Với sự phát triển của côngnghệ và tính linh hoạt của điện toán đám mây, nó cung cấp cho người dùng khả năng truycập vào các tài nguyên tính toán, lưu trữ và phần mềm từ xa, giúp tăng cườ
TỔNG QUAN VỀ ẢO HÓA
Điện toán đám mây
Điện toán đám mây (Cloud Computing) hay còn gọi là điện toán máy chủ ảo cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính liên kết với mạng Internet Với mô hình điện toán đám mây, người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên từ công nghệ, năng lượng điện toán, lưu trữ cơ sở dữ liệu đến từ những nhà cung cấp dịch vụ đám mây [1].
Hình 1: Cloud Computing Điện toán đám mây hoạt động theo phương thức hoàn toàn khác với phần cứng vật lý.
Điện toán đám mây cho phép người dùng truy cập máy chủ, dữ liệu và các dịch vụ thông qua Internet Nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ sở hữu, quản lý phần cứng và duy trì kết nối mạng Trong khi đó, người dùng được sử dụng mọi thứ họ cần thông qua nền tảng web.
Mô hình điện toán đám mây
1.2.1 Đám mây công cộng Đám mây công cộng (Private Cloud): Là mô hình đám mây công khai, nơi nhà cung cấp đám mây cung cấp các dịch vụ đám mây cho nhiều khách hàng khác nhau thông qua internet Khách hàng chỉ trả tiền cho những tài nguyên họ sử dụng, chẳng hạn như một số lượng băng thông hoặc dung lượng lưu trữ.
Mô hình đám mây công cộng cho phép người dùng bên ngoài internet truy cập và sử dụng các dịch vụ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý Mô hình này cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và khả năng truy cập toàn cầu, nhưng cũng đòi hỏi sự tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu.
- Phục vụ được nhiều người dùng hơn, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
- Tiết kiệm hệ thống máy chủ, điện năng và nhân công cho doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung cấp không có toàn quyền quản lý.
- Gặp khó khăn trong việc lưu trữ các văn bản, thông tin nội bộ.
1.2.2 Đám mây riêng Đám mây riêng (Private Cloud): Là mô hình đám mây riêng, nơi các tài nguyên đám mây được triển khai và quản lý bởi một tổ chức hoặc doanh nghiệp Private Cloud thường được sử dụng để cung cấp các dịch vụ đám mây cho một doanh nghiệp và không chia sẻ với người dùng ngoài doanh nghiệp đó Đối tượng sử dụng: Nội bộ doanh nghiệp sử dụng và quản lý Ưu điểm:
- Chủ động sử dụng, nâng cấp, quản lý, giảm chi phí, bảo mật tốt,…
- Khó khăn về công nghệ khi triển khai và chi phí xây dựng, duy trì hệ thống.
- Hạn chế sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp, người dùng ở ngoài không thể sử dụng
Hình 3: Mô hình đám mây riêng
1.2.3 Đám mây lai Đám mây lai (Hybrid Cloud): Là mô hình đám mây kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud Các tài nguyên đám mây được phân bổ giữa Public Cloud và Private Cloud, cho phép tổ chức có thể sử dụng cả hai mô hình đám mây để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
Hybrid Cloud cũng cho phép tổ chức duy trì kiểm soát hoàn toàn các tài nguyên của mình trong Private Cloud, đồng thời cũng tận dụng được những ưu điểm của Public Cloud, chẳng hạn như tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Đối tượng sử dụng: Doang nghiệp và nhà cung cấp quản lý theo sự thỏa thuận Người sử dụng có thể sử dụng các dịch vụ của nhà cung cấp và dịch vụ riêng của doanh nghiệp. Ưu điểm:
- Doanh nghiệp 1 lúc có thể sử dụng được nhiều dịch vụ mà không bị giới hạn.
- Khó khăn trong việc triển khai và quản lý Tốn nhiều chi phí.
Hình 4: Mô hình đám mây lai
1.2.4 Đám mây công đồng Đám mây cộng đồng (Community Cloud): là các dịch vụ trên nền tảng Cloud computing do các công ty cùng hợp tác xây dựng và cung cấp các dịch vụ cho cộng đồng. Đối tượng sử dụng: Một đám mây cộng đồng có thể được thiết lập bởi một số tổ chức có yêu cầu tương tự và tìm cách chia sẻ cơ sở hạ tầng để thực hiện một số lợi ích của điện toán đám mây. Ưu điểm:
- Có thể đáp ứng về sự riêng tư, an ninh hoặc tuân thủ các chính sách tốt hơn.
Hình 5: Mô hình đám mây cộng đồng
Công nghệ ảo hóa
1.3.1 Ảo hóa Ảo hóa là công nghệ mà bạn có thể sử dụng để tạo các dạng trình bày ảo của máy chủ, kho lưu trữ, mạng và nhiều máy vật lý khác [2]
Nó hoạt động như một tầng trung gian giữa phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó Ý tưởng của công nghệ máy chủ ảo hóa là từ một máy PC đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo riêng biệt Ảo hóa cho phép tạo nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý, mỗi một máy ảo cũng được cấp phát tài nguyên phần cứng như máy thật gồm có Ram, CPU, ổ cứng, Card mạng, các tài nguyên khác và hệ điều hành riêng Khi chạy ứng dụng, người sử dụng không nhận biết được ứng dụng đó chạy trên lớp phần cứng ảo.
Công nghệ ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng (hardware) và phần mềm (OS) giúp quản lý, phân phối tài nguyên phần cứng cho lớpOS ảo hoạt động trên nó Công nghệ này giúp tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên phần cứng và giảm thiểu chi phí đầu tư cho phần cứng Ngoài ra, công nghệ ảo hóa còn giúp cho việc quản lý và bảo mật dữ liệu trở nên dễ dàng hơn [3].
Hình 6: Mô hình ảo hóa
1.3.2 Phân loại ảo hóa a) Ảo hóa hệ thống máy chủ (Server virtualization)
- Đây là hình thức ảo hóa môi trường máy tính để tạo ra các máy ảo trên một máy chủ vật lý Mỗi máy ảo có thể chạy một hệ điều hành và ứng dụng riêng biệt, và được quản lý bởi một phần mềm quản lý ảo hóa (hypervisor).
- Ảo hóa hệ thống máy chủ cho phép người dùng chạy nhiều máy chủ ảo trên một máy chủ vật lý, đem lại nhiều lợi ích như tăng tính di động, dễ dàng thiết lập với các máy chủ ảo, việc quản lý và chia sẻ tài nguyên dễ dàng hơn
Hình 7: Ảo hóa hệ thống máy chủ b) Ảo hóa hệ thống ứng dụng (Application virtualization)
- Hình thức ảo hóa này tách biệt ứng dụng khỏi hệ điều hành và các ứng dụng khác, cho phép chúng chạy độc lập trong một môi trường ảo Điều này giúp giảm xung đột và tương thích giữa các ứng dụng, cũng như dễ dàng triển khai và quản lý ứng dụng trên nhiều hệ điều hành khác nhau.
Hình 8: Ảo hóa hệ thống ứng dụng c) Ảo hóa hệ thống mạng (Network virtualization)
- Hình thức ảo hóa này cho phép tách biệt mạng vật lý thành nhiều mạng ảo độc lập Nó cho phép quản lý, cấu hình và triển khai mạng một cách linh hoạt và dễ dàng, giảm độ phức tạp và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên mạng.
Ảo hóa hệ thống lưu trữ là công nghệ tạo ra lớp trừu tượng của hệ thống lưu trữ, cho phép quản lý tài nguyên lưu trữ thuận tiện hơn Nhờ vậy, hệ thống lưu trữ có thể tăng tính sẵn sàng và mở rộng dễ dàng, đáp ứng nhu cầu lưu trữ của doanh nghiệp.
- Về cơ bản là sư mô phỏng, giả lập việc lưu trữ từ các thiết bị lưu trữ vật lý Các thiết bị này có thể là băng từ, ổ cứng hay kết hợp cả 2 loại Giúp tăng khả năng truy xuất dữ liệu Tiết kiệm thời gian hơn thay vì phải định vị xem máy chủ nào hoạt động trên ổ cứng nào để truy xuất Ảo hóa máy trạm (Desktop virtualization)
- Hình thức ảo hóa này cho phép tạo ra một môi trường máy tính ảo trên một máy chủ, cho phép người dùng truy cập và sử dụng máy tính từ xa thông qua mạng.
