Các cuộc phát kiến địa lý của thực dân khácIII.SỰ GIAO LƯU TIẾP XÚC ĐÔNG - TÂY QUA CÁC CUỘC PHÁT KIẾNĐỊA LÝ3.1.. Và vì vậy, sự tiếp xúc giữa Đông và Tây được hiểu theo tưcách là hai thực
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Đề tài GIAO LƯU TIẾP XÚC ĐÔNG - TÂY (TK XVI-XVIII)
Nhóm sinh viên: Nhóm 1 Năm học: 2022 - 2023
Hà Nội, năm 2023
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-TIỂU LUẬN GIỮA KỲ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Hà Nội, năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
I TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ, ĐIỀU KIỆN CỦA NHỮNG PHÁT KIẾN LỚN VỀ ĐỊA LÝ
1.1 Tiền đề lịch sử
1.2 Điều kiện tiếp xúc Đông-Tây
II CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
2.1 Các cuộc phát kiến địa lý của thực dân Bồ Đào Nha
2.2 Các cuộc phát kiến địa lý của thực dân Tây Ban Nha
2.3 Các cuộc phát kiến địa lý của thực dân khác
III SỰ GIAO LƯU TIẾP XÚC ĐÔNG - TÂY QUA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN
ĐỊA LÝ
3.1 Gia tăng sự hiểu biết giữa các châu lục
3.2 Sự di chuyển của các luồng dân cư
3.3 Thị trường thế giới được mở rộng và giao thương giữa các châu lục diễn ra sôi động
3.4 Trao đổi và buôn bán nô lệ da đen
IV YẾU TỐ LỊCH SỬ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC TIẾP XÚC ĐÔNG-TÂY Ở
VIỆT NAM THẾ KỶ XVII-XVIII
4.1 Bối cảnh lịch sử
4.2 Điều kiện cho cuộc tiếp xúc Đông - Tây
4.3 Các kênh tiếp xúc Đông-Tây
Trang 4GIAO LƯU TIẾP XÚC ĐÔNG - TÂY (Tk.16 - 18)
ĐỊA LÝ
1.1 Tiền đề lịch sử
- Phương Tây và văn hóa phương Tây nói riêng với cội nguồn, địa vực và cái nôi chính thống là châu Âu Nơi có đời sống kinh tế – xã hội theo hướng trọng động và trình độ khoa học kỹ thuật phát triển mạnh Phương Đông và văn hóa phương Đông là khu vực rộng lớn ngoài phương Tây Nơi có cơ tầng xã hội thiên hướng tĩnh
và là cái nôi của nền văn minh cổ xưa của nhân loại Đông – Tây hay văn hóa Đông –
Tây là hai nửa của nền văn hóa nhân loại, bị khu biệt một cách tương đối về địa lý
cũng như về văn hóa Sư khác biệt ở đây thể hiện ở chỗ, trước khi diễn ra sự tiếp xúc Đông – Tây, sự nhận thức của cả phương Tây và phương Đông còn rất mở hồ và lệch
lạc về vùng đất bên kia Và vì vậy, sự tiếp xúc giữa Đông và Tây được hiểu theo tư
cách là hai thực thể văn hóa khu biệt, có cơ hội tiếp xúc gần gũi và trực tiếp với nhau
Mà để có sự tiếp xúc đó, đòi hỏi phải có các yếu tố cần và đủ của sự phát triển lịch sử
cả ở phương Tây và phương Đông
- Thế kỷ thứ XVI và XVIII, đặc biệt là thế kỷ thứ XVII, là thời gian hình thành của giai cấp tư sản Âu Tây Sau các cuộc phát kiến địa lý, tìm ra những đất mới
ở Mỹ, Á, Phi, tư sản Âu Tây càng phát triển mạnh mẽ Giai cấp tư sản thành hình, lấn vào chính quyền, xây dựng chế độ quân chủ độc đoán và chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản Đồng thời, thế kỷ XVII-XVIII ở phương Tây cũng thừa hưởng thành quả rực rỡ của khoa học kỹ thuật sau thời kỳ trung cổ Trong khi đó ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, chế độ phong kiến bước vào thời kỳ khủng hoảng trầm trọng
2 Điều kiện cho cuộc tiếp xúc Đông Tây
- Đến trước các cuộc phát kiến địa lý thế kỷ XV, hai nền văn hóa Đông Tây bị khu biệt một cách tương đối Sự nhận thức của Phương Tây về thế giới Phương Đông
xa xôi rất mơ hồ Phải đến thế kỷ XV, khi mà nhiều cuộc phát kiến địa lý lớn diễn ra rất thành công, cơ hội tiếp xúc và giao lưu giữa Đông và Tây mới thật sự mở ra Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, cung cấp những phương tiện cơ bản, cần thiết cho các chuyến thám hiểm, cũng như cho các thương – giáo đoàn tới phương Đông, tạo tiền đề
và cơ sở quan trọng giúp cho “hai nửa” văn hóa đó xích lại gần nhau
- Trên phương diện kinh tế, ngay từ giữa thế kỷ XV, những mầm mống kinh tế
tư bản đã manh nha xuất hiện trong lòng nền kinh tế phong kiến Tây Âu Sự phát triển kinh tế hàng hóa tư bản trong giai đoạn đầu tự do cạnh tranh khiến thị trường truyền thống của các thương nhân nơi đây trở lên chật hẹp, thúc đẩy họ tìm kiếm thị trường mới ở phương Đông
- Trên phương diện tôn giáo, sự chia rẽ của đạo Kitô, khiến Giáo hội La Mã bị mất dần vai trò ở châu Âu Vì vậy, nhu cầu hướng ra vùng đất rộng lớn ngoài châu Âu, mong muốn tìm lại vị thế đang mất dần của mình, thúc đây các Giáo hội Âu châu tìm đến phương Đông truyền bá đức tin Trong khi đó, phương Đông – một vùng đất rộng
Trang 5lớn, có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên con đường hàng hải thế giới, cũng với nền văn hóa hài hòa, cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc Đông – Tây diễn ra
II CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
* Con đường và đặc điểm của các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa Đông Tây
Tiến trình của nhân loại đã cho ta thấy nhiều con đường để có thể giao lưu cũng như tiếp xúc văn hóa: chiến tranh, truyền giáo, thương mại,… Nhưng trên hết, các cuộc phát kiến địa lý cũng đã thúc đẩy quá trình giao lưu tiếp xúc văn hóa trở nên dễ dàng hơn Con đường này thường được biết đến với cái tên là “con đường thám hiểm, du hành” Với vai trò này, những con đường khác cũng theo đó mà trở nên dễ dàng hơn Hay nói một cách ngắn gọn, với con đường du hành, thám hiểm; nó như là một tiền đề
để thúc đẩy các cuộc chiến tranh, cuộc tìm kiếm các thuộc địa,… trở nên ngày một nhiều hơn Đóng vai trò tích cực trong việc giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông Tây
Kể từ sau đó, 1-2 thế kỷ, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa; đến giai đoạn phát triển cao của nó là giai đoạn đế quốc thì chính những cuộc phát kiến địa lý ở thế kỷ XV đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy các đế quốc đi xâm chiếm và thôn tính thuộc địa; giao lưu văn hóa Đông Tây cũng nhờ thế mà trở nên nhộn nhịp hơn hẳn
2.1.Các cuộc phát kiến địa lí của thực dân Bồ Đào Nha
Prince Henry (1394-1460)
Năm 1415 Hoàng tử Henri – người được mệnh danh là Nhà hàng hải đã sáng lập ra trường Hàng hải, Thiên văn và Địa Lí ở Evora Ông là người có hiểu biết nhiều về địa
lý, thiên văn, họa đồ Hằng năm, ông tổ chức những đoàn thăm dò từng đoạn bờ biển ngắn ở châu Phi Bằng nhiều chuyến đi, người Bồ Đào Nha dần dần phát hiện một số đảo nhỏ ở Tây Phi và tiến hành khai thác mỏ vàng, mua các sản phẩm địa phương (da thú, ngà voi…) và bán cho người da đen vũ khí, rượu, vải… Năm 1417, người Bồ Đào Nha đã đến vùng biển ngang xích đạo, năm sau đến Guinea rồi đến cửa sông Congo
Bartolomeu Dias ( 1450-1500)
Bactôlômêu Điaxơ là một thành viên trong đoàn hàng hải Bồ Đào Nha, đã nhiều lần
có mặt trong đoàn thuyền đi dọc theo bờ biển châu Phi Năm 1486, Điaxơ được giao chỉ huy một đoàn thám hiểm gồm hai thuyền buồm Caravela vượt qua vịnh Ghinê đi tiếp xuống phía nam
Sau nửa năm trời vật lộn với sóng biển đại dương, dũng cảm vượt qua muôn ngàn khó khăn, ngày 3-2-1487, Điaxơ đã tới mỏm cực Nam châu Phi Khi vượt qua mũi cực Nam Châu Phi đoàn thuyền của Điaxơ đã gặp bão tố, vì thế ông đặt tên mũi đất cực Nam châu Phi này là mũi "Bão Táp" Nhưng vua Bồ Đào Nha Gioan II đã đổi tên mũi
"Bão Táp" thành mũi "Hải Vọng" (hy vọng tốt đẹp) Con đường "hy vọng" tốt đẹp sang Ấn Độ đã mở ra trước mắt người Bồ Đào Nha
Vasco da Gama (1460-1524)
Tháng 7.1497, Vasco da Gama (một chàng thủy thủ 28 tuổi với cá tính quả quyết,
Trang 6dũng cảm và lạnh lùng, tàn nhẫn Một người rất đam mê với những hoạt động hàng hải và từng học tại trường hàng hải của Hoàng tử Henri) chỉ huy 3 tàu với 160 người (gồm cả chỉ huy, thủy thủ, các loại thợ, giáo sĩ, phiên dịch và 12 tử tù) men theo bờ biển châu Phi đi về hướng Đông Đoàn thuyền bị đảo đánh dạt sang Braxin (Brazil) Sau đó, họ trở lại mũi Hảo Vọng, được hoa tiêu người Mã Lai dẫn đường đã vượt Ấn
Độ Dương đến được Calicut (Tây Nam Ấn Độ).Như vậy, Vasco da Gama đã mở được con đường biển từ châu Âu đi sang châu Á Sau một thời gian ở Calicut, Gama không được lên thành phố buôn bán nên quay thuyền trở về Trên đường về, Vasco da Gama cho đánh cướp tất cả thuyền buôn đi lại trên Ấn Độ Dương và mang về Bồ Đào Nha với số lượng hàng hóa trị giá gấp 60 lần số tiền dùng trong cuộc viễn chinh Ngày 18.9.1499, đoàn thuyền của Vasco da Gama về đến Bồ Đào Nha Từ đó, người Bồ Đào Nha đã độc chiếm con đường biển này suốt 18 năm trời
Như vậy, người Bồ Đào Nha đã tìm được con đường sang châu Á từ hướng Đông Lúc này, người Tây Ban Nha cũng bắt đầu thực hiện những chuyến thám hiểm về hướng Tây
2.2 Các cuộc phát kiến địa lí của thực dân Tây Ban Nha
Christopher Columbus (1451-1506)
Ngày 17.4.1492, Christopher Columbus (một người Italia đã sống nhiều năm ở Tây Ban Nha, học tập và nghiên cứu về địa lý, hàng hải Cuốn Địa lí học của Ptolemy và cuốn Du ký của Marco Polo là những cuốn sách mà Columbus say sưa đọc, tích lũy được nhiều kiến thức Nhờ đó, Columbus biết rằng Trái Đất hình tròn, khoảng cách giữa phía Đông và phía Tây bị ngăn cách bởi biển cả nhưng rất gần với Ấn Độ đã ký bản cam kết với đại biểu của Quốc vương Tây Ban Nha để nhận được sự bảo trợ của nhà vua cho những chuyến thám hiểm của mình Ngày 3.8.1492, Columbus với 3 chiếc thuyền lớn cùng 90 thủy thủ rời Tây Ban Nha, vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây Sau hai tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền của Columbus cũng đến được hòn đảo San Salvador và nhiều hòn đảo khác ở vùng biển Caribe rồi đặt chân đến Cuba Tuy nhiên, ông nhầm lẫn đây là vùng đất Tây Ấn Độ nên gọi thổ dân nơi đây là
“người Indians” Sau đó, ông còn tổ chức thêm 3 chuyến thám hiểm nửa (năm 1493,
1498 và 1502) và phát hiện thêm một số đảo và lãnh thổ trên đất liền Tuy nhiên, sự nhầm lẫn đáng tiếc nhất của Columbus là ông đã nhầm tưởng đây là Ấn Độ Cư dân trên những đảo này trồng khoai mì, thuốc lá, bông vải và vài loại cây lương thực khác, nhưng cái làm cho Columbus quan tâm nhất là đồ trang sức lấp lánh mà thổ dân đeo trên người Năm 1506, ông chết trong sự nghèo khổ, túng quẫn
Sự nhầm lẫn này của Columbus đã được một người ý là Vespucci Amerigo chứng minh vào năm 1501 Khi đặt chân đến vùng đất Caribe, V Amerigo nhận thấy không
có liên quan gì đến vùng đất châu Á và quả quyết rằng đây là xứ sở chưa từng được biết tới Trong tập ghi chép năm 1504, Amerigo viết tên miền đất lạ này là Mundus Novus (Tân Thế giới) – là vùng nằm giữa châu Âu và châu Á Năm 1507, nhà Bản đồ học người Đức đã in tấm bản đồ Tân Thế giới đầu tiên và đặt tên vùng này là America
để tỏ lòng tôn kính V Amerigo Từ đó, châu Mĩ mang tên là America
Trang 7Ferdinand Magellan (1480-1521) và Juan Sebastian de Elcano
Cuộc hành trình vĩ đại nhất là của Ferdinand Magellan – một quý tộc người Bồ Đào Nha Ông từng đệ trình lên nhà vua Bồ Đào Nha kế hoạch thám hiểm của mình nhưng
bị khước từ Ông sang Tây Ban Nha và được vua Tây Ban Nha đồng ý với kế hoạch
đó Tháng 9.1519, F Magellan chỉ huy một đoàn gồm 5 thuyền với 265 thủy thủ vượt Đại Tây Dương đi về hướng Tây theo con đường của Columbus Đoàn thuyền đến Brasil rồi vòng xuống cực Nam châu Mĩ Đang ở Đại Tây Dương sóng to gió lớn, đoàn thuyền đi vòng qua mũi đất hoang tàn vì giông bão của lục địa Nam Mĩ (nay gọi
là eo biển Magellan) và đi vào một đại dương mới sóng yên biển lặng nên Magellan đặt tên là Thái Bình Dương Thủy thủ đoàn chịu đựng 99 ngày trên Thái Bình Dương trong cảnh hết lương thực, nước ngọt Thậm chí, một số thủy thủ đã nổi loạn và Magellan phải cho treo cổ một số người để làm gương Hơn 2 tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền hết lương thực, phải bắt chuột để ăn nhưng chuột cũng hết, mọi người phải ngâm dây thắt lưng bằng da để ăn cho đỡ đói Cuối cùng, ngày 16.3.1521, đoàn thuyền của Magellan cũng đặt chân lên được Philippines Sau khi được cứu sống
và tiếp tế đầy đủ lương thực, nước ngọt, Magellan cho thủy thủ đi cướp bóc của cải của người Philippines Trong một cuộc đụng độ với nhân dân Philippines, Magellan
đã thiệt mạng Juan Sebastian de Elcano lên thay nắm quyền chỉ huy và cho con thuyền độc nhất còn lại tiếp tục qua eo biển Malacca, vượt Ấn Độ Dương đến Mũi Hảo Vọng rồi về Tây Ban Nha từ hướng Đông (6.9.1522) Như vậy, sau hơn 3 năm thám hiểm, đoàn thuyền của Magellan đã ra đi từ hướng Tây và về từ hướng Đông Đây là chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử nhân loại
Vasco Nuñez de Balboa (1475-1519)
Balboa là một người chinh phục Tây Ban Nha, người đã thành lập thuộc địa của Darién ở Panama Ông là người đầu tiên nhìn thấy Thái Bình Dương từ Mỹ, và ông đã định cư phần lớn ở đảo Hispaniola
2.3 Các cuộc phát kiến địa lý của các thực dân khác
Jacques Cartier (1491-1551,Pháp)
Jacques Cartier là một nhà thám hiểm đã tuyên bố Canada cho Pháp Ông sinh ra ở Saint Malo, Pháp năm 1491 Ông cũng là người châu Âu đầu tiên, không chỉ là người Pháp đầu tiên mô tả và vẽ biểu đồ sông Saint Lawrence và Vịnh Saint Lawrence Ông đã thực hiện ba chuyến đi quan trọng Ông qua đời tại Saint Malo, năm 1551, hưởng thọ 65 tuổi
Francis Drake (1540-1596, Anh)
Ông được nhớ đến nhiều nhất khi giúp chỉ huy hạm đội Anh chống lại Armada Tây Ban Nha, ông cũng đã dành nhiều năm ở Caribbean và đi vòng quanh bằng đường biển thành công trên thế giới từ năm 1577-1580
Samuel de Champlain (1567-1635,Pháp)
Trang 8Samuel de Champlain là “cha đẻ của nước Pháp mới”, ông thành lập Quebec City và ngày nay Hồ Champlain được đặt tên để vinh danh ông
Willem Janszoon ( 1603-1606, Hà Lan)
Willem Jansz là một hoa tiêu và thống đốc thuộc địa của Hà Lan Janszoon phục vụ ở Đông Ấn Hà Lan trong các giai đoạn 1603 – 1611 và 1612 – 1616, bao gồm cả là thống đốc của Fort Henricus Trên đảo Solar Ông là người châu Âu đầu tiên được biết đến đã nhìn thấy bờ biển Úc trong chuyến đi 1605 - 1606 của mình
III GIAO LƯU, TIẾP XÚC VĂN HÓA ĐÔNG- TÂY QUA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ
3.1 Gia tăng sự hiểu biết giữa các châu lục
● Sự hiểu biết của con người về thế giới được mở rộng Người ta tìm ra những vùng đất mới, những châu lục mới (châu Mỹ), những dân tộc mới (người Inca, người Maya, người Aztec…) và đại dương mới (Thái Bình Dương)
● Sự thành công những cuộc phát kiến địa lý đã chứng minh Trái Đất hình cầu, bác bỏ những quan niệm sai lầm của Giáo hội và là những cống hiến to lớn cho sự phát triển các ngành địa lý, thiên văn, hàng hải Từ
đó, nhiều ngành nghiên cứu mới ra đời như: dân tộc học, nhân học, địa chất học, sinh học…
● Tiếp sau những phát kiến địa lý, đã diễn ra những cuộc di chuyển cư dân trên quy mô lớn Thương nhân vội vàng dành giật thị trường và nguyên liệu ở các địa bàn mới Quân đội và viên chức được phái đi xâm chiếm thuộc địa và thiết lập chế độ cai trị thực dân Dân dĩ thực kéo nhau đến những vùng mới chinh phục để khai thác, tìm vàng và lập nghiệp Người
da đen bị đem sang Châu Mỹ biến thành nô lệ trong đồn điền và hầm
mỏ Các nhà truyền giao mang kinh thánh tới mọi nơi để mở rộng phạm
vi truyền bá đạo Kito
➔ Như vậy, sự di chuyển qua lại của thương nhân, các nhà truyền giáo, dân di thực, quân lính, nô lệ,… đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh của các châu lục Người Châu Âu tiếp nhận giá trị văn minh truyền thống phương Đông; người Châu Á và Châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn người Châu Âu Ở Châu Mỹ dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa giữa châu Âu, người Phi và người bản địa
Đặc biệt là sự phát hiện ra nền văn minh có từ lâu đời ở châu Mỹ gọi là văn minh “tiền côlông” mà trước đây châu Âu chưa biết đến Ở đó có 3 tộc người chính là Maya, Aztec và Inca.
3.2 Sự di chuyển của các luồng dân cư
➔ Sau những cuộc phát kiến địa lí đã diễn ra những cuộc di dân với quy mô lớn
Trang 9● Thương nhân tranh nhau giành giật những thị trường và nguồn tài nguyên, chính phủ các nước tranh nhau đẩy mạnh quá trình xâm chiếm
và đặt ách thống trị ở những vùng đất mới Người da đen từ châu Phi bị bắt đem bán sang châu Mỹ làm nô lệ
● Các nhà truyền giáo châu Âu đã mang Kinh Thánh đi đến khắp nơi và
“họ đổi kinh thánh để lấy những vùng đất đai trù phú, màu mỡ của người thổ dân châu Mỹ” Chính những cuộc xâm chiếm, truyền giáo,
bóc lột, đặt ách thống trị đó đã tạo nên sự tiếp xúc giữa các nền văn minh với nhau Người châu Âu tiếp thu nền văn minh truyền thống của phương Đông Người châu Á, châu Phi tiếp cận với trình độ công nghệ cao hơn của người châu Âu Do đó, ở châu Âu dần dần hình thành nền văn minh rất đa dạng do sự hòa hợp giữa các yếu tố văn hóa châu Á-châu Phi-bản địa Đặc biệt, họ còn phát hiện ra nền văn minh tiền Columbus với 3 dân tộc chính là Inca, Maya và Aztec
★ Người Maya và người Aztec là chủ nhân của Mexico ngày nay Họ có nền văn minh lâu đời (xuất hiện từ thế kỷ I TCN đến thế kỉ X) và đạt trình độ cao Họ sớm có nhà nước và xây dựng nhiều thành thị, lâu đài bằng đá, nhiều lễ đường nguy nga Một trong những công trình kiến trúc cổ còn sót lại ở Mexico hiện nay là Thành “Yushe” Chichen Chichen có nghĩa là “Giếng của người Chichen” Đây là một cứ điểm quan trọng của người Maya Thành Yushe có độ dài Bắc Nam khoảng 4000m, trong thành, các công trình kiến trúc như miếu thần, cung điện, đường phố, đàn cầu khấn, quảng trường…đều được xây dựng rất đàng hoàng Họ có những quảng trường rộng đến 50.000m2, bốn phía được bố trí với khoảng 1000 cột hình tròn cao 23m Bên cạnh đó, Kim tự tháp Yushe cũng được xây dựng với một kiến trúc rất độc đáo: số bậc thềm và số bậc cầu thang chính là số ngày và số tháng trong một năm, 52 phiến đá có hình điêu khắc tượng trưng cho chu kỳ 52 năm của người Maya 4 Họ có những Kim tự tháp cao 75m, rộng 350m2 và ngày 21 tháng 6 vào 12 giờ trưa thì mặt trời chiếu rọi 4 mặt tháp, tức thành đường thẳng Hiện nay thủ đô Mexico còn lại tờ lịch bằng đá nặng 20 tấn của người Aztec Chữ viết của họ vừa tượng âm vừa tượng hình, được khắc trên đá Đến 1960, đã đọc được văn
tự Maya Người dân biết làm ruộng bậc thang với hệ thống tưới nước khá hoàn chỉnh.
★ Người Inca là chủ nhân của Peru ngày nay Kinh tế của họ chủ yếu là nông nghiệp, họ đã tổ chức thành những công xã nông thôn Họ cũng có chữ viết và tôn giáo riêng Trình độ văn minh rất cao, và có niên đại khoảng 3500 – 4000 năm Các nhà khoa học tìm thấy những củ khoai tây, gói muối có niên đại 5.000 năm Phát hiện ra kho chứa khoai tây, lạc (đậu phộng) dài và rộng 450 feet và cao 200 feet Nhiều công trình kiến trúc đồ sộ có hình dáng và cấu tạo giống như Kim Tự Tháp Ai Cập được xây dựng như Kim tự tháp El Paraiso được xây bằng 200.000 phiến đá, có phiến nặng tới 200 tấn Nó mang tính chất
lễ nghi tôn giáo.
★ Cuộc di dân của những người châu Âu, châu Á, châu Phi đến một châu lục
mới, được tìm ra bởi nhà hàng hải Christopher Columbus và F.Magellan.(có
nói ở phần trên rồi)
➔ Sự tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa của các cộng đồng châu Mỹ để tạo ra
Trang 10sự đa dạng văn hóa là một điều tất yếu.
3.3 Thị trường thế giới được mở rộng và giao thương giữa các châu lục diễn ra sôi động
★ Thị trường thế giới được mở rộng Vào khoảng năm 1400, người châu Âu chỉ biết được khoảng 10% diện tích trái Đất (50/510 triệu km2 ), năm 1500 họ biết tới 110 triệu km2; năm 1600 họ biết tới 321 triệu km2 Ngoài ra, hàng hoá của nền thương mại thế giới trở nên phong phú hơn, nhiều loại hàng hoá mà châu
Âu chưa từng biết đến, nay đã bị lôi cuốn vào sự lưu thông của nó như: cacao (của Mexico) được Tây Ban Nha sử dụng đầu tiên và phổ biến ở Tây Âu; thuốc
lá của châu Mĩ phổ biến ở Tây Âu vào năm 1600, và thế kỷ XVIII chiếm một nửa hàng xuất khẩu của các thuộc địa của Anh ở Bắc Mỹ Từ Constantinople và Cận Đông cà phê vào Tây Âu và thế kỷ XVII được dùng thường xuyên Trà do người Bồ Đào Nha và Hà Lan đem từ Trung Quốc về Gạo và đặc biệt là đường, châu Âu vốn ít sử dụng nay trở nên một mặt hàng quan trọng Hồ tiêu là mặt hàng rất quan trọng của châu Âu đã tăng lên nhanh chóng: Người Vênêxia trước đây chỉ cung cấp khoảng 210 tấn thì giờ đây, người Tây Ban Nha đưa từ
Ấn Độ tới khoảng 7.000 tấn
★ Sự di chuyển của các đường thương mại ra đại dương, việc buôn bán bằng đường biển ở châu Âu đã được thay thế bằng việc buôn bán trên các đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; hệ thống sông châu Âu như Vixla, Ode, Enbơ, Rainơ, Xen, Lợi và Biển Địa Trung Hải chỉ mang ý nghĩa thương mại địa phương Cũng vì lẽ đó mà thế kỷ XVI đã có sự di chuyển các trung tâm kinh tế châu Âu: các thành thị của Italia bị mất độc quyền buôn bán với Cận Đông, các thành thị Nam Đức cũng trong tình trạng sa sút Ngược lại, sự hưng khởi và phồn thịnh chưa từng có của các thành thị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hà Lan Thành phố Amsterdam là thủ đô thương mại của
Hà Lan vào thế kỷ XVII, London vào thế kỷ XVII – XVIII
○ Mở rộng phạm vi buôn bán thế giới từ đó phát triển nhanh thương nghiệp và công nghiệp, tìm nhiều đường sang phương đông vốn trước kia phải theo trung gian là người Arập Phạm vi tăng 5 lần Từ đó tư bản châu Âu có lĩnh vực địa bàn rộng lớn Số lượng hàng hoá trao đổi buôn bán phong phú: thuốc lá, Ca cao, cà phê, chè, lá, đường cát và nhiều hàng hoá khác Các thành phố của Italia sa sút dần, trái lại thành thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đặc biệt là Hà Lan trở nên phồn vinh chưa từng thấy
○ Do hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền Châu Âu – Phi – Á, tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa Âu- Phi – Mỹ Nếu trước đây, hoạt động thương mại chỉ thu hẹp trong toàn quốc gia hay từng khu vực thì nay đã mở rộng thành thị trên thế giới Những hoạt động giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực được đẩy mạnh Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập (Đông
Ấn, Tây Ấn của Hà Lan, Anh, Pháp…), Chẳng những được hưởng độc quyền buôn bán mà con được cử quân đội và viên chức để tổ chức bộ máy cai trị ở địa phương Nhiều thành phố và trung tâm thương mại đã xuất hiện