên điều thần kì ấy, vị thế của Nhật trên trường quốc tế cũng ngày càng rõ nét

Cách mạng Cuba thắng lợi (1959) đưa Cuba gia nhập phe XHCN, làm cho hệ thống XHCN mở rộng sang cả Tây bán cầu Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, nhiều quốc gia non trẻ giành được độc lập dân tộc ở những mức độ khác nhau, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân tan rã từng mảng lớn

Như vậy, tình hình quốc tế giai đoạn 1959 – 1969 đã có nhiều biến động, điều này đã tác động mạnh mẽ đến mối quan hệ Liên Xô – Trung Quốc.

2 Nguyên nhân, diễn biến mâu thuẫn Xô – Trung giai đoạn 1959 – 1969.2.1 Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn Xô – Trung.

Xét theo chiều dài của lịch sử, mâu thuẫn Xô – Trung đã tồn tại từ lâu bởi

những nhân tố nội tại trong quá khứ luôn ngầm chi phối và sẵn sàng bùng phát bất cứ lúc nào khi quan hệ hai bên không còn nồng ấm.

2.1.1 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quá khứ, lịch sử.

Từ trong quá khứ, Liên Xô và Trung Quốc đã có tranh chấp về chủ quyền, lãnh thổ Trước hết là vấn đề nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ Mông Cổ nằm ở giữa Liên Xô và Trung Quốc Đối với Trung Quốc, Mông Cổ là một bộ phận của Trung Quốc, và ngay từ khi cách mạng còn chưa giành thắng lợi Trung Quốc đã luôn mong muốn giành lại và sáp nhập Mông Cổ vào lãnh thổ của mình bên cạnh vùng Nội Mông đang chiếm hữu Đối với Liên Xô, Mông Cổ là một đồng minh láng giềng tin cậy, giữ vị trí quan trọng nhằm tránh Trung Quốc mở rộng biên giới, bành trướng lãnh thổ, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh Liên Xô Do đó, nhiều lần lãnh đạo Trung Quốc trực tiếp đề cập, đàm phán vấn đề này với lãnh đạo Liên Xô nhưng luôn bị bác bỏ, khước từ Tiếp đến là vấn đề lãnh thổ Trung Hoa (Trung Quốc) rơi vào tay Liên Xô (Nga Hoàng) ở thế kỷ XIX: Nga Hoàng đã buộc Trung Quốc ký hàng loạt các hiệp ước nhượng lại nhiều phần lãnh thổ, đất đai của mình Chính phủ Trung Quốc cho rằng, họ đã mất hơn 1.500.000km2 vào tay Liên Xô theo các số liệu chính thức Vào tháng 9/1964, Trung Quốc chính thức yêu cầu Liên Xô xem xét lại các vùng lãnh thổ Châu Á mà các hoàng đế Trung Hoa đã để mất và rơi vào tay của Nga Hoàng ở thế kỷ XIX.

2.1.2 Mâu thuẫn liên quan đến đường lối cách mạng.

Liên Xô và Trung Quốc cũng tồn tại mâu thuẫn về vai trò người lãnh đạo của mỗi nước đối với phong trào cộng sản quốc tế và cách mạng trên thế giới Về phía Trung Quốc, Mao Trạch Đông là một nhà lãnh đạo đầy tham vọng, ra sức “cổ súy” cho cái gọi là “tư tưởng Mao Trạch Đông” và luôn muốn Trung Quốc trở thành trung tâm thế giới cũng như hình mẫu cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu mới mà các nước thuộc địa và nửa thuộc địa hướng tới Về phía Liên Xô, Stalin – người đã lãnh

Trang 6

đạo Hồng quân Liên Xô đánh bại phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới thứ II đã tạo hiệu ứng lan tỏa việc đứng lên giành độc lập dân tộc trên khắp thế giới nói chung và các nước dân tộc thuộc địa bị áp bức nói riêng Điều này rõ ràng lớn hơn nhiều so với “chiến công” mà Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông đạt được, đó là liên kết với Quốc Dân đảng đánh bại quân Nhật, đánh đuổi quân Tưởng tháo chạy ra tận Đài Loan trong cuộc nội chiến Trung Quốc, thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949) Trong khi Liên Xô ung dung ngồi sau quan sát, chỉ đạo tình hình, Mao Trạch Đông đã âm thầm, nhẫn nhịn theo sự chỉ đạo của Stalin trong cuộc chiến tranh “kháng Mỹ viện Triều” (1950 – 1953), đánh đổi bằng nhiều tổn thất về xương máu đối với quân chí nguyện Trung Quốc Tuy nhiên, sau cái chết của Stalin vào ngày 5/3/1953, Mao Trạch Đông tự cho rằng chính mình có đủ sức trở thành lãnh tụ của Thế giới thứ ba.

Trong lĩnh vực đường lối quốc tế, Trung Quốc không chấp nhận tư tưởng “chung sống hòa bình” của Liên Xô, coi đây là sự phản bội chủ nghĩa cộng sản thế giới và Trung Quốc bởi nó dự báo về khả năng hợp tác giữa Liên Xô và Mỹ, mà Mỹ được coi là kẻ thù của Trung Quốc, Mỹ cản trở việc thực hiện nhiệm vụ lịch sử là thống nhất Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với Đài Loan Thay vì tư tưởng “chung sống hòa bình”, Trung Quốc đưa ra chiến lược “mặt trận thống nhất phản đế” chống Mỹ Điều này đã không được Moskva chấp nhận

2.1.3 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quốc tế.

Liên Xô và Trung Quốc cũng tồn tại những bất đồng về quan điểm trong “xử

lý” các vấn đề quốc tế như: Vấn đề chiến tranh Triều Tiên và những toan tính của các bên liên quan; vấn đề xung đột biên giới và chiến tranh biên giới Trung - Ấn vào năm 1962: Liên Xô ủng hộ Ấn Độ và lên án Trung Quốc; cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962: Trung Quốc phê phán khi Liên Xô rút căn cứ tên lửa khỏi Cuba; cuộc nã pháo vào đảo Kim Môn (Đài Loan) ngày 23/8/1958: Liên Xô thể hiện thái độ không hài lòng khi Trung Quốc không thông báo trước kế hoạch này cho Liên Xô.

2.1.4 Mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quân sự nói chung và năng lượng hạtnhân nói riêng.

Việc chế tạo vũ khí hạt nhân và bom nguyên tử được một số quốc gia hùng mạnh coi là "cứu cánh" trong việc bảo vệ an ninh quốc gia của họ và là một hình thức phòng thủ "chính đáng" nhằm tránh sự tấn công của các thế lực bên ngoài Mặc dù nhận được sự hỗ trợ kinh tế đáng kể từ Liên Xô nhưng Trung Quốc vẫn luôn mong muốn được Liên Xô hỗ trợ phát triển năng lượng hạt nhân và yêu cầu này về cơ bản đã được Liên Xô chấp nhận Trung Quốc và Liên Xô đã ký một thỏa thuận cụ thể vào tháng 4/1955, trong đó Moskva cam kết cho phép Bắc Kinh tiếp cận công nghệ nguyên tử vì mục đích hòa bình Dù thực tế là hai quốc gia đã ký “Hiệp ước Liên minh

Trang 7

quân sự” nhưng mâu thuẫn đã nảy sinh khi Liên Xô từ chối viện trợ cho Trung Quốc Thực chất nguyên nhân là do “Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân” đã được ba cường quốc hạt nhân lúc bấy giờ là Liên Xô, Mỹ, Anh ký kết vào năm 1963 để ngăn chặn Trung Quốc và Pháp phát triển vũ khí hạt nhân Điều này khiến Trung Quốc không hài lòng và cho nổ trái bom hạt nhân đầu tiên tại Lop Nur vào 01/10/1964.

2.1.5 Mỹ luôn tìm cách phá hoại và thậm chí “khoét sâu" vào mâu thuẫn XôTrung.

Sau buổi thảo luận tại Nhà trắng, Mike Mansfield – lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện gửi thư cho Tổng thống Johnson cảnh báo về "mức độ hợp tác chặt chẽ giữa Liên Xô và Trung Quốc", cho rằng “đây là mối bất lợi lớn vì một trong những hy vọng của phương Tây là khuyến khích sự rạn nứt giữa hai cường quốc cộng sản” Chiến lược của Hoa Kỳ thay đổi linh hoạt, có lúc hòa hoãn với Liên Xô để "cô lập" Trung Quốc, có lúc lại bắt tay với Trung Quốc để "khoét sâu" mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc Kết quả là mâu thuẫn Xô – Trung trong thời gian này càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2.2 Diễn biến quan hệ Xô – Trung giai đoạn 1959 – 1969.2.2.1 Sự khởi đầu của mâu thuẫn Xô – Trung.

Ngày 5/3/1953, Stalin đột ngột qua đời Đây là xuất phát điểm quan trọng trong mâu thuẫn Xô – Trung Trong những năm đầu Khrushchev lãnh đạo, quan hệ hai nước về cơ bản vẫn tốt đẹp, dù bên trong luôn ẩn chứa những nhân tố gây mâu thuẫn Từ ngày 29/9 – 12/10/1954, Nikita Khrushchev – Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Liên Xô thăm Trung Quốc và tham dự lễ kỷ niệm 5 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 – 1/10/1954) Hai bên đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác quan trọng Trong Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô vào tháng 2/1956, Khrushchev đã đọc bài diễn văn phê phán và lên án tệ sùng bái cá nhân của Stalin Giữa tháng 3 tới đầu tháng 4/1956, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã họp để thảo luận về bài phát biểu của Khrushchev và đi đến kết luận cần phải tôn trọng Stalin như một người Marxist – Leninist dù ông có những sai lầm nghiêm trọng.

Bắt đầu từ năm 1956 trở về sau, trên các phương tiện truyền thông Liên Xô và Trung Quốc cùng nhau công khai chỉ trích lẫn nhau Trung Quốc cho rằng Liên Xô đang có biểu hiện của “chủ nghĩa sô vanh nước lớn” và muốn kiểm soát Trung Quốc Thậm chí, Mao Trạch Đông còn tuyên bố: “Đồng chí có thể buộc tội tôi là một người theo chủ nghĩa dân tộc hoặc một Tito khác, nhưng luận điểm phản bác của tôi là các đồng chí đã bành trướng chủ nghĩa dân tộc Nga sang cả bờ biển Trung Quốc” Trung Quốc phê phán rồi lên án quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Liên Xô là "chủ

Trang 8

nghĩa xét lại hiện đại" Còn về Liên Xô, Khrushchev phản đối và coi những kế hoạch của Mao Trạch Đông như: Đại nhảy vọt, công xã nông thôn là “phản động”

2.2.2 Mâu thuẫn từng bước gia tăng

Tháng 8/1959, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc bùng phát công khai trên diện rộng khi xung đột biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra Mao Trạch Đông bày tỏ sự không hài lòng khi Liên Xô chỉ bày tỏ sự đáng tiếc đối với sự việc trên Điều này khiến cho chuyến thăm Trung Quốc của Khrushchev từ 30/9 đến 4/10/1959 nhân kỷ niệm 10 năm Quốc khánh Trung Quốc trở thành một cuộc tranh cãi xung quanh quan hệ của hai bên Tháng 6/1960, sự chia rẽ trở nên công khai tại Đại hội Đảng Cộng sản Romania khi Khrushchev và Bành Chân công khai chỉ trích nhau Khrushchev gọi Mao là “một người theo chủ nghĩa quốc gia, một kẻ cơ hội và kẻ xa rời Đảng" Trung Quốc gọi Khrushchev là “một người theo chủ nghĩa xét lại với sự gia trưởng, độc đoán và chuyên chế" Khrushchev lên án Trung Quốc bằng phát biểu lên ăn Trung Quốc bằng lá thư dài 80 trang ngay tại Hội nghị Tháng 7/1960, Khrushchev đã quyết định triệu hồi tất cả các chuyên gia Liên Xô về nước, buộc Trung Quốc trả nợ, cũng như cắt giảm sự hỗ trợ vật chất và quân sự đối với Trung Quốc Điều này khiến Trung Quốc lâm vào khó khăn trầm trọng, nhất là khi kế hoạch “Đại nhảy vọt” do Mao Trạch Đông phát động gặp phải thất bại nặng nề Trước những khó khăn trong nước và quốc tế, Mao Trạch Đông buộc tội Liên Xô phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc, gắn mối bất hòa của hai nước thành cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa cộng sản chân chính và vì sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc Ngoài ra, Trung Quốc cũng lên án Liên Xô từ bỏ con đường cách mạng và đi theo chủ nghĩa xét lại Chính vì vậy, Mao cho rằng: “Nghĩa vụ của Trung Quốc là phải đấu tranh để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Marx và ngọn cờ chân chính của chủ nghĩa cộng sản” Tại Hội nghị 81 Đảng Cộng sản và công nhân ở Moskva tháng 12/1960, bất đồng ngày càng gia tăng Trung Quốc phát biểu 10 bài tranh luận lớn bảo vệ chủ nghĩa Marx một cách giáo điều và phê phán Liên Xô là xét lại hiện đại, cho rằng các luận điểm của Khrushchev là “ba hòa hai toàn” “Ba hòa” là: Chung sống hòa bình (với Mỹ), thi đua hòa bình và quá độ hòa bình lên chủ nghĩa xã hội “Hai toàn” là: Đảng toàn dân và nhà nước toàn dân Đỉnh cao là kiến nghị 25 điểm về quan điểm đường lối của phong trào cộng sản quốc tế, thực chất là bác bỏ vai trò của lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế của đảng Cộng sản Liên Xô.

