Tiểu luận giữa kì môn lịch sử văn minh thế giới đề tài tại sao phật giáo ra đời ở ấn độ nhưng lại không cóảnh hưởng lớn tại ấn độ

12 1 0
Tiểu luận giữa kì môn lịch sử văn minh thế giới đề tài  tại sao phật giáo ra đời ở ấn độ nhưng lại không cóảnh hưởng lớn tại ấn độ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ấn Độ được biết đến như là quê hương của tôn giáovới các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Hinđu giáo, Bàlamôn giáo,…và rất nhiều các tôn giáokhác.Với một quốc gia có nhiều đạo giáo như vậy t

lOMoARcPSD|38594337 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ TÀI: TẠI SAO PHẬT GIÁO RA ĐỜI Ở ẤN ĐỘ NHƯNG LẠI KHÔNG CÓ ẢNH HƯỞNG LỚN TẠI ẤN ĐỘ Giáo viên : Nguyễn Văn Chuyên Sinh viên: Tạ Thảo Linh Lớp: Quản trị khách sạn Mã sinh viên: 21031488 Năm học 2021 – 2022 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .1 1 Tên đề tài: ……………… .1 2 Lí do chọn đề tài 1 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 1 4 Phạm vi nghiên cứu .2 PHẦN NỘI DUNG 2 I Tình hình theo đạo của người dân Ấn Độ .2 II Quá trình Phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ 2 III Lí giải tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ …………………………………………………………………………… 3 1 Nguyên nhân khách quan 3 2 Nguyên nhân chủ quan 8 PHẦN KẾT LUẬN 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tên đề tài: Tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ 2 Lí do chọn đề tài Ấn Độ là một nền văn minh lớn với 2 con sông đó là sông Hằng và sông Ấn và đây cũng là cái nôi của nền văn minh nông nghiệp cổ đại Chính ở nơi được đất trời unhr hộ đó nhiều vĩ nhân ra đời như đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Thánh Mahatma Gandhi, hiền triết Jiddu Krishnamurti,… và các tôn giáo Ấn Độ được biết đến như là quê hương của tôn giáo với các tôn giáo lớn như: Phật giáo, Hinđu giáo, Bàlamôn giáo,…và rất nhiều các tôn giáo khác.Với một quốc gia có nhiều đạo giáo như vậy thì người dân nơi đây sẽ theo đạo như thế nào? Theo như điều tra thì phần lớn người dân Ấn Độ lại theo Hinđu giáo trong khi đạo Phật cũng có nguồn gốc từ Ấn Độ và đạo Phật cũng rất phổ biến ở các quốc gia khác Xuất phát từ nhu cầu tìm hiếu và khám phá thì em chọn đề tài “ Tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ” làm đề tài cho bài tiểu luận giữa kì của mình 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu Với đề tài về vấn đề “ Tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ” em sẽ hướng đến mục tiêu: Làm rõ nguyên nhân tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ 3.2 Nhiệm vụ Để có thế thực hiện được các mục tiêu trên em xác định được mình cần phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: Một là đưa ra được thực trạng theo đạo của người dân Ấn Độ và quá trình phát triển của đạo Phật Hai là đưa ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan khiến đạo Phật không có ảnh hưởng lớn tại Ấn Độ 4.Phạm vi nghiên cứu Đề tài được tìm hiểu theo phương pháp nghiên cứu lí thuyết dựa vào những tài tiệu sẵn có về tôn giáo cụ thể là đạo Phật ở Ấn Độ 1 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 PHẦN NỘI DUNG I Tình hình theo đạo của người dân Ấn Độ Ấn độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại, là nơi sản sinh ra nhiều loại tôn giáo nhất trên thế giới hay nơi đây còn được coi là quê hương của tôn giáo.Là một nơi có nhiều tôn giáo lớn khác nhau vì vậy dân số theo đạo ở Ấn Độ cũng có sự phân hoá rõ ràng Theo điều tra dân số năm 2011, 79,8% dân số Ấn Độ theo đạo Hindu, Hồi giáo (14,2%), Kitô giáo (2,3%), đạo Sikh (1,7%), Phật giáo (0,7%) và đạo Jain (0,4%) là các tôn giáo lớn khác tại Ấn Độ Ngoài ra còn nhiều các tôn giáo khác được người dân Ấn Độ tin theo nhưng không có ảnh hưởng lớn như các tôn giáo trên Theo thống kê ta thấy được phần lớn người dân Ấn độ theo đạo Hinđu còn phần nhỏ là các tôn giáo khác nhưng ở đấy ta thấy có một điều thắc mắc là tại sao người dân Ấn độ theo đạo phật lại chỉ chiếm một phần nhỏ như vậy mặc dù đạo Phật được biết đến là một tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới II Quá trình Phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ Đạo Phật là một trong 4 tôn giáo lớn ở Ấn Độ cũng như các quốc gia trên thế giới Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn - Sau khi đức Phật nhập diệt, giáo lý của đạo Phật nhanh chóng được truyền bá khắp miền Bắc Ấn Độ Để soạn thảo giáo lý, quy chế và chấn chỉnh về tổ chức, đạo Phật đã trải qua ba Đại hội kết tập kinh điển - Thế kỷ III đến thế kỷ II TCN, Phật giáo trở thành quốc giáo của Ấn Độ, đặc biệt phát triển rực rỡ dưới triều vua Asoka - Đến Đại hội kết tập kinh điển lần thứ IV, tức là khoảng 100 năm sau CN, Phật giáo bắt đầu có sự phân chia thành hai phái Tiểu thừa (Hinayana) và Đại thừa (Mahayana) với nhiều quan điểm khác nhau về cảnh giới Niết Bàn, về sự “tự giác giác tha”, một số nghi thức,… 2 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 - Đến khoảng thế kỉ VI, Phật giáo suy tàn và biến mất ở Ấn Độ => Đang là một tôn giáo với sự phát triển cực thịnh ở những thời kì trước nhưng trải qua các thời kì tiếp theo phật giáo ngày càng suy tàn và dần mất ảnh hưởng ở Ấn độ.Vậy nguyên nhân làm cho phật giáo không có ảnh hưởng lớn ở Ấn độ là do đâu ? III Lí giải tại sao Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ 1 Nguyên nhân khách quan 1.1 Phật giáo ra đời muộn hơn các tôn giáo khác Trước hết là do Ấn độ được biết đến là thế giới của nhiều những tôn giáo khác nhau, trước khi đạo phật xuất hiện thì ở đây đã tồn tại rất nhiều những đạo giáo khác nhau như: đạo Balamom, đạo Hindu, đạo Jain, đạo Xích,… hay người dân Ấn độ còn thờ cả các đồ vật như: bình voi, cục đá, con khỉ,…Họ coi đó là thần phật mà thờ phụng.Vì vậy mà khi phật giáo ra đời thì các tôn giáo khác đã có rồi mà các tôn giáo ấy trải qua nhiều năm hình hành đã xác lập được sự ảnh hưởng to lớn của mình đối với nhân dân Ấn độ Đó là một yếu điểm của Phật giáo so với các tôn giáo khác 1.2 Phật giáo không được bảo hộ bởi chính quyền ở Ấn Độ Phật giáo không được các cấp chính quyền bảo hộ: Do Phật giáo ra đời muộn hơn các tôn giáo khác vì vậy mà tính cạnh tranh của Phật giáo bị hạn chế Những tôn giáo muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì cần phải có các thế lực bảo vệ và muốn được bảo vệ thì các thế lực đó phải nhận được lợi ích từ các tôn giáo đó, Phật giáo tuy đáp ứng được rất nhiều những nhu cầu của các tầng lớp nhân dân nhưng chủ yếu là những tầng lớp dưới, những tầng lớp thấp kém trong xã hội hơn thế nữa Phật giáo lại không đứng trên quan điểm của một giai cấp tầng lớp nào nên không được bảo vệ Trong khi đó tầng lớp nắm giữ các quyền lực to lớn thường là các tầng lớp trên và họ chỉ bênh vực cho những tôn giáo nào mang lại lợi ích cho họ như tôn giáo Balamôn, tôn giáo này đã thoả man được những lợi ích của các tầng lớp cầm quyền vì vậy mà được sự bảo hộ của họ 1.3 Do bị đàn áp bởi những người cầm quyền và sự cạnh tranh giữa các tôn giáo khác Các tôn giáo khác sau khi xuất hiện đều được bảo hộ bởi các thế lực nào đó còn Phật giáo không những không được bảo hộ mà còn bị đàn áp bởi những người cầm quyền vì vậy 3 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 mà hoạt động của Phật giáo trở nên khó khăn Một số những người cầm quyền ra sức đàn áp nhằm loại bỏ Phật giáo, trong đó phải nhắc đến Bố Sa Mật Đa La (Pushyamitra), một tướng lãnh Bà La Môn dưới triều Brihadratha, vua cuối cùng của vương triều Khổng Tước (Maurya), là người đầu tiên ngược đãi Phật Giáo Ông đã mưu đồ và ám sát nhà vua nhằm soán lấy ngôi vua nước Ma Kiệt Đà (Magadha), cai trị bằng sự khủng bố Hay Sasanka là một người thuộc giai cấp Bà La Môn và tín ngưỡng thần Shiva Ông cuồng tín đến nổi trong cơn giận dữ ông đã phá hủy cây Bồ Đề, ông cũng dời tượng phật từ ngôi chùa gần cây bồ đề và thay vào đó bằng thần Shiva Sự đàn áp gay gắt và triệt để từ các giai cấp cầm quyền đã làm cho Phật giáo rơi vào tình cảnh khó khăn phải trốn chạy khắp nơi Sự xuất hiện của nhiều tôn giáo khác đã gây nên sự cạnh tranh đối với Phật giáo: Một hình thức tôn giáo mới bắt nguồn từ Ấn Độ giáo gọi là Kỳ-na giáo phát triển mạnh làm giảm sự hỗ trợ tài chính cho các tu viện Phật giáo từ người dân cho đến Hoàng gia.Ngoài ra sự phát triển mạnh mẽ và sâu rộng của đạo Balamôn từ các thời kì trước Người của đạo Bà-la-môn tham gia vào chính quyền, họ có ý tưởng rõ ràng về xã hội, luật và nghệ thuật quản lý nhà nước, rất thực dụng hơn Phật giáo và được nhà nước coi trọng hơn Phật giáo 1.3 Cuộc xâm lược của người Hung Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của đạo phật thì có một yếu tố như hòn đá cản đường của Phật giáo làm cho Phật giáo gần như bị biến mất ở giai đoạn này đó là cuộc xâm lược của người Hung Họ đã tấn công Phật giáo đã làm thiệt hại lớn lao cho những chùa Phật Giáo ở Gandhara, Punjab, và Kashmir Mihirakula là một người thờ Shiva và là một nhà bảo hộ lớn cho Bà La Môn giáo Trong cơn điên rồ của ông, ông đã san bằng 1,600 tu viện, tháp, và chùa, và giết hại hằng trăm tín đồ Phật Giáo tại gia Toramana, một ông vua cũng của vương triều tàn bạo đó, được cho biết là đã tiêu hủy chùa Ghostarama ở Kiều Thưởng Di (Kausambi) Sau cuộc xâm lược và phá hoại của người Hung Phật giáo gần như không còn tồn tại ở Ấn Độ nữa, sau này Phật giáo được khôi phục một cách chậm chạp bởi sự hỗ trợ của đế chế Pala nhưng đến thế kỉ XI đế chế Pala đã trở nên suy yếu 1.5 Âm mưu tiêu diệt Phật giáo của người Hồi giáo Sự tấn công chiếm đóng của người Hồi giáo: Đạo phật hoàn toàn bị tiêu diệt bởi sự tấn công của Hồi giáo vào khoảng thế kỉ XII và Muhammad bin Bakhtiyar khalji một vị tướng của vương quốc Hồi giáo Delhi đầu tiên đã phá huỷ các tu viện và di tích truyền bá 4 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 đạo hồi ở Bengal, chúng đã giết sạch hơn 10000 tu sĩ của trường đại học Nalanđa trường đại học Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ, họ đốt sạch cả những kho sách, kho lúa cháy suốt trong 6 tháng Vì muốn tiêu diệt Phật Giáo, nên Hồi Giáo giết giới tu sĩ Phật Giáo Đó là cuộc khủng bố lớn nhất làm cho Phật giáo dần suy tàn ở Ấn Độ Sự tấn công của Hồi giáo đã giáng một đòn nặng nề xuống Phật giáo cùng các tín đồ của đạo Phật, họ đã thẳng tay giết chết các tu sĩ, chùa chiền, sách phật để phá huỷ đạo Phật 1.6 Sự xung đột giữa Phật giáo và Balamôn giáo Bàlamôn giáo là một đạo giáo xuất hiện ở Ấn độ trước đạo Phật và đã tạo dựng được những vị thế và lợi ích cho riêng mình nhưng khi Phật giáo xuất hiện thì một số những lợi ích của Bàlamôn bị ảnh hưởng dẫn đến sự xung đột giữa 2 tôn giáo này Trước khi có Phật Giáo, Ấn Độ chưa từng biết đến những đạo lý về bình đẳng và tình huynh đệ Theo Nguyên Nhân Ca(Purusha Suka) của kinh Lê Câu Phệ Đà(Rig Veda), chủng tộc Bà La Môn sinh ra từ miệng, chủng tộc Sát Đế Lợi (Kshatriya) sinh ra từ tay, chủng tộc Phệ Xá(Vaishya) sinh ra từ đùi, và chủng tộc Thủ Đà La(Sudra) sinh ra từ bàn chân của Brahma là Thần Sáng Tạo Xã hội này đặt nền tảng trên nguồn gốc thần thoại Chaturvarna và được quy định bằng nguyên lý phân biệt giai cấp; giai cấp Bà La Môn được xếp hàng đầu, tiếp đến là giai cấp Sát Đế Lợi, Phệ Xà, và Thủ Đà La là thấp nhất Quy luật về sự phân biệt giai cấp cũng quy định những quyền lợi và ưu thế của họ Ngay cả những hình phạt về sự phạm tội cũng được đặt trên nền tảng khác biệt giai cấp Người Bà La Môn sẽ bị hình phạt nhẹ nhất và người thuộc giai cấp Thủ Đà La sẽ bị hình phạt nặng nhất Nhưng đạo Phật lại không chấp nhận những điều đó và đã có nhiều công cuộc bác bỏ Đức Phật đã làm một cuộc cách mạng chống lại những luật lệ xã hội áp bức đó và lên án hệ thống giai cấp Ngài không thừa nhận nguồn gốc linh thiêng của giai cấp, và chứng minh sự dối trá của giai cấp Bà La Môn khi tuyên bố rằng họ sinh ra từ miệng của Brahma Ngài bác bỏ lời tuyên bố của người Bà La Môn, họ cho rằng chỉ có họ mới có thể đạt đến những đức hạnh tâm linh, và khẳng định rằng người trong bất kỳ giai cấp, màu da hay tín ngưỡng nào đều có thể phát triển trong tâm họ những đức hạnh đó Trong những thế kỷ tiếp sau, giáo lý xã hội của Đức Phật đã tạo một sức đẩy làm xã hội Ấn Độ tiến lên, và những giai cấp thấp xác định quyền bình đẳng của họ, vì vậy mà tín đồ Bà La Môn đã quay lại chống đối Phật Giáo 1.7 Sự thù hằn của đạo Balamôn 5 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 Giữa Phật giáo và Bàlamôn giáo có nhiều những nội dung và quy định khác nhau Vì vậy mà nó có nhiều sự bất đồng và đối lập Trong đó có những điều mà Đức Phật đã thẳng tay bác bỏ những điều mà Bàlamôn đã làm trước đó làm ảnh hưởng lớn đến Bàlamôn giáo và các tín đồ của họ Chính vì điều đó đã làm cho các tín đồ Balamôn ngày càng thù hằn Phật Giáo Do phật giáo chủ trương bình đẳng giai cấp đã đe doạ đến vị trí cao quý và những lợi ích của đạo Balamôn mà bao nhiêu thế kỷ đã bảo đảm cho họ mọi thứ ưu đãi và tiện nghi vật chất đặc biệt là khi Phật giáo có bước phát triển vượt bậc trở thành quốc giáo của Ấn Độ dưới thời vu Asoka Phật giáo cũng chống lại việc hiến tế động vật đặc biệt là khi Phật giáo gần như trở thành quốc giáo dưới thời vua Asoka, nghĩa là đe dọa sự tồn tại của họ, thì dĩ nhiên các Bà-la-môn và tín đồ của họ sẽ có hành động chống lại Mọi thứ dần trở nên mất kiểm soát khi Phật giáo suy yếu, Balamôn và các tín đồ phật giáo của họ đã phát động các phong trào chống lại làm cho mọi người có tâm lí thù hằn với các chư tăng và họ cho rằng nếu ai gặp phải chư tăng thì sẽ rất xui xẻo Đồng thời họ còn đồng hoá phật giáo vào tôn giáo của họ là một nhánh của Balamôn giáo Họ trả đũa và tấn công Phật Giáo bằng nhiều cách để trả thù sự mất mát của họ Họ dùng những ngôn ngữ tồi tàn nhất và những mánh khóe tồi tàn nhất để nhục mạ và hạ thấp Phật Giáo dưới mắt quần chúng Không những thế họ còn bẻ cong ý nghĩa từ và thành ngữ riêng của Phật Giáo: Vua A Dục, một vị vua Phật Giáo vĩ đại nhất, trong những cáo thị ông tự gán cho mình là Người được chư Thần thương yêu (Devanam Priya), nhưng những nhà văn phạm Bà La Môn dịch chữ này là những sự điên rồ yêu thương Chính sự thù hằn của đạo Bàlamôn đã gây ảnh hướng lớn đối với Phật giáo và phá huỷ đi công sức xây dựng của các tín đồ theo Phật 1.8 Sự cạnh tranh giữa phật giáo và Hindu giáo Ấn Độ là cái nôi của các tôn giáo lớn trên thế giới với rất nhiều các tôn giáo vì vậy mà đạo Phật không những phải đấu tranh với đạo Balamon mà còn có sự canh tranh của các tôn giáo khác trong đó tiêu biểu là Hinđu giáo Sự đấu tranh về mặt tư tưởng gay gắt giữa Phật giáo và Hinđu giáo đặc biệt xoay quanh vấn đề chế độ đẳng cấp Đạo Hinđu đã có sự thay đổi cả về giáo lý để giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh ấy Họ tuyên truyền Đức Phật là một kiếp hóa thân của vị thần Vishnu, lôi kéo các tín đồ Phật giáo quay lại với đạo Hinđu Hinđu giáo lôi kéo các tín đồ Phật giáo về phe của mình và cũng loại bỏ những tư tưởng của Phật giáo 6 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 1.9 Phật giáo bị đồng hoá Trong quá trình phát triển của Phật giáo đã có rất nhiều sự can thiệp từ các tôn giáo khác vào Phật giáo nhằm đồng hoá để Phật giáo trở thành một nhánh trong tôn giáo của họ Trong đó để đồng hoá Phật giáo Ấn Độ Giáo đã sớm tiến hành việc sửa đổi và tự biến dạng Trong tiến trình cải cách nầy, người Ấn Độ giáo đã từ bỏ việc tế súc vật; và cũng bắt đầu tổ chức theo cách thức trong các tu viện Phật Giáo Không chỉ vậy, những người thờ thần Shiva tiếp thu những yếu tố tu viện và chiêm nghiệm của Phật Giáo, và những người thờ thần Vishnu tiếp thu những yếu tố sùng bái và nhân đạo của Phật Giáo để bảo đảm tính phổ biến trong quần chúng Không những thế việc ửng hộ thuyết cho rằng Đại Thừa Giáo chỉ là một giai đoạn phân phái trong trào lưu lớn những người thờ thần Vishnu, Tiểu Thừa Giáo, với tính chất khổ hạnh nhiều hơn, được coi như một phái của người thờ thần Shiva Khi tín ngưỡng Bà La Môn khắc sâu tình thương mọi loài và sùng bái thần linh và tuyên bố rằng Đức Phật là hóa thân của Vishnu, hồi chuông báo tử của Phật Giáo ở Ấn Độ đã vang lên 1.10 Sự phân hoá tôn giáo sau khi thời kì kết thúc của đế chế Gupta Không chỉ do tác động của các yếu tố bên ngài mà chính Phật giáo cũng có sự phân hoá không giữ được cái chất riêng của Phật giáo Sau khi đế chế Gupta kết thúc, Phật giáo đã có sự phân hoá và nó thể hiện rõ ở cuộc cải cách tôn giáo của Ấn Độ giáo trong đó tập trung vào thờ cúng thần Shiva và Vishnu trở nên phổ biến hơn trong khi Phật giáo lại không có hoạt động gì với tín đồ, làm cho người theo đạo Phật trở nên cách biệt với cuộc sống cộng đồng, khiến họ rời bỏ và theo các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo Lúc này Phật giáo không còn được bảo trợ và quyên góp bởi Hoàng gia nữa, chùa chiền nhanh chóng bị bỏ hoang và trở thành nơi của đạo Bà-la-môn 2 Nguyên nhân chủ quan 2.1 Sự suy đồi của các sư tăng Muốn Phật giáo phát triển và có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ thì trước hết các sư tăng , những người đứng đầu Phật giáo phải nghiêm túc, tuân theo lời phật dạy nhưng các sư tăng lại ngày cành đi ngược với điều đó làm cho các tín đồ Phật giáo phẫn nộ và mất niềm tin Khi các tu viện trở nên giàu có, thì hoạt động chính của họ được coi là đào sâu việc nghiên cứu từ chương thay vì truyền bá Giáo Pháp, tăng sĩ đánh mất sự giao hảo gần gũi với quần chúng, và tương quan giữa tăng sĩ và cư sĩ bị thụt lùi Các vị Tỳ Kheo trở nên xao lãng và 7 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 thụ động đối với những mục đích thực tiễn Lúc bấy giờ các Tăng sĩ Ấn Độ đã bộc lộ sự suy thoái đạo đức Họ sống xa hoa và không biết tiết độ trong ăn uống Họ có gia đình và đem cả vợ con vào chùa ở mà không hề biết xấu hổ Các chùa bắt đầu làm kinh tế, và chư Tăng trở thành thương gia hay nhà công nghiệp Nói chung thì họ chỉ thích làm công việc thế gian, trong khi đó thì hoàn toàn lơ là với lời Phật dạy, không học cũng không tu Hay sự suy đồi về đạo đức của họ còn đến từ một số khía cạnh khác như dưới thời vua Asoka, vì vua quá ủng hộ Phật giáo nên chư Tăng được nhiều ưu đãi Họ vào chùa để khỏi phải đi lính và lao động nhưng lại được hưởng nhiều quyền lợi Chính sự ủng hộ quá mức đó đã làm nảy sinh ra những tật xấu ở các vị chư tăng 2.2 Sự thiếu tổ chức của Phật giáo Không chỉ Phật giáo mà các tôn giáo khác cũng vậy muốn tôn giáo của mình được ổn định và phát triển bền vững thì cần có sự tổ chức chặt chẽ và phù hợp Trong nội bộ Phật giáo cũng như các tổ chức Phật giáo trong cộng đồng từ xưa đến nay chưa có được một sự tổ chức đúng đắn Sự thiếu tổ chức ở đây còn thể hiện ở chỗ là Phật giáo không có một chương trình để ràng buộc tín đồ gắn bó với đạo Phật từ thế hệ này sang thế hệ khác trong khi các tôn giáo khác có sự tiếp nối tôn giáo từ đời này sang đời khác Còn đối với Phật giáo, theo đạo là một việc làm tự nguyện, hơn nữa còn được khuyến khích là hãy suy nghĩ và tìm hiểu kỹ càng trước khi quy Việc không có một cộng đồng Phật giáo hoạt động riêng biệt, lúc bình thường thì sự thiếu tổ chức không có ảnh hưởng gì, nhưng khi Phật giáo gặp nạn thì không thể nào chống đỡ nổi vì không có tổ chức, không có người lãnh đạo, và điều này đã đúng với Phật giáo Ấn Độ Phật giáo không có tổ chức cư sĩ để giảng dạy, truyền bá và bảo vệ tôn giáo của mình Do đó, họ chỉ đứng nhìn mà không giúp được gì khi các tu viện bị cướp phá, xúc phạm và các Tăng sĩ bị trục xuất hay giết hại 2.3 Sự thiếu vắng các nghi thức sinh hoạt liên quan đến đời sống văn hoá, tập tục xã hội Do sự lơ là, thiếu quan tâm đến Phật giáo của các chư tăng mà dần dần các hình thức lễ nghi trong cộng đồng những tín đồ Phật giáo bị mất đi, các tập tục trong xã hội như đám cưới, tang tế,…không còn xuất hiện cũng là yếu tố góp phần dẫn đến sự suy tàn của Phật giáo Đức Phật chống lại sự tổ chức các nghi thức, lễ nghi, cũng như độc quyền của những người Bà La Môn là giai cấp thầy tế, không cho phép những tăng sĩ tổ chức các lễ cúng 8 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 mang tính xã hội Cũng không có những lễ đặc biệt về sinh nhật, cưới hỏi, v.v được đề ra Như vậy giới cư sĩ tiếp tục thực hành theo những phong tục và lễ lộc đang lưu hành, phần lớn do những người Bà La Môn đề ra 2.4 Do những tín đồ mê tín dị đoan Một nguyên nhân nữa đã tác động đến Phật giáo làm cho Phật giáo dần mất ảnh hưởng ở Ấn Độ dó là sự mê tín, chiều chuộng một cách mù quáng của các tín đồ đại thừa nhiệt tình đối với những sự mê tín của Ấn Độ giáo Để truyền bá rộng tín ngưỡng của họ, không những họ đã nhân lên và thần thánh hóa Đức Phật, lại còn đưa một số thần và nữ thần Ấn Độ Giáo vào làm các vị thần Phật Giáo, dưới dạng những Bồ Tát để nhân cách hóa những năng lực của Phật Đà Việc nầy làm cho Phật Giáo không còn khác biệt, ngọai trừ tên gọi, với các thần thánh Ấn Độ Giáo, sự khác biệt giữa hai tôn giáo bị xóa bỏ Và khi Ấn Độ Giáo đưa Đức Phật vào danh sách các thần của họ để chứng minh rằng Phật Giáo là một phái của họ Phật Giáo đánh mất tính riêng biệt của mình PHẦN KẾT LUẬN Như vậy với Ấn Độ một quốc gia là nơi xuất hiện của hầu hết các tôn giáo lớn thì sự tồn tại của tôn giáo ở nơi này gặp rất nhiều những khó khăn vì vậy về nguyên nhân Phật giáo ra đời ở Ấn Độ nhưng không có ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ hay ngày càng suy tàn không phải xuất phát từ một yếu tố riêng biệt nào mà là có sự kết hợp của rất nhiều những nguyên nhân chủ quan, khách quan diễn ra trong một thời gian dài mới khiến Phật giáo ngày càng cách xa với cộng đồng người Ấn Độ Sự tác động đến Phật giáo làm cho nó dần mất ảnh hưởng thì xuất phát từ hầu hết các yếu tố bên ngoài tác động vào nó cùng với đó là các yếu bên trong tác động trực tiếp vào Phật giáo Sự phát triển của một tôn giáo nào đó cũng phải gắn liền với sự phát triển của thời đại, phải phù hợp với cơ chế của thời đại ấy Đồng thời cũng cần có sự phối hợp, hợp tác cùng phát triển giữa các tôn giáo với nhau, tuy nhiên thì chính trong Phật giáo cũng cần có sự điều chỉnh đáp ứng được hầu hết lợi ích cũng như nhu cầu của mọi tầng lớp giai cấp khác nhau 9 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com) lOMoARcPSD|38594337 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Vì sao Phật giáo biếm mất khỏi Ấn Độ ? https://mvatoi.com.vn/vi-sao-phat-giao-bien-mat-khoi-an-do-n231.html 2.Vì sao Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ ? https://www.chuabuuchau.com.vn/su-phat-giao/vi-sao-phat-giao-suy-tan-tai-an- do_29417.html 3.Vài suy nghĩ về nguyên nhân thịnh suy của Phật giáo http://cis.org.vn/article/4471/vai-suy-nghi-ve-nguyen-nhan-thinh-suy-cua-phat-giao.htm 4 Tại sao Phật giáo không còn Phổ biến ở Ấn Độ nữa ? https://www.banhoituidap.com/p/1076/tai-sao-phat-giao-khong-con-pho-bien-o-an-do-nua/ 5 Tôn giáo ở Ấn Độ là tôn giáo gì ? https://luathoangphi.vn/ton-giao-o-an-do-la-ton-giao-gi/ : Do còn hạn chế về kiến thức chuyên môn nên bài làm của em còn nhiều thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn! 10 Downloaded by NGUYEN BAY (tailieuso.17@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan