1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn minh thế giới bài thuyết trình giữa kì

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử văn minh thế giới bài thuyết trình giữa kì
Tác giả Nhóm 8
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Nhật Linh
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Bài thuyết trình giữa kì
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 252,07 KB

Cấu trúc

  • 1. Tây Âu thế kỉ V - X (4)
    • 1.1. Sự thành lập các quốc gia Tây Âu trung đại (4)
    • 1.2. Sự thành lập chế độ phong kiến (5)
    • 1.3. Vai trò, thế lực của Giáo hội La Mã (0)
    • 1.4. Văn hóa Tây Âu thế kỉ V-X (10)
  • 2. Tây Âu thế kỉ XI - XIV (13)
    • 2.1. Sự xuất hiện của thành thị ở Tây Âu (14)
    • 2.2. Thành tựu văn hóa (15)
    • 2.3 Thập tự chinh (18)
  • 3. Tây Âu thế kỉ XV-XVII (Phong trào Phục Hưng) (20)
    • 3.1 Bối cảnh (21)
    • 3.2 Nội dung của phong trào Phục Hưng (22)
    • 3.3 Thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng (24)
    • 3.4. Tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng................25 3.5. Ý nghĩa và kết luận của phong trào văn hóa Phục Hưng.26 (32)

Nội dung

Sự thành lập các quốc gia Tây Âu trung đại Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây La Mã Rôma đã rơivào tình trạng khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, đặcbiệt từ cuối thế kỉ IV, đầu t

Tây Âu thế kỉ V - X

Sự thành lập các quốc gia Tây Âu trung đại

 Trong những thế kỉ III, IV, đế quốc Tây La Mã (Rôma) đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt từ cuối thế kỉ IV, đầu thế kỉ V.

 Người Giecmanh vốn là những tộc người sống ở phía Bắc và Đông Bắc của đế quốc Rôma cổ đại từ nhiều thế kỉ trước Họ là những chủng tộc lớn thuộc chủng Ấn- Âu. Ngay từ thế kỉ II- III, họ đã thiên di vào lãnh thổ phía Tây đế quốc Rôma Họ là những bộ tộc đang ở giai đoạn cuối cùng của chế độ xã hội nguyên thủy, mà người Roma gọi họ là “man tộc”.

 Nửa đầu thế kỉ V, người Giecmanh đã thành lập các vương quốc của họ trên đất đai chiếm được của đế quốc La Mã. Sau khi đế quốc Tây La Mã diệt vong (năm 476), người Giecmanh (German) tiếp tục thành lập thêm ba vương quốc nữa Tổng cộng có 6 vương quốc của người Giecmanh được thành trên lãnh thổ Tây La Mã.

 Nhìn chung thì các vương quốc của người German trong giai đoạn này đều không duy trì được lâu, chỉ duy nhất vương quốc của người Frank (thành lập từ năm 481) là tồn tại bền vững và có ý nghĩa quan trọng nhất Vương quốc

Phrăng tồn tại lâu nhất và các đời vua liên tục xâm chiếm mở rộng lãnh thổ (đặc biệt là thời vua Saclơmanhơ) Năm

800, vua Saclomanho được Giáo hoàng cử hành phong làm Hoàng đế La Mã Năm 814, Saclomanho chết và năm 843, ba người con của vua phải kí với nhau hòa ước Vécđong, đánh dấu đế quốc Saclomanho hoàn toàn tan rã, thành lập ba nước Pháp, Đức, Ý

 Ở Anh, từ thế kỷ V đã thành lập nhiều tiểu quốc Đến đầu thế kỷ IX, các tiểu quốc được thống nhất thành vương quốc Anh

 Ở Tây Ban Nha, năm 418 thành lập vương quốc Tây Gốt – một trong những vương quốc của người Giecmanh tại Tây

La Mã Tuy nhiên, đến thế kỉ thứ 8 thì bị diệt vong do A rập tấn công Đến thế kỉ thứ XI thì Tây Ban Nha khôi phục đất đat, lập 4 quốc gia: Caxtila, Aragon, Nava và Bồ Đào Nha.Đến năm 1512, ba quốc gia đầu tiên hợp thành Tây BaNha và Bồ Đào Nha vẫn độc lập.

Sự thành lập chế độ phong kiến

- Sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã năm 476 là sự kiện đánh dấu chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, đi vào phong kiến hóa

- Ở Tây Âu, quá trình phong kiến hóa diễn ra tiêu biểu ở vương quốc Phrăng Vua Phrang đem chia ruộng đất chiếm được cho người thân cận, sau đó họ trở thành các lãnh chúa phong kiến (giai cấp quý tộc) Bên cạnh đó cũng xuất hiện giai cấp nông nô (chủ yếu do nông dân tự do bị tước ruộng đất biến thành)

- Đến thời Saclomanho, đất phong biến thành những lãnh địa có thể truyền cho con cháu chỉ không được mua bán hay chuyển nhượng mà thôi Vì hình thức lãnh địa này, mà chế độ ruộng đất phong kiến ở Tây Âu đã hình thành Việc phân chia ruộng đất từ Saclo Macten cho đến Saclomanho đã dẫn đến sự hình thành giai cấp phong kiến đông đảo Họ ít được học văn hóa nhưng có tinh thần thượng võ cao, lấy thi võ săn bắn và chiến đấu làm nghề nghiệp và trò tiêu khiển

- Sự sụp đổ của các mối liên kết về mặt kinh tế và xã hội (do sự trao đổi buôn bán rất hạn chế) giữa các vùng miền cũng đã đưa tới sự nảy sinh khuynh hướng địa phương hóa Hệ thống quản lý hành chính theo kiểu tập trung của người La Mã không thể tồn tại được với những thay đổi này, đi kèm với điều đó là sự biến mất của chế độ chiếm hữu nô lệ Thể thức của các nhà nước

Giecmanh rất phi tập trung hóa; các lãnh chúa tự nắm toàn quyền trong lãnh địa của mình.

Mang nặng tính tự cung tự cấp, kinh tế hàng hóa không tồn tại. Nền nông nghiệp có hệ thống cũng biến mất và sản lượng nông phẩm sản xuất ra chỉ ở mức đủ sống Nhiều đất canh tác thậm chí còn bị trở lại thành rừng Trong thời kì này, trang viên phong kiến tồn tại rất phổ biến, trong đó thường có lâu đài, cối xay, lò bánh mì, xưởng ép dầu, lò rèn,… của lãnh chúa, nhà thờ và khu vực nhà chung của tu sĩ và các túp lều của nông nô Ở đây, nông nô và tôi tớ của lãnh chúa sẽ trồng cây lương thực và cây ăn quả để phục vụ kinh tế tự cấp tự túc

Như vậy, về cơ bản trang viên có thể thỏa mãn các nhu cầu về lương thực, thực phẩm cũng như các loại đồ dùng hàng ngày của lãnh chúa và nông nô Chỉ có những thứ như muối, vải, lụa, hương liệu, vũ khí,… sản xuất từ các nước phương Đông mới phải mua của các lái buôn Còn nền kinh tế hàng hóa hầu như chưa có gì đáng kể và tình hình đó kéo dài đến thế kỉ XI, khi thành thị ra đời mới chấm dứt.

1.3.1 Giới thiệu chung về đạo Kito và giáo hội La Mã: Đạo Kito là tôn giáo ra đời vào thế kỉ I sau Công nguyên ở Đông

La Mã Lúc đầu tôn giáo này lên án sự giàu có, sự bóc lột nhưng dần dần biến chất thành một tôn giáo có lợi cho giai cấp chủ nô nên đến cuối thế kỉ thứ IV, đạo Kito được công nhận là Quốc giáo của La Mã Để thuận lợi cho việc đạo trong toàn đế quốc, đạo Kito đã thành lập 5 trung tâm giáo hội, trong đó 4 trung tâm ở phương Đông và 1 trung tâm ở phương Tây hay còn gọi là giáo hội La Mã Số dân tộc di cư (man tộc) chỉ biết gây chiến, cướp phá và khinh thường những giá trị văn hóa La Mã Những dân tộc khác thì ngưỡng mộ La Mã và muốn nối tiếp những truyền thống của nó Người dân La Mã theo Kitô giáo và đã sống có tổ chức, quy củ từ rất lâu, trong khi những người man tộc thì hầu như không biết gì về các khái niệm như tổ chức thành thị, tiền bạc, hay viết lách Thế nhưng trong quá trình di cư, người German đã dần dần cải theo Kitô giáo Trong thời kì này, hầu như tất cả Tây Âu đều đã quy phục theo Giáo hội Công giáo Rôma

1.3.2 Giáo lý, tư tưởng của Đạo Kitô Đạo Kito có lợi cho giai cấp chủ nô vì đạo này đưa ra luận giải cho hiện tượng không bình đẳng trong xã hội là do “chúa trời sắp đặt” hoặc nếu khổ cực trong hiện tại thì sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc trên thiên đường Giáo hội cũng đưa ra thuyết con người ai cũng có tội từ ngay khi sinh ra nên sau khi chết sẽ bị đày đọa địa ngục Tuy nhiên, giáo hội có thể giúp mọi người thoát khỏi sự trừng phạt sau khi chết bằng việc nhận phước lành từ các giáo sĩ, vì tầng lớp giáo sĩ được cho là được Chúa trời ban cho quyền lực thiêng liêng Tóm lại thì giáo lí của đạo Kito trung đại chủ yếu nhấn mạnh sự cứu vớt linh hồn sau chết, khuyên nhân dân quần chúng phải an phận thủ thường, cam chịu mọi sự cực khổ ở đời, làm tê liệt ý chí đấu tranh của quần chúng.

1.3.3 Ảnh hưởng của đạo Kitô

Trong những điều kiện hỗn loạn kéo dài suốt nhiều thế kỷ ở Tây Âu (cho đến thế kỷ XI), các vua chúa và tầng lớp kỵ sĩ dành phần lớn thời gian cho các hoạt động quân sự Lúc này, giáo sỹ trở thành tầng lớp có học duy nhất trong xã hội phong kiến Tây Âu và với số tư liệu không nhỏ được lưu trữ trong các tu viện, chủng viện, họ gần như độc quyền nắm giữ chìa khóa dẫn vào kho tàng tri thức, mà các nên văn minh phương Đông và Hy –

La đã để lại cho nhân loại

Những triết lý, tư tưởng đó đã tạo ra trong quần chúng những niềm tin mù mờ và ảo tưởng về sự cứu rỗi của Giáo hội, đồng thời cũng làm tăng uy quyền cho tầng lớp giáo sĩ Hơn nữa, sự phát triển thấp kém về kinh tế và văn hóa thời sơ kì trung đại ởTây Âu là cơ sở tốt để truyền bá các loại tư tưởng mê tín trong quần chúng Đến thời Trung đại, giáo hội La Mã là trung tâm của đạo Kito ở phương Tây Dựa vào uy quyền tôn giáo, giáo hội

La Mã cũng có thế lực rất lớn về kinh tế, chính trị và văn hóa tư tưởng

Tuy vậy, nhà sử học Kitô giáo, Geoffrey Blainey, đã so sánh Giáo hội Công giáo trong các hoạt động của mình trong thời Trung cổ với một kiểu mới của nhà nước phúc lợi: "Nó làm các bệnh viện cho người già và trẻ mồ côi và cho giới trẻ; cho những người bị bệnh phong; và ký túc xá hoặc nhà trọ nơi những người hành hương có thể mua một chiếc giường và bữa ăn rẻ tiền " Họ cung cấp thức ăn cho người dân trong nạn đói và phân phối thức ăn cho người nghèo Hệ thống phúc lợi này do nhà thờ tài trợ thông qua việc thu thuế trên quy mô lớn và sở hữu các trang trại và bất động sản lớn

Công Giáo có ảnh hưởng rõ ràng trong kiến trúc đã tạo ra các nhà thờ, một số vẫn còn là kiệt tác vĩ đại nhất của nền văn minh phương Tây.

Giáo lý Kitô giáo được có ảnh hưởng lâu dài về xu hướng đời sống, hôn nhân và cuộc sống gia đình và cũng có cả ảnh hưởng và (trong thời gian gần đây) gây tranh cãi Kitô giáo đóng một vai trò trong việc chống lại những hành vi lạc hậu như sự hy sinh của con người, chế độ nô lệ, tội giết trẻ con và Đa phu thê. Kitô giáo nói chung ảnh hưởng đến tình trạng của phụ nữ bằng cách lên án ngoại tình hôn nhân, ly hôn, loạn luân, Đa phu thê, kiểm soát sinh sản, tội giết trẻ con (trẻ sơ sinh nữ có nhiều khả năng bị giết), và phá thai. Ảnh hưởng của Ki Tô giáo không chỉ dừng lại ở nền văn minh phương Tây và nó cũng góp phần phát triển nền văn minh Hồi giáo và phương Đông Và thậm chí ngày nay, nó cũng có vai trò tích cực trong thế giới Ả rập và Hồi giáo ở nhiều khía cạnh xã hội, kinh tế và chính trị khác nhau.

Có thể nói, trong suốt thời kỳ Trung đại ở Tây Âu, mối quan hệ giữa thần quyền và thế quyền là mật thiết, hữu cơ, tuy có giai đoạn đối dầu kịch liệt nhưng quyền lợi chưa bao giờ tách rời nhau Giáo hội là chỗ dựa tinh thần hữu hiệu, là công cụ sắc bén về tư tưởng của giai cấp quý tộc chủ nô và phong kiến thống trị Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, Giáo hội có vai trò nổi bật và quan trọng trong việc gìn giữ văn hóa, phát triển văn hóa, làm dịu đi những vết thương chiến tranh, những nỗi đau cơ cực của những người theo đạo Đế lại những công trình kiến trúc vĩ đại cho nhân loại, kho tàng văn học, khoa học tự nhiên, họa học thần bí, hội họa, những tư liệu lịch sử quý báu về lịch sử con người, không chỉ giới hạn trong sinh hoạt văn hóa tôn giáo, mà còn trong cả những hoạt động thường ngày, cho những nhà nghiên cứu khoa học muốn tìm hiểu về lịch sử con người một cách toàn diện nhất.

1.4 Văn hóa Tây Âu thế kỉ V-X

1.4.1 Tình hình chung về vh, gd, tt (suy thoái)

Vào thời kì cuối của đế quốc La Mã, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự suy sụp toàn diện về kinh tế, nền văn hóa huy hoàng một thời cũng bị lụi tàn.Những cuộc chinh phục liên tiếp của tộc Giécmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại Nhưng chỉ có các nhà thờ và tu viện của đạo Kitô là không bị người man tộc xâm phạm nên những cơ sở tôn giáo này mới giữ lại được một số thành tựu của nền văn hóa cổ đại.

- Suy thoái văn hóa giáo dục:

Hầu hết xã hội đều mù chữ, kể cả quý tộc và nhà vua, vì các vương quốc của người Giecmanh không chú ý tới sự nghiệp văn hóa giáo dục Hơn nữa, giáo dục lúc bấy giờ chỉ nhằm mục đích đào tạo giáo sĩ để phục vụ Giáo hội nên nội dung học tập chủ yếu là thần học Và ngôn ngữ được dạy ở đây là tiếng Latinh, dùng trong các nghi thức ở nhà thờ và để đọc Kinh thánh Văn hóa giáo dục hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn: Nội dung học tập chủ yếu chủ yếu là những môn phù trợ và phục vụ cho giáo hội Giáo hội chỉ giữ lại những gì có lợi đối với mình, còn những gì trái với giáo lí của đạo Kitô đều cắt xén không thương tiếc => Nền giáo dục Phương Tây suy sụp nghiêm trọng

- Suy thoái về văn hóa tư tưởng:

Văn hóa Tây Âu thế kỉ V-X

1.4.1 Tình hình chung về vh, gd, tt (suy thoái)

Vào thời kì cuối của đế quốc La Mã, cùng với sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chiếm hữu nô lệ và sự suy sụp toàn diện về kinh tế, nền văn hóa huy hoàng một thời cũng bị lụi tàn.Những cuộc chinh phục liên tiếp của tộc Giécmanh đã tàn phá nặng nề những di sản của nền văn minh cổ đại Nhưng chỉ có các nhà thờ và tu viện của đạo Kitô là không bị người man tộc xâm phạm nên những cơ sở tôn giáo này mới giữ lại được một số thành tựu của nền văn hóa cổ đại.

- Suy thoái văn hóa giáo dục:

Hầu hết xã hội đều mù chữ, kể cả quý tộc và nhà vua, vì các vương quốc của người Giecmanh không chú ý tới sự nghiệp văn hóa giáo dục Hơn nữa, giáo dục lúc bấy giờ chỉ nhằm mục đích đào tạo giáo sĩ để phục vụ Giáo hội nên nội dung học tập chủ yếu là thần học Và ngôn ngữ được dạy ở đây là tiếng Latinh, dùng trong các nghi thức ở nhà thờ và để đọc Kinh thánh Văn hóa giáo dục hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn: Nội dung học tập chủ yếu chủ yếu là những môn phù trợ và phục vụ cho giáo hội Giáo hội chỉ giữ lại những gì có lợi đối với mình, còn những gì trái với giáo lí của đạo Kitô đều cắt xén không thương tiếc => Nền giáo dục Phương Tây suy sụp nghiêm trọng

- Suy thoái về văn hóa tư tưởng:

Giáo hội tích cực truyền bá hệ tư tưởng của đạo Kitô thời Trung đại, chủ yếu là chủ nghĩa cấm dục: muốn linh hồn được cứu vớt, được lên thiên đường thì phải ăn chay, sám hối, cấm dục, thoát li khỏi cuộc sống trần tục, đi tu trong nhà tu kín. Ngoan ngoãn, phục tùng, một lòng tin Chúa thì mới được cứu vớt, => Tư tưởng của nhân dân hoàn toàn bị giáo hội thao túng.

1.4.2 Văn hóa phục hưng thời Carôlanhgiênh (phục hưng ngắn ngủi và chưa triệt để)

Nhìn chung trong 5 thế kỉ thời sơ kì phong kiến, nền văn hóaTây Âu rất thấp kém, riêng dưới thời vua m là có phát triển ít nhiều Lúc ấy, Frang đã phát triển thành một đế quốc rộng lớn và Saclomanho nhận thưc được việc cần chú ý đến phát triển văn hóa giáo dục Ông cho mở trường học cung đình, mời các học giả nổi tiếng ở Tây Âu dạy và khuyến khích con em quý tộc theo học Tuy nhiên phong trào học thuật này vẫn lấy thần học làm nội dung chủ yếu, trình độ của các nhà tri thức cũng còn thấp và kiến thức rất đơn giản, ngây ngô

Quân K cơ hay là lá bài vua tự sát (thanh kiếm đâm thẳng vào đầu) Quân K cơ trong bộ bài tây là quân bài in hình vị vua duy nhất không có râu, và có thêm một cây kiếm cắm thẳng vào đầu Cho nên, lá bài này thường được biết đến với tên gọi "vị vua tự sát" Đã có rất nhiều giả thuyết đặt ra để nói về quân bài có hình ảnh khó hiểu này Giả thuyết đầu tiên là không có vị vua nào tự sát ở đây cả Dựa trên tạo hình ban đầu của quân bài, vị vua này có thể đang vùng rìu bằng tay trái, chứ không phải đang cầm kiếm để tự sát Sau khi bộ bài được cải tiến, cây rìu ban đầu bị mất một phần lưỡi nên trông nó giống đang cắm vào đầu nhà vua Tuy nhiên, giả thuyết này còn gây nhiều nghi ngại, do không ai tìm ra được bản gốc của bộ bài

Giả thuyết đc đồng tính nhất chính là cho rằng ông vua trên hình là vua Charlemagne Quân K cơ lấy hình tượng từ vuaCharlemagne Charles Đại đế (742-814) Dưới thời ông, La Mã gần như đạt đỉnh cực thịnh, ông tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu Trên chúng ta có thể thấy rõ hơn trang phục của vua Charlemagne ở lá bài qua hình ảnh sau : Trên ảnh ông mang theo một thanh kiếm trong mình (or quyền trượng) và tay còn lại câm quả cầu có biểu tượng của kito giáo: cây thánh giá Tấm hình đại bàng bên trái là biểu tượng quyền lực cho nhà vua lúc bấy giờ, họ tin rằng chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử Tấm hình trên phải là 1 hình vẽ cách điệu của cây thánh giá - đại diện cho giáo hội kitoo, và Charlemagne đang đội Vương miện của các Hoàng đế La Mã Thần Thánh vào thế kỷ 12

 Lí do cho việc vị vua này được xuất hiện trên 1 quân bài có lẽ bởi

1 Dưới sự cai trị của ông đã ảnh hưởng tới thời kỳ Phục Hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa.

2 Ghi dấu ấn to lớn cho lịch sử châu Âu, vị vua này được xem là hình tượng cho quân bài K cơ trong bộ bài tây

=> Tôn vinh những công lao của vua Charlemagne - người tạo ra những điều kiện về văn hóa, tri thức, tư tưởng, … để nó có thể nở rộ trong thời kì Phục Hưng

=> Đề cao vai trò nhà thờ, vai trò vua, kito giáo

Tây Âu thế kỉ XI - XIV

Sự xuất hiện của thành thị ở Tây Âu

- Từ cuối thời đế quốc Rôma, do sự suy thoái của nền kinh tế hàng hóa, các thành thị ở Tây Âu đã bị điêu tàn.

- Đến thế kỉ XI, nền kinh tế Châu Âu có những bước tiến quan trọng mà chủ yếu biểu hiện ở sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp

- Sự ra đời của thành thị ở Châu Âu đã diễn ra từ trong các thế kỉ X, XI tùy theo trình độ phát triển kinh tế và vị trí địa lý từng vùng

- Ở Tây Âu, thành thị ra đời tương đối sớm ở Italia, và miền Nam nước Pháp Thành phố ở Bắc Pháp, Đức, 1 số nước Tây Âu khác

 Ảnh hưởng của thành thị đối với chế độ phong kiến

Sự ra đời của thành thị vào thế kỉ XI là 1 biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở Châu Âu Song, thành thị với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế hàng hóa cũng đã phá hoại ngầm chế độ phong kiến Trong đó tiềm ẩn những nhân tố làm tan rã:

 Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm tan rã nhanh chóng nền kinh tế tự nhiên

 Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa góp phần quan trọng trong việc làm tan rã chế độ nông nô

 Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa làm cho mối liên hệ kinh tế giữa các địa phương càng chặt chẽ => Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những quốc gia thống nhất

 Kinh tế hàng hóa phát triển mạnh nhanh chóng và trong xã hội xuất hiện tầng lớp cư dân mới – tầng lớp thị dân, tạo điều kiện cho mầm mống của chủ nghĩa tư bản ra đời

 Đến thế kỉ XVI, chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện phổ biến ở Tây Âu

=> Chế độ phong kiến bước vào thời kì tan rã.

Thành tựu văn hóa

- Do sự thúc đẩy của những điều kiện xã hội mới, nền văn hóa Tây Âu cũng bắt đầu khởi sắc

2.2.1 Sự xuất hiện của các trường đại học

 Nhu cầu tri thức của thị dân ngày càng cao, họ đã thấy giá trị của những tài sản vô hình là văn hoá

 Trường học của nhà thờ không đáp ứng được nhu cầu về văn hoá đa dạng, thiết thực của tầng lớp thị dân,

=> Điều đó đã dẫn tới sự xuất hiện các trường đại học ở Tây Âu vào thế kỉ XII - XIII Tiêu biểu cho các trường đại học xuất hiện giai đoạn này là trường Xoocbon, Tuludo, Oocleang, ở Pháp ; Oxford, Cambridge, ở Anh ; Napoli, Palecmơ, ở Ý

 Đến cuối thế kỉ XIV, ở Tây Âu đã có tất cả khoảng 40 trường đại học Ngôn ngữ sử dụng trong các trường đại học vẫn là tiếng Latin Phương pháp giảng dạy là giảng thuật Ngoài thần học, sinh viên còn được học các môn học khác: Y học Luật học, Nghệ thuật Giáo sư là những người thế tục chứ không phải chỉ là các giáo sĩ như trường học của nhà thờ

 Như vậy, các trường đại học muốn tìm cách thoát khỏi sự kiểm soát của giáo hội và hoạt động độc lập

 Các trường đại học đã trở thành trung tâm văn hoá, khoa học, nơi truyền bá những tư tưởng tiến bộ

 Vì vậy sau này, giáo hội lại tìm mọi cách để kiểm soát hoạt động của các trường đại học.

Triết học kinh viện (scholasticism) là một thuật ngữ từ chữ Latin để chỉ triết học trong nhà trường Đây là một môn học rất quan trọng trong nhà trường lúc bấy giờ

Triết học kinh viện được coi là triết học chính thức của giai cấp thống trị lúc đó Đặc điểm nổi bật của triết học kinh viện là rất trọng logic hình thức, với những phương pháp biện luận cực kì rắc rối

Khi nghiên cứu những khái niệm chung, các nhà triết học kinh viện đã chia làm hai phái, duy thực và duy danh Phái duy thực thuộc trường phái duy tâm, còn phái duy danh mang nhân tố duy vật Chính vì vậy, tuy vẫn tin chúa nhưng các nhà duy danh vẫn thường bị nghi ngờ.

Các nhà triết học kinh viện tiêu biểu thời kì đó là Anxenme, Guyom de Sampo, Roger Bacon, Thomas Aquinas

Tới thế kỉ XIV, triết học kinh viện bắt đầu suy thoái Các nhà triết học kinh viện trở thành công cụ của nhà thờ, chống lại những tư tưởng mới của giai cấp tư sản đang lên.

 Văn học Tây Âu giai đoạn này cũng có những biểu hiện mới

 Bên cạnh văn học dân gian và văn học Latin của nhà thờ, thời kì này còn xuất hiện hai dòng văn học mới là: văn học kị sĩ và văn học thành thị

+) Nguồn gốc của Văn học kị sĩ thường bắt nguồn từ những câu chuyện lưu truyền trong nhân dân, mà nhân vật trung tâm thường có những tính cách được ca ngợi như thượng võ, trọng danh dự, kính chúa, trung thành với chủ và một tính cách không thể thiếu là tôn sùng người đẹp Văn học kị sĩ gồm hai thể loại chủ yếu là anh hùng ca và thơ trữ tình Bản anh hùng ca tiêu biểu thời đó là Bài ca Roland, Bài ca Cid Tác phẩm Tơrixtăng và Idơ là một tác phẩm ca ngợi tình yêu lãng mạn kiểu kị sĩ.

+) Nguồn gốc của văn học thành thị: Dân ca và những câu chuyện dân gian=> Được viết bằng tiếng nói của nhân dân, mang nội dung chống lại phong kiến và giáo hội Thiên Chúa rõ rệt

 Nền kinh tế hàng hoá ở các thành thị đang lên còn làm thay đổi cả bộ mặt kiến trúc ở các thành thị

 Khoảng nửa sau thế kỉ XII đến thế kỉ XIII, phong cách kiến trúc Roman dần dần được thay thế bởi phong cách kiến trúc Gôtích Kiến trúc Roman là kiến trúc chịu ảnh hưởng từ những công trình kiến trúc Roma Kiến trúc Gôtích là kiến trúc của người Gốt.

 Buổi đầu thời trung đại, các công trình kiến trúc Tây Âu đều bị suy giảm, nghèo nàn theo sự suy giảm chung của văn hoá.

 Đến cuối thế kỉ VIII, kiểu kiến trúc Roman có được khôi phục, nhưng về nghệ thuật thì nó thô kệch, nặng nề chứ không được đẹp như các công trình kiến trúc thời cổ đại. xây bằng đá, cột thấp, tường dày, ít cửa sổ, mặt trước để phẳng, hầu như không có trang trí gì Bên trong các nhà thờ chỉ được trang trí một số bức tranh tô màu loè loẹt

 Đến nửa sau thế kỉ XII, ở miền Bắc nước Pháp xuất hiện một kiểu kiến trúc mới được gọi là kiến trúc Gôtích Đặc điểm của kiến trúc Gôtích là vòm cửa nhọn, nóc nhà nhọn, cột cao, tường mỏng, nhiều cửa sổ và được trang trí bằng nhiều loại kính màu.

 Lối kiến trúc này làm tăng thêm vẻ uy nghiêm của tôn giáo nên trước hết được áp dụng xây các giáo đường, ngoài ra phong cách kiến trúc này còn được áp dụng để xây các công sở, dinh thự

 Công trình tiêu biểu cho kiến trúc Gôtích thời đó là nhà thờ Buôcgiơ được xây dựng vào cuối thế kỉ XII và nhà thờ Đức

Bà Pari được xây dựng vào thế kỉ XIII ở miền Bắc nướcPháp.

Thập tự chinh

Nhắc đến Tây Âu trung đại thế kỉ XI - XIV không thể không kể đến cuộc thập tự chinh của các vị vua để mở rộng lãnh thổ kéo dài tổng cộng hơn 200 năm.

 Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo,được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh (Palestin ngày nay) Quân thập tự đến từ khắp Tây Âu, và đã có một loạt các chiến dịch không liên tục giữa năm 1095 và 1291

 Những cuộc chiến hướng vào Ả Rập vì Ả Rập là mảnh đất màu mỡ

=> Các cuộc thập tự chinh đã mở rộng việc giao lưu giữa phương Đông và phương Tây=> Yếu tố giá trị cho các cuộc phát kiến sau này

Hệ quả của cuộc TTC là nó đã gây nên Đại dịch cái chết đen Địa điểm đầu tiên là ở các thành phố phía Nam

Xuất phát từ con bọ chét trên lưng con chuột đi theo các cuộc thập tự chinh vào các thành phố phía nam Châu Âu gây ra cuộc tàn sát tiêu diệt đến sáu mươi phần trăm dân

=> Con người bắt đầu hoài nghi về niềm tin tinh thần (khi đó chưa phát triển khoa học công nghệ và phương tiện tìm ra nguyên nhân là từ con chuột) một số người không còn tin vào đức chúa, một số lại tin tưởng tuyệt đối vào nhà thờ vì tin rằng nhà thờ được bảo vệ bởi ánh sáng của chúa Điều này xảy ra là vì khi đaị dịch bùng phát người ta nhận thấy nhưng khu vực lân cận nhà thờ ít ít người tử vong hoặc không bùng phát dịch nặng như những nơi khác, và người ta tin rằng nhà thờ và các cùng xung quanh đó đã được chúa che chở Nhưng thật ra, khu vực này đại dịch ít nghiêm trọng hơn là bởi nhà thờ hay làm vệ sinh, lau chùi sạch sẽ, cáchh vệ sinh của nhà thờ cũng đặc biệt hơn và đàm bảo hơn nên dịch bệnh không quá nghiêm trọng ở những nơi này

KẾT LUẬN 2 THỜI KÌ ĐẦU CỦA TÂY ÂU

TRUNG ĐẠI Ở 2 thời kì này dù đạt đc 1 số thành tựu nhất định, góp phần làm tiền đề dẫn đến phong trào Phục Hưng nhưng xã hội, tư tưởng, chính trị vẫn bị kìm hãm và lũng đoạn bởi chế độ phong kiến và giáo hội Vậy nên người ta gọi thời kỳ này là thời kì

 Những nét tương đồng với xã hội nguyên thủy

 Phong kiến: Phân quyền, phân chia giai cấp, hình thức sản xuất khép kín - trang viên

 Trong suốt thời trung đại, giáo hội Kitô có thế lực rất lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa và là chỗ dựa vững chắc của chính quyền phong kiến:

+) Suy thoái văn hóa giáo dục: Rất thấp kém, hoàn toàn bị giáo hội Kitô lũng đoạn

+) Suy thoái về văn hóa tư tưởng: Giáo hội tích cực truyền bá hệ tư tưởng của đạo Kitô thời Trung đại, chủ yếu là chủ nghĩa cấm dục

Tây Âu thế kỉ XV-XVII (Phong trào Phục Hưng)

Bối cảnh

- Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

- Tư tưởng, tình cảm của con người vẫn bị ràng buộc bởi hệ tư tưởng khắt khe cùng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến. Bên cạnh đó, những thành tựu về văn hóa từ thế kỉ XI – XIII còn xa mới đáp ứng được nhu cầu của giai cấp tư sản mới ra đời

- Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến.

=> Giai cấp tư sản cần có hệ tư tưởng và nền văn hóa riêng để phục vụ cho đời sống tinh thần và để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giáo hội và giai cấp quý tộc phong kiến đang làm cản trở sự phát triển của xã hội

=> Phong trào văn hóa Phục Hưng ra đời.

Nội dung của phong trào Phục Hưng

 Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội: Lên án, đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, giả nhân, giả nghĩa của giáo sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của giai cấp quý tộc phong kiến

 Đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân: Chống lại quan niệm của giáo hội về con người và cuộc sống trần gian:

+ Trước hết là đề cao tự do

+ Đề cao chính nghĩa và đạo đức

+ Đề cao vẻ đẹp con người : Vẻ đẹp thể chất – vẻ đẹp trí tuệ, tâm hồn

 Đề cao khoa học tự nhiên: Chống lại những quan điểm phản khoa học, đề cao khoa học, kỹ thuật, giáo dục, chống lại tư tưởng duy tâm thần bí và chủ nghĩa duy tâm.

 Xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ: Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu đối với Tổ quốc và tiếng nói của nước mình.

=> Từ nội dung về tư tưởng của phong trào văn hóa Phục Hưng, có thể thấy rõ tính chất cách mạng của trào lưu này, thấy được

1 tư tưởng đang được hình thành với mong muốn thay đổi toàn diện xã hội “nghèo nàn” ở thời bấy giời, thay đổi xã hội bị đạo giáo Kitô lũng đoạn 1000 năm => Chính vì vậy phong trào văn hóa Phục Hưng thực chất là 1 phong trào cách mạng về văn hóa tư tưởng chống phong kiến và giáo hội

 Phát triển công nghiệp, thương nghiệp

 Xuất hiện 1 tầng lớp rất giàu có: Tư sản

3.2.3 Nghệ thuật và văn hóa: Ý vốn là quê hương của nền văn minh La Mã cổ đại => Còn giữ được nhiều di sản văn hóa về kiến trúc, điêu khoa họcắc, văn học, => Nhà văn, nghệ sĩ đã kế thừa được truyền thống văn hóa rực rỡ => Nhờ phong trào Phục Hưng, họ có điều kiện làm sống lại và phát triển những thành tựu văn hóa đó

Những người giàu để phô trương cho sự giàu sang của mình, họ xây dựng nhiều lâu đài tráng lệ => Khuyến khích sự sáng tạo nghê thuật như họa sĩ, nhà điêu khắc,

Văn hóa không quá phụ thuộc vào đạo giáo Thiên Chúa, bắt đầu có những nhà văn, nghệ sĩ, nhà tư tưởng có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và đi trước thời đại của họ.

Thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng

Thơ các tác phẩm với nội dung cổ vũ cho sự thống nhất của nước Ý ngày càng xuất hiện nhiều tiêu biểu ở thể loại này là Đantê – người đi đầu, tiên phong trong phong trào văn học PH, hai tác phẩm lớn là Thần khúc và Cuộc đời mới Ngoài ra, còn có Petrarca

TThể loại này phát triển rất mạnh mẽ đặc biệt là ở Anh với tác giả William Shakespeare có hơn 40 vở kịch như: Romeo và Juliet, Hamlet, Macbeth,…

Hội họa điểm khác biệt của mỹ thuật thời Phục Hưng là tính hiện thực cao, các tác giả thể hiện cá tính và nội tâm khác hẳn thời kỳ trước.

Nhà danh họa khổng lồ người Ý của thời kỳ này là Lêôna đơ Vanhxi với các tác phẩm như Nàng Giôcôngđơ, Bữa tiệc cuối cùng, Đức mẹ đồng trinh trong hang đá Điê u khắ c

Tiêu biểu Danh họa và nhà điêu khắcMikenlăngiơ (Michelangelo) ra đời ở Ý nổi tiếng với bức hoạ Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xixtin gồm có 343 nhân vật vàCuộc phán xét cuối cùng thì được vẽ trên tường nhà thờ Xixtin Về điêu khắc ông để lại nhiều bức tượng như pho tượng David, Người nô lệ bị trói,…

Kiến trúc ở giai đoạn này phản ánh sự phục hồi cổ điển Các công trình kiến trúc tiêu biểu là: Lâu đài Chambord ở Pháp, lâu đài Azay le Rideau, bảo tàng Louvre, nóc vòm nhà thờ thánh Peter, nhà thờ thánh Phêrô ở Vantican,

Khoa học tự nhiên và triết học

Về khoa học tự nhiên, thành tựu của phong trào văn hóa Phục Hưng đem lại nhiều bước tiến vượt bậc với sự đóng góp của nhiều nhà khoa học:

Giáo sĩ người Ba Lan N Côpecnic (1473 – 1543 ) với thuyết mặt trời là trung tâm Sau nhiều năm nghiên cứu, ông đưa ra kết luận: Trái đất xoay quanh mặt trời – điều này trái ngược với thuyết trái đất là trung tâm mà giáo hội đã công nhận hàng nghìn năm qua

Giáo sĩ người Ý Gioocđanô Brunô (1548 – 1600) đã tích cực hưởng ứng thuyết thuyết mặt trời là trung tâm của N Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành Bên cạnh đó, ông phát triển thêm thuyết tư tưởng này, ông cho rằng mặt trời là trung tâm của hệ thái dương chứ không phải là trung tâm vũ trụ

Một nhà thiên văn học người Ý là Gallileo Gallilei

(1564-1642) tiếp tục phát triển hai quan điểm trên. Ông đã chứng minh mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không nhẵn bóng, thiên hà được tạo thành bởi vô số vì sao Bên cạnh đó, ông còn giải thích hiện tượng sao chổi và là cha đẻ của khoa học thực nghiệm với định luật rơi tự do và dao động của con lắc.

Nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ (1571-

1630) đã chứng minh rằng quỹ đạo chuyển động của các hành tinh là hình elip chứ không phải là hình tròn, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và ngược lại, càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại.

=> Đến thời kì này đánh dấu chính thức việc Triết học tách ra làm các môn khoa học khác Như cơ học, toán học, vật lý học, thiên văn học, hóa học, sinh học, xã hội học, tâm lý học,…

=> Đặt tiền đề cho quan điểm của Hegel : “Triết học là khoa học của mọi ngành khoa học”

=> Là cơ sở cho bộ môn triết học Mác-Lênin ngày nay

Qua 1 quá trình tích lũy kinh nghiệm, đến các thế kỉ XIV, XV,XVI ở Tây Âu đã đạt được 1 số tiến bộ về kĩ thuật, nhất là về các năng lượng, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, hàng hải,

Thời trung đại, hầu như mọi việc đều làm bằng tay, năng lượng con người sử dụng lúc đó chỉ có sức gió và sức nước Vì vậy, việc cải tiến nguồn nước thế kỉ XIV đóng một vai trò rất quan trọng. Lúc đầu, người ta đặt guồng nước cạnh sông để lợi dụng sức nước chảy quay guồng Đương nhiên nhà máy cũng phải xây kề mép nước Đến thế kỉ XIV, khi để quay guồng nước người ta đã biết làm những con kênh dẫn nước từ trên cao đổ vào các máng đặt trên guồng nước Điều đó tạo ra năng lượng lớn hơn và nhà máy không nhất thiết phải kề các con sông tự nhiên và cũng sẽ an toàn hơn.

Cải tiến kĩ thuật trong ngàng dệt

Ngành dệt cũng có những cải tiến Một số xa kéo sợi được cải tiến, đạp bằng chân chứ không quay bằng tay như trước kia Khung cửi nằm ngang cũng đã thay thế cho khung cửi đứng trước kia. Chủng loại, màu sắc hàng dệt cũng phong phú hơn.

Tiến bộ trong nghề khai mỏ và luyện kim

Trong nghề khai khoáng, người ta cũng đã biết dùng máy bơm chuyển động do các guồng nước để hút nước từ các hầm lò lên Các công đoạn rửa quặng, nghiền quặng cũng được cơ giới hoá.

Tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng 25 3.5 Ý nghĩa và kết luận của phong trào văn hóa Phục Hưng.26

- Là 1 phong trào văn hóa hoàn toàn mới dựa trên nền tảng kinh tế xã hội mới và được chỉ đạo bởi 1 hệ tư tưởng mới

- Là 1 cuộc cách mạng văn hóa tư sản mới

- Nhằm chống lại những quan niệm lỗi thời kìm hãm tình cảm và cản trở phát triển kinh tế

- Tư tưởng chủ đạo: Chủ nghĩa nhân văn

Nhân là người, văn là vẻ đẹp, chủ nghĩa nhân văn được hiểu là chủ nghĩa đề cao cái đẹp con người

Nhà triết học Vonghin đã định nghĩa: “chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm tư tưởng về đạo đức bắt nguồn không phải từ cài gì siêu nhiên kỳ ảo ngoài đời sống nhân loại mà là từ những vấn đề thực tế, tồn tại trên mặt đất với tất cả những nhu cầu, những khả năng trần thế đó đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thoả mãn”

Sêcxpia ca ngợi: “Kỳ diệu thay là con người Con người cao quý làm sao về trí tuệ, vô tận làm sao về năng khiếu, về hình dung và dáng vóc, nó đẹp tự nhiên tựa thiên nhiên Về trí tuệ nó có thể sánh tài thượng đế, thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của loài người”

Chủ nghĩa nhân văn là tư tưởng chú trọng đến con người, chú trọng cuộc sống hiện tại, chủ trương con người được hưởng quyền hưởng mọi lạc thú ở đời Nó hoàn toàn đối lập với quan niệm của Giáo hội Thiên Chúa chỉ sùng bái chúa, chỉ chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở Thiên đàng và đề xướng chủ nghĩa cấm dục.

3.5 Ý nghĩa và kết luận của phong trào văn hóa Phục Hưng

Dựa vào các thành tựu cũng đặc điểm của phong trào văn hóa phục hưng có thể thấy được ý nghĩa to lớn của nó là bước tiến vượt bậc nền văn minh Châu Âu nói riêng và nền văn minh nhân loại nói chung Với những thành tựu mà nó đạt được đã đập tan rào cản về giai cấp, những tư tưởng giáo điều, cũ kỹ mở ra một chân trời mới cho sự phát triển của loài người Nhưng bên cạnh cũng có một số hạn chế nhất định

+) Thực chất, đây là một cuộc đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng giữa giai cấp tư sản mới ra đời chống lại giai cấp phong kiến đang suy tàn Trong khi đấu tranh phê phán tư tưởng và hành động của giáo hội và giai cấp phong kiến, đề cao giá trị con người, đòi giải phóng con người, giải phóng tư tưởng tình cảm con người nó đã có vai trò rất tích cực là đã phát động quần chúng chống lại chế độ cũ.

+) Đề cao những giá trị tốt đẹp nhất, cao quý nhất của con người: con người lao động, nó đã có sự đồng cảm nhất định với người lao động Giá trị vĩ đại của chủ nghĩa nhân văn, của nền văn hóa Phục hưng cũng là ở đó.

+) Phong trào Văn hóa Phục hưng được xem là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu, thể hiện bằng thành tựu của nó trên mọi lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên… phong trào văn hóa Phục hưng đã đặt cơ sở nền móng cho việc phát triển văn minh Tây Âu trong các giai đoạn tiếp theo.

+) Đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa

+) Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng là trong khi chống lại Giáo hội thì với tư cách là đại biểu của một giai cấp bóc lột, các nhà tư tưởng của nó thực tế không thủ tiêu tôn giáo mà thay bằng một thứ tôn giáo khác (tôn giáo cải cách) một kiểu áo “may vừa khổ người giai cấp tư sản hơn”.

+) Mặt khác, trong khi đề cao giá trị con người, giai cấp tư sản lại ủng hộ sự áp bức bóc lột để làm giàu Họ kêu gọi giai cấp tư sản “phải vận động” với nghệ thuật cao độ sự giả dối và bịp bợm, con người bằng máu và bằng sắt, sống bằng cướp đoạt và cướp đoạt bằng bạo lực với đủ mọi hình thức, mọi thủ đoạn, ủng hộ bóc lột để làm giàu Chủ nghĩa tư bản đã ra đời và phát triển trong giai đoạn đầu với sự tàn bạo và đau đớn, “với máu và bùn nhơ”.

+) Trong khi đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân nhưng chủ yếu là con người của giai cấp tư sản Con người lao động cũng được nói tới song rất ít Khi đòi giải phóng cá nhân,các nhà Văn hóa Phục hưng đã đặt nền móng cho một thứ chủ nghĩa cá nhân, thậm chí đi đến cực đoan, vốn là bản chất của

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w