Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh thành tựu của nền văn minh công nghiệp 1 và 2

14 0 0
Tiểu luận cuối kỳ môn lịch sử văn minh thành tựu của nền văn minh công nghiệp 1 và 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Văn học phát triển với ba trào lưu: văn học cổ điển - đi tìm về những giá trị mẫu mực trong thơ ca và kịch Hy Lạp, văn học lãng mạn - nổi bật lên với sự phức tạp và đầy mâu thuẫn, và văn

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA LÝ LUẬN CƠ BẢN

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲMÔN LỊCH SỬ VĂN MINH

Tên: Thành tựu của nền văn minh công nghiệp 1 và 2

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS Nguyễn Thái Yên HươngSinh viên thực hiện: Nguyễn Hương Liên

Lương Phương Linh

Trang 2

Hà Nội – 2021

Trang 5

I LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt 200 năm lịch sử, “Cách mạng công nghiệp” (hay “bước ngoặt công nghiệp”) đã không chỉ là một bước chuyển đổi trong công nghệ sản xuất mà còn tạo ra những thay đổi mang tính cốt lõi trong nhiều mặt của xã hội Không chỉ riêng khoa học kỹ thuật đạt được những thành tựu vượt bậc, các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, trào lưu tư tưởng, học thuyết xã hội và văn học nghệ thuật đều ghi nhận sự phát triển vượt bậc

Trong bài Văn học Nga (1841) Vissarion Belinsky đã từng định nghĩa: “Chủ nghĩa lãng mạn, đó là thế giới nội tâm của con người, thế giới của tâm hồn và trái tim” Quả thật, văn học lãng mạn đã phá bỏ những lằn ranh giới hạn trong quan niệm cố hữu về cả hình thức lẫn nội dung trong văn học, mang tới cho toàn thể chúng ta một góc nhìn mới lạ về cuộc đời, đề cao ước mơ, mong muốn của con người và tôn vinh vẻ đẹp của lòng bác ái, nhân từ Trong tiến trình văn học của nhân loại, đây không chỉ là một trào lưu mà còn là một phương pháp sáng tác vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới nền nghệ thuật đương đại

Nhận thức được nét độc đáo và tầm quan trọng của văn học lãng mạn, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn trào lưu văn học này để tiến hành đi sâu vào tiến hành và phân tích

II TÓM TẮT VỀ THÀNH TỰU CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP TỪ THẾ KỶXVII ĐẾN HẾT THỂ KỶ XIX

1 Khoa học tự nhiên

Khoa học tự nhiên phát triển mạnh tiếp nối thời kỳ rực rỡ của Văn hóa Phục hưng Sang đến thế kỷ XIX, tất cả các ngành khoa học đều phát triển, thậm chí tới mức kỹ thuật phải nhờ cậy khoa học, ngược lại với trước đây

Về vật lý, Isaac Newton đã làm thay đổi cả thế giới khi nêu lên lý thuyết về định luật vạn vật hấp dẫn vào năm 1687 Đến những năm 1900, Vật lý đã phát triển với tương đối đầy đủ các bộ môn như quang học, điện học, âm học, nhiệt động học,

Về hoá học, các nhà bác học lần lượt tìm ra các khí oxi, hydro, đặt ra danh từ “oxygene”, chứng minh nước bao gồm oxi và hydro, tổng hợp được hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ; cũng như nêu khái niệm về sự phân biệt nguyên tố với hợp chất hoá học Đặc biệt trong thời kỳ này, D.I.Mendeleev đã tìm ra định luật tuần hoàn và lập ra bảng tuần hoàn của các nguyên tố.

Toán học thế kỷ XIX có bước đột phá mang tính cách mạng khi cả lý thuyết số và hình học đều được mở rộng và hoàn thiện hơn Cách mạng thực sự trong toán học thể hiện ở sự phát minh ra hình học phi Euclid Sau đó phát triển hơn với hệ hình học phi Euclid, thoát khỏi hình học cổ điển, đi đến không gian bao la có chiều cong.

Trang 6

Một số nhà địa chất học đã chứng minh được Trái Đất nhiều tuổi hơn so với ghi chép của Kinh Thánh Ngành địa chất học hiện đại cũng dần hình thành với mở đầu là cuốn Lý thuyết về Trái Đất.

Về thiên văn học, các nhà khoa học chú ý nhiều trong nghiên cứu hệ Mặt Trời Nhưng bộ môn khoa học đi đầu của thế kỷ XIX lại là sinh học Sự ra đời học thuyết tiến hóa của Charles Darwin với hai cuốn sách Nguồn gốc của muôn loài và Nguồn gốc loài người đã giúp tên tuổi ông trở nên bất tử

2 Trào lưu tư tưởng và học thuyết xã hội2.1 Trào lưu tư tưởng Khai sáng

Dưới chế độ quân chủ chuyên chế, nhiều nước ở châu Âu xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới - đòi quyền tự do, công kích triều đình phong kiến, phê phán sự tha hoá của giáo hội Thiên chúa, đưa ra các dự kiến về thể chế xã hội tương lai Nổi bật nhất là các nhà tư tưởng và nhà khoa học Pháp - các nhà Khai sáng như: Montesquieu, Vonte, Rousseau, Meslier, Mabli, Morenlly,

Tuy có những quan điểm khác nhau về quyền của những giai cấp khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là chĩa mũi nhọn vào chế độ phong kiến và nền quân chủ chuyên chế, chủ trương thay thế bằng chế độ xã hội mới, đề cao quyền tự do bình đẳng.

2.2 Những học thuyết xã hội

Thứ nhất là học thuyết về quyền tự do cá nhân và quốc gia dân tộc - nhấn mạnh về quyền tự do dân chủ của con người Trong đó có hai xu hướng về chủ nghĩa quốc gia Những người dân chủ cho rằng mỗi quốc gia đều có quyền độc lập, quyền tự do của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm; trong khi phái đối lập đề cao dân tộc mình là siêu đẳng, có sứ mệnh khai hoá văn minh cho các dân tộc khác, đưa ra những lí lẽ biện minh cho chiến tranh xâm lược

Thứ hai là chủ nghĩa xã hội không tưởng với tiêu biểu là các nhà tư tưởng Saint Simon (Pháp), Charles Fourier (Pháp), Robert Owen (Anh) Những nhà XHCN không tưởng đã phê phán mặt trái của xã hội tư bản và đưa ra những dự kiến về việc xây dựng một tương lai không bóc lột, nhưng các ông chưa thể vạch ra một lối thoát thực sự vì không biết dựa vào thực lực của giai cấp công nhân và không tìm ra biện pháp đấu tranh đúng đắn.

Thứ ba là học thuyết về CNXH khoa học Karl Marx và Friedrich Engels là những người đã xây dựng học thuyết về CNXH khoa học, đồng thời cũng khẳng định quy luật đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội Hai ông cũng nêu lên những mâu thuẫn cơ bản của CNTB sẽ dẫn đến sự diệt vong của nó, nêu lên sứ mệnh của giai cấp công nhân là phải tiến hành đấu tranh lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa để xây dựng chế độ xã hội mới

Trang 7

3 Văn học nghệ thuật

Văn học nghệ thuật thời kỷ này xuất hiện nhiều trào lưu, khuynh hướng những xu hướng chung, bao quát là lãng mạn, cổ điển và hiện thực

Văn học phát triển với ba trào lưu: văn học cổ điển - đi tìm về những giá trị mẫu mực trong thơ ca và kịch Hy Lạp, văn học lãng mạn - nổi bật lên với sự phức tạp và đầy mâu thuẫn, và văn học hiện thực đã lên án gay gắt xã hội tư bản đồng thời tôn vinh vẻ đẹp của những người nghèo khổ

Âm nhạc thế kỷ XVIII - XIX bao gồm hai trường phái: cổ điển và lãng mạn Trường phái cổ điển xuất hiện với sự ra đời của các cấu trúc, thể loại âm nhạc và nhạc cụ mới Trường phái lãng mạn tập trung vào tính trữ tình và khai thác chất liệu dân gian, đồng thời ưa chuộng sử dụng dương cầm

Hội họa phát triển với nhiều phong trào nghệ thuật Mở đầu là Rococo với sự kết hợp của những chủ đề giản dị, bình dân và những gam màu tinh tế Phong trào Tân cổ điện lại chủ trương trở về với những giá trị cũ của nghệ thuật Hy - La Khuynh hướng lãng mạn đến với sự phát triển đa dạng của cuộc sống còn khuynh hướng hiện thực cung cấp những bức tranh chân thực về xã hội

Kiến trúc thời kỳ này bị coi là hỗn loạn vì tồn tại nhiều hình thức kiến trúc và nhiều quan điểm nghệ thuật khác nhau Đầu tiên là hình thức kiến trúc Baroque chủ trương đi tìm tòi những cảm giác mạnh, kịch tích Trào lưu kiến trúc cổ điển vận dụng và bổ sung những nguyên tắc sáng tác của thời cổ đại và Phục hưng Kiến trúc Rococo tiếp nối lại có sự vượt xa về hình thức chủ nghĩa Cùng với sự phát triển của công nghiệp, xu hướng sử dụng gang - sắt - thép trở nên phổ biến Cuối cùng là sự ra đời của xu hướng phục cổ hướng về những kiến trúc của Hy Lạp, hay theo phong cách phục cổ Gothic.

III VĂN HỌC LÃNG MẠN1 Khái niệm

Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) là thuật ngữ chỉ một phương pháp sáng tác văn học ra đời ở Tây Âu vào thế kỷ XVIII

Lãng mạn hiểu theo nghĩa chiết tự nghĩa là sóng nước tràn đầy ra, chỉ một sự tự do, phóng khoáng, thoát ra khỏi mọi ràng buộc Như vậy, có thể hiểu lãng mạn là sự vượt thoát lên trên thực tại bằng trí tưởng tượng

Phương thức lãng mạn là kiểu sáng tạc thiên về phản ánh thế giới khách quan, đối lập với kiểu sáng tác hiện thực

Hình thái lãng mạn chỉ những sự vật mà hình thức cảm tính bên ngoài lấn át nội dung ý niệm tuyệt đối bên trong.

Trang 8

Tính chất lãng mạn có mặt trong văn nghệ từ trước tới nay, là thuộc tính thẩm mĩ thể hiện sự vươn lên trên thực tại.

Các nhà lý luận xã hội đã chia chủ nghĩa lãng mạn thành hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực, dựa trên thái độ chính trị của nhà văn Tuy nhiên, sự phân biệt này chỉ mang tính tương đối.

2 Cơ sở hình thành

Về cơ sở xã hội, chủ nghĩa lãng mạn ra đời vào một thời đại đặc biệt nhiều biến động Nước Pháp - trung tâm của nền văn học châu Âu đã phải trải qua hơn một phần tư thế kỷ với cách mạng và chiến tranh liên miên Năm 1789, cuộc cách mạng tư sản Pháp tác động sâu xa đến tư tưởng của mọi tầng lớp nhân dân, đặt dấu chấm hết cho chế độ phong kiến và kiến tạo những quan hệ xã hội mới

Về mặt ý thức và tư tưởng, chủ nghĩa lãng mạn ra đời do chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng - mơ ước mang tới một tương lai hạnh phúc và tốt đẹp cho con người Những quan điểm tư tưởng này chủ yếu đề cao con người, phản ánh sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân trong xã hội hiện đại Tuy những quan niệm đó góp phần nâng cao sự tôn nghiêm, khẳng định ý thức tự chủ của mỗi cá nhân, nhưng đồng thời tách bản thể con người ra khỏi thực tế xã hội và lịch sử.

Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa lãng mạn trong văn học mang cả hai mặt tiêu cực và tích cực

Tiêu cực khi các nhà văn thuộc tầng lớp quý tộc phong kiến cũ với nỗi niềm hoài cổ, mong có thể thoát ly thực tại để trở về với cuộc sống êm đẹp trước kia Khuynh hướng này mở đường cho sự ra đời của các dòng văn học hiện đại chủ nghĩa ở Tây Âu nửa sau thế kỷ XIX

Khuynh hướng tích cực bao gồm các tác gia lạc quan, đặt niềm tin vào tương lai Lời văn của họ hóa thành động lực giúp mọi người tin tưởng vào một xã hội tốt đẹp hơn, nơi con người ta được hưởng quyền bình đẳng, sống tự do Khuynh hướng tích cực về sau hướng tới văn học hiện thực

Ta có thể kết luận rằng, cơ sở hình thành chủ nghĩa văn học lãng mạn chính là sự bất mãn, căm phẫn đối với thực tại cùng với nguyện vọng mãnh liệt tìm cách thoát ly khỏi thực tại đó Đúng như Karl Marx từng nhận định khuynh hướng lãng mạn chính là “sự phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp và tư tưởng ánh sáng gắn liền với cuộc cách mạng đó”.

3 Lãng mạn tiêu cực3.1 Giai đoạn hình thành

Khuynh hướng lãng mạn tiêu cực phản ánh hệ ý thức của tầng lớp quý tộc phong kiến bị tước đoạt những đặc quyền về kinh tế và chính trị và tâm trạng bi đát của tầng lớp tiểu tư sản,

Trang 9

tiểu nông - bị phá sản trong xã hội mới Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, những nhà văn thuộc khuynh hướng này phủ định thực tại, đồng thời mơ ước khôi phục lại những đặc quyền đã mất và uy tín của nhà thờ

Xu hướng này còn được gọi là lãng mạn bảo thủ phản động, có đặc điểm là chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa thần bí, thái độ đối địch với lý trí, sự thoát li thực tại và quay trở về thời Trung cổ, dựa vào tôn giáo và trí tưởng tượng một cách bệnh hoạn, thích thú với những cái hoang đường kỳ ảo Lãng mạn tiêu cực đi ngược với mọi sự tiến bộ của xã hội, và quay lưng lại phong trào đấu tranh của nhân dân.

Marx đã từng viết: “Sự phản ứng đầu tiên đối với cách mạng Pháp là một điều rất tự nhiên, tất cả đều mang màu sắc thời trung cổ, tất cả đều mang màu sắc lãng mạn.” Sự phản kháng, bất bình trước trật tự xã hội mới, lo sợ trước phong trào quần chúng đó chính là cơ sở chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực, xuất hiện trước chủ nghĩa lãng mạn tích cực.

3.2 Giai đoạn phát triển

Khuynh hướng lãng mạn phát triển mạnh trong nền văn học Pháp với tiêu biểu là Chateaubriand - một nhà văn nổi tiếng với những mâu thuẫn giằng xé giữa địa vị xuất thân cao quý và vị trí của ông trong cuộc sống thực tại Qua những tác phẩm của ông như: Atala (1801), Rơne (1802) và Tinh hoa của đạo Cơ Đốc (1802), Chateaubriand đã thể hiện tư tưởng riêng của ông khi tự tạo cho mình một thế giới bằng ý niệm, đi tìm sự hưởng thụ trong mộng tưởng

Trong cùng một lúc ở Pháp nổ ra cuộc cách mạng tư sản, Anh nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp thì cách mạng triết học, tư tưởng diễn ra ở Đức Điều đó cho thấy chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức và cách mạng tư sản Pháp ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến những khía cạnh mà các nhà văn khai thác bấy giờ Nhóm Lake Poets ở Anh tập trung miêu tả những con người bình thường, lý giải thế giới theo quan điểm duy tâm, khước từ thực tế tàn nhẫn của xã hội tư sản và thi vị hoá cuộc sống nông thôn Còn ở Đức với đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng bảo thủ, tiêu cực là Novalix, ông đã thể hiện khát vọng giải thoát khỏi cuộc sống trần tục qua những tác phẩm của mình, đồng thời lãng mạn hoá những liên hệ thần bí giữa vũ trụ và con người.

Nhân vật trung tâm trong chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực đa phần mang màu sắc ảm đạm Họ là những con người li khai khỏi thực tại, luôn mơ ước và hoài niệm về quá khứ huy hoàng, giấu mình vào cái tôi riêng của bản thân và đi vào ảo mộng

M.Gorki cũng đã nhận xét về khuynh hướng này như sau: “Chủ nghĩa lãng mạn tiêu cực tìm cách làm cho con người thoả hiệp với thực tại bằng cách tô vẽ thực tại, hay là trốn tránh thực tại để đi sâu vào thế giới nội tâm với những tư tưởng về những bí ẩn thiên định của cuộc đời, về ái tình và cái chết”.

Trang 10

4 Lãng mạn tích cực4.1 Giai đoạn hình thành

Ở Pháp, từ những năm cuối thế kỷ XVII, khi mà khuynh hướng lãng mạn tiêu cực nói lên số phận của tầng lớp quý tộc Pháp bị Cách mạng tước bỏ đặc quyền chính trị và kinh tế thì lại nổi lên những nhà văn với tư tưởng mới Họ khát khao được tự do biểu hiện sở thích cá nhân một cách độc lập và bắt đầu công kích những quy phạm khắt khe của chủ nghĩa cổ điển

Tất cả các cây bút của khuynh hướng lãng mạn tích cực đều lên án những nhà văn lãng mạn tiêu cực - đi theo chủ nghĩa thần bí và văn thơ hoài cổ, chỉ nhìn vào những điều tiêu cực, xấu xa trong xã hội Ngược lại, các nhà văn lãng mạn tích cực tự đề ra mục tiêu là tìm kiếm những vẻ đẹp, những điều tốt lành trong cuộc đời

4.2 Giai đoạn phát triển

Ở Pháp, năm 1824, tờ báo Địa cầu của nhóm những nhà văn tự do được xuất bản Họ muốn mở rộng chân trời nghệ thuật, kế thừa truyền thống văn học thời Phục hưng và thế kỷ Ánh sáng Tiếp đó, sự ra đời của Tao đàn, đứng đầu là Victor Hugo vào năm 1826 đã đánh dấu thời kỳ phát triển của khuynh hướng lãng mạn tích cực Những tác gia tham gia Tao đàn đều là các nhà văn lãng mạn tiến bộ, tiêu biểu như: Alfred de Musset, Alexandre Dumas,

Ở nước Anh những năm đầu thế kỷ XIX, lãng mạn tích cực mới bắt đầu thịnh hành với các nhà văn nổi tiếng: Lord Byron, Percy Bysshe Shelley, John Keats… Họ phản ánh khát vọng tự do của các tầng lớp nhân dân và xem cách mạng tư sản như ở nước Pháp là một sự kiện chính trị tất yếu sẽ xảy ra trong tiến trình lịch sử của nhân loại Các tác phẩm của họ thể hiện quan điểm của giới trí thức dân chủ đấu tranh chống lại thế lực phản cách mạng ở châu Âu.

Nhân vật trung tâm của các tác gia theo khuynh hướng lãng mạn này là những con người mang khát khao to lớn, đơn độc chống lại xã hội tư sản tầm thường hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội một cách cuồng nhiệt Bằng cảm xúc nồng nhiệt và trí tưởng tượng bay bổng, những nhà văn đã phân tích rất độc đáo cái tôi và niềm kiêu hãnh riêng khi khẳng định những quyền hạn cá nhân cao cả Trong tác phẩm Tôi học viết như thế nào, M Gorki cũng đã nhận định: “Chủ nghĩa lãng mạn tích cực tăng cường ý chí con người đối với cuộc sống, thức tỉnh lòng bất phục tùng đối với thực tại, đối với mọi đè nén áp bức”

Đề cao cái tôi chính là đề cao bản thể của mình Để rồi khi đọc một tác phẩm, người đọc thường thấy hình ảnh những nhân vật có tính cách khác nhau Và việc đánh giá nhân vật đó như thế nào chính là dựa trên cách nhìn nhận của cái tôi bên trong mỗi độc giả Cũng giống như cách mà Victor Hugo đã định nghĩa chủ nghĩa lãng mạn trong lời tựa vở kịch Hernani (1930): “Chủ nghĩa lãng mạn là chủ nghĩa tự do trong văn học; “tự do trong nghệ thuật”; tự do trong xã hội, đó là hai mục đích sống mà mọi bộ óc nhất quán và logic đều phải vươn tới…”

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan