1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn lịch sử văn minh thế giới vai trò của công nghệ số đối với thư viện thông minh

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của công nghệ số đối với thư viện thông minh
Tác giả Lê Thị Bình
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Huy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lịch sử văn minh thế giới
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 3,56 MB

Cấu trúc

  • 1. Mở đầu (2)
    • 1.1. Ý tưởng nghiên cứu (2)
    • 1.2. Khái quát các nghiên cứu trước đó (3)
    • 1.3. Cấu trúc toàn bài (3)
  • 2. Khái quát cuộc cách mạng lần thứ tư tại Việt Nam (4)
    • 2.1. Khái quát 4 cuộc cách mạng (4)
    • 2.2. Các thế hệ của thư viện thông minh (5)
      • 2.2.1. Thư viện 1.0 dựa trên nền tảng web 1.0 (1995 - 2005) (7)
      • 2.2.2. Thư viện 2.0 dựa trên nền tảng web 2.0 (2005-2010) (7)
      • 2.2.3. Thư viện 3.0 dựa trên nền tảng web 3.0 (2010 - 2015) (8)
      • 2.2.4. Thư viện 4.0 dựa trên nền tảng web 4.0 (2015 - 2025) (8)
  • 3. Vai trò của cuộc cách mạng lần thứ tư trong lĩnh vực thư viện (9)
    • 3.1. Vai trò của Big Data đối với thư viện thông minh (9)
    • 3.2. Vai trò của IoT (Internet vạn vật) đối với thư viện thông minh (13)
    • 3.3 Triển vọng của Điện toán đám mây (ĐTĐM) và AI (Trí tuệ nhân tạo) đối với thư viện (17)
      • 3.3.1. Vai trò của Điện toán đám mây đối với thư viện (17)
      • 3.3.2. Vai trò của AI (Trí tuệ nhân tạo) đối với thư viện (19)
  • 4. Vai trò của các bộ thư viện trong cuộc cách mạng 0 (23)
  • Kết luận (4)
  • Tài liệu tham khảo (26)

Nội dung

Cuối cùng, bài viết sẽ kếtluận lại vai trò của công nghệ số tới lĩnh vực thư viện và tầm quan trọng củacon người trong việc phát triển và định hình thư viện theo xu hướng mới.Từ khóa: Cá

Khái quát cuộc cách mạng lần thứ tư tại Việt Nam

Khái quát 4 cuộc cách mạng

Chúng ta đã và đang trải qua 4 cuộc cách mạng lớn trong lịch sử, mà tại đó cuộc sống của con người đã thay đổi rất nhiều Theo Gartner, cách mạng công nghiệp 4.0 (hay cách mạng công nghiệp lần thứ 4) xuất phát từ khái niệm

"Industrie 4.0" trong một Báo cáo của Chính phủ Đức năm 2013 "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. [1]

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840 Bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên sản xuất cơ khí Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai (cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20), với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện năng và dây chuyền lắp ráp Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba (những năm 1960), được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, máy tính cỡ lớn [2]

“Công nghiệp 4.0” được thảo luận tại Hội chợ Hannover ở Đức vào năm

2011 Không chỉ đơn thuần là máy móc hay hệ thống thông minh, công nghiệp 4.0 còn là công nghệ nano, giải mã trình tự gen, năng lượng tái tạo, tính toán lượng tử Cuộc cách mạng lần thứ tư là sự kết hợp của các công nghệ này và sự tương tác trên các lĩnh vực: vật lý, kỹ thuật số và sinh học đã tạo ra một làn sóng mới trong bước phát triển của loài người [2]

Bài viết sẽ chỉ tập trung vào lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, bao gồm trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud), Internet vạn vật (IoT) Công nghệ số hay còn được gọi là chuyển đổi số, toàn bộ dữ liệu đều được chuyển thành số hóa và phải sử dụng các lĩnh vực trên để phân tích dữ liệu.

Qua trên, chúng ta thấu hiểu được những giá trị mà cuộc cách mạng 4.0 đã và đang mang lại cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung Vì thế, không chỉ chính phủ mà từng cá nhân một cần phải nâng cao kiến thức, sẵn sàng đón đầu tri thức mới, vạch ra những thách thức cũng như cơ hội mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại Không chỉ một vài lĩnh vực mà Việt Nam cũng cần phải áp dụng công nghệ 4.0 cho toàn bộ lĩnh vực để đưa Việt Nam bước vào thời kỳ kỉ nguyên số, hội nhập với toàn cầu Và thư viện là một lĩnh vực cần được đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ 4.0 để đưa tri thức tới mọi người một cách hiện đại, thuận lợi và dễ dàng.

Các thế hệ của thư viện thông minh

Thư viện thông minh là sự phát triển ở mức cao hơn của thư viện điện tử.Tất cả tài nguyên được mã hóa dưới dạng cơ sở dữ liệu số, tài nguyên thông tin đa phương tiện thế nên chúng ta có thể dễ dàng truy cập mọi lúc mọi nơi thông qua mạng máy tính, viễn thông quốc tế mà không cần trực tiếp đến thư viện Tại hội nghị thường niên của OCLC (Online Computer Library Center) năm 2017 đã đề cập đến khái niệm “smart library” - thư viện thông minh, doTechnical University of Denmark (DTU) xây dựng Thư viện thông minh là nơi sinh viên, nhà nghiên cứu có thể phát triển, thử nghiệm và giới thiệu các giải pháp công nghệ thông minh; có thể truy cập vào nguồn dữ liệu đã được thư viện thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu định tính và định lượng; được trang bị cơ sở hạ tầng thông minh, có khả năng tùy biến theo mong muốn của mỗi bạn đọc thông qua điện thoại cá nhân; được lắp đặt hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu bạn đọc (số lượng, vị trí, hướng chuyển động,…) nhằm nghiên cứu xu hướng người dùng và cải thiện chất lượng dịch vụ; đảm bảo thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa chi phí đầu tư, sử dụng [3]

Trong bối cảnh công nghiệp 4.0, thư viện thông minh được phát triển trên nền tảng công nghệ số hiện đại như Big Data, AI, IoT, Cloud Với thư viện thông minh, con người có thể truy cập được cả ở không gian số (thư viện số, Website, cổng thông tin, CSDL…) và không gian vật lý (cơ sở vật chất, phòng đọc, thiết bị máy móc…) một cách thuận tiện nhất Ngoài ra, con người con được trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ một cách tốt nhất có thể, người sử dụng thư viện có thể giao tiếp với trí tuệ nhân tạo như một con người thực sự. Tại Việt Nam, các thư viện đang dần chuyển sang thư viện thông minh với nền tảng công nghệ số, ứng dụng cách mạng 4.0 để phát triển dịch vụ và thu hút người dùng Có rất nhiều trường đại học Việt Nam đang chuyển sang phát triển thư viện thông minh như Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học RMIT Việt Nam, Đại học Bách Khoa Hà Nội,… Một ví dụ về việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thư viện phải kể đến dự án thư viện thông minh do Samsung tài trợ tại hơn 100 thư viện với quan điểm thư viện thông minh sẽ bao gồm phần mềm quản lý thông minh (tài nguyên thông minh), thiết bị nghe nhìn hiện đại (cơ sở vật chất), đào tạo thủ thư (cán bộ thông minh) [4]

Như vậy, thư viện thông minh là thư viện có tài nguyên thông minh, cán bộ thông minh, quản lý thông minh và dịch vụ thông minh.

Thư viện đã trải qua bốn thời kỳ, cả về không gian vật lý (thư viện truyền thống) lẫn không gian số (thư viện số) Bảng dưới đây trình bày các thế hệ thư viện, từ thư viện 1.0 đến thư viện 4.0.

2.2.1 Thư viện 1.0 dựa trên nền tảng web 1.0 (1995 - 2005)

Thư viện số giai đoạn đầu có đặc điểm là Web hướng thông tin, chỉ đọc, nhận thức và một chiều Người dùng có thể truy cập và tìm kiếm thông tin không giới hạn như thư viện truyền thống Các quy trình như thống kê, tra cứu và quản lý bản đọc đều được máy móc xử lý tự động.

Chính việc tự động hóa thư viện truyền thống, thực hiện hoàn toàn mọi thứ trên Web đã tạo nên thế hệ Thư viện 1.0 thông minh đầu tiên giai đoạn trong 1995-2005 [6]

2.2.2 Thư viện 2.0 dựa trên nền tảng web 2.0 (2005-2010)

Thư viện 2.0 xây dựng trên nền tảng Web 2.0, kết nối người dùng thông qua mạng xã hội như Facebook và YouTube Giai đoạn này đánh dấu bước tiến so với thư viện 1.0 khi người dùng không chỉ tiếp nhận thụ động thông tin mà còn chủ động sáng tạo và sở hữu thông tin Thư viện 2.0 tạo ra sự tương tác hai chiều giữa người dùng và thư viện, nơi người dùng vừa có thể tiếp thu vừa có thể đóng góp thông tin.

2.2.3 Thư viện 3.0 dựa trên nền tảng web 3.0 (2010 - 2015)

Thư viện 3.0 được thể hiện trên Web 3.0 (Web ngữ nghĩa) và phát triển dựa trên các định dạng dữ liệu, các trang web chung để mọi trang web, mọi hình thức online có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng hơn Do đó với thư viện 3.0, người sử dụng có thể tiếp cận tri thức của nhân loại rõ ràng hơn. Ngoài ra, thư viện cũng sẽ biết được người sử dụng muốn tìm kiếm thông tin gì bằng việc lấy dữ liệu từ trang web khác Chúng ta không chỉ nhận thêm nhiều thông tin chính xác mà chúng ta còn có thể so sánh các thông tin từ các nguồn với nhau [8] Đặc biệt, thư viện 3.0 đã xuất hiện nhiều tính năng thông minh như tổ chức và quản trị dữ liệu khổng lồ có cấu trúc - chuẩn hóa - khoa học, tìm kiếm ngữ nghĩa chính xác… Có thể nói, Web 3.0 giúp chúng ta chia sẻ thông tin vượt lên trên nội dung vốn có của của các Web thế hệ trước.

2.2.4 Thư viện 4.0 dựa trên nền tảng web 4.0 (2015 - 2025)

Thế hệ web 4.0 (Internet Vạn Vật - Kết nối trí thông minh) cho phép thế giới thực kết nối với thế giới ảo khiến mọi vật trở nên thông minh hơn Nổi bật trên nền tảng 4.0 là Big Data, AI, IoT Nhờ đó mà con người được cấp cho một định dạng để có thể tìm kiếm, trao đổi thông tin qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự giao tiếp trực tiếp giữa người với người hay người với máy tính Nói cách khác, web 4.0 là một tập hợp mà ở đó các thiết bị kết nối với nhau, với Internet, và với thế giới bên ngoài để thực hiện một việc nào đó. Nhờ sự áp dụng của 4.0, mà thư viện đã có những sự thay đổi như sau: Không gian vật lý (thư viện truyền thống): tự động hóa, Robot thông minh hướng dẫn bạn đọc, giá sách thông minh mượn trả tự động, phòng học thông minh điều khiển bằng giọng nói, cảm ứng ánh sáng và điều hòa, thư viện sinh trắc học, hệ thống OPAC mượn tài liệu tại chỗ hoặc chuyển tới chỗ bạn đọc, hệ thống số hóa, in ấn và lưu trữ đám mây,… [8]

Không gian số cung cấp nhiều tiện ích giúp nâng cao hiệu quả công việc và cuộc sống Từ các trợ lý ảo, hướng dẫn đến các công cụ hỗ trợ tìm kiếm tài nguyên và thông tin thông minh, tìm kiếm bằng giọng nói, khám phá dữ liệu lớn, lưu giữ và bảo mật dữ liệu người dùng thông qua công nghệ Blockchain, không gian số đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong thời đại công nghệ hiện nay.

Vai trò của cuộc cách mạng lần thứ tư trong lĩnh vực thư viện

Vai trò của Big Data đối với thư viện thông minh

Năm 2014, Gartner đưa ra một khái niệm về Big Data theo mô hình “5Vs”, trong đó Volume (khối lượng), Velocity (tốc độ), Variety (tính đa dạng), Veracity (tính xác thực) và Value (giá trị) Volume (khối lượng) là thử thách khó khăn nhất đối với hệ thống công nghệ thông tin truyền thống Đây là lĩnh vực mà con người nghĩ tới đầu tiên khi họ nghĩ về Big Data Lợi ích dành được từ khả năng truy cập một lượng lớn thông tin đó là sự thu hút chính của phân tích dữ liệu Velocity (tốc độ) liên quan tới sự gia tăng tốc độ tại nơi mà dữ liệu được tạo ra, vì vậy mà dữ liệu có thể được xử lý, được lưu trữ và được phân tích bởi những cơ sở dữ liệu liên quan Velocity liên quan tới tốc độ mà tại đó dữ liệu mới được phát ra và dữ liệu di chuyển xung quanh đó Ví dụ điển hình đó là mạng xã hội, vào năm 1999, kho dữ liệu của cửa hàng Wal- Mart đã lưu trữ 1.000 terabyte (1.000.000 gigabytes) dữ liệu Trong năm 2012, nó đã đạt tới mức hơn 2.5 petabytes (2.500.000 gigabytes) Chúng ta cập nhật hàng triệu giờ video lên Youtube Chúng ta gửi hơn 200 million emails mỗi ngày Variety (tính đa dạng) là sự đa dạng của dữ liệu Sự đa dạng của dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc đã làm tăng lên đáng kể sự đa dạng của việc lưu trữ và phân tích dữ liệu lớn 90% của dữ liệu được phát ra là hình thức phi dữ liệu. Veracity (tính xác thực) là sự chính xác của dữ liệu Dữ liệu sẽ không hoàn toàn đúng 100% nếu chỉ dựa vào Velocity và Variety Chất lượng của dữ liệu được lưu trữ có thể thay đổi rất nhanh Sự chính xác của nó phụ thuộc vào sự đa dạng của nguồn dữ liệu Value là khía cạnh quan trọng nhất trong Big Data. Mặc dù tiềm năng của nó đối với Big Data là rất lớn nhưng nếu không biết khai thác thì nó sẽ trở lên vô dụng [9] Đối với thư viện, Big Data biến thư viện số thành thư viện số dùng chung thông qua tích hợp phương pháp liên kết, chia sẻ nhiều dữ liệu.

Dữ liệu trong thư viện thông minh bao gồm dữ liệu có cấu trúc (được hình thành theo cấu trúc), phi cấu trúc (video, âm thanh, ảnh, bài viết) và bán cấu trúc (dựa vào nội dung chính để xác định dữ liệu) Bên cạnh tài liệu in, thư viện còn cung cấp các tài nguyên số như tài nguyên điện tử, bài giảng điện tử, tài nguyên mở Các dữ liệu này được tích hợp trong các thư viện trong và ngoài nước Thư viện chia sẻ dữ liệu thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm bảo thông tin đa dạng nhất, ví dụ như liên kết với các nguồn tài nguyên ngân hàng, du lịch, hành chính tại địa phương Các thư viện có thể kết hợp nguồn lực thông tin, hình thành dữ liệu lớn từ nhiều quốc gia và vùng miền khác nhau.

Còn đối với nguồn tin trong nước và quốc tế, các sách báo, tạp chí, tài liệu trả phí hoặc không trả phí… cũng được tích hợp lại tạo nên Thư viện số dùng chung Ví dụ, Liên hiệp Thư viện các trường Khoa học và công nghệ ở Việt Nam chia sẻ nguồn tin điện tử ngành khoa học công nghệ và kỹ thuật (STE) được thành lập cũng như tạo ra sự gắn kết, chia sẻ thông tin giữa các thư viện trong khối [12] Đối với người dùng tin,Big Data đóng vai trò là một người bạn thân thiện với người sử dụng tin Liu và Shen (2018) cho rằng dữ liệu lớn giúp cho thư viện thông minh hơn và thân thiện hơn với người dùng bằng việc cung cấp các dịch vụ thông minh và cá nhân hoá [13]

Với thời đại kỹ thuật số, con người có xu hướng sử dụng mạng xã hội như

Dựa trên dữ liệu lớn từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn và Twitter, thư viện có thể phân tích hành vi, thái độ và nhu cầu của người dùng Bằng cách phân tích cả dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc (video, hình ảnh, âm thanh), thư viện thu thập thông tin chi tiết về sở thích, thói quen và mối quan tâm của người dùng Thông tin này cho phép thư viện hiểu rõ hơn người dùng và cung cấp các giải pháp phù hợp Thư viện cũng có thể theo dõi phản hồi của người dùng thông qua các kênh tương tác, cho phép họ đánh giá mức độ hài lòng và đưa ra các giải pháp kịp thời Ngoài ra, thư viện cung cấp hệ thống e-Learning cho phép người dùng học trực tuyến linh hoạt.

Người dùng khi vào thư viện không phải xuất trình thẻ như vào thư viện truyền thống nữa, thay vào đó sẽ có công nghệ sinh trắc học (dấu vân tay,nhận diện giọng nói, nhận diện mặt) sẽ nhận diện người dùng và cung cấp những thông tin hợp lý theo các thói quen, sở thích một cách chính xác nhất

[15] Ngoài ra, thư viện cũng sẽ có hồ sơ dữ liệu cá nhân, nhờ đó người dùng có thể tiếp cận được nhiều thông tin đa dạng trong khi tìm kiếm Hệ thống sẽ đưa cho người dùng những thông tin liên quan, tương tự và cũng ước tính thời gian hoàn thành tài liệu, đề tài của người dùng Nếu người dùng thư viện đang xem các tác phẩm và tài liệu người Mỹ gốc Phi, kết quả tìm kiếm sử dụng dữ liệu lớn có thể cung cấp cho họ tài liệu bổ sung về văn học người Mỹ gốc Phi hoặc sách do người Mỹ gốc Phi viết [16]

Nhờ dữ liệu lớn, người dùng có thể tiếp cận, truy cập thư viện bất cứ mọi lúc mọi nơi và bất cứ khi nào họ muốn Vì mọi thông tin của thư viện sẽ được hiện diện online, nhờ đó mà họ không phải đến trực tiếp thư viện để mượn sách, hay trao đổi thông tin. Đối với thủ thư,Big Data đóng vai trò là trợ thủ đắc lực trong việc quản lý thư viện thông minh, bao gồm quản lý, tối ưu hóa nguồn lực thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu người dùng tin, thống kê, kiểm tra, đánh giá chất lượng/mức độ đáp ứng các sản phẩm, dịch vụ thông tin; khảo sát, ý kiến phản hồi thông tin người dùng tin về các hoạt động thư viện thông minh, cũng như dự báo, hoạch định chính sách [11]

Dữ liệu lớn cho phép thủ thư quản lý, thống kê và khảo sát người dùng một cách khách quan, hỗ trợ ra quyết định chính sách hiệu quả hơn Ví dụ, thủ thư có thể xác định xu hướng tăng hoặc giảm người dùng dựa trên cơ sở dữ liệu Dữ liệu lớn cũng giúp cải thiện dịch vụ dựa trên trải nghiệm người dùng, quản trị rủi ro và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin.

Trường Đại học Quang Trung phối hợp tổ chức đã được 28 thư viện đại học Việt Nam nhiệt tình hưởng ứng và đã ký vào Bản ghi nhớ tham gia triển khai tích hợp hệ thống thư viện, đại học dùng chung của 28 thư viện học viện, đại học Sáng kiến xây dựng thư viện số dùng chung của VNU-LIC nhằm mục đích tạo ra một cổng tri thức thống nhất bao gồm tất cả tài nguyên thông tin nội sinh của các thư viện đại học (có thể mở rộng ra thư viện trên toàn thế giới) với mục đích kết nối tri thức - thúc đẩy sáng tạo [17]

Như vậy, Big Data có vai trò như là một người bạn thân thiện, thông minh cung cấp cho người dùng tin những dịch vụ tốt nhất Nó cũng biến thư viện số thành thư viện dùng chung - nơi mà tất cả mọi người có thể tiếp cận tri thức.Ngoài ra, nó còn giúp thủ thư quản lý thư viện một cách hiệu quả hơn.

Vai trò của IoT (Internet vạn vật) đối với thư viện thông minh

Khái niệm Vạn vật Kết nối (IoT) do Kevin Ashton đề xuất năm 1999, mô tả một mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối với nhau và Internet Hệ thống này truyền tải dữ liệu tới đám mây để cung cấp các dịch vụ thông minh hơn cho người dùng Ngày nay, IoT đang được phổ biến rộng rãi và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghệ.

Trong bối cảnh IoT đang là xu thế ở trên toàn thế giới, Việt Nam cũng là một trong những nước đón đầu xu thế này và đang áp dụng vào từng lĩnh vực khác nhau, tiêu biểu là lĩnh vực thư viện Tại lĩnh vực thư viện, công nghệ Nhận dạng tần số vô tuyến hay còn gọi là Radio Frequency Identification (RFID) [18], camera, các cảm biến hoá học đều được áp dụng để khiến thư viện trở nên hiện đại hơn Hiện nay, IoT đã trở thành một trong những chủ đề ưa thích đối với cộng đồng những người làm nghề thư viện [19] IoT còn mang lại ý nghĩa cho những người làm thư viện muốn học tập công nghệ mới này.

Vai trò của IoT trong quản lý có thể giúp tăng hiệu quả trong các khâu chọn lọc, bổ sung, thanh lọc vốn tài liệu, lưu trữ - bảo quản tài liệu, tìm tin - phổ biến thông tin, quản lý chặt chẽ việc kiểm kê kho và tài sản, đẩy mạnh lưu hành tài liệu Do đó, triển vọng ứng dụng của IoT vào một số hoạt động của thư viện sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của các thư viện ở Việt Nam trong một số lĩnh vực: Đối với người dùng thư viện,IoT có vai trò cung cấp quyền truy cập vào các bộ sưu tập trực tuyến và truyền thống [20] IoT cho phép người sử dụng, thông qua các ứng dụng di động chạy trên smartphone, kết nối với hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System - GPS) để lấy và phân tích dữ liệu, từ đó cung cấp chính xác vị trí của các tòa nhà thư viện gần nhất mà người đọc có thể tiếp cận đến nhanh nhất [21] Với việc sử dụng thẻ thư viện ảo để mượn/trả sách hoặc ra vào thư viện, người dùng có thể sử dụng điện thoại thông minh kết hợp với ứng dụng để sử dụng thư viện một cách thuận lợi [22] Họ được hướng dẫn qua sơ đồ 3D, xác định vị trí tài liệu, đọc trước tài liệu trên web trước khi quyết định có nên mượn hoặc mua hay không. Người đọc cũng có thể lên danh sách danh mục những quyển sách cần mượn, sau đó đặt trước ở thư viện Cuối cùng họ chỉ cần tới thư viện và ứng dụng sẽ chỉ chính xác quyển sách đó ở đâu qua kệ sách số thông minh (smart digital shelves) [23] Hơn nữa, người dùng có thể kiểm tra được tình trạng sẵn sàng của các phòng đọc, máy in, máy quét, máy tính, máy photocopy, máy chiếu, chỗ ngồi… để chủ động đăng ký sử dụng Đặc biệt, các ứng dụng còn có thể giúp bạn đọc khiếm thị hoặc khuyết tật tìm thấy các khu vực có các trang thiết bị và tiện ích chuyên biệt dành cho họ [24]. Đối với thư viện,IoT như một người kiểm soát bộ sưu tập Thông qua RFID 1 , mã QR, mã vạch, , thư viện có thể đánh dấu ( tagging) cho con người,

1 RFID: (Radio Frequency Identiication) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng sóng vô tuyến Công nghệ này cho phép nhận biết các đối tượng thông qua hệ thống thu phát sóng tài liệu, trang thiết bị Việc sử dụng mạng 3G, 4G, bluetooth, sẽ tạo ra một hệ thống kết nối chặt chẽ Trên cơ sở đó, thư viện có thể giảm thiểu việc mất tài liệu hay tài liệu bị sắp xếp sai chỗ Với RFID, người đọc cũng biết được việc mình trả tài liệu còn bao nhiêu ngày, có trễ hay không và nếu trễ thì phạt bao nhiêu mà không phải đến tận quầy lưu hành Hơn nữa, thông qua lịch sử tìm kiếm, kệ sách thông minh sẽ biết người dùng đang tìm kiếm tài liệu gì và đưa ra những gợi ý liên quan tới tài liệu đó [25] IoT cũng đóng vai trò là một mạng lưới kết nối để chia sẻ thông tin Giống như Dữ liệu lớn, IoT tạo ra một sự kết nối trên toàn cầu để tạo ra cổng thông tin và CSDL dùng chung Các thiết bị di động như điện thoại sẽ kết hợp với điện toán đám mây di động (mobile cloud computing - MCC) MCC lại kết hợp với địa lý tạo ra điện toán đám mây di động địa lý (Geo-Distributed Cloud Computing - GMCC) Nhờ đó, thư viện đáp ứng nhu cầu kết nối của người dùng, đảm bảo họ có thể truy cập kho dữ liệu mà không có sự rào cản địa lý, giúp cho người đọc có thể chia sẻ thông tin chung với nhau và nâng cao nhận thức, trách nhiệm cộng đồng. Đối với thử thư,IoT như một trợ thủ đắc lực trong việc cung cấp dịch vụ nghiên cứu, kiểm tra và hỗ trợ người dùng Cũng giống như Dữ liệu lớn, Internet kết nối vạn vật cũng sẽ nghiên cứu người dùng thông qua sở thích, thông tin, số lượng người sử dụng thư viện, nơi họ truy cập, và kiểm tra xem họ có điều gì không hài lòng với dịch vụ hay không để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho trải nghiệm người dùng Ngoài ra, thư viện còn hỗ trợ họ khai thác thư viện bằng việc cung cấp thực tế ảo Khác với biên bản giấy, thư viện thông minh sẽ cài đặt tín hiệu ở mọi nơi và khi người sử dụng đến một nơi bất kỳ trong thư viện thì điện thoại thông minh của họ sẽ chạy một video hoặc audio giới thiệu về khu vực này IoT cũng dựa trên mối quan tâm của người dùng để đưa ra những tài liệu mà họ quan tâm Thậm chí, khi người sử dụng radio, từ đó có thể giám sát, quản lý hoặc lưu vết từng đối tượng Một hệ thống RFID thường bao gồm 2 thành phần chính là thẻ tag (chip RFID chứa thông tin) và đầu đọc(reader) đọc các thông tin trên chip. quay lại thư viện vào lần tới, IoT sẽ tự động đề xuất những tài liệu liên quan đến lĩnh vực đó hoặc những tài liệu mà họ muốn mượn/mua.

Với công nghệ RFID 2 , IoT giúp thủ thư tiết kiệm thời gian, vì RFID sẽ kiểm soát mượn/trả theo lô; cho phép truy tìm dấu vết để tài liệu tránh bị thất lạc, xếp sai chỗ, gia tăng an ninh thư viện, kiểm kê hàng loạt và cho phép phân loại tài liệu Với việc tự động hóa mượn/trả tài liệu, người đọc có thể tự mình mượn và trả tài liệu (self-service) mà không có sự can thiệp của thủ thư. Điều này khiến cho người đọc có sự riêng tư và sự chủ động trong việc tiếp nhận tri thức Hơn nữa, người đọc không cần phải xếp hàng chờ đăng ký mượn hoặc trả tài liệu [26]

Một ví dụ điển hình của việc áp dụng IoT đó là sử dụng công nghệ RFID - công nghệ này đã được nhiều thư viện trên toàn thế giới áp dụng và tạo ra một làn sóng mới ở Việt Nam Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN là một trong những thư viện tiên phong triển khai ứng dụng công nghệ RFID tại Việt Nam Từ tháng 5/2013, công nghệ RFID đã được áp dụng cho phòng đọc chất lượng cao tại Nhà C1T, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, và đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, nghiên cứu của hầu hết các bạn sinh viên Cụ thể, thư viện đã sử dụng hiệu quả công nghệ RFID trong việc lưu thông, kiểm kê và kiểm soát tài liệu Thời gian mượn, trả được rút ngắn lại, bạn đọc được phục vụ nhanh hơn mà không phải xếp hàng chờ Phòng đọc khang trang với thiết bị hiện đại đã nhận được rất nhiều sự yêu thích từ các bạn sinh viên và cũng nhận được nhiều sự đánh giá cao từ đoàn đánh giá ngoài AUN kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của ĐHQGHN Kết hợp với hệ thống tử cổng an ninh, kho tài liệu cũng được bảo quản tốt hơn, tránh bị thất thoát Kết quả là, sau 5 năm, những quyển sách tham khảo có gắn chip tại Phòng dịch vụ Thông tin Tổng hợp có 366.575 lượt lưu thông trong khi lượng sách được gắn chip chiếm 16% (37.000/450.000 cuốn) Như vậy, trung bình mỗi quyển sách gắn

2 RFID có khả năng đọc cùng lúc nhiều tài liệu không yêu cầu “line-of-sight” (sắp xếp thẳng hàng) chip có 10 lượt trả và không có sự ảnh hưởng nào đến chất lượng của con chip. [27]

Như vậy, chúng ta nhận thấy vai trò quan trọng của IoT trong lĩnh vực thư viện, không chỉ giúp ích cho người dùng tin mà còn cải thiện thư viện, hỗ trợ các thủ thư.

Triển vọng của Điện toán đám mây (ĐTĐM) và AI (Trí tuệ nhân tạo) đối với thư viện

Điện toán đám mây và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này Công nghệ đám mây giúp các thư viện lưu trữ và xử lý dữ liệu một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và dễ dàng truy cập từ xa AI, mặt khác, có thể hỗ trợ các thư viện trong việc tự động hóa tác vụ, phân tích dữ liệu và cung cấp cho người dùng trải nghiệm được cá nhân hóa hơn.

3.3.1 Vai trò của Điện toán đám mây đối với thư viện Điện toán đám mây là [28]: “Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người dùng truy cập tài nguyên điện toán dùng chung (máy chủ, ứng dụng, lưu trữ, mạng, dịch vụ) thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, mọi lúc mọi nơi theo yêu cầu Tài nguyên điện toán này cho phép người dùng tạo lập hay hủy bỏ nhanh chóng mà không cần sự can thiệp của nhà cung cấp dịch vụ.”

Thông qua ĐTĐM, các cơ sở thư viện số giải quyết được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, và lưu trữ dữ liệu Các cơ sở thư viện số liên kết với nhau để xây dựng một kho dữ liệu tập trung ảo Điều này giúp chúng ta có thể giảm chi phí lưu trữ dữ liệu, dễ dàng chia sẻ dữ liệu, truy cập một lần mọi lúc mọi nơi, thông tin đầy đủ và chất lượng [29] Điện toán đám mây giữ vai trò quan trọng đối với tài nguyên thông tin,người dùng tin, người thủ thư, cơ sở hạ tầng và kết nối chia sẻ tri thức.Đối với người dùng tin, Điện toán đám mây cung cấp một kho lưu trữ tài nguyên thông tin rộng lớn bằng việc đồng bộ hóa các dữ liệu Điện toán đám mây còn có thể tính toán và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả Người dùng có thể truy cập kho dữ liệu thông qua điện thoại di động để có thể tiếp cận tri thức mọi lúc mọi nơi và thậm chí có thể bổ sung nguồn thông tin [30] Hơn nữa, người dùng tin có thể truy cập thư viện một cách nhanh nhất và tạo ra một kho thư viện số dành riêng cho mình chỉ với kết nối Internet Với thư viện số này, họ có thể học tập và tìm hiểu suốt đời. Đối với thủ thư, nhờ Điện toán đám mây, thủ thư có thể sử dụng công nghệ mới để tạo nhiều dịch vụ mang tính sáng tạo để đáp ứng nhu cầu người dùng Điện toán đám mây có thể sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, từ đó giúp tin học hóa, đơn giản hóa, thống nhất nghiệp vụ, tiết kiệm thời gian phục vụ người dùng và kiểm kê kho định kỳ, tránh tình trạng thất thoát tài liệu. Khi có tài liệu quá hạn, hệ thống sẽ tự động nhắc nhở thủ thư [29] Đối với thư viện, thư viện có thể tìm kiếm, chia sẻ dữ liệu và nội dung học thuật, thông qua việc phối hợp giữa các thư viện và người dùng trên toàn thế giới Ví dụWorldCat 3 là hệ thống thư viện lớn nhất thế giới, cho phép người dùng tìm kiếm thông tin bằng công nghệ điện toán đám mây WorldCat cung cấp các hoạt động thư viện như biên mục, lưu thông, bổ sung… Ngoài ra, lưu trữ tiệp cũng là một vai trò của điện toán đám mây, ví dụ như Google Drive, Onedrive, [31] Các trường đại học sẽ cập nhật dữ liệu của mình lên “Đám mây”, do đó sinh viên và giảng viên có thể tiếp cận tri thức từ các ngành, nghề để mở rộng tri thức và đồng thời cũng tăng mức độ uy tín của các trường học [32] Tuy nhiên, nó cũng sẽ có một vài hạn chế trong một số vấn đề như quyền bảo mật, quyền riêng tư người dùng, quyền hạn truy cập,

Một số thư viện trên thế giới đã có sáng kiến ứng dụng Điện toán đám mây hỗ trợ giảng viên và sinh viên, tiêu biểu là các thư viện tại Hoa Kỳ Tại đây, các thư viện đã nhanh trong sử dụng Điện toán đám mây để giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến đầu tư hệ thống, bản quyền và nhân sự Tiêu biểu https://www.worldcat.org/ là thư viện số toàn bộ duy nhất tại Italy hoặc Thư viện Thông tin Văn hóa Châu Âu (the European Library of Information and Culture - BEIC) Ngoài ra, Trường Đại học Luật TP HCM đã triển khai Giải pháp iDragon Cloud do Viện Công nghiệp Phần mềm và nội dung số (8/2011- 12/2011) Kết quả là,

580 kho tài liệu đã được đưa lên kho dữ liệu điện toán đám mây, khuyến khích các cán bộ và giảng viên tra cứu trên đó bằng cách cấp quyền truy cập [33].

Như vậy, Điện toán đám mây không còn là ngành công nghệ mới đối với Việt nam vì có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng nó trong việc lưu trữ dữ liệu Thế nên, các thư viện ở Việt Nam cũng cần phải nhanh chóng nghiên cứu và áp dụng ĐTĐM để dữ liệu số, thông tin số biến thành tri thức phục vụ con người Mặc dù vẫn còn rất nhiều vấn đề liên quan đến việc áp dụng ĐTĐM như quyền riêng tư, quyền bảo mật, quyền hạn truy cập, thế nhưng ĐTĐM là một lĩnh vực mà thư viện số nên áp dụng trong tương lai.

3.3.2 Vai trò của AI (Trí tuệ nhân tạo) đối với thư viện

Trong bối cảnh bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở nên phổ biến và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống Tuy khái niệm AI đã được nhà khoa học máy tính người Mỹ John McCarthy đề cập từ những năm 1950, nhưng thuật ngữ này chỉ thực sự được biết đến rộng rãi trong những năm gần đây và trở thành mục tiêu phát triển của các "ông lớn" công nghệ.

AI là công nghệ sử dụng đến kỹ thuật số có khả năng thực hiện những nhiệm vụ mà bình thường phải cần tới trí thông minh của con người, được xem là phổ biến nhất Đặc trưng của công nghệ AI là năng lực “tự học” của máy tính, do đó có thể tự phán đoán, phân tích trước các dữ liệu mới mà không cần sự hỗ trợ của con người, đồng thời có khả năng xử lý dữ liệu với số lượng rất lớn và tốc độ cao Hiện mỗi ngày trên toàn cầu có khoảng 2,2 tỷ Gb dữ liệu mới (tương đương 165.000 tỷ trang tài liệu) được tạo ra và được các công ty, như Google, Twitter, Facebook, Amazon, Baidu, Weibo, Tencent hay Alibaba thu thập để tạo thành “dữ liệu lớn” (big data) Trí tuệ nhân tạo là một lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin, bản chất của trí tuệ nhân tạo vẫn do con người làm ra, họ xây dựng các thuật toán, lập trình bằng các công cụ phần mềm công nghệ thông tin, giúp các máy tính có thể tự động xử lý các hành vi thông minh như con người [34] Trí tuệ nhân tạo có khả năng tự thích nghi, tự học và tự phát triển, tự đưa ra các lập luận để giải quyết vấn đề, có thể giao tiếp như người…tất cả là do

AI được cài một cơ sở dữ liệu lớn, được lập trình trên cơ sở dữ liệu đó và tái lập trình trên cơ sở dữ liệu mới sinh ra Cứ như vậy cấu trúc của AI luôn luôn thay đổi và thích nghi trong điều kiện và hoàn cảnh mới Dự báo đến năm

2030 của công ty kiểm toán và tư vấn tài chính PwC, GDP toàn cầu có thể tăng trưởng thêm 14% từ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo, AI đã xuất hiện trong nhiều ngành, từ cung cấp dịch vụ mua sắm ảo và ngân hàng trực tuyến đến giảm chi phí đầu tư trong sản xuất và hợp lý hóa chẩn đoán trong chăm sóc sức khỏe AI đã thúc đẩy hầu hết các ngành công nghiệp tiến lên và thay đổi cuộc sống của nhiều người [34]

Một số lĩnh vực chính của AI bao gồm:

Tự động lập luận và suy diễn: Lập luận là suy diễn logic, dùng để chỉ ra kết luận mới từ những tiến trình đã có (dựa trên cơ sở tri thức)

Biểu diễn tri thức: Các phương pháp để biểu diễn tri thức gồm có ngôn ngữ biểu diễn và các kỹ thuật xử lý tri thức.

Lập kế hoạch: khả năng suy ra các mục đích cần đạt được đối với các nhiệm vụ đưa ra và xác định các hành động để hoàn thành những nhiệm vụ đó. Học máy: khai phá dữ liệu, khai phá tri thức

Xử lý ngôn ngữ tự nhiên: tập trung vào các ứng dụng trên ngôn ngữ của con người: nhận dạng tiếng nói, nhận dạng chữ viết, dịch tự động, tìm kiếm thông tin,

Hệ chuyên gia: cung cấp các hệ thống có khả năng suy luận để đưa ra những kết luận Các chuyên gia có thể xử lý lượng thông tin lớn và cung cấp các kết luận dựa trên thông tin đó.

Người máy: Người máy với Trí tuệ nhân tạo có thể tự thực hiện được các hành vi có trí tuệ giống con người [35]

Dian Schaffhauser (2017) trong báo cáo “Report: AI and IoT to Change Academic and Research Libraries in Years to Come” dự đoán AI và IoT sẽ tác động mạnh, làm thay đổi thư viện học thuật và nghiên cứu trong nhiều năm tới [36]

Bruce Massis (2018) trong bài nghiên cứu “Artificial intelligence arrives in the library”,

Ngày đăng: 22/07/2024, 18:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] ZingVn (2017). “Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?”. 29/5/2017.https://news.zing.vn/cach-mang-cong-nghiep-40-la-gi-post750267.html. Truy cập vào ngày 1/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì
Tác giả: ZingVn
Năm: 2017
[4] Thuvienthongminh VN. “Mô hình thư viện thông minh” . http://thuvienthongminh.vn/smartlibrary/Intromodel. Truy cập vào ngày 2/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô hình thư viện thông minh
[10] AxiellCom. “Big Data and libraries: getting the most from your library data”. https://www.axiell.com/uk/blog-post/big-data-and-libraries-getting-the-most-from-your-library-data-2/ Truy cập vào ngày 1/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Big Data and libraries: getting the most from yourlibrary data
[14] Kim Young Seok (2017). “Big data analysis of public library operations and services by using the chernoff face method”, Journal of Documentation, Vol. 73, No. 3, P. 466-480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Big data analysis of public libraryoperations and services by using the chernoff face method
Tác giả: Kim Young Seok
Năm: 2017
[18] Ashton, K. (2009) That “Internet of Things” Thing. RFiD Journal, 22, 97-114 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Internet of Things
[19] AlaOrg (2017). “2017 ALA Annual Conference & Exhibition – The Librarians Call to Action”. Available at https://www.ala.org/news/member- Sách, tạp chí
Tiêu đề: 2017 ALA Annual Conference & Exhibition – TheLibrarians Call to Action
Tác giả: AlaOrg
Năm: 2017
[20] NlvGov. “Ứng dụng Internet of Things vào các dịch vụ thư viện hiện đại: Cơ hội và thách thức”. https://nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/ung-dung-internet-of-things-vao-cac-dich-vu-thu-vien-hien-dai-co-hoi-va-thach-thuc.html. Truy cập vào ngày 27/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ứng dụng Internet of Things vào các dịch vụ thư viện hiệnđại: Cơ hội và thách thức
[22] Libeserra (2013). “The Internet of Things in the Library”. Available at https://archive.md/iviyF#selection-313.1-313.38 accessed We, 01/12/2021 [23] Pujar, Shamprasad M. và Satyanarayana, K. V. (2015). “Internet of Things and Libraries”. Annals of Library and Information Studies, tr. 190 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Internet of Things in the Library”. Availableat https://archive.md/iviyF#selection-313.1-313.38 accessed We, 01/12/2021[23] Pujar, Shamprasad M. và Satyanarayana, K. V. (2015). “Internet ofThings and Libraries
Tác giả: Libeserra (2013). “The Internet of Things in the Library”. Available at https://archive.md/iviyF#selection-313.1-313.38 accessed We, 01/12/2021 [23] Pujar, Shamprasad M. và Satyanarayana, K. V
Năm: 2015
[30] Dan Li (2014), “Study on the Cloud Computing in Digital Libraries”, Applied Mechanics and Materials, 556-562 pp. 5813-5816 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Study on the Cloud Computing in Digital Libraries
Tác giả: Dan Li
Năm: 2014
[34] Moist Gov (2021). “Công nghệ AI của hiện tại và tương lai”.https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20614/cong-nghe-ai-cua-hien-tai-va-tuong-lai.aspx. Truy cập từ 1/12/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ AI của hiện tại và tương lai
Tác giả: Moist Gov
Năm: 2021
[36] Campustechnology (2017). “Report: AI and IoT to Change Academic and Research Libraries in Years to Come” Available athttps://campustechnology.com/articles/2017/04/05/report-ai-and-iot-to-change-academic-and-research-libraries-in-years-to-come.aspx accessed 28/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Report: AI and IoT to Change Academicand Research Libraries in Years to Come
Tác giả: Campustechnology
Năm: 2017
[38] MirrorCoUk (2016). “Robot librarian tidies up after humans by finding books we put back in the wrong place”. Available athttps://www.mirror.co.uk/news/world-news/robot-librarian-tidies-up-after-8199363 accessed 28/11/2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Robot librarian tidies up after humans byfinding books we put back in the wrong place
Tác giả: MirrorCoUk
Năm: 2016
[37] ResearchgateNet (2014). Artiicial Intelligence and its applications.Available athttps://www.researchgate.net/publication/287878456_Artificial_Intelligence_and_its_applications_in_Libraries accessed 28/11/2021 Link
[2] Schwab, K. (2018). Cuộc Cách mạng Công nghiệp Lần thứ tư. Hà Nội:Chính trị Quốc gia Khác
[3] OCLC (2017). Libraries at the crossroads resolving identities, Berlin 2017 Khác
[5] Noh, Y. (2015). Imagining library 4.0: Creating a model for future libraries. The Journal of Academic Librarianship, 41(6), 786-797 Khác
[6] Nguyễn Hoàng, S. (2014). Thư viện số: hai thập kỷ phát triển trên thế giới-bài học kinh nghiệm và định hướng phát triển cho Việt Nam Khác
[7] Murugesan, S. (Ed.). (2009). Handbook of Research on Web 2.0, 3.0, and X. 0: Technologies, Business, and Social Applications: Technologies, Business, and Social Applications. IGI Global Khác
[8] Sơn, N. H., & Dưỡng, H. V. (2018). Các Thế hệ thư viện Thông minh (1990-2025). thư viện thông minh 4.0, 19 Khác
[9] Kart, L., Heudecker, N., & Buytendijk, F. (2013). Survey analysis: big data adoption in 2013 shows substance behind the hype. Gartner Report GG0255160, 13 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w