Hình 10: Ảo hóa hệ thống lưu trữ 1.3.3 Ưu điểm và nhược điểm của ảo hóa
Ngày nay xu hướng ảo hóa máy chủ đã trở thành xu hướng chung của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới Những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng khiến cho các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí Ảo hóa được coi là một công nghệ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu hiệu quả với khả năng tận dụng tối đa năng suất của các thiết bị phần cứng Việc áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ đem lại những lợi ích như:
- Tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, giảm chi phí duy trì server (tiền điện để chạy và làm mát server)
- Giảm số lượng thiết bị vật lý cần thiết (giảm số lượng server, switch, cáp, phí gia công) - Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên, tránh lãng phí.
- Quản lý tập trung, liên tục, nâng cao hiệu quả làm việc của quản trị viên.
- Khả năng mở rộng dể dàng Nhược điểm.
- Thông thường, mỗi máy ảo chỉ sử dụng một file VMDK (file này có thể được chia nhỏ tùy theo cách cài đặt) để lưu lại toàn bộ dữ liệu trong máy ảo và một số file nhỏ khác để lưu cấu hình máy ảo Do đó, nếu một trong số những tệp tin bị lỗi hoặc bị mất mà chưa được backup thì có thể xem như máy ảo đã bị hư hoàn toàn và không thể phục hồi.
- Ngoài ra nếu máy chủ có cấu hình phần cứng thấp nhưng lại có một máy ảo sử dụng quá nhiều tài nguyên hoặc chạy quá nhiều máy ảo sẽ làm chậm toàn bộ hệ thống bao gồm các máy ảo và các ứng dụng chạy trên máy ảo Đồng thời do một hoặc vài máy chủ phải đảm nhận nhiều máy ảo chạy trên nó nên máy chủ gặp trục trặc, sự cố thì các máy ảo cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.
1.3.4 Các thành phần của ảo hóa
Một hệ thống ảo hóa bắt buộc phải có đầy đủ các thành phần: tài nguyên vật lý, phần mềm ảo hóa, máy chủ ảo và hệ điều hành khách Khi có đầy đủ 4 thành phần của hệ thống ảo hóa, người dùng có thể dễ dàng xây dựng cho mình một hệ thống ứng dụng ảo hóa hoàn chỉnh Có 4 thành phần chính sau đây:
- Tài nguyên vật lý chính (Host): Máy chủ vật lý, CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card mạng,…
Nhiệm vụ là phân chia tài nguyên cho các máy ảo.
Phần mềm ảo hóa (Hypervisor) là một lớp phần mềm cho phép tạo và quản lý nhiều máy chủ ảo (VM) trên một máy chủ vật lý duy nhất Hypervisor cung cấp giao diện quản lý tập trung cho các VM, chia sẻ tài nguyên phần cứng như bộ xử lý, bộ nhớ và lưu trữ giữa các VM Hypervisor cũng tạo ra một lớp trừu tượng giữa VM và phần cứng vật lý, cho phép các VM chạy hệ điều hành và ứng dụng khác nhau mà không gây ảnh hưởng đến nhau hoặc máy chủ vật lý.
- Hệ điều hành khách (Guest): được cài đặt trên một máy chủ ảo, thao tác như ở trên hệ điều hành thông thường.
- Máy ảo (Virtual Machine): nó hoạt động như một máy chủ vật lý thông thường; với tài nguyên riêng, giao diện riêng, hệ điều hành riêng.
Hình 11: Thành phần của ảo hóa
CÔNG NGHỆ ẢO HÓA MÁY CHỦ MICROSOFT (HYPER – V)
Hyper-V
Hyper-V (còn gọi là hypervisor) là một nền tảng ảo hóa được phát triển bởi Microsoft cho phép chạy nhiều hệ điều hành trên cùng một máy chủ vật lý [4].
Mô hình ảo hóa Hyper-V:
- Hyper-V chính là công nghệ ảo hóa thế hệ kế tiếp dựa trên Hyper-V của Microsoft, Hyper-V khai thác phần cứng server 64-bit thế hệ mới (Hyper-V chỉ chạy trên nền HĐH server 64-bit và CPU có hỗ trợ 64-bit có tính năng ảo hoá) và có nhiều cải tiến quan trọng, là thành phần quan trọng trong Windows Server 2008 x64 và tích hợp với các công cụ quản lý server quen thuộc trên Windows.
Với Hyper-V, Microsoft cung cấp nền tảng ảo hóa mạnh mẽ và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu ảo hóa nhiều cấp độ cho môi trường doanh nghiệp Kiến trúc hoạt động mới của Hyper-V giúp xây dựng hệ thống máy chủ an toàn Ngoài ra, Hyper-V còn khai thác tối ưu hiệu suất của máy chủ trong hệ thống mạng.
Hình 12: Mô hình ảo hóa Hyper - V
Cấu trúc ảo hóa của Hyper-V
Trong cấu trúc của Hyper-V gồm 3 phần chính:
- Phân vùng cha (parent) là phân vùng chứa hệ điều hành máy chủ vật lý,
- Phân vùng con (child) là phân vùng của các hệ điều hành máy ảo,
- Hypervisor là một bộ giao tiếp bằng phần mềm, nó nằm giữa lớp phần cứng vật lý và một hay nhiều hệ điều hành Hypervisor điều khiển việc truy cập đến phần nhân của phần cứng và định nghĩa ra các môi trường hoạt động độc lập tách rời gọi là partition
Nhiệm vụ chính của lớp Windows Hypervisor là đảm bảo sự tách rời giữa các phân vùng và giám sát việc sử dụng tài nguyên phần cứng giữa các phân vùng, bảo đảm cô lập để bảo mật giữa các phân vùng hệ điều hành máy ảo Windows Hypervisor điều khiển phần cứng vật lý giống như advanced programmable interrupt controllers (APICs) trong việc ngắt quãng định tuyến, bộ xử lý vật lý để lên kế hoạch xử lý một cách logic việc truy cập của máy ảo, hàng chờ, không gian bộ nhớ vật lý để điều khiển các truy xuất đến Ram và bộ nhớ thiết bị và các phần cứng khác Phân vùng cha quản lý việc phân phối Ram, bộ xử lý và quản lý nguồn, Pci bus, các thiết bi truy xuất thông qua các trình điều khiển thiết bị.
Hình 13: Cấu trúc ảo hóa Hyper - V
So sánh ảo hóa Hyper-V và vSphere
Hyper-V là công nghệ ảo hóa của Microsoft, trong khi vSphere là giải pháp ảo hóa của VMware Dưới đây là bảng so sánh giữa các thông số của Hyper-V và vSphere:
Chi phí Chi phí thấp (miễn phí với hệ điều hành Server 2008 trở lên) Chi phí cao (phải mua bản quyền)
Hỗ trợ phần cứng Tốt Kém hơn
Tương thích với HĐH Windows và Linux Hầu hết với các hệ điều hành
Khả năng bị tấn công Thấp Cao
Giao diện Dễ sử dụng Khó dùng hơn
Tính năng bảo mật Cơ bản Nâng cao
Tốc độ ảo hóa Nhanh Nhanh
Những thuận lợi khi triển khai Hyper-V
Cài đặt và triển khai Hyper-V có thể đem lại nhiều lợi ích cho các tổ chức Dưới đây là một số thuận lợi khi triển khai Hyper-V:
- Hệ điều hành: Hyper-V được tích hợp sẵn trên Windows Server, cho phép các máy ảo chạy trên nền tảng hệ điều hành Windows, giúp cho việc triển khai và quản lý hệ thống dễ dàng hơn.
- Hiệu quả và hiệu suất cao: Hyper-V được thiết kế để tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả, cho phép các máy ảo chạy một cách mượt mà và ổn định, đồng thời giảm thiểu thời gian chết máy và giảm thiểu thời gian bảo trì.
- Tính năng mạng ảo: Hyper-V cung cấp các tính năng mạng ảo mạnh mẽ để quản lý và triển khai các mạng ảo, bao gồm các tính năng như chia sẻ mạng, ảo hóa mạng và cân bằng tải mạng.
- Tối ưu hóa tài nguyên máy chủ: Hyper-V cho phép tạo và quản lý các máy ảo, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên của máy chủ vật lý Điều này giúp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu suất của hệ thống.
- Tiết kiệm chi phí: Sử dụng Hyper-V có thể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư vào phần cứng, vì cùng một máy chủ vật lý có thể chạy nhiều máy ảo, giúp tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và giảm chi phí.
- Tính năng lưu trữ : Hyper-V cung cấp khả năng sao lưu và khôi phục máy ảo, giúp tăng tính sẵn sàng và độ tin cậy của hệ thống.
- Tăng tính linh hoạt của hệ thống: Hyper-V cho phép di chuyển các máy ảo giữa các máy chủ vật lý khác nhau một cách dễ dàng, giúp tăng tính linh hoạt của hệ thống.
- Tăng tính bảo mật: Hyper-V cung cấp các tính năng bảo mật mạnh mẽ để bảo vệ máy ảo và dữ liệu của các tổ chức, giúp đảm bảo an ninh và bảo mật cho hệ thống giảm thiểu khả năng bị tấn công
- Tăng hiệu quả và độ chính xác: Sử dụng Hyper-V cho phép các quản trị viên dễ dàng quản lý các máy ảo và tài nguyên của hệ thống, giúp tăng hiệu quả và độ chính xác trong quản lý.
Những khó khăn khi triển khai Hyper-V
Mặc dù Hyper-V được công nhận là một giải pháp ảo hóa hiệu quả, quá trình triển khai và quản lý có thể gặp một số trở ngại và thách thức Một trong những khó khăn phổ biến liên quan đến việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng vật lý đầy đủ, bao gồm máy chủ, bộ nhớ và lưu trữ Ngoài ra, quản lý việc cung cấp tài nguyên, giám sát hiệu suất và xử lý sự cố trên nhiều máy ảo có thể trở nên phức tạp và tốn thời gian Do đó, việc triển khai và quản lý Hyper-V, mặc dù mang lại lợi ích đáng kể, nhưng đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng, kiến thức chuyên môn và sự chú ý liên tục để đảm bảo hoạt động hiệu quả.
- Yêu cầu phần cứng: Hyper-V yêu cầu phần cứng đáp ứng các yêu cầu cấu hình cao, bao gồm các bộ xử lý, bộ nhớ và ổ đĩa cứng
- Thiếu tính năng so với các giải pháp ảo hóa khác: Mặc dù Hyper-V có nhiều tính năng ảo hóa mạnh mẽ, nhưng nó cũng thiếu một số tính năng so với các giải pháp ảo hóa khác, chẳng hạn như tính năng quản lý tài nguyên và tính năng mạng ảo.
- Khó khăn trong việc quản lý: Hyper-V có một số khó khăn trong việc quản lý, đặc biệt là khi triển khai nhiều máy chủ Hyper-V Việc quản lý và giám sát các máy chủ Hyper- V có thể phức tạp và đòi hỏi sự chuyên môn cao.
- Tính tương thích với phần mềm và ứng dụng: Một số phần mềm và ứng dụng có thể không hoàn toàn tương thích với Hyper-V, đặc biệt là khi chạy trên các phiên bản hệ điều hành Windows khác nhau.
Để triển khai và quản lý Hyper-V hiệu quả, cần có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực hệ thống mạng, quản lý máy chủ và ảo hóa.
- Không có cấu hình sẵn: Bạn phải cài đặt hệ điều hành cho mỗi máy ảo được tạo ra Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng sao chép các máy ảo.
- Tương thích với các hệ điều hành không phải Windows: Hyper-V có thể không tương thích tốt với các hệ điều hành không phải Windows.
TRIỂN KHAI DỊCH VỤ HYPER-V TRÊN MÁY CHỦ
Cài đặt Windows Server 2019 trên VMware
- Bước 1: Tại màn hình Vmware vào Home, chọn Create a New Virtual Machine
Hình 14: Bước 1 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 2: Tại tab Welcome to the New Virtual Machine Wizard, chọn Custom sau đó bấm Next
- Bước 3: Ở đây, chọn phiên bản của Workstation 17.x, sau đó bấm Next
Hình 16: Bước 3 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 4: Tại tab này, nếu đã có ISO cài sẵn thì tích Installer disc image file sau đó chọn Browse rồi bấm Next
Hình 17: Bước 4 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 5: Ở tab Easy Install Information nhập key của Windows product và đặt tài khoản người dùng rồi bấm Next
Hình 18: Bước 5 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 6: Tại Tab Name the vitrual Network, đặt tên cho Virtual machine name là
Windwos Server 2019 và chọn vị trí lưu File rồi bấm Browse rồi nhấn Next
- Bước 7: Tab Firmware Type này chọn UEFI rồi Next
Hình 20: Bước 7 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 8: Tại đây, chọn số lượng bộ xử lý và số lỗi trong mỗi bộ rồi bấm Next
Hình 21: Bước 8 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 9: Tab này ta chọn bộ nhớ máy ảo (Nên chọn bộ nhớ RAM ít nhất là 4GB để có thể cài đặt được Windows 10 vào Hyper – V) Sau khi chọn xong nhấn Next
Hình 22: Bước 9 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 10: Tab Network Type này, tích vào Use network address translation => Next
- Bước 11: Ở đây ta chọn bộ điều khiển LSI Logic SAS => Next
Hình 24: Bước 11 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 12: Tab này ta chọn loại đĩa ảo SATA rồi Next
Hình 25: Bước 12 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 13: Ở tab Select a Disk này tích Create a new virtuak disk rồi Next
Hình 26: Bước 13 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 14: Tại Tab Specify Disk Capacity, tại dòng Maximum disk size (GB) chọn phân vùng disk nhập dung lượng là 60.0 Gb và tích vào ô Store vitrual disk as a single files =>
- Bước 15: Bảng Specify Disk File chọn vị trí lưu trữ là Server 2019.vmdk xong chọn
Hình 28: Bước 15 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Bước 16: Tại Readly to create Vitrual Machine, Bạn kiểm tra lại cấu hình và có thể tùy chỉnh bằng cách nhấn vào Customize Hardware, nếu đã hài lòng tích vào Power on this… rồi bấm chọn Finish
Hình 29: Bước 16 cài đặt Windows Server 2019 trên Vmware
- Sau khi cài xong bạn sẽ có giao diện của Windows Server 2019
Hình 30: Giao diện Windows Sever 2019
Hình 31: Giao diện Windows Sever 2019
Hình 32: Giao diện Windows Sever 2019
Cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
Hình 33: Bước 1 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 2: Tại bảng WELCOME TO SERVER MANAGAR ta nhấp vào Add roles and features
Hình 34: Bước 2 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 3: Sau khi chọn Add roles and features xong đến bảng Before you beginchọn
Hình 35: Bước 3 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 4: Trong tab Installation Type tích vào Role-based or feature-based installation rồi Next
Hình 36: Bước 4 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 5: Tại Server Selection tích Select a server from the server pool rồi nhấn Next
Hình 37: Bước 5 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 6: Tích vào Hyper – V rồi nhấn Next
Hình 38: Bước 6 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 7: Tab này thêm các tính năng bổ sung để cài đặt rồi nhấn Add Features
Hình 39: Bước 7 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 8: Sau khi Add Hyper – V thì ta nhấp Next
Hình 40: Bước 8 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 9: Đến bảng Fearures này chọn nhấp Next
Hình 41: Bước 9 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 10: Ở bảng Hyper – V này chọn nhấp Next
Hình 42: Bước 10 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 11: Phần Virtual Switches chọn một Network adapters rồi nhấn Next
Hình 43: Bước 11 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 12: Phần Virtual Machine Migration này để mặc định => Next
Hình 44: Bước 12 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 13: Phần Default Stores này là Vị trí lưu Virtual Hard disk và Virtual machine configuration file => Next
Hình 45: Bước 13 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 14: Ở Confirmation này chọn Install
Hình 46: Bước 14 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 15: Sau khi cài đặt xong => Close => Restart server
Hình 47: Bước 15 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
- Bước 16: Sau khi cài đặt xong Hyper – V sẽ thấy trong thanh Menu như hình dưới đây
Hình 48: Bước 16 cài đặt Hyper – V trên Windows Server 2019
Cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 1: Cần thêm file Windows 10 vào máy ảo
Hình 49: Bước 1 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 2: Sau khi kích hoạt Hyper-V, bạn mở Hyper-V lên thì sẽ hiện ra giao diện như dưới đây
Hình 50: Bước 2 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 3: Click vào máy tính của mình (có sẵn) chọn New =>Virtual Machine để cài
Hình 51: Bước 3 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
Bước 4 hướng dẫn người dùng lựa chọn thiết lập tính năng tự động đăng ký tài khoản cho các thiết bị truy cập mới Có hai tùy chọn để bạn lựa chọn: "Tự mình thiết lập" hoặc "Chế độ mặc định" Nếu muốn tự thiết lập, bạn chỉ cần nhấn "Finish" Nếu muốn sử dụng chế độ mặc định, bạn nhấn "Next" để tiếp tục.
Hình 52: Bước 4 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 5: Ở bảng Specify Name and Location, phần Name là đặt tên máy ảo sau khi xong thì chọn Next
Hình 53: Bước 5 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 6: Tiếp theo trong phần Specify Gerenation, có lựa chọn 2 kiểu định dạng khi cài đặt Windows, nếu bạn lựa chọn Gerenation 1 sẽ hỗ trợ tốt cả win 32 bit lẫn 64 bit
Nhưng nếu chọn Gerenation 2 thì chỉ hỗ trợ win 64 bit chuẩn UEFI, bù lại tốc độ khởi chạy windows là rất nhanh => Next
Hình 54: Bước 6 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
Tại mục thiết lập RAM sử dụng, bạn có thể tùy chọn dung lượng RAM phù hợp với mục đích sử dụng Trong đa số trường hợp, 1 GB RAM (tương đương 1024 MB) là đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng máy ảo cơ bản Tuy nhiên, bạn có thể tùy chỉnh tăng hoặc giảm dung lượng RAM tùy theo nhu cầu cụ thể.
Hình 55: Bước 7 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 8: Ở phần Configure Networking nhấn Next.
Hình 56: Bước 8 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 9: Tab Connet Virtual Hard Disk này, tích vào Create a virtual disk để đặt tên file, chọn vị trí lưu và chọn kích cỡ ổ đĩa => Next
Hình 57: Bước 9 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 10: Cuối cùng là phần quan trọng nhất Installation Options, tích vào Instal an operating system… để chọn file cài đặt, ở đây ta chọn file Windows 10 có dạng ISO giống như cài win thông thường rồi nhấn Next
Hình 58: Bước 10 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 11: Và sau khi lựa chọn xong hãy nhấn vào Finish để tiến hành cài Windows 10 trên Hyper-V.
Hình 59: Bước 11 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 12: Ngay lập tức bạn sẽ thấy trên danh sách máy chủ ảo có tên Windows ảo mà bạn vừa tạo xong,để bắt đầu hãy nhấp chuột phải vào nó và chọn Start Để kết nối bảng điều khiển của máy ảo, hãy nhấp chuột phải vào đó và chọn Connect.
Hình 60: Bước 12 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 13: Sau khi nhấn Connet màn hình sẽ hiện ra giao diện như thế này, nhấn Next để tiếp tục
Hình 61: Bước 13 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 14: Ở tab này, chọn Install now
Hình 62: Bước 14 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 15: Sau khi Install now thì giao diện Windows 10 sẽ hiện lên, chọn khu vực United States sau đó nhấn Yes
- Bước 16: Ở đây chọn ngôn ngữ cho bạn phím mà bạn muốn xong rồi chọn Yes
Hình 64: Bước 16 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 17: Tab này chọn Skip
Hình 65: Bước 17 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 18: Đến phần này nhấn vào Name để đặt tên cho máy => Next
Hình 66: Bước 18 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Bước 19: Sau khi đặt tên xong click vào Confirm password để đặt mặt khẩu=> Next
- Bước 20: Đến đây chọn Accept để hoàn thành cài Windows 10 trên Hyper - V
Hình 68: Bước 20 cài đặt Windows 10 trên Hyper – V
- Đây là giao diện sau khi cài xong Windows 10 trên Hyper - V
Hình 69: Giao diện sau khi cài xong Windows 10 trên Hyper - V