1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn minh thế giới đề bài ảnh hưởng văn minh trung quốc đến văn hóa việt nam thời trung đại

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam thời trung đại
Tác giả Nhóm 03
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 386,47 KB

Nội dung

Với những thành tựu vượt bặc trên nhiều lĩnh vựcvà lịch sử phát triển lâu dài mà nền văn minh Trung Quốc có có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộngkhông những đối với thế giới mà còn lan truyền v

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

MÔN:

Lịch sử văn minh thế giới

ĐỀ BÀI: 03

“Ảnh hưởng văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam

thời trung đại”

Hà Nội, 2021

1

Trang 2

Mục lục Mở Đầu 5

Nội Dung 5

I Khái quát nền văn minh trung quốc 5

1 Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc 5

a Điều kiện tự nhiên 5

b Điều kiên về dân cư tộc người: 5

c Điều kiện lịch sử 6

 Thời kì cổ đại: 6

 Thời kì trung đại 6

2 Một số thành tựu của nền văn minh Trung Quốc 6

1 Tư Tưởng 6

2 Chữ viết 7

3 Văn học 7

5 Kiến trúc 7

6 Hội Họa 8

7 Khoa học tự nhiên 8

8 Bốn phát minh lớn 9

II Sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam thời Trung Đại 9

Kết luận 11

Phụ lục 12

2

Trang 3

Mở Đầu

Trung Quốc, một trong những quốc gia ra đời sớm nhất trên thế giới, là một trong bốn trung tâm của phương Đông cổ đại cùng với Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ1 Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ lưu vực ở 2 con sông: Hoàng Hà (bình nguyên Hoa Bắc) và Trường Giang (đồng bằng Trường Giang) Trải qua hơn 5.000 năm, nền văn minh Trung Hoa phát triển lớn mạnh, đặc trưng bởi hệ thống tư tưởng, triết học như Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành, các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn, ), hoạt động giao thương xuyên châu Á (Con đường tơ lụa) và những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc hàng đầu thế giới vào thời trung cổ2 Với những thành tựu vượt bặc trên nhiều lĩnh vực

và lịch sử phát triển lâu dài mà nền văn minh Trung Quốc có có sức ảnh hưởng lớn, sâu rộng không những đối với thế giới mà còn lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến các dân tộc, quốc gia lân cận như Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản Và Văn Hóa Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn minh Trung Quốc3 Để làm rõ điều này, Nhóm em xin được làm về

“Ảnh hưởng văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam thời trung đại”

Nội Dung

I Khái quát nền văn minh trung quốc

1 Điều kiện hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc

a Điều kiện tự nhiên

Trung Quốc nằm ở phía Đông châu Á với diện tích lãnh thổ 9,2 triệu km2 đứng thứ ba trên thế giới có đường bờ biển dài, phía Đông giáp Thái Bình Dương Ba mặt còn lại giáp 14 nước láng giềng ( Việt Nam, Ấn Độ, Kazacstan, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản ) Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn từ trung lưu sông Hoàng Hà sau đó mở rộng ra toàn bộ lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang Lãnh thổ Trung Quốc được định hình vào khoảng thế kỷ XVIII

- đời nhà Thanh, là kết quả của một quá trình mở rộng và bành trướng kéo dài hàng nghìn năm Địa hình Trung Quốc đa dạng có nhiều dãy núi cao: Thiên Sơn (Thái Sơn), Tây Côn Lĩnh; có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thanh Hải, có cao nguyên: Tây Tạng, sa mạc lớn: Gôbi, bờ biển dài ở phía Đông Bao gồm 2 miền Tây và Đông, dốc từ Tây sang Đông Địa hình được kết nối với nhau bởi các cao nguyên, vùng bình địa, cấu trúc sơn địa với nóc nhà Đông Dương (đỉnh phan-xi-păng) Khí hậu đa dạng, nhiều sắc thái Phía Bắc và Tây khí hậu lạnh khô Phía Nam và Đông khí hậu ôn hòa, chịu ảnh hưởng của bão biển Khí hậu chi phối đến nền kinh tế, kiến trúc nhà ở, tính cách của người Trung Quốc Hệ thống sông ngòi Trung Quốc chằng chịt Trên lãnh thổ có hai con sông lớn chảy qua là sông Hoàng Hà dài 5464 km ở phía Bắc, sông Trường Giang dài 6300 km ở phía Nam.Hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng đổ ra biển Đông Trung Hoa mang về phía Nam lượng phù sa rất lớn, tạo nên hai đồng bằng lớn nhất Trung Hoa: Hoa Bắc và Hoa Nam – là hai vựa lúa lớn nhất cả nước, tuy nhiên cũng thường gây ra lũ lụt, nên công tác thuỷ lợi rất quan trọng Tài nguyên vô cùng phong phú Khoáng sản đa dạng Trung Quốc được thiên nhiên ban phú cho những bức tranh sơn thủy hữu tình trở thành cảm hứng sáng tác hội họa, văn học Trung Quốc với nhiều mặt hàng nổi tiếng như gốm sứ, giấy, tơ lụa

b Điều kiên về dân cư tộc người:

Trung Quốc là một trong những các nôi của loài người, từ rất sớm đã có loài người cư trú Bằng chứng là ở khu vực Chu Khẩu Điếm (phía Tây Nam Bắc Kinh) (năm 1929), các nhà khảo cổ học đã khai quật được những xương hoá thạch của người vượn có niên đại cách nay

1 Giao trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại Học Luật Hà Nội

3

Trang 4

chừng 400.000 năm Đặc biệt, người vượn Nguyên Mưu (Vân Nam) phát hiện năm 1977 có niên đại đến 1.700.000 năm Dân cư tập trung ở lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang chủ yếu là người Hoa Hạ, tiền thân của dân tộc Hán sau này Hiện nay, Trung Quốc gồm 56 dân tộc, trong

đó dân tộc Hán chiếm đa số (dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,3 tỉ người, người Hán chiếm 94%), sau đó là Mãn, Mông, Hồi, Tạng…

c Điều kiện lịch sử

Thời kì cổ đại:

Theo những tài liệu khảo cổ học thì con người đã sinh sống ở Trung Quốc từ khoảng 50 đến

60 vạn năm trước đây Khoảng 6000 năm cách đây ngày nay, người nguyên thủy Trung Quốc bước vào thời kỳ đá mới Cuối thiên niên kỷ III TCN, Xã hội nguyên thủy ở Trung Quốc tan dã nhà nước ra đời, bắt đầu thời kỳ văn minh cổ đại Trung Quốc kéo dài gần 2000 năm, gồm ba triều đại nối tiếp nhau: Hạ, Thương, Chu Các sử gia phong kiến Trung Quốc gọi thời cổ đại này là thời Tam Đại.4

Thời kì trung đại

Thời kỳ trung đại nói chung là thời kỳ thống trị của các phong triều phong kiến trên đất nước Trung Quốc thống nhất Thời kỳ này bắt đầu từ năm 221 TCN tức là tức là từ khi Tần Thủy Hoàng thành lập triều Tần cho đến năm 1840 tức là năm xảy ra cuộc chiến tranh Thuốc phiện giữa Trung Quốc và Anh làm cho Trung Quốc từ một nước phong kiến trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa Trong thời gian hơn 2.000 năm đó, Trung Quốc đã trải qua các triều đại sau đây: Tần (221-206 TCN) Tây Hán (206 TCN - 8 TCN) Tân (9-23) Đông Hán (25-220) Thời kì Tam quốc: Ngụy, Thục, Ngô (220-280) Tấn (265-420) Thời kì Nam Bắc triều (420-581) Tùy (581-618) Đường (618-907) Thời kì Ngũ đại Thập quốc (907-960) Tống (960-1279), chia

thành 2 thời kì: Bắc Tống (960-1127) Nam Tống (1127-1279) Nguyên (1271-1368) Minh

(1368-1644) Thanh (1644-1911)5 Đây là thời kì Trung Quốc tiếp tục có những đóng góp lớn cho nhân loại qua các thành tựu rực rỡ như: học thuyết Tống Nho, thơ Đường, Vạn lí trường thành, Trường

An, thuốc súng, giấy, la bàn

2 Một số thành tựu của nền văn minh Trung Quốc

1 Tư Tưởng

Ở Trung Quốc, các học thuyết tư tưởng chính trị và triết học hình thành từ rất sớm Tuy nhiên, tư tưởng chính trị và triết học ở đâu thường lẫn lộn với nhau, rất khó chia tách Trong lịch sử tư tưởng của mình, từ rất sớm người Trung Quốc đã đưa ra những quan điểm để giải thích thế giới như các học thuyết bát quái, âm dương, ngũ hành và âm dương gia Đến thời Xuân Thu -Chiến Quốc, chiến tranh loạn lạc xảy ra triền miên, các nhà tư tưởng Trung Quốc quan tâm trước hết đến việc tìm kiếm đường lối tối ưu bảo đảm cho đất nước được ổn định, thống nhất, nhân dân được an cư lạc nghiệp Học thuyết của các nhà tư tưởng ấy đã đặt cơ sở cho việc hình thành các trường phái tư tưởng của Trung Quốc thời cổ trung đại, trong đó bốn học thuyết tư tưởng của các phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia là lớn nhất, đồng thời có ảnh hưởng lâu dài và quan trọng ở Trung Quốc

Triết học Trung Hoa thời kỳ này thường có những đặc điểm như: nhấn mạnh tinh thần nhân văn, chú trong đến các tư tưởng triết học liên quan đến con người, còn triết học tự nhiên có phần

mờ nhạt chú trọng đến lĩnh vực chính trị -đạo đức của xã hội, coi việc thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất của một đời người, nhấn mạnh sự thống nhất hài hòa giữa tự nhiên và

xã hội, phản đối sự “thái quá” hay”bất cập”, đặc điểm nổi bật của phương thức tư duy của triết học Trung Hoa cổ, trung đại là nhận thức trực giác, coi trọng tác dụng của cái “Tâm”, coi đó là gốc rễ của nhận thức

5 Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh

4

Trang 5

2 Chữ viết

Cũng giống như các nền văn minh cổ đại Phương Đông trên thế giới, chữ viết của nền văn minh Trung Quốc cũng xuất hiện rất sớm, có thể nói là sớm nhất trên thế giới Loại chữ viết cổ nhất của Trung Quốc là loại chữ giáp cốt Loại chữ viết đầu tiên này khắc trên mai rùa và xương thú, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1899 có niên đại từ năm 1330 TCN đến năm 1028 TCN Đến thời Tây Chu Chữ viết tiêu biểu thời kỳ này là kim văn, cũng gọi là chung đỉnh văn (chữ viết trên chuông đỉnh) Kim văn từ đời Thương đã có nhưng đến Tây Chu, kim văn mới rất phát triển Ngoài đồ đồng, chữ viết thời Tây Chu còn được khắc trên trống đá, thẻ tre Các loại chữ viết đầu tiên này được gọi chung là chữ đại triện, cũng gọi là cô văn Đến thời Tần, Lý Tư đã dựa vào chữ nước Tần kết hợp với các thứ chữ của các nước khác, cải tiến cách viết tạo thành một loại chữ thống nhất gọi là chữ tiểu triện Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221-206 TCN) đến thời Hán Tuyên đế (73-49 TCN), lại xuất hiện một kiểu chữ mới gọi là chữ lệ Thời gian sử dụng chữ lệ tuy không lâu nhưng chữ lệ có ý nghĩa rất quan trọng vì đó là giai đoạn quá độ để phát triển thành chữ chân tức là chữ Hán ngày nay

3 Văn học

Trung Quốc có một nền văn học cổ trung đại vô cùng phong phú Từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, văn học Trung Quốc đã bắt đầu phát triển Đến thời Tây Hán tư tưởng Nho gia được đề cao Nho gia là trường phái rất coi trọng việc học tập, vì vậy từ Hán về sau những người có thể cầm bút viết văn trong xã hội Trung Quốc rất nhiều Đến thời Tùy Đường chế độ khoa cử bắt đầu

ra đời, trong đó văn chương trở thành thước đo chủ yếu của tài năng; do đó văn học Trung Quốc càng có những thành tựu lớn lao Văn học Trung Quốc thời kỳ này có nhiều thể loại như thơ, từ, phú, kịch, tiểu thuyết , trong đó tiêu biểu nhất là Kinh Thi, thơ Đường và Tiểu thuyết Minh-Thanh 6

4 Sử học

Trung Quốc có nền sử học hình thành sớm và rất phát triển, đồng thời có có một kho tàng sử học phong phú về số lượng và hình thức, đa dạng về thể loại Ngay từ thời Tây Chu ở trong cung đình đã có một viên quan chuyên lo việc chép sử, các bộ sách Xuân Thu, Thượng Thư, Chu Lễ,

Tả truyền Chiến quốc sách… là những tác phẩm sử học có giá trị Từ thời Đường đến đời Minh, Thanh, sử học Trung Quốc tiếp tục phát triển với nhiều tác phẩm: Tần Thi, Lương Thư, Bắc Tề thư,… (thời Đường); Tư trị thống giám được viết trong thời gian 19 năm, gồm 294 quyển, riêng phần mục lục, hướng dẫn duyệt đọc đã có tới 30 quyển (thời Tống); Minh sử, Minh thực lục, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục, Đại Thanh thống nhất chí, Vĩnh Lạc đại điền (11.095 tâp)

và Cổ kim đồ thư tập thành (thời Minh, Thanh).7

5 Kiến trúc

Kiến trúc Trung Quốc có đặc điểm thường dung vật liệu kết cấu bằng gỗ, bố trí thành quần thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà làm đơn vị cơ bản Trung Quốc là một nước có nền kiến trúc phát triển rực rỡ với nhiều công trình kiến trúc độc đáo tầm cỡ quốc tế Kiến trúc Trung Quốc có đặc điểm thường dung vật liệu kết cấu bằng gỗ, bố trí thành quần thể kiến trúc, ở giữa là sân, bốn phía là nhà vây lại, lấy gian nhà làm đơn vị cơ bản

Có thể chia lịch sử Trung Quốc làm các giai đoạn như:

Giai đoạn 1: Từ 475 TCN đến 221 TCN với các công trình tiêu biểu: Thành Trường An

và Vạn Lý Tường Thành

Giai đoạn 2: Từ 221 TCN đến 907, trong đó thời Tùy là đỉnh cao mới của nền kiến trúc Trung Quốc Ở giai đoạn này các quy luật kiến trúc đã hình thành và ổn định Với các công trình tiêu biêu: Chùa Phật Quang ở Ngũ Đài Sơn, tháp chùa Giang Thiên trên ngọn Kim Sơn, các thành phố như Lạc Dương, Thành Đô,…

7 https://iluatsu.com/lich-su-van-minh-the-gioi/van-minh-trung-quoc/

5

Trang 6

Giai đoạn 3: Từ 907 đến 1368: Đặc trưng của giai đoạn này là hình thứ khéo léo tinh vi, nhà cừa, chùa chiền đều được chú ý trang trí cẩn thận Với các công trình tiêu biểu: Điện Mâu Ni (Hà Bắc), các tháp Xá Lợi, Tây Hạ (Nam Kinh), tháp chùa Thiên Minh (Bắc Kinh),…

Giai đoạn 4: Từ 1368 đếm 1849, là giai đoạn kiến trúc Đường – Tống nâng lên một mức cao hơn Với các công trình tiêu biểu: Cố Cung, Viên Minh viên

6 Hội Họa

Hội Họa Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu dài, trải qua các thời kỳ khác nhau, các họa sỹ lại có thể vẽ lên các chất liệu và về những đề tài khác nhau Ngay từ thời đồ đá mới, người Sơn Đỉnh đã dung khoáng thạch màu hồng đỏ (chu sa) sơn lên các công cụ bằng đá, bằng xương cho đẹp Trên đồ gốm họ cũng vẽ những bức tranh trông rất đẹp mắt Thời Chiến Quốc, người ta cũng biết dùng đường nét để tạo hình, tự xác định phong cách hội họa riêng Thời Hán, người ta vẽ trên lụa, trên tường, trên đất nung và tượng đá với đường nét khỏe khoắn, màu sắc tươi sang, Bích họa (tranh vẽ trên tường) cũng nhiều, những nha thự cung điện lớn đều có bích họa Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc Triều hội họa chịu ảnh hưởng nghệ thuật Phật giao Thời Tùy, Đường hội họa vượt hẳn các triều đại trước, đạt đỉnh cao của nền hội họa Trung Quốc, đồng thời ảnh hưởng đến nền hội họa các nước Phương Đông Thời Đường các họa gia vẽ người là chủ yếu Thời Minh – Thanh đề tài phần lớn là thiên nhiên Tranh sơn thủy, mai, lan, trúc thạch, hoa lá cỏ cây được thể hiện nhiều.8

7 Khoa học tự nhiên

Về toán học, nền toán học Trung Quốc ra đời và phát triển rất sớm Theo truyền thuyết, từ thời Hoàng Đế, người Trung Quốc đã biết phép đếm lấy 10 làm cơ sở Đến thời Tây Hán, ở Trung Quốc đã xuất hiện một tác phẩm toán học nhan đế là Chu bễ toán kinh Nội dung của sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học (tam giác, tứ giác, ngũ giác), số học (phân số, số thường) đặc biệt đây là tác phẩm toán học của Trung Quốc sớm nhất nói về quan hệ giữa 3 cạnh của tam giác vuông giống như định lí Pitago Các thời kỳ sau đó, nền toàn học Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu như Cửu Trương Toàn Thuật thời Đông Hán; nêu ra công thức phương trình bậc hai, dùng phương trình bậc 3 để giải quyết nhiều vấn đề toán học thời Đường,

Về Thiên Văn Học, Từ thời cổ đại, Người Trung Quốc rất coi trọng việc ghi chép hiện tượng thiên văn Trên một số mảnh giáp cốt thời Thương đã có ghi chép về nhật thực, nguyệt thực

và sự xuất hiện của những ngôi sao mới Ngoài ra, còn có nhiều sách vở của người Trung Quốc ghi chép về thiên văn Không chỉ ghi chép, Người Trung Quốc còn nghiên cứu về các hiện tượng

đó và có những hiểu biết chính xác về nó như biết Mặt Trăng phát sáng là do phản xạ lại mặt trời,

… Nhờ sớm có những hiểu biết về thiên văn nên từ sớm Trung Quốc đã có lịch để phục vụ sản xuất người Trung Quốc chia một năm thành 4 mùa, 4 mùa có 8 tiết là Lập Xuân, Xuân Phân, Lập

Hạ, Hạ Chí, Lập Thu, Thu Phân, Lập Đông, Đông Chí Trên cơ sở ấy, lịch Thái sơ chia một năm thành 24 tiết, trong đó có 12 trung khí còn 12 tiết khác gọi là tiết khí Thường thì mỗi tháng có 1 trung khí, nếu tháng nào không có trung khí thì thành tháng nhuận Từ đó việc bố trí tháng nhuận

đã có quy luật, không tùy tiện, Ngoài ra, Người Trung Quốc ngày xưa chia một ngày đêm thành

12 giờ và dùng 12 địa chi (Tí, Sửu ) để đặt tên giờ Mỗi giờ chia thành 8 khắc

Về Y học, nền y học Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu dài, đạt được những thành tựu to lớn và có nhiều giá trị lý luận lẫn thực tiễn Trong suốt mấy nghìn năm lịch sử, dựa trên cơ sở học thuyết Ngũ Hành, Các thầy thuốc Trung Quốc đã tìm ra nhiều phương pháp trị bệnh tật và có rất nhiều thầy thuốc nổi tiếng như: Biển Thước( thời Chiến Quốc), Hoa Đà,… Không những thế y

dược học Trung Quốc đã được đúc kết trong các tác phẩm như Hoàng Đề nội kinh thời Chiến Quốc, Thương hàn tạp bệnh luân thời Hán, Bản thảo cương mục thời Minh

8 Bốn phát minh lớn

6

Trang 7

Trung Quốc có bốn phát minh rất quan trọng, đó là giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam

 Kĩ thuật làm giấy là cống hiến quan trọng của Trung Quốc vào sự phát triển của văn hóa, khoa học thế giới khoảng thế kỉ II TCN, người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng xơ gai để chế tạo giấy Tuy nhiên giấy của thời kì này còn xấu, mặt không phẳng, khó viết, nên chủ yếu là dùng để gói Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên quan hoạn tên là Thái Luân

đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kĩ thuật, do đó đã làm được loại giấy có chất lượng tốt Từ đó giấy dược dùng để viết một cách phổ biến thay thế cho các vật liệu được dùng trước đó Sau khi nghề làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papyrus ở Ai Cập, da cừu ở châu Âu đều bị giấy thay thế

 Kĩ thuật in bắt nguồn từ việc khắc chữ trái trên các con dấu đã có trước từ đời Tần Thời Ngụy, Tân, Nam Bắc triều, Đạo giáo đã in nhiều bùa chú để trừ ma Kĩ thuật in khi mới ra đời là in bằng ván khắc sau đó dần cải tiến Từ đời Đường, kĩ thuật in ván khắc của Trung Quốc

đã truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philippin, Arập rồi truyền dần sang châu Phi, châu Âu Cuối thế kỉ XIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp Năm 1448, Gutenbe (Gutenberg) người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim và dùng mực dầu để in kinh thánh Việc đó đã đặt cơ sở cho việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay

 Thuốc súng là một phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan thuộc phái Đạo gia Đến đầu thế kỉ X, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ khí và không ngừng được cải tiến Năm 1132, Trung Quốc đã phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là "hỏa thương" Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người Mông Cổ đã học tập được cách làm thuốc súng của Trung Quốc Sau đó, người Mông Cổ chinh phục Tây Á, do dó đã truyền thuốc súng sang Arập Người Arập lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu qua con đường Tây Ban Nha

 Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết được từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm Lúc bấy giờ Trung Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là "tư nam" Tư nam làm bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam Như vậy tư nam chính là tổ tiên của kim chỉ nam Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo Họ dùng kim sắt, mài mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn Sau khi ra đời, la bàn đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đăc biệt trong nhanh hàng hải Khoảng Thế kỷ thứ XVII hoặc thế kỷ XIII, la bàn từ Trung Quốc được chuyền sang Arập rồi sang châu Âu

II Sự ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam thời Trung Đại

- Trung Hoa có nền văn minh cổ trung đại phát triển rực rỡ với nhiều thành tựu nổi bật trên mọi lĩnh vực: tư tưởng (quan điểm Nho giáo, quan điểm Pháp gia – Pháp trị, quan điểm chính danh, quan điểm âm dương, ngũ hành,…), chữ viết, văn học (Tam Quốc Chí, Thủy Hử, Tây Du Ký, ), nghệ thuật (Vạn Lý trường thành, cố đô Băc Kinh, lăng mộ Tần Thủy Hoàng,…), khoa học tự nhiên (la bàn, nghề giấy, nghề in,…), Các thành tựu của Trung Hoa có ảnh hưởng không chỉ những quốc gia lân cận mà còn tác động đến sự phát triển của toàn bộ thế giới, toàn bộ nhân loại Như vậy, cũng như các nước trên thế giới, Việt Nam với vị trí địa lý tiếp giáp với Trung Quốc, cùng thuộc một mảng lục địa Châu Á tạo điều kiện cho sự giao lưu, tiếp biến, sáng tạo, tích

lũ văn hóa, lại có thời kỳ hơn một nghìn năm bị đô hộ bởi các triều đại phong kiến phương bắc với những chính sách đồng hóa khắc nhiệt, cũng như sự giao thương, buôn bán thường xuyên giữa hai quốc gia, cũng như nền giáo dục nho học và văn bản chữ viết nên chúng ta cũng chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa một cách lâu dài, sâu sắc toàn diện nhưng có chọn lọc và sáng tạo đặc sắc trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống tự nhiên và xã hội

Trong tư tưởng tôn giáo, Trung Quốc có rất nhiều những giáo lý và tư tưởng nổi tiếng Rất nhiều trong số đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam như Phật giáo (Bắc Tông), các hệ tư tưởng

7

Trang 8

như Nho giáo, Đạo giáo hay các tư tưởng về quản lý,… từ xa xưa Và cho đến ngày nay những điều này vẫn còn ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động học tập, nghiên cứu hay quản lý nhà nước Một trong số những ảnh hưởng sâu sắc nhất phải kể đến đầu tiên đó chính là Nho giáo Nho giáo ra đời ở Trung Hoa, được biết tới là tư tưởng do Khổng Tử sáng lập Nho giáo du nhập vào Việt Nam kể từ thời Bắc thuộc nhưng chỉ được thừa nhận một cách chính thức từ khi Nhà Lý cho xây dựng công trình Văn Miếu thờ Khổng Tử Thời Lê là mốc đánh dấu sự ảnh hưởng sâu rộng của Nho giáo khi tư tưởng này phổ biến ở giai cấp thống trị và tầng lớp trí thức trong xã hội bấy giờ

Trong chính trị xã hội Biểu hiện rõ nhất của ảnh hưởng về chính trị xã hội chính là ở tổ chức

bộ máy nhà nước thời xưa Theo đó, nước ta cũng có thể chế tổ chức bộ máy tập quyền tương tự như Trung Quốc với người đứng đầu là vua, dưới có các tể tướng, tướng quân,…Mỗi triều đại lại

có những sự xắp xếp tổ chức bộ máy khác nhau cho phù hợp với khả năng cai trị của đất nước nhưng nhìn chung thì thể chế quân chủ đó đều có nhiều nét ảnh hưởng từ Trung Quốc

Trong giáo dục, Sự ảnh hưởng về mặt giáo dục của văn hóa Trung Hoa có mối liên quan mật thiết với sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo ở Việt Nam Điều này được thể hiện rất rõ trong chế độ khoa cử và sự phát triển của tầng lớp nho sĩ trong xã hội.Theo đó, để xây dựng một thiết chế quân chủ tập quyền theo mô hình Đông Á Trung Hoa, cũng như những nguyên lý

cơ bản của phép trị nước thì tầng lớp thống trị đã biến Nho giáo thành một nhu cầu tư tưởng thiết yếu mà giải pháp được xem là chiến lược nhất là đánh vào chế độ khoa cử Từ các cuộc thi và ảnh hưởng của nó mà tầng lớp nho sĩ trong xã hội Việt Nam cũng ngày một phát triển Nổi bật trong

số đó phải kể đến những nhân tài của đất nước như: Lê Văn Hưu, Đoàn Nhữ Hài, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn An…“Thuận theo thời cuộc”, tầm ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống đã kéo theo nhu cầu học “chữ nho” hay ngoại ngữ chính là tiếng Trung Quốc bên cạnh việc học chữ Quốc ngữ trong các trường học nước ta thời bấy giờ

Trong chữ viết, Đối với một dân tộc, chữ viết là một thành tố vô cùng quan trọng Do đó, ngay

từ khi xâm lược nước ta và trong suốt một ngàn năm phương Bắc đô hộ, Trung Quốc đã thực hiện

kế hoạch đồng hóa, áp đặt chúng ta sử dụng chữ Hán với ý nghĩa như chữ quốc ngữ Tuy nhiên mưu đồ này đã bất thành Người Việt dù dùng chữ Hán nhưng đã sáng tạo ra ngôn ngữ của riêng mình đó là chữ Nôm Sự ra đời của chữ Nôm trên cơ sở cải biến từ chữ Hán được xem là một thành tựu quan trọng của văn minh Đại Việt Bởi, chữ Nôm vừa mang đậm tính dân tộc (Nam Nôm) nhưng cũng chứa đựng văn hóa dân gian (nôm na) ở trong đó Do đó, chữ Nôm cũng được xem là Quốc ngữ, Quốc âm của Việt Nam thời đó

Trong văn học, trải qua ngàn năm bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững bản sắc văn hóa, văn minh dân tộc để tránh khỏi sự đồng hóa của Trung Hoa, sự giao lưu văn hóa với Trung Quốc cũng đã tạo lên sự đặc sắc, tiến bộ cao cho văn học Việt Nam Về hình thực chữ viết, cả thơ cổ phong và luật thi đều được các thi nhân Việt Nam sử dụng, kết cấu luật thi căng ngày căng chặt chẽ Các nhà thơ Việt Nam sau này đã đưa âm điệu dân gian bản địa từ dân ca Việt Nam vào thơ chữ Hán, từ đó cải biên những thi phẩm dùng văn ngôn chữ Hán Việt Về thanh điệu, cả chữ Hán

và tiếng Việt đều là ngôn ngữ có thanh điệu, sự nhịp nhang tương tự về hai thanh điệu “Bằng” và

“Trắc” trong lời ca Ngữ vựng chữ Hán vẫn chiếm ưu thế trong các tác phẩm thơ ca Việt Nam Về Ngữ nghĩa, chữ Hán tiếp tục được sử dụng để biểu đạt nội dung hàm chứa Về hình ảnh, văn học Việt Nam sử dụng rất nhiều các điển tích, điền cố trong văn học Trung Quốc để kết hợp với thơ

ca dân gian của người Việt

Trong kiến trúc, hội họa, điêu khắc, Có thể nói nghệ thuật kiến trúc, hội họa, điêu khắc của Trung Quốc phong phú, đặc sắc là vậy nên khó tránh khỏi tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia khác trong đó có Việt Nam Khi du nhập vào Việt Nam, các hình thức nghệ thuật này không chỉ là sự kế thừa mà nó còn là sự phát triển, giao thoa cùng với đặc trưng nghệ thuật của chính người Việt, từ đó tạo nên những thành tựu độc đáo như: Trong Kiến trúc: Chúng ta có những công trình nổi tiếng với vẻ đẹp độc đáo như Văn Miếu – Quốc Tử Giám, hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ và một số công trình đền đài, tượng điêu khắc, tứ linh (long, ly, quy,

8

Trang 9

phượng)…Trong hội họa: Chúng ta có những di sản nghệ thuật như tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…

Trong y học, Y học cổ truyền Việt Nam hay ta vẫn thường gọi với cái tên “Đông y” được coi là một nhánh phát triển của y học Trung Hoa.Tương tự như y học căn bản Trung Quốc, Đông y cũng hội tụ đủ yếu tố, hình thức trong điều trị như: Sự đa dạng của các loại thảo mộc, trị liệu bằng xoa bóp, cạo gió, châm cứu, bấm huyệt, vận khí công, nắn xương hay liệu pháp dinh dưỡng…Nền y học Đông y đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và được khởi nguồn từ quan niệm vũ trụ được chia làm hai phần, tượng trưng cho hai thái cực âm – dương và thuyết ngũ hành Theo lý luận y học cổ truyền, để chẩn đoán bệnh không chỉ là dựa trên những triệu chứng của cơ thể người bệnh

mà còn là xem xét các yếu tố xung quanh người đó như thế nào.Vấn đề điều trị trong Đông y không chỉ là uống thuốc gì mà còn là những phương pháp không dùng thuốc như châm cứu,… Nhắc đến Đông y không thể không nhắc đến kho tàng thuốc Bắc đồ sộ Đây là những vị thuốc của y học Trung Hoa nhưng đã được cải tiến thêm bởi những thầy thuốc người Việt sao cho hợp đặc trưng khí hậu, văn hóa Việt Nam Thuốc Nam được phân biệt với thuốc Bắc ở chỗ thuốc Nam

là vị thuốc được khám phá trên chính lãnh thổ Việt Nam và được các thầy thuốc trong nước tìm tòi, khám phá ra Tại Việt Nam phải kể đến những vị danh y được xem là tổ nghề như Danh y Tuệ Tĩnh, Thần y Lê Hữu Trác…

Có thể nói, sự ảnh hưởng lâu đài, sâu rộng của nền văn minh Trung Quôc đền nước ta đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử văn hiến nước ta, làm cho văn minh Việt Nam thêm đa dạng

và có chiều sâu Việc chịu ảnh hưởng từ nền văn minh của bất kì một quốc gia nào cũng sẽ gây ra những khó khăn nhất định với chúng ta Bởi vì nếu tiếp thu một cách không có chọn lọc, Việt Nam sẽ rất dễ bị đồng hóa và làm mất đi bản sắc văn hóa dân tộc Tuy nhiên, trải qua nghìn năm Bắc thuộc, dân tộc Việt Nam vẫn giữ vững bản sắc văn hóa văn minh dân tộc mình tránh khỏi sự đồng hóa của Trung Hoa Những giá trị, thành tựu của Trung Hoa được Việt Nam tiếp thu nhưng

có sự chọn lọc và sáng tạo thêm để phù hợp với tâm lý người Việt, không làm mất đi bản sắc dân tộc Sự ảnh hưởng của Trung Hoa không chỉ đến riêng lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật mà còn tác động đến cả nhà nước và pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giữ được bản sắc dân tộc bởi Việt Nam vẫn giữ được hồn nước trong khi bị đô hộ đó chính là làng xã Như vậy Việt Nam

bị đô hộ nhưng không bị mất hồn nước, cái hồn nước tồn tại vĩnh cửu trong làng xã cùng với truyền thống dân tộc (yêu nước, đoàn kết, lá lành đùm lá rách,…) trong lòng người Việt từ xa xưa nên khi gặp một nền văn hóa mới họ không hề bị đồng hóa vứt bỏ cái nét đẹp dân tộc minh

mà họ biết tiếp thu chọn loc rồi sáng tạo ra những cái mới, cái riêng biệt thuộc về dân tộc Như vậy, Việt Nam hòa nhập nhưng không hòa tan

Kết luận

Nền văn minh Trung Quốc là một nền văn minh phương đông được ra đời sớm và phát triển bật nhất trong lịch sử nhân loại Nền văn minh Trung Quốc cũng có rât nhiều đóng góp quý giá cho nhân loại trong nhiều lĩnh vực trong cuộc sồng Do đó, nền văn minh Trung Quốc có ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới và nhân loại Cũng như các nước trên thế giới, Nước Ta cũng chịu ảnh hưởng lâu dài, sâu rộng, toàn diện của nền văn minh Trung Quốc

9

Trang 10

Phụ lục

A Giáo Trình

1 Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường đại học Luật Hà Nội

2 Lịch sử văn minh thế giới, Nguyễn Văn Ánh

3 Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Ninh

B Trang WEB

https://hoc247.net/lich-su-van-minh-the-gioi/bai-2-nhung-thanh-tuu-chinh-cua-van-minh-trung-hoa-l7873.html

10

Ngày đăng: 05/03/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w