Quan niệm Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa được Đảng đưa ra: “Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi một cách căn bản và toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
QUAN ĐIỂ M CH Ỉ ĐẠ O C ỦA ĐẢ NG V Ề CÔNG NGHI Ệ P HÓA, HI ỆN ĐẠ I HÓA ĐẤT NƯỚ C HI Ệ N NAY
Đườ ng l ố i c ủa Đả ng v ề công nghi ệ p hóa- hi ện đạ i hóa t ừ Đạ i h ộ i VI – Đạ i h ộ i
1.1.1 Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986) Đại hội đã phân tích kỹ tình hình trong và ngoài nước và dựa trên những kết quả bước đầu trong đổi mới từng mặt, từng lĩnh vực ở giai đoạn 1975 - 1986, quyết đổi mới toàn diện đường lối xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước Trong công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp; chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao 1 Điểm nổi bật chính của Đại hội VI chính là sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược công nghiệp hóa, chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá thành công tại một số quốc gia Châu Á thời điểm đó Riêng với ngành công nghiệp, Đại hội đã đưa ra định hướng phát triển công nghiệp nhẹ, tiểu công nghiệp và thủ công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về hàng tiêu dùng thông thường Chế biến nông lâm, thuỷ sản, hàng gia công xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu khác tăng nhanh Tiếp tục xây dựng một số cơ sở công nghiệp nặng trước hết là năng lượng, phù hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá trong chặng đường tiếp theo 2
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Giáo trình L ị ch s ử Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghi ệ p hóa ở Vi ệ t Nam và quá trình phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i,
Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua-trinh-phat- trien-kinh-te-xa-hoi.html. Đường lối chiến lược của Đảng coi công nghiệp hóa là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt thời kỳquá độ lên chủnghĩa xã hội là không đổi, nhưng thay vì dồn sức, tập trung trực diện vào thực hiện công nghiệp hóa như trước đây, Đảng quan tâm nhiều hơn và trước tiên đến khâu tạo dựng tiền đề, cơ sở của công nghiệp hóa
1.1.2 Đại hội toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) Đại hội VII đã có những bước đột phá mới về công nghiệp hóa Lần đầu tiên, phạm trù “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa”được xác định chính thức trong Văn kiện của Đảng Trong điều kiện phát triển mới, công nghiệp hóa ở nước ta phải gắn liền với hiện đại hóa, bởi lẽ: Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, nếu nước ta không tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa sẽ tụt hậu ngày càng xa hơn so với trình độ phát triển chung của thế giới Đảng ta chủ trương “Công nghiệp hóa phải đi đôi với hiện đại hóa”, phải “đẩy tới một bước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” với mục tiêu được xác định là nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa Đại hội đề cập đến lĩnh vực Dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc đáp ứng yêu cầu sản xuất, đời sống và hợp tác quốc tế; đưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp với chiến lược chung cả nước Thực hiện đường lối công nghiệp hóa của Đại hội VII, nền kinh tế đã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, đi vào thực chất hơn so với nhiều năm trước 1
1.1.3 Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996)
Tổng kết sau 10 năm đổi mới, Đại hội Đảng VIII đã nhận định: “Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.”
1 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghi ệ p hóa ở Vi ệ t Nam và quá trình phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i,
Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua-trinh-phat- trien-kinh-te-xa-hoi.html.
Nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân trong thời kỳ mới là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu của quá trình này là xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp sở hữu cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần sung túc, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh Đại hội VIII của Đảng đặt mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp.
1.1.4 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001)
Với chủ đề “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa”, Ðại hội thông qua đường lối phát triển kinh tế là: Ðẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
1.1.5 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006) Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006 - 2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đểđến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Đại hội X của Đảng là đầu mốc quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Các văn kiện được thông qua tại Đại hội X là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn Đảng, toàn dân quyết tâm đổi mới toàn diện, phát triển với tốc độ nhanh và bên vùng hơn trong thời kỳ mới Đại hội đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” 1
1.1.6 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Đại hội đã tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 và đưa ra nhận định, đó là: Nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, quan trọng, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển; vị thế của đất nước đã được nâng lên một tầm cao mới trên trường quốc tế, do đó đang tạo ra những tiền đề mới, quan trọng cho việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta 2 Đại hội XI xác định: "Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính chất nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới Bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Giáo trình L ị ch s ử Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghi ệ p hóa ở Vi ệ t Nam và quá trình phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i,
Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua-trinh-phat- trien-kinh-te-xa-hoi.html. nhiều khó khăn Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.” 1 Đại hội cũng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 với mục tiêu tổng quát là: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại;… vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau Định hướng phát triển mạnh công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh Trong đó cần cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế - kỹ thuật, vùng và giá trị mới Tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỉ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm Phát triển có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện kim, hoá chất, công nghiệp quốc phòng Ưu tiên phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp dược Phát triển mạnh công nghiệp hỗ trợ Chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu Từng bước phát triển công nghiệp sinh học và công nghiệp môi trường 2
1.1.7 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016)
Công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của đất nước đã tạo ra những trình độ mới, cách thức mới cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam Văn kiện Đại hội thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới là tiếp tục thực hiện đẩy mạnh thừa kế mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế định hướng XHCN và hội nhập quốc tế phát triển với phát triển tri thức, lấy
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Giáo trình L ị ch s ử Đả ng C ộ ng s ả n Vi ệ t Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
2 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghi ệ p hóa ở Vi ệ t Nam và quá trình phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i,
Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua-trinh-phat- trien-kinh-te-xa-hoi.html. khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu, huy động có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển”.
Quan điể m ch ỉ đạ o c ủa Đả ng v ề công nghi ệ p hóa, hi ện đại hóa đất nướ c hi ệ n
1.2.1 Sựđổi mới trong tư duy của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ởĐại hội XIII
1 Bộ Công thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghi ệ p hóa ở Vi ệ t Nam và quá trình phát tri ể n kinh t ế xã h ộ i,
Truy cập từ: https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-nam-va-qua-trinh-phat- trien-kinh-te-xa-hoi.html
2 ThS Trần Thị Hướng (14/06/2021), V Ậ N D ỤNG VĂN KIỆN ĐẠ I H Ộ I XIII C ỦA ĐẢ NG VÀO GI Ả NG D Ạ Y BÀI
“ĐẦ Y M Ạ NH CÔNG NGHI Ệ P HÓA, HI Ệ N HÓA G Ắ N V Ớ I PHÁT TRI Ể N KINH T Ế TRI TH Ứ C Ở VI ỆT NAM” ,
Truy cập từ: http://truongchinhtritinhphutho.gov.vn/khoa-ly-luan-mac-lenin-tu-tuong-ho-chi-minh/van-dung-van- kien-dai-hoi-xiii-cua-dang-vao-giang-day-bai-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-hoa-gan-voi-phat-trien-kinh-te- tri-thuc-o-viet-nam.html Đảng ta tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, thể hiện rõ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cả những ngành công nghiệp nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo tiền đề cho sự hình thành bước đột phá tư duy trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Đại hội XIII, thể hiện ở những điểm cốt lõi sau:
Thứ nhất, thúc đẩy chuyển đổi tư duy từ phát triển nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động sáng tạo, vươn lên, làm chủ công nghệ Để chủ động phát triển, nước ta phải thoát khỏi sự tăng trưởng dựa vào lao động giá rẻ và nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp Thực tế cho thấy, công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ nước ta còn phát triển chậm, trình độ hạn chế, nhiều nguyên liệu đầu vào quan trọng chưa sản xuất được nên phụ thuộc lớn vào nhập khẩu; việc tham gia trong chuỗi giá trị toàn cầu ở nhiều sản phẩm vẫn chỉ ở công đoạn cuối cùng nên giá trị gia tăng không lớn Đại hội XIII chủ trương: “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học - công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” 1 Hiện đại hóa công nghệ sản xuất là điều kiện tiên quyết để đưa sản phẩm thương hiệu Việt Nam lên tầm cao mới, thoát khỏi vị trí gia công, lắp ráp trong thời gian qua Ứng dụng, tiên phong sáng tạo, phát minh công nghệ mới có thể giúp doanh nghiệp tăng doanh số, nâng cao vị thế doanh nghiệp và nền kinh tế Muốn làm được điều đó không có con đường nào khác phải dựa trên nền tảng tài nguyên trí tuệ để sáng tạo công nghệ
Thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số, dựa trên nền tảng tri thức Đây là điểm mới khác biệt so với các đại hội trước, là điểm nhấn của Đại hội XIII Ngày nay, với sự chuyển động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Việt Nam bước vào giai đoạn đổi mới
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội toàn diện, chủ động tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Đại hội XIII chủtrương “Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo” 1 Trong đó, con người hay tài nguyên trí tuệ là nền tảng cốt lõi, doanh nghiệp phải là trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ số Với lợi thế của nước đi sau, chúng ta hoàn toàn có thể tiến thẳng vào những lĩnh vực mới của kinh tế số để có thể bứt tốc, tham gia quá trình đó một cách chủ động, không chờ thế giới hoàn thiện công nghệ thì ta mới chuyển đổi số Chuyển đổi từ nền kinh tế vật lý sang nền kinh tế số là sự tối ưu hóa không giới hạn mọi khâu, mọi quy trình sản xuất Do vậy, nền kinh tế số và đổi mới sáng tạo trở thành động lực quyết định tăng năng suất lao động, lợi thế cạnh tranh trong tham gia chuỗi giá trị toàn cầu 2
Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa sang một giai đoạn mới là yêu cầu cấp thiết Giai đoạn này chú trọng vào thâm dụng tri thức và đổi mới sáng tạo mang tính đột phá Mặc dù Việt Nam chưa đạt trình độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như các quốc gia phát triển, nhưng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra cơ hội để Việt Nam thay đổi hướng đi, thu hẹp khoảng cách và phát triển bền vững.
“đi sau” thì có thể nỗ lực để “đi cùng”, một số lĩnh vực mũi nhọn, có thế mạnh, có thể phấn đấu “đi trước, vượt trước” Đại hội XIII chủ trương “Chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, tiến bộ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng cao” Chủ trương này không chỉ nhấn mạnh phát triển khoa học - công nghệ, mà còn đề cao yêu cầu đổi mới sáng tạo như một định hướng trung tâm, xuyên suốt trong xu thế Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang tăng tốc Đại hội XIII xác định: “Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.”
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đạ i h ội đạ i bi ể u toàn qu ố c l ầ n th ứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội
2 PGS,TS Hoàng Văn Phai, TS Phùng Mạnh Cường (10/08/2021), Thúc đẩ y phát tri ể n khoa h ọ c - công ngh ệ và đổ i m ớ i sáng t ạo trong quá trình đẩ y m ạ nh công nghi ệ p hóa, hi ện đại hóa đất nướ c - Điể m nh ấ n quan tr ọ ng trong Ngh ị quy ết Đạ i h ộ i XIII c ủa Đả ng, Truy cập từ: https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-phat-trien-khoa-hoc -cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-manh-cong- nghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc -diem-nhan-quan-trong-trong%C2%A0nghi-quyet-dai-hoi-xiii-cua- dang.aspx
1.2.2 Xác định phương hướng nhiệm vụđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 – 2025
Đại hội XIII nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số quốc gia và phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học - công nghệ Đồng thời, Đảng thống nhất đổi mới tư duy, chủ động nắm bắt và tận dụng cơ hội của Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với quá trình hội nhập quốc tế Nhờ vậy, cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số và xã hội số trở thành nhân tố quyết định nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, góp phần thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Một là, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh trên nền tảng số Nền công nghiệp quốc gia vững mạnh là yếu tố nền tảng quyết định sức cạnh tranh, năng suất lao động và quy mô của nền kinh tế Để xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, Đại hội XIII yêu cầu:
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại Phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới
- Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số
Cơ cấu lại ngành công nghiệp, nâng cao công nghệ và đẩy mạnh chuyển đổi số là những mục tiêu quan trọng để phát triển nền kinh tế Tập trung phát triển công nghiệp nền tảng, đặc biệt là cơ khí chế tạo và công nghiệp hỗ trợ, nền kinh tế sẽ nâng cao tính độc lập, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, đảm bảo sự tham gia hiệu quả của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu.
- Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường Dựa trên công nghệ mới, hiện đại để phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn có lợi thế (chế biến nông sản, dệt may, da giày…) tạo nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp lớn vào giá trị gia tăng quốc gia Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp
- Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ ngành xây dựng đủ năng lực thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn, phức tạp, hiện đại, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế
Chiến lược đô thị hóa và kinh tế đô thị đóng vai trò then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm kiến tạo những trung tâm đô thị hiện đại với cơ sở hạ tầng và nguồn lực mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học - công nghệ Việc kiểm soát chặt chẽ đô thị hóa, thúc đẩy đô thị vệ tinh và hạn chế tập trung quá mức vào đô thị lớn là cần thiết để hình thành các đô thị văn minh, đa dạng loại hình, có bản sắc kiến trúc và văn hóa riêng biệt của từng địa phương.