Các sự kiện quốc tế năm 1962 đã tạo ra sự rạn nứt cuối cùng giữa Liên Xô và Trung Quốc Năm 1962, mâu thuẫn Xô – Trung xấu thêm bởi sự kiện quốc tế lớn, khủng hoảng tên lửa ở Cuba tháng 10/1962, Trung Quốc cho rằng Liên Xô đã đầu hàng trước hành động xâm lược của đế quốc Cùng lúc với sự kiện “khủng hoảng tên lửa” ở Cuba thì nổ ra xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ ở vùng núi Himalaya

Trang 9

sau khi Ấn Độ được Liên Xô cung cấp vũ khí và động cơ máy bay chiến đấu, trong khi vẫn tuyên bố “triệt để trung lập” đối với xung đột biên giới giữa Trung - Ấn Điều này làm cho Trung Quốc tức giận tố cáo Liên Xô đã viện trợ cho kẻ thù của họ trong khi ngừng mọi giúp đỡ cho Trung Quốc Mao chỉ trích Khrushchev vì đi lùi trước trong cuộc khủng hoảng tên lửa tại Cuba, còn Khrushchev khẳng định chính sách của Mao sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh hạt nhân Bên cạnh đó, Liên Xô công khai ủng hộ Ấn Độ trong cuộc chiến tranh biên giới Trung - Ấn khiến mâu thuẫn giữa hai nước ngày càng nghiêm trọng.

Trong những năm 1963 – 1964, mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc lên cao khi hai nước tuyên bố chính thức về lập trường tư tưởng mỗi bên, cũng như công khai buộc tội lẫn nhau Trung Quốc xuất bản “Đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc liên quan đến đường lối chung của phong trào cộng sản quốc tế” (The Chinese Communist Party's Proposal Concerning the General Line of the International Communist Movement) vào tháng 6/1963 Liên Xô đáp trả bằng “Lá thư mở của Đảng Cộng sản Liên Xô" (Open Letter of the Communist Party of the Soviet Union) Đây là lần trao đổi liên tục chính thức cuối cùng của hai Đảng.

Những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế trong thời điểm đó đã có lúc lầm tưởng mỗi quan hệ hai nước xấu đi là do sự bất đồng quan điểm giữa hai nhà lãnh đạo cấp nước là Mao Trạch Đông và Khrushchev Tuy nhiên, ngay cả khi Khrushchev bị hạ bệ vào tháng 10/1964, mâu thuẫn giữa hai nước vẫn không được giải quyết Tháng 11/1964, Trung Quốc cử một đoàn đại biểu do Chu Ân Lai dẫn đầu sang Liên Xô để hội đàm với lãnh đạo mới của Liên Xô là Brezhnev và Alexei Kosygin để chấm dứt mối bất đồng và cải thiện quan hệ giữa hai nước Tuy nhiên, chuyến đi đã thất bại khi Chu Ân Lai khi trở về báo cáo rằng Liên Xô không có ý định thay đổi lập trường Mao Trạch Đông tiếp tục lên án “Chủ nghĩa Khrushchev không có Khrushchev" và cuộc khẩu chiến tiếp tục Cũng có những nguồn tin khác cho rằng, chuyến đi thất bại vì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Malinovsky đã đề nghị phía Trung Quốc một “ý tưởng điên rồ" khi yêu cầu Trung Quốc phải loại bỏ Mao Trạch Đông khỏi vị trí lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa năm 1966 do Mao Trạch Đông phát động với những khẩu hiệu “chống chủ nghĩa xét lại”, “chống đế quốc xã hội chủ nghĩa” cũng được Mao lấy làm “bình phong” nhằm che đậy những “toan tính” của Mao trong việc duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong Đảng Cộng sản Trung Quốc Tháng 1/1967, Hồng Vệ binh bao vây tòa Đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh khiến Liên Xô vô cùng phẫn nộ Rất nhiều Đảng viên Đảng Cộng Sản Trung Quốc bị thanh trừng, đấu tố Trong đó, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ bị bắt, giam lỏng, đánh đập và bỏ đói đến chết với tội danh là

Trang 10

“Khrushchev của Trung Quốc" và "tay sai của đế quốc xét lại” Còn Đặng Tiểu Bình thì bị bắt và cho là "Khrushchev thứ hai" Các năm 1969, 1970 là cao điểm của Cách mạng văn hóa, cùng với việc Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh công kích Liên Xô Tại Hội nghị 75 Đảng Cộng sản do Liên Xô chủ trị, Liên Xô đã công kích và phê phán mạnh mẽ Trung Quốc.

Tháng 8/1968, sau sự kiện quân đội khối Warszawa do Liên Xô lãnh đạo tiến vào thủ đô Prague và cứu chủ nghĩa xã hội ở Tiệp Khắc, Chu Ân Lai lần đầu tiên đã gọi Liên Xô là “đế quốc xã hội chủ nghĩa”, “Đại bá Xô Viết”.

2.2.3 Đỉnh cao của mâu thuẫn Xô – Trung.

Năm 1969, sự kiện tranh chấp đảo Trân Bảo – theo cách gọi của Trung Quốc hay đảo Damansky – t heo cách gọi của Liên Xô đã đẩy mâu thuẫn hai nước lên cao trào Nếu không có sự “can thiệp gián tiếp” của Mỹ, có lẽ một đòn tấn công phủ đầu hạt nhân của Liên Xô vào các cơ sở công nghiệp của Trung Quốc đã diễn ra Vào tháng 2/1969, cuộc chạm trán giữa quân đội Trung Quốc và Liên Xô bất thình lình nổ ra trên đảo Damansky (Trung Quốc gọi là đảo Trân Bảo) trên sông Ussuri, khi một số lính biên phòng Trung Quốc cố tìm cách đổ bộ lên đây Sau khi Trung Quốc phát động cuộc tấn công thì Liên Xô phản công lại bằng pháo binh, xe tăng máy bay, đẩy lui quân Trung Quốc Kết quả, phía Trung Quốc có khoảng 800 binh lính chết so với 50 binh lính Liên Xô Một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Trung Quốc và Liên Xô dường như sắp diễn ra

Tháng 4/1969, Đại hội IX Đảng Cộng sản Trung Quốc họp, xác định Liên Xô là kẻ thù và chính thức ghi điều này vào Cương lĩnh chính trị Ngày 23, ngày 29/9/1969, Trung Quốc đã lần lượt cho nổ phân rã hạt nhân trong lòng đất đương lượng 20.000 đến 25.000 tấn, và cho nổ bom H, loại máy bay oanh tạc ném xuống, đương lượng 3 triệu tấn Thông tấn xã Associated Press – AP bình luận: “Hai lần thí nghiệm vũ khí hạt nhân gần đây của Trung Quốc không để giành lấy một thành quả nào đó, mà là một loại trắc nghiệm trước cuộc chiến”.

Về phía Liên Xô (theo các tình báo của Mỹ), cuối mùa hè năm 1969, Liên Xô đẩy mạnh công tác chuẩn bị, xem xét vấn đề giáng một đòn cảnh báo vào các mục tiêu hạt nhân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tháng 8/1969, các máy bay ném bom của Liên Xô trên đất Mông Cổ đã thao tập tấn công các mô hình tương tự như cơ sở làm giàu urani của Trung Quốc.

Ngày 28/8/1969, Đại sứ Liên Xô tại Mỹ nhận được mật lệnh của Brezhnev: “Vì lợi ích chiến lược chung của ta và Mỹ, đại bản doanh quân ta chuẩn bị đánh vào những mục tiêu quân sự quan trọng của Trung Quốc theo kiểu “phẫu thuật ngoại khoa”, nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc…

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:24

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan