Chẳng hạn, nó đã tiếp nhận quan niệm “Chúa cứu thế” xuống phàm trần để cứu vớt chúng sinh của người Do Thái hoặc tiếp nhận tư tưởng tin thờ một vị thần của người Do Thái, Ai Cập,… Ngoài
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HN
BÀI TẬP NHÓM MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
-* -Nhóm: 5 Thành viên:
Nguyễn Đình Tùng-451609(TN) Bùi Thành Công-4516xx Trần Minh Đăng-451612 Phạm Huy Hoàng
Phan Thị Hoài Thương-451604 Đặng Lan Anh
Phạm Kim Chi-451616 Nguyễn Văn Tiến
Nguyễn Trâm Anh-451617
Hà Nội - 2021
Trang 2Đề số 5: Quá trình hình thành và phát triển của Cơ đốc giáo
thời cổ trung đại.
MỤC LỤC A) Lời mở đầu
B) Nội dung
I) Phân tích quá trình làm việc nhóm
II) Phương thức hợp tác để làm bài tập
III) Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
C) Kết luận
*Tài liệu tham khảo
Trang 3A Mở đầu :
Thời cổ đại khi không giải thích được các hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, sấm, chớp…, trong suy nghĩ của con người nảy sinh ra một sự khiếp sợ đối với giới tự nhiên Nỗi sợ hãi đó đã trở thành cơ sở để hình thành một thế lực huyền bí mang tên thần thánh Đó là nguồn gốc của tôn giáo Khi xã hội có thêm những bước phát triển mới, con người đã biết sử dụng công cụ lao động để làm ra của cải thì xã hội loài người lại bắt đầu phân chia giai cấp khi ấy con người không chỉ biết sợ giới tự nhiên mà còn sợ cả đồng loại của mình Đau đớn về mặt thể xác, họ tìm đến chỗ dựa tinh thần là niềm tin tôn giáo Các tôn giáo khác trên thế giới đều dạy con người phải tự làm các điều thánh thiện, tu dưỡng tâm tính để tự cứu mình hay để được siêu thoát hoặc thi hành nghiêm túc các giới cấm của đạo để được lên thiên đàng, đến miền cực lạc Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, với nhiều biến động nhưng đạo cơ đốc vẫn tồn tại và phát triển Ngày nay, cơ đốc giáo là tôn giáo có đông tín hữu nhất với những con số ước tính từ 1,5 tỉ đến 2,1 tỉ người xưng nhận niềm tin cơ đốc
B Nội dung :
Trang 41 Sự ra đời và giáo lý của Cơ đốc giáo :
a Sự ra đời của Cơ đốc giáo :
Đạo Cơ Đốc ra đời vào thế kỉ I, trên vùng đất Palextin, một tỉnh của miền Đông đế quốc La Mã
- Truyền thuyết : Người sáng lập đạo Cơ Đốc là chúa Giêsu, do Chúa
Trời đầu thai vào Đức Mẹ Maria mà sinh ra ở Bétlêem thuộc vùng Patextin vào năm 4 TCN Khi còn nhỏ Giêsu sống ở Ai Cập Năm
30 tuổi Giêsu bắt đầu truyền đạo và chữa bệnh ở vùng Galilêa Sau
đó, Giêsu cùng 12 tông đồ lập giáo hội và ban cho các tông đồ quyền truyền đạo và chữa bệnh ở các vùng xung quanh Nhưng Giêsu và và tôn giáo của ông gặp phải sự chống đối của đạo Do Thái và chính quyền La Mã Các trường hợp Do Thái cho rằng Giêsu là kẻ chống lại tôn giáo truyền thống của họ, còn chính quyền La Mã thì cho Giêsu là kẻ tuyên truyền tư tưởng chống lại
La Mã Vì vậy trong lần cuối cùng Giêsu đến truyền đạo ở
Giêruxalem, ông bị chính quyền La Mã bắt, rồi bị tòa án La Mã xử
tử bằng cách đóng đinh trên giá chữ thập ở núi Canvariô Sau khi chôn cất Giêsu được 3 ngày, Giêsu sống lại dưới hình thức Đức Chúa Thánh Thần và tiếp tục truyền đạo trong 40 ngày nữa rồi bay lên trời Sau đó, các tông đồ của Giêsu tỏa đi truyền bá khắp đế quốc La Mã
Trên đây là truyền thuyết còn thực tế thì vào thời kỳ trước khi Đạo
Cơ Đốc ra đời, những mâu thuẫn xã hội ở La Mã phát triển rất gay gắt Sự xâm lược của La Mã đã trực tiếp phá hoại những trật tự chính trị trước kia và sau đó gián tiếp phá hoại hoàn cảnh sinh hoạt
xã hội cũ ở các nơi bị chinh phục Ách thống trị ở La Mã rất tàn bạo Nhân dân lao động ở các nơi bị La Mã chinh phục phải sống cuộc đời vô cùng cực khổ dưới hai tầng áp bức : thuế má nộp cho hoàng đế và sự bóc lột của bọn quyền thế, thậm chí có sự phân biệt đối xử rất khác nhau giữa dân cư La Mã và cư dân ở các nơi bị La
Mã chinh phục
- Kinh tế - xã hội :
Trang 5+ La Mã dữa trên lao động của nô lệ và dân tự do vốn chiếm tuyệt đại
đa số trong cư dân La Mã Nô lệ bị tước mọi quyền hành và vì lao động quá nặng nhọc nên bị chết dần chết mòn Nông dân không đủ sức cạnh tranh với những đại điền trang chiếm hữu nô lệ Như vậy, ngoài ách áp bức dân tộc còn có ách áp bức giai cấp
+ Lòng căm phẫn của người dân đã làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc Cuộc khởi nghĩa lớn của nô lệ và dân nghèo ở Xixin (136-99 TCN), ở Tiểu Á (cuối TK II TCN) và nhất là cuộc khởi nghĩa của Xpáctacút (73-71 TCN) đã làm rung chuyển đế quốc La Mã, dẫn đến những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội
và chính trị
Vùng đất Palextin của người Do Thái bị La Mã xâm lược vào thế kỷ I TCN và cũng bị người La Mã áp đặt sự thống trị tàn bạo, tiêu biểu
là hai cuộc khởi nghĩa lớn của người Do Thái vào năm 66 và năm
132
- Tư tưởng :
Đạo Cơ Đốc được coi là một ý thức hệ nên tất nhiên phải có nguồn gốc tư tưởng của nó Tuy là tôn giáo của La Mã nhưng đạo Cơ Đốc
ra đời ở phương Đông, nơi những thần thoại, truyền thuyết, tín ngưỡng tôn giáo phát triển mạnh mẽ Đạo Cơ Đốc đã chịu ảnh hưởng của những tư tưởng đó Chẳng hạn, nó đã tiếp nhận quan niệm “Chúa cứu thế” xuống phàm trần để cứu vớt chúng sinh của người Do Thái hoặc tiếp nhận tư tưởng tin thờ một vị thần của người Do Thái, Ai Cập,… Ngoài ra, đạo Cơ Đốc còn tiếp nhận tư tưởng của triết học khắc kỉ Hy Lạp mà khi đó đã được truyền bá rộng rãi khắp đế quốc La Mã, chẳng hạn như : tư tưởng mọi người đều là nô lệ Thần, trước Thần mọi người đều bình đẳng, tư tưởng nhẫn nại, phục tùng, tinh thần hối cải chủ nghĩa cấm dục, thuyết số mệnh,…Vì lẽ đó mà Ph Ăngghen đã nhận xét rằng, đạo Cơ Đốc là một tôn giáo đã âm thầm sản sinh trong sự hỗn hợp của thần học phương Đông, đặc biệt là thần học của người Do Thái và triết học khắc kỷ Hy Lạp nhưng đã được dung tục hóa
b Giáo lý của Cơ Đốc giáo :
Trang 6- Quan niệm về thế giới : Đạo Cơ Đốc cho rằng, Chúa Trời vì
muốn cứu vớt loài người nên đã đầu thai vào bà Maria để sinh ra Chúa Giêsu Sứ mạng của Chúa Giêsu là cứu loài người khỏi tội lỗi, dìu dắt loài người tới htieen đường – nới trường sinh cực lạc Tất cả mọi người sau khi chết đều chịu sự phán xét cuối cùng của Chúa Linh hồn của họ có thể xuống địa ngục hay lên thiên đường, tùy theo tội lỗi của họ nhiều hay ít khi còn sống
- Quan niệm về con người : Đạo Cơ Đốc tuyên truyền cho một sự
bình đẳng trước chúa, dù đó là người giàu hay nghèo, nam hay nữ,
…thì họ cũng ngang nhau cả Trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ,
đó là một quan niệm mới mẻ vì nó phủ nhận trật tự vốn có của xã hội chiếm hữu nô lệ Đông đảo quần chúng bị áp bức tìm thấy ở tôn giáo này niềm an ủi và sự hy vọng Vì vậy, chủ trương một sự bình đẳng giữa con người với con người của đạo Cơ Đốc đã đem đến sự hấp dẫn cho tôn giáo này như một sự xoa dịu những nỗi đau trần thế
- Quan niệm về xã hội : Đạo Cơ Đốc còn lên án sự thống trị độc ác
của đế quốc La Mã Nó mô tả đế quốc La Mã giống như một mụ đàn bà dẫm đãng ngồi trên con ác thú bảy đầu và say máu những người bị hành hình Đồng thời nó còn tiên đoán đế quốc La Mã sẽ sụp đổ Không chỉ lên án sự thống trị của La Mã, đạo Cơ Đốc còn phê phán sự giàu có và lý tưởng hóa sự nghèo nàn Nó cho rằng, người lao động khổ sống trong mồ hôi nước mắt thì khi chết sẽ được lên thiên đường; còn những kẻ giàu có, gian ác thì khi chết đi
sẽ ra vào địa ngục Có lẽ, đó là sự hứa hẹn đền đáp của đạo Cơ Đốc
- 10 lời răn của chúa và 7 bí tích : Tiếp thu những ảnh hưởng của đạo
Do Thái, đạo Cơ Đốc buộc các tín đồ của nó thực hiện 10 điều răn được ghi trong kinh Cựu ước Mười điều răn đó khuyên người ta làm những điều thiện, điều tốt như : kính trọng cha mẹ, không giết người,…Ngoài ra, đạo Cơ Đốc còn có những lời khuyên : khuyên không nên lập gia đình, khuyên sống khổ hạnh,… Toàn bộ giáo lý của đạo Cơ Đốc đều được thể hiện trong kinh thánh gồm Cựu ước
Trang 7(kinh thánh của đạo Do Thái được đạo Cơ Đốc tiếp nhận) và Tân ước (đạo Cơ Đốc giáo làm ra)
c Cơ sở hình thành truyền thuyết Jesus
Cơ Đốc giáo do Jesus khai sáng Jesus chào đời ở Judaea,
Palestine, một địa danh nằm ở vùng núi cao thuộc bờ đông của Địa Trung Hải và vốn là cái nôi của người Hebrew Đây là quê hương của Do Thái giáo, Jesus đã trưởng thành trong đời sống và giáo dục tôn giáo của Do Thái giáo Theo truyền thuyết, Joseph - cha của Jesus tuy là một thợ mộc nhưng lại là hậu duệ của vua
David Vì vậy, về mặt huyết thống, Jesus là con cháu của vua
David Điều kỳ lạ là, các tác giả Thánh kinh Tân Ước để cho phù hợp với lời tiên tri trong đoạn 14, chương 7, kinh Isaiah của Cựu Ước là: “Một trinh nữ sẽ chịu thai và sinh một con trai” và người con trai ấy sẽ đến cứu người Do Thái, nên trong các sách Phúc
Âm đã nói Maria, mẹ của Jesus, là một trinh nữ chưa có chồng mà
có con Jesus chào đời trong một chuồng ngựa ở Bethlehem khi cha
mẹ ông đi ngang qua dừng chân nghỉ lại tại đó, từ nhỏ đến lớn, hầu hết thời gian, ông sống ở hai thành Nazareth và Galilee
Dân tộc Do Thái mà Jesus xuất thân, như chúng ta đã nói đến ở chương trước, là một dân tộc tự tôn, cao ngạo, ngoan cường, bảo thủ nhưng cũng đáng được cảm thông Sau thời đại vương quốc, tuy các nhà tiên tri tự tin rằng Thiên Chúa của người Do Thái chắc chắn cứu giúp họ, nhưng thực tế thì tình trạng của họ lại càng ngày càng xấu đi Nguyên nhân vì nước Do Thái là một dải đất hành lang, phía tây là Địa Trung Hải, phía đông là sa mạc Arab, phía bắc thông với Syria, Assyria và Babylon, phía nam thẳng đến Ai Cập
Do đó, khi Ai Cập nổ ra chiến tranh với bất cứ dân tộc nào ở
phương bắc, họ bắt buộc phải đi qua nước Do Thái Và khi các dân tộc phương bắc muốn đối phó với Ai Cập, họ cũng phải đánh lấy nước Do Thái trước Bởi thế, dải đất Do Thái này từng bị người Ai Cập, người Assyria, người Babylon, người Ba Tư, người
Macedonia, người Hy Lạp và người La Mã thay nhau chinh phục
Trang 8Thời đại Jesus ra đời, nước Do Thái tuy có một chính phủ tự trị, được phép có quốc vương riêng, cũng như có tín ngưỡng tôn
giáo và cơ cấu tôn giáo riêng; nhưng quyền thống trị thực tế lại nằm trong tay các thống chế được chính phủ La Mã phái đến, tức nước Do Thái chỉ là một tỉnh phụ thuộc của La Mã Bởi vậy, họ ngày đêm cầu nguyện, mong cho vị lãnh tụ của dân tộc mình
(đấng cứu thế Messiah) mà trong những lời tiên tri từng nói tới đến giải phóng họ khỏi sự thống trị của kẻ ngoại bang Do đó, năm
27 sau Công nguyên, khi John Tẩy giả[1] bắt đầu truyền đạo ở vùng hạ lưu sông Jordan của nước Do Thái liền có người cho rằng ông chính là Messiah, nhưng bản thân ông lại kiên quyết phủ định điều này Không lâu sau, John gặp nạn, người được ông rửa tội cho
là Jesus, thừa cơ nổi lên, đồ chúng trước đây của John, quá nửa trở thành người ủng hộ Jesus
Jesus sinh vào khoảng năm thứ 5 hoặc thứ 6 trước Công nguyên, những sự tích có liên quan đến ông được ghi chép lại khá ít ỏi, tư
liệu tốt nhất là các sách Phúc Âm cũng chỉ chép một số truyền
thuyết thần thoại Chúng ta chỉ có thể biết được rằng, vào năm ông
20 tuổi, từng cùng cha mẹ đến các điện thần ở Jerusalem và hỏi đáp
về những vấn đề tôn giáo với các thầy rabbi Joseph, cha của Jesus, chết khi ông được 12 tuổi Maria, mẹ của ông, là một người phụ
nữ sinh đẻ nhiều, sau Jesus còn sinh thêm 4 đứa con trai và vài đứa con gái nữa Sau khi cha qua đời, có người nói rằng Jesus đã tiếp tục làm nghề thợ mộc của cha mình mãi đến 30 tuổi mới bắt
đầu truyền đạo, qua lại các khu vực Galilee, Judaea và vùng phụ cận
Tính cách người Do Thái rất quật cường và tự tin Ở chương
trước, chúng ta có nói đến 3 hệ phái của Do Thái giáo vào thời đại Jesus, trong đó phái Pharisees có thực lực lớn nhất và cũng bảo thủ nhất Jesus thấy chướng mắt với chủ nghĩa hình thức và tác
Trang 9phong giả tạo của những người Pharisees nên đã công kích bọn họ không chút nương tình Người Do Thái vốn hy vọng Jesus là
đấng cứu thế của dân tộc họ, một người mà họ hằng mong đợi, nhưng Jesus lại tuyên giảng rằng nước của ông không ở trên mặt đất mà ở trên trời Vì điều này làm cho những người Do Thái bảo thủ tức giận, nên sau khi truyền đạo được 3 năm, Jesus bị bắt với tội danh phản bội Do Thái giáo Khi người Do Thái đem Jesus giao cho thống chế La Mã Pilate, ông còn bị vu khống là miệt thị La Mã
và âm mưu tự phong mình làm vua của người Do Thái Cuối cùng, dưới yêu cầu khẩn thiết của người Do Thái, vào năm 29 hoặc
30 sau Công nguyên, Pilate đã xử Jesus tử hình Theo Thánh lịch của Do Thái, vào thứ 6, ngày 14, tháng 1 trong dịp lễ Vượt qua[2], trên một ngọn đồi có thể nhìn thấy toàn cảnh thành Jerusalem (đồi Sọ), cùng với 2 tên trộm cướp, Jesus đã bị đóng đinh treo trên cây thập giá cho đến chết
2 Sự phát triển của Cơ đốc giáo thời kỳ cổ đại :
a Sự ra đời của đạo Cơ đốc ở La Mã
Đạo Cơ đốc ra đời vào thế kỉ I sau CN ở phía đông đế quốc Rôma Lúc đầu đạo Cơ đốc là tôn giáo của quần chúng nhân dân bị áp bức, công khai lên án sự giàu có, lên án sự bóc lột, nên bị chính quyền La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ Cơ đốc giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrôn.Tuy bị đàn áp nhưng đạo Cơ đốc vẫn tiếp tục phát triển Đến thế kỉ II, các công xã Cơ đốc giáo đã liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội Từ đây giáo hội Cơ đốc cũng có nhiều thay đổi Trong hàng ngũ tín đồ không chỉ có nhiều người khá giả và giàu sang cũng theo đạo Do
có những thay đổi trong hình thức và nguyên tắc hoạt động mà đến năm 311, các hoàng đế La Mã đã ra lệnh ngừng sát hại các tín đồ đạo Cơ đốc Đến cuối thế kỉ IV đạo Cơ đốc chính thức được công nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.Sau đó, Gierôm (347-420) đã dịch kinh Cựu ước và kinh Tân ước từ tiếng Hy Lạp ra tiếng
Trang 10Latinh Tác phẩm này được coi là bộ kinh thánh chính thức của đạo
Cơ đốc
b Sự phát triển của đạo Cơ đốc :
Căn cứ vào nghiên cứu Kinh Thánh “Tân Ước” của các nhà khảo
cứ học kinh thánh hiện đại, từ khi năm 30 đến năm 40 của thế kỷ I sau công nguyên, tức là tương truyền trong 10 năm sau khi
Gieeessu chết, các môn đồ của ông lấy Gieruxalem làm trung tâm xây dựng giáo hội thời kỳ đầu Nhân vật lãnh tụ là đại sứ đồ Pêtơ
và em họ Giêsu là Jacob (hoặc có truyền thuyết nói là em ruột) Họ tin chắc Giêsu chính là Messsiah, tuy bị chết, nhưng đã sống lại, lên trời rồi và không bao lâu lại xuống nhân gian Do đó, họ bị các tín đồ Do Thái khác phản đối và bức hại Cuối năm 30 một vị tín
đồ Do Thái giáo chính thống Saul trong quá trình bức hại các tín
đồ Cơ đốc, sau một lần gặp gỡ kỳ ngộ đã lập tức quy y Đạo Cơ Đốc, hơn thế còn tích cực truyền giáo điều cơ đốc
Đạo cơ đốc buổi đầu là phong trào của những người bị áp bức , nó
là sự phản kháng về tinh thần của những người nghèo khổ trong xã hội và biểu hiện long căm thù đối với đế quốc La Mã Giáo lý của phong trào là tuyên truyền sự giải phóng trong tương lai khỏi cảnh
nô lệ, nghèo khổ và đề xướng quyền bình đẳng trừu tượng dưới hình thức là quyền bình đẳng trước Chúa Trời điều đó đã mẫu thuẫn với trật tự xã hội nô lệ và quyền lợi của giai cấp thống trị La
Mã Giai cấp thống trị La Mã cổ đại coi đạo cơ đốc như một lực lượng nguy hiểm và tìm cách tiêu diệt nó
Kể từ khi đạo cơ đốc truyền bá đến những vùng rộng lớn thì sự bức hại của đế quốc La Mã đối với cơ đốc giáo cũng nối bước theo Trong nhưng lần bức hại có hai lần tương đối lớn ở thời kỳ Nero và Domitianus tại vị Từ thời hoàng đế Nero (54-68) sự đàn áp cơ đốc bắt đầu trở nên khốc liệt Vào năm 64 kinh thành La Mã bị cháy, Nero đổ tội đốt kinh thành La Mã cho người cơ đốc giáo để rồi tiến hành một cuộc tàn sát làm hơn một triệt tín đồ cơ đốc giáo.Đến