Những khu nhà tập thể giốngnhư mô hình của Liên Xô được xây lên và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân viênchức nhà nước.. Hình thức bao cấp qua tem phiếu- Trong thời kỳ bao cấp những
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TẬP LỚN MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỀ TÀI: VIỆT NAM THỜI KỲ BAO CẤPGiảng viên hướng dẫn: Ths Trần Ngọc Hằng
Hà Nội, tháng10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
I.Tìm hiểu về Việt Nam thời bao cấp 5
1 Khái niệm thời bao cấp 5
2 Các hình thức bao cấp của nhà nước 5
2.1 Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa 6
2.2 Hình thức bao cấp qua tem phiếu 7
2.3 Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách 8
3 Tình hình kinh tế - xã hội- giáo dục thời kỳ bao cấp 9
3.1 Đời sống kinh tế thời kỳ bao cấp 9
3.2 Đời sống văn hóa - xã hội thời kỳ bao cấp 12
3.3 Giáo dục và y tế thời kỳ bao cấp 13
II Những căn cứ đổi mới của Đảng trong thời kỳ bao cấp 15
1 “Bù giá vào lương” Long An 15
1.1 Nội dung 16
1.2 Tác động của “Bù giá vào lương” 18
2 Chỉ thị 100 - CT/TW 20
2.1 Nội dung 20
2.2 Tác động của chỉ thị 100- CT/TW 22
Trang 33.2 Tác động của nghị quyết TW 8 khóa 5 24
KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam thời bao cấp là một giai đoạn lịch sử đặc biệt quan trọng trong suốt quá trìnhphát triển của đất nước Trong thời kỳ này, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều tháchthức và khó khăn, bao gồm chiến tranh, đói nghèo, sự cô lập quốc tế và sự suy thoáikinh tế Đất nước đã phải chịu những tổn thất, mất mát nặng nề trên mọi mặt từ conngười và tài sản sau khi lần lượt trải qua các cuộc chiến tranh tàn khốc và đẫm máu.Đồng thời, chính sách kinh tế cô lập và quản lý trung ương gây ra sự suy thoái kinh tế
và đói nghèo trầm trọng
Tuy nhiên, thời kỳ bao cấp cũng là một giai đoạn mà Việt Nam đã trải qua những
nỗ lực và đấu tranh không ngừng để vượt qua những khó khăn này Đảng Cộng sảnViệt Nam đã đưa ra những chính sách và biện pháp nhằm đảm bảo sự tự chủ và pháttriển của đất nước, từ việc xây dựng nền kinh tế cộng hòa đến việc đấu tranh giành độclập và thống nhất quốc gia Qua những nỗ lực không ngừng của Đảng và nhân dân,Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể
Trên hành trình phát triển, Việt Nam đã học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ vàtiến tới những biện pháp đổi mới và hội nhập quốc tế Điều này đã mở ra cánh cửa cho
sự phát triển kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân và tăng cường vai trò của ViệtNam trong khu vực và trên thế giới
Tuy nhiên, dù đã có những bước tiến đáng kể trong thời kỳ này, nhưng Việt Namvẫn đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn trong quá trình phát triển Qua việcnghiên cứu và phân tích thời kỳ bao cấp, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình pháttriển và những bước tiến quan trọng đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo sáng suốt củaĐảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn này
Trang 5NỘI DUNGI.Tìm hiểu về Việt Nam thời bao cấp
1 Khái niệm thời bao cấp[1]
Thời bao cấp là một thời kỳ lịch sử trong giai đoạn những năm 1976 – 1986 diễn ra ở
Việt Nam Từ “Thời bao cấp” là khái niệm dùng của người Việt đặt cho một thời kỳlịch sử từng diễn ra sau chiến tranh thống nhất đất nước Sau cuộc chiến tranh dai dẳng
và khốc liệt của nhân dân ta với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và nhiều quân đội của cácnước đồng minh khác Khi thống nhất đất nước, toàn thể nhân dân ta bước vào giaiđoạn hòa bình, xây dựng đất nước Thời kỳ đó gọi là thời kỳ bao cấp, nước ta xây dựngtheo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ)
2 Các hình thức bao cấp của nhà nước
Nước ta xây dựng theo mô hình chủ nghĩa xã hội giống như Liên Xô (cũ) Với nềnkinh tế - xã hội - văn hóa do nhà nước nắm và quyết định, thời bao cấp gồm nhiều hìnhthức bao cấp khác nhau
Trang 62.1 Hình thức bao cấp qua giá và số lượng hàng hóa
- Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng hóa, nhưng thường thấp hơnnhiều lần so với giá trị thực với chúng trên thị trường Do đó, hạch toán kinh tế chỉ làhình thức
Ví dụ: Trong khi công nhân lao động nặng được cấp 20kg gạo/tháng thì cán bộ côngchức chỉ được có 13kg gạo/tháng Do lượng gạo ít ỏi như vậy mà cơm nấu thườngđược độn thêm ngô, khoai, sắn… và điều này không còn xa lạ đối với những ngườitừng trải qua thời kỳ đó
- Hàng hóa thì ngoài chất lượng kém, lượng hàng rất hạn chế thì chỉ đủ dùng một thờigian ngắn nên đến cuối tháng đã cạn kiệt và bắt buộc người dân phải mua ở chợ đen.Cho nên, dù có tem phiếu thì nhiều người vẫn phải tay trắng ra về vì hết hàng khi đếnlượt
- Ngoài hàng tiêu dùng thì Nhà nước còn nắm cả việc phân phối nhà cửa Nhân dân hồiđấy được chia tiêu chuẩn mỗi người 4 mét vuông đất Những khu nhà tập thể giốngnhư mô hình của Liên Xô được xây lên và cấp cho cán bộ trung cấp và công nhân viênchức nhà nước Nhà cửa hư hỏng thì có Sở nhà đất lo sửa cho Tuy nhiên do việc quản
lý yếu kém mà nhiều khu đất công cộng bị lấn chiếm Còn chất lượng sống của khunày ngày càng tồi tệ, thiếu thốn mọi bề nên phải chăn nuôi thêm trong căn hộ lại càngkhiến cho việc mất vệ sinh càng trở nên nghiêm trọng
Trang 72.2 Hình thức bao cấp qua tem phiếu
- Trong thời kỳ bao cấp những năm 1965-1975, Nhà nước mở rộng chế độ tem phiếu,cung cấp hàng hóa theo giá bao cấp cho lực lượng vũ trang, cán bộ và nhân dân Có thểnói, trong thời kỳ này, tem phiếu mang giá trị và chức năng giống như tiền tệ
- Hệ thống tem phiếu có rất nhiều chủng loại Mỗi loại lại có nguyên tắc và chế độ cấpphát khác nhau, cho các đối tượng khác nhau Có loại tem phiếu căn cứ theo mứclương, chức vụ, cấp bậc lao động, có loại căn cứ theo độ tuổi nhân khẩu, có loại chỉgiới hạn cho cán bộ công nhân viên chức và nhân dân thành thị, có loại lại mở rộng chotoàn thể nhân dân Mà đối tượng hưởng theo mỗi loại tem phiếu đó lại thường xuyênthay đổi theo xu hướng ngày càng tăng lên
- Theo quy định, tem phiếu chỉ được cấp mỗi năm một lần nhưng trong năm lại phátsinh nhiều trường hợp đặc biệt như sinh, tử, cưới xin, nên phải cấp phát và điều chỉnhliên tục Chính vì sự phức tạp đó, nên việc cấp phát và quản lý tem phiếu đòi hỏi sựphối hợp của nhiều ngành hình thành nên hệ thống những người làm công việc cấpphát và quản lý tem phiếu từ Trung ương đến địa phương
Cụ thể, ta có ví dụ cho hệ thống tem phiếu theo vị trí công việc, đặc thù ngànhnghề, như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng nhưng cán bộ caocấp có quyền mua 6 kg/tháng Pin, Vải vóc, phụ tùng xe đạp, đường cát, sữa đặc, chấtđốt, nước mắm, mỡ, muối, tất cả đều có tem phiếu Cán bộ cao cấp hưởng tiêu chuẩnđặc biệt A1; phiếu A dành cho bộ trưởng; thứ trưởng phiếu B; trưởng các cục, vụ, việnđược hưởng phiếu C và có các cửa hàng phục vụ riêng tại phố Tông Đản, Nhà thờ, Vân
Hồ (Hà Nội)
- Ngoài các loại tem phiếu, còn có nhiều thứ giấy tờ có thể mua hàng: giấy giới thiệu,giấy chứng nhận kết hôn, giấy báo tử, bệnh tật… cũng có giá trị để xét cho hưởng chế
độ cung cấp định lượng
Trang 82.3 Hình thức bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách
Không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn Điều
đó vừa làm tăng gánh nặng đối với ngân sách, vừa làm cho việc sử dụng vốn kém hiệuquả, nảy sinh cơ chế "xin - cho"
Trang 93 Tình hình kinh tế - xã hội- giáo dục thời kỳ bao cấp
3.1 Đời sống kinh tế thời kỳ bao cấp[5],[6]
Vì vừa thoát khỏi chiến tranh với những hậu quả nặng nề của một nước thuần nông,nước ta gặp nhiều khó khăn sau thời kỳ hậu chiến tranh, xây dựng đất nước Nước tahọc theo mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô với nền kinh tế tập trung, kế hoạchhóa Do đó, kinh tế - xã hội của nước ta không dễ gì có thể nhanh chóng thoát khỏinghèo khó, khó khăn Do đó, thời kỳ bao cấp (1976-1986) là giai đoạn mà toàn dânđang cố gắng vượt qua những điều kiện khó khăn, thiếu thốn của thực tại và tìm hướng
đi để phát triển đất nước tốt hơn
- Thời kỳ bao cấp kéo dài trong 10 năm từ 1976–1986 trước khi thực hiện Đổi mới.Nước ta đã thực hiện 2 kế hoạch 5 năm trong giai đoạn này bao gồm: Kế hoạch 5 nămlần thứ 2 (1976 – 1980) và kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981 – 1986) Theo quan điểmcủa nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, kinh tế kế hoạch hóa là điểm nổi bật quan trọng nhấtvới kế hoạch phân bổ mọi nguồn lực, không thừa nhận cơ chế thị trường và sản xuấthàng hóa, xem kinh tế thị trường là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản
- Hầu hết người lao động làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nước vàsống theo chế độ tem phiếu của thời kỳ này Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn,thiếu thốn về ăn mặc, về cuộc sống vật chất và tinh thần Vào thời kỳ bao cấp, cơ chếquản lý kinh tế của nước ta chính là cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thể hiện qua nhữngkhía cạnh sau:
+ Doanh nghiệp được các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc kinhdoanh, sản xuất nhưng không phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ và pháp lý đối với cácquyết định của mình Ngân sách nhà nước sẽ là cơ quan thu lãi và lỗ cho các hoạt độngcủa doanh nghiệp
+ Bộ máy quản lý qua nhiều cấp từ trung ương tới địa phương Do có nhiều cấp trunggian nên hoạt động không năng động, kịp thời, thậm chí dẫn tới nhiều tiêu cực ảnhhưởng tới quyền lợi của người lao động, người dân
Trang 10+ Thời bao cấp, quan hệ tiền tệ - hàng hóa không được coi trọng hầu như chỉ là hìnhthức Trong đó, quan hệ hiện vật chiếm vị thế chủ đạo Nền kinh tế sẽ được nhà nướcquản lý theo chế độ “cấp phát – giao nộp”
+ Ở thời kỳ này nhà nước đóng vai trò quyết định toàn bộ nền kinh tế, kinh tế tư nhân
bị xoá bỏ Hàng hóa được phân phối theo chế độ tem phiếu do nhà nước nắm toànquyền điều hành, ngăn cấm việc mua bán trên thị trường hoặc vận chuyển tự do hànghóa từ địa phương này sang địa phương khác
Nhà nước có độc quyền phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt Chế độ hộkhẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầungười, tiêu biểu nhất là sổ gạo ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua.Vì vậy,thời điểm này, hàng hoá, dịch vụ luôn luôn trong trạng thái khan hiếm, gây nên nhữngcâu chuyện dở khóc dở cười Ví dụ như nhiều thành phố lớn bị thiếu gạo, thiếu chấtđốt, thiếu điện, thiếu nước Mặt khác, do cơ chế quản lý mà nhiều nguồn hàng đã eohẹp nhưng lại bị thất thoát bằng nhiều cách
Hình: Sổ gạo do ty thương nghiệp mỗi tỉnh cấp, đóng dấu đỏ "mất không cấp lại"
Trang 11Hình: Cảnh mua bán tại một quầy hàng mậu dịch nhà nước
Hình: Xếp hàng gửi xe trước khi vào mua hàng
Trang 12+ Nền kinh tế nhiều thành phần không được thừa nhận mà chỉ có kinh tế quốc doanh vàtập thể là chủ đạo, để tiến hành xóa bỏ kinh tế tư nhân, cá thể và sở hữu tư nhân khỏi
xã hội Kinh tế tư nhân đã "tàng hình" để sống sót và hoạt động
Do đó, kinh tế Việt Nam thời kỳ này lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ với nhiềutiêu cực đòi hỏi phải được cải tiến, đổi mới để theo kịp xu hướng phát triển của thờiđại
3.2 Đời sống văn hóa - xã hội thời kỳ bao cấp
a) Đời sống văn hóa Việt Nam thời bao cấp[7]
- Thời bao cấp, người dân ít được tiếp xúc với văn hóa phương Tây Các mảng vềphim, văn học hay nhạc… đều được nhà nước kiểm duyệt trước khi phát hành tớingười dân Nội dung thường gần gũi với quần chúng, tư tưởng và quan điểm của Đảng.Thời kỳ này không có phim truyền hình mà chỉ có phim truyện nhựa, phim tài liệu.Phim được chiếu tại các rạp chiếu bóng lưu động, rạp chiếu bóng hay phát trên truyềnhình trung ương Phim chiếu bấy giờ chủ yếu của Việt Nam, như Đường ra mặt trận,Con chim vành khuyên… kịch thì có Chị Muội, Bắc Sơn, Cửu Trùng đài Các vở tuồng
cũ như Tống Trân Cúc Hoa, chèo cũ như Quan Âm Thị Kính… được phục dựng rấtđông khán giả
Trang 13+ Người dân cũng tự do hơn trong việc chi tiêu.
- Về tác dụng đối với sản xuất: Giá trị tổng sản lượng nông nghiệp và công nghiệp tínhtheo giá cố định hằng năm cũng đều tăng
- Về tín dụng: Tính đến năm 1985, trên lĩnh vực đầu tư tín dụng, ngân hàng đã dànhmột số vốn thích đáng để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinhtế
- Về cân đối tiền mặt: Tiền mặt cũng bớt căng thẳng hơn, không để nợ thu mua kéo dàinhư bệnh kinh niên của những năm trước Kể cả trong các đợt cao điểm thu mua, số nợdân cũng rất ít so với các tỉnh khác ở Nam bộ
- Về cân đối ngân sách: Từ chỗ bị động và thụ động trong cán cân ngân sách, sau bướcđột phá này, tỉnh đã cân bằng được ngân sách, chủ động đáp ứng những nhu cầu cơ bảncủa kinh tế địa phương
→ Sự lan tỏa của mô hình Long An: Với những kết quả hiển nhiên kể trên, sau mấynăm, "cán cân" khen chê, ủng hộ - phản đối đã thay đổi theo hướng thuận lợi Đảng bộLong An đã tạo nên sự đột phá quan trọng trong lĩnh vực phân phối lưu thông, dũngcảm chấp nhận sự phê phán, định kiến và thách thức để mở đầu tiến trình cải cách giá ởcác tỉnh thành khác và trong cả nước Đó là một thành tích nổi bật của tập thể Đảng bộ,chính quyền, các đoàn thể và nhân dân tỉnh Long An vào “đêm trước đổi mới”, trong
đó có vai trò, công lao lớn của ông Nguyễn Văn Chính - người tích cực đổi mới vì dân
Trang 142 Chỉ thị 100 - CT/TW
2.1 Nội dung
- Việc ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981, về cải tiến công tác khoán,
mở rộng "khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động" trong hợptác xã nông nghiệp là bước đột phá của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, kế hoạch hóa
và hạch toán kinh tế trong nông nghiệp, chuẩn bị cho các bước tiếp theo để hình thành
hệ thống quản lý nông nghiệp mới, làm biến đổi sâu sắc sản xuất nông nghiệp
- 5 nguyên tắc khoán 100:
1- Hợp tác xã nông nghiệp phải quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả tư liệu sảnxuất, trước hết là ruộng đất, sức kéo, phân bón, các công cụ và các cơ sở vật chất- kỹthuật của tập thể
2- Hợp tác xã phải tổ chức tốt việc quản lý và điều hành lao động, phát huy tính hơnhẳn của sự hiệp tác có phân công, đồng thời kích thích được tính tích cực lao động củatập thể xã viên và của từng người lao động trên cơ sở làm cho mọi người quan tâm vàgắn bó với kết quả cuối cùng của sản xuất
Trang 154- Hợp tác xã phải nắm được sản phẩm để bảo đảm việc phân phối sản phẩm kết hợpđược đúng đắn và hài hòa ba lợi ích (lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của người laođộng) và thực hiện tốt việc phân phối theo lao động cho xã viên.
5- Phát huy quyền tự chủ của hợp tác xã và quyền làm chủ tập thể của xã viên, khắcphục tệ mạnh lệnh, gò ép, trái với nguyên tắc “tự nguyện, cùng có lợi, quản lý dânchủ”
- Về nông nghiệp:
+ Nội dung: Theo Chỉ thị, mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làmcác khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm.Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự do mua bán Chủ trương đó đượcnông dân cả nước ủng hộ, nhanh chóng thành phong trào quần chúng sâu rộng
+ Kết quả: Sản lượng lương thực bình quân từ 13,4 triệu tấn/năm thời kỳ 1976-1980tăng lên 17 triệu tấn/năm thời kỳ 1981-1985; những hiện tượng tiêu cực, lãng phí trongsản xuất nông nghiệp giảm đi đáng kể; kích thích người nông dân hăng hái sản xuất,chủ động trong công việc, tích cực chăm sóc, thâm canh nên năng suất và sản lượngđều tăng; tận dụng được thời gian, nguồn lao động và đất đai; việc đóng thuế, bán sảnphẩm cho Nhà nước ở nhiều cơ sở làm nhanh gọn hơn trước
- Về công nghiệp:
+ Nội dung: Chính phủ ban hành Quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ độngsản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và
Trang 16Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm vàvận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước + Kết quả: Kết quả nhìn chung đã không đạt chỉ tiêu do Đại hội IV đề ra: lưu thông,phân phối rối ren,giá cả tăng vọt, nhập khẩu tăng gấp 4-5 lần xuất khẩu Đời sống củanhân dân,cán bộ, công nhân viên, lực lượng vũ trang rất khó khăn.
2.2 Tác động của chỉ thị 100- CT/TW
- Tích cực:
+ Xét về mặt cơ chế quản lý kinh tế, 5 nguyên tắc khoán 100 đã phá vỡ cơ chế tậptrung quan liêu trong sản xuất nông nghiệp, nhất là sử dụng có hiệu quả tư liệu sảnxuất, ruộng đất; quản lý, điều hành tốt lao động làm cho mọi người gắn bó với kết quảcuối cùng; thực hiện phân phối sản phẩm, phân phối theo lao động, bảo đảm hài hòa lợiích nhà nước - tập thể - người lao động; hợp tác xã thực hiện nguyên tắc "tự nguyện,cùng có lợi, quản lý dân chủ"
+ Chỉ thị 100 ban hành, nông nghiệp như được "cởi trói", bước đầu khơi dậy tinh thần