1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ môn lịch sử văn minh thế giới triết học duy tâm trong nền triết học hy lạp cổ đại

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Triết học Duy tâm trong nền Triết học Hy Lạp cổ đại
Tác giả Trần Nhật Phát
Người hướng dẫn Lê Quang Đức
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử Văn minh Thế giới
Thể loại Báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦUHy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ đại - là thờikỳ tích trữ một khối lượng tri thức khổng lồ trên nhiều lĩnh vực như toán học, vậtlý học, thi

Trang 1

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1/2022

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO CUỐI KỲ

MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

TRIẾT HỌC DUY TÂM TRONG

NỀN TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

GVHD : LÊ QUANG ĐỨC

SVTH : TRẦN NHẬT PHÁT

MSSV : 32101157 LỚP : 21030501

Trang 2

Mục lục

Lời nói đầu 2

Nội dung 2

Phần 1: Những Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại 2

I Hoàn cảnh ra đời 2

II Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại 3

1.Tư tưởng của Xôcrát [Socrate (469-399 TCN)] 3

2.Tư tưởng của Platông [Platon (472-347 TCN)] 5

Phần 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hi Lạp cổ đại 9

I Những giá trị của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại 9

1.Giá trị về mặt con người, nhận thức, đạo đức, giáo dục 9

2.Giá trị về chính trị – xã hội 10

3.Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển 10

4.Bước đầu hình thành phép biện chứng – phép biện chứng chất phác 10

II Những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại 10

1.Mang đầy màu sắc duy tâm và thần bí 10

2.Quan niệm về đạo đức mang tính duy lý 11

3.Tạo nền tảng triết lý và trở thành công cụ của Thiên chúa giáo 11

4.Quan niệm về chính trị - xã hội chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn 11

5.Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, rời rạc, chưa được hệ thống hóa 12

6.Tuyệt đối hóa vai trò của triết học 12

7.Phép biện chứng duy tâm 12

Kết luận 13

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hy Lạp là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại thời cổ đại - là thời

kỳ tích trữ một khối lượng tri thức khổng lồ trên nhiều lĩnh vực như toán học, vật

lý học, thiên văn học, … đặc biệt không thể không nhắc đến triết học Hy Lạp cổ đại, được xem là khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn

bộ hệ thống triết học phương Tây sau này với những giá trị vô cùng to lớn lần đầu tiên xuất hiện trong lich sử triết học là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc về đạo đức - chính trị - xã hội Tất cả các giá trị đó được phác họa trong Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại bởi các triết gia tiêu biểu như Xôcrát, Platông

NỘI DUNG Phần 1: Những Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp

cổ đại.

I.Hoàn cảnh ra đời

Quốc gia Hy Lạp cổ đại nằm ở vùng bờ biển Địa Trung Hải Chính vì nằm ở vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi nên quốc gia này có nền công- thương nghiệp phát triển mạnh mẽ Đồng thời quốc gia này có nền văn hoá tinh thần phong phú và đa dạng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội thì sự phân biệt giai cấp ngày một sâu sắc Chính điều đó đã tạo nên sự đấu tranh giai cấp mạnh mẽ Trong xã hội

Hy Lạp cổ, thì người nô lệ là tầng lớp hạ đẳng nhất, học chỉ như một công cụ làm việc và phục vụ cho tầng lớp thống trị Họ không hề được coi là một con người và không hề được hưởng nhữn đặc quyền mà một con người nên có Chủ nô là tầng lớp cai trị chế độ cộng hoà dân chủ ở Hy Lạp Đối với nô lệ thì chế độ này giống như một nền chuyên chính tàn bạo

Trang 4

Ăngghen đã viết rằng : “Chúng ta không bao giờ được quên rằng tiền đề của toàn

bộ sự phát triển kinh tế, chính trị và trí tuệ của chúng ta là một trạng thái trong đó chế độ nô lệ cũng hoàn toàn cần thiết giống như nó được tất cả mọi người thừa nhận Theo nghĩa đó chúng ta có quyền nói rằng: Không có chế độ nô lệ cổ đại, thì không có chủ nghĩa xã hội hiện đại”

II.Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại

Xôcrát và Platông là hai đại diện tiêu biểu của nền triết học duy tâm khách quan

Hy Lạp cổ đại Triết học Xôcrát thiên về lấy con người làm trung tâm trong việc nghiên cứu Triết học của Platong nổi tiếng với thyết ý niệm mà giá trị bên trong chính là phép biện chứng của khái niệm

1.Tư tưởng của Xôcrát [Socrate (469-399 TCN)]

1.1.Sơ lược về cuộc đời

Xôcrát sinh ra trong một gia đình khá giả, gia đình ông làm nghề điêu khắc đá ở Aten Ông được mệnh danh là nhà hiền triết vĩ đại của nền triết học Hy Lạp cổ đại Người dân gọi ông là nhà triết học “đối thoại” bởi vì người ta chỉ biết về ông thông quá các tác phẩm của học trò ông

Xôcrát rất thích bàn luận với người đời về những đề tài khác nhau ở mọi lĩnh vực liên quan đến đạo đức, chính trị và nghệ thuật.Cả cuộc đời ông theo đuổi những chân lý và tìm ra tư tưởng sống cho nhân loại, còn những thứ về vật chất hay những việc khác ông không hề để tâm Những đóng góp của ông có vai trò rất lớn trong việc hình thành tư tưởng cho nhân loại, đặc biệt là những tri thức về đạo đức

1.2.Quan niệm triết học của ông

Xôcrát chủ trương nghiên cứu những hiện tượng tự nhiên Theo ông, những hiện tượng tự nhiên này đã được thần thành an bài, con người không thể điều khiển được giới tự nhiên theo ý mình Theo lẽ đó, ông giành phần lớn thời gian để nghiên

Trang 5

cứu về con người và lấy con người làm trọng tâm để nghiên cứu Ông quan niệm rằng, triết học chính là sự tự nghiên cứu con người về bản thân minh

- Quan niệm về nhận thức: Từ những cuộc đàm thoại, Xôcrát đã tìm ra những chân

lí chung cho con người Ông chỉ ra rằng, trong những cuộc đàm thoại thì yếu tố cần thiết chính là phải có ngôn ngữ chung Ngôn ngữ tđó thường mang tính tri thức phổ quát và nội dung khách quan Ông cho rằng nếu muốn khám ra tri thức và bản chất của sự việc thì điều đầu tiên chính là tìm ra khái niệm của chúng Nếu không

có khái niệm thì mọi tri thức đều xem như vô nghĩa

- Quan niệm về đạo đức: Đạo đức học của Xôcrát mang tính chất duy lý, ông cho rằng đạo đức và tri thức có mối quan hệ tổng hoà và không thể tách rời Ông chỉ ra điều thiện xuất phát từ sự hiểu biết và ngược lại, cái ác đều xuất phát từ sự ngu dốt

và thiếu hiểu biết Người nào sống có tâm, làm những điều tốt, điều lương thiện thì

họ chính là người có đạo đức Vậy muốn sống lương thiện và đi theo cái thiện thì trước hết ta phải hiểu được nó Và muốn hiểu được nó ta phải tranh luận, phải thảo luận để tìm ra chân lý Những điều này tạo nên cách thức được gọi là Xôcrát Phương pháp này bao gồm 4 bước:

-Đầu tiên chính là việc đề ra câu hỏi mang tính chất châm biến, hỏi vặn để đối phương có sự đấu tranh và mâu thuẫn trong suy nghĩ, cái này được ông gọi là sự

“mỉa mai”

-Tiếp theo là bước dẫn dắt và định hướng đối phương trong việc tìm ra con đường

để khám phá ra chân lý Bước này được gọi là “nước đỡ đẻ tinh thần”

-Bước thứ ba được gọi là “quy nạp” Bước này chính là sự tổng hợp từ những sự hiểu biết riêng lẻ khái quát thành sự hiểu biết phổ biến và từ những hành vi đạo đức riêng lẻ để tìm ra cái thiện phổ biến của các hành vi đạo đức

Trang 6

- Bước thứ tư được gọi là “định nghĩa”chính là phải chỉ ra hành vi thế nào là đạo đức và quan hệ thế nào được coi là đúng mực

Bốn bước này có mối quan hệ khăng khít với nhau Chúng liên kết chặt chẽ trong việc tìm kiếm nền tri thức, đồng thời giúp con người sống đúng với bản chất, với địa vị và thân phận thật sự của mình trong xã hội này

- Quan niệm về chính trị - xã hội: Ông cho rằng chính trị phải do những người có đầu óc thông tuệ, họ không chỉ có tri thức mà cần có đạo đức tạo nên, những người này chính là những người có thân phận quý tộc Tuy nhiên, chủ trương này đi ngược lại với chế độ dân chủ Aten lúc bấy giờ Hậu quả là năm 399 TCN, Xôcrát

bị kết tội danh và áp dụng hình phạt tử hình bằng thuốc độc vì những tội danh tuyền bá những tư tưởng lệch lạc, kì dị cho bộ phận thanh niên trong xã hội, điều này làm hại chế độ và làm nguy hại tới quốc gia

- Quan niệm về mỹ học: Ông quan niệm rằng, cái đẹp ở đây chính là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và những phẩm chất của tâm hồn Vì vậy ông đòi hỏi các nhà nghệ thuật phải chú trọng cái đẹp bên trong tâm hồn hơn là hình thức Chủ nghĩa duy tâm của Xôcrát đã thể hiện việc tách các khái niệm ra khỏi chủ thể nhận thức Khái niệm tồn tại tự thân và không lệ thuộc vào tồn tại của sự vật, con người Ông đã đặt nền móng đầu tiên về lý luận cho Platông sau này để phát triển chủ nghĩa duy tâm khách quan thành một hệ thống

2.Tư tưởng của Platông [Platon (472-347 TCN)]

2.1.Đôi nét về cuộc đời và con người Platông

Platông sinh năm 742 TCN, ông ra tại Athen, Hy Lạp Plat ông sinh ra rong một gia đình quý tộc giàu có Ông có cha thuộc ròng rõi thân cận với quốc vương Codre Mẹ ông chính có họ hàng với nhà luật học nổi tiếng Hy Lạp Chú ông chính

là một trong 30 nhân vật thuộc Hội Đồng Hoạt Đầu Platông chịu ảnh hưởng bởi tư

Trang 7

tưởng của những người kiệt xuất như Pácmênít, Pytago và đặc biệt là của Xôcrát Ông chính là người sáng lập nên Viện hàn lâm Aten và là tác giả crua nhiều tác phẩm như Biện hộ cho Xôcrát, Đối thoại, Bữa tiệc, …

Điểm trọng tâm trong hệ thống triết học duy tâm của ông chính là học thuyết ý niệm Học thuyết này chính là tiền đề xây dựng nên các lý luận, mỹ học hay chính trị,…Nội dung chính trong học thuyết này đề cập tới những quan niệm về thế giới các sự vật cảm biến và thế giới ý niệm

2.2.Thuyết ý niệm

Thế giới các sự vật cảm biến và thế giới ý niệm

Platông chia thế giới ra thành thế giới các sự vật cảm biến và thế giới ý niệm Thế giới các sự vật cảm biến mang tính cất không chân thực và không có sự ổn định và chân thực bởi vì nó có sự vận động không ngừng, nó có sự sinh ra và mất đi Còn ngược lại với nó chính là thế giới ý niệm , nó mang tính chân thực, ổn định và mang tính phổ biến,…

Thế giới ý niệm chính là nguồn gốc sản sinh ra những cái sau này, chính là cái bóng phản chiếu, sao chép lại từ ý niệm Thế giới ý niệm tồn tại vĩnh hằng và không biến đổi theo không gian và thời gian Dù cho thời gian có thể trôi nhưng ý niệm thì vẫn tồn tại

Tồn tại và không tồn tại

Ông cho rằng tồn tại là cái phi vật chất và có thể nhận biết bằng trí tuệ siêu tự nhiên Cái tồn tại chính là thế giới ý niệm, mặc dù tồn tại vô hình nhưng chúng bất biến và không bị chi phối, nó là thực thể bất khả phân

Như khi ông nhìn xuống nước liền thốt lên rằng: “Nhìn kìa, cây Sồi dưới nước kia mới là cây Sồi thật, còn cây Sồi mọc trên bờ kia chỉ là phản ánh của cây Sồi dưới nước mà thôi”

Trang 8

Như vậy theo quan niệm của Platông, cây Sồi trong ý niệm, phản chiếu đằng sau là cái tồn tại Còn cây Sồi mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường của chúng ta mới

là cây Sồi không tồn tại

Tóm lại, những gì có hình tượng ở thế gian này theo ông là cái không tồn tại, ngược lại cái mà lưu lại trong tâm thức của chúng ta là cái hằng tri, hằng giác Đó

là quan điểm nhận thức tồn tại và không tồn tại của triết gia Platông

2.3.Quan niệm về nhận thức

Plat tông nhận định, đối tượng của nhận thức chính là thế giới ý niệm chứ không phải các sự vật cảm biến khách quan bên ngoài.Theo ông, tri thức lý tính chính là cách để biểu đạt nên tri thức chân thực Mỗi sự vật đều có ý niệm về nó, sự vật có thể mất đi nhưng ý niệm mãi tồn tại

Ta lấy ví dụ về điều này:

Cái bàn có thể mục nát, không còn là cái bàn nữa nhưng ý niệm về cái bàn (khái niệm bàn) thì không mất đi

Như vậy bằng cách nào để có thể nhận thức chân thực, đạt được chân lý? Đó là “sự hồi tưởng lại (trực giác thần bí) của linh hồn bất tử (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng được trong thế giới ý niệm những lãng quên

Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại trực tiếp với nhau để làm thức tỉnh các ý niệm trong bản thân mình Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là công cụ để nhận thức chân lý”

2.4.Quan niệm về đạo đức

Trang 9

Ông cho rằng sống hạnh phúc chính là sống có đạo đức và sống có tâm, luôn làm điều thiện Sự hướng thiện chính là nói không với hưởng lạc, lợi thú lợi thú chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời Con người chúng ta phải sống có lý trí để suy nghĩ về cuộc đời và dùng lý trí để khắc chế những dục vọng tồn tại trong suy nghĩ Điều này giúp limh hồn chúng ta đạt đên những lý tưởng tuyệt vời va thoát khỏi nhà tù thể xác Vậy làm thế nào để phục hồi đạo đức đã mất? Platông cho rằng: Lý trí phải dành lại quyền điều khiển các phần phi lý tính của bản ngã Chỉ tri thức mới có khả năng tạo ra đức hạnh, bởi vì chính sự ngu dốt hay tri thức sai lạc đã tạo ra cái ác Tri thức nằm sâu trong kí ức trí khôn Những gì linh hồn biết trước kia bây giờ nhớ lại

Nó di chuyển từ bóng tối ra ánh sáng, từ mê muội sang hiểu biết Phải có một tác nhân bên ngoài giúp linh hồn thức tỉnh, bắt linh hồn đứng dậy, quay lại… và vươn tới ánh sáng Khi trí khôn đi từ mức độ thấp lên cao, nó dần nhớ lại những gì nó đã biết trước đây và cần thiết phải biết để đạt sự hòa hợp nội tâm Sự phát triển đạo đức song song với tri thức của người ấy, vì sự gia tăng tri thức làm gia tăng tình yêu đối với chân, thiện và mỹ

2.5.Quan niệm về chính trị - xã hội

2.5.1.Quan niệm Platông về Nhà nước

Theo ông, Nhà nước cần phải duy trì trong trạng thái đa dạng về con người và họ làm đúng chức năng của minh Ông đưa ra các thể chế chính trị quân chủ, quý tộc

và dân chủ Ông cho rằng,phải đưa các nhà triết học lên nắm quyền thì xã hội mới

có sự công bằng và thoát khỏi sự khống chế của đám đông dân chúng, vì đám đong dân chúng không có học thức và rơi vào trạng thái kích động, điều này tạo lên sự hỗn loạn của xã hội Việc các nhà triết học lên nắm quyền sẽ tạo nên sự cai trị một cách tự giác và dựa trên tinh thàn nguyện

Trang 10

Học thuyết Nhà nước lý tưởng của Platông

Một nhà nước lý tưởng chính là một nhà nước gồm 3 giai cấp khác nhau tương ứng với ba thành phần của linh hồn con người Ba giai cấp này có các chức năng khác nhau và cùng thể hiện đức tính tốt trong cộng đồng của Nhà nước

Platông đã gán những thành phần của linh hồn con người và phẩm chất đạo đức tương ứng của chúng với một cơ thể xã hội, như vậy cá nhân khi sống trong cộng đồng sẽ mất đi vai trò độc lập trong việc thể hiện mình như một nhân cách Platông

đã biến mục đích thành phương tiện, lẽ ra con người mới là mục đích mà Nhà nước phải hướng tới thì trái lại con người phải sống vì Nhà nước

Platông rất chú trọng tới giáo dục Ông nhận định rằng giáo dục là một phương pháp nhằm bảo vệ và duy trì Nhà nước

2.5.2.Quan niệm về mỹ học

Platông cho rằng cái đjep là một ý niệm tồn tại vĩnh viễn Nó không tự nhiên sinh

ra, biến đổi và mất đi Ông cho rằng cái đẹp mang tính hiện thực, tồn tại vĩnh viễn

và không hề có sự thay đổi

Phần 2: Những giá trị và hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hi Lạp

cổ đại.

I Những giá trị của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại

1 Giá trị về mặt con người, nhận thức, đạo đức, giáo dục

Các nhà triết học cho rằng con người chính là trọng tâm và tạo nên xã hội.Con người vừa là chủ thể vừa là đối tượng nghiên cứu Chủ đề con người và thiết chế

xã hội dành cho con người được phân tích trong các công trình thẩm mỹ, nghệ thuật, đạo đức và pháp quyền

Trang 11

Họ khẳng định à đề cao bộ óc và sự hiểu biết, ham học hỏi và khám phá của con người Đồng thời giúp tìm ra chân lí về chuẩn mực đạo đức, từ đó giúp con người sống thiện và rèn rũa bản thân Nó góp phần đưa con người hoàn thiện về mặt phẩm chất

Ngoài ra, các học thuyết này đề cao vai trò của giáo dục và tự giáo dục, coi giáo dục là vấn đề cót lõi của xã hội và Nhà nước cần phải quan tâm đến phát triển giáo dục Cho dù ở bất kì thời đại hay quốc gia nào thì vai trò của việc xây dựng đội ngũ tri thức là điều cực kì quan trọng

2 Giá trị về chính trị – xã hội

Hai nhà triết gia nổi tiếng cho rằng cần đưa những nhà triết học lên nắm quyền để tạo dựng một thể chế xã hội vững mạnh và công bằng

3 Tạo động lực thúc đẩy khoa học của nhân loại phát triển

4 Bước đầu hình thành phép biện chứng – phép biện chứng chất phác

Xôcrát đã đóng góp cho nền triết học phương Tây một phương pháp quan trọng là phương pháp truy vấn biện chứng, được biết đến dưới tên gọi là “phương pháp Xôcrát” hay “phương pháp bác bỏ bằng lôgíc” (elenchus) Ông đã áp dụng phương pháp này chủ yếu cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về mặt đạo đức như cái thiện – cái ác, cái tốt – cái xấu, …

II Những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại 1.Mang đầy màu sắc duy tâm và thần bí

Chủ nghĩa duy tâm mang đầy tính khách quát và chúng mang tính duy tâm vì vì cho rằng ý niệm là cái có trước, sản sinh ra giới tự nhiên và mang tính “thần bí” là

vì nó không thể giải thích được ý niệm đã sản sinh ra giới tự nhiên như thế nào và bằng cách nào

Ngày đăng: 07/05/2024, 18:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN