Phân tích các phương pháp nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới sửdụng các phương pháp nghiên cứu trên vào nghiên cứu một đề tài nhỏ trong lịch sử văn minh thế giới mà bạn quan tâm

12 2 0
Phân tích các phương pháp nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới  sửdụng các phương pháp nghiên cứu trên vào nghiên cứu một đề tài nhỏ trong lịch sử văn minh thế giới mà bạn quan tâm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trên cơ sở ấy, người Nhật đã dùng hai chữvăn hóa để dịch chữ culture của phương Tây và do đó, chữ văn hóa mới có nghĩa nhưngày nay.Từ những phân tích ở trên, ta rút ra được khái niệm văn

lOMoARcPSD|38894866 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐHQG TP.HCM KHOA: DU LỊCH      TIỂU LUẬN GIỮA KÌ MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI ĐỀ BÀI: Câu 1 Phân tích các khái niệm văn hóa, văn minh, nền văn minh Sử dụng các kiến thức đã học để chứng minh và minh họa cho các luận điểm đã nêu Câu 2 Phân tích các phương pháp nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên vào nghiên cứu một đề tài nhỏ trong lịch sử văn minh thế giới mà bạn quan tâm Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 BÀI LÀM Câu 1 Phân tích các khái niệm văn hóa, văn minh, nền văn minh Sử dụng các kiến thức đã học để chứng minh và minh họa cho các luận điểm đã nêu VĂN HÓA Văn hóa là gì? Văn hóa là một từ tiếng Hán, do Lưu Hướng, người thời Tây Hán nêu ra đầu tiên Nhưng lúc bấy giờ, hai chữ văn hóa có nghĩa là "dùng văn để hóa", nói một cách khác, văn hóa tức là giáo hóa Đến thời cận đại, nghĩa của chữ văn hóa có phần khác trước Chữ văn hóa trong tiếng Anh và tiếng Pháp là culture Chữ này có nguồn gốc từ chữ Latinh cultura nghĩa là trồng trọt, cư trú, luyện tập, lưu tâm Đến giữa thế kỉ XIX, do sự phát triển của các khoa nhân loại học, xã hội học, dân tộc học , khái niệm văn hóa đã thay đổi Người đầu tiên đưa ra định nghĩa mới về văn hóa là Taylor, nhà nhân loại học đầu tiên của nước Anh Ông nói: "Văn hóa là một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, phong tục và cả những năng lực, thói quen mà con người đạt được trong xã hội" Sau đó, các học giả đã đua nhau đưa những định nghĩa về văn hóa Trên cơ sở ấy, người Nhật đã dùng hai chữ văn hóa để dịch chữ culture của phương Tây và do đó, chữ văn hóa mới có nghĩa như ngày nay Từ những phân tích ở trên, ta rút ra được khái niệm văn hóa: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử - Các thuộc tính của văn hóa:  Là dấu hiệu để phân biệt giữa người và tự nhiên (cứ của con người tạo ra dù vật chất hay tinh thần thì đều là văn hóa) Thuộc tính này của văn hóa được gọi là tính nhân sinh, dùng để phân biệt văn hóa như một hiện tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo, ví dụ như nhà cửa, quần áo,…) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo như mưa, gió, sông, núi,…) Văn hóa là cái tự nhiên bị biến đổi bởi con người, ví như cây đay là cái tự nhiên, nhưng khi con người biến đổi cây đay thành vải thì đó là văn hóa Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Sự tác động của con người tới tự nhiên có thể mang tính vật chất (như việc chặt cây, xây cầu, khai thác mỏ quặng, làm đồ thủ công ) hoặc tinh thần (như việc đặt tên các vị thần dựa vào các hiện tượng thời tiết, đặt tên cho các sự vật tự nhiên bằng tên người,…) + Xuất hiện gần như đồng thời với sự xuất hiện của loài người Con người được nhấn mạnh trong khái niệm là chủ thể sáng tạo ra văn hóa “mà con người sáng tạo ra” Nhưng cần làm rõ loài người ở đây là loài người ở giai đoạn nào: vượn người? Người vượn? Người tinh khôn (homo sapiens)? Sự xuất hiện của loài người ở đây là đề cập đến sự xuất hiện của người vượn cổ Họ đã biết sử dụng công cụ lao động và sáng tạo ra lửa để định hình và thích ứng với tự nhiên Lúc này, bản tính con người không còn là bản năng mà đã trở thành văn hóa, họ dựa vào văn hóa để sinh tồn và thích ứng với tự nhiên + Theo nghĩa rộng, văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống (ví dụ thi ca, đạo Phật, tục ăn trầu,…) Còn văn hóa vật chất là toàn bộ những sáng tạo mang tính hữu hình của con người (ví dụ như bàn, ghế, quần áo, sách vở,…) VĂN MINH Văn minh là danh từ Hán – Việt (Văn là vẻ đẹp; minh là sáng); chỉ tia sáng của đạo đức, biểu hiện ở chính trị, luật pháp, văn học, nghệ thuật Chữ văn minh trong tiếng Pháp là civilisation, trong tiếng Anh là civilization, còn có nghĩa là hoạt động khai hóa làm thoát khỏi trạng thái nguyên thủy; có căn gốc Latinh là civitas với nghĩa gốc: đô thị, thành phố; và các nghĩa phái sinh: thị dân, công dân Đuran (W Durrant) sử dụng khái niệm văn minh để chỉ sự sáng tạo văn hoá, nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích Văn minh được dùng theo nghĩa tổ chức xã hội, tổ chức luân lí và hoạt động văn hoá Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt được tới giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị mà loài người sáng tạo ra từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội Vậy thì giai đoạn phát triển cao đó là giai đoạn nào? Đó là đoạn có nhà nước, thông thường vào thời kì thành lập nước thì chữ viết cũng xuất hiện, do đó văn hóa có một bước phát triển nhảy vọt Tuy nhiên, do hoàn cảnh cụ thể, có một số nơi, khi nhà nước ra đời vẫn chưa có chữ viết, nhưng đó là những trường hợp không điển hình Tất cả những gì của văn minh là văn hóa nhưng tất cả những gì của văn hóa chưa chắc đã là văn minh Văn minh là một lát cắt đồng đại của văn hóa, tại một thời điểm nhất định một khu vực rộng lớn hoặc thậm chí của toàn cầu, mỗi thời đại lại có một nền văn minh khác nhau, không có nền văn minh chung cho cả một tiến trình lịch sử Tóm lại, ta rút ra khái niệm về văn minh như sau: Văn minh là trạng thái phát triển cao, tiến bộ của văn hóa vật chất và tinh thần Văn minh là trạng thái phát triển của văn hóa, nhưng phát triển thôi chưa đủ, phải là phát triển cao, tiến bộ Vậy thế nào là cao, là tiến bộ? Nghĩa là sự phát triển đó phải theo hướng đi lên, tốt hơn trước, phải phù hợp với xu hướng phát triển của lịch sử, của thời đại Ta lấy ví dụ một giá trị văn minh: nhà nước Nhà nước là trạng thái phát triển cao của các tổ chức xã hội trước nó So với các xã hội khác, nhà nước có cấu trúc chính trị phức tạp hơn Các xã hội nhà nước được phân tầng nhiều hơn so với các xã hội khác; có một sự khác biệt lớn hơn giữa các tầng lớp xã hội Như đã phân tích ở khái niệm văn hóa, văn hóa đã xuất hiện từ khi có sự xuất hiện của loài người, còn văn minh chỉ xuất hiện khi văn hóa đã phát triển cao và tiến bộ ở một mức độ nhất định Vậy nên văn hóa có trước và văn minh có sau - Các thuộc tính của văn minh: Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866  Nảy sinh trên cơ sở văn hóa, khi văn hóa đã có bước tiến bộ mới về chất Đó là sự tiến bộ về các mặt: Trình độ sản xuất, chinh phục và cải tạo tự nhiên Trình độ quản lí xã hội: nhà nước, pháp luật, thể chế chính trị, định chế xã hội, Trình độ văn hóa tinh thần: văn học, nghệ thuật, triết học, khoa học tự nhiên, tôn giáo, sử học,…  Đối lập với văn minh là trạng thái dã man Dã man ở đây không chỉ dùng để chỉ những trạng thái của con người thời kì chưa bước vào văn minh như ăn lông ở lỗ, mà còn để chỉ những hành vi mọi rợ, chưa được khai hóa của con người thời hiện đại ví dụ như hành vi hiếp dâm người khác vì không kiềm chế được thú tính trong người Có thể nói, khi phần “con” áp chế phần “người”, thì khi đó loài người đã quay về trạng thái dã man  Có văn minh vật chất và văn minh tinh thần Văn minh vật chất có thể là những phát minh lớn như máy tính, rô bốt hoặc cũng có thể là những cái nhỏ nhặt, hiển nhiên ở một chừng mực nào đó như là nhà vệ sinh, đồ vật ta dùng tắm rửa, trang điểm nhưng chúng đánh dấu những cột mốc văn minh nhân loại  Xuất hiện cùng với xã hội có giai cấp và nhà nước Văn minh, là một khái niệm ban đầu được liên kết với các thị trấn và thành phố Sự xuất hiện sớm nhất của các nền văn minh nói chung gắn liền với giai đoạn cuối của Cách mạng thời đại đồ đá mới, đỉnh cao là quá trình cách mạng đô thị và hình thành nhà nước tương đối nhanh chóng, một sự phát triển chính trị gắn liền với sự xuất hiện của giới cầm quyền  Phân biệt văn hóa và văn minh: So sánh Văn hóa Văn minh Giống Đều chỉ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nhau ra trong tiến trình lịch sử Mang tính nhân bản Mang tính lịch sử sâu sắc Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Khác - Văn hóa có trước văn - Tính quốc tế (siêu dân tộc) nhau minh - Thiên về vật chất, kỹ thuật, tổ chức xã hội (nhà nước, pháp luật, - Mang tính dân tộc, giai giai cấp xã hội,…) cấp, vùng miền - Thiên về tính nhân bản NỀN VĂN MINH Samuel P Huntington định nghĩa nền văn minh là "nhóm văn hóa cao nhất của con người và mức độ bản sắc văn hóa rộng nhất mà con người thiếu là thứ phân biệt con người với các loài khác" Trong lịch sử, nền văn minh thường được hiểu là một nền văn hóa lớn hơn và "tiên tiến hơn", trái ngược với các nền văn hoá nhỏ hơn, được cho là nguyên thủy Theo nghĩa rộng này, một nền văn minh tương phản với các xã hội bộ lạc không tập trung, bao gồm các nền văn hóa của những người theo chủ nghĩa du mục, xã hội đồ đá mới hoặc những người săn bắn hái lượm, nhưng đôi khi nó cũng tương phản với các nền văn hóa được tìm thấy trong chính các nền văn minh Các nền văn minh được tổ chức tại các khu định cư đông dân được chia thành các tầng lớp xã hội phân cấp với tầng lớp dân cư đô thị và nông thôn trực thuộc, tham gia vào nông nghiệp thâm canh, khai thác, sản xuất và buôn bán quy mô nhỏ Nền văn minh tập trung quyền lực, mở rộng sự kiểm soát của con người đối với phần còn lại của tự nhiên, bao gồm cả những con người khác Khái niệm nền văn minh: Nền văn minh là trạng thái tiến bộ về văn hóa vật chất và tinh thần của 1 cộng đồng dân tộc nhất định trong tiến trình lịch sử VD: văn minh Ai Cập, Ấn Độ, - Ngoài ra nền văn minh cũng được hiểu như trình độ phát triển cao của 1 kiểu xã hội VD: nền văn minh TBCN, nền văn minh XHCN, Câu 2 Phân tích các phương pháp nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới Sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên vào nghiên cứu một đề tài nhỏ trong lịch sử văn minh thế giới mà bạn quan tâm 2.1 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Khi nghiên cứu bất cứ vấn đề gì đều cần phải có phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mà không có phương pháp giống như người đi trong đêm mà không có đèn, rất khó tìm được phương hướng, dễ lan man lạc lối, khó đi được tới đích đến - Có nhiều cách tiếp cận văn minh như: xã hội học, văn hóa học, - Cách tiếp cận của khoa học lịch sử là: + Không có một nền văn minh duy nhất, xuyên suốt toàn bộ chiều dài lịch sử nhân loại Ví dụ như trong lịch sử loài người chúng ta có nền văn minh cổ đại, nền văn minh hiện đại Nền văn minh cổ đại xuất hiện ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người và phát triển đến một trình độ nhất định, nhưng hiện nay đã sụp đổ và không còn tồn tại Nền văn minh hiện đại ngày nay tuy vẫn đang tồn tại và tiếp tục phát triển, nhưng không có nghĩa nó sẽ tồn tại vĩnh viễn Khi tiếp cận khoa học lịch sử, ta cần có cái nhìn tổng quan và dự liệu được nền văn minh hiện đại ngày nay vẫn có khả năng sụp đổ và một nền văn minh mới sẽ xuất hiện + Mỗi nền văn minh cụ thể đều có tính lịch sử được hình thành và phát triển trong sự tác động của nhiều nhân tố Theo như Will Durant thì các nhân tố đó bao gồm địa chất, địa lí, kinh tế, vật lí, sinh lí, tâm lí,… Ví dụ như nhân tố địa lí: thời tiết luôn thay đổi khó lường, có thể làm cho những miền trước kia phồn thịnh, nhưng rồi bị hạn hán mà chết lần chết mòn, như các đế quốc Babylone và Ninive; trái lại cũng có thể làm cho những xứ ở xa những đường giao thông lớn giàu có mạnh lên như nước Anh Nếu đất đai có nhiều khoáng chất, sản xuất được nhiều thực phẩm, nếu những dòng sông tiện lợi cho sự giao thông trao đổi sản phẩm, nếu bờ biển có nhiều vũng, vịnh cho các thương thuyền tránh sóng gió, sau cùng, nếu một quốc gia ở trên những đường thông thương lớn của thế giới như trường hợp Athènes, Carthagc, Florence hay Venise thì người ta có thể nói rằng địa lí tự nó không đủ tạo ra được văn minh, nhưng trong hoàn cảnh thuận lợi ấy giúp cho văn minh để phát triển mạnh mẽ (Nguồn gốc văn minh, Will Durant) 2.1.1 Phương pháp lịch sử và phương pháp logic  Nội dung: - Phương pháp lịch sử là phương pháp xem các hiện tượng, các sự vật qua các giai đoạn cụ thể của nó (ra đời, phát triển và tiêu vong) với mọi tính chất cụ thể của nó - Phương pháp logic là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng trong hình thức tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy luật, xu hướng chung trong sự vận động của cái khách quan được nhận thức  Hai phương pháp này có những điểm giống và khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất Phương pháp logic mà tách khỏi phương pháp lịch sử thì chỉ là lời nói suông, nhà khoa học sẽ rơi vào tình trạng suy luận trừu tượng Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 thiếu cơ sở, nhận xét chung chung, thậm chí kết luận sai lầm; còn phương pháp lịch sử tách ra khỏi phương pháp logic thì sẽ trở thành một mớ bòng bong hỗn độn bởi lịch sử phát sinh, phát triển và tiêu vong của sự vật, hiện tượng luôn quanh co, phức tạp, bao gồm cả những yếu tố tất nhiên lẫn ngẫu nhiên Sự đa dạng, quanh co phức tạp đó đã làm cho bản chất, quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng bị “che khuất”  Những sai lầm: - Bệnh đóng màu và bệnh giai đoạn dật sử Nếu vận dụng một cách máy móc các kinh nghiệm trong nghiên cứu lịch sử chúng ta sẽ phạm sai lầm biến kinh nghiệm nghiên cứu thành các định kiến Định kiến trong nghiên cứu lịch sử là cơ sở cho chủ nghĩa đóng màu lịch sử, đây là sự “tô đậm thêm cho lịch sử những nét nó không có hoặc ít có” - Bệnh công thức, giáo điều (ví dụ: công thức “ta luôn đúng-địch luôn sai”, “ta luôn chính nghĩa-địch luôn phi nghĩa”) - Hiện đại hóa lịch sử Nghiên cứu lịch sử nhưng lại áp đặt quan niệm, tiêu chuẩn của hiện đại vào - Chất đống tài liệu Khi chúng ta trình bày các sự vật, hiện tượng lịch sử phải tránh sa vào liệt kê hiện tượng, sự kiện, dồn đống tư liệu mà không chú ý đến sự vận động “logic” của các sự kiện, hiện tượng để chỉ ra xu hướng vận động có tính quy luật của chúng Cho nên, phản ánh sự phong phú, đa dạng của nội dung lịch sử không đồng nghĩa với tập hợp thật nhiều sự kiện vụn vặt, lắp ghép theo trình tự thời gian Làm như vậy, không bao giờ có thể tạo ra được một bức tranh khoa học, phản ánh đúng lịch sử và quy luật vận động của nó - Kể chuyện giai thoại, dật sử thay cho việc nghiên cứu lịch sử Ví dụ như đi nghiên cứu ông quan A ở thời nọ có 3 vợ lẻ không có ý nghĩa gì 2.1.2 Phương pháp đồng đại và lịch đại - Phương pháp đồng đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo không gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường ngang”): là phương pháp nghiên cứu, so sánh các hiện tượng, sự kiện lịch sử xảy ra trong cùng một giai đoạn nhưng ở những không gian khác nhau Từ đó cho thấy sự giống, khác nhau, làm rõ mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng Qua đó, người nghiên cứu nắm bắt được cái riêng, cái chung, thấy được tính đặc thù, phổ biến, hệ thống của sự kiện, hiện tượng, quá trình lịch sử cụ thể Phương pháp này mở ra khả năng nhận thức rộng lớn Phương pháp này giúp chúng ta bao quát được toàn vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so sánh được cái gì đã xảy ra trong cùng một thời gian, ở các nước khác nhau, ở các vùng khác nhau trong một nước, ở các tổ chức đảng khác nhau, cũng như so sánh các quá trình có tính chất khác nhau xảy ra trên cùng một lãnh thổ (thí dụ như phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào trí thức, phong trào trong quân đội, Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 v.v…) Thực hiện phương pháp đồng đại này, thường thường chúng ta dùng các bảng đối chiếu niên đại - Phương pháp nghiên cứu lịch đại (còn gọi là phương pháp so sánh lịch sử theo thời gian hoặc phương pháp so sánh lịch sử được tiến hành “theo đường thẳng”): phương pháp này xuất phát từ nguyên lí của chủ nghĩa Mác-Lê nin về sự phát triển (là nguyên tắc lí luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển) +Phương pháp lịch đại đòi hỏi người viết khi nghiên cứu, biên soạn các sự kiện, hiện tượng lịch sử cần phải xem xét, so sánh với các giai đoạn phát triển trước kia của nó, đồng thời có thể dự báo khuynh hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng +Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử trong giai đoạn sau luôn mang trong mình nó những đặc điểm và yếu tố của giai đoạn trước và ngược lại giai đoạn trước sẽ tạo tiền đề, định hướng cho sự phát triển của giai đoạn sau +Phương pháp nghiên cứu lịch đại giúp cho chúng ta thấy được sự vận động, phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử  Phương pháp đồng đại và phương pháp lịch đại được gọi chung là phương pháp so sánh lịch sử Cả hai phương pháp đều có ưu điểm riêng Việc kết hợp hai phương pháp này trong quá trình nghiên cứu góp phần hoàn chỉnh bức tranh tổng thể của lịch sử văn minh thế giới Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với nghiên cứu quá trình hình thành tư tưởng, chuyển đổi thế giới quan của một nhân vật lịch sử, hoặc những cống hiến khác nhau của những nhân vật lịch sử khác nhau trong cùng một thời đại cũng như trong những thời đại lịch sử khác nhau Ví dụ như khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, ta cần nghiên cứu lịch sử Việt Nam qua các giai đoạn dựng nước, Bắc thuộc, phong kiến, thuộc địa,… để thấy được sự phát triển của lịch sử và cũng cần so sánh Việt Nam trong một giai đoạn cụ thể với một quốc gia khác để nhận thấy điểm giống, khác nhau, mối liên hệ giữa hai quốc gia, sự tác động qua lại,…  Một số phương pháp nghiên cứu khác: Phương pháp định lượng Phương pháp dân tộc học Phương pháp liên ngành … 2.2 SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÊN VÀO NGHIÊN CỨU PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 - Phương pháp lịch sử: Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp lịch sử sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành mâu thuẫn, chuẩn bị lực lượng, bùng nổ qua các giai đoạn, các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và đến lúc thất bại hoàn toàn với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra - Phương pháp nghiên cứu logic: Từ những dữ liệu từ phương pháp lịch sử, chúng ta sử dụng phương pháp logic để rút ra nguyên nhân phong trào được dân chúng ủng hộ, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thất bại, bài học kinh nghiệm,… - Phương pháp đồng đại: Nhiều sự kiện lịch sử xảy ra trên thế giới trong cùng giai đoạn mà phong trào Cần Vương bắt đầu và lụi tàn (1885-1896) nhưng cũng có những nét tương đồng, sự khác nhau cũng như một ảnh hưởng, một mối liên hệ nhất định tới phong trào này Cùng năm 1885, khi mà phong trào Cần Vương bắt đầu ở Việt Nam thì ở Trung Quốc, Pháp kí với nhà Thanh hòa ước Thiên Tân 1885, sau Chiến tranh Pháp-Thanh nhằm tranh giành ảnh hưởng ở Việt Nam Hòa ước này chấm dứt chiến tranh Pháp- Thanh, buộc quân Thanh phải rút khỏi Bắc Kỳ, và công nhận nền bảo hộ của Pháp với Việt Nam Cũng theo đó thì Hòa ước này chấm dứt lệ triều cống của triều đình Huế ở địa vị phiên quốc đối với nhà Thanh Hòa ước này cũng ít nhiều có sự liên hệ với phong trào Cần vương Ví như hiệp ước Pa-tơ-nốt năm 1884 là một sự chuẩn bị cho hòa ước Thiên Tân 1885, mà việc kí Pa-tơ-nốt lại là một trong số những nguyên nhân sâu xa dẫn tới phong trào Cần Vương - Phương pháp lịch đại: Cần vương mang nghĩa là "giúp vua", “phò vua” Đầu tiên ta càn tìm hiểu xem trong lịch sử Việt Nam đã từng có một phong trào “Cần Vương” nào diễn ra chưa Trước thời nhà Nguyễn, cũng từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung Từ đây ta rút ra nhận xét, so sánh hai sự kiện: phong trào ở thời Lê sơ không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược Để nghiên cứu phong trào Cần Vương, ta cũng nên tìm hiểu bối cảnh lịch sử, những sự kiện lịch sử, những cuộc khởi nghĩa trước khi phong trào nổ ra để hiểu được hoàn cảnh ra đời của nó Ngoài ra, cũng cần tìm hiểu giai đoạn sau khi phong trào chấm dứt, xem xét, so sánh các sự kiện diễn ra sau đó để xem xét mối quan hệ, tầm ảnh hưởng của Cần Vương tới các sự kiện, phong trào sau này Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Vũ, D N (2010) Lịch sử văn minh thế giới Giáo dục Việt Nam 2 Đỗ Thị, D., Bùi Thị Kim, T., & Hoàng Trường, G (2021) Lịch sử văn minh thế giới 3 Thêm, T N (1996) Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam 4 Durant, W., & Nguyễn, H L (2009) Nguồn gốc văn minh 5 Mann, Michael (1986) The Sources of Social Power 1 Cambridge University Press tr 34–41 6 Văn Tạo – Phương pháp lịch sử và phương pháp logic Viện Sử học Việt Nam xuất bản, 1995 7 Hà Văn Tấn: Mấy suy nghĩ về phương pháp lịch sử và phương pháp logic Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1967, số 96 8 Vũ, V T (1971) Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi 9 Phan Hồng Hòa ước Thiên Tân 1885 